Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào
Trang 11/32
MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp,
kích thích trẻ hoạt động
Giải pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm và thí
nghiệm
Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua các hoạt động
Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ
Giải pháp 5: Tăng cường tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh
trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại
Trang 21/32
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là nhân tố quyết định tương lai của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ cần phải được quan tâm chăm sóc giáo dục tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, nên vị trí
của giáo dục mầm non trong chiến lược "Phát triển nguồn lực con người" Là
vô cùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Vậy đòi hỏi những nhà giáo dục phải giáo dục trẻ những gì? Giáo dục trẻ như thế nào? Và chất lượng giáo dục mầm non sẽ ra sao? Đó là điều mà ngành giáo dục và toàn
xã hội quan tâm
Những năm học gần đây Giáo dục và Đào tạo nói chung, giáo dục Mầm non nói riêng, không ngừng đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay.Việc xây dựng trường mầm non
“Lấy trẻ làm trung tâm” [1] là giúp giáo viên có khả năng tự thiết kế, kế hoạch
giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra Giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải… Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp
Là giáo viên mầm non đã dạy lâu năm, qua quá trình chăm sóc giáo dục, tôi thấy nhận thức và kĩ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ còn nhút nhát, chưa tích cực mà còn hay bị thụ động, tự ti, nên vấn đề đặt ra với tôi hiện nay là:
Trang 32/32
Giáo dục trẻ căn cứ vào khả năng nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để lựa chọn các hình thức, lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất
lượng giáo dục cho trẻ khi dạy trẻ tôi luôn “Lấy trẻ làm trung tâm” có nghĩa là
tôi luôn tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động trải nghiệm, hoạt động giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi và khi dạy trẻ tôi luôn quan tâm đến: Trẻ đã biết cái gì? muốn biết cái gì? để tạo cơ hội, hướng dẫn gợi mở giúp đỡ trẻ chiếm lĩnh kiến thức Chính vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
"Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non Nga Hưng” để nghiên cứu trong sáng kiến kinh
nghiệm này
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Dựa vào đề tài đã chọn tìm ra các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, đề xuất giải pháp tốt nhất để phát huy hết tính tích cực của trẻ và
để trẻ thực sự là trung tâm của các hoạt động
- Rút ra bài học kinh nghiệm về cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm Đồng thời đã đề xuất được 5 biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Hưng
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp thu thập thông tin xử lý số liệu
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận
Trang 43/32
Chiến lược giáo dục giai đoạn hiện nay không ngừng đổi mới để đáp ứng
được nhu cầu dạy và học Để đáp ứng được điều đó đòi hỏi giáo viên, nhà trường, các cấp phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo về mọi mặt cho trẻ và phải bắt đầu ngay từ bậc học giáo dục Mầm non như không quá nặng nề, áp đặt
trẻ mà phải nhẹ nhàng làm cho trẻ có cảm giác thoải mái “Học bằng chơi, chơi
mà học”[2]
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất
để giáo dục trẻ đó là “Lấy trẻ làm trung tâm” [1] và ứng dụng các phương pháp
dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phân biệt và giải quyết vấn đề cho trẻ Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm,
xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học, tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện Trẻ em là chủ thể của hoạt động, khi trẻ được trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ thì mọi hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất Mặt khác trẻ em lại là đối tượng của hoạt động, trẻ thích khám phá những điều mới lạ, vì thế tôi đã nhận thấy rằng, nhiệm vụ của mình nói riêng hay tất cả các giáo viên nói chung là nên dạy những điều trẻ cần, cho trẻ làm quen những
gì trẻ thích Vì vậy cần xây dựng kế hoạch hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
là quan trọng Chúng ta cần căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động Trẻ cần được thí nghiệm, trải nghiệm, được học qua thực tế bằng việc làm cụ thể của trẻ Theo kết quả điều tra EDI Việt Nam, 50,68% tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 5 – 6 tuổi được điều tra bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt ít nhất là một lĩnh vực phát triển Đây là vấn đề báo động của giáo dục mầm non Để thực sự nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đã đến lúc cần có sự thay đổi Vì vậy tổ chức hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là một cách hiệu quả, đảm bảo chất
Trang 54/32
lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu
giáo dục đã đề ra [3]
Chính vì thế mà năm học bậc học Mầm non đã mở chuyên đề: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” [2] để có kế hoạch giáo dục cho
trẻ phù hợp với khả năng của trẻ, phát huy được tính tích cực của trẻ giúp trẻ
tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng
Cùng với việc đổi mới toàn diện về giáo dục mầm non Vụ giáo dục Mầm non đã và đang chỉ đạo thực hiện chương trình Mầm non mới với quan điểm
giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" thực sự phát huy được tính tích cực của trẻ,
môi trường học tập của trẻ được chuẩn bị chu đáo, thuận lợi gây được hứng thú trong hoạt động học tập, tính độc lập, mạnh dạn, tự tin trong mọi tình huống cũng như trong học tập, phát huy được tính tích cực của trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó áp đặt và mang lại hiệu quả giáo dục cao
2.2 Thực trạng vấn đề
Trường mầm non Nga Hưng nằm ở vị trí trung tâm chính trị văn hóa - xã hội của xã, trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Nhưng tôi thấy, nhận thức và kỹ năng sống của trẻ còn chưa cao Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tôi phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra để giáo dục thực sự là lấy trẻ làm trung tâm
Năm học tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ lớp 5 -6 tuổi với số trẻ là 33 cháu Qua thời gian thực hiện chuyên môn tôi rút ra được những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1 Thuận lợi
Đối với giáo viên
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp, gia đình và phụ huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm tốt công tác chăm sóc giáo
Trang 65/32
dục trẻ nhất là đối với việc thực hiện chuyên đề: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm"[2]
Năm học cũng như các năm học trước được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Phòng giáo dục và Đào tạo, của nhà trường tổ chức Ngoài ra bản thân tôi không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, tham gia tiết dạy mẫu, học tập áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm hay, sự sáng tạo của đồng nghiệp, có ý thức tham gia vào các hoạt động của chuyên môn, của nhà trường, của ngành tổ chức thi giáo viên giỏi trường, giỏi huyện, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo Bản thân có tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ và tôi luôn yêu quý trẻ như con của mình
Đối với học sinh
Trẻ được học và phân lớp theo đúng độ tuổi, 100% cháu ăn, ngủ tại trường Năm học tổng số học sinh lớp tôi là 33 cháu, đa số các cháu ngoan ngoãn, lễ phép,
là học sinh vùng nông thôn nên các cháu biết vâng lời cô giáo và cha mẹ
Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi cũng gặp phải không ít khó khăn
2.2.2 Khó khăn
Đối với giáo viên
Do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nhiều thiếu thốn, không có phòng chức năng để áp dụng công nghệ thông tin nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu của trẻ
Đồ dùng, đồ chơi, đồ học liệu cho trẻ thực hành còn hạn chế
Những đồ dùng cần thiết để làm một số thí nghiệm cho trẻ còn chưa phong phú về chủng loại, chủ yếu là cô tự làm
Khó khăn đối với học sinh
Sự nhận thức không đồng đều của phụ huynh nên dẫn đến còn thiếu sự quan tâm đối với việc giáo dục trẻ Vì đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhận thức chậm, nhút nhát, trẻ không tự tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
Trang 76/32
việc mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, chưa thực sự quan tâm việc đưa đón trẻ đến trường đúng giờ quy định
Với những thuận lợi và khó khăn trên là một giáo viên Mầm non qua thực
tế giảng dạy và qua thực tế của địa phương giúp tôi đúc rút những kinh nghiệm
và từng bước giáo dục trẻ từ đó tôi đã đúc rút một số kiến thức, kỹ năng về
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này và
từng bước tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để góp phần giáo dục trẻ ở lớp
tôi nói riêng và trẻ trong toàn trường nói chung
2.2.3 Kết quả thực trạng:
Năm học , tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi nhận thấy trong các hoạt động giáo dục trẻ chưa mạnh dạn ,còn nhút nhát, tự ti, chưa chủ động, sáng tạo và trẻ tham gia vào hoạt động chưa hứng thú, kỹ năng thực hành và tư duy chưa trìu tượng Chính vì vậy, ngay đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể, từ đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài này và bước đầu khảo sát trên trẻ ở nhóm lớp, kết quả thu được như sau:
Bảng kết quả khảo sát trẻ tháng
số trẻ
Đạt yêu cầu Chưa
đạt
1
Trẻ yêu thích, hào hứng tham
gia vào các hoạt động
Tỷ lệ 18% 24% 40% 18%
2 Trẻ chủ động tham gia hoạt
động, làm việc, trao đổi, chia sẻ
trình bày tỏ ý kiến
Tỷ lệ 15% 24% 46% 15%
3 Sự tìm tòi, khám phá, tư duy,
tưởng tượng
Tỷ lệ 12% 18% 43% 27%
Trang 87/32
Tỷ lệ 12% 24% 40% 24%
Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thực trạng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tỷ lệ chưa đạt còn rất thấp Để công việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tốt hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Nga Hưng làm đề tài nghiên cứu trong năm học này
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua kết quả khảo sát để đáp ứng nhu cầu về khả năng hiểu biết của trẻ về nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục hiện nay Tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Giải pháp 1 Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp, kích thích trẻ hoạt động
Môi trường giáo dục trong trường Mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện
để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi Ðối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng thời kì
a Môi trường trong lớp học:
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để làm tăng sự hứng thú, hào hứng của trẻ cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tôi luôn tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa
Trang 98/32
phương; thường xuyên thay đổi theo chủ đề theo đề tài của mỗi hoạt động, tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại Vì vậy tôi luôn chú trọng về việc
bố trí, sắp xếp các góc rất linh hoạt phù hợp để phát huy tính tích cực của trẻ
Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc phân vai từ trò chơi gia đình sang
trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ
* Tạo khoảng cách riêng, yên tĩnh, đảm bảo ánh sáng, diện tích cho trẻ hoạt động
Hoạt động góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ
Mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ Để trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, có thời gian chơi sau một nội dung mà trẻ đã lựa chọn không bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh, tôi luôn quan tâm đến việc tạo khoảng cách riêng, đảm bảo yên tĩnh và ánh sáng trong quá trình hoạt động của trẻ, để trẻ tập trung suy nghĩ và thực hiện
kỹ năng chơi của mình một cách có hiệu quả Do vậy tôi đã bố trí các góc chơi trong lớp phù hợp với diện tích phòng học và đảm bảo yêu cầu xen kẽ giữa góc động và tĩnh.Vì vậy, tôi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp như:
- Góc yên tĩnh xa góc ồn ào hoặc các góc có thể sắp xếp cạnh nhau như: + Góc phân vai xa góc học tập, góc sách
+ Góc xây dựng và góc phân vai kề nhau tạo sự liên kết các nhóm chơi ở trong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại
+ Góc thiên nhiên: Tôi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc khác
Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát
Trang 109/32
của giáo viên Bố trí một số góc cố định, một số góc có thể thay đổi được cho phù hợp với chủ đề thực hiện, tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ
Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện
VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình”, ở góc sách có thể đặt tên “Thư viện gia đình bé” nhưng ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt tên “Vườn cổ tích”
hay “Thư viện các loài cây” và góc học tập dán ô bìa gương để gắn chữ cái, số thay đổi theo chủ đề (Chủ đề nào học đến chữ cái nào thì gắn chữ cái đó kết hợp với tranh có từ) hay ở góc sách học đến bài thơ nào thì dán bài thơ đó lên Không dán khít các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ dán sản phẩm của mình theo chủ đề Bên cạnh đó để gây được sự hứng thú và hấp dẫn đối với trẻ để trẻ cảm thấy luôn mới lạ Xuất phát từ đặc điểm này sau mỗi chủ
đề tôi thường thay đổi, sắp xếp, trang trí lại các góc Nhưng để tiết kiệm về thời gian và kinh phí tôi phối hợp với các giáo viên trong trường đổi các hình ảnh trang trí, các đồ chơi, cho nhau
Cửa sổ Cửa sổ Cửa chính trước
Góc thư viện Góc học tập
Cửa sổ Góc xây dựng Cửa chính sau
Góc chơi gia
đình
Góc bán
hàng
Góc
âm nhạc
Góc tạo hình
Góc
mở chủ đề chính