Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp với ý thức lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em có được chữ
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho trí thức của nhân loại Vì vậy con người coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình Ngoài ra chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính cẩn thận, tính kỷ luật, khiếu thẩm mĩ Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói
“Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người: Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”
Ngày 14/6/2002 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết (QĐ31) Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh chính là yêu cầu bức xúc của người giáo viên Bởi chữ viết là hết sức cần thiết và cấp bách Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp với ý thức lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm
giúp các em có được chữ viết đúng, đẹp thông qua đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”.
Đề tài mà tôi nghiên cứu cũng được nêu nhiều trong sách, báo nhưng đó
là phương pháp luyện viết chung Do đặc điểm riêng của từng vùng miền, của từng trường mà mức độ học sinh tiếp thu khác nhau Mặt khác mỗi lớp có đặc thù riêng nên tôi bắt đầu nghiên cứu tìm ra kinh nghiệm hữu hiệu nhất giúp các
em rèn chữ viết đặc biệt là đối với học sinh lớp 2 các em còn nhỏ vừa ở lớp một lên nên chữ viết của các em hầu như là chưa đúng cỡ và viết rất nguệch ngoạc
Và tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho các em
Với đề tài này là năm học đầu tiên tôi áp dụng thực hiện nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này
II Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy học tiết nghe – viết trong môn Tiếng Việt và một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp giáo viên nắm chắc chương trình và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao
Trang 2III Đối tượng nghiên cứu:
Tiếng Việt lớp 2 (Phần: Nghe – viết tiết 3 trong bài học thứ 2 hàng tuần)
IV Phạm vi nghiên cứu:
Lớp 2B, trường Tiểu học Minh Quang B - Minh Quang - Ba Vì – Hà Nội Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2021 đến tháng 3/ 2022
V Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp luyện tập thực hành
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở nghiên cứu:
1, Cơ sở lý luận:
Trên cơ sở học sinh biết viết các chữ hoa theo đúng quy định về hình dáng, kích cỡ (vừa và nhỏ), thao tác viết (đưa bút) theo đúng quy trình viết Biết viết các cụm từ ứng dụng của từng bài Từ đó hình thành cho các em kỹ năng viết chữ, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo, ham hiểu biết và hứng thú viết chữ đẹp
2, Cơ sở thực tiễn:
Lớp 2 là một trong những lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn hạn chế Ở lớp 1 các em mới được làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các cụm từ, câu thơ ứng dụng, kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng cỡ vừa và nhỏ kĩ hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm nền móng cho các lớp trên
II
T hực trạng:
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy: Học sinh lớp 2 viết nhìn chung đảm bảo tốc độ, viết chữ theo quy định Có một số học
sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ viết đặc biệt là giờ Nghe – viết Cụ thể:
- Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ
Trang 3- Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả: ng - ngh, g - gh, c - k nên khi nghe viết học sinh dễ viết sai
- Học sinh chưa nắm chắc cách trình bày một bài viết (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ)
III Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:
- Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em Đầu năm học, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở học tập cho các em Nhiều phụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà nhất là việc học online
- Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn học…
- Giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, say sưa với sự nghiệp trồng người, giáo viên và học sinh luôn coi trọng công tác vở sạch, chữ đẹp
- Về phía học sinh: nhìn chung các em chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến chữ viết, đến sách vở của mình
Vậy tại sao vẫn còn những học sinh viết mắc lỗi chính tả và chưa đúng như vậy? Ở đây tôi mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân như sau:
1 Nguyên nhân trước hết là phải nói đến do bản thân các em:
- Chưa nắm chắc về âm vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó còn lúng túng, không phân tích được
- Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng
- Đôi lúc các em còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữ viết
- Các em đa phần là con nông dân, tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng điều kiện hướng dẫn các em viết bài hoặc dạy các em tư thế ngồi hoặc cách cầm bút thì hạn chế nên không sửa cho các em được hoặc có sửa thì cũng không đúng
- Một nguyên nhân nữa là do khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp 1
nhiều hơn nên học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thường xuyên
2 Về phía giáo viên:
- Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch chữ đẹp, chấm chữa bài cho học sinh thường xuyên Song khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai lỗi
Trang 4chính tả thì giáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em Giáo viên mới chú trọng đến chữ viết đúng nên khi học sinh viết sai chữ thì giáo viên gạch chân lỗi sai, còn khi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ qua Vì vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em, các em không biết phải sửa thế nào cho đúng, cho đẹp
- Bản thân một số giáo viên còn sửa qua loa
- Trong các giờ chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có
sự đổi mới phương pháp, hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình thức
3 Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng tới việc viết sai, chưa đúng của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi, tư thế ngồi viết cho các em.
- Một số em có cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà già
- Một số phụ huynh không biết chữ
- Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa Chỉ có phần ít là các em biết phát hiện đúng sai, do đó các em cứ theo cái sai đó dẫn đến các em sẽ viết sai
* Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2 Trước một thực trạng như vậy, người giáo viên không thể không suy nghĩ: Phải làm gì để thay đổi thực trạng này? và Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 bằng cách nào?
Trước vấn đề này, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ, kết hợp với sự tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, tôi đã thực hiện kinh nghiệm này và thấy có hiệu quả
IV
Các biện pháp thực hiện:
1 Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ.
Là giáo viên giảng dạy lớp 2, tôi luôn chú trọng yếu tố này, ngay từ các bài đọc, tôi luôn giải nghĩa những từ khó áp dụng trong bài đọc giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn, từ đó có cách đọc đúng, viết đúng
Bài nghe - viết lớp 2 phần lớn là viết lại một phần nội dung bài đọc đã học vì vậy, để học sinh viết tốt các bài viết thì ngay các bài đọc, giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài đọc Trước khi viết bài nghe - viết, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết, như vậy khi viết, học sinh bắt đầu có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc, phân tích, viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi
Trang 52 Dạy học sinh viết, trình bày bài chính tả.
Mới vào lớp 2, tuần đầu các em nghe - viết thường lúng túng vì giai đoạn này các em vừa nghỉ hè thời gian quá lâu nên các em:
- Không biết cách trình bày bài viết
- Quên độ cao, khoảng cách từng con chữ
Vậy chúng ta cần phải làm gì giúp các em khỏi bị lúng túng khi nghe -viết, đặc biệt ở những bài đầu?
Với học sinh Tiểu học, đặc biệt học sinh lớp 2, các em “nói đấy, nghe đấy” rồi cũng “quên ngay đấy” Nếu như các em không được làm quen, được nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ không biết làm, nếu làm thì cũng dễ sai, dễ nhầm lẫn và không tránh khỏi lúng túng Với lớp tôi, tôi đã thực hiện như sau:
a Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ.
- Sau khi học sinh đã được học ở lớp 1 rồi, học sinh đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ thuật viết từng con chữ Nhưng đến giờ nghe – viết, tôi giới thiệu lại với học sinh các con chữ trong bài học hôm đó Ví dụ con chữ “ ă, â”, viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị, con chữ “ t” có độ cao 1,5 đơn vị… Làm như vậy, học sinh vừa nắm chắc cấu tạo, vừa viết đúng
- Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo trong cách ôn luyện và điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm chắc cấu tạo chữ
- Nếu kể chiều cao của con chữ thấp nhất không kể các dấu phụ trên các con chữ
ấy (như các chữ a, ă, â, c, e, ê, ) là đơn vị chiều cao của chữ và lấy dòng kẻ dưới cùng của khuông kẻ vở làm dòng chuẩn thì các chữ viết thường có các độ cao là vị trí trên khuông kẻ như sau:
- 1 đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, m, o, ô, ơ, u, ư, v, x
- 1,25 đơn vị: r, s
- 1,5 đơn vị: t
(Các chữ 1 đơn vị, 1,25 đơn vị, 1,5 đơn vị trên đều viết trên dòng chuẩn)
- 2 đơn vị: d, đ (với 2 đơn vị trên dòng chuẩn)
- p, q ( với 1 đơn vị trên và 1 đơn vị dưới dòng chuẩn)
- 2,5 đơn vị: b, h, k, l (với 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn)
- g, y (với 1 đơn vị trên và 1,5 đơn vị dưới dòng chuẩn)
+ Các chữ hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn trừ g và y có độ cao 4 đơn vị, với 2,5 đơn vị ở trên và 1,5 đơn vị ở dưới dòng chuẩn
Trang 6Ở các giờ viết (tiết 1 trong bài 1 hàng tuần), giáo viên có thể giúp học sinh
so sánh độ cao, độ rộng cũng như kỹ thuật viết chữ Nhưng giáo viên chú ý không nên đi sâu phân tích, nhận diện mà ở đây tôi chỉ muốn với hình thức giáo viên ôn lại cho học sinh là chính, tránh làm mất nhiều thời gian của tiết học
Như vậy qua các bước ôn đó, phần nào học sinh đã nhớ để khi chuyển sang nghe - viết học sinh không còn lúng túng và viết sai về độ cao các con chữ cũng như kĩ thuật viết
b Nghe - viết:
Khi chúng ta làm tốt việc ôn lại cấu tạo chữ kết hợp với sự bao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ nghe - viết, nhìn chung học sinh viết
sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ Nhưng cũng không thể tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa đều, chưa đẹp Với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm
Để làm tốt việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có nhận thúc đúng đắn về
ý thức luyện chữ và không phải chỉ ở giờ nghe – viết, tập viết mà tất cả các giờ học khác đòi hỏi chữ viết trên bảng (trên màn hình chiếu khi dạy học trực tuyến) của giáo viên phải là “Tấm gương cho học sinh noi theo”, thật sự mẫu mực cả trong khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, Chữ viết phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác Không được viết tùy tiện ngẫu hứng
c Hướng dẫn trình bày chính tả
Việc trình bày bài chính tả của học sinh những bài đầu khó khăn Đó là học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết
Chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 2 các
em rất hay bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Ở đây tôi xin được trình bày cách làm mà tôi đã thục hiện và thấy có hiệu quả như sau:
C1: Cách ghi thứ, ngày, tháng, ghi tên môn, ghi tên bài viết.
Tôi luôn chú ý đến cách trình bày bảng của mình đặc biệt trong giờ Tiếng Việt: nghe – viết Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học sinh của lớp mình
+ Cách ghi thứ, ngày, tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô
+ Cách ghi tên phân môn: “Tiếng Việt” cách lề vở 3 ô
Trang 7+ Cách ghi tên bài:
Cách ghi tên bài không phải là đến giờ Tiếng Việt: nghe – viết giáo viên mới quy định cho học sinh Với tôi, ngay trong các bài đọc, các môn học khác khi ghi tên bài tôi luôn chú ý trình bày làm sao cho đúng, cho khoa học và đẹp mắt tức là viết đúng và trình bày cân đối trên bảng Đặc biệt trong các giờ học chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của cách trình bày (bố cục, khoảng cách) ngay sự khéo léo, óc sáng tạo của học sinh Vì thế, khi ghi tên bài vào vở hàng ngày, tôi kết hợp hỏi học sinh tại sao lại trình bày như vậy?
VD1: Khi dạy Đạo đức bài “Em yêu quê hương” tôi trình bày bảng như
sau:
Thứ Hai, ngày 20 tháng 9 năm 2021
Đạo đức
Em yêu quê hương
- Giáo viên chỉ và hỏi học sinh: Tại sao viết “ Em yêu quê hương” ở vị trí như vậy?
- Học sinh: Viết như vậy cho cân đối và đẹp
VD2: Môn Tự nhiên và Xã hội Giáo viên trình bày bảng:
Thứ……ngày……tháng……năm…
Tự nhiên và Xà hội Giữ sạch nhà ở
- Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “Giữ” vào sát lề hoặc thẳng chữ “Tự”?
- Học sinh: Viết như thế không cân đối và xấu
Ở đây giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ về chữ viết mà còn cả về cách trình bày Từ đó hình thành cho học sinh cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt Cách trình bày đó được tôi nhắc nhở xen kẽ trong các bài học của tất cả các môn học khác Đến khi viết bài nghe – viết, tôi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào
vở của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen, được thực hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học Đối với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ô Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực hành
C2: Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
Nếu cứ đến khi viết bài nghe – viết giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một
Trang 8tiết học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt là viết đọan văn hay khổ thơ lục bát
Vì vậy, trong các bài đọc, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ (khổ thơ) ứng dụng, tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc bảng lớp để giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày bài đó.Cụ thể:
* Thơ: VD1: Dạy bài: Ngày hôm qua đâu rồi? (TV2- Tập 1 trang 13)
Đoạn thơ ứng dụng:
- Ngày hôm qua ở lại Trên cành hoa trong vườn
Nụ hộng lớn lên mãi Đợi đến ngày tỏa hương
Ở đây giáo viên giúp học sinh hiểu:
- Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên (chữ viết)
- Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau
- Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm
VD2: Đối với thơ lục bát trong chương trình lớp 2 – 2018 không có bài nghe –
viết nào về thơ lục bát nhưng trong phần luyện tập về từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm có câu đố có thể thơ lục bát (Tiếng Việt 2- Tập 1)
Đoạn thơ ứng dụng:
Cài gì tích tắc ngày đêm, Nhắc em đi ngủ, nhắc em học bài Một anh chậm bước khoan thai Một anh chạy những bước dài thật nhanh ? (Là cái gì ?)
Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh hiểu:
- Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu tiên (đối với chữ viết)
- Cuối câu thơ phải có dấu chấm
- Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từng dòng thơ và cách trình bày khác so với bài trước
+ Dòng 6 chữ phải lùi vào so với lề vở là 2 ô
+ Dòng 8 chữ phải lùi vào so với lề vở là 1 ô
* Đoạn văn:
Giáo viên phải giúp học sinh thấy được chữ đầu đoạn văn, chữ đầu câu phải viết hoa con chữ đầu tiên Cuối câu có sử dụng dấu câu (.) Như vậy, ngay từ các
Trang 9bài đọc giáo viên giúp học sinh cách trình bày, cách viết hoa (viết hoa tên riêng…) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài
3 Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số “mẹo luật” chính tả.
Là giáo viên Tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa trực tiếp giảng dạy nên hiểu rất rõ về học sinh cũng như chất lượng chữ viết của học sinh lớp mình Để khắc phục những nhược điểm phát huy được mặt mạnh, giáo viên phải biết phân loại học sinh theo các nhóm theo các lỗi sai cơ bản học sinh hay mắc
để trong các giờ học, đặc biệt là giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên thấy học sinh lớp mình yếu về mặt nào thì chủ động rèn cho học sinh về mặt đó Giáo viên phải phân loại một cách rõ ràng Em nào sai cách trình bày, em nào sai khi đọc viết r - gi - d; ch - tr, s - x; sai các nét, sai cách viết dấu thanh thì phân biệt riêng để có những bài tập phù hợp
Đối với môn Tiếng Việt phần nghe – viết, nhược điểm chính của học sinh lớp 2 là viết sai lỗi thông thường như s - x; ch - tr; d - gi - r; sai khoảng cách con chữ, sai cách ghi dấu thanh, sai về độ cao các con chữ vì vậy giáo viên cần lưu ý:
- Ngay từ bài viết đầu tiên, giáo viên cần luôn chú ý đến từng nét chữ của học sinh, giáo viên viết mẫu hướng dẫn học sinh, chữ viết của giáo viên rõ ràng chính xác thế nhưng không phải em nào cũng viết được đúng, được đẹp như giáo viên hướng dẫn,có em viết đúng chữ nhưng sai nét như: nét chữ không bám dòng kẻ, nét chữ viết nghiêng không đều, sai độ rông giáo viên phải sửa từng nét cho học sinh, dùng phấn, bút khác màu mực (màu đỏ) sửa cho các em, giúp các em có ý thức tự sửa sai trong các lần viết sau, đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể cho học sinh tự nhận xét, sửa sai hoặc sửa sai khi giáo viên chỉ rõ cái sai đó Trước khi viết bài mới giáo viên cho học sinh viết lại những lỗi viết sai của mình, giúp các em không bị mắc sai trong các lần sau Khi viết bài giáo viên
có những nhận xét chumg hoặc góp ý trực tiếp với học sinh để học sinh thấy được những lỗi chính tả của mình cũng như cách sửa
- Với những học sinh hay mắc lỗi đọc - viết sai; r - d - gi ; s - x… muốn sủa lỗi đọc viết sai r - d - gi; s - x… giáo viên cần cho học sinh đọc phát âm nhiều lần rồi phân tích trước khi viết
4 Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp
Trang 10Nghe – viết là môt phân môn trong bộ môn Tiếng Việt, chính vì vậy không thể tách rời phần nghe – viết khỏi môn Tiếng Việt cũng như không thể tách môn Tiếng Việt ra khỏi các môn học khác
- Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, không phát âm ngọng từ đó, hình thành cho các em kĩ năng: nghe đúng - viết đúng, viết nhanh
và viết đẹp
- Ở lớp 2 – chương trình GDPT 2018 chỉ có 1 hình thức viết chính tả đó là nghe - viết: học sinh phải nghe từ giọng của cô mà nhớ lại cách viết các từ đã nghe được
Như vậy, yêu cầu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn được các tiếng có trong bài tự chép, tự nhớ lại các tiếng khi nghe giáo viên đọc trong bài nghe -viết để -viết được bài theo yêu cầu, nếu không học sinh sẽ không -viết liền mạch được và sẽ có những lỗi viết không thành chữ, tương tự người lớn phải chép một bài viết bằng một tiếng nước ngoài mà mình không biết do đó ngay từ bài chnghe – viết đầu tiên giáo viên phải thật chú trọng rèn luyện kĩ năng viết của học sinh
- Học sinh lớp 2 các em luôn có thói quen bắt chước theo cô, các em luôn cho rằng cô làm gì cũng đúng, tất cả những hành vi, việc làm, đều được học sinh coi đó là “mẫu” là “chuẩn” cần phải làm theo Vậy giáo viên cần làm gì để đáp lại sự mong mỏi, tin cậy đó của học sinh?
- Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, vì vậy giáo viên phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo (chú ý phát âm chuẩn)
Có đọc đúng thì mới viết đúng
Khi viết giáo viên chú ý cách trình bày bài khoa học, đúng mẫu chữ, cỡ chữ Như vậy, giáo viên cần luôn chú ý đến cách viết, cách trình bày của mình cũng như chú ý sửa cho học sinh về khoảng cách các con chữ, khoảng cách chữ, cách ghi dấu thanh, cách viết liền nét, viết
liền mạch, không nhấc bút, giáo viên giúp học sinh biết:
Khoảng cách chữ - chữ khoảng một thân con chữ o
Khoảng cách chữ - dấu phẩy, dấu chấm khoảng nửa thân con chữ o
Khoảng cách dấu phẩy - chữ một thân con chữ o
Khoảng cách dấu chấm - chữ xa hơn một thân con chữ o
Khi đã có sự hiểu biết này khi viết học sinh sẽ tránh được những lỗi này