1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN công tác chủ nhiệm lớp Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

22 99 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Là một người giáo viên, với suy nghĩ góp phần nhỏ bé của mình đào tạothế hệ trẻ, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở tìm ra phương án tốt nhất, để góp phầnmình giáo dục học sinh, không chỉ có đầ

Trang 1

I.MỞ ĐẦU

1 - Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt và phấn đấu đến năm

2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với các nước trong khuvực và trên thế giới Trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật cũng như côngnghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão Vì vậy đòi hỏi nước ta phải cómột nền giáo dục phù hợp với sự phát triển đi lên của đất nước Để đáp ứng vàphục vụ nhu cầu đó, giáo dục cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượngdạy và học nhằm tạo ra một sản phẩm có chất lượng cả về tri thức lẫn năng lựclao động

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâmđến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đều

có chiến lược phát triển giáo dục & đào tạo một cách đúng đắn nhất Nghị quyếtHội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII đã đi sâu vào việc “Tiếptục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, nghị quyết Hội nghị BCH Trungương Đảng lần thứ 2 ( khóa VIII ) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục

& Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã ghi rõ nhiệm vụ củaGiáo dục & Đào tạo là : “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; Nghị quyết hộinghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa IX) khẳng định: “ Tiếp tục xâydựng đồng bộ và kịp thời hoàn thiện các văn bản pháp lý giáo dục Xác định vàthể chế hóa vai trò, chức năng các cấp quản lý Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản

lý giáo dục từ Bộ GD-ĐT đến các cơ sở giáo dục”

Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt nền móng vững chắc cho Giáo dục &Đào tạo và toàn bộ hệ thống Giáo dục quốc dân; đặt cơ sở ban đầu cho việchình thành và phát triển nhân cách con người; là nơi phát triển những đặc tínhtốt đẹp nhất của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đứctính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập Nhà trường tiểu học phảiđào tạo, giáo dục học sinh phát triển toàn diện đức - trí - thể- mỹ, góp phầnquyết định cho việc hình thành nhân cách học sinh

Là một người giáo viên, với suy nghĩ góp phần nhỏ bé của mình đào tạothế hệ trẻ, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở tìm ra phương án tốt nhất, để góp phầnmình giáo dục học sinh, không chỉ có đầy đủ kiến thức cập nhật, đảm bảo yêucầu của xã hội mà còn là những em học sinh ngoan ngoãn trở thành người có íchcho đất nước Chỉ mong thế hệ măng non này lớn lên, sẽ đủ lông, đủ cánh gánhvác vận mệnh giang sơn không thua kém bạn bè các nước trong khu vực và trênthế giới

Giáo viên, đặc biệt lại là giáo viên Tiểu học – một người thầy tổng thểkhông chỉ dạy các em tri thức mà còn dạy các em cách làm người, hình thànhnhững nhân cách ban đầu cho trẻ Vậy phải làm thế nào để đạt được những yêucầu này? Đó là một câu hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời Thấy rõvấn đề này, tôi luôn coi trọng cả hai lĩnh vực dạy chữ và dạy người trong công

Trang 2

tác giáo dục Một mặt học tập đồng nghiệp, trau dồi thêm chuyên môn để khôngngừng phát triển về năng lực giảng dạy, mặt khác tôi luôn coi trọng giáo dục đạođức học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp Tôi biết giáo viên chủ nhiệm lớp làngười chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lí của hiệu trưởng đối vớilớp và các thành viên trong lớp Ở cấp Tiểu học nơi mà các em đang hình thành

và phát triển nhân cách, giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổchức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều là tổng phụ trách đội, hộicha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học - giáo dục học sinh trong lớp phụtrách.Trong thực tế cũng có giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việcdạy, chưa quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống

của các em… Để có một lớp học sinh ngoan, chịu khó học tập, đội ngũ tự quản tốt, biết vâng lời thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự…thì thầy cô

phải làm gì? Làm thế nào cho có hiệu quả? Điều này đã thôi thúc tôi trăn trở đểtìm ra giải pháp thực hiện công tác chủ nhiệm lớp sao cho có hiệu quả Chính vì

vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” nhằm đúc

rút một số kinh nghiệm về công tác này đồng thời mong được bạn bè đồngnghiệp bổ sung góp ý thêm để công tác này có hiệu quả trong trường học

2 Mục đích nghiên cứu

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành nề nếp cho học sinh

- Giúp học sinh hình thành những nhân cách ban đầu

- Đưa ra những biện pháp mình đã thực hiện để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc

kết thành kinh nghiệm của bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp trong công tác chủnhiệm lớp

- Rèn luyện tinh thần năng động; say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, rèn luyệnmình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại

- Đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dụchọc sinh

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về các giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục ở nhà trường

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp so sánh, đối chứng

Trang 3

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận

Trong những năm qua, ngành Giáo dục & Đào tạo đã có những đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; đào tạo con người lao động mới năng động, sáng tạo, hội tụ đầy đủ phẩm chất và năng lực ( Đức vàtài ) như lời Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có

đức mà không tài làm việc gì cũng khó” Điều lệ Trường Tiểu học qui định giáo

viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học

và thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, chính vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy

và học của giáo viên và học sinh Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyệnđạo đức cho học sinh Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa môi trường giáo dục gia đình, nhà

trường và xã hội

Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinhhình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thẩm mĩ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Chính vì vậy công tác chủ nhiệm lớp có một vai trò quan trọng trong việc giáodục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà

xã hội đang mong chờ ở ngành giáo dục của chúng ta

Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dàycông, nhiệt tình, sáng tạo của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xãhội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấuđến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó

việc giáo dục con cái cho nhà trường

Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chấtđạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh Giáo viên chủnhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh tronglớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáoviên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khókhăn đạt hiệu quả cao và đặt biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả Giáoviên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáodục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụkhác.Đặc biệt phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là ngườibạn lớn của học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em

Trang 4

một cách có hiệu quả, trong đó điều đầu tiên phải nói đến là tình trạng học sinhgặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức.

Như chúng ta đã biết, đạo đức là một yếu tố quan trọng để hình thành nhâncách của con người Trong nhà trường, đạo đức là một phạm trù giáo dục đượcđặt lên hàng đầu Riêng đối với học sinh Tiểu học, giáo dục đạo đức, nhân cáchcho các em luôn được người thầy quan tâm nhất Bởi vì ở bậc học này, các emđang ở độ tuổi còn nhỏ, dễ dàng học được những diều hay nhưng cũng dễ dàngnhiễm những điều xấu Đặc biệt là những em gặp khó khăn trong rèn luyện đạođức

Trong cuộc sống thường nhật, trẻ em gặp khó khăn trong rèn luyện đạođức thường được sử dụng theo các ngôn từ như: trẻ em hư, học sinh hư, học sinhchậm tiến, học sinh cá biệt Tuy nhiên, cần lý giải rằng: Trong khoa học sưphạm cũng như trong xã hội ta không thể thừa nhận các phạm trù khái niệm này.Chính bản thân những trẻ em bị lâm vào tình cảnh khó giáo dục cũng khôngphải là những đứa trẻ hư hỏng, không phải là thứ rác rưởi, bụi bặm của xã hội.Chúng sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi chúng ta sử dụng những ngôn từ đó vớichúng

Trong nhà trường tiểu học, trẻ em gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đứcthường có những biểu hiện rất rõ nét Một số em có những dấu hiệu tổn thương

về mặt tình cảm gia đình, bạn bè Cá biệt có những em tình cảm trở nên chaisạn, phớt đời, hằn học Đại đa số các em học sinh gặp khó khăn trong rèn luyệnđạo đức thường có những biểu hiện vi phạm kỷ cương, nền nếp học tập; vi phạm

kỷ luật, nội quy trường lớp, tập thể; đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược,chọc tức, trêu ngươi kể cả đối với các thầy cô giáo; đối với bạn bè hay có nhữngtrò tinh quái, trêu chọc, nói năng tục tĩu

Đây là việc làm cần thiết của người giáo viên, bản thân tôi mong muốn

và hy vọng sẽ góp một một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc làm tốtcông tác chủ nhiệm, giải quyết tình trạng học sinh gặp khó khăn trong rèn luyệnđạo đức, nhằm hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh này, đưa chất lượng học sinh có đạođức tốt lên ngày càng cao, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ở địa phương từngbước theo kịp tiến độ phát triển chung của ngành Giáo dục và Đào tạo

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.1 Thực trạng

- Học sinh lớp 5 đã lớn hơn một chút so với các em lớp 3,4 cả về nhận thức

và thể lực Song trẻ vẫn còn mang đậm phong cách lứa tuổi nhỏ: thích nghịch,thích chơi Vậy làm thế nào để người giáo viên chủ nhiệm lớp dần đưa các emvào chiều hướng tích cực học tập để hoàn thành bài học ở lớp mà không khiếncho học sinh căng thẳng, không tạo áp lực cho các em? Đó là cả một nghệ thuật

mà người giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn phải biết tâm lý của trẻ Giáoviên phải nắm vững tâm lí trẻ để động viên, khích lệ các em ham mê học hành,giảm dần hoạt động, tâm lí vui chơi là chính ở lứa tuổi này

Trang 5

- Trẻ em rất hiếu động, dễ tin, rất nghe lời cô giáo song cũng rất nhanhquên Các em cũng đã biết phân biệt đúng sai, biết xử lí được tình huống đơngiản, biết nói lên ý kiến của mình, nhận ra một mẫu hành vi chuẩn mực qua bàihọc…

- Qua nghiên cứu thực tế, tôi thấy không phải ai, không phải giáo viên nàocũng làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Bởi vì công tác này đòi hỏi người giáoviên cần có một nghệ thuật Không chỉ cần chuyên môn vững đảm bảo dạy tốtcho các em những tri thức cần thiết của lớp mình phụ trách mà còn cần một tấmlòng yêu trẻ, một sự nhiệt tình trong công tác, nắm bắt đặc điểm tâm lí của từng

em để có thể đưa ra biện pháp giáo dục cho phù hợp

Năm học 2015- 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ

nhiệm lớp 5A Qua tìm hiểu tôi thấy lớp 5A có một số đặc điểm sau:

- Thành phần: Lớp có 32 em: 19 nữ, 13 nam

- Về phẩm chất : Nhìn chung các em ngoan, có ý thức học tập tốt song đa

số các em còn nhút nhát, một số ít các em khác lại nghịch ngợm, hứa rồi xin lỗinhưng lại mắc khuyết điểm, một số lại hay nói tự do, nghĩ sao là nói vậy cho dùđang học hay đang chơi Đặc biệt, có những học sinh thường xuyên nói dối, nóidối ngay cả khi không có một lý do cần thiết, thường xuyên vi phạm quy chếhọc tập, rèn luyện đạo đức, nội quy của nhà trường, lớp học như: nói tục, chửibậy, không vâng lời cô giáo, cha mẹ, hay gây gổ với bạn bè

-Về học tập: Qua việc khảo sát đầu năm về chất lượng học tập môn Toán và

Tiếng Việt của học sinh, tôi thấy đa số các em có kết quả tốt nhưng ngược lại cómột vài học sinh khả năng tiếp thu, khắc sâu kiến thức còn hạn chế, đặc biệt là

em Tâm Đức, Hoàng, Lê Na, Chung chưa tính toán thạo các phép chia cho số cónhiều chữ số, các phép tính với phân số và các bài toán có lời văn

Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy:

Qua tìm hiểu, điều tra về những biểu hiện của học sinh trong lớp, đặc biệt

là những học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức và những em tiếp thubài còn chậm, ý thức học tập chưa tốt cho thấy : Nguyên nhân chính dẫn đến

Trang 6

tình trạng trên đây hầu hết là do những điều kiện sinh hoạt và học tập của các

em Cụ thể là:

* Nguyên nhân từ phía gia đình:

- Quan hệ gia đình của nhiều gia đình học sinh thiếu hòa thuận, cha mẹmất đoàn kết, đánh chửi nhau hoặc bỏ nhau, trong gia đình thiếu sự chăm sócgiáo dục các em dẫn đến học tập bị giảm sút, chán nản

- Điều kiện gia đình còn khó khăn về kinh tế, chưa có đủ điều kiện quantâm đến việc học tập, rèn luyện của con cái mình

- Học sinh phải cùng bố mẹ lao động, không có điều kiện để học tập vàhoạt động cùng tập thể

- Bố mẹ phải lo làm ăn, không quan tâm đến con cái, phó mặc việc họctập của con cái cho nhà trường

- Gia đình chiều chuộng con cái một cách thái quá

* Nguyên nhân từ phía nhà trường :

- Một số giáo viên thiếu trách nhiệm với học sinh Công tác chủ nhiệmlớp, việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức còn chưa tốt,chưa nắm bắt và thấu hiểu về hoàn cảnh sống và sự cảm thông đối với học sinh;

có định kiến với những học sinh này

- Các hoạt động tập thể của nhà trường như sinh hoạt Đội, Sao nhi đồngchưa thu hút được các em tham gia

- Sự thống nhất giữa Ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm cùng các lựclượng của nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa đồng bộ

*Nguyên nhân từ phía xã hội:

Ở địa phương Quảng Thành ngày nay, các tệ nạn xã hội như bài bạc, số

đề, nghiện hút đã xâm nhập vào và ngày càng gia tăng, phần nào làm ảnh hưởngđến nhận thức của học sinh Cơ chế thị trường và những mặt trái của nó cũngảnh hưởng không ít đến nhà trường, tới cha mẹ học sinh và sự đầu tư cho con

em họ Các chương trình hành động của các tổ chức Giáo dục học sinh trên cáccụm dân cư còn đơn điệu và đạt hiệu quả chưa cao

* Nguyên nhân từ phía học sinh:

- Ham chơi và chơi với những phần tử xấu trong và ngoài nhà trường.

- Có những rối loạn cảm xúc, thiếu hứng thú học tập và rèn luyện

- Có sự bất mãn, chán nản về các mối quan hệ trong gia đình hoặc thầy côgiáo và bạn bè

Nói tóm lại: Các thực trạng nêu trên đã phần nào cảnh báo cho chúng ta

biết tình hình học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức của trường Tuyrằng số học sinh này không nhiều nhưng đó là vết đen nhuốm lên màu hồng nhàtrường, làm cho cha mẹ và thầy cô giáo phải buồn phiền, làm ảnh hưởng đến uytín của nhà trường Do vậy, việc giáo dục học sinh gặp khó khăn trong rèn luyệnđạo đức là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi các nhà Giáo dục và các tầng lớp xãhội phải quan tâm đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trang 7

Từ những thực trạng, nguyên nhân trên, tôi xin đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường Tiểu học như sau:

Giải pháp 1: Tìm hiểu học sinh

Ngay từ tuần đầu của năm học, tôi đã tìm hiểu tỉ mỉ hoàn cảnh, cá tính củatừng em Có nắm chắc hoàn cảnh của từng em, cá tính của từng em, mới biếtđược sở thích, nguyện vọng cá nhân của từng em, môi trường sống của các em

để từ đó giúp cho việc giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp, nội quy lớp học giúpcho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh đạt kết quả tốt Khôngchỉ dừng ở việc tìm hiểu học sinh qua xem sơ yếu lí lịch mà tôi còn đến thăm giađình các em nghe ý kiến của cha mẹ các em Tôi còn thường xuyên gần gũichuyện trò Chính sự gần gũi của cô mà các em không còn cảm thấy sợ và ngầnngại mỗi khi nói chuyện Sau khi tìm hiểu học sinh, gia đình học sinh, bản thânnhận thấy những thuận lợi và khó khăn của trường, của lớp mình phụ trách nhưsau:

- Trường có đội ngũ giáo viên vững tay nghề, nhiệt tình, yêu nghề, luôn

có ý thức tự học nâng cao trình độ chuyên môn

- Đa số học sinh chăm ngoan, có nhiều cố gắng trong học tập và tu dưỡngđạo đức, có sách giáo khoa và đồ dùng học tập đầy đủ

Giải pháp 2: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm:

- Trước hết, giáo viên phải là tấm gương gương mẫu về mọi mặt, nhiệttình tâm huyết với học sinh, coi các em như con, như em của mình

- Giáo viên chủ nhiệm phải có đầy đủ hồ sơ sổ sách Trong đó sổ chủnhiệm phải có đầy đủ lý lịch, tình hình của lớp một cách cụ thể như: Hoàn cảnhgia đình, địa chỉ, những năng khiếu bẩm sinh của từng học sinh Từ đó phânloại học sinh và có những biện pháp giáo dục riêng đối với những học sinh gặpkhó khăn trong rèn luyện đạo đức và tiếp thu bài chậm

Trang 8

- Giáo viên chủ nhiệm thông qua các tiết sinh hoạt lớp để giáo dục họcsinh, làm sao để các em không bị chán thêm trong những tiết này Muốn vậy,giáo viên phải tạo được không khí vui vẻ, thoải mái, không để việc học sinh lạmdụng việc phê bình và tự phê bình mà dành nhiều thời gian vạch ra phươnghướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, sáng tác thơ, kể chuyện vui…và động viêncác em này tham gia vào hoạt động đó; tổ chức các buổi lao động, các tiết họcngoài giờ lên lớp để học sinh tham gia hưởng ứng, từ đó đề ra những hướng đicho học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức và chậm tiến trong học tập.

- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bớt chút thời gian đến thăm hỏi,động viên học sinh tại gia đình để nắm bắt, báo cáo kịp thời kết quả học tập vàrèn luyện của học sinh tới phụ huynh học sinh

Giải pháp 3: Động viên khích lệ học sinh.

- Tôi biết rằng học sinh tiểu học đang còn ham chơi, học không tập trung.Song nắm được tâm lí trẻ rất thích làm người lớn Giáo viên chủ nhiệm dùngbiện pháp chế tài, thi đua, động viên, khen thưởng đối với học sinh để khuyếnkhích các em phấn đấu vươn lên cũng như hạn chế những hành vi vi phạm nộiquy nhà trường Đây là một biện pháp không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm,

vì nó là nguồn cổ vũ, là động lực thúc đẩy các em phấn đấu vươn lên Chính vìvậy mà ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã động viên các em: “Từ hôm nay các em

đã là học sinh lớp 5 lớp cuối cấp, là anh chị của các em trong trường rồi, các em

đã lớn hơn nhiều, đã được các em gọi bằng anh, bằng chị vậy thì chúng mìnhcần học tập tốt hơn, ngoan hơn để làm gương cho các em Thế là buổi học hôm

ấy cũng như những buổi sau nếu có em nào chưa ngoan, tôi cũng không cầnnhắc tên chỉ cần nói nhẹ Vậy là học sinh ý thức được ngay và tiếp tục tập trungvào bài học

- Trong quá trình học, tôi luôn nắm vững tâm lí trẻ rất thích khen nên dù em

có tiến bộ chỉ một chút thôi cũng cần tuyên dương, động viên để em cố gắnghơn nữa Chẳng hạn lớp tôi có em Sơn hay nói chuyện riêng, nói tự do trong giờhoc, cô giáo nhắc nhở nhiều lần mà chưa tiến bộ Buổi thao giảng hôm đó có cácthầy cô đến dự giờ thăm lớp, em rất hăng hái phát biểu xây dựng bài, cuối tiếthọc tôi đã khen em trước lớp Được cô khen, các bạn khích lệ, từ hôm đó, emkhông còn nói tự do nữa mà chăm chú nghe giảng, lại còn nhắc nhở các bạnkhác giữ trật tự

- Biết các em thích làm người lớn, tôi giao toàn bộ giờ sinh hoạt cho các

em Dưới sự điều hành của lớp trưởng, các em được thoải mái trình bày nhữngsuy nghĩ, những thắc mắc của mình, đến những phút cuối thì tôi là người giảiđáp những thắc mắc đó Đặc biệt, biết trong lớp có nhiều em rụt rè, nhút nhát,tôi đã gợi ý cử những em đó làm cán bộ lớp để các em mạnh dạn hơn trong giaotiếp Chính vì thế, ngoài việc nhận thức của các em được nâng lên từ những bàihọc mà kĩ năng giao tiếp của trẻ cũng dần được hoàn thiện

Giải pháp 4: Giáo dục đạo đức

Trang 9

- Giáo dục học sinh học và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, hàng tuần vào giờsinh hoạt có tổng kết khen ngợi hoặc nhắc nhở những học sinh chưa thực hiệntốt.

- Quan tâm, theo dõi, giúp đỡ số học sinh chưa ngoan, chưa chịu khó họctập thay vì thường xuyên nghiêm khắc phê bình trước lớp

- Thuyết phục bằng tình cảm, dùng sự khoan dung và độ lượng của giáoviên, xây dựng lại niềm tin đối với học sinh, làm cho các em nhận ra được việclàm sai trái của mình để nhận lỗi và sửa lỗi

- Dùng nhân vật trung gian để giáo dục học sinh: Trong một số các giờ họcnhư Đạo đức, Tập đọc…, giáo viên có thể sưu tầm thêm những câu chuyện, việclàm thể hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức để các em học tập, những việclàm chưa tốt, có hại cho bản thân và gia đình, xã hội để các em cần tránh Biệnpháp này cũng đem lại kết quả tốt Một số em đã tiến bộ hẳn lên, từng bướctrưởng thành, nên người Ví dụ: Luôn nhắc nhở các em biết bảo vệ cây và hoatrong trường Không hái hoa, bẻ cành và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện; đoànkết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô giáo và người lớn tuổi…

Giải pháp 5: Xây dựng nề nếp

- Xây dựng nề nếp là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu củangười giáo viên tiểu học Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáodục và dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao

- Ngay từ đầu năm, sau khi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệmlớp 5A, tôi bắt tay vào việc ổn định tổ chức lớp Tôi cho các em bầu ban cán sựlớp Như vậy các em được tự chọn ra bạn ngoan, gương mẫu, học tập tốt và cókhả năng lãnh đạo lớp vào đội ngũ cán bộ lớp Đội ngũ cán bộ lớp đã có, tôi họpriêng các em phân công nhiệm vụ cho từng em

* Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật:

+ Ngày đầu tiên mới nhận học sinh, tôi quy định rõ ràng: Học sinh lớp 5 làphải học nhiều hơn học sinh lớp 3, 4 hơn nữa thời gian lại có hạn, chính vì vậytrong giờ học không ai nói chuyện riêng, không ai nói tự do những việc ngoài lề.Nếu phát hiện có em nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ, tôi ngừng giảng

và nhìn đúng tại nơi đó với ánh mắt nghiêm khắc Học sinh tự giác ổn định lạingay sau đó và giờ học lại được tiếp tục Đây là một biện pháp rất hiệu quảkhiến cho công tác chủ nhiệm của tôi nhàn hơn Không phải ngẫu nhiên mà bạn

bè đồng nghiệp của tôi thường nhận xét rằng tôi không bao giờ nói to là vì thế + Đặc biệt, học sinh tiểu học hay mách thầy cô giáo Với những lần nhưvậy tôi luôn phải hỏi rõ ngọn nguồn Cả hai đối tượng đều được trình bày cùngvới nhân chứng (nếu có) Từ đó giáo viên mới có cách giải quyết công bằng đốivới các em Có những trường hợp giáo viên phải chỉ ra lỗi cụ thể của một emhay cả hai đều mắc lỗi thì cần xin lỗi nhau để giải tỏa Sau những lần như vậygiáo viên lại rút kinh nghiệm những trường hợp này các em không nên và không

Trang 10

cần thiết phải thưa cô vì việc đó không quan trọng Dần dần học sinh tự nhận ranhững việc gì thưa cô là chính đáng, cần thiết để giảm dần việc thưa mách cô.+ Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàngthương yêu chăm sóc các em Song cũng cần thể hiện rõ sự nghiêm khắc không

bỏ lửng khi nhắc nhở, giao việc cho học sinh Chẳng hạn, học sinh về nhà khônghọc bài Cô không phạt mà yêu cầu lần thứ nhất cho phép các em về làm bù bài.Hôm sau cô phải kiểm tra ngay Nếu chưa làm cô dành thời gian yêu cầu em đóhoàn thiện bài tại lớp Tránh tình trạng cô giáo giao việc cho học sinh songkhông có sự kiểm tra đôn đốc khiến cho lời nói của cô trở nên kém trọng lượng,lần sau cô nói sẽ không có hiệu lực nữa

+ Giáo viên kiên trì huấn luyện phong thái tự tin cho học sinh làm lớptrưởng, luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao

+ Giáo viên hướng dẫn thật chi tiết, tỉ mỉ cho đội ngũ cán bộ lớp trong vàituần đầu để các em quen thành nếp và dần dần có đội ngũ tự quản tốt Trên cơ

sở đó giáo viên yên tâm quản lí học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa

Ví dụ: Khi có tiếng báo hiệu làm vệ sinh trường lớp: Lớp phó phụ trách laođộng điều khiển các bạn nhanh chóng vào vị trí tổ đã được phân công, bàn trựcnhật ở lại làm vệ sinh trong lớp học

Học bài ngồi theo nhóm (bàn) 2 người ôn lại bài cũ, kiểm tra việc học bài ởnhà của nhau

Khi xếp hàng ra vào lớp hay thể dục giữa giờ: lớp trưởng là người điềuđộng các bạn sao cho thật nhanh, thật ngay ngắn

+ Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ chức sinh hoạt lớp để nhận xét công việctrong tuần qua: cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xétđược mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới

Ví dụ : Lớp có bạn đi học trễ nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ Tuyêndương học sinh gương mẫu, tập thể có nhiều cố gắng

+ Giáo viên ghi nhận những ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dụccác em biết được hành vi đúng sai Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn

có Với những việc các em làm được giáo viên kịp thời khen ngợi, tuyên dươngnhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo

* Xây dựng nề nềp học tập:

+ Chia nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn, nhóm năm, nhóm sáu, muốn họcsinh hoạt động theo nhóm nào giáo viên chỉ thước vào kí hiệu đó viết sẵn ở góctrái của bảng lớp

+ Giáo viên thường xuyên đến lớp sớm để cùng kiểm tra, dò bài với các em.(Mặc dù đã giao cho em lớp phó phụ trách học tập và các bàn trưởng, tổtrưởng, tổ phó) Công việc này cần được kiểm tra vào đầu giờ học để có hiệuquả hơn

Trang 11

+ Giáo viên khuyến khích tất cả học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài

Ví dụ: Khi gọi học sinh nhút nhát hoặc học sinh còn tiếp thu chậm trả lờiđược câu hỏi đề nghị cả lớp động viên bạn bằng tràng pháo tay hoặc một phầnthưởng khích lệ

+ Giáo viên sử dụng phương pháp học mà chơi – chơi mà học, nhưng không

vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh

Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung

cả lớp Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi, cổ vũ nhưngkhông la lớn, không đập bàn

Giải pháp 6: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

* Chất lượng học tập

- Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các

em thành nhiều nhóm phân hoá theo đối tượng học sinh Giáo viên có kế hoạchphương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn

- Xếp chỗ ngồi cũng rất quan trọng mà mỗi giáo viên cũng cần chú ý.Những năm học trước tôi quả thật chưa chú trọng đến vấn đề này Biết cách sắpchỗ ngồi học sinh không những hỗ trợ kiến thức cho nhau mà hoạt động nhómhiệu quả cũng rất cao Mặc dù một năm đổi chỗ hai lần song tôi vẫn cố gắngđảm bảo mỗi bàn 2 em dù hoạt động nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn, nhóm nămhay nhóm sáu, trong mỗi nhóm đều có học sinh học tốt hoặc tiếp thu còn hạnchế, còn nhút nhát

- Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hìnhsức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các em thấy được lỗi của mình từ đó

có hướng khắc phục Giáo viên cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực đểgiảng dạy có hiệu quả

- Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướngdẫn học sinh học tập: học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức

Vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tíchcực của học sinh

- Dạy đầy đủ các môn học, qua giờ thể dục, giờ học làm thí nghiệm, lắpghép mô hình… giúp các em bớt căng thẳng để học tốt các môn khác đồng thờigiúp các em khoẻ mạnh, khéo léo hơn

*Vở sạch chữ đẹp

Trong các giờ Chính tả, Thực hành luyện viết, tôi hướng dẫn kĩ cho các emtừng nét cơ bản và mẹo hay để viết các nét đó sao cho đúng, đẹp Từ đó các emrèn luyện nhiều thì chữ viết cũng đẹp hơn Song cũng phải nói một điều rằnglàm như vậy quả là vất vả đối với giáo viên chủ nhiệm “Nét chữ nết người” nêngiáo viên cố gắng trình bày chữ viết trên bảng đẹp, mẫu mực Hướng dẫn học

Ngày đăng: 16/10/2019, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w