1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục

26 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI VÀ QUẤY R

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI VÀ QUẤY RỐI

TÌNH DỤC

Người thực hiện: Đào Thị Quỳnh Chức vụ: Giáo viên – BCH đoàn trường Đơn vị công tác: Trường THPT Thọ Xuân 5 SKKN thuộc lĩnh vực : Lớp chủ nhiệm

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

I MỞ ĐẦU 1

I.1 Lý do chọn đề tài .1

I.2 Mục đích nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG 2

II.1 Cơ sở lí luận 2

II.2 Vị thành niên, họ là ai 3

II.2.1 Những đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên 3

II.2.2 Những trở ngại về mặt bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên 4

II.2.3 Đặc tính của vị thành niên đối với hành vi tình dục 4

II.2.4 Xã hội nhìn nhận vị thành niên như thế nào 5

II.3 Thế nào là xâm hại tình dục 5

II.3.1.Các hình thức xâm hại 5

II.3.2 Đối tượng bị xâm hại 6

II.3.3 Hậu quả 7

II.4 Giải pháp 8

II.4.1 Về phía cá nhân 8

II.4.2 Về phía gia đình, nhà trường 9

II.4.3 Về phía xã hội 14

II.5 Thực trạng vấn đề 16

II.5.1 Thuận lợi 16

II.5.2.Khó khăn 16

II.5.2.1.Khách quan 16

II.5.2.2 Chủ quan 16

II.6 Hiệu quả 17

II.6.1 Đối với giáo viên 17

II.6.2.Đối với học sinh 17

III Kết luận, kiến nghị 18

III.1 KẾT LUẬN 18

III.2 KIẾN NGHỊ 18

Trang 3

I MỞ ĐẦU

I.1 Lí do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết “|trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai|” đây là một lựclượng to lớn, là chủ nhân của đất nước Ngoài học tập thì việc quan tâm đến cácquyền được chăm sóc nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản của độ tuổi này nóiriêng là nhiệm vụ quan trọng của cá nhân cũng như của gia đình, nhà trường, xãhội Đối mặt với một trong những nội dung của vấn đề này không thể không kể đếnnội dung nóng bỏng và nhức nhối hiện nay: Xâm hại tình dục [4]

Xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Namtrong thời gian gần đây số ca bị xâm hại ở lứa tuổi chưa tới vị thành niên ngày cànggia tăng, độ tuổi trẻ em bị xâm hại càng ngày càng thấp Theo thống kê của Cụccảnh sát điều tra tội phạm về tệ nạn xã hội - Bộ Công an, từ năm 2012 đến nay, số

vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng Từ năm 2015 -2017, đã xảy ra5.070 vụ xâm hại trẻ em trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm 56,3% Số vụ hiếpdâm trẻ em chiếm 65,5% Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh,Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm trungbình có 30 - 40 vụ cưỡng bức trẻ em được đưa tới xét nghiệm, khám tại bệnh việnchúng tôi Các tháng 11 và 12/2016 và tháng 1/2017, tháng nào cũng có tới 3-4 vụ".Ông nhận định: "Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) hiện nay là rấtnghiêm trọng" [4]

Hiện nay, việc giáo dục trong các nhà trường thường chútrọng nhiều đến việc giáo dục tri thức, việc giáo dục các kỹ năngsống cho các em học sinh rất ít, không có hệ thống, và khôngthường xuyên [2]Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹnăng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phùhợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trongcuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi côngcộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa

có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền

hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động [3]

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được ngànhgiáo dục, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, bởi đây làmột chương trình giáo dục hết sức cần thiết đới với mỗi học sinh

và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo conngười phát triển đầy đủ “đức-trí-thể-mĩ” [3]

Thông qua giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho các em cóthêm các kĩ năng sống, các em biết cái đúng, cái sai, theo nhữngchuẩn mực của xã hội, đấu tranh với những cái sai trái, đồng tìnhủng hộ những việc làm tốt đẹp Không phải lúc nào người lớn cũng

có thể ở bên cạnh để bảo vệ cho các em, vì thế không ai khác các

Trang 4

em phải là người tự bảo vệ mình Vì thế cần phải dạy cho các em

kĩ năng sống, cần tuyên truyền cho các em biết cách phòng chốngxâm hại tình dục trẻ em, để các em biết cách phòng chống xâmhại, có thể tự bảo vệ bản thân mình trở thành người hoàn hảo vềthể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản, có thể tự tin, khẳng định

và phát triển trong xã hội hiện đại [3] Chính vì những lí do đó tôi mạnh

dạn tiến hành nghiên cứu đề tài " Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục " với

hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào việc nâng cao kỹnăng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại tình dục và

xa hơn là toàn bộ các em học sinh đang sinh sống và học tập trong vùng

I.2 Mục đích nghiên cứu:

- Hiểu được một số kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục nóichung và ở tuổi vị thành niên nói riêng (hình thức, đối tượng, hậuquả)

- Ghi nhớ được một số kiến thức cơ bản về quyền lợi, trách nhiệm

và nghĩa vụ của công dân (khi là đối tượng xâm hại hoặc bị xâmhại tình dục) được quy định trong các bộ luật

- Đề xuất các biện pháp cho học sinh lớp chủ nhiệm, gia đình vànhững người xung quanh cần thực hiện để có thể tự trang bị kiếnthức về sức khỏe, giới tính và tự bảo vệ mình cũng như bạn bèkhỏi xâm hại tình dục

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh lớp chủ nhiệm 10C3

I.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tham khảo tài liệu

- Phương pháp điều tra thực tế

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp thực nghiệm hiện trường

II NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lí luận

Trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với cácnước trên thế giới và từng bước phát triển vươn lên, bên cạnh việc tiếp thu nhữngmặt tốt thì những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến sựtồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, tập thể trong đó có một bộ phận không nhỏ làtrẻ em Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố mẹ mải lo làm ăn, pháttriển kinh tế mà quên đi việc giáo dục con cái, tạo cho con một môi trường sống vàphát triển nhân cách tốt đẹp Một số gia đình lại phó mặc hoàn toàn việc dạy dỗ,giáo dục con cái cho nhà trường Một số gia đình có điều kiện kinh tế thì lại rất

Trang 5

nuông chiều con, dẫn đến các em luôn ỷ lại, thiếu tính tự lập, mỗi khi có việc gì thìkhông thể tự xử lý, không biết bảo vệ bản thân [4]

Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi vấn đề xâm hại tình dụctrẻ em đang ngày càng có nguy cơ tăng cao (theo thống kê: 93%trẻ em bị xâm hại tình dục từ người có quen biết các em, tộiphạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, bình quânmỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục Xâm hại tình dục trẻ

em không những gây ra cho các em đau đớn, thương tật về thểxác, mà về tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề.) Cũng bởicác em không có kiến thức, kĩ năng về việc phòng chống xâm hạitình dục trẻ em nên các em không biết phải xử lí như thế nào khi

bị xâm hại, dẫn đến các em khi bị xâm hại thì chỉ biết im lặng, cónhững em còn bị xâm hại nhiều lần và trong một thời gian dài [4] Theo kết quả điều tra 100 em về kĩ năng phòng chốngxâm hại tình dục trẻ em, thì có tới 90 em học sinh lúng túng,không biết làm thế nào khi bị xâm hại tình dục

Qua thực tế đời sống, tôi thấy tình trạng xâm hại tình dụchiện nay là vấn đề đáng lưu tâm Theo thống kê của cảnh sát,trên cả nước:

- Tình trạng xâm hại tình dục trong những năm gần đây đã xảy ra

ở mức độ

đáng báo động Từ 2008 - 2013, tòa án các cấp đã đưa ra xét xửtheo thủ tục

sơ thẩm 8.772 vụ với 10.265 bị cáo

- Tòa án các cấp đưa ra xét xử, có 1.812 vụ với 2.641 bị cáo bị xét

II.2 Vị thành niên, họ là ai?

Vị thành niên là những người ở lứa tuổi từ 10 – 19 Năm 1998, trong mộttuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam

nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại như sau: vị thành niên (adolescent) 10 – 19 tuổi, thanhniên (youth) 15 – 24 tuổi, người trẻ (young people) 10 – 24 tuổi [4]

Trang 6

Theo định nghĩa nối trên vị thành niên chiếm 20% dân số thế giới Trongkhi khái niệm thanh niên có sự khác biệt tùy theo từng nền văn hóa thì toàn thế giớingày càng nhất trí rằng tuổi vị thành niên là một giai đoạn khác biệt và quan trọngtrong cuộc sống con người.

II.2.1/Những đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên

Đây là thời kỳ phát triển đặc biêt xảy ra đồng thời với hàng loạt những biến đổinhanh chóng về cơ thể, biến đổi tâm lý và các mối quan hệ xã hội

Thời kỳ vị thành niên sớm (10 – 13 tuổi): [4]

– Ý thức được bản thân không còn là trẻ con, muốn độc lập

– Quan tâm nhiều đến quan hệ bạn bè

– Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể

– Tò mò, thích khám phá

– Phát triển tư duy trừu tượng

– Có hành vi mang tính chất thử nghiệm, bốc đồng

Thời kỳ vị thành niên giữa (14 – 16 tuổi): [4]

– Tiếp tục quan tâm đến ngoại hình

– Tỏ ra độc lập hơn, thích quyết định, có xu hướng tách khỏi sự kiểm soát của giađình

– Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè

– Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận giữa tình bạn và tình yêu

– Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.

– Phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả cảu hành vi

– Bắt đầu thử thách các quy định, các giới hạn mà gia đình và xã hội đặt ra

Thời kỳ vị thành niên muộn (17 – 19 tuổi): [4]

– Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định

– Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn

– Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn

– Ảnh hưởng của bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng đến mối quan hệ gia đình

Trang 7

– Chú trọng tới quan hệ riêng tư, tin cậy mối quan hệ giữa hai người hơn là quan hệtheo nhóm.

– Định hướng cuộc sống và nghề nghiệp rõ ràng hơn

– Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu thực tế hơn

II.2.2 Những trở ngại về mặt bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên?

Phát triển nhanh về thể lực nhưng không nhận thức được một chế độ dinhdưỡng đầy đủ (đối với đa số dân số ở khu vực các nước kém và đang phát triển);không có đủ kiến thức, hiểu biết về sự trưởng thành của bản thân, đặc biệt là sựphát triển tính dục; không nhận được đầy đủ thông tin hữu ích, đúng đắn về sứckhỏe sinh sản (các biện pháp tránh thai, về cách phòng tránh các bệnh lây truyềnqua đường tình dục, kể cả HIV / AIDS cho nên không biết tự bảo vệ); những ngườicung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản (SKSS) thường được đào tạo rất ít về phươngpháp tiếp cận bảo vệ SKSS và sức khỏe tình dục vị thành niên; những dịch vụ hiện

có ít khi được thiết kế với sự quan tâm để phục vụ cho lứa tuổi vị thành niên. [4]Những đánh giá lầm lẫn về bản năng tình dục của vị thành niên?

Rất nhiều người lớn tuổi tin rằng thanh thiếu niên thường bừa bãi trongquan hệ tình dục Nhiều người cho rằng nếu cung cấp thông tin cho tuổi trẻ và giúp

họ phòng tránh thai cũng như các bệnh lây tuyền theo đường tình dục thì sẽ “véđường cho hươu chạy” Một giả định sai lầm nữa là cho rằng cách tốt nhất để giúp

vị thành niên là nói với họ những gì không nên làm

Trên thực tế, nếu chỉ khơi gợi sự tò mò của vị thanh niên thì sẽ khiến cho họmuốn “thử” làm điều mà người lớn khuyên họ không nên làm Trong khi đó, điềuquan trọng hơn là cần giúp vị thành niên có được sự hiểu biết để tự bảo vệ. [4]

II.2.3 Đặc tính của vị thành niên đối với hành vi tính dục?

Ngay từ thời cổ đại, nhà hiền triết Hi Lạp Aristotelesđã có nhận xét đángngạc nhiên về tuổi vị thành niên (đại ý): “Đó là nhưng người có xu hướng hammuốn và sẵn sàng biến ham muốn đó thành hành động Trong số những ham muốnthể chất thì ham muốn tình dục dễ giải tỏa và phóng túng nhất Tuổi vị thành niên

là tuổi luôn biến đổi và ham muốn của họ cũng thất thường, mạnh mẽ, sôi nổinhưng không kiên định, giống như cơn đói, cơn khát của người ốm” Vị thành niên

có những thay đổi về sinh lý, xúc cảm, nội tiết có ảnh hưởng đến hành vi tình dục;các hoạt động tình dục xảy ra ở lứa tuổi này thường không dự kiến trước và khôngthường xuyên; thường không tin rằng những nguy cơ về hành vi tình dục có thể xảy

ra với chính mình (có thai, lây nhiễm bệnh…); Không mấy khi chủ động chuẩn bịcác biện pháp tránh thai; hoạt động tình dục thường do nhưng đòi hỏi bên ngoàivấn đề tình dục; thích sự kín đáo, riêng tư cho nên không thích đến các phòng khám

Trang 8

kế hoạch hóa gia đình vì sợ gặp những người quen biết; lo lắng bố mẹ, bạn bè biếtmình đang sử dụng các biện pháp tránh thai. [4]

II.2.4 Xã hội nhìn nhận vị thành niên như thế nào?

Nhiều xã hội vẫn nhìn nhận vị thành niên là những người chưa phát triểnđầy đủ, thiếu trách nhiệm và chưa có khả năng để quyết dịnh trong cuộc đời Bởithế, vị thành niên phải trải qua một giai đoạn dài khi họ không được coi là trẻ connhưng cũng chưa được coi là người lớn Vị thành niên biết về tình dục và có hoạtđộng tình dục là do sự phát triển tâm sinh lý và thường sớm hơn sự mong đợi củangười lớn và xã hội. [4]

II.3.Thế nào là xâm hại tình dục

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục củangười lớn hơn Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóclột tình dục trẻ em [4]

Vậy những hình thức xâm hại là gì?

II.3.1.Các hình thức xâm hại

+ Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôikéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếpdâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mạidâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổbiến là xâm hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm

a Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm bộc lộ qua một số hành vi nhưhôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc

Trang 9

bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn, éptrẻ thực hiện hành vi mại dâm…[4]

b Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm là những hành vi như dùnglời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tìnhdục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tìnhdục, bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻxem sách báo khiêu dâm…[4]

* Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ sovới thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em đượcphát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếmđến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ emdưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.[4]

II.3.2.Đối tượng bị xâm hại.

Cứ 4 bé gái thì có một bé bị xâm hại còn cứ 6 bé trai thì có một bé bị xâmhại

Và cũng qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ

bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả.Không những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bịxâm hại tình dục Đáng nói, sau khi bị xâm hại nạn nhân thường không hoặc khôngdám kể về những gì đã diễn ra với chúng Hầu hết những người xâm hại tình dục là

Trang 10

nam giới và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn củagia đình, hoặc hàng xóm…[4]

Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dàinhiều năm Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sứcảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ,

đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ. [4]

II.3.3 Hậu quả.

Cho dù sử dụng bạo lực, sự đe doạ hay “lòng tốt” để bắt trẻ thực hiện hành

vi xâm hại tình dục thì hậu quả của việc xâm hại này đều gây tổn thương cho trẻ ởcác mức độ khác nhau Sự xâm hại tình dục làm tổn thương trẻ vào thời điểm khihành vi xâm hại diễn ra và có thể tiếp tục gây tổn thương nạn nhân trong suốtquãng đời còn lại của trẻ, đặc biệt đối với những trẻ không thể kể về sự xâm hạinày hoặc không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hay trị liệu từ phía gia đình và xã hội.[4]

* Về mặt thể chất, trẻ em bị xâm hại tình dục có thể chịu tổn thương thể xác kéodài do các bệnh như như HIV/AIDS, viêm gan, lậu, giang mai và những bệnh lâylan qua đường tình dục khác… Nếu không được chữa trị có thể gây nên những vấn

đề trong tương lai như có thai ngoài ý muốn, ung thư và tử vong do nhiễm trùngnặng Ngoài ra, trẻ còn có thể chịu những tổn thương thể chất trong quá trình phảnkháng lại hành vi xâm hại tình dục…[4]

* Về mặt tâm lý, trẻ em bị xâm hại tình dục thường sẽ cảm thấy tội lỗi, sợ hãi, xấu

xa, thất bại, cộc tính , cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy cơ trở thành tộiphạm khi trường thành Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời saukhi bị xâm hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và khi lớn lên có thể trở thành người đixâm hại tình dục trẻ em khác. [4]

Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ lớn lên có thể gặp vấn đề vềgiới tính của mình, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, rối loạn nhân cách Điều đáng ngại

là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại tình dục cũng thể hiện ra bên ngoài những tổnthương về tâm lý mà đôi khi, cơn sang chấn tâm lý phải sau nhiều năm mới thểhiện ra Vì thế phụ huynh thường khó phát hiện ra những bất thường của con emmình…[4]

Trang 11

Hơn thế, trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trongsuốt quãng đời còn lại Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn là một đứa trẻ,chúng có thể lớn lên và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và sự

an toàn Nghiêm trọng hơn, bị đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở thànhhình mẫu trong cuộc sống của chúng Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thểhàn gắn từ sự xâm hại, những trẻ em bị xâm hại có thể trở thành những người đixâm hại khi chúng lớn lên. [4]

Có thể thấy rằng, hậu quả của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là hết sứcnghiêm trọng đối với bản thân nạn nhân và gia đình, xã hội Vì vậy, nhằm phòngngừa loại tội phạm này một cách hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả cóthể xảy ra cho xã hội, cần triển khai đồng bộ các giải pháp [4]

Chính vì vậy mà mỗi gia đình, xã hội và chính bản thân mọi người phải có những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ mọi người trong

đó có những người bị xâm hại và trừng phạt những người đi xâm hại người khác.

II.4 Giải pháp

II.4.1.Về phía cá nhân:

1.Nên nắm bắt các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại: [4]

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ Nếu đó là người quen của giađình thì cửa phòng phải luôn được mở

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ

lý do

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa

- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình

- Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình

- Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặcbất kỳ hành động thô lỗ nào với các em

- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những ngườithân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình)

- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác

và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó

2.Nên nắm bắt những chỉ dẫn giúp bản thân tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại như: [4]

- Đứng ngay dậy

- Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ

- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình

- Nói to/hét to và kiên quyết : Không! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép! Tôikhông muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …

Trang 12

(Có thể nhắc đi nhắc lại).

- Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầucứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh

- Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy Nếu người thứ nhất chưa tin lời

em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,…cho đến lúc có người tin và giúp đỡ Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy côgiáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng

là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ

- Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng ngườilớn đến cơ sở y tế để khám

- Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề

3.Nắm bắt cách xử lý khi bị xâm hại tình dục [4]

+ Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về việc đã xảy ra để có cách giải quyết.+ Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránhgây hại cho những bạn khác

+ Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình

+ Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thươngthực tế

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại.Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôndũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục

Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được

an toàn

Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em số 25/2004/QH11

II.4.2.Về phía gia đình và nhà trường

* Một là, đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh lớp chủ nhiệm

về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó Việc tuyên truyền, phổ biến phápluật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chútrọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh hoạt của 15 phútđầu giờ, sinh hoạt lớp vào thứ 7 hàng tuần, trong sinh hoạt ngoại khóa của lớphọc [4]

* Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyên

truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâmhại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết Khi bị xâm hại tình dục, nạnnhân và gia đình phải trình báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ tư vấn,giải quyết, tránh để lọt tội phạm…[4]

Trang 13

* Ba là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân và người thân nhằm xây dựng

thiết chế gia đình bền vững Để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm xâm hạitình dục gây nên, giáo viên, cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ vớicon em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết Bên cạnh đó, khảnăng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em chính là đốitượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất Vì vậy, cũng cần phảitrang bị cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thựchiện hành vi đồi bại. [4]

* Bốn là, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em bị xâm

hại, thống nhất hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để xác minh,điều tra, xử lý từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó quy định rõ các thủ tục,quy trình và trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các

Ngày đăng: 20/11/2019, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w