1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp b3 khóa học 2013 – 2016 qua công tác chủ nhiệm lớp

25 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủ, trong phần mục tiêu tổng quát về phát triển g

Trang 1

I MỞ ĐẦU:

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Xã hội vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi nhiều khía cạnh khác

ngoài kiến thức, tài năng Theo World Bank, thế kỷ XXI được coi là “Kỷ nguyên

của kinh tế dựa vào kỹ năng” Do đó khái niệm “kỹ năng sống” được nhắc đến như một yếu tố “đủ” mang đến thành công trong cuộc sống.

Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành kèm theo

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủ, trong phần mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục đến năm 2020 có nêu:

“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức,

kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và

tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Giáo dục

và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" Để làm được điều đó thì vai trò của giáo dục kỹ năng sống

(KNS) phải được đề cao

Trong trường học, người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng đối vớimột lớp học GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của HS, làngười chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của HS trong lớp mình chủnhiệm Chính vì thế, trong tác giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho HS thìGVCN lớp đóng vai trò không nhỏ

Với tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS và những thực trạng

chung của của xã hội và của HS lớp chủ nhiệm, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp B3 khóa học 2013 – 2016 qua công tác chủ nhiệm lớp” để thực hiện trong công tác chủ nhiệm khóa học này.

Trang 2

- Đối tượng nghiên cứu:

+ 21 kỹ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho HS THPT

+ 12 giá trị sống đích thực của nhân loại

- Phạm vi nghiên cứu:

42 HS lớp B3 khóa học 2013 - 2016 trường THPT Triệu Sơn 6

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu… để hình thành

cơ sở lí luận cho đề tài

- Phương pháp điều tra:

Thực hiện đối với 42 HS lớp B3 theo mẫu phiếu điều tra dự kiến

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS nhằm tìm hiểu kĩ vềđạo đức, lí tưởng và những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụng trong thực

tế giao tiếp của các em

- Phương pháp thống kê toán học:

Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giávấn đề chính xác, khoa học

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Tổng kết, đánh giá hiệu quả thực tiễn của SKKN

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

1.1 Khái quát chung về kỹ năng sống:

1.1.1 Kỹ năng sống là gì? (Trích Modul 35 THPT)

- Quan niệm của UNESCO:

Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); Học để chung sống với người khác (Learning to live together); Học để tự khẳng định mình (Learning to be).

Có thể hiểu KNS là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thíchứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc

- Quan niệm của WHO:

Từ góc độ sức khỏe, WHO xem KNS là những kỹ năng thiết thực mà conngười cần có để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh Rộng hơn, KNS là nhữngnăng lực mang tính tâm lí xã hội và kỹ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quảvới người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộcsống hàng ngày

2

Trang 3

- Quan niệm của UNICEF:

KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếpcận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng

Tóm lại: KNS ở đây là năng lực tâm lí xã hội, tính thích ứng giúp cá nhân có

khả năng làm chủ bản thân, đối phó và giải quyết hiệu quả trước các nhu cầu (sinhsống, học tập, lao động) và các thách thức (tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) haybiến cố nào đó xảy ra trong cuộc sống KNS chính là nhịp cầu giúp con ngườibiến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh

1.1.2 Phân loại kỹ năng sống: (Trích Modul 35 THPT)

- Theo WHO, KNS được chia thành 3 nhóm:

+ Kỹ năng nhận thức, bao gồm các kỹ năng cụ thể như: tư duy phê phán,

tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, raquyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…

+ Kỹ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam

kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tựđiểu chỉnh…

+ Kỹ năng xã hội (hay kỹ năng tương tác), bao gồm: giao tiếp; tính quyết

đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy

sự thiện cảm của người khác…

- Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI:

+ Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng

tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhân thức được hậu quả…

+ Học để làm:gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như:

kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…

+ Học để chung sống với người khác: gồm các kỹ năng xã hội như: giao

tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảmthông

+ Học để tự khẳng định mình: gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với

căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…

- Theo lí thuyết của Bloom, KNS được phân loại:

+ Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức: Kỹ năng tư duy sáng tạo

và tư duy phê phán

+ Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực tình cảm: kỹ năng tự nhận thức và

thấu cảm, tự trọng và trách nhiệm xã hội

+ Nhóm các kỹ năng thuộc lĩnh vực tâm vận động:

 Ra quyết định và giải quyết vấn đề

 Quan hệ liên nhân cách và giao tiếp

 Tự nhận thức

 Thấu cảm

 Tư duy sáng tạo

 Tư duy phê phán

 Đương đầu với cảm xúc và căng thẳng

 Trách nhiệm xã hội

 Tự trọng

Trang 4

1.2 Thực trạng về giáo dục KNS cho HS ở các trường THPT hiện nay:

Tại điều 2, Luật giáo dục năm 2005 có nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Tuy nhiên, nội

dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọngviệc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dụcKNS cho học sinh

Khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013, thì

rèn luyện KNS là một trong năm nội dung của của phong trào này Rèn luyệnKNS cho HS bao gồm:

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử mạnh dạn, tự tin với các tình huống trong cuộcsống, thói quen tự học, bảo quản sách vở sạch đẹp và kỹ năng làm việc, sinhhoạt theo nhóm

- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống,chống thiên tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, đoàn kết các dân tộc anh em, phòngngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội

Năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáodục KNS qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS Các Sở Giáodục địa phương cũng đã triển khai tập huấn bồi dưỡng cho các cán bộ Đoàn, GVchủ nhiệm, GV các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, GDCD… các

chuyên đề về Hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Mặc dù trong thời gian qua, giáo dục KNS đã được quan tâm nhưng hiệuquả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của HS còn nhiềukhiếm khuyết

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:

- Trường THPT Triệu Sơn 6 đóng trên địa bàn xã Dân Lực – huyện TriệuSơn là một xã thuần nông, nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo cóthu nhập thấp, không ổn định Nhiều bậc cha mẹ mải mê kiếm tiền mà quên đitrách nhiệm giáo dục con cái và suy nghĩ nhiệm vụ này là của thầy cô, nhàtrường Lứa tuổi HS THPT, tâm sinh lý của các em đang ở giai đoạn phát triểnmạnh, ưa tò mò, thích khám phá nên rất cần có sự quan tâm kịp thời của ngườilớn Nếu không các em sẽ rất dễ vấp ngã hay sa vào các tệ nạn xã hội do thiếuhiểu biết, thiếu bản lĩnh và thiếu các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống

- HS dự thi vào trường đa số là có lực học trung bình, ít có HS khá giỏi nênmức độ hiếu học không cao Trong khi đó công nghệ thông tin phát triển như vũbão, HS được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, trong đó có không ít nhữngthông tin mang nội dung không lành mạnh đã tác động đến sự nhận thức non nớtcủa các em, khiến các em bị “nhiễm” Các em còn có những biểu hiện hành viứng xử không phù hợp trong xã hội, ứng phó hạn chế với các tình huống trong

4

Trang 5

cuộc sống như: thiếu văn hóa hoặc rụt rè trong giao tiếp; thiếu lễ độ với thầy côgiáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệsinh công cộng, thiếu ý thức về bản thân, gây phiền hà cho người khác Tất cảnhững hiện tượng trên là do HS thiếu KNS.

- Nhiều cán bộ GV trong trường chưa hiểu đúng mức về vị trí, vai trò, tầmquan trọng của việc rèn luyện KNS cho HS Họ xem như đó là nhiệm vụ của mônGDCD và Đoàn Thanh niên nhà trường Bên cạnh đó, hoạt động rèn luyện KNScho HS đã được tiến hành lồng ghép trong bộ môn GDCD và qua các hoạt độngđoàn song vẫn còn ít, chưa thực sự đáp ứng nhu được cầu thực tế Thế nên kếtquả của việc rèn luyện KNS cho HS là chưa cao

- HS lớp B3 khóa học 2013 – 2016, tổng số 42 HS gồm có 17 nữ và 25 nam.Trong đó, HS nghèo và cận nghèo chiếm 23%, 64% HS có cha hoặc mẹ hay cảcha và mẹ đi làm ăn xa nhà, có em phải sống với ông bà từ nhỏ, 05 HS là con

mồ côi cha hoặc mẹ Các em đều có nhiều biểu hiện thiếu KNS

Từ thực trạng trên, khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tìm đọc tài liệu, học hỏiđồng nghiệp, đầu tư thời gian, chuẩn bị phương tiện, phối hợp với Đoàn Thanhniên nhà trường lập kế hoạch thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh lớp B3khóa học 2013 – 2016 Cuối khóa học thấy kết quả đạt được rất khả quan Vìvậy tôi có nguyện vọng chia sẻ cùng các đồng nghiệp để mong nhận được sựgóp ý, xây dựng và cùng thực hiện có hiệu quả hơn nội dung này

3 CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Việc giáo dục, rèn luyện KNS cho HS không phải ngày một ngày hai là cóthể nhìn thấy được thành quả của nó Từ việc giúp các em nhận thức đến việccác em tự ý thức để hình thành những KNS thể hiện ra bằng những hành vi cụthể là cả một hành trình dài và vô cùng gian nan mà không phải HS nào cũng dễdàng đạt đến đích Để giúp các em nhận thức và rèn luyện các KNS tôi đã ápdụng một số biện pháp sau:

3.1 Thu thập thông tin về HS lớp chủ nhiệm bằng phiếu điều tra

ngay từ đầu năm học lớp 10.

Ngay khi nhận lớp mới, GVCN thường phải tìm hiểu thông tin về HS lớpmình chủ nhiệm Đây là việc đầu tiên người GVCN phải làm và thường xuyênlàm trong suốt quá trình chủ nhiệm

Việc thu thập các thông tin về đặc điểm tình hình HS thông qua phiếu điềutra sẽ giúp GVCN nắm bắt được sơ bộ về HS lớp mình chủ nhiệm Biết đượcđiểm mạnh, điểm yếu, những ước mơ hoài bão và nghề nghiệp mong muốn củatừng HS trong lớp Từ những gì điều tra được, GVCN có thể phân loại HS củalớp và tiến hành lập kế hoạch chủ nhiệm cho phù hợp

Thông qua viết phiếu điều tra, HS bước đầu nhận thức được về bản thân,

có em đã biết đặt mục tiêu trong cuộc sống và đã có định hướng nghề nghiệpcho bản thân trong tương lai

-> Với phiếu điều tra này tôi đã cho HS bước đầu làm quen với KN nhận thức,

KN đặt mục tiêu trong cuộc sống.

Trang 6

3.2 Xây dựng tập thể lớp tự quản.

Học sinh THPT đang trong lứa tuổi rất ưa hoạt động, ham hiểu biết Các

em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, mà còn rấtmuốn khám phá ra chính mình Trong mọi hoạt động hàng ngày, không em nàokhông nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cách hòa mình với tậpthể Các em rất cần tự biết mình là ai Xây dựng mô hình lớp tự quản khôngnhững thỏa mãn được nét tâm lý phổ biến ấy của HS mà còn giúp các em có cơhội để nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển nhân cách, kỹ năng sống của mìnhtheo hướng tích cực

Trang 7

-> Với việc làm này tôi đã kích thích sự hăng hái, tích cực của HS, khuyếnkhích các em sự tự tin ở bản thân mình, nhận thức được giá trị của bản thân và

tự tin khẳng mình trước tập thể Như vậy các KN như: KN nhận thức, KN xác định giá trị, KN thể hiện sự tự tin… của các em được rèn luyện, tạo điều kiện

cho các em sau này luôn vững vàng trong cuộc sống

- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp đề ra kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của lớp, của Đoàn theo chủ điểm tháng

Đây là cách phát huy tính tích cực chủ động của đội ngũ cán bộ lớp Trongmột năm học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Đoàn trường phát động theochủ điểm tháng khá đa dạng Đặc biệt là tháng 3 và tháng 11 hay tổ chức thànhcác phong trào thi đua với các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT diễn ra sôinổi, hào hứng Trong những dịp này, tôi để cho cán bộ lớp cùng nhau lập kếhoạch và tổ chức thực hiện nó GVCN chỉ giữ vai trò cố vấn khi các em cần xin

ý kiến và trợ giúp khi cần thiết

-> Với cách làm này các em đã được luyện được rất nhiều KNS cần thiết

như: KN giao tiếp, KN thể hiện sự tự tin, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo, KN giải quyết vấn đề, KN đảm nhận trách nhiệm, KN tìm kiếm sự hỗ trợ…

- Giao cho lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt cuối tuần định kỳ.

Sinh hoạt cuối tuần rất quan trọng vì đây là thời điểm tổng kết đánh giá vềmột tuần, một tháng học tập và rèn luyện của các thành viên trong lớp Lớp

trưởng lớp B3 điều khiển buổi sinh hoạt như sau:

Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần

Bước 1 : Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình phụ trách.

Bước 2: Lớp phó học tập nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần

Bước 3: Lớp phó lao động nhận xét về tình hình vệ sinh lớp học hoặc trực tuần

(nếu được phân công) trong tuần

Hoạt động 2: Đánh giá xếp loại hạnh kiểm

Bước 1: Tổ trưởng xếp loại HK của tổ viên.

Bước 2: Thống nhất kết quả xếp loại.

- Lớp trưởng hỏi kiến các thành viên trong lớp về kết quả xếp loại của tổ trưởng

- Xin ý kiến của GVCN, thống nhất và ghi vào bảng xếp loại

Bước 3: Biểu dương, khen thưởng và kỷ luật.

- Biểu dương, khen thưởng những tấm gương người tốt, việc tốt trong tuần

- HS có hạnh kiểm TB và Yếu tự nhận khuyết điểm, tự kiểm điểm và nhận phạttrực nhật hoặc lao động công ích theo sự phân công của lớp phó lao động

- Rút kinh nghiệm chung để phát huy cái tốt, khắc phục cái chưa tốt của tuần qua

Hoạt động 3: Triển khai kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo

Bước 1: Lớp trưởng thông báo kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

(dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường và Đoàn TN nhà trường)

Bước 2: Các thành viên của lớp đóng góp ý kiến bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch Bước 3: Xin ý kiến của GVCN và thống nhất triển khai kế hoạch.

Trang 8

Hoạt động này sẽ phát huy khả năng tổ chức, quản lý tập thể của lớp trưởng

và các thành viên khác trong ban cán sự lớp Các em được rèn luyện KN làm chủ cảm xúc của bản thân trước đông người, KN bình tĩnh và tự tin trong giao tiếp

Hoạt động này cũng giúp cả lớp rèn luyện thêm khả năng nhận thức vấn

đề Biết phê bình và tự phê bình để từ đó rút kinh nghiệm và có phương hướngkhắc phục, sửa chữa Đồng thời tạo cho HS có ý thức phấn đấu và rèn luyện,tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

- Lập kế hoạch học tập và rèn luyện.

Để việc học tập và rèn luyện của mỗi HS đạt kết quả tốt nhất thì mỗi em cầnphải lập kế hoạch, đề ra phương pháp và cách thức thực hiện riêng của mình.Ngay từ tuần đầu tiên của năm học đầu, tôi đã yêu cầu mỗi HS đều phải lập ra:

- Thời gian biểu về các hoạt động trong một ngày

- Kế hoạch học tập, rèn luyện từng học kỳ, từng năm học

Với biện pháp này, tôi đã rèn luyện cho HS kỹ năng tự quản lí thời gian của mình một cách hợp lí, khoa học; hình thành ở các em KN xác định mục tiêu

và phương hướng phấn đấu trong học tập và rèn luyện ở mỗi học kỳ, mỗi nămhọc Đây là những KNS không thể thiếu của các em trong cuộc sống hiện đại

3.3 Thành lập các câu lạc bộ theo chủ đề.

Câu lạc bộ (CLB) là hình thức tổ chức tập hợp những người có chung sởthích, sự quan tâm Tổ chức các CLB chính là điều kiện để rèn luyện KNS cho

HS vì CLB có thể giúp HS phát triển năng lực, phát huy tài năng, cùng hướng

tới ước mơ (Trích Modul 41, Tổ chức hoạt động tập thể cho HS THPT).

Trong phạm vi một lớp học không thể tổ chức quá nhiều CLB theo sởthích, ý muốn của mọi người Mặt khác, làm sao cho tất cả các thành viên củalớp đều tham gia một CLB nào đó cũng là một vấn đề khó Do đó, trên cơ sởphiếu điều tra đầu năm học để tìm hiểu sở thích, ước mơ của HS cùng với việcđộng viên, khích lệ, tôi đã thành lập được ở lớp một số CLB như sau:

- CLB đọc sách: bao gồm 05 thành viên cùng chung sở thích đọc sách báo.

CLB này được giao nhiệm vụ phụ trách sinh hoạt 15 phút đầu giờ với những bàihọc bổ ích từ sách

- CLB bóng đá: gồm 13 thành viên, trong đó có 10 HS nam là cầu thủ bóng

đá, 03 HS nữ là những cổ động viên nhiệt tình và là người giúp đỡ tận tâm chođội bóng

8

CLB bóng đá CLB thêu

Trang 9

- CLB thêu: gồm có 05 thành viên cùng yêu thích công việc thêu tranh.

Những tác phẩm của nhóm đều trở thành đồ trang trí rất đẹp cho phòng học củalớp và làm quà lưu niệm

- CLB cầu lông: gồm có 06 thành viên, chia làm 3 đôi nam nữ cùng chung

đam mê môn cầu lông và cùng thần tượng vận động viên cầu lông Nguyễn TiếnMinh

- CLB hội họa: Tuy chỉ có 02 thành viên ít ỏi những cả hai đều rất nỗ lực

học hỏi để cùng thực hiện ước mơ thi đậu trường Đại học Mĩ thuật công nghiệp

Hà Nội và trở thành họa sĩ hay nhà thiết kế thời trang

- CLB văn nghệ: gồm 12 thành viên được điều hành bởi một thành viên

đam mê sân khấu nghệ thuật Mục đích của CLB này là mang đến niềm vui,tiếng cười giải trí cho mọi người Các tiết mục văn nghệ của CLB thường đượcbiểu diễn trong các cuộc thi văn nghệ do Đoàn trường tổ chức hay góp vui trongcác hoạt động ngoài giờ lên lớp…

Hình thức sinh hoạt CLB này chỉ thành lập ở lớp B3 nhưng cũng có không

ít những thành viên của các lớp khác tới cùng sinh hoạt, góp vui khiến cho cácCLB ngày càng trở nên đông vui hơn và ngày càng trở thành hoạt động sinhhoạt ngoài khóa lành mạnh, bổ ích cho HS Ban chấp hành Đoàn trường đang có

kế hạch mở rộng hình thức CLB trong phạm vi toàn trường

-> Với hình thức sinh hoạt CLB này tôi đã góp phần rèn luyện cho HS một

số KNS cần thiết như: KN nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN đặt mục tiêu, KN hợp tác, KN tư duy sáng tạo, KN thể hiện sự tự tin…

3.4 Lắng nghe và trò chuyện.

Ở trường PTTH, có lẽ điều HS mong nhất chính là được gần gũi với thầy

cô với tư cách là một người bạn lớn tuổi Các em đang ở độ tuổi mới lớn vớinhiều bỡ ngỡ, lại khao khát muốn tìm hiểu về nhiều mặt của cuộc sống nhưngcác em không sẵn sàng chia sẻ điều đó với bố mẹ của mình hoặc bố mẹ vì bậnlàm ăn mà không có điều kiện quan tâm kịp thời tới con cái Thật sự là các emcần có người bạn đồng hành để bảo ban, giúp đỡ khi cần thiết GVCN là người

có điều kiện tốt nhất để làm công việc này

Quan điểm của tôi là “Lắng nghe sẽ thấu hiểu, thấu hiểu sẽ chia sẻ được”.

Bí quyết gần gũi HS là chịu khó lắng nghe, quan tâm đến các em như một ngườibạn Khi đó, HS sẽ phản hồi lại với mình như một người bạn Hãy bình tĩnh vàkiên nhẫn lắng nghe những suy nghĩ, những mong muốn nguyện vọng của HS,không nên “chặn họng” khi HS đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quátmắng khi HS vừa mới nói ra ý kiến của mình cho dù nó có đúng hay không Sau

đó GVCN nhẹ nhàng giải đáp cho HS những điều các em còn băn khoăn vướng

Tranh minh họa bài học môn Ngữ văn của CLB hội họa

Tiết mục dự thi của CLB văn nghệ

Trang 10

mắc Với cách làm này như thế, GVCN đã giúp xóa tan đi khoảng cách giữa GV

và HS, tạo được không khí thân mật gần gũi giữa thầy và trò

Qua những cuộc trò chuyện như thế, GVCN sẽ kịp thời nắm bắt được tìnhhình HS lớp mình, giải quyết được những khúc mắc của HS, hướng các em phát

triển nhân cách lành mạnh Đồng thời HS cũng học được từ GVCN mình KN giao tiếp, KN kiểm soát cảm xúc, KN ứng phó với căng thẳng, KN lắng nghe tích cực, KN thể hiện sự cảm thông, KN giải quyết mâu thuẫn… Đây là một số

KNS quan trọng nhất mà các em sẽ dùng nó để giao tiếp với xã hội, tạo nên nétứng xử tinh tế của riêng cho bản thân mình trong cuộc sống

3.5 Tổ chức kết hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho HS.

KNS và giá trị sống có mối quan hệ tương tác với nhau Giá trị sống lànền tảng để hình thành KNS Ngược lại, KNS là công cụ hình thành và thể hiệngiá trị sống Nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc,

dù cho được học nhiều KNS đến đâu, chúng ta cũng sẽ không biết cách sử dụngnguồn tri thức ấy sao cho hợp lý để mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân vàngười khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tìnhđoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, cókhi còn tỏ ra cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình Vậy nên, songsong với giáo dục KNS, cần hướng cho HS tới các giá trị cơ bản của cuộc sống

Việc rèn luyện KNS nhằm xây dựng cho HS 12 giá trị của cuộc sống đó là: Tự

do, Hòa bình, Hạnh phúc, Yêu thương, Giản dị, Khiêm tốn, Khoan dung, Trung thực, Hợp tác, Đoàn kết, Tôn trọng, Trách nhiệm.(Trích Modul 36 THPT)

Cách thức tổ chức học tập, rèn luyện KNS và giá trị sống:

- Thời gian thực hiện:

+ 1 tháng/lần trong tiết sinh hoạt cuối tuần

Ví dụ: lớp 11 năm học 2014 - 2015

Tháng 10/2014: giáo dục giá trị Hạnh phúc

Tháng 11/2014: giáo dục giá trị Tôn trọng

Tháng 12/2014: giáo dục giá trị Yêu thương

Tháng 1/2015: giáo dục giá trị Trung thực

Tháng 2/2015: giáo dục giá trị Trách nhiệm

Tháng 3/2015: giáo dục giá trị Giản dị

Các giá trị sống còn lại tiếp tục được triển khai học tập trong năm học tiếptheo 2015 - 2016

+ Hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp

+ Tổ chức hình thức sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề

+ Kết hợp với các hoạt động do Đoàn TN nhà trường phát động

10

Trang 11

Với cách làm này tôi đã dạy cho các em hiểu rõ hơn về các giá trị đíchthực của cuộc sống và được dịp rèn luyện về KNS, tạo điều kiện cho các em pháttriển nhân cách lành mạnh; tự tin, vững vàng trong cuộc sống hiện tại và sau này;hướng tới thành công.

3.6 Triển khai tư vấn nghề nghiệp cho HS.

Một trong những nội dung và phương pháp rèn luyện KNS, giá trịsống cho HS là giáo dục khả năng tự lập: tự nhận thức, đánh giá được chính bảnthân mình; biết vạch ra kế hoạch, thời gian biểu học tập cho bản thân và biếtđịnh hướng được nghề nghiệp cho tương lai

Đối với HS THPT đặc biệt là HS khối 12 việc định hướng nghề nghiệp làrất quan trọng Các em còn đang rất phân vân không biết mình sẽ chọn trườnghọc nào sau khi tốt nghiệp cho phù hợp hoặc băn khoăn không biết học xong cáctrường đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề ra trường có xin được việc làm haykhông? Đây là vấn đề “đau đầu” cho nhà trường, Đoàn TN, các giáo viên đặcbiệt là các GVCN lớp 12

Để giải quyết được vấn đề này tôi đã làm như sau:

- Tổ chức buổi tư vấn tập trung có sự kết hợp với các trường ĐH, CĐ, TC nghề

có nhu cầu đến chiêu sinh tại trường

- Tư vấn riêng cho HS và phụ huynh HS có nhu cầu

- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp tại lớp trong một số buổi sinh hoạt cuối tuần

- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu qua các website của các trường ĐH, CĐ, các công

ty mà các em và phụ huynh quan tâm

Buổi tư vấn nghề do trường tổ chức

Trang 12

Mục đích của việc tư vấn này là tôi muốn các em hiểu rõ Mình là ai?

Mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình sẽ đi đâu? (Trích nội dung BDTX 2 năm học 2015 - 2016: Tư vấn lựa chọn nghề cho HS) Giúp các em khám pháđược năng lực, sở thích của bản thân để có thể lựa chọn nghề phù hợp với mìnhsau khi tốt nghiệp THPT Chỉ khi nào nhận thức được và hiểu rõ về bản thânmình, thì HS mới tìm ra được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân trong tương lai Hoạt động này là dịp để cho các em tự nhận thức về chính mình, tự donói lên nguyện vọng, sở thích, mong muốn của bản thân; thành thực với chínhbản thân mình, mạnh dạn lựa chọn nghề phù hợp với bản thân Qua những hoạtđộng tư vấn như thế, tôi đã rèn luyện, khắc phục và nâng cao nhiều KNS cần

thiết cho HS trong cuộc sống tương lai như: KN nhận thức, KN khẳng định giá trị, KN giao tiếp, KN tìm kiếm sự hỗ trợ, KN giải quyết mâu thuẫn, KN đảm nhận trách nhiệm…

3.7 Sử dụng hiệu quả một số phương pháp tích cực trong tổ chức hoạt

động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện KNS cho HS.

Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sựhòa nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãngiản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là conngười biết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanhnhạy, chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng Một lớp người tương lainhư vậy sẽ không thể hình thành nếu GV không biết tạo ra cơ hội để HS đượctập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ khicòn ngồi trên ghế nhà trường

Hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) cóvai trò và vị trí đặc biệt đối với việc rèn KNS cho HS Bởi vì chính sự tham giavào các hoạt động sẽ tạo điều kiện để các em thể hiện suy nghĩ, tình cảm, thái độ

và những ước mơ của tuổi trẻ Đây cũng là môi trường, là cơ hội để mọi HS thểhiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo, tính chủ động linh hoạt Qua hoạt động, HS sẽnhanh nhẹn, hoạt bát hơn, thích nghi hơn và hòa đồng với tập thể, bạn bè Hoạt

động tập thể giúp hình thành các kỹ năng cho HS: KN thích ứng với những biến đổi của cuộc sống, KN giao tiếp và ứng xử có văn hóa, KN tư duy sáng tạo, KN làm chủ bản thân…

Tuy nhiên để tổ chức tốt các hoạt động tập thể, HĐGDNGLL cũng cần cóphương pháp tích cực

Một số phương pháp tích cực trong tổ chức hoạt động tập thể, HĐGDNGLL giúp rèn luyện KNS cho HS:

- Phương pháp thảo luận:

Đây là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên cùngnhau giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung.Thảo luận tạo cho HS cơ hội đưa ra ý kiến của mình, có cơ hội làm quen vớinhau để hiểu nhau hơn

12

Ngày đăng: 05/11/2019, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. 21 nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 21 nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS trong nhà trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Giáo dục kỹ năng sống cho HS trường THPT qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (Tài liệu dành cho giáo viên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống cho HS trường THPT qua các hoạt động ngoàigiờ lên lớp
5. 12 điều được coi là giá trị sống chân thực, Báo Vietnam net Sách, tạp chí
Tiêu đề: 12 điều được coi là giá trị sống chân thực
8. Nguyễn Dục Quang, Modul 41, Tổ chức hoạt động tập thể cho HS THPT 9. Lê Quang Long, Bài giảng sinh lí người và động vật. NXB Đại học Quốcgia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động tập thể cho HS THPT"9. Lê Quang Long", Bài giảng sinh lí người và động vật. NXB Đại học Quốc
Nhà XB: NXB Đại học Quốc"gia Hà Nội
2. Nguyễn Thanh Bình, Modul 35, Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Khác
6. Phạm Quỳnh, Modul 36, Giáo dục giá trị cho học sinh THPT Khác
7. Nội dung BDTX 2 năm học 2015 - 2016 dành cho bậc THCS và THPT:Tư vấn lựa chọn nghề cho HS Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w