1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

37 697 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 43,2 MB

Nội dung

sáng kiến có chất lượng cao, đạt giả, hình ảnh đẹp, Tốt, có chất lượngViệc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.

Trang 1

Nội dung Trang Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ:

Phần B: NỘI DUNG

1 Biện pháp 1: Thông qua một số hoạt động có chủ đích nhằm tạo cho

trẻ có sự tự tin và khả năng sáng tạo

8-18

2 Biện pháp 2: Thông qua một số trò chơi vận động ở ngoài trời để

trang bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết

19-26

3 Biện pháp 3: Xây dựng các đề tài hoạt động ngoài trời 27-30

4 Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh 31

Trang 2

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lý do chọn đề tài :

Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiềuvấn đề phức tạp liên tục nảy sinh Bên cạnh những tác động tích cực, còn cónhững tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em Nếumỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựachọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượtqua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi rotrong cuộc sống

Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêngđang trở thành nhiệm vụ quan trọng Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sựvận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sốnghạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ pháttriển hài hòa, toàn diện về nhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cầnthiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa Giúp các

em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động

cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xãhội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người,giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực

Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đãđược đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học Ở Việt Nam, năm học2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năngsống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học Cóthể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cầnthiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội

Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầmnon còn chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ đượctầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạtcho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Là giáo viên mầm non nhiều năm, nhận thức được tầm quan trọng của kỹnăng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào

để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả Tôi nhận thấy rằng đốivới trẻ 5-6 tuổi “giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào

là đúng, thế nào là sai như ta thường làm Các phương pháp cổ điển như bàigiảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại

Trang 3

vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành

vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao nănglực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau Quyết định phải xuất phát từtrẻ

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đónnhận một cách hứng thú và tích cực nhất Là giáo viên mầm non ai cũng đềunhận thấy hoạt động ngoài trời là một hoạt động mà trẻ luôn mong chờ và đâycũng là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt, giúp trẻ được

tự thể hiện mình, thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của bản thân

Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu cách tổ chức hoạt động ngoài trời nhằmgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả Qua thời gian thực hiện tôi

đã tích lũy được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số

kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”.

II.Cơ sở lý luận:

Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thếgiới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học, các nhà giáodục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằmứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Đó là kỹ năngsống Hay nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lànhmạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàngngày.Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống Vì đến độtuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ phi có sự thay đổi sâusắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổinày Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, nhưgiọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đềutác động đến sự phát triển của trẻ Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năngsống cần được tiến hành từ bậc học mầm non Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia

tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá caosiêu, phức tạp Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hếtsức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tựlập”Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giaotiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình,biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản mộtcách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quảhọc tập của trẻ Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng

Trang 4

những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ cóđược những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.

Một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ 5-6 tuổi đó là:

- Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là

phát triển sự tự tin trong trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả vềtrong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác Không ai sinh ra đã có ngay

sự tự tin Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và họchỏi Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấymình có giá trị Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá tronghọc tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêuquý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người

- Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này.

Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡthì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm Khi chúng ta kết hợp năng lực làmviệc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sựhợp tác Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễdàng hơn là tự mình làm lấy Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùngchơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn

- Kỹ năng giao tiếp:  Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối

với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân vàdiễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vịtrí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh Đây là một kỹ năng có vị tríchính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiêncứu khoa học Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiếnnào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới.Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ

- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống

xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó Khả năng vận dụng các kỹnăng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra vớitrẻ trong cuộc sống hàng ngày

- Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng

nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá Giáoviên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác

lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được

Trang 5

- Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết

đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sửdụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khichưa được người thân cho phép,  biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quyđịnh của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm

III Cơ sở thực tiễn:

* Giáo viên:

– Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tìnhvới công việc Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi,nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chămsóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất làviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

- Được nhà trường tạo mọi điều kiện tham dự các lớp bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ do trường và quận tổ chức

Trang 6

- Không gian trường hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động ngoàitrời.

- Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiếtphù hợp theo độ tuổi

IV Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :

1 Mục tiêu:

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được hiểu là giáo dục những kỹ năng mangtính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những gì mà mình biết(nhận thức), những gì mình cảm nhận(thái độ) và những gì mình quan tâm( giátrị) thành những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nàotrong những tình huống khác nhau của cuộc sống xung quanh trẻ

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1 Đối tượng nghiên cứu:

- Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn A2

- Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thôngqua hoạt động ngoài trời

2 Phạm vi nghiên cứu:

- Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, lớp A2 năm học 2016-2017

Trang 7

PHẦN B: NỘI DUNG

I Khảo sát một số kỹ năng sống cần thiết của trẻ.

Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả Nhà giáo dục

K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi

mặt” Do đó, để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ

năng sống phù hợp với trẻ 5- 6 tuổi

Đối với tâm sinh lý trẻ em 5-6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ

cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa Thực tế kết quả của nhiều

nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian

đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự tự tin, kỹ năng hợp tác,

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạo, kỹ

năng giữ an toàn cá nhân Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với

lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ

Bảng khảo sát một số kỹ năng sống của trẻ:

1 Sự tự tin Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và

trong mối quan hệ với người khác

2 Kỹ năng hợp tác Trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi

với nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với cácbạn, biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biếtcảm thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc

3 Kỹ năng giao tiếp Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác

hiểu, biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng từ ngữphù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chăm chú lắngnghe người khác nói và chờ đến lượt trong giaotiếp, trò chuyện

4 Kỹ năng xử lý tình

huống

Trẻ có những hành động ứng phó đúng với các tìnhhuống xảy ra trong cuộc sống

Trang 8

nhân sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, biết tránh

xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểmĐầu năm học 2015- 2016 qua khảo sát lớp, tôi thấy kỹ năng hoạt động tựphục vụ bản thân của trẻ còn yếu, trẻ chưa tự tin trong giao tiếp với cô giáo vàbạn bè, đa số các cháu còn rụt rè chưa mạnh dạn trong hoạt động học và hoạtđộng vui chơi Hơn nữa trẻ chưa ý thức được việc làm nào đúng, việc làm nào làchưa đúng, đa số các cháu đều hoạt động theo bản năng chưa có kỹ năng hợptác, giao tiếp, xử lý tình huống, chưa thể hiện được sự sáng tạo và sự tò mò.Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu được kếtquả như sau:

trẻ

Số trẻ

II Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.

Trang 9

1 Biện pháp 1: Thông qua một số hoạt động có chủ đích nhằm tạo cho trẻ

có sự tự tin và khả năng sáng tạo.

Trước hết, chúng ta phải nhận thấy rằng: một trong những kỹ năng đầutiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa

là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệvới những người khác Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọitình huống ở mọi nơi mọi lúc

Các nhà tâm lý học nhi khoa đã chỉ ra rằng việc vui chơi ngoài trời khôngchỉ tăng cường thể chất mà còn tác động rất lớn đến khả năng ghi nhớ, phản xạ,

kỹ năng xã hội và phát triển tư duy cho trẻ Vận động giúp bé giải phóngendophins (hóc- môn giúp người ta luôn vui vẻ, luôn cảm thấy yêu đời) tạo nêntâm lý tích cực cho trẻ Cũng theo đó, trẻ em có lối sống năng động ít có nguy

Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cần lưu ý tạo cho trẻ không khí sôi nổi, thoải mái, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi tích cực Cần xen kẽ trò chơi động

và tĩnh để giúp trẻ cân đối về thể lực Có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có trên sân để tổ chức thành trò chơi học tập đơn giản, nhưng cũng nhằm mục đích củng cố tri thức và phát triển tư duy ở trẻ

Ví dụ: 

Trò chơi học tập khi trẻ mới học ở giờ toán với đề tài “Đếm đến 6, nhận biết chữ số 6” ta có thể cho trẻ tìm 6 cây trong vườn giống nhau và tìm sô 6 gắn vào đó

Cho mỗi trẻ nhặt 6 lá cây và xếp thành hình bé thích như: Hoa 6 cánh…

Tổ chức cho trẻ được chơi tự do theo ý thích: Cho trẻ chơi với cát, nước,xây mô hình bằng cát, sỏi, vẽ trên sân, trên cát, đất hoặc trẻ có thể chơi các tròchơi đóng vai, leo trèo, đánh đu, trốn tìm, đuổi nhau…trẻ chơi theo ý thích, chơicác trò chơi dân gian mà trẻ biết, chơi với các trò chơi sẵn có ở ngoài trời

Trang 10

Trẻ chơi trò chơi dân gian tại sân

Ngoài ra trẻ còn được hoạt động trong các lễ hội, ngày tết được tố chức ở

ngoài trời.

Trang 11

Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy thực chất là trẻ khám phá học hỏi, và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.

Thông qua trò chơi giúp cho trẻ có tính đoàn kết, yêu thương nhau, sự tự tin, can đảm trước những sự việc biến đổi không ngừng của cuộc sống

Để hình thành tính tự tin cho trẻ ngoài các hoạt động ngoài trời, tôi đã sửdụng rất nhiều biện pháp thực hiện khác ở trong lớp học như:

- Xây dựng hình ảnh của giáo viên ở đây theo tôi không chỉ ở trước mặt trẻ

mà còn với phụ huynh Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên là nghề được ví vớicâu “làm dâu trăm họ” mỗi 1 phụ huynh gửi con đều có những mong muốn ởgiáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người chỉ mong côchiều chuộng con … Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó vì vậy việc xây dựnghình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh của cô trong mắt phụhuynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong cách chăm sóc giáo dục con họ

và sẽ tạo được sợi dây nối kết giữa cô giáo với phụ huynh giúp trẻ hình thành tính

tự tin Quả đúng vậy, theo trao đổi với phụ huynh tôi được biết : ở nhà trẻ luôn coinhững gì cô thể hiện, cô nói là đúng, là nhất hơn cả bố mẹ của trẻ vì cô là ngườiđiều khiển trong mọi hoạt động, trẻ luôn dõi theo những biểu hiện của cô

Nắm bắt được tâm lý trẻ như vậy mọi lúc mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ

ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử nhất làviệc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm,coi trọng những suy nghĩ cũng như cách thể hiện của trẻ

Tôi thấy rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo được

sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập vàcũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cựctham gia hoạt động cùng cô và các bạn và từ đó khuyến khích trẻ hình thành tính

tự tin Khi giáo viên xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và luôn là tấm gương trongtrí nhớ của trẻ thì những lời khích lệ của giáo viên quả là một biện pháp tốt đểkhuyến khích sự tự tin ở trẻ Tôi thấy rằng với trẻ phải thường xuyên nói nhữnglời khích lệ kịp thời bởi nếu không trẻ không biết khi nào cô hài lòng với mình

và bản thân khi được nghe những lời khen, trẻ sẽ luôn nhớ từ đó sẽ tạo được sự

tự tin của trẻ trong các công việc khác

- Là một người giáo viên hàng ngày bên trẻ tôi hiểu rõ những mong muốnthành công nhỏ bé của trẻ đó là thành công trước công việc cô giao, thành côngkhi tham gia vào trò chơi hay những bài tập… Với những trẻ nhanh nhẹn,

Trang 12

thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó Còn vớinhững trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động củamình thì không lẽ trẻ sẽ không bao giờ thành công? Đây là vấn đề khiến bảnthân tôi luôn trăn trở bởi khi trẻ liên tục không thực hiện được nhiệm vụ cô đề ratrong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin trướcđám đông bởi vậy nên tôi đã đưa ra biện pháp giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ cóđựơc sự thành công như :

+ Trong giờ học đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ

cô Trong những lúc này tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại Khi trẻ mắc phải sựthất bại tôi không nhạo báng, phê bình trẻ gay gắt sẽ khiến trẻ sợ và thiếu tự tinkhi tham gia vào các hoạt động mà đưa ra lời gợi ý hoặc giúp đỡ trẻ hoàn thànhngay tại thời điểm đó Khi trẻ chưa thực hiện được việc gì tôi không sử dụng từ

“không” mà sử dụng từ “ chưa” Tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ quacác giờ học mà tôi thường tạo tình huống trong ngày để dạy trẻ Kết thúc tìnhhuống thường tạo niềm tin cho trẻ để có được thành công trong lần sau

Với việc dạy trẻ chấp nhận sự thất bại tôi thấy trẻ lớp tôi không nhữngkhông bị mất đi sự tự tin mà còn tạo được cho trẻ ý thức luôn cố gắng để lần sauthực hiện tốt các công việc được giao Cụ thể trong các giờ học, các hoạt động cótính thi đua được trẻ luôn cố gắng hoàn thiện nhanh sản phẩm của mình ( của độimình) trong thời gian qui định khiến cho các giờ học luôn đảm bảo được thời gian

Trên thực tế lớp tôi là lớp với 97% học sinh ở vùng ngoại thành và có đến40% trẻ phát âm ngọng âm L- N Tôi thấy rằng sau một số lần được các cô sửa saikhi phát âm ngọng âm L- N trẻ thiếu sự tự tin khi giao tiếp với cô do sợ mình sẽphát âm nhầm Và tôi thiết nghĩ việc trẻ nhỏ phát âm không chính xác (chẳng hạnnhu: Đến lớp – Đến nớp, Củ cà rốt – Củ cà lốt; trời nóng – Trời lóng , …) chủ yếu

là do co quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, nhạy cảm, trẻ chưa biết cách diềuchỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói khiến trẻ cũngmất đi sự tự tin trong giao tiếp Vì vậy tôi dã sáng tác một số bài thơ ngắn có tácdụng rất tốt cho việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ có thể tự tinkhi giao tiếp

Trang 13

Bé đến lớp

Hôm nay đến lớpLòng bé rộn ràng Bước chân theo mẹ  Trên con đường làng Nắng vàng theo béVào lớp mầm nonNắng nghe bé hát Nắng bảo: “Bé ngoan”

Nhớ cô

Năm nay Nam

Lên năm tuổi

Bên cạnh việc hình thành sự tự tin cho trẻ trong giao tiếp thông qua cácbài thơ Tôi đã xây dựng 1 số trò chơi với tên gọi quen thuộc giống trên truyềnhình, cách chơi vui nhộn như: Vượt qua thử thách, Trổ tài nghệ sĩ, Hỏi xoáy-đáp xoay để rèn luyện sự tự tin cho trẻ

* Trò chơi: Hỏi xoáy- đáp xoay

- Cách chơi: Cô hoặc trẻ trong lớp đặt ra các câu hỏi ngắn Khi nghe đọc

xong câu hỏi trẻ phải trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi của cô và các bạn đưa

ra theo chủ đề đang học

- Mục đích: Hình thức chơi như một cuộc trò chuyện nhưng sẽ với tốc độ

hỏi- đáp nhanh Trò chơi thường được sử dụng làm trò chơi củng cố trong cáctiết học nhằm khắc sâu lại bài học cho trẻ và khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tintrả lời đáp án nhanh, dứt khoát

Trang 14

* Trò chơi: Vượt qua thử thách

- Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu (ghế thể dục) sao chokhông bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài

- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời vàđược sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnhdạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trên ghế thểdục và ghánh hàng sang kia sông Và các loại hàng hoá sẽ được thay đổi chophù hợp với chủ đề đang học

Trò chơi: Vượt qua thử thách

* Trò chơi: Trổ tài nghệ sĩ

- Cách chơi: Trẻ sẽ cùng nhau thể hiện tài năng qua các môn nghệ thuật:Múa, võ, vẽ, nhảy, trình diễn thời trang … và thể hiện những sở trường củamình trước đám đông

- Mục đích: Các môn nghệ thuật thường giúp trẻ bộc lộ được sự tự tinnhiều nhất vì vậy tôi không chỉ tổ chức trò chơi này trong chủ đề nghề nghiệp

mà còn thường xuyên tổ chức vào ngày cuối tuần và đôi khi ngay trên sân khấutrong giờ hoạt động ngoài trời để phát triển sự tự tin cho trẻ

Trang 15

Trò chơi: Trổ tài nghệ sĩ

Đây là ba trong mười trò chơi mà tôi đã tổ chức cho trẻ chơi nhằm hìnhthành sự tự tin của trẻ Những trò chơi này tôi chủ yếu lấy những cái tên trò chơiđang nổi tiếng trên truyền hình để thu hút sự tập trung chú ý, gây hứng thú ở trẻ

và kết quả là khi tham gia vào những trò chơi vui này trẻ đã quên đi sự nhút nhát

và thay vào đó tôi thấy rõ sự tin tin mong muốn có được sự thành công trong tròchơi trên khuôn mặt của trẻ

1.2 Hình thành cho trẻ sự tò mò và khả năng sáng tạo.

Vui chơi ngoài trời cũng thúc đẩy trí tưởng tượng, tăng cường kỹ năngquan sát, tổng hợp và phân tích sự vật xung quanh của trẻ Từ đó, trẻ phân biệtđược hình khối, màu sắc và khả năng ngôn ngưc của trẻ vì thế được phát triển.Vốn từ vựng được mở rộng với mô tả những trải nghiệm của chính bé

Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, vấn đề là giáo viên có biết cácphương pháp khuyến khích trẻ, có giành đủ thời gian tương tác tích cực vớichúng, có giao cho chúng những nhiệm vụ (trò chơi/tình huống) đòi hỏi phải cóhành vi sáng tạo hay không

Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn Sángtạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính

Trang 16

bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi Sự sáng tạo của trẻ

em lại khác, thường bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thườngkhông có tính chủ đích Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm,vào tình huống và thường kém bền vững

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trítưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh, vì vậy đây là giai đoạn tối ưu,

là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo

Tại sao chỉ vài mỗi gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ

là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không rõ hìnhthù, vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lại thuhút toàn bộ tâm trí trẻ, chúng chơi rất say sưa Đó là vì trẻ được chơi với những

ý tưởng của mình Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứ không phảisản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay không đẹp theo cách nhận xét thường thấy

ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo

Trẻ sáng tạo màu bằng chính đôi bàn tay của mình

Giáo viên cần làm gì để phát triển trí sáng tạo cho trẻ?

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trítưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh vì vậy đây là giai đoạn tối

ưu, là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo

Trang 17

Tại sao chỉ vài mỗi gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ

là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không rõ hìnhthù , vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lạithu hút toàn bộ tâm trí trẻ, chúng chơi rất say sưa Đó là vì trẻ được chơi vớinhững ý tưởng của mình Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứkhông phải sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay không đẹp theo cách nhận xétthường thấy ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo

Vậy có những cách nào giúp trẻ sáng tạo?

Cho trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể thành một câu chuyện cótình tiết, có lô gíc, biết đặt tên cho bức tranh vậy là chúng đã sáng tạo ra câuchuyện theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của chúng rồi Cho trẻ xem nhữnghình tròn, hình vuông, hình tam giác rồi để trẻ vẽ chúng thành những thứ trẻthích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con chuột , vậy là chúng đãsáng tạo Trẻ nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp vớitình huống đó là sáng tạo

Trẻ trang trí thiếp tặng mẹ

Trẻ càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng của mình càng cónhiều cơ hội để phát triển Thật ra sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của

Trang 18

trẻ, vấn đề là người lớn có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôidưỡng và kích hoạt kịp thời hay không.

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra điều tiềm ẩn trong chúng một khả năng, kỹ năngnào đó Vì vậy, việc bồi dưỡng, kích thích trẻ phát huy những khả năng này.Nếu chúng ta có những biện pháp đúng, phù hợp sẽ là sự thúc đẩy tuyệt vời cho

sự phát triển của trẻ về sau

Trẻ nặn các con vật theo trí tưởng tượng của mình

- Muốn giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hìnhthành tư duy sáng tạo, thì không thể để trẻ cứ chơi tự do (để trẻ tự chơi mộtmình nhiều khi rất có hại), lại càng không phải là những trò chơi đơn lẻ, ngẫuhứng Người lớn thường ngạc nhiên, kỳ vọng trước một hành vi quá thôngminh, rất sáng tạo bất ngờ xuất hiện ở trẻ, rồi lại băn khoăn, thất vọng vì chờmãi không thấy những hành vi tương tự xuất hiện, mà thay vào đó là nhữnghành vi không mong đợi như mè nheo, hờn dỗi, ăn vạ

- Thực tế mọi hành vi thông minh, sáng tạo đơn lẻ ở trẻ sẽ nhanh chóngbiến mất nếu không được kịp thời khuyến khích, củng cố Cả cô giáo lẫn cha/mẹ cần phải để tâm, dày công tìm kiếm các bài tập, tình huống, thiết kế thànhtrò chơi, tìm cách lôi cuốn trẻ giúp trẻ thực hành đóng vai, chơi say sưa, tậpluyện một cách thường xuyên và có hệ thống mới mong sớm giúp trẻ hình thành

tư duy sáng tạo

- Chẳng hạn như bài học giúp trẻ suy luận sáng tạo: Điều gì xảy ra nếu békhông mặc áo ấm đi ra ngoài khi trời lạnh? Nếu trời mưa thì đường sẽ như thếnào?

Ngày đăng: 21/03/2018, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w