1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn nâng cao chất lượng hoạt Động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
Trường học Trường Mầm Non Nga Mỹ
Chuyên ngành Giáo dục Mầm Non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 779,58 KB

Nội dung

1/27 MỤC LỤC 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 1

1/27

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

3.1 Giải pháp tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học

a Tạo môi trường trong lớp

b Môi trường ngoài lớp

3.2 Nâng cao trình độ năng lực sư phạm

3.3 Tổ chức cho trẻ khám phá trong hoạt động chung

3.4 Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật, làm thí nghiệm

a Cho trẻ quan sát vật thật:

b Cho trẻ làm thí nghiệm, thực nghiệm:

3.5

Giải pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu thiên

nhiên để giúp trẻ hứng thú và khắc sâu kiến thức về thế

giới xung quanh

3.6 Tổ chức tích hợp các hoạt động khác giúp trẻ khám phá

khoa học

3.7 Ứng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá

3.8 Giải pháp phối kết hợp với phụ huynh

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Trang 2

1/27

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bác Hồ kính yêu đã nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người”[1]

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc

dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm Non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và cả dân tộc trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của nhân loại Để đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước thì ngành học Mầm Non là bước khởi đầu và là nền móng của sự nghiệp giáo dục con người Chính vì vậy mà mục tiêu chung của giáo dục Mầm Non là tiến hành giáo dục trẻ theo nhiều nội dung nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện Một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đó là lĩnh vực khám phá khoa học

Hoạt động khám phá khoa học trong chương trình giáo dục mầm non bao gồm các hoạt động: Tìm hiểu, thử nghiệm về thế giới xung quanh, làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Với đặc điểm của trẻ mầm non thích tìm tòi, khám phá Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động trẻ yêu thích Qua đó giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm sống, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống, giao tiếp ứng xử, và các mối quan hệ Dần dần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, có ý thức tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung

quanh.[2]

Nếu như Văn học, Âm nhạc, Tạo hình trong trường mầm non là một môn

nghệ thuật, như là một nguồn sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, cổ vũ tinh thần của các cháu bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì “Khám phá khoa học” là một hoạt động thực sự hấp dẫn làm

Trang 3

2/27

thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở ra cho trẻ cánh cửa rộng lớn hơn Một cái nhìn hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ, đưa trẻ đến với cuộc sống xung quanh là đưa trẻ đến với thế giới có biết bao điều kỳ diệu, ở

đó có trăng, sao, nắng, gió, chuyện ở ngoài thế gian “Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế? sao không thế này, mà lại là thế kia? Đưa trẻ đến với thế giới xung quanh chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ đi những bước đầu tiên hành trình khám phá khoa học với muôn vàn những điều lý thú và mới lạ ở phía trước mà bất cứ

ai cũng muốn tìm hiểu, khám phá.[2]

Khám phá khoa học cũng góp phần giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ Qua đó trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tự làm một số công việc như chăm sóc vật nuôi, cây trồng, biết tự tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động, và quý trọng các sản phẩm lao động Đồng thời qua các trò chơi khám phá khoa học trẻ được vận động một cách khoa học hợp lý, góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể lực và nhân cách Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động khám phá khoa học đối với

sự phát triển toàn diện của trẻ Nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học để hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ

Mầm Non Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Nga Mỹ” năm học

2 Mục đích nghiên cứu:

Trong công tác giáo dục trẻ Mầm Non thì việc cho trẻ khám phá khoa học

về thế giới xung quanh là không thể thiếu Trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận kiến thức, đồng thời phát triển các kỹ năng tư duy Khám phá khoa học về thế giới xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực… Làm quen với môi trường xung quanh

là phương tiện để giao tiếp và bầy tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 4

3/27

Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá Non trường Mầm Non Nga Mỹ do tôi phụ trách

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp thực hành trải nghiệm

- Phương pháp trực quan - minh họa

- Phương pháp dùng lời nói

- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ

- Phương pháp nêu gương

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Khám phá khoa học là một hoạt động học có chủ định trong chương trình giáo dục mầm non Thông qua hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ nhận thức

về thế giới xung quanh, thu hút được sự chú ý của trẻ sẽ kích thích được khả năng tư duy sáng tạo, góp phần tích cực phát triển lĩnh vực nhận thức cũng như phát triển toàn diện đối với trẻ

Khám phá khoa học với trẻ mầm non bao gồm tất cả các yêu tố của tự nhiên và xã hội bao quanh đứa trẻ, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ Vì vây, việc cho trẻ khám phá khoa học là vô cùng cần thiết và quan trọng.[3]

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) với các đặc điểm cơ bản khác biệt so với các độ tuổi trước là:

- Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt hơn, bền vững hơn

- Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ

Ở tuổi này xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ:

+ Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu bản chất của chúng

Trang 5

4/27

+ Trẻ đã bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số khái niệm sơ đẳng

+ Ở trẻ phát triển chức năng ký hiệu của ý thức

Tuy nhiên, trẻ đang ở bước đầu của quá trình tư duy trìu tượng nên rất dễ nhàm chán và không hào hứng nếu như không được trực tiếp trải nghiệm với thực tế để thỏa mãn các nhu cầu nhận thức của trẻ Trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp [4]

Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là cần phải nắm vững phương pháp giáo dục trẻ từng độ tuổi; tạo ra sự hứng thú để phát huy tính tích cực trong trẻ, để trẻ vừa nắm được kiến thức, vừa hình thành rèn luyện những kỹ năng cần

thiết và phát huy được tính độc lập sáng tạo của trẻ

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

- Trường mầm non Nga Mỹ nằm ở trung tâm xã nên thuận tiện cho tất cả

các cháu đến trường Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vũng vàng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nên cơ sở vật chất trang thiết bị

cơ bản đầy đủ để thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Trang thiết bị ở trường luôn được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Môi trường giáo dục trong ngoài lớp đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo xây dựng

- Trường đã tập trung ăn ngủ bán trú tại trường nên thuận tiện cho việc tích hợp khám phá khoa học cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

- Đa phần các bậc phụ huynh có nhận thức khá tốt về vai trò ý nghĩa của giáo dục mầm non, có thái độ tích cực trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 6

5/27

Tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh như: ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi ở lớp đáp ứng nhu cầu giảng dạy Thường xuyên phối hợp với cô giáo để nắm bắt tình hình học tập của con em mình

- Lớp với tổng số cháu 25 cháu, trong đó 11 cháu nữ, 14 cháu nam, đại đa

số các cháu trong lớp ngoan ngoãn, mạnh dạn, nghe lời cô giáo

- Tuy nhiên môi trường giáo dục xây dựng chưa đạt hiệu quả môi trường mở; đồ dùng, đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi khám phá Các điều kiện để tổ chức các hoạt động thí nghiệm trải nghiệm còn hạn chế

- Nga Mỹ là một xã phần lớn các bậc phụ huynh làm nông nghiệp và làm ở hai công ty may nên chưa có điều kiện và thời gian để chăm sóc, quan tâm đến con em mình

- Cùng một độ tuổi nhưng cháu thì sinh đầu năm cháu thì sinh cuối năm nên nhận thức của mỗi trẻ khác nhau chưa được đồng đều nên việc giảng dạy có nhiều bất lợi, khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đến cho trẻ

- Đồ dùng, đồ chơi chưa đa dạng về chủng loại, màu sắc, hầu hết là đồ dùng, đồ chơi tự làm nên tính thẩm mỹ và khoa học chưa cao

Từ thực trạng trên, để thực hiện mục tiêu của đề tài nghiên cứu và chuẩn bị

cho việc tổ chức thực hiện: “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi” Tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu

* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (Tháng )

T

T Nội dung đánh giá Tổng

số

Kết quả trên trẻ

đạt

Số trẻ

Tỷ lệ

%

Số trẻ

Tỷ

lệ %

Số trẻ

Tỷ

lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ

%

1

Trẻ có khả năng tìm tòi,

khám phá đối tượng 25 6 24% 7 28% 7 28% 5 20%

Trang 7

6/27

2

Phân nhóm, phân loại

theo dấu hiệu rõ nét 25 6 24% 7 28% 7 28% 5 20%

3

Suy luận, giải thích

được mối liên hệ đơn

giản của hiện tượng sự

vật xung quanh

25 6 24% 7 28% 7 28% 5 20%

Qua bảng khảo sát thực trạng trên, chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt động khám phá ở trẻ trong lớp là rất thấp, tỷ lệ khá, giỏi chưa cao, vẫn còn

tỷ lệ chưa đạt Điều này gây ảnh hưởng lớn đến phát triển nhận thức ở trẻ nói chung Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để

tổ chức được các hoạt động khám phá cho trẻ đạt hiệu quả Và tôi mạnh dạn đưa

ra một số biện pháp để tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, cụ thể như sau:

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

3.1 Giải pháp tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học

Môi trường giáo dục tại trường lớp là một trong những điều kiện quan trọng để tổ chức hoạt động cho trẻ học tập vui chơi nói chung và hoạt động khám phá khoa học nói riêng Nhận thức được điều đó và căn cứ vào nội dung yêu cầu từng chủ đề, Tôi đã quan tâm đặc biệt để xây dựng môi trường tác động đến hoạt động khám phá khoa học ở mỗi chủ đề cụ thể Bao gồm môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp

a) Tạo môi trường trong lớp

* Xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề

Với mục tiêu xây dựng môi trường trong lớp phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học, tôi xây dựng lồng ghép trong xây dựng môi trường giáo dục chung Nhưng để phục vụ riêng cho hoạt động khám phá khoa học, tôi đã quan tâm xây dựng môi trường mở và đặc biệt là chuẩn bị môi trường cho trẻ được trải nghiệm sau các hoạt động khám phá khoa học cụ thể Sưu tầm và làm đồ

Trang 8

7/27

dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có làm nguyên vật liệu cho trẻ thực nghiệm trải nghiệm để trẻ được làm, tạo

sự hứng thú và phát triển ở trẻ tư duy lôgic tính kiên nhẫn…

Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật

- Xây dựng mảng chủ đề chính:

Hình ảnh 1: Xây dựng mảng chủ đề chính chủ đề thế giới thực vật

Trang trí bằng hình ảnh cây xanh và nấm để làm toát lên chủ đề chính Phía dưới chuẩn bị các vật liệu để trẻ được trải nghiệm Trong các chủ đề nhánh như: một số loại hoa, một số loại rau, quả, cây xanh và cây lương thực… sau khi cho trẻ khám phá khoa học - tìm hiểu khám phá về các loại cây, rau, quả, tôi chuẩn

bị các loại giấy màu, đất nặn để trẻ nặn, cắt dán cây, rau, quả mà trẻ vừa tìm hiểu, trong giờ học

- Xây dựng các góc trong lớp: tôi cũng trang trí bằng hình ảnh các loại hoa, các loại cây, rau, quả làm tiêu đề các góc, để toát lên chủ đề

Trang 9

8/27

* Xây dựng góc khám phá khoa học: Tôi quan tâm đến xây dựng góc khám

phá khoa học trong lớp Nội dung của góc phù hợp với nội dung hoạt động tìm hiểu khám phá cụ thể theo chủ đề Thường xuyên thay đổi để tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý của trẻ Đồ chơi tại góc cũng được thay đổi theo nội dung chủ đề,

để thuận tiện cho trẻ trải nghiệm các hoạt động

Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật:

Ở góc khám phá khoa học, tôi chuẩn bị bông hoa cúc thật để trẻ được tìm hiểu khám phá trong giờ hoạt động học tôi cho trẻ cùng quan sát, sờ, nhận xét về những điều được trải nghiệm qua bông hoa

Hình ảnh 2: Cô hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm với bông hoa cúc

- Tương tự, các chủ đề khác cũng vậy Khi chuẩn bị sang một chủ đề mới, tôi đều quan tâm lên kế hoạch về xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với chủ

đề

b Môi trường ngoài lớp

Trang 10

9/27

Ngay từ đầu năm học, đầu mỗi chủ đề tôi hệ thống hóa các yêu cầu môi trường cần phải đáp ứng để phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học của trẻ trong chủ đề đó

Tận dụng sân, vườn trường tạo nên góc cho trẻ thực nghiệm các hoạt động như: Thực nghiệm sự phát triển của cây, tạo góc thí nghiệm vật chìm nổi, chơi với nước, với cát…khám phá theo dõi sự thay đổi của cây cối trong trường… Khi dạo chơi ngoài trời, trẻ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội Các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc vừa phong phú, đa dạng vừa phản ánh sinh động các mối quan hệ và quan hệ trong thực tiễn nên chúng rất có giá trị đối với việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tiếp cận các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách có hiệu quả thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động ngoài trời góp phần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu chân thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn, phát triển và rèn luyện cho trẻ các

kỹ năng nhận thức như quan sát, so sánh, phán đoán, đo lường, ngoài ra cho trẻ hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành và những vận động tích cực của trẻ trong một không gian rộng và thoáng đãng

Không chỉ thế tôi còn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để tổ chức các buổi tham quan, dạo chơi để trẻ được tìm hiểu một cách thực tế môi trường ngoài lớp

Đồng thời tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đựơc tiếp cận với thế giới xung quanh ngoài lớp học như: Khuôn viên trường, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, trạm y tế ,trường tiểu học, các khu trang trại mô hình VAC

Ví dụ: Ở đề tài “Làm quen với một số loại hoa” tôi cho trẻ được khám phá

trực tiếp các loại hoa ở khuôn viên trường và 1 số vườn hoa ở gần trường

Ngày đăng: 12/10/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w