Cùng với đó, khái niệm “lẽ công bằng” đã chính thức được ghi nhận tại Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 “ 7 Tường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này
Trang 1TR HO CHI MINH
NGUYEN DIEU YEN BINH
MSSV: 1853801014009
AP DUNG LE CONG BANG TRONG XET XU CUA TOA AN Ở VIỆT
NAM HIEN NAY
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Trang 2Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Thanh Trung, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Diệu Yên Bình
Trang 3PHAN MO DAU
CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VA PHÁP LÝ
CONG BANG TRONG DONG XET XU CUA TOA AN
1.1 Quyền lực tư pháp và chức năng của Tòa án nhân dân
1.1.1 Khái quát về quyền lực tư pháp
1512 CÁO CHỨC HAT Ca Toa GIN vel, 2 (02a G2a10001//2/2002/000512-601.0/.1103.124000102 1.2 Áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án c.c.c.cccccccc.+ 13
1.2.1 Định nghĩa lẽ công bằng -+-22 iirirree 13 1.2.2 Sự cần thiết của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án 17
1.2.3 Các trường hợp áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án .21
1.3 Quy dinh của pháp luật Việt Nam về lẽ công bằng và áp dụng lẽ công bằng 23
1.3.1 Lẽ công bằng được công nhận trong Hiến Pháp
1.3.2 Lẽ công bằng trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân a 1.3.3 Lẽ công bằng được quy định trong Luật dân sự và Tố tụng dân sự 27
1.4 Quy định của một số nước về lẽ công bằng
2.1.1 Vận dụng lẽ công bằng trong trường văn bản QPPL có quy định nhưng THON CALMED T55 PSIETSTRRER-bsilu etic Lae cicada TU 34 2.1.2 Van dung lé céng mm trong trường hợp văn bản QPPL không có qwy định su Â,ÀÁ, 51613010114 _ s226i:- 1110) 2.1.3 Vận hướng lẽ công phe trong trường văn NI q1 ng hip luật Có quy Ajnh 1071512127200 6109000000700 01 00000 00ÔỐÔốố 46 2.2 Một số vướng lie khó khăn trong quá trình áp dụng lẽ công bằng trong xét
Trang 4TU VIET TAT NOI DUNG TU VIET TAT
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QSDD Quyén sit dung dat
QSH Quyền sở hữu
VBQPPL Van bản quy phạm pháp luật
UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trang 51 Lý do lựa chọn đề tài
Bắt đầu từ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tư
duy “pháp chế xã hội chủ nghĩa” đã dần bị thay thế bằng tư duy “pháp quyền xã hội
chủ nghĩa” cụ thể tại Điều 2 “Nhờ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Để
đảm bảo cho tỉnh thần này, nền tư pháp của nước ta cũng có sự thay đổi trong phù
hợp tại Điều 102 Hiến pháp “7òa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ” Như vậy, từ đây Tòa án nhân dân không còn là cơ quan xét xử đơn thuần mà còn mang trên mình xứ mệnh cao cả đó là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” Không
những thế, khác với Hiến pháp 1992 trước đây, Tòa án nhân dân tại Hiến pháp 2013
đã được quy định là “cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp” Tòa án đã năm
trong tay một trong ba loại quyền lực nhà nước đó là quyền tư pháp, đã khẳng định
được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước Điều này đã khẳng
định nên vị thế của Tòa án nhân dân và sự đổi mới trong tư duy xem nguồn văn bản
quy phạm pháp luật là nguồn luật duy nhất! Cùng với đó, khái niệm “lẽ công bằng”
đã chính thức được ghi nhận tại Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 “ 7 Tường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ,
lẽ công bằng ” và Điều 45 BLTTDS năm 2015 “Tòa án dp dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng đẻ giải quyết vụ việc dân sự khi không
thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6
của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này” Đây là kết quả của sự déi mới
trong tư duy pháp lý ở Việt Nam, cũng là sự phù hợp với thông lệ chung của thế giới hiện nay.? Hoạt động áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án hiện nay cũng
còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên vẫn còn nhiều khó khăn đặt ra cần giải quyết
1 Điều 2, Nghị Quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 hướng dẫn vẻ quy trình lựa chọn, công
Trang 6khăn tồn tại trên thực tế, tác giả lựa chọn đề tài “Áp 1ẽ dụng lẽ công bằng trong xét
xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay” đễ làm đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt
nghiệp mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn chung, trong khoa học pháp lý hiện nay, khái niệm lẽ công bằng còn khá
mới mẽ và chỉ mới được ghi nhận cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng
dân sự 2015, vì thế còn khá ít các nhà nghiên cứu về vấn đề này có chăng thì đa số sẽ nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực dân sự còn lẽ công bằng được đặt dưới góc độ tổng quan về nguồn của pháp luật hay vai trò của nó đối trong hoạt động xét xử của
Tòa án thì chưa được nghiên cứu thật sự đầy đủ Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay
có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lẽ công bằng như sau:
Các bài nghiên cứu tại sách, luận văn khoa học:
Giáo trình Luật dân sự của PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện tác giả cũng đề cập đến
nguồn luật dân sự, trong đó tác giả đã làm rõ lẽ công bằng là công cụ phân tích luật
còn án lệ là cách áp dụng pháp luật cụ thể chứ không phải là công cụ phân tích luật
PGD.TS Đỗ Văn Đại, “Bình luận những điểm mới của BLDS 2015”, bài viết
chủ yếu bàn về những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, lẽ công bằng được coi là điểm mới trong lĩnh vực dân sự khắc phục những khiếm khuyết quy định, chúng sẽ tạo ra án lệ (dựa trên lẽ công bằng), giúp cho BLDS ổn định mà không sửa đổi, bổ
sung nhiều lần, tác giả cũng đề ra những kiến nghị về trường hợp lẽ công bằng nên
được áp dụng trên thực tế Cụ thể, lẽ công bằng cần được khai thác khi có quy định nhưng quy định không rõ ràng (lúc này có thể coi đây là trường hợp “pháp luật không
có quy định rõ ràng ”) hay các quy định của pháp luật chồng chéo nhau dẫn tới các vận dụng pháp luật khác nhau (lúc này có thể coi đây là trường hợp “pháp luật không
có quy định vỀ sự chông chéo giữa các quy định ")
Luận văn “Ấp dụng lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp dân sự" của Trần Thị Định Nhìn chung, tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc,
Điều 1 của Bộ luật dân sự Thụy Sĩ năm 1907 quy dinh “trong trường hợp không có quy định của pháp luật áp dụng, thâm phán phân xử theo pháp luật tập quán và trong trường hợp không có tập quán, theo quy định mà
họ xác lập như họ làm công việc của nhà lập pháp Thẩm phán phân xử dựa vào các giải pháp được ghỉ nhận
trong học thuyết và án lệ ”
Trang 7Luận văn “Căn cứ giải quyết vụ án dân sự khi chưa có điều luật áp dụng” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Sơn Trong bài viết, lẽ công bằng là một trong những căn cứ
giải quyết vụ án dân sự khi chưa có điều luật áp dụng, trong đó tác giả đã làm rỡ tính
chất, đặc điểm, nguyên tắc khi áp dụng lẽ công bằng, cũng như mối quan hệ giữa án
lệ và lẽ công bằng và có các bản án để làm rõ các đặc điểm của lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án, cùng các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trong các tạp chí khoa học pháp lý gồm có:
“Ap dụng lẽ công bằng trong án lệ số 04/2016/AL và án lệ số 07/2016/AL” của
tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ trong tạp chí Nghệ Thuật, số 08, năm 2020 Trong bài
viết này tác giả đã làm rõ nội hàm của khái niệm lẽ công bằng, sự cần thiết khi áp
dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án và điều kiện áp dụng lẽ công bằng Cùng
với đó tác giả đã dẫn chiếu hai án lệ tiêu biểu là án lệ số 04/2015/AL và án lệ số
07/2016/AL để làm rõ sự tồn tại của lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án qua hai
tác giả đã phân tích rõ quy định củả Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân
sự năm 2015 của Việt nam về lẽ công bằng và nêu ra những bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng lẽ công bằng trong công tác xét xử của Tòa án cùng với những đề xuất, kiến nghị trong việc áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử
“Áp dụng lẽ công bằng để giải quyét vụ án dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Sơn trong tạp chí Tòa án nhân dân
tối cao, số 7 năm 2021 Tác giả đã nêu ra tính đột phá trong lập pháp khi đưa chế định
lẽ công bằng vào quy định của pháp luật Việt Nam và việc áp dụng lẽ công bằng ở
một số nước trên thế giới Những vụ việc cụ thể áp dụng lẽ công bằng ở Việt Nam
cũng được tác giả đã đưa ra Tác giả cũng đã phân tích những bất cập từ đó có những giải pháp kiến nghị, phù hợp để hoàn thiện pháp luật
“Áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp dân sự” của Tác giả Minh Đức Tác giả đã làm rõ được nhu cầu ra đời của chế định lẽ công bằng trong BLDS
2015 cùng các bản án có liên quan trong thực tế
Trang 8tự những bài viết trên, định nghĩa lẽ công bằng, điều kiện, ý nghĩa áp dụng lẽ công
bằng bên cạnh đó thẩm quyền áp dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến lẽ công bằng việc
áp dụng lẽ công bằng trong xét xử cũng được tác giả phân tích, làm rỡ
“Lé céng bằng trong văn học dân gian và yêu câu trong xây dựng, thực thi pháp
luật hiện nay” của tác giả Đỗ Thúy Hằng trong tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, số 1+2 năm 2019 Bài viết cho ta cách tiếp cận lẽ công bằng từ góc độ văn học dân gian,
có cái nhìn gần gũi, đi sâu và tâm tư đời sống của người dân, từ đó có những ứng xử
“pháp luật phù hợp hơn - cả trong quá trình xây dựng pháp luật (lắng nghe ý kiến nhân
dân), cũng như trong quá trình thực thi pháp luật, phân xử các tranh chấp,
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử
của Tòa án” nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lẽ công bằng, hiểu và biết được vai trò của việc ghi nhận “lẽ công bằng” là nguồn của pháp luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện nay, cùng với những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện
chế định này trên thực tế Từ đó, đề ra những kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luật
nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc áp dụng lẽ công bằng trong thực tiễn xét xử của Tòa án:
1) Việc hiểu đầy đủ, đúng bản chất, ý nghĩa của lẽ công bằng trong hoạt động
áp dụng pháp luật nói chung, hoạt động xét xử của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp, đảm bảo công tác xét xử của Tòa án đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Vì thực tế hiện nay, áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung
và trong hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng còn khá mới mẻ, chưa có cách hiểu
và áp dụng thống nhất trong thực tiễn Do đó, bài viết này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về lẽ công bằng trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cũng như hiểu được cơ sở hình thành và phát triển của nó Việc hiểu được ý nghĩa nguồn luật này giúp cho quá trình tiếp cận công lý của Tòa án được dễ dàng hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
2) Thông qua các án lệ áp dụng lẽ công bằng trong thực tiễn xét xử, cùng với những vướng mắc, bắt cập còn tồn tại khi áp dụng lẽ công bằng trên thực tế, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm giúp việc lẽ công bằng được áp dụng đúng đắn và hiệu quả trên thực tiễn
Trang 9Đối tượng nghiên cứu:
Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu về ba vấn đề chính:
1) Những vấn đề lý luận liên quan đến áp dụng lẽ công bằng trong xét xử, trong đó nghiên cứu về quyền lực tư pháp và các chức năng của Tòa án nhân dân Từ
đó là tiền đề đi đến đối tượng nghiên cứu chính là việc áp dụng lẽ công bằng trong
hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay Tại đây, tầm quan trọng của “lẽ
công bằng” hay sự cần thiết của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án
sẽ được nhân mạnh và cuối cùng là các trường hợp nào Tòa án có thể áp dụng lẽ công bằng trong xét xử
2) Vấn đề thứ hai được nghiên cứu là quy định của pháp luật Việt Nam về chế
định lẽ công bằng, trong đó bao gồm so sánh pháp luật qua các giai đoạn Từ đó cho
thấy sự thay đồi về tư duy pháp lý của các nhà lập pháp, điều này giúp phù hợp với
thông lệ của thế giới và cũng đáp ứng được nhu cầu bức thiết của sự phát triển xã hội
hiện nay Để tăng thêm tính thuyết phục cho lập luận của mình, tác giả sẽ liên hệ với
quy định pháp luật một số nước trên thế giới về chế định lẽ công bằng để làm nỗi bật
lên sự cần thiết của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án nhằm đảm bảo công lý
3) Vấn đề thứ ba là thực tế hiện nay “lẽ công bằng” đã được các Tòa án vận
dụng như thế nào trong thực tiễn xét xử, để giải đáp cho vấn đề này tác giả viện dẫn
điểm cho tư duy pháp lý đã được đổi mới về nguồn của pháp luật được thẻ chế hóa
từ Hiến pháp 2013 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có đề cao nhiệm vụ bảo vệ công
lý của Tòa án là vấn đề cốt lõi đặt lên hàng đầu.
Trang 10Để thực hiện đề tài ghiên cứu một cách hiệu quả, mang lại ý nghĩa khoa học
và giá trị thực tiễn, tác giả áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin dùng để thu thập những văn
bản pháp luật, các bài viết, tài liệu, quan điểm về vấn đề đang nghiên cứu Từ đó,
chọn lọc, tổng hợp các kiến thức, thông tin cần thiết để thực hiện đề tài;
Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để làm rõ các cơ sở lý luận
và quy định pháp luật về lẽ công bằng trong việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án Đồng thời, tìm ra những điểm mới, điểm tiến bộ va han ché dé
đưa ra quan điểm pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật;
Phương pháp phân tích, chứng minh để đưa ra những nhận định về từng phương
án, khả năng áp dụng hiệu quả trên thực tế trong bối cảnh hiện nay;
Phương pháp so sánh, đối chiếu với pháp luật nước ngoài về những tương đồng,
khác biệt với pháp luật Việt Nam đối với vấn đề nghiên cứu và đưa ra những kinh
nghiệm khoa học cho pháp luật Việt Nam
6 Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được bế cục thành hai chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án h
Chương 2: Áp dụng lẽ công bằng trong thực tiễn áp dụng của Tòa án và một số
bắt cập cùng kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trang 11CONG BANG TRONG DONG XET XU CUA TOA AN
1.1 Quyền lực tư pháp và chức năng của Tòa án nhân dân
1.1.1 Khái quát về quyền lực tư pháp
Quyền tư pháp là một dạng quyền lực nhà nước, được minh định khi quyền lực nhà nước phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, bổ trợ cho nhau và kiểm soát lẫn nhau Đó là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Là sản phẩm của các cuộc biển đổi thể chế mang tính cách mạng, học thuyết và thực tiễn phân chia quyền lực, cân bằng quyền lực, kiểm soát quyền lực cùng với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền, ba quyền này đã chứng tỏ sức sống của mình trong thế giới đương đại.°
Quyền tư pháp được thừa nhận là một loại quyền lực nhà nước với đặc trưng của
quyền là độc lập
Dựa trên nhận thức chung về quyền lực, quyền tư pháp được hiểu là khả năng
và năng lực riêng có của Tòa án trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác theo phương thức nhất định để tác động đến hành vi của con người và
các quá trình phát triển xã hội.*
Các đặc điểm của quyền tư pháp:
Thứ nhất, quyền tư pháp mang bản chất dân chủ và pháp quyền, được thể hiện tập trung ở việc xét xử và phán quyết các vi phạm pháp luật, các tranh chấp và xung
đột xã hội
Thứ hai, quyền tư pháp có phạm vi quyền năng rộng lớn Theo đó, nội dung quyền tư pháp bao quát hết các quyền năng thuộc quyền tư pháp bao gồm quyền năng xét xử và quyền năng khác Theo trình tự tố tụng, quyền tư pháp bao gồm từ hoạt
động khởi kiện, khởi tố đến xét xử và kết thúc ở việc thi hành xong bản án, quyết
định của Tòa án
Thứ ba, nội dung của quyền tư pháp bao gồm các thẩm quyền: xét xử và phán quyết về các tranh chấp, xung đột trong xã hội; giải thích pháp luật; tổng kết thực tiễn
3 Trần Đình Nhã, Một số vấn đẻ về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, kiểm sát hoạt động
tư pháp, http://lapphap.vn/Pages/tintue/tinchitiet.aspx?tintucid=207373 (truy cập ngày 24/6/2022)
* Võ Khánh Vinh, Về quyên tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/bai-vieVphap-
luat/ve-quyen-tu-phap-va-che-do-tu-phap-o-nuoc-ta (truy cập ngày 24/06/2022).
Trang 12phát triển cộng đồng Thẩm phán; kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các
quyết định, hoạt động của các cơ quan nhà nước và của những người có chức vụ,
quyền hạn; bảo đảm việc thi hành và chấp hành các bản án, các quyết định khác Các thâm quyền này có tính độc lập tương đối, có mối liên hệ, tương tác, bổ sung cho
nhau Các thẩm quyền khác thuộc quyền tư pháp có mối liên hệ chắc chẽ với thẩm quyền xét xử và phán quyết và tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt thâm quyền xét
xử và phán quyết
Thứ tư, chủ thể của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp Quyền tư pháp
thuộc về Toà án, do vậy, chủ thể của quyền tư pháp hay cơ quan thực hiện quyền tư
pháp là Toà án Ngoài ra ở Việt Nam còn có các chủ thể hay các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp ở nước ta là Cơ quan điều tra; Viện Kiểm sát; Cơ quan thi hành
án; các cơ quan, tổ chức khác theo quy định
Thứ năm, phương thức thực hiện quyền tư pháp là những trình tự, thủ tục, hoạt động thực hiện quyền tư pháp; được gọi một cách khái quát là các loại tố tụng và các
loại hoạt động tố tụng Ví dụ: Tố tụng hình sự và các hoạt động tố tụng hình sự, Tố
tụng dân sự và các hoạt động tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính và các hoạt động tố tụng hành chính, Từng loại tố tụng và hoạt động tố tụng được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng Ví dụ: Bộ luật tố tụng hình
sự, Bộ luật tố tụng hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác
Thứ sáu, quyền tư pháp và hệ thống các cơ quan thực hiện và tham gia thực hiện quyền tư pháp, phương thức thực hiện quyền tư pháp được thể chế hoá bằng Hiến pháp và các đạo luật Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp được thể chế hoá chỉ
tiết, cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch trong chế độ pháp luật về tư pháp
Ở nước ta, quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp là vấn đề mang tính chính
tri — pháp lý, tính cương lĩnh, tính hiến pháp
Đảng ta khẳng định và ghi nhận trong Cương lĩnh: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tắt cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công dân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Đảng ta chỉ rõ: xây dựng nền tư pháp
Trang 13phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp
mà trọng tâm là hoạt động xét sử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao
Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hoá quan điểm chính trị - pháp lý đó của Đảng
ta tại Điều 2 như sau: :
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các Cơ quan nhš nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Tiếp đến, Hiến pháp năm 2013, Điều 102, quy định:
Toà án nhân dân là Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp
Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Đó là một thành tựu của đổi mới tư duy chính trị — pháp lý của Đảng ta, là một
thành tựu của lập hiến Việt Nam, thể hiện rõ nhất ở tính thống nhất của quyền lực
nhà nước, ở việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước, ở việc khẳng định quyền tư pháp thuộc về Toà án
Như vậy, quyền tư pháp là một giá trị, một bộ phận, phạm vi, lĩnh vực, một loại
quyền lực nhà nước; quyền tư pháp là độc lập, chỉ thuộc về Toà án, có mối tương tác với quyền lập pháp, quyền hành pháp; quyền tư pháp được thực hiện bằng phương thức tố tụng tư pháp; quyền tư pháp gắn liền với việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Š
1.1.2 Các chức năng của Tòa án
® Võ Khánh Vinh, Vẻ quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam, https://tapchitoaan.vu/bai-viet/phap-
luat/ve-quyen-tu-phap-va-che-do-tu-phap-o-nuoc-ta (truy cập ngày 24/06/2022).
Trang 14Chức năng của Tòa án là hoạt động được Tòa án triển khai nhằm hoàn thành
nhiệm vụ của mình Hiểu một cách khái quát, chức năng của Tòa án nói lên kết quả
việc áp dụng các quy định pháp luật vào từng trường hợp tranh chấp cụ thẻ cũng như
xử lý hành vi vi phạm Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân thông qua hoạt động xét xử các tranh chấp, phán quyết tính đúng sai của một hành vi
Chức năng xét xử
Tòa án thực hiện hoạt động xét xử không chỉ dừng lại ở việc phán xét tính hợp
pháp đối với hành vi của các cá nhân, tổ chức mà đôi khi còn phán quyết tính hợp
hiến của các VBQPPL Có thể phân chia hoạt động xét xử của Tòa án như sau: Thứ
nhất, chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh nhà nước phán xét một người có tội hay
vô tội, trong trường hợp kết luận có tội Tòa án sẽ áp dụng hình phạt hay biện pháp tương ứng để xử lý; thứ hai, Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại và lao động) giữa các cá nhân, hoặc tổ chức với nhau; thứ ba, Tòa án có quyền phán quyết tính đúng sai trong: hoạt động của
cơ quan nhà nước đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính; cuối cùng
Tòa án phán quyết tính hợp hiến của các VBQPPL
Khi xét xử Tòa án nhân danh nhà nước theo một trình tự, thủ tục pháp lý chặt chẽ, đáng tin cậy để giải quyết các vụ án cụ thể Các quyết định, bản án có hiệu lực
của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành, kể cả bằng cưỡng chế nhà nước Chính vì vậy,
thông qua việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Tòa án bảo vệ pháp luật,
bảo vệ công bằng, công lý Ngược lại, nếu Tòa án lạm dụng chức năng xét xử để mưu
cầu lợi ích riêng tư, khi đó Tòa án không thể bảo vệ được sự chính đáng của pháp
luật, đánh mắt niềm tin của nhân dân
Chức năng giải thích văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan lập pháp ban hành luật nhưng tất cả những quy định của luật đó không
tự động đi vào cuộc sống Quy định của pháp luật có thể gặp những cản trở khi triển khai thực hiện Nếu những cản trở này xuất phát từ những vấn đề về vật chất trong công tác tô chức để triển khai thì vai trò chủ đạo thuộc về hành pháp Nếu cản trở này xuất phát từ chính mối quan hệ cụ thể giữa con người với nhau mà một trong những biểu hiện điển hình là các bên hiểu khác nhau về quy định pháp luật, khi đó Tòa án có quyền giải thích để áp dụng quy định đó vào tranh chấp cụ thể Tòa án có
kỹ năng tư pháp và sự chuyên nghiệp trong giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật,
Trang 15chính điều này giúp Tòa án triển khai thâm quyền giải thích VBQPPL có liên quan
trong quá trình áp dụng pháp luật
Để giải quyết tất cả các tranh chấp hay để kết luận có hay không có hành vi phạm tội, Tòa án phải giải thích để hiểu rõ nội dung, phạm vi áp dụng của các quy
tắc pháp lý để lựa chọn và áp dụng vào vụ việc đang giải quyết Bên cạnh đó, để phán
quyết tính hợp hiển, hợp pháp của một VBQPPL nhát thiết Tòa án cũng phải giải thích cả hai VBQPPL bao gồm hiến pháp và VBQPPL có dấu hiệu vi hiến Tòa án là chủ thể giải thích VBQPPL thường xuyên và chuyên nghiệp nhất vì đẻ giải quyết bất
kỳ vụ án nào Tòa án cần phải xác định nghĩa của quy định cần áp dụng cũng như xác định phạm vi áp dụng của các quy định đó Như vậy, giải thích VBQPPL là phương
tiện không thể thiếu để áp dụng các VBQPPL vào giải quyết các vụ việc cụ thể Tòa
án không thé áp dụng bất kỳ VBQPPL nào mà bỏ qua công đoạn giải thích chúng Phận sự giải thích VBQPPL là thành phần quan trọng nhất của tiến trình hợp hiến trong nhà nước pháp quyền Sẽ là sự suy thoái của tiến trình hợp hiễn nếu Tòa án chỉ đơn giản là tắm gương phản chiếu các kết quả giải thích của các cơ quan khác.5 Phải cần nói thêm rằng, việc giải thích pháp luật của Tòa án hoàn toàn khác với tính chất giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ quốc hội Nếu giải thích pháp luật của UBTVQH có tính chất bắt buộc chung thì giải thích pháp luật của Tòa án chỉ có hiệu
lực đối với vụ án cụ thể mà Tòa án xét xử và chỉ được áp dụng cho những vụ tương
tự xảy ra trong tương lai nếu đó là án lệ.”
Chức năng sáng tạo pháp luật
Trả lời câu hỏi Tòa án có chức năng làm luật hay không, có quan điểm cho rằng
pháp luật thành văn là một thể thống nhất, không có kẽ hở, bản thân pháp luật đã chứa
đựng giải pháp cho hầu hết mọi vấn đề Vì vậy, một quan tòa chỉ giải thích VBQPPL chứ không làm ra chúng cũng không lắp các kẽ hở của chúng Quan điểm khác cho
rằng Tòa án có chức năng đặt ra quy định mới nhằm bù đắp sự thiếu hụt không thể
dự liệu trước trong VBQPPL Các sự thiếu hụt như vậy thường được nhìn thấy khi có
vụ việc cụ thể đem đến tòa Việc đặt ra các quy định mới không được diễn đạt trong câu chữ của văn bản trước đó đã đi quá giới hạn của hoạt động giải thích và đó chính
là làm luật Š
® Đỗ Minh Khôi cùng đồng sự, Một số nghiên cứu hiện đại về Tòa án, NXB.Chính trị quốc gia sự thật, tr.48
7 Ngô Cường, Thẩm phán với việc giải thích pháp luật, https://tapchitoaan, vn/bai-viet/phap-luat/tham-phan-
voi-viec-giai-thich-phap-luat, truy cập ngày 25/06/2022
® Đỗ Minh Khôi cùng đồng sự, Một số nghiên cứu hiện đại về Tòa án, NXB.Chính trị quốc gia sự thật, tr.49
Trang 16Như vậy, có thể cho rằng ở chừng mực nào đó Tòa án thông qua thâm phán có chức năng tạo ra pháp luật Chức năng sáng tạo pháp luật của thấm phán được thực hiện thông qua giải thích VBQPPL, một hoạt động, cần thiết trong quá trình áp dụng pháp luật Sự sáng tạo của thẩm phán có thể thông qua các trường hợp như trong quá trình giải thích pháp luật, thâm phán có thể đặt ra các quy tắc mới trong trường hợp
vụ việc cần giải quyết không có quy định điều chỉnh Hoặc khi giải thích pháp luật để
tìm ra giải pháp cho vụ việc cụ thể thẩm phán còn góp phần hoàn thiện nội dung của
quy định pháp luật khi quy định đó chưa rõ ràng, chưa đầy đủ có nghĩa là trong quyết
định, phán quyết của thâm phán còn chứa đựng cả những thông tin về quy định đã
được thẩm phán bổ sung nội dung Thêm vào đó, chức năng sáng tạo pháp luật còn
thể hiện trong trường hợp thâm phán giải thích và áp dụng những khái niệm mở như
“hợp lý”, “vì lợi ích của trẻ em” hoặc “có căn cứ rõ ràng” v.v ”
Thông qua án lệ, chức năng này còn được thể hiện rõ hơn, khi đó các quy tắc
do thẩm phán thiết lập được lấy làm căn cứ để giải quyết những vụ việc tương tự sau này Tuy nhiên, khác với sản phẩm lập pháp, pháp luật do thẩm phán sáng tạo ra lại không định hình được đối tượng tác động trong tương lai Nói khác đi, chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án chỉ nhằm áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, không
có mục đích hướng tới nhóm đối tượng rộng lớn trong xã hội và do vậy hoạt động này khó có thể hạn chế hoặc thậm chí cạnh tranh với hoạt động lập pháp của nghị
viện hay quốc hội Hơn nữa, lập pháp có thể ban hành luật thành văn để chấm dứt án
lệ, chấm dứt ảnh hưởng của hoạt động giải thích
Chức năng kiểm duyệt tư pháp (kiểm hiến hay bảo hiến)
Tùy thuộc vào điều kiện, bối cảnh của các quốc gia mà chức năng kiểm hiến của Tòa án có nỗi bật hay không Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới trao cho các Toà án quyền phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bản dưới luật Mặc dù trong Hiến pháp Hoa Kỳ không có quy định nào trao cho Toà án quyền giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật và dưới luật, tuy nhiên quyền giám sát Hiến pháp của TATC Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những nét đặc sắc của
nên chính trị Hoa Ky.!° Dé thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp, Tòa án
có thể tuyên vô hiệu đạo luật trái với hiến pháp, cụ thể là vi phạm những quyền cơ bản được ghi trong hiến pháp và từ chối áp dụng Đây là chức năng có vai trò nhất
® Đỗ Minh Khôi cùng đồng sự, Một số nghiên cứu hiện đại về Tòa án, NXB.Chính trị quốc gia sự thật, tr.52
19 Thái Vĩnh Thắng, Các mồ hình cơ quan bảo hiến trên thể giới và lựa chọn mô hình phù hợp với Việt Nam,
http:/www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207455, truy cập ngày 24/06/2022
Trang 17
định trong việc bảo vệ quyền cơ bản của con người Vai trò này có thể là có ý nghĩa với tập thể quyền và trong thời gian, không gian không hạn định (tuyên đạo luật vi phạm hiến định về quyền con người) và/hoặc bảo vệ quyền của cá nhân con người trong các vụ việc cụ thể thông qua chức năng xét xử, giải thích và áp dụng pháp luật dựa trên các chuẩn mực và giá trị chung về quyền con người.!! Hiện nay, Việt Nam chưa giao cho Tòa án chức năng bảo hiến, kiểm duyệt tư pháp theo như mô hình của một số quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, đòi hỏi kiểm soát quyền lực bằng quyền tư pháp ở Việt Nam, các nghiên cứu đều có chung nhận định, nhìn chung van đề kiểm
soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam mới đặt ra gần đây về mặt nguyên tắc còn đi
vào cụ thẻ thì tháy, tư pháp ở Việt Nam đã có khả năng kiểm soát hành pháp (bằng
ra các giải pháp pháp lý mới trong hoạt động xét xử của mình
Khái niệm “Lẽ công bằng” có nguồn gốc từ chữ equitas trong tiếng La tỉnh, có nghĩa là sự bình đẳng Nhưng khi trở thành tiếng Pháp (équité) và tiếng Anh (equity) thì lại mang ý nghĩa là Lẽ công bằng Theo nghĩa thông dụng, equity được hiểu là trạng thái bằng nhau hoặc công bằng, vô tư Về phương diện pháp lý, equity được hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lý phát triển song song với Common
Law và luật thành văn, được sử dụng trong hoạt động xét xử tại Văn phòng đại pháp
Về nguồn gốc “lẽ công bằng” là chế định đặc trưng của hệ thống pháp luật Common Law nhưng thực tế “lẽ công bằng” đã được đề cập đến trong pháp luật của người La Mã từ những năm 400 trước Công nguyên Ở các nước phương Đông, vấn
11 Đỗ Minh Khôi cùng đồng sự, Một số nghiên cứu hiện đại về Tòa án, Nxb.Chính trị quốc gia sự thật, tr.44-
45
12 Định thế Hưng, Nguyễn Ngọc Mai, “Tổ chức thực hiện bi tư pháp th theo Hiến Pháp 2013”, Tạp chí Tòa
án nhân dân điện tử, https://u i -
phap-2013 (truy cập ngày 25/04/2022)
Trang 18đề này hình thành và được xem là “đạo lý”, “đạo đức xã hội” chứ không xem là một
phan của Luật Công bằng'3.!*
Cũng như vấn đề nguồn gốc của luật pháp, ý niệm về “lẽ công bằng” đã được
nhiều triết gia, học giả trên thế giới đề cập từ rất sớm và cho đến nay vẫn còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau về Lẽ công bằng Trong tác phẩm “Nền luân lý lớn”
Aristote cho rằng: “Lẽ công bằng là một nền công lý tốt hơn, nó sửa sai nền công lý
bằng pháp luật trong trường hợp đặc biệt, khi nền công lý bằng pháp luật này dẫn đến những kết quả bắt công vì những câu chữ tổng quát của một đạo luật không dự liệu
tất cả” Như vậy, theo Aristote “lẽ công bằng” có chiều hướng gần với các nguyên lý
của luật tự nhiên và sự tồn tại của nó bên cạnh hệ thống pháp luật thành văn là dé
khắc phục những bất cập mà hệ thống pháp luật này (do tính cách tổng quát của nó)
không thể nào thực hiện được 5
Trên thế giới, “Lẽ công bằng” hay “Thuyết công bình” được ghi nhận với tư
cách là một nguồn của pháp luật điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trong xã hội Hiện nay, lẽ công bằng thường được sử dụng bổ sung, điều chỉnh quan hệ hợp đồng
'3 Luật công bằng (1C) là hệ thống những nguyên tắc về công lí thể hiện các quyền tự nhiên của con người,
được xác lập dựa trên lương tâm và nhận thức về sự công bằng, nhằm làm cơ sở để đưa ra những phán quyết công bằng về những vụ việc xảy ra mà không có toà án giải quyết, hoặc không giải quyết được hay giải quyết
chưa thoả đáng
Cùng với thông luật, LCB là một trong hai bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật Ănglô - Xăcxông LCB nằm
ngoài bộ phận án lệ và luật thành văn, giữ vai trò bổ sung, sửa chữa, phủ nhận hoặc đối lập với bộ phận luật
nói trên nếu như việc áp dụng nó không mang lại sự công bằng trong những trường hợp cụ thể Những nguyên
tắc, quy định tạo thành LCB có xuất xứ từ nước Anh, bắt đầu vào khoảng thế kỉ 15 Khi không thể kiện trước toà án, hoặc không thể tiến hành tố tụng đến cùng, hoặc phải chịu những bản án không công bằng, các thần
dân nước Anh đã yêu cầu vua can thiệp Sự can thiệp của nhà vua là hết sức cần thiết trong những trường hợp
không có các phương tiện pháp lí khác Sự can thiệp đó thường được thực hiện thông qua Đồng lý văn phòng
(Lord Chancellor) Đỗng lý văn phòng can thiệp vào một số trường hợp điển hình và đưa ra những phán quyết
căn cứ vào lương tâm và xuất phát từ lợi ích của xã hội và từ nền đạo đức xã hội Dần dần, những phán quyết
này được hệ thống hoá dưới dạng LCB nhằm mục đích thay thế nó Đến nay, nó là một trong hai bộ phận chính của hệ thống pháp luật Anh
'* Nguyễn Như Hiển, “Lẽ công bằng và một số vướng mắc khi áp dụng lẽ công bằng vào hoạt động xét xử
của Tòa án”, 7ạp chí Tòa án nhân dân, số 12 (kỳ II tháng 6/2021), tr.31
'5 Hồ Ngọc Diệp, Tòa án và nguyên tắc xét xử theo lẽ công bằng, Tòa án và nguyên tắc xét Xử theo lẽ công bằng (tapchitoaan.vn) (truy cập ngày: 17/03/2022)
Trang 19Lẽ công bằng là sự thực hiện tối cao của công lý, đôi khi vượt xa hơn những gì pháp
luật quy định.!ế
Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam chưa có văn bản quy phạm định nghĩa như thế nào lẽ công bằng? Trong Báo cáo tổng hợp của Bộ Tư pháp về ý kiến nhân dân đối với Dự thảo có nêu “về lẽ công bằng thì khó có thể có một quy phạm định nghĩa chung vì ở mỗi quan hệ, nội dung của mỗi quan hệ mà có cách giải thích khác nhau
về lẽ công bằng” Trong BLTTDS năm 2015 đã có gắng làm rõ nội hàm này là “ Lẽ
công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyên và nghĩa vụ
của các đương sự trong vụ việc dân sự đó”!”, Có quan điểm đồng tình với việc không
nêu ra định nghĩa /Z công bằng bởi lẽ việc xác định lẽ công bằng sẽ tùy thuộc vào
từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau và đặc biệt trong lĩnh vực dân sự sẽ tồn tai da dang
của các quan hệ dân sự cần sự điều chỉnh và trước hết không muốn giới hạn vai trò của “lẽ công bằng”, cũng như thông lệ chung của thế giới là không đưa ra định nghĩa
“lẽ công bằng” Cũng có quan điểm cho rằng nên có định nghĩa “lẽ công bằng” và
văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể thống nhất, tránh sự tùy tiện, lạm quyền trong xét
xử của Tòa án Tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất, không nên có khái niệm
chung về lẽ công bằng Lẽ công bằng thuộc nguồn gốc luật tự nhiên, do đó có thể
hiểu nó là những gì hợp lý, thuộc về đạo đức, lẽ phải, phù hợp và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội Do đó, lẽ công bằng chỉ có thể được định hình trong những trường hợp cụ thẻ Lẽ công bằng là một quan hệ thông thường và đối với bất kỳ ai nhận thức hay trực tiếp giải quyết tranh chấp cũng sẽ làm như vậy, không thể khác, tùy thuộc vào các tình tiết khách quan, bản chất sự việc Không những thé, thực tế với sự đa dạng của các quan hệ xã hội xuất hiện và biến đổi không ngừng, sẽ khó xác
định một định nghĩa như thế là lẽ công bằng chính xác, toàn diện
Lẽ công bằng được hiểu cả ở phương diện khách quan và chủ quan Lẽ công bằng khách quan: đó là hệ thống các quy tắc mà Thẩm phán sáng tạo ra — trong khi
áp dụng các quy phạm pháp luật đang tồn tại trên thực tiễn Đối mặt với những quy
tắc quá cứng nhắc, Thẩm phán sẽ làm mềm dẻo chúng để việc áp dụng được đúng
1 Nguyễn Văn Sơn, “Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp chưa có điều luật đẻ
áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7 (ky | thang 4/2021), tr.9
'? Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2013 (sách chuyên kháo), Nxb.Hồng Đức — Hội Luật gia Việt Nam, Tr.32-33
'8 Nguyễn Văn Sơn, “Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp chưa có điều luật đẻ
áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7 (kỳ I tháng 4/2021), tr.9
Trang 20đắn hơn Lẽ công bằng chủ quan: là được cân nhắc tùy theo từng trường hợp_- do
Thâm phán quyết định để làm thích ứng một quy phạm vào tình huống cụ thê của các
bên !°
“Lẽ công bằng” có thể hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, lẽ công bằng tức là tính hợp lý có trong phán quyết của Tòa án Hay nói cách khác yêu cầu được đặt ra trong bản án của Tòa án không chỉ đòi hỏi tính hợp pháp mà còn phải hợp lý Hợp lý ở đây tức phản ánh đúng lẽ phải, lễ công bằng, logic của sự việc, nó có thể bao gồm cả những nguyên tắc pháp lý mới được sáng tạo ra trong trường hợp quy định của pháp luật có sự lạc hậu, cứng nhắc, mang tính khái quát và kể cả là có sự vi hiến trong quy phạm pháp luật, cách hiểu này gần với trường phái của luật tự nhiên Theo nghĩa hẹp, “lẽ công bằng” là sự khắc phục những khiếm khuyết của luật thực định trong trường hợp không có quy phạm điều chỉnh, không có tập quán, tương tự pháp luật, không có án lệ lẽ công bằng sẽ được áp dụng sau cùng
Việt Nam công nhận “lẽ công bằng” được hiểu theo nghĩa hẹp Cụ thẻ tại khoản
3 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Téa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể
áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của
Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này ” Hoặc tại Điều 2 của Nghị quyết số
04/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cụ
- thể tại khoản 1 Điều 2 tiêu chí lựa chọn án lệ “Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: 1 Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối
xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thé hiện lễ công
bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể ° Như vậy, theo pháp
luật Việt Nam chỉ trong trường hợp không có điều luật áp dụng, tập quán, tương tự pháp luật thì lẽ công bằng mới được áp dụng
Tom lại, có thể hiểu về khái niệm lẽ công bằng như sau: “Lẽ công bằng là một
chuẩn mực xử sự trong quan hệ giữa các bên chủ thể, mục đích đạt được nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được thực hiện như một tất yếu, lẽ đương nhiên và không thể khác” Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không
2 Nguyễn Như Hiển, “Lẽ công bằng và một số vướng mắc khi áp dụng lẽ công bằng vào hoạt động xét xử
của Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao, Số 12 (ky II thang 6/2021), tr.32,
Trang 21thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc đó Lẽ công bằng là công cụ giúp Tòa án thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ công jý° của mình
Nội hàm của lẽ công bằng BLTTDS năm 2015 làm rõ tại khoản 3 Điều 45 như
sau: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyên
và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó ” Như vậy, theo quy định của
pháp luật dân sự lẽ công bằng sẽ có ba đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lẽ công bằng phải là lẽ phải, những điểm hợp lý, hợp tình, phù hợp
với các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, là lẽ phải và có sự hợp lý
Thứ hai, lẽ công bằng phải là những điều được xã hội thừa nhận — tức là được
sự thừa nhận của số đông do những yếu tố được nêu trong mục thứ nhất
Thứ ba, lẽ công bằng phải phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc — đặc điểm này của
lẽ công bằng đảm bảo rằng lẽ công bằng là những giá trị tốt đẹp, nhân văn, được nhìn
nhận và đánh giá một cách khách quan 7°
1.2.2 Sự cần thiết của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án
a Co sé ly luận để giải thích cho sự cân thiết của việc áp dụng lẽ công bằng
trong xét xử của Tòa án
Quan điểm pháp lý của Việt Nam nhìn chung theo thuyết nhất nguyên và pháp
luật thực định Hầu hết các khái niệm pháp luật trong giáo trình hay tài liệu nghiên
cứu mang tính pháp lý đều cho rằng pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội Như vậy, những quy tắc xử sự (mang tính quy phạm) không phải do nhà nước ban hành hay thừa nhận đều không được xem là pháp luật mà chúng là những quy phạm xã hội Còn về nguồn gốc pháp luật theo quy điểm pháp lý của Việt Nam
luận giải dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin Theo đó, pháp luật là hiện
tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn
tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định Trong xã hội
cộng sản nguyên thủy chưa có sự phân chia giai cấp và đầu tranh giai cấp nên chưa
có pháp luật Đề giữ gìn trật tự xã hội, các quy phạm tập quán, tôn giáo đã hình thành
?0 Nguyễn Thị Minh Huệ (2020), “Áp dụng lẽ công bằng trong án lệ số 04/2016/AL và Án lệ số
07/2016/AL”, Nghề luật, Số 8, tr.58
Trang 22nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các thành viên và những quy tắc này được
mọi người tự nguyện thực hiện.”
Tuy nhiên, nếu chỉ thừa nhận một học thuyết pháp lý hay một phương pháp luận duy nhất thì có lẽ sẽ không đủ sức để giải quyết các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đặt ra Chẳng hạn nếu quan niệm pháp luật có nguồn gốc từ nhà nước và phản ánh ý chí của giai cấp thống trị thì khó có thể lý giải tính khách quan, tinh xã hội của pháp luật Hoặc, quan niệm pháp chế XHCN của lý luận pháp lý XHCN quá
đề cao sự tuân thủ pháp luật làm cho các cơ quan công quyền ra quyết định chi chú
trọng đến tính hợp pháp mà không quan tâm đến tính hợp lý Chẳng hạn, vụ việc nông dân nuôi gà phải hủy hàng chục ngàn con gà vì bị đại dịch nên trắng tay, không có tiền trả nợ ngay cho chủ nợ nếu không sẽ phong tỏa số tiền hổ trợ 5000 đồng/con gà
để chuyển cho con nợ.??
Cũng do chịu ảnh hưởng của tư duy pháp lý Xã hội chủ nghĩa của Xô Viết trước đây nên trong khoa học pháp lý ở Việt Nam thường sử dụng khái niệm hình thức pháp luật chứ không sử dụng nguồn của pháp luật Điều này sẽ không tránh khỏi tư duy cho rằng pháp luật đồng nhất với văn bản pháp luật thực định Khái niệm nguồn của pháp luật mới được các nhà nghiên cứu luật học, học giả Việt Nam đề cập và sử dụng trong thời gian gần đây Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có xu hướng mở rộng khái niệm nguồn của pháp luật theo khỉa cạnh nguồn nội dung Chẳng hạn, theo TS
Nguyễn Thị Hồi, nguồn của pháp luật là tắt cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm
quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế ?3
Từ đầu thế kỷ XX nhận thức về vai trò của Tòa án đã có sự thay đổi Tòa án không đơn thuần là một thiết chế thực hiện quyền lực tư pháp hay áp dụng pháp luật
thuân túy mà còn đảm nhận vai trò sáng tạo pháp luật nhằm đảm bảo công lý Hans
Kelsen nhân mạnh vai trò giải thích pháp luật hay sáng tạo pháp luật của Tòa án như sau “Tòa án có thể thực hiện chức năng giải thích pháp luật chính thức hay sáng tạo
pháp luật Hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án không chỉ nhằm xác định nội
?1 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Lý luận về pháp luật (Tái bản lần 1, có sửa đổi và
bồ sung), Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr 5,
2 6 Thanh Trung, “Đỗi mới tư duy pháp lý ở Việt Nam từ 1986 đến nay”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 6,
tr 14
?3 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Lý luận về pháp luật (Tái bản lần 1, có sửa đồi và
bổ sung), NXB Hồng Đức — Hội Luật gia Việt Nam, Tr 35.
Trang 23dụng của các quy phạm chung mà còn là cơ sở đề áp dụng cho các trường hợp tương
tự, đặc biệt là những giải thích của Tòa án tối cao (phán quyết chung thẩm) ” Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, hoạt động sáng tạo pháp luật của Tòa án chỉ được ra khi
vụ việc cụ thể đặt ra các vân đề pháp lý Hart cũng cho rằng, chính cầu trúc mở của
pháp luật đã dẫn đến chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án.Cả Kelsen và Hart đều
cho rằng pháp luật tồn tại dưới dang cau tric mé (open texture) Theo Rene David ảo tưởng về giá trị của luật thành văn là nguồn luật thuần nhất đã bị xóa bỏ dần Với vai trò là bảo đảm công lý, Tòa án không thẻ từ chối giải quyết các vụ việc vì lý do không
có luật, hoặc không thể áp dụng các điều khoản trong các văn bản pháp luật một cách
máy móc mà không cần chú ý đến tính hợp lý của chúng.?*
Quan điểm phổ biến của các quốc gia ngày nay đều cho rằng Tòa án không phải
là cơ quan áp dụng pháp luật thuần túy mà là cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công lý Tòa án không thể từ chối giải quyết vụ việc vì lý do không có pháp luật quy định Điều này có nghĩa Tòa án được trao cho quyền năng sáng tạo pháp luật hay tạo lập án lệ Các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa pháp luật hiện thực, một trào lưu trong khoa học pháp lý phát triển rất mạnh vào giai đoạn từ những năm 1920 đến những năm 1930 đầu thế kỷ XX, cho rằng một bản án, quyết định của Tòa án không những mang tính hợp pháp mà còn phải mang tính hợp lý Người đầu tiên đặt nền tảng cho chủ nghĩa pháp luật hiện thực ở Mỹ là thẩm phan Oliver Wendell Holmes Jr (1841 —
1935) Holmes chính là người đầu tiên theo đuổi lý thuyết “Prediction Theory” —
“thuyết dự đoán pháp luật” Ông cho rằng, dựa trên pháp luật thì chỉ có thể dự đoán
những gì Tòa án làm trên thực tế Kết luận này được xem như là sự phản đối tư tưởng xem pháp luật như khoa học, cho rằng khái niệm pháp luật là hệ thống thống nhất các
quy phạm pháp luật giống quan điểm của Kelsen, Hart Theo ông: “đời sống của pháp luật không phải là logic, mà là kinh nghiệm”, các Tòa án được tự do sáng tạo pháp luật để có thể đạt được công lý chứ không áp dụng pháp luật (các quy tắc) cứng nhắc theo kiểu logic “nếu thì ” Tuy nhiên, Holmes không đồng ý với quan điểm cho
rằng các định đề pháp lý (quy phạm pháp luật) không phải là cơ sở để đưa ra phán
quyét cu thé 25,
Có như vậy, thì mới đảm bảo được Tòa án là cơ quan thực thi công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của người dân
? Đỗ Thanh Trung (2019), Chức năng tạo lập và áp dung án lệ của Tòa án ở Việt Nam hiện nay (sách
€huyên khảo), NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr.35
?5 Đỗ Thanh Trung (2019), Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của Tòa án ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr.38
Trang 24Tóm lại, theo xu hướng chung hiện nay, Tòa án không đơn thuần là cơ quan áp dụng và thực hiện quyền tư pháp thuần túy mà còn là cơ quan giải thích pháp luật hay sáng tạo pháp luật nhằm đảm bảo công lý Những quy phạm do cơ quan lập pháp ban hành thường không mang tính cụ thể, chỉ tiết trong từng vụ việc và vì vậy trong quá
Hoặc, Tòa án sẽ đề ra những nguyên tắc pháp lý mới cho việc áp dụng pháp luật đó
Với vai trò là cơ quan thực thi và bảo vệ công lý, do đó đối với những quy phạm được cho là hà khắc, phi công lý thì Tòa án có thể ra quyết định mà không bị chỉ phối với những luật vô lý đó Cả nếu trong trường hợp chưa có quy phạm điều chỉnh trực tiếp
về quan hệ tranh chấp phát sinh bằng niềm tin nội tâm của mình, Tòa án có thé ra phán quyết được cho là công bằng, hợp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
b Vai trò của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án
Có thể thấy vai trò của việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án thông qua những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, thừa nhận và áp dụng lẽ công bằng sẽ tạo sự đa dạng các nguồn của pháp luật Lẽ công bằng góp phần đa dạng các căn cứ đẻ giải quyết các vụ việc, đặc biệt những tình huống pháp lý cụ thể chưa được khái quát, dự liệu và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không có tập quán dé 4p dung, không có án
lệ để giải quyết
Thứ hai, việc áp dụng lẽ công bằng giúp tăng tính thực tiễn của pháp luật, đảm
bảo hệ thống pháp luật được cập nhật liên tục, phù hợp nhu cầu thực tế Lé công bằng
được hình thành và tồn tại bởi sự hợp lý của nó và sự hợp lý đó từ nhu cầu thực tiễn Việc vận dụng lẽ công bằng là sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc áp dụng pháp luật, tránh trường hợp cứng nhắc, không phù hợp với đời sống xã hội
Thứ ba, việc xuất hiện lẽ công bằng trong áp dụng pháp luật góp phần đảm bảo
tính toàn diện của pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu là sự tiên liệu của
nhà lập pháp, điều này có thể dẫn đến việc tiên liệu không đầy đủ nên không có quy
phạm pháp luật điều chỉnh nếu vụ việc xảy ra trên thực tế hoặc do sự giới hạn về mặt câu chữ, ngôn ngữ, có những quy phạm chưa rõ ràng, mang tính khái quát, khó áp dụng Trước những hạn chế nêu trên lẽ công bằng là một giải pháp hữu hiệu góp phần
hoàn thiện pháp luật
Thứ tư, áp dụng lẽ công bằng là cơ sở cho những bản án lệ mẫu mực ra đời Mà
án lệ lại có những tác động nhất định đến việc giải thích pháp luật, bởi lẽ việc giải
Trang 25thích pháp luật được thực hiện bởi Tòa án, chính những chủ thể áp dụng pháp luật chuyên nghiệp trong thực tiễn sẽ giải thích những vấn đề đặt ra
1.2.3 Các trường hợp áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Tòả án áp dụng lẽ công bằng trong
xét xử trên thực tế:
Thứ nhất, trường hợp có vấn đề pháp lý mới phát sinh nhưng văn bản quy phạm
không điều chỉnh lẽ công bằng sẽ được áp dụng để khắc phục những khiếm khuyết,
lỗ hổng của pháp luật
Ví dụ, Vụ án ở Hà Lan năm 2005 về vấn đề “sàng lọc trước khi sinh”, bằng
những lý lẽ khác nhau, Tòa án tối cao của Hà Lan cho rằng việc vị bác sĩ từ chối xét
nghiệm đối với thai như để xem có những bất thường nghiêm trọng nào về gen của gia đình bên chồng người phụ nữ đang mang thai hay không được xem là thiếu trách nhiệm và hành vi này có mối quan hệ nhân quả với hậu quả xảy ra là đứa bé được sinh ra (Kelly) được sinh ra bị khiếm khuyết nghiêm trọng về thể chất Do đó, gây thiệt hại nghiêm trong cho bé Kelly và bố mẹ của bé Dù trong hệ thống pháp luật Hà Lan chưa có quy định nào điều chỉnh nhưng Tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng
yêu cầu bệnh viện phải bồi thường thiệt hại cho Kelly va bố mẹ của bé
Phán quyết này đã trở thành án lệ trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật của Hà Lan Tòa án đã căn cứ vào hành vi thiếu trách nhiệm của vị bác sĩ trong việc từ chối xét nghiệm khi gia đình nạn nhân có yêu cầu dẫn đến hậu
quả là bé Kelly được sinh ra với cơ thể không mong muốn.?6
Thứ hai, lẽ công bằng được áp dụng trong trường hợp văn bản pháp luật có quy định nhưng không cụ thể (dạng khung) hay mang tính khái quát dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau Hay đây chính là hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật dựa trên lẽ công bằng
Ví dụ, Bộ luật Dân sự của Pháp quy định giao dịch dân sự không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục Tuy nhiên, không có một sự quy định hay hướng dẫn cụ thể như thế nào là trái với thuần phong mỹ tục Trong trường hợp nếu một người đã có vợ, có chồng nhưng viết di chúc để lại tài sản của họ cho người tình như vậy là có trái với thuần phong mỹ tục hay không? Hội đồng thẳm phán Tòa án tối cao của Pháp đã đưa ra phán quyết “giao dịch tặng cho trong trường hợp ngoại tình
?® Đỗ Thanh Trung, Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của Tòa án ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị
quốc gia sy thật, tr.47.
Trang 26không có mục đích trái với thuần phong mỹ tục nên không vô hiệu” Như vậy, Tòa án
tối cao của Pháp đã tạo lập một bản án lệ mang tính ngầm định, như là hoạt động giải
thích pháp luật của Tòa án khi vận dụng quy định của pháp luật về khái niệm trừu
tượng “thuần phong mỹ tục” vào trong tình huống cụ thể.”
Thứ ba, Tòa án áp dụng lẽ công bằng trong trường hợp văn bản pháp luật có
quy định nhưng các quy định này có sự cứng nhắc Mặc dù các nhà lập pháp đã cố
gắng tạo ra các quy phạm pháp luật có tính mô phạm điều chỉnh hợp lý các quan hệ
xã hội nhưng do điều kiện xã hội thay đổi, hoặc do nhận thức thay đổi dẫn đến các
quy phạm pháp luật không còn phù hợp Vì vậy việc áp dụng lẽ công bằng tức là sẽ
căn cứ vào những hạt nhân hợp lý, hợp lẽ tự nhiên, lẽ phải để linh hoạt, mềm déo
trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án
Chang han, trong vụ việc “Roy College of Nursing v.Department of Health and Security”, Toa téi cao đã giải thích quy định Luật Nạo pha thai nim 1967 (The
Aborition Act 1967) và đã tạo ra một án lệ trong vụ việc này Theo đó, do phương
pháp y học mới phát triển, không cần đòi hỏi các bác sĩ phải có mặt trong suốt quá trình nạo phá thai theo quy định Luật Nạo phá thai năm 1967 mà chỉ cần có mặt tại
những thời điểm nhất định.?8
Ở nước ta, pháp luật dân sự, lẽ công bằng được áp dụng trong trường hợp không
có quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tương tự pháp luật Như vậy, theo thứ tự áp dụng của pháp luật Việt Nam lẽ công bằng chỉ được áp dụng khi không có đủ các căn
cứ được liệt kê Cụ thẻ, tập quán là chỗ dựa đầu tiên khi không có luật Áp dụng tương
tự pháp luật là phương pháp được cân nhắc trước hết một khi cả tập quán cũng không
có quy tắc cần thiết Sau đó, lần lượt các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ và /Z
công bằng mới được áp dụng Khác với Pháp, ở Việt Nam do luật đã chủ động ấn
định một thứ tự ưu tiên các các căn cứ mà thẩm phán phải dựa vào trong trường hợp không thể áp dụng luật thành văn một cách trực tiếp đẻ giải quyết vụ việc, do đó thẩm
phán ở Việt Nam không được tự do lựa chọn.??
?7 Đỗ Thanh Trung, Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của Tòa án ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị
quốc gia sự thật, tr.48
28 Đỗ Thanh Trung, Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của Tòa án ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị
quốc gia sự thật, tr.49
?9 Nguyễn Ngọc Điện, Quyền và nghĩa vụ giải thích luật của Tòa án — từ góc nhìn luật so sánh và trong bối
cảnh áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015, http://lapphap.vn/Pages/tintue/tinchitiet.aspx?tintucid=207159 (truy cập ngày 26/06/2022).
Trang 271.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về lẽ công bằng và áp dụng lẽ công bằng
1.3.1 Lẽ công bằng được công nhận trong Hiến Pháp
Nếu trước đây với tư duy pháp chế xã hội chủ nghĩa, khi xét xử các thâm phán buộc phải tuân theo các quy định của văn bản pháp luật một cách xơ cứng và cứng
nhắc thì đến Hiến pháp 2013 tư duy lý luận pháp chế xã hội chủ nghĩa 39 đã được thay
thế bằng tư duy pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền tiếp cận công lý của người dân Điều này đã mở đường cho việc áp dụng lẽ công bằng vào hoạt động xét xử của Tòa án Từ đây, văn bản quy phạm pháp luật không còn là nguồn luật thuần túy như trước đây, mà cần có sự mở rộng về nguồn luật nhằm bảo vệ “quyền con người, quyền công dân” Mà Tòa án chính là thiết chế được lập ra nhằm thực thi nhiệm vụ đó
Bắt đầu từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980 của nước ta tư duy “pháp chế
xã hội chủ nghĩa” luôn được đề cao và nhắn mạnh Cụ thể tại Điều 6 Hiến pháp 1959
mặc dù khái niệm pháp chế chưa được sử dụng nhưng có quy định thể hiện tỉnh thần pháp chế tại Điều 6 của Hiến pháp “Tát cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải
trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiễn pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân " Cho đến Hiễn pháp năm 1980 tại Điều 12 thuật ngữ “pháp
chế xã hội chủ nghĩa” đã được sử dụng “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Và Hiễn pháp năm 1992 tiếp
tục sử dụng và bổ sung, làm rõ hơn nội hàm thuật ngữ “pháp chế” Tuy nhiên, Đến
Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung quy định Điều 2 của Hiến pháp 1992
đề cập: “Nhà mước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ” Kế thừa Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi), Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Nhà mước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà mước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân ”
39 Do chịu ảnh hưởng của tư duy lý luận xã hội chủ nghĩa Xô Viết, vì thế chức năng sáng tạo hay giải thích
pháp luật trong thời kỳ này thường bị bỏ quên và cũng không mang tính tiến bộ, dân chủ đặc biệt trong giai
đoạn 1975 đến năm 1986 giai đoạn kinh tế tập trung bao cấp Nguyên tắc pháp chế ảnh hưởng rất nhiều đến
vấn đề áp dụng pháp luật của Tòa án trong xét xử Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tuân thủ pháp luật
trong hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật, từ đó đòi hỏi Tòa án phải tuân theo pháp
luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mặc dù mang tính nhân văn nhưng chủ yếu là ý muốn chủ quan và những mệnh lệnh quyền uy từ phía Cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
kể cả những mệnh lệnh quyền uy trong quan hệ kinh tế - dân sự
Trang 28Trước đây, nhà nước pháp quyền không được đề cập do khi đó nhà nước pháp quyền được xem là lý luận tư sản Nhưng từ đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác nhận giá trị phổ quát của lý luận về nhà nước pháp quyền; thể hiện qua những thay đổi quan trọng trong Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm
2013 Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà mước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân `, tuy nhiên thuật
ngữ “nhà nước pháp quyền” vẫn chưa được đưa vào Hiến pháp.3! Như vậy, đến Hiến
pháp 2013 thuật ngữ “pháp chế” đã được thay thế bằng khái niệm “pháp quyền”, nguyên tắc pháp quyền không chỉ đòi hỏi về vấn đề thượng tôn pháp luật mà còn chứa đựng các van đề chính trị - xã hội như dân chủ, quyền con người, sử dụng quyền lực nhà nước Nhà nước pháp quyền xã hội thì nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, vì nhân
dân, của nhân dân, trước hết là để quản lý bản thân nhà nước, buộc nhà nước phải
làm theo những quy định của pháp luật và sau đó đến lược pháp luật là phương tiện
quản lý xã hội, quản lý con người.`? Theo GS.TS Dao Tri Úc “Yếu tố có tính phổ biến
của Nhà nước pháp quyền chính là yếu tô coi công bằng, công lý, quyền con người
là hạt nhân có tính quyết định của pháp luật và của toàn bộ hoạt động quản lý nhà
nước, quản lý xã hội” `
Hiến pháp 2013 xác định nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân” là của Tòa án nhân-dân (Điều 102), đây lần hiến định đầu tiên ở nước ta được, là tư tưởng về công lý gắn với các hoạt động tư pháp và lĩnh vực tư pháp được đề cập trong Nghị quyết số 49/NQ-TW năm 2005 về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 Yêu cầu tôn trọng các giá trị của công lý đã và đang mở ra
một tư duy mới, một triết lý tư pháp mới?* Nhận thức Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ
công lý còn làm tư pháp ở Việt Nam tiến gần với quan niệm có tính phổ quát về mục
3! Vũ Thư, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Pháp chế và nhà nước pháp quyền, Tạp chí tổ chức nhà
nước, ngày đăng: 21/10/2021, https://tcnn.vn/news/detail/5249 1/Phap-che-va-nha-nuoc-phap-quyen.html
(truy cập ngày 27/03/2022)
*# Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, “Các nguyên tắc pháp quyền và việc
tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp
chí cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guesV/media-story/~
/asset_publisher/V8hhp4dK3 1Gf/content/cac-nguyen-tac-phap-quyen-va-viec-tuan-thu-cac-nguyen-tac-phap-
Iuyen-trong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-nuoc-ta (truy cập ngày: 27/03/2022) ˆ
** Đào Trí Úc, Nhà nước pháp quyÈn xã hội chủ nghĩa Việt Nam — nhiững giá trị đặc trưng, phô biến và đặc
thù, Nghiên cứu lập pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211009/Nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu- nghia-Viet-Nam -nhung-gia-tri dac-trung-pho-bien-va-tinh-dac-thu.html (truy cập ngày 27/03/2022)
3* Đinh Thế Hưng, Nguyễn Ngọc Mai, TỔ chức thực hiện quyên tư pháp theo Hiến pháp 2013, Tỏ chức thực
hi n háp theo Hiến pháp 2013 (tapchitoaan.vn) (truy cập ngày 28/04/2022).
Trang 29đích và nhiệm vụ của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp: Mục đích của việc thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền chính là thông qua pháp luật thực thi công lý, bảo vệ quyền con người Không thể có nhà nước pháp quyền đích thực khi việc thực hiện quyền lực tư pháp không đảm bảo công lý; Tòa án không phải
là người đại diện và thực thi công lý3Š Ý nghĩa của tư tưởng về công bằng, công lý, quyền con người đã tạo cảm hứng cho nhận thức mới về pháp luật Từ nay, pháp luật cần được hiểu theo nghĩa rộng và cách hiểu rộng ấy sẽ làm cho pháp luật có được nội dung phù hợp, sinh động, gắn với thực tiễn đang thay đổi nhanh chóng, không bị xơ
cứng, thiếu khả năng điều chỉnh Các đạo luật từ đó sẽ bớt đi tính tư biện, tính lý
thuyết bởi pháp luật cần được hình thành từ các hoàn-cảnh khác nhau của đời sống
xã hội và có đầy đủ khả năng điều chỉnh đầy đủ và kịp thời hơn các quan hệ xã hội
phát sinh, bảo đảm và bảo vệ một cách kịp thời, đầy đủ và công bằng các quyền con người, quyền công dân
Ngoài ra, Hiến pháp 2013 còn có quy định mới về nhiệm vụ của TANDTC:
Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử Quy định này mở đường cho việc thực hiện nhiệm
vụ của cải cách tư pháp là TANDTC phát triển án lệ và cho việc tiếp tục nghiên cứu
để trao chức năng giải thích pháp luật cho Tòa án, đảm bảo để Tòa án thực sự là “cơ quan thực hiện quyền tư pháp " Từ nay, nguồn văn bản pháp luật không còn là nguồn
thuần nhất như trước đây Tòa án phải là nơi mà mọi con người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, tìm đến sự thật Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm hại hoặc bị tranh chấp, người dân tìm đến Tòa án như là tìm đến công lý Vì vậy, theo Hiến pháp năm
2013, Tòa án là biểu tượng của công lý và có nhiệm vụ bảo vệ công lý 3° Hoạt động
xét xử của Tòa án chính là hoạt động thực hiện quyền tư pháp — nhánh quyền lực có chức năng bảo vệ công lý; hay ngược lại, quyền tư pháp chính là hoạt động xét xử của Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý ?7
Quan điểm của các nhà khoa học tiên tiến hiện nay cho rằng, việc Tòa án từ
chối xét xử với lý do không có điều luật để áp dụng được xem là từ chối công lý Bởi
lẽ, công lý và công bằng đối với con người giống như nhu cầu về cơm ăn, nước uống
35 Dinh Thế Hưng (2010), “Thực hiện quyền tư pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý trong nhà nước
pháp quyền”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, tr
3 Hoàng Thị Bích Ngọc (2019), “Thi hành nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp
2013”, Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Số 3 (29), tr.52
3? Trần Trí Dũng, Bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Luận án tiến sĩ, tr.50
Trang 30Mà vai trò của nhà nước là bảo đảm trật tự xã hội, điều hòa các mối quan hệ trong xã
quyết với lý do không có luật điều chỉnh thì chẳng khác nào Tòa án đã từ chối phân định công lý và công bằng Lẽ công bằng là sự thực hiện tối cao của công lý, đôi khi
còn vượt xa những gì pháp luật quy định
1.3.2 Lẽ công bằng trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân
Để phù hợp với tỉnh thần của Hiến pháp 2013 và quán triệt đầy đủ các quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng về cải cách tư pháp Tại kỳ họp thứ 8, ngày
24-11-2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông
qua Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân Trong đó, khoản 1 Điều 2 của Luật Tổ chức Tòa
án Nhân dân có nêu ra chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là cơ quan “thực
hiện quyền tư pháp” “có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân” Thêm vào đó, tại điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ “„/a
chọn quyết định giám đốc thẳm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng
kết phát triển thành án lệ và công bô án lệ đến các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong
xét xử” Tại khoản 5 Điều 27 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dan 2014 “Chi đạo việc
tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ° Quan trọng hơn hết là trong Nghị quyết số
04/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ cụ thể tại Điều 2 của Nghị quyết có nêu về tiêu chí lựa chọn án lệ “/ Có gid tri lam ro quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề,
sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp
dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa
có điều luật quy định cụ thể; 2 Có tính chuẩn mực; 3 Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.” Có thẻ thấy trong nội dung tại Điều 2 của Nghị
quyết có nêu ra tiêu chí tuyển chọn án lệ chính là trong bản án được tuyển chọn làm
án lệ có “thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ
thể” Qua đó có thể thấy, Tham phan ngoài việc có thể giải thích các quy định chưa
Trang 31rõ ràng mà còn aon qua hoạt động xét xử, thâm phán có thể “sáng tạo pháp luật” đẻ
áp dụng trong một số trường hợp luật không có quy dinh.**
Như vậy, so với quy định của Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002 trước đây, khi chưa có sự thay đổi tư duy về nguồn của pháp luật, văn bản pháp luật vẫn là
nguồn thuần túy Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 (gọi tắt là Luật tổ chức Tòa án)
đã chính thức công nhận án lệ là nguồn luật bổ sung, từ đây đã tạo cơ chế thông thoáng cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử của Tòa án
Mặc dù, Luật tổ chức Tòa án không quy định một cách cụ thể về vấn đề áp dụng
lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhưng từ việc ghi nhận án lệ giúp cho ta có cách hiểu gián tiếp, trong một số trường hợp pháp luật thành văn không đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế thì Thẩm phán sẽ cho ra đời những nguyên tắc pháp lý mới để giải quyết những vấn đề cụ thể đó và “lẽ công bằng” sẽ là cơ sở vững chắc nhất, góp phần tạo nên nguồn bản án có giá trị, mẫu mực để phát triển thành những
án lệ trên thực tế
1.3.3 Lẽ công bằng được quy định trong Luật dân sự và Tố tụng dân sự Trước đây Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật
năm 1936 cũng quy định khi nào không có điều luật dẫn dụng được, thời quan thẩm
phán sẽ sử dụng phong tục, nếu phong tục không có, thời xử theo lẽ phải và sự công bằng, mà dựa theo tục riêng cùng thói quen và tình ý của người đương sự, quan thâm phán sẽ giải quyết theo luật học và án lệ, pham quan thẩm phán nào việc lẽ rằng luật không định, luật không rõ, hay là luật không đủ mà thoái thác không xử một việc gì
thì có thể bị truy cứu và nghị xử về tội bất khẳng thụ lý
Dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, Bộ Dân luật năm 1972 cũng có quy định
thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu SÓI,
sẽ có thể bị truy tố về tội bất khăng thụ lý, gặp trường hợp không có điều luật nào có
thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ, nếu không có tục lệ, sẽ theo công,
bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự 39
38 Huynh Thị Nam Hải, Nguyễn Thị Khánh Ngọc, Bình luận một số tiêu chí lựa chọn án lệ theo quy định của
tụ quát số NH0 -HĐTP dưới góc độ luật so sánh, h https://tapchitoaan — le/binh-luan-
n cập ngày 29/05/2022)
3 Phan Hồng Việt, Nguyên tắc “Tòa án không được từ chối thụ lý giải quyết vụ việc dân sự với lý do khôn;
có điều luật để áp dụng ” trong tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyên tắc “Toa án không được từ chối giải quyết
vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” trong tô tụng dân sự ở việt nam (tt) | Xemtailieu (truy
cập ngày 4/4/2022).
Trang 32Qua đó có thể thấy, nguyên tắc lẽ công bằng đã được công nhận tir rat lau, tuy nhiên từ những năm 1975 trở đi, cụ thể trong giai đoạn 1975 — 1986 nước ta nếu cao
tỉnh thần tập quyền xã hội chủ nghĩa, Tòa án được xem là một thiết chế quyền lực
thực hiện chức năng xét xử dưới sự giám sát của Quốc hội hơn là một cơ quan bảo
đảm công lý, do vậy chế định án lệ hay lẽ công bằng trong thời gian này không được xem là tư tưởng tiến bộ và được đề cao
Bộ luật dân sự 2015 ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản được phát sinh trong đời sống xã hội Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội thì
` các quan hệ xã hội cũng ngày một phát sinh đa dạng, phong phú và phức tạp, nên các
quy phạm pháp luật không thẻ kịp điều chỉnh Do đó, có những tranh chấp phát sinh
trong đời sống xã hội, cần thiết phải được giải quyết nhưng không có quy định của pháp luật để áp dụng Vì vậy, đẻ dự liệu giải pháp nhằm điều chỉnh kịp thời các tranh chấp dân sự phát sinh mà chưa có luật để áp dụng, không có tập quán để giải quyết, thì cần phải có một cơ chế như một giải pháp để giải quyết, tránh trường hợp Tòa án
từ chối giải quyết với lý do không có luật Lế công bằng là một trong những công cụ mang tính tất yếu được áp dụng để đáp ứng nhu cầu đó
Đến nay, tại Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 khái niệm “lẽ công, bằng” đã chính
thức được quy định “1 Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vì điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không cỏ thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan
hệ dân sự tương tự 2 Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng” Như vậy, lẽ công bằng
chính thức được công nhận là nguồn luật dân sự để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế
khi số lượng vụ việc cần xử lý nhiều nhưng không có quy phạm điều chỉnh; do đó
một số Tòa án không thụ lý giải quyết, hay thụ lý giải quyết nhưng không có quy phạm quy định nên phải đình chỉ vì không có căn cứ pháp lý để giải quyết Thêm vào
đó, việc ghi nhận lẽ công bằng sẽ giúp tăng cường tính ồn định của pháp luật dân sự tránh trường hợp phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần
Để tương thích với Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
đã những thay đổi, bổ sung tương ứng trong đó thâm quyền của Tòa án được mở rộng
cụ thể tại khoản 2 Điều 4 "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý
do chưa có điều luật đề áp dụng", như vậy không loại trừ bắt cứ trường hợp nào mà Tòa án từ chối thụ lý với lý do không có điều luật để áp dụng Đồng nghĩa với việc
mỗi khi người dân có tranh chấp và khởi kiện đến Tòa án thì Tòa án phải thụ lý giải