1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀI Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến

Trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là nền tảng chủ nhân tươnglai cho đất nước Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành vàphát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chẩt, tình cảm và trí tuệ Trẻ phảihọc mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động để phát triển Vì vậy, giáo dục kỹnăng sống cho trẻ để giúp trẻ thích nghi với cuộc sống hiện nay thì trẻ càng phảihọc nhiều hơn đặc biệt với trẻ dân tộc thiểu số càng cần phải học những kỹ năngsống đó để hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ địnhhướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải được quan tâmhàng đầu.

Giai đoạn 3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển toàn diện củatrẻ Đây là thời kỳ trẻ hình thành các kỹ năng cơ bản về thể chất, nhận thức,ngôn ngữ, xã hội và cảm xúc Việc được trang bị các kỹ năng sống phù hợp sẽgiúp trẻ dân tộc thiểu số có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện.

Trẻ dân tộc thiểu số thường sống trong điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn,thiếu cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục chất lượng vì vậy giáo dụckỹ năng sống sẽ giúp bù đắp những thiếu hụt về cơ hội học tập giữa trẻ dân tộcthiểu số và trẻ ở các vùng khác, từ đó thúc đẩy công bằng xã hội và sự phát triểnnhân cách toàn diện.

Các kỹ năng sống như tự chăm sóc bản thân, giao tiếp, giải quyết vấn đề,quản lý cảm xúc… rất cần thiết để trẻ dân tộc thiểu số có thể thích ứng tốt vớimôi trường sống và hội nhập cộng đồng Việc được trang bị các kỹ năng này sẽgiúp trẻ tự tin, chủ động và có khả năng thích ứng tốt hơn Giáo dục kỹ năngsống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số là rất cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển cho trẻ sau này.

Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung taygóp sức của gia đình, nhà trường và xã hội Hiện nay xã hội phát triển côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quantâm đến con cái Nhiều phụ huynh mải lướt facebook, zalo, bố mẹ không nóichuyện với nhau và không quan tâm đến con cái Bố mẹ cho các con xem điệnthoại hoặc xem ti vi thường xuyên Chính vì vậy trẻ em ít được giao tiếp với cha

Trang 2

này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triểntoàn diện nhân cách của trẻ

Với trẻ 3 tuổi kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó gópphần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người

Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 3 tuổi Tôi thấy giáo dục kỹ năng sốngrất là quan trọng đối với trẻ vì nó là nền tảng cho việc học tập và thích ứng vớicuộc sống sau này Nếu các con không có số kỹ năng sống thì sẽ ảnh hưởng lớnđến sự phat triển nhân cách của các con

Trong thực tế giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi còn hạn chế, ăn nói lấccấc, chưa chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về nhà không biết chào hỏi ngườilớn trong gia đình…

Bản thân tôi là một giáo viên lớp 3 tuổi bản địa đã gắn bó với nghề đượcmười lăm năm và đã phần nào hiểu được những đặc điểm tâm sinh lí của trẻvùng dân tộc thiểu số Cuộc sống kinh tế khó khăn, việc giáo dục kỹ năng sốngchưa được trú trọng nhiều Nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay sự tác động vàảnh hưởng của mặt trái của xã hội làm cho đạo đức xã hội xuống cấp nghiêmtrọng Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em dân tộc miền núi sẽ rất quantrọng cụ thể là:

Tạo nền tảng các kỹ năng sống như tự chăm sóc bản thân, giao tiếp, giảiquyết vấn đề, quản lý cảm xúc là nền tảng quan trọng cho việc học tập và thíchứng với cuộc sống sau này.

Chương trình giáo dục mầm non hiện nay đều nhấn mạnh tầm quan trọngcủa việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đây là một yêu cầu bắt buộc.

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non đặcbiệt là với trẻ dân tộc thiểu số là rất cấp thiết và cần được quan tâm đúng mức.Bản thân tôi nhận thức được tính cấp thiết đó, nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề

tài “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểusố” để làm để tài nghiên cứu

II Mục tiêu của đề tài, sáng kiến

Thông qua đề tài nhằm giáo dục cho trẻ có một số kỹ năng sống hữu ích nhất

vào cuộc sống hàng ngày như:

Giúp trẻ có kỹ năng tự tin trong giao tiếp, tự phục vụ bản thân trong các hoạt động hàng ngày như ăn, mặc, vệ sinh cá nhân, cất đồ, trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và các kỹ năng thoát hiểm, phòng tránh tai nạn, hỏa hoạn, bắt cóc

Trang 3

Đây là mục tiêu giúp trẻ 3 tuổi phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, xã hội và cảm xúc, chuẩn bị tốt cho việc học tập và hòa nhập cộng đồng trong tương lai.

Hơn nữa thông qua đề tài giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc

giáo dục, nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ góp phần xây dựngtrường học thân thiện, lớp học hạnh phúc.

III Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2023 đến tháng5 năm 2024, củng cố và thực hiện áp dụng từ tháng 09 năm 2023 tới các nămtiếp theo.

- Đối tượng nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống chotrẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số”

- Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác.

Trang 4

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾNI Hiện trạng vấn đề:

1 Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài:

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non đặc biệt là với trẻ dân tộc thiếu số lànhững kỹ năng cơ bản cần có cho trẻ hình thành những hành vi đẹp lành mạnh.Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ chủ động, sángtạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.

Với trẻ 3 tuổi rèn kỹ năng sống ngay từ ban đầu trẻ sẽ có những hành vi,cách ứng xử đẹp với những người xung quanh từ đó trẻ sẽ hoàn thiện nhân cáchtốt cho trẻ Trẻ bắt đầu tự lập hơn, tăng khả năng tự phục vụ và tự quản lý bảnthân Nhu cầu và đặc điểm của trẻ vùng dân tộc thiểu số có nền tảng văn hóa,ngôn ngữ và điều kiện sống khác biệt so với trẻ ở vùng đô thị Trẻ cần được tiếpcận với các kỹ năng sống phù hợp với bối cảnh văn hóa và điều kiện sống củađịa phương Trẻ cần được trang bị các kỹ năng cơ bản để thích ứng với môitrường sống và hội nhập cộng đồng

Trên thực tế giáo dục kỹ năng sống là sử dụng các hoạt động trải nghiệm,thực hành gắn với cuộc sống hàng ngày của trẻ, cần sự kết hợp giữa giáo dụctrong nhà trường và gia đình, cộng đồng Đồng thời chú trọng đến việc tôn trọngvà phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2 Thực trạng điều tra ban đầu 2.1 Thuận lợi

Được BGH quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt ,ban giám hiệu năng động,vững vàng về chuyên môn luôn chỉ đạo sát sao đến mọi công việc, quan tâm đếnđời sống của cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường Được một số phụ huynh quan tâm phối hợp cùng cô.

Với những thuận lợi lớn đó là một giáo viên bản địa có thể nói và hiểuđược tiếng bản địa nên mỗi khi gặp phải vướng mắc trong giao tiếp giữa cô vớitrẻ tôi phải phiên dịch lại từ tiếng dân tộc ra tiếng phổ thông để trẻ nghe và hiểu,cùng với đó là được các bạn đồng nghiệp quan tâm tận tình giúp đỡ của đồngnghiêp.

Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, giáo viên ở lớp đềuđạt trên chuẩn.

Đó là một thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện đề tài “Một số kinhnghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số”

Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn tồn tại một số những khó khăn.2.2 Khó khăn

Trang 5

* Về phía giáo viên.

Giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, còn thiếu tài liệu tham khảo về giáo dục kỹ năngsống cho trẻ Sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn hạn chế, đây cũng làmột khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

* Về phía phụ huynh.

Đa số phụ huynh của lớp là lao động nông nghiệp nhận thức thế giớixung quang còn hạn chế, phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việcgiáo dục giáo kỹ năng sống cho con em mình, dân sống chủ yếu bằng cây thuốcnam nên suốt ngày lên núi tìm hái cây thuốc chưa sát sao với con, một số giađình thì nuông chiều con cho con chơi điện thoại, ỷ lại cho cô giáo.

* Về phía trẻ.

Có 99% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, việc giao tiếp, nhận thứccủa trẻ chưa đồng đều, trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như:Internet, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử, trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn trongcác hoạt động, kỹ năng sống còn hạn chế nhiều.

Từ thực trạng trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu và ứng dụng một số kinhnghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số là một việc làmhết sức cần thiết, có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ.

3 Bảng điều tra khảo sát trước khi thực hiện đề tài

Khảo sát thực tế ở lớp 3 tuổi C1 với những thuận lợi và khó khăn nêu trêntôi đã nhận thấy một số kỹ năng sống của trẻ 3 tuổi còn hạn chế nên tôi đã tiếnhành điều tra khảo sát thực tế về kỹ năng sống của trẻ 3 tuổi trong lớp tôi qua 4tiêu trí trước khi thực hiện đề tài qua bảng số liệu cụ thể như sau:

(Bảng 1 khảo sát thực tế đầu năm tại lớp 3 tuổi - Tháng 9)

Trang 6

Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:

Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế dẫn đến việc dạy một số kỹnăng sống cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao

Do một phần là hàng ngày ở lớp tôi chưa chú trọng nhiều đến kỹ năngsống cho trẻ

Do phụ huynh chưa thực quan tâm đến con em bỏ mặc cho cô giáo mảilo lên núi hái thuốc lo cơm áo gạo tiền, dảnh chút thì lướt facebook, zalo.

Đứng trước thực trạng trên tôi đã thưc sự băn khoăn làm thế nào để giúptrẻ có được những kỹ năng sống cơ bản nhất trong cuộc sống hàng để làm hànhtrang cho tương lai sau này.

Vì vậy tôi đã mạnh dạn học tập, tìm hiểu và đưa ra “ Một số kinh nghiệmgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số”

II Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề

Trang 7

Biện pháp 5: Tận dụng lợi thế là giáo viên bản địa để giáo dục kỹ năng sống chotrẻ.

Ngày nay tôi nhận thấy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu sốnơi tôi công tác rất quan trọng bởi vì con người muốn có nhân cách tốt thì phảibắt nguồn từ kỹ năng sống cơ bản nhất nếu không có những kỹ năng đó thì

tương lai con người sẽ chẳng đi đến đâu Vì thế thế để có được kinh nghiệm vềkỹ sống để giáo dục cho trẻ trước hết tôi cần phải tìm kiếm nguồn tài liệu đọc

tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ qua sách, báo, cả học trực tuyếntrên mạng và học hỏi một số đồng nghiệp trường bạn.

Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non chúng tôi, đội ngũ giáo viên còn

chưa được đồng đều, nhiều giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệmcụ thể là qua kiểm tra, đánh giá đầu năm có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô,chào khách, chưa có kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ …vì trẻ còn thụ động dựadẫm Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôinói riêng chưa thực hiện tốt Vì vậy việc bồi dưỡng một số kiến thức kỹ năngsống cho giáo viên trong nhà trường hết sức cần thiết và nhà trường đã có kếhoạch chỉ đạo tháng họp chuyên môn 2 lần và chú trọng nhiều đến vấn đề dạytrẻ kỹ năng sống trong trường cho trẻ dân tộc thiểu số vì còn nhiều giáo viênchưa hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề và có ít kỹ năng giảng dạy truyền đạtcho trẻ hiểu để hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản, vì vậy ngay từđầu năm học nhà trường đã tiến hành họp chuyên môn và nêu nhiệm vụ trọngtâm của năm học trong đó nhấn mạnh việc đưa các kỹ năng sống để dạy trẻ biếtđược một số kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, kỹ năngtự phục vụ bản thân, kỹ năng, kỹ năng thoát hiểm

Trang 8

Tôi thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻsau này Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi tham khảo sáchbáo để tìm ra những kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho trẻ dân tộcthiểu số là rất quan trọng cần thiết và cấp bách đối với trẻ nên trong các buổihọp sinh hoạt chuyên môn của khối tôi đã trao đổi với các bạn đồng nghiệp cókinh nghiệm để học hỏi và cùng nhau chia sẻ với đồng nghiệp về “một số kinhnghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi dân tộc thiểu số”.

VD: Hàng tháng trường tôi tổ chức cho giáo viên họp tổ chuyên môn 2 lần trongtháng, tổ trưởng triển khai kế hoạch tuần, tháng Giáo viên trao đổi và đưa ranhững ý kiến, những biện pháp và những kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 3 tuổi đã thực hiện ở lớp để cùng nhau thực hiện giáo dục kỹ năng chotrẻ một cách tốt nhất, những ý kiến đóng góp về những kinh nghiệm, những kỹnăng đã được các bạn đồng nghiệp trong tổ thống nhất, nhất trí để đưa kỹ năngđó vào giáo dục trẻ, và cho trẻ trải nghiệm thực hành thực tế.

Hình ảnh 1: Học hỏi chia sẻ giáo dục kỹ năng sống cùng đồng nghiệp

Với sự nổ lực của bản thân một qua năm tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏibồi dưỡng cho bản thân những kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ emdân tộc thiểu số qua internet, qua tài liệu sách, báo để tìm ra những biệp pháp ápdụng vào dạy trẻ và cho trẻ thực hành trải nghiệm hàng ngày đã giúp tôi hiểu vànắm vững tâm sinh lí của trẻ và có một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ Bằng biện pháp này tôi thấy mình đã tiến bộ và tự tin dạy các con kỹnăng sống qua các hoạt động ở trường lớp rất tốt

2.2 Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt độnghàng ngày

Trước kia tôi chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng sống của trẻ trong cáchoạt động hàng ngày bởi chỉ nghĩ đơn giản là trẻ đến được cô hướng dẫn cất đồdùng cá nhân, nghe lời cô dạy, biết ăn, biết ngủ, biết đi vệ sinh đúng chỗ, antoàn không ngã trẻ là tốt lắm rồi, nhưng sau khi tôi được đi tập huấn, tham quanở những trường điểm tôi thấy trẻ ở đó có được những kỹ năng sống cơ bản trongsinh hoạt hàng ngày rất tốt.

Cũng từ đây tôi ý thức được tầm quan trọng không thể thiếu của việc giáodục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết đặc biệt là với trẻ 3 tuổi dân tộc thiểusố ở nơi đây, nhất là với trẻ 3 tuổi đây là thời kỳ vàng để trẻ khởi đầu cho mọi

Trang 9

kỹ năng sống phục vụ cho tương lai sau này của trẻ Vì vậy tôi đã dặc biệt chú ýquan tâm đến một số kỹ năng sống cơ bản để đưa vào lồng ghép trong các hoạtđộng hàng ngày ở trên lớp như các kỹ năng: Giao tiếp chào hỏi, xin lỗi cảm ơn,hợp tác chia sẻ, kỹ năng rửa mặt, rửa tay, kỹ năng cất đồ dùng đồ chơi và kỹnăng bảo vệ bản thân thoát hiểm khi gặp nạn… Vì vậy ngay từ đầu năm họcsau khi khảo sát tôi đã tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục một số kỹ năng sốngcho từng tháng trong năm học cụ thể dưới đây:

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống năm học 203-2024

Tháng 9Kỹ năng chào hỏiTháng 10Kỹ năng rửa tayTháng 11Kỹ năng lau mặt

Tháng 12Kỹ năng nói lời xin lỗi, cảm ơn

Tháng 1Kỹ năng phòng tránh bắt cóc, không đi theo người lạTháng 2Kỹ năng Cởi, cài cúc

Tháng 3Kỹ năng an toàn khi ngồi trên xeTháng 4Kỹ năng vứt giác đúng nơi quy địnhTháng 5Kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn

*Trong giờ đón, trả trẻ với kỹ năng giao tiếp chào hỏi thì tôi đã gặp trựctiếp phụ huynh để trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, về tầm quan trọng của kỹnăng chào hỏi lễ phép rồi cùng thống nhất giáo dục các con phụ huynh hiểuđược điều đó và rất ủng hộ phối hợp cùng cô rèn kỹ năng chào hỏi.

Thời gian đầu năm học có nhiều trẻ khi được bố mẹ đưa đến lớp khóc sợkhông vào lớp nhất là với những trẻ không đi lớp 2 tuổi mà bố mẹ cho đủ 3 tuổimới cho đi lớp thì khóc rất nhiều và có cảm giác rất sợ khi đi lớp gào khóckhông chịu vào lớp ôm chặt lấy bố mẹ, khi cô đón bế thì khóc ôm chặt lấy côkhông rời, không chịu ngồi cùng bạn nhưng với thái độ gần gũi đón trẻ niềm nở,ân cần của cô giáo, cô đã nhẹ nhàng bảo ban và hướng dẫn được trẻ ngồi cùngbạn và trẻ đã dần dần hết khóc lúc đầu trẻ có nhiều trẻ nhút nhát dụt dè chưa nóitruyện, chưa chào cô khi đến lớp nhưng khi vào lớp rồi cô tận dụng mọi cơ hộigần gũi nói truyện với trẻ rồi trẻ cảm nhận được sự gần gũi thân thiện ấm áp vàtrẻ đã nói chuyện với cô với các bạn trong lớp.

Trang 10

Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, lànơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích Mô hình này tạo cơ hội cho tôicó thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích,những mối quan tâm chung của nhau Nói được những điều mình thích và điềumình không thích cho ban và cô giáo hiểu về mình.

Với sự ân cần và niềm nở của cô chỉ sau một thời gian các con đã mạnh dạntiến bộ rất nhiều trong giao tiếp với các bạn trong lớp

Hình ảnh 2: Cô đón trẻ kết hợp giáo dục kỹ năng chào hỏi

*Đối với giờ thể dục sáng: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêngnăng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, rèn kỹ năng kỷ luật đi lên, xuống cầuthang cho trẻ đi theo hàng lối, không xô đẩy nhau.

*Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Đi vệ sinh đúngnơi quy định sau khi đi vệ sinh phải rửa tay bằng xà phòng.

*Với hoạt động học: Tôi lồng ghép một số kỹ năng sống vào trong đó để giáodục trẻ và cho trẻ thực hành trải nghiệm.

Ví dụ: Trong giờ học khám đầu tuần tôi cho trẻ tìm hiểu về quả trứng vàcho thực hành kỹ năng bóc vỏ trứng, tôi cho mỗi trẻ 1 quả trứng luộc và yêu cầutrẻ bóc tách vỏ trứng, trẻ rất thích và ngồi bóc tỷ mỉ, khéo léo, vỏ để riêng ra 1mẹt và trứng để vào đĩa Trẻ được trải nghiệm kỹ năng bóc vỏ trứng và đượckhám phá luôn về cấu tạo bên ngoài bên trong và mùi vị của quả trứng trẻ rấthào hứng và thích thú vô cùng Qua hoạt động này cũng rèn thêm cho trẻ kỹnăng tỷ mỉ nhấn nại trẻ Đây cũng là hoạt động tôi đã tham gia thi giáo viên giỏicấp trường và đạt giải nhì cấp trường.

Hình ảnh 3: Trẻ trải nghiệm kỹ năng bóc vỏ trứng

* Đối với giờ học tạo hình: “ tô màu đèn giao thông ”

Cô giáo dục trẻ nhận biết tín hiệu đèn giao thông (xanh, đỏ, vàng) biết khi tín hiệu đèn đỏ bật lên thì phải gì, đèn vàng thì làm sao, đèn xanh thì như thế nào? Với hoạt động này thì tôi lồng được cả kỹ năng nhận bết tín hiệu đèn và rèn kỹ năng cách cầm bút cho trẻ

* Đối với hoạt động làm quen văn học: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt

động này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trong đó tôi đã lồng ghép kỹnăng giáo dục đạo đức, kỹ năng hợp tác chia sẻ, tình đoàn kết, biết nói cảm ơn,

Trang 11

xin lỗi trong (tiêu chí 1 và 2) Với tiết kể chuyện và đóng kịch “ Chú thỏbureny, Thỏ con ăn gì, thức dậy đi nào thỏ con không vâng lời” Với truyện “thỏcon không vâng lời” tôi đã đưa ra một số câu hỏi đàm thoại:

- Thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào?- Thỏ con đã biết nghe lời mẹ chưa?-Thỏ con đã đi chơi cùng ai?

- Ai đã đưa thỏ con về nhà?- Thỏ con đã xin lỗi ai?

-Hai mẹ con thỏ đã nói lời gì với bác Gấu?

Với những câu hỏi này giúp trẻ biết được đúng và nhận sai và biết xin lỗi, cảmơn khi được giúp đỡ.

Hay trong hoạt động đóng kịch “thức dậy đi nào” tôi là người dẫn chuyện Còntrẻ là người nhập vai các nhân vật trong chuyện để trẻ hiểu được tính cách củatừng nhân vật Qua câu truyện giúp trẻ biết được trong rừng có 3 người bạn, mỗibạn một ngôi nhà nhưng các bạn ấy chơi rất đoàn kết với nhau và đây cũngchính là giáo dục kỹ năng đoàn kết cho trẻ khi chơi cùng bạn

Đây là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ, phát triển ngôn ngữ giao tiếpvà giáo dục trẻ về tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tinh thần đoàn kết Quahoạt động đóng kịch, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trongtruyện Để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về giọng điệu, tínhcách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện Qua đó không những giúp trẻgiúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp lễ phép,cảm ơn, xin lỗi , đoàn kết hợp chia sẻ một cách tốt nhất

Hình ảnh 4: Trẻ đóng kịch“ Thức dậy đi nào

*Với hoạt động ngoài trời tôi đã lòng ghếp kỹ năng giao tiếp, hợp tác chiasẻ, đoàn kết, đây là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên nó giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống Đặc biệt là những

Trang 12

phần chơi tự do với đó chơi ngoài trời trẻ được giao tiếp với nhau thoả thận với nhau chơi biết đoàn kết, nhường nhau cùng chơi.

VD: Khi tôi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, Các cháu chưa có kỹ năngchơi đồ chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, qua cầu khỉ các con thường xuyênchen lấn, xô đẩy nhau Qua quan sát hàng ngày tôi đã đến bên trẻ nhẹ nhàngnhắc nhở các con Các con chơi phải xếp hàng từng bạn lên chơi đến lượt bạnnào, bạn đấy lên Nếu các con chen lấn xô đẩy nhau như vậy rất dễ bị ngã vàmất đoàn kết, để buổi chơi diễn ra thật vui vẻ đoàn kết các con cùng nhau xếphàng để ra sân chơi Từ đó hàng ngày tôi rèn kỹ năng xếp hàng khi ra hoạt độngngoài trời và đến giờ chơi ngoài trời trẻ có kỹ năng xếp hàng chờ đến lượt nàyđã hình thành cho trẻ kỹ năng bết chờ đến lượt.

Hình ảnh 5: Trẻ xếp hàng ra sân chơi đồ chơi ngoài trời

Sau khi thực hiện theo biện pháp tôi đưa ra để dạy trẻ các kỹ năng sống bảnthân tôi là người luôn lắng nghe và luôn thấu hiểu tâm tư của trẻ cần gì, thíchgì? để tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện kỹ năng sống qua các hoạt động chơi đểtrẻ tự tin giao tiếp thành thạo, biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè,biết nhường nhau,biết chờ đến lượt, biết lấy cất đồ chơi gọn gàng Trong các hoạt động vui chơinày nó như một xã hội thu nhỏ để trẻ được trải nghiệm và thực hành những kỹnăng sống đó ngay tại trường lớp của mình.

Như vậy qua một năm tôi đã áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ của lớptiến bộ rõ ràng so với đầu năm như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xếp hàng, kỹnăng quan sát, giáo tiếp thỏ thuận hợp tác chia sẻ

Hình ảnh 6: Trẻ thỏa thuận đoàn kết chơi cùng nhau vui vẻ

*Ở hoạt động góc: Để giúp trẻ có kỹ năng chơi với các bạn khác tôi tạomôi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết Vàtôi đưa ra “tiêu chí 1,2 biết hợp tác, chia sẻ không tranh giành đồ chơi với bạn,biết nhường đồ chơi cho bạn, đoàn kết giúp đỡ các bạn”

Với góc đóng vai khi các bạn tranh nhau đóng vai làm đầu bếp, tôi lại gần hỏihai con đang chơi đóng vai gì thế? Bạn nào là bếp trưởng? Bạn nào đi chợ muađồ? Cô giải thích cho hai bạn hiểu cách chơi

Khi trẻ chơi ở góc nấu ăn các con chơi còn chưa biết bố trí sông nồi, bátđũa và bếp ga cho gọn gàng Mà còn lấy hết đồ xuống để lung tung trên bàn.Tôi đã rèn kỹ năng cho các con biết lấy đồ dùng sao cho ngăn nắp gọn gàng.

Trang 13

Sau đó mới được nấu ăn Khi nấu song các con phải biết sắp xếp giống như mộtmâm cơm hàng ngày bố mẹ các con thường nấu ở nhà cho chúng mình ăn “Tiêuchí 3 biết cất đồ chơi đúng nơi quy đinh” , khi chơi xong phải cất đồ gọngàng.Vì vậy trước khi đến giờ chơi tôi thường xuyên cho trẻ đọc bài thơ “Giờchơi” và khi chơi xong tôi cho trẻ vừa đọc câu thơ sưu tầm về cất đồ chơi vàgiáo dục các cháu phải biết nhường nhịn, biết lấy cất đồ chơi đúng nơi quy địnhvà nhau cùng chơi

Hình ảnh 7: Trẻ cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định

Giờ chơi đến rồiCùng lấy đồ chơiChúng mình chơi nhé

Đoàn kết với nhauKhông tranh đồ chơiCô thấy cô thấy cô cười

Cô khen đoàn kết.

Bạn ơi hết giờ rồi Nhanh tay cất đồ chơi

Nhẹ tay thôi bạn nhéCất đồ chơi đi nào!

VD: Ở góc bán hàng Trẻ đóng vai người bán hàng và người mua hàng, trẻ chưacó thói quen xếp hàng để đến lượt mua hàng Mà còn chen lấn, xô đẩy bạn,người bán thì chưa biết mời khách chưa niềm nở mời khách và người mua chưabiết hỏi người bán hàng mà cứ thế lấy hàng Trong khi trẻ chơi tôi quan sát thấytrẻ chưa có kỹ năng vì vậy tôi thường xuyên rèn kỹ năng cho trẻ có thói quenbiết xếp hàng, hỏi giá khi đi mua hàng và người bán hàng phải niềm nở mờikhách mua hàng qua các câu đơn giản như: “Bác mua gì ạ, cái này bao nhiêutiền bác ơi?, bán cho tôi một cái, hôm nay đông nên các bác xếp hàng đợi lầnlượt ạ ” Từ đó trẻ đã hình thành kỹ năng biết mời chào và biết xếp hàng chờđến lượt, biết nhường nhịn bạn khi chơi.

Hình ảnh 8 : Trẻ chơi góc bán hàng

Thông qua hoạt động nghệ thuật:Trẻ được hát múa, ca hát, biểu diễn cuốichủ đề, vẽ tranh…Tôi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm,khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình.

Trang 14

Ví dụ: Trong tiết biểu diễn cuối chủ đề có những trẻ còn nhút nhát chưatự tin lên thể hiện trước đám đông, tôi quan sát những trẻ nhút nhát đó thấy rằngcác con cũng rất thích hát múa nhưng chưa đủ tự tin còn e dè xấu hổ, rồi kèmcặp và động viện khích trẻ bằng mọi cách rồi dần dần đến cuối năm trẻ cũng đãmạnh dạn tự tin đứng trước sân khấu để biểu diễn (tiêu chí 1)

Hình ảnh 9: Trẻ biểu diễn văn nghệ

Với góc thực hành trải nghiệm kỹ năng sống tôi cho trẻ thực hành thườngxuyên cách cởi cúc, cài cúc, tập đánh rang, chải tóc, đội mũ bảo hiểm, cài dâymũ bảo hiểm, xúc hột hạt qua phễu hoặc từ bát này sang bát kia bằng thìa, vìsao nước chuyển màu…

Đây là cơ hội tốt nhất để thực hành giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Vì vậy tôi đãthường xuyên tổ chức cho trẻ lao động lau dọn góc ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ.

Ở giờ ăn cũng vậy tôi cùng các giáo viên ở lớp dạy trẻ những kỹ năngtrong ăn uống từ đấy các cháu: Biết kỹ năng cơ bản về ăn uống như chuẩn bị kêbàn ăn, chia thìa theo số lượng của tổ mình và biết được khi ăn không được nóichuyện, ăn song phải biết xúc miệng nước muối và lau mặt Ngoài ra trướcnhững giờ ăn tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ “Giờ ăn” do tôi tự sưutầm, cho trẻ vừa đọc hơ vừa làm động tác theo lời thơ Dạy lồng ghép kỹ năngvệ sinh và giờ ăn cho trẻ, từ đây tôi đã rèn cho trẻ thành thói quen trẻ thực hiệnnhững kỹ năng này rất tốt.

Đây là bát cơm nhỏĐây là chiếc thìa xinhĐây là miệng của mìnhXúc cơm lên miệng nhé!

Ngồi ăn cho thật kỹNgồi ăn cho thật noAi há miệng thật toThì cơm không rơi vãi

Hình ảnh 10: Trẻ có kỹ năng tự phục vụ rửa tay, rửa mặt.

Với giờ ngủ và sau giờ ngủ dậy: Tôi dạy các con kỹ năng mặc, cởi, gấp quần áo, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn ngàng và tư thế nằm ngủ, cách chải tóc.

Hay trong hoạt động chơi tự do vào buổi chiều hàng ngày ở lớp tôi chotrẻ chơi đồ chơi ở các góc hay chơi tự do thì tôi đều quan sát thật kỹ để xem cácco đã biết phối hợp chơi cùng nhau chưa? Biết chia sẻ đồ chơi với bạn không,biết nhường bạn đoàn kết cùng chơi không để từ đó cô có hướng rèn kỹ năngcho các con.

Trang 15

Ví dụ : Khi chơi tự do trẻ tự lấy đồ và tự hợp tác trao đổi cách chơi vớinhau như tự nhặt đồ chơi xếp làm bàn bán hàng, chơi ròng rắn lên mây, haymèo đuổi chuột tùy trẻ lựa chọn và chơi với nhau cô là người giám sát trẻ chơi.

Hình 11: trẻ chơi tự do, giao tiếp tự do với bạn

Như vậy sau khi đưa biện pháp này vào giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3tuổi dân tôc thiểu số thông qua các hoạt động hàng ngày theo 4 tiêu chí tôi đưara trẻ đã nắm được và thực hiện tốt các kỹ năng sống đó, trẻ hứng thú và có tiếnbộ rõ rệt

Đây là những kỹ năng đơn giản tự phục vụ khi còn nhỏ giúp trẻ chủ động,độc lập trong mọi công việc hiện tại và sau này, bản thân tôi cũng cảm thấy rấtphấn khởi tự tin trước sự tiến bộ đó của trẻ.

2.3 Biện pháp 3: Dạy kỹ năng phòng tránh cháy nổ và kỹ năng khi gặpngười lạ mặt bắt cóc

Trước đây tôi chưa để ý nhiều đến việc giáo dục kỹ năng phòng tránh

cháy nổ và kỹ năng gặp người lạ mặt do tỷ lệ xảy ra cháy nổ và nạn bắt cóc trẻem rất ít, nhưng một số năm gần đây với cuộc sống hiện tại thì tôi thấy hiệntượng cháy nổ và tệ nạn bắt cóc trẻ em xảy ra khá là nhiều nhất là với miền núikhả năng nhận thức thấp, thật thà rất dễ bị lừa bắt cóc

Ngày nay với cuộc sống hiện đại thì các gia đình, các cơ quan trường học đềusử dụng đồ điện nên khả năng chập điện gây ra cháy nổ rất dễ xảy ra Đối mặtvới nguy cơ nguy hiểm này tôi nhận thấy trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bảnvề thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn cháy nổ và kỹ năng phòng tránh khi gặpngười lạ bắt cóc là rất cần thiết Tôi đã đưa đưa ra tiêu chí 4 phòng tranh cháynổ, bắt cóc và thoát khi bị hỏa hoạn hay gặp người lạ lừa cho kẹo bánh rồi bắtcóc.

Để trang bị cho trẻ những kỹ năng đó thì tôi đã không ngừng học hỏi, tìm hiểutài liệu, và cập nhập những kiến thức mới nhất để hướng dẫn trẻ cách thực hànhnhững kỹ năng đó vào hoạt động buổi chiều đồng thời giáo dục trẻ tăng cường ýthức cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ mình trong cáctình huống khẩn cấp

Tôi đã cung cấp cho trẻ kỹ năng khi gặp cháy nổ, bằng cách thật bình tĩnh

Trang 16

khói, nếu chưa có người đến cứu phải tìm cách thoát hiểm bằng cách dùng khănhoặc vải gì bịt vào mũi, mồm và bò thấp để thoát ra ngoài Với kỹ năng này ởtrường mầm non chưa được chú trọng nên tôi đã mạnh dạn kết hợp vào một sốhoạt động học ở lớp để dạy kỹ năng phòng chống chữa cháy vào để dạy nếukhông may có cháy nổ xảy ra thì trẻ có kỹ năng phòng tránh cháy nổ thoát hiểmra ngoài

Hình ảnh 12:Trẻ có kỹ năng thoát hiểm khi cháy nổ xảy ra

Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày cần có rất nhiều kỹ năngsống, ngoài các kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh cháy nổ thì hiện nay xã hộicòn có rất nhiều những tệ nạn khác nhau trong đó có nạn bắt cóc buôn bán trẻem Vì vậy để có những kỹ năng bảo vệ bản thân ngay từ nhỏ thì ngay ở lứa tuổitrường mầm non ngay tại lớp 3 tuổi mà tôi đang phụ trách, tôi đã đưa ra nhữngtình huống khi được người lạ mặt cho quà hay dủ đi chơi các con phải biết xử lýnhư thế nào? Để giáo dục cho các con kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp nguyhiểm Tôi và 2 đồng chí trong lớp giáo dục các con không được đi theo người lạmặt đó dưới hình thức: Các cô đóng làm kẻ lạ mặt đẻ dụ dỗ cácc con, và đưa racác tình huống cho bánh kẹo, dủ đi chơi các con có đi không? Và các kỹ năng tựbảo vệ như“ Cứu, bắt cóc Cứu, bắt cóc” Tôi sẽ cúng cấp cho các con một số kỹnăng bám dính, đấm đạp, kêu cứu khi bị bắt cóc Ngoài những kỹ năng đó tôigáo dục thêm cho trẻ kỹ năng khi bị thất lạc bằng tình huống giả định như: Nếuđược bố mẹ đưa đi ở công viên hay bãi biển thì các con hãy bình tĩnh ở lạinguyên chỗ chơi không chạy đi tìm bố mẹ, không kêu gào khóc to vì sẽ gây sựchú của nhiều người trong có cả kẻ xấu

Hình ảnh 13: Trẻ có kỹ năng xử lý khi gặp người lạ bắt cóc

Sau một năm áp dụng thực hiện biện pháp này Tôi thấy các cháu ở lớp cónhững kỹ năng biết xử lý khi gặp cháy nổ và khi gặp người lạ Bản thân tôi rấtvui mừng khi thấy trẻ học được kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân

2.4 Biện pháp 4 Chú ý đặc điểm riêng và kết hợp với phụ huynh cùng giáodục kỹ năng sống cho trẻ.

Trước đây việc chú ý đến đặc điểm riêng của trẻ còn chưa được sát sao, do đó trẻ chưa được mạnh dạn tham gia trong các hoạt động dẫn đến hiệu quả giáo dục một số kỹ năng còn thấp cũng một phần do trẻ dân tộc thiểu số thường phải đối mặt với những thách thức và khó khăn đặc biệt trong việc tiếp cận giáo dục

Trang 17

và phát triển kỹ năng sống do điều kiện còn hạn chế làm cho việc tiếp cận và tham gia giáo dục kỹ năng sống trở nên khó khăn hơn.Trẻ dân tộc thiểu số thường phải đối mặt với nhiều áp lực xã hội và văn hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng sống, việc phải thích nghi với môi trường mới, giữ gìn bản sắc vănhóa, cần sự hỗ trợ đặc biệt về cơ sở hạ tầng giáo dục, tài nguyên giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số Vì vậy cần tạo môi ra một môi trường học tập an toàn và thân thiện, nơi trẻ dân tộc thiểu số có thể phát triển kỹ năng sống mà không sợ hãi.

Ngày nay tôi tôi nhận thức được để cho trẻ tiến bộ hài hòa cần tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên, phụ huynh, để đảm bảo trẻ dân tộc thiểu số được tiếp cận đầy đủ các cơ hội phát triển kỹ năng sống, cùng phối hợp chăm sóc những trẻ có đặc điểm riêng vì mỗi trẻ có một tính cách, một hoàn cảnh sống riêng biệt, tính cách, hoàn cảnh ấy nó tác động trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của mỗi trẻ, khiến cho trẻ này nhanh nhẹn hiếu động, trẻ kia lại chậm chạp nhút nhát Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ tôi rất chú ý đến đặc điểm của từng trẻ như cháu Nhi thì nhút nhát do bố, mẹ mải bươn trải kiếm tiền cho con đến học, Ngân thì ăn nói chưa lễ phép do bố mẹ ly hôn, cháu Yến thì rất nhát để có biện pháp giáo dục phù hợp, thì tôi kết hợp với phụ huynh bằng cách gặp gỡ ông, bà,mẹ cháu để trao đổi việc uốn nắn ngay và kịp thời để các con tiến bộ hơn Để rèn kỹ năng cho những trẻ nhút nhát dụt dè,từng tháng, từng tuần, từng ngày khi tổ chức các hoạt động chơi tôi lưu ý đến kỹ năng của từng cháu tôi khuyến khích cháu tham gia, động viên khen ngợi kịp thời để cháu tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động giúp cháu nhanh hoà nhập với các bạn trong nhóm trong lớp, đồng thời tôi còn động viên khích lệ nêu gương để trẻ có tự tin và có động lực qua giờ nêu gương cuối ngày cắm cờ Như vậy sau một quá trình rèn luyện sát sao cùng các con thì cuối cùng các con đã mạnh dạn tự tin tham ra các họat động, tiến bộ trông thấy so với thời gian đầu năm các connhút nhát dụt dè khóc nhè vậy mà sau một thời gian các con đã mạnh dạn lên sân khấu biểu, trẻ mạnh dạn tham gia biểu diễn, cô cảm thấy rất vui mừng Khi phối hợp với phụ huynh cứ mỗi ngày các con đến lớp cô lại trao đổi với phụ huynh về tình hình của con và nhắc con chào cô chào bố mẹ ngay lúc đó và cứ như vậy dần tạo thành thói quen hết nhút nhát trở nên lễ phép chào hỏi.

Trang 18

kỹ năng sống cho trẻ: Tôi mời phụ huyh đến dự giờ hoạt động kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm và gửi video qua nhóm zalo của lớp trên trang website của nhà trường một số kỹ năng để nhờ phụ cho con xem và làm theo kỹ năng, để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc gió dục kỹ năng sống cho con em mình, từ đó phụ huynh quan tâm chú đến kỹ năng sống nhiều hơn cho con.

Hình ảnh 14: nhóm ZALO lớp

Cuối tháng, tôi đều đánh giá và ghi rất cụ thể những kỹ năng của trẻ đã làm được ở góc cha mẹ cần biết để phụ huynh nắm bắt Qua thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt như mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, xưng hô lễ phép thân thiện.

Hình ảnh 15: Trẻ tự tin biểu văn nghệ minh chứng cho biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Chú ý đặc điểm riêng và kết hợp với phụhuynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Tôi thấy phụ huynh chú trọng hơnphối hợp với cô đã thu được kết quả rất cao so với đầu năm.

Như vậy qua việc chú ý đến đặc điểm riêng của trẻ và kết hợp với phụhuynh tôi thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, các con mạnh dạn tự tin về một số kỹnăng sống.

2.5 Biện pháp 5: Tận dụng lợi thế là giáo viên bản địa để giáo dục kỹ năngsống cho trẻ.

Là người giáo viên bản địa trước kia tôi đã chú trọng về kỹ năng sống cho trẻ nhưng chưa đạt hiệu quả cao do tôi chưa có kinh nghiệm nhiều trong giáo dục kỹ năng sống xong tôi nhận thấy với tình hình cuộc sống xã hội phát triển như hiện nay nếu không chung tay vào giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ kịp thờisẽ làm ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ nên tôi đã quyết tâm tìm hiểu thêm về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Tôi hiểu sâu sắc về văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng Sử dụng thành thạo ngôn ngữ bản địa, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận và giao tiếp, dựa trên hiểu biết về văn hóa, truyền thống của dân tộc, tôi có thể xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp bằng cách tíchhợp các hoạt động, trò chơi truyền thống vào quá trình dạy học Để làm tốt điều đó trước hết cô giáo là tấm gương sáng ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ Trẻ rất thích được cô yêu thương, vỗ về gần gũi Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo.

Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: Như cách giao tiếp với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ của cô… Tôi luôn âncần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ Cô là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w