1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm về giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

UBND QUẬN LONG BIÊN

TRƯỜNG MẦM NON BỒ ĐỀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số kinh nghiệm về giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi

thông qua các hoạt động trong trường mầm non” Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo

Cấp học : Mầm non

Họ và tên tác giả: Chu Hồng Hạnh Chức vụ : Giáo viên

ĐT : 0389497849

Đơn vị công tác : Trường mầm non Bồ Đề

Quận Long Biên – Hà Nội

1/10

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới trẻ thơ luôn là đề tài của biết bao cuốn sách, nguồn cảm xúc củabiết bao tác giả Lứa tuổi mầm non là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách cũngnhư những năng khiếu của trẻ Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cânđối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêuthích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xungquanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo Vấn đề giáodục lễ giáo không phải là vấn đề mới như trước đây và hiện nay chúng ta vẫnlàm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn đềmà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm Đặc biệt hơn đối với trẻ mầm non đặcđiểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo dục trẻ đòihỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu.

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước Trongmỗi đứa trẻ luôn có những tài năng tiềm ẩn và sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ lúcđầu đời là chìa khóa thành công cho tương lai sau này Trẻ sinh ra có quyền đượcchăm sóc, bảo vệ và được giáo dục một cách toàn diện.Vì vậy việc giáo dục trẻngay từ những năm tháng đầu đời là một việc làm hết sức cần thiết Trong đógiáo dục lễ giáo là một phần quan trọng không thể thiếu được bởi giáo dục lễ giáocó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định và quátrình tâm lí của trẻ Ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong cáccâu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.

Các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục lễ giáo vớisự phát triển nhân cách cho trẻ Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoãnvâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đềucó sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ

Thấy được sự cần thiết của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường Mầm nonvà mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi đã quyết định

chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông

qua các hoạt động trong trường mầm non” năm học 2023- 2024 để góp một

phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáonhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.

Trang 3

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Từ ngàn xưa cha ông ta đã đúc kết kinh nghiệm và có câu: "Tiên học lễ, hậu

học văn" Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận đánh

giá phẩm chất của một người dân Việt Nam.

Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là một phần rất quan trọng trong nộidung giáo dục trẻ, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ Hình thành chotrẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người: ngoan ngoãn, lễ phép, nhanhnhẹn, hoạt bát, giàu lòng yêu thương, nhường nhịn, biết giữ gìn cái đẹp…

Bởi vậy, từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của cácnhà giáo dục và các bậc phu huynh, nó chiếm một vị trí quan trong trong đờisống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và là nền văn hóa đặc biệt đối với trẻ

Tuy nhiên trẻ mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửilễ phép còn ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, vớibạn bè và cô giáo Trước thực trạng đó là một giáo viên mầm non, người trựctiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việcgiáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyênliên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình.

Là một cô giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suynghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay đang làvấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ,không chỉ riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác đó là vấn đề quantâm của toàn xã hội hiện nay, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biếtmối quan hệ giao tiếp vì cộng đồng nhằm vào trẻ vào môi trường sư phạm thậtlành mạnh và trong sáng.

2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ2.1 Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và lớphọc được xây mới nên trông rất khang trang sạch sẽ.

Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợthọc chuyên đề, tổ chức các cuộc hội thảo cho chị em đồng nghiệp học tập và rútkinh nghiệm.

Trang 4

Nhà trường có kết nối mạng và thư viện sách cũng góp phần cho việc họchỏi, trau dồi những kinh nghiệm về giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Bản thân là một giáo viên nhiệt tình yêu nghề Luôn gương mẫu trong cáchgiao tiếp, ứng xử hàng ngày đối với trẻ và được phụ huynh tin tưởng.

Lớp học luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các bậc cha mẹ học sinhtrong việc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

Đứng trước tình hình như vậy, tôi thực sự trăn trở và tìm ra các giải phápdạy trẻ để tất cả trẻ đều ngoan và có những thói quen, hành vi đúng đắn.

Tôi quyết định thực hiện khảo sát chất lượng hành vi lễ giáo ở lớp mình vàthu được kết quả như sau:

Bảng 1: Khảo sát kết quả đầu năm học:

SL %1 Biết xưng hô, chào hỏi lễ phép 40 17 392 Biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc 40 22 533 Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi

theo quy định 40 17 394 Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ

sinh môi trường 40 20 535 Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn 40 20 536 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 40 17 39

3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng lớp học lễ giáo.

Trang 5

Cùng với toàn ngành thực hiện chuyên đề năm học xây dựng trường học thânthiện học sinh tích cực Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi trườngxung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này

Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếpgọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ,tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắpsau khi chơi.

3.2 Biện pháp 2: Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát,

thụ động.

Để đạt thu hút được sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu vềmong muốn, sở thích của các bé và cùng các bé đề ra những nội quy chung củalớp như: Mạnh dạn tham gia chơi với bạn, chơi đoàn kết với bạn, nhường đồchơi cho bạn Đến cuối tuần tôi cho trẻ tự nhận xét và nêu gương bé ngoan Đểgiúp các bé thích đi học, đến lớp Tôi luôn lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tậpthể, khéo léo gợi ý những bé mạnh dạn tự tin đến kết bạn, tạo cơ hội cho các bénhiều cơ hội giao tiếp với các bạn

Mặt khác tôi luôn tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có nhữngcách ứng xử phù hợp với trẻ.

Còn với những cháu hay làm nũng thì lại cần tập cho trẻ thói quen biết tự lập, tựphục vụ cho bản thân mình mà không phải lúc nào cũng cần đến sự giúp đỡ củangười thân.

3.3 Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến và việc giáo dục

lễ giáo cho trẻ thông qua các môn học.

Mỗi phương pháp hay biện pháp mà giáo viên sử dụng trong giảng dạy đềuhướng đến mục đích: góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ và ứng dụngcông nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một trong những biện pháp đó Đểviệc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong giảng dạy đòi hỏi ngườigiáo viên mầm non không chỉ có năng lực sư phạm mà còn cần có những kinhnghiệm trong việc phối kết hợp giữa giáo án điện tử, đồ dùng trực quan và phầngiảng dạy của cô để việc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến thực sự đemlại hiệu quả giáo dục cao

Các tiết học được tổ chức thường xuyên và thu hút được sự chú ý, thích thúcủa trẻ Vì vậy lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiềuưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.

Ví dụ:

- Qua môn khám phá khoa học Tiết "Khám phá về phong tục ngày Tết".

Trang 6

Sau khi cho trẻ quan sát trên màn hình, đàm thoại về phong tục ngày Tết và hỏi trẻ:Vào ngày Tết mọi người thường đi đâu? Các con sẽ chúc ông bà, họ hàng điều gì?Cô cho trẻ trải nghiệm khay mứt kẹo và lì xì trong ngày Tết.

Qua đó trẻ biết vào ngày Tết mọi người thường đi chúc Tết Mọi người đếnthăm học hàng, hàng xóm và chúc nhau một năm mới nhiều sức khoẻ, may mắn… - Môn làm quen chữ cái:

Sau khi cho trẻ làm quen chữ cái “ u – ư” tôi cho trẻ chơi trò chơi tìm chữ cáitrong từ nhiệm vụ của trẻ là phải biết xếp hàng, biết phải đợi đến lượt chơi vàkhông vi phạm luật chơi Từ đó trẻ biết nhường nhịn, biết kỷ luật khi chơi, vàlắng nghe cô giáo khi chơi.

- Hoạt động tạo hình: Tiết làm đèn ngủ từ rác chai lọ nhựa.

Sau khi dạy trẻ cách làm ra một chiếc đèn ngủ từ rác thải nhựa Trẻ không chỉbiết giữ gìn bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế những đồ nhựa đã qua sửdụng Mà trẻ còn biết trân trọng những sản phẩm mà chính tay mình làm ra, biếtyêu quý những đồ dùng trong gia đình.

3.4 Biện pháp 4 : Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Khi thực hiên giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi đã lồng ghép vào khi thực hiệncác hoạt động trong ngày như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt độngđón trả trẻ, hoạt động chiều…

- Hoạt động góc

Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học bằng chơi, chơi mà học, trong giờ hoạtđộng góc trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinhhoạt cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào các góc, quađó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhậnbằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểuhiện chưa đúng Giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.

- Ví dụ : Qua trò chơi montessori:

Trẻ muốn chơi đồ chơi núm trụ màu của bạn Trẻ sẽ hỏi mượn:+ Bạn có thể cho mình cùng chơi không?

Trang 7

Trong khi chơi nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, tôi nhắc nhở trẻ phảibiết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho cái gì thì nhận bằng hai tay và nói cảm ơn.

Ngoài ra còn giáo dục cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơivới bạn, gặp chuyện gì phải thông báo cho người lớn biết Sau khi đàm thoại tôigiáo dục trẻ ngoan, không chen lấn, xô đẩy bạn Trẻ biết chia sẻ, nhường nhịnđồ chơi với bạn trong lớp.

Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡbạn bè, mọi người xung quanh

3.5 Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo bằng hình thức khích lệ, động viên.

Chúng ta đều biết trẻ nhỏ rất thích được khen ngợi, động viên, khi làmđược việc tốt Những lời động viên, những phần thưởng nhỏ cũng làm trẻ vuisướng và khích lệ trẻ cố gắng hơn nữa để lại được khen, được thưởng.

Vì vậy cuối ngày tôi sẽ cho các trẻ tự nhận xét xem ngày hôm nay mình đãngoan hay chưa, nhận xét trong lớp có những bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoanvà cho trẻ cắm cờ bé ngoan

Ngoài ra tôi luôn dành thời gian để gần gũi với trẻ Tôi tìm những câu nói hàihước, hóm hỉnh, những món quà bất ngờ, kịp thời và các hình thức khen dễ thươngđể động viên cho trẻ.

- Ví dụ: Thưởng cho trẻ những bông hoa, chiếc lá vào những ngày trẻ làmđược việc tốt để trẻ có thể về khoe với Bố Mẹ Hay những tràng pháo tay củabạn vè cùng với lời giới thiệu nhân vật được nhận thú vị.

Trẻ rất thích thú và mong muốn ngày nào cũng ngoan để được nhận nhiềunhững món quà thú vị.

Còn với những bạn chưa ngoan thì cô sẽ tạo cơ hội bằng cách cho trẻ lênđọc thơ, hát múa và tặng những món quà nhỏ để khuyến khích động viên trẻ cốgắng hơn nữa để lần sau cũng được nhận nhiều quà như các bạn.

3.6 Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ.

Trang 8

Truyền thống của người Việt Nam chúng ta luôn tôn sư trọng đạo và giữvững những nét văn hóa đặc trưng Vì vậy tôi thường xuyên tạo điều kiện chotrẻ có cơ hội được tham gia các buổi tổ chức ngày lễ, ngày hội như ngày nhàgiáo Việt Nam, ngày tết trung thu, ngày tết nguyên đán

Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc để giáo dụctrẻ lòng tự hào dân tộc, tôi cũng đã cung cấp cho trẻ biết về ngày lễ, biết kínhtrọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người Từ đóhình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đókhuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích sau này.

- Ví dụ: Ngày nhà giáo Việt Nam tôi tổ chức cho các tổ trong lớp thi làm những

tấm thiệp tặng cho cô giáo Từ đó, trẻ biết yêu quý những việc làm, cử chỉ quantâm chăm sóc của các cô dành cho trẻ.

- Ví dụ:Ngày hội làng, tôi cho trẻ đến thăm quan di tích cũng như cho trẻ dânghương tại đình làng Tại đây, trẻ được nghe, hiểu, tham quan những hiện vật lịchsử của di tích Qua đó, trẻ thêm yêu quê hương nơi trẻ sinh ra và lớn lên.

Hay đến ngày Tết trung thu tôi chuẩn bị mâm ngũ quả, đèn ông sao và rấtnhiều hoa quả, bánh kẹo Mời trẻ cùng chuẩn bị, bày mâm ngũ quả và thắp đèn.Nhắc trẻ giúp đỡ nhau trong khi làm, cùng nhau làm để có một sản phẩm đẹp.Tôi đóng vai làm chị Hằng kể cho trẻ nghe về ngày tết Trung Thu có trăngsángg, có chị hằng, chú cuội… và tổ chức cho trẻ rước đèn, hát múa.

3.7 Biện pháp 7: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh.

Chúng ta thường dạy trẻ “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô là hai mẹ

hiền ” Tôi hiểu rằng vì câu nói đó luôn có ý nghĩa là sự gần gũi giữa trẻ và cô,

cô và mẹ mẹ ở nhà là cô giáo và cô giáo ở trường giống như người mẹ thứ haicủa trẻ Sự kết hợp của hai người mẹ tốt thì chắc chắn rằng trẻ sẽ có phẩm chấtđạo đức tốt, ngoan ngoãn lễ phép, biết giúp đỡ mọi người,mọi vật xung quanh.Do đó người lớn phải có những quan tâm ân cần , có lòng vị tha , văn minh lịchsự trong cuộc sống, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, đó là diều hết sức quantrọng và cần thiết.

Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai tròkhông nhỏ trong việc giáo dục trẻ Vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh trongviệc giáo dục lễ giáo cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đề nghị phụ huynh nói lên nhữngđặc điểm tâm sinh lý của con mình để cô nắm rõ được Phụ huynh phải trungthực cho dù là trẻ có vấn đề về sức khỏe hay điều kiện sống, tính cách đặc biệt.Có như vậy cô mới có biện pháp giáo dục tích cực và hiệu quả.

Trang 9

Tiếp đó tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáodục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều nền vănhoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minhcủa trẻ.

Thông qua biện pháp này tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh vàogiờ đón và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng cháuđể có biện pháp kịp thời Đối với trẻ có cá tính đặc biệt tôi phải gặp riêng từngphụ huynh để trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ

Tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình nắm bắt các điểm tâm sinhlý của trẻ Đồng thời trao đổi thân mật với gia đình về quá trình học tập cũngnhư mọi sinh hoạt của trẻ qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nên tổ chức họp phụhuynh để trao đổi với phụ huynh có biện pháp phối hợp giũa gia đình và nhàtrường

Đối với cô giáo phải nghiêm túc công tác phối hợp với phụ huynh trực tiếptrao đổi với phụ huynh để dễ ràng theo dõi trẻ hàng ngày Trao đối với phụhuynh về giáo dục lễ giáo thông qua các bộ môn làn quen văn học, làm quen vớimôi trường xung quanh, hoạt động vui chơi âm nhạc, cụ thể là bài thơ bài hát,câu chuyện qua đó cô giáo có biện pháp và phương pháp giáo dục trẻ một cáchcó hiệu quả nhất.

Do vậy về việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường hết sức quan trọng đểchăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề không có người lớn nào bỏ qua với trẻem chóng nhớ mau quen, vì vậy ở lớp có cô giáo, ở nhà có mẹ.Trẻ học đi đôi vớihành, phải kết hợp với cuộc sống hàng ngày không để trẻ tuỳ tiện trong mỗi việclàm Đó cũng là cơ sở để giáo dục lễ giáo cho trẻ để đạt kết quả cao.

Hơn nữa phần đông phụ huynh lớp tôi là công nhân nên rất bận, không cónhiều thời gian dành cho con cái nhất là trong việc giáo dục lễ giáo Tôi đã đưara yêu cầu là hàng tháng sẽ có kế hoạch học tập và sinh hoạt cũng như việc rènluyện lễ giáo cho trẻ do cô giáo lập ra Kế hoạch này sẽ được dán ở bảng thôngbáo của lớp để tất cả mọi phụ huynh đều nắm được từ đó cùng cô có những biệnpháp giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn

4 HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Qua quá trình tìm hiểu và áp dụng các giải pháp trên vào giáo dục lễ giáođối với trẻ trong lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Khảo sát kết quả cuối năm học:

Trang 10

SL % SL %1 Biết xưng hô, chào hỏi lễ

2 Biết nói cảm ơn, xin lỗi

đúng lúc 40 22 53 34 843 Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ

chơi theo quy định 40 17 39 35 874 Biết giữ gìn vệ sinh thân thể,

vệ sinh môi trường 40 20 53 34 845 Biết nhường nhịn giúp đỡ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w