1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số kinh nghiệm khi Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do viết đề tài.

Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, hoạt độngchuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục;Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá,… theo quy định củaBộ Giáo dục và Đào tạo.

Để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn trong đơn vị thì Tổ chuyên môn lànơi trực tiếp triển khai và thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường,là nơi tốt nhất để người giáo viên rèn luyện, nâng cao tay nghề, đồng thời tổchuyên môn cũng chính là nơi quản lí theo dõi sát nhất chất lượng học tập củahọc sinh.

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đíchnâng cao chất lượng dạy học Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trongthời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngànhGD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy họctheo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của họcsinh, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểuhọc; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệthông tin trong giảng dạy và trong quản lí Trong đó, đổi mới nội dung và hìnhthức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng trong chươngtrình GDPT 2018.

Nhằm tạo cơ hội cho giáo viên được học tập lẫn nhau thông qua hoạt độngcùng nhau xây dựng kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, phân tích bài học, quađó giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, phát triểnkhả năng sáng tạo,…Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyênmôn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng cácphương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chiasẻ sau khi dự giờ Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Đảm bảo chotất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quantâm đến khả năng học tập của từng học sinh

Chính vì vậy “Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứubài học” là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên

môn, nâng cao chất lượng dạy và học.

Trang 2

Sau nhiều năm làm tổ trưởng chuyên môn, tôi luôn cố gắng hoàn thànhcác nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao Trong các năm qua, Tổchuyên môn do tôi phụ trách đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: Đã có nhiềucác đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; đạt giáo viên dạy giỏi cấpHuyện; đạt giải nhất, nhì trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường Về phíahọc sinh, cũng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi( Vioedu, TrạngNguyên Tiếng Việt) do Huyện tổ chức Mặc dù vậy, nhưng với lòng nhiệt tình,yêu nghề mến trẻ, tôi vẫn luôn cố gắng không ngừng, luôn tiếp tục học tập, tiếpcận những nội dung mới, cập nhật các thông tin, cùng với sự chỉ đạo của bangiám hiệu nhà trường, Tổ 2-3 chúng tôi đã thực hiện sinh hoạt chuyên môn theohướng nghiên cứu bài học Với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệmkhi thực hiện và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáovà các cấp lãnh đạo.

2 Mục đích của đề tài.

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trongcông tác sinh hoạt chuyên môn.

- Làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống.- Nâng cao tay nghề GV và khả năng sáng tạo qua các lần sinh hoạtchuyên môn ở trường hoặc ở cụm.

- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập qua các hoạtđộng, GV quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh.

- Nâng cao chất lượng dạy - học và văn hóa ứng xử trong nhà trường.- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từBan Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huynhững mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.

- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắnghọc tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Nhiệm vụ:

- Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tài liệukinh nghiệm công tác sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh, giáo viên lớp 2, 3 năm học 2022-2023.

Trang 3

- Tài liệu, sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này tôi đã tự sử dụng các phương pháp sau:

- Đọc các công văn, tài liệu sách, báo, tạp chí…có liên quan đến nội dungđề tài.

- Theo dõi kết quả sau các buổi sinh hoạt chuyên môn.

- Uốn nắn những hoạt động của giáo viên, phát hiện học sinh gặp khó khănđể có biện pháp giúp đỡ.

- Tổ chức rút kinh nghiệm.

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lí luận.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại tổ khối, tạođiều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học theochương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mớiphương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnhsử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy, tổ khối 2+3 đã tổ chức buổisinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học với sự tham dự của các thầy côgiáo trong tổ khối 2+3 và Ban giám hiệu nhà trường

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạtchuyên môn mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việchọc sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào,các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh vềhình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mụctiêu; Không tập trung vào việc đánh giá giờ dạy, xếp loại GV mà nhằm khuyếnkhích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn vàtìm ra biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HSđược tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnhnội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS Sinh hoạtchuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng caonăng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạyhọc thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạyminh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên

Như vậy có thể nói sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bàihọc Thực tế là việc dự giờ và đánh giá tiết dạy của GV thông qua quan sát HS.

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.a Thuận lợi.

- Cơ sở vật chất còn thiếu nhưng cơ bản đảm bảo cho việc dạy và học.- 100 % giáo viên trong tổ có trình độ đại học và cao đẳng.

- Tổ chuyên môn có giáo viên cốt cán làm nồng cốt cho hoạt động của tổ,có giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Hoạt động của Tổ được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện của bangiám hiệu Giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức.

Trang 5

- Đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệmcao, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3 Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

*Bước 1 Phân công giáo viên thực hiện nghiên cứu bài học theo môn học.

Mỗi giáo viên trong tổ được phân công nghiên cứu bài học của một mônhọc Giáo viên tự lựa chọn bài học theo môn được phân công, nghiên cứu vàtrình bày trước tổ những biện pháp thực hiện, hình thức tổ chức; Những thuậnlợi, khó khăn về phía giáo viên, về phía học sinh, yêu cầu tháo gỡ khó khăn Tổchuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn một tiết học để tháo gỡ khó khăn,cùng nhau xây dựng kế hoạch bài dạy cho tiết học, phân công giáo viên thựchành dạy minh họa

*Bước 2 Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu a) Xác định mục tiêu:

Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được(theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học, bài học, đặc biệt cần chú ý xâydựng mục tiêu về phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh), đảm bảo phùhợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài học nghiên cứu Mục tiêu bàihọc được nghiên cứu, được đề xuất bởi một thành viên trong tổ chuyên môn, sauđó được góp ý, hoàn thiện qua sinh hoạt chuyên môn.

b) Xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

- Bài dạy minh họa không phải do một giáo viên thiết kế mà do giáo viêntrong tổ cùng thiết kế, thảo luận, thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất - Việc thiết kế bài soạn không nhất thiết phụ thuộc máy móc vào quy trình

Trang 6

bước dạy theo SGK hoặc SGV mà dựa vào mục tiêu bài học đã đề ra để thiết kếcho phù hợp.

- GV trong tổ thảo luận nội dung bài học, các phương pháp, phương tiệndạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫnhọc sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thựctiễn Đồng thời Các giáo viên thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hànhnghiên cứu như:

+ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?+ Cách giới thiệu bài học như thế nào?

+ Cách chốt ý, chuyển ý, sau mỗi hoạt động trong bài học…

- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huốngxảy ra cùng với cách xử lý tình huống (nếu có)…

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, giáo viên thực hiện dạy minh họa sẽnghiên cứu, phát triển…các ý kiến góp ý của tổ chuyên môn Giáo viên thựchiện hoàn thiện kế hoạch dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy

*Bước 3 Tiến hành dạy bài học và dự giờ

Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạyhọc để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học Khi dự giờ, cần tập trung quansát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức,hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp vớikhả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoànthành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kíchthích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếpnhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡnhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của họcsinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị"bỏ quên".

- Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiệnnhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sửdụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung họctập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

Trang 7

- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quátrình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kếtquả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằmgiúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả họctập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờquan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụngkhi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học củagiáo viên và học sinh.

- Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:

+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợicho người dự.

+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.

+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh,không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.

- Giáo viên dạy và dự cần quan sát việc học của tất cả học sinh, cách làmviệc nhóm, thái độ tình cảm của học sinh Khi dự giờ giáo viên tập trung vàoviệc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học củahọc sinh đặc biệt cần ghi chép cụ thể thái độ của học sinh khi tham gia trả lờicác câu hỏi của giáo viên, thông qua đó tìm mối liên hệ giữa việc học của HSvới tác động của giáo viên về cách sử dụng các phương pháp dạy học, cách tổchức lớp học.

- GV đi dự giờ: Giáo viên chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt

nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnhhội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học.

- Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận Chú ý trả lờihệ thống câu hỏi:

+Học sinh như thế nào?

+Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?

+Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú choHS không?

+Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?

+Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?

Trang 8

- Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù hợpvới khả năng của học sinh trong từng lớp.

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vàođánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khíchgiáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốnvà kịp thời có biện pháp khắc phục.

Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá thể được tham gia vào quá trình học tậpmà cách làm này còn giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” vớiđối tượng học sinh lớp mình, trường mình hơn.

Giáo viên có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thờilượng bài học sao cho sát với thực tế Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượnghọc sinh, đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của họcsinh còn hạn chế.

- Điều chỉnh thói quen đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên,người dự cần hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy, đặt mình vào vị trícủa người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học tập của học sinh nhằm tìmcách giải quyết.

*Bước 4 Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.

Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về bài học: những ý tưởng mới; nhữngthay đổi, điều chỉnh về nội dung; phương pháp dạy học; những điều hài lòng vàchưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa Sau đó, người dự suy ngẫm và chiasẻ các ý kiến của giáo viên về bài học sau khi dự giờ:

- Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vàocác nội dung:

+ Thảo luận xem HS học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kếtquả học tập của từng em).

+ Cùng suy nghĩ: vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt độnghọc, học chưa đạt kết quả và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp.

+ Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng”thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động,sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tíchcực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm họctập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúccủa học sinh trong từng hoạt động.

Trang 9

+ Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụhọc tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biệnpháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kếtquả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.

+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạchbài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học ); sự tương tácgiữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâmlý, sinh lý học sinh; không khí lớp học…

- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận,không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.

- Không nên phê phán đồng nghiệp.

- Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ.

- Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận.

- Tổ trưởng không nên áp đặt, tạo cơ hội cho giáo viên trong tổ phát biểu,có sự dẫn dắt để giáo viên trong tổ cùng thảo luận.

* Bước 5 Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồngnghiệp, giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệmnhững vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngàytrên lớp.

- Tất cả mọi thành viên trong tổ cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiệnnghiên cứu bài học này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiệnthì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.

- Cuối cùng các giáo viên viết bài báo cáo vạch ra những gì được học liênquan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.

Qua tiết dạy minh họa theo hướng nghiên cứu bài học đã giúp các giáoviên nắm vững hơn về phương pháp cách thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt Nhân dịp này, Ban giám hiệu nhà trường cũng nên dành thời gian để đánhgiá lại thực trạng việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới đối vớicác khối lớp trong thời gian qua; tư vấn, hỗ trợ việc thực hiện dạy học các mônhọc; đồng thời, đề ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu để triển khai thực hiện cóhiệu quả chương trình trong thời gian tới.

4 Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiêncứu bài học:

Trang 10

4.1 Soạn kế hoạch, thực hiện giờ dạy minh họa và số người tham gia sinh hoạt.

- Nhóm GV hợp tác xây dựng kế hoạch;- Cử GV thay mặt tổ dạy minh họa;

- Không nên tổ chức sinh hoạt trong tổ số lượng người quá ít.

4.2 Cách dự giờ, cách chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp.

- Luyện tập cách quan sát và cách nắm bắt suy nghĩ về việc học của họcsinh trong giờ học;

- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến.+ Không nên phê phán đồng nghiệp.

+ Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ.

- Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

4.3 Tập trung phân tích các nguyên nhân và tìm biện pháp cải tiến, nângcao chất lượng các bài học.

- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng việc họccủa học sinh, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của học sinh.- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạyminh hoạ theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.

4.4 Ghi biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn.

Phòng GD &ĐT huyệnBa Vì CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.,Ngày Tháng năm 20

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 2 - 3

Tuần: / 20

I/ THỜI GIA ĐỊA ĐIỂM:

Hôm nay vào lúc : Giờ Ngày Tháng năm 20 ,Tại TrườngTiểu Học………Tổ khối 2-3 Tiến hành sinh hoạt chuyên môn.

II/ THÀNH PHẦN THAM DỰ :

Đ/c Chức vụ Tổ trưởng Chủ toạ cuộc họpĐ/c Chức vụ.Tổ Phó Thư ký cuộc họp.

Đ/c Chức vụ Dự chỉ đạo tổ Cùng 6 Thành viên là Giáo viên trong khối về tham dự.

+Trong đó GV Vắng có phép + Trong đó GV vắng không phép

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w