Thường xuyên thay đổi, trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong các góc gọn gàng để tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của
Trang 1MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu:
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Lập kế hoạch tạo môi trường học tập trong lớp phong phú
2.3.2 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng tổ
chức các hoạt động theo nhóm cá nhân nhằm phát huy trẻ hoạt
động tích cực và trẻ chưa tích cực
2.3.3 Tích cực xây dựng các góc hoạt động trong lớp và thường
xuyên thay đổi, làm mới theo chủ đề
2.3.4 Tích cực làm đồ chơi, đồ dùng tự tạo từ nguyên vật liệu phế
thải, làm phong phú đồ chơi ở các góc
2.3.5 Thường xuyên thay đổi, trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi
trong các góc gọn gàng để tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia
vào hoạt động
2.3.6 Tạo điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm, trang trí các
hình ảnh xung quanh lớp với phương châm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm
2.3.7 Tích cực hướng dẫn, tổ chức và lồng ghép với các hoạt động
khác tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực trong môi trường
đã xây dựng
2.3.8 Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để xây dựng môi
trường trong lớp cho trẻ tích cực hoạt động
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Đề xuất
Tài liệu tham khảo
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm Non là ngành học đầu tiên, chiếm vị trí quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho hệ thống giáo dục quốc dân Do vậy đòi hỏi những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ thế hề tương lai cho đất nước trẻ dưới 06 tuổi phát triển một cách toàn diện Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta
có sự phát triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học
Mầm non nói riêng cũng đẩy dần từng bước củng cố và phát triển vững chắc
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thời đại của con người mới xã hội chủ nghĩa và mục đích chung của Giáo dục Mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những hành trang ban đầu của nhân cách con người mới, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà nhân cách trẻ đồng thời nhằm phát triển về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - kĩ năng - xã hội Mặt khác chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho trẻ hành trang bước vào lớp 1 tiểu học một cách vững chắc hơn [1]
Muốn làm được điều đó mỗi chúng ta cần phải làm gì để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất Cần phải dạy trẻ như thế nào? Làm sao để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động và phải có những chiến lược nuôi dưỡng, bồi đắp ra sao, để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách, sớm giúp trẻ thành công Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để xây dựng môi trường hoạt động trong lớp để lôi cuốn, kích thích trẻ tích cự tham gia vào các hoạt động nhất là hoạt động học tập và trải nghiệm Có như vậy trẻ hoạt
động một cách có hiệu quả nhất Chính vì lẽ đó tôi tìm tòi nghiên cứu ra đề tài: “ Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5- 6 tuổi hoạt động một cách tích cực” tại lớp Hoa Sen Trường MN xã Nga Thạch Huyện Nga Sơn, Thanh hóa,
góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường
Trang 3Mầm Non Nga Thạch nói riêng và ngành học Mầm Non Huyện Nga Sơn nói chung
1.2 Mục đích của đề tài
Nhằm phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những hành trang ban đầu của nhân cách con người mới, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà nhân cách trẻ đồng thời nhằm phát triển về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - kĩ năng - xã hội Mặt khác chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho trẻ hành trang bước vào lớp 1 tiểu học một cách vững chắc hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Lớp mẫu giáo lớn Hoa Sen trường mầm non xã Nga Thạch Nga Sơn -Thanh Hóa năm học
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát theo dõi
- Phương pháp trò chuyện, đàm thoại
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp trao đổi đồng nghiệp, phụ huynh
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lúc sinh thời Bác Hồ giao nhiệm vụ đối với trường mầm non “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ, các cháu còn nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó thì mới nuôi dạy các cháu được Dạy trẻ cũng như người trồng cây non Trồng cây non có tốt thì sau này mới lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này mới thành người tốt” [2] Thấm nhuần lời dạy của người Đảng và nhà nước ta đã đề ra chiến lược “trồng người” đề ra
những kế hoạch Căn cứ vào kế hoạch số 7575KHLN/BGDĐT – BVHTTDL -
TƯĐTN ngày 19-08-2008 của bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai “ phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Căn cứ vào
nhiệm vụ trọng tâm của bộ giáo dục và đào tạo đặt ra trong năm : tiếp tục
Trang 4đẩy mạnh thực hiện 3 cuộc vận động “hai không’’ “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “mỗi thầy giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trong đó việc mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện” là một trong những yếu tố quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của ngành mầm non Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trẻ mầm non hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động chủ đạo qua chơi trẻ có khả năng phát triển mạnh
mẽ hơn đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo, chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo
phương châm “Chơi mà học - Học bằng chơi” [3]
Mặt khác, trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động rất tích cực, Chính vì thế giáo viên mầm non phải là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động cho trẻ để tìm tòi khám phá Trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của chính mình Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở hoạt động vui chơi
ở mọi lúc mọi nơi, cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ
là việc làm rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung
Như vậy, với việc tìm hiểu tài liệu, sách báo, công nghệ thông tin hiện đại, tôi nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi và thưc trạng hiện nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ Đó là cơ sở lý luận quan trọng giúp tôi nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi
Trang 5Năm học .Trường Mầm non Nga Thạch vinh dự được đón nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 Trường có bề dày thành tích, nhiều năm liền được đón nhận bằng khen của UBND Tỉnh, UBND Huyện và nhiều phần thưởng khác Trường được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban nghành đoàn thể Đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như tinh thần cho nhà trường hoạt động Và nhà trường luôn được
sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng giáo dục, tổ mầm non Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm, hội phụ huynh, quan tâm giúp đỡ về mọi mặt
- Bản thân là giáo viên có nhiều năm công tác và giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, luôn yêu nghề mến trẻ, có niềm đam mê việc chăm sóc và giáo dục các cháu Trẻ đến lớp đều đặn ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo, phần đông các cháu đều khỏe mạnh
- Nhà trường và lớp học có tương đối đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ
- Nhà trường cũng như bản thân tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề mới của chương trình giáo dục mầm non mới
* Khó khăn
- Đồ dùng, đồ chơi tuy có nhưng chưa phong phú còn thiếu nhiều đồ dùng hiện đại như: Máy chiếu và đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo yêu cầu
- Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp dẫn nên chưa gây được hứng thú ở trẻ
- Một số còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong giờ học
- Đa số phụ huynh lớp tôi làm nông nghiệp và một số phụ huynh đi làm Công ty Phụ huynh chỉ biết sáng cho trẻ đến trường rồi tối đón trẻ về, nên việc chăm sóc giáo dục và dạy con còn hạn chế, nhất là chưa nhận thức đầy đủ về kiến thức dạy trẻ theo khoa học Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ
Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
Trang 6Để biết được nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát
ban đầu cho trẻ và thu được kết quả như sau
(Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1)
*Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy:
Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, phải làm cách nào để trẻ lớp mình hứng thú tham gia vào các hoạt động trong lớp Trẻ hoạt động một cách tích cực? Trẻ có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp? Từ những băn khoăn trăn trở đó tôi suy nghĩ phải tìm ra những biện pháp cụ thể để triển khai đến từng
cá nhân trẻ được hoạt động một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn
Muốn thực hiện các hoạt động đó một cách khoa học và có hiệu quả bản thân tôi ngay từ đầu năm học tôi đã lập ra kế hoạch cho cá nhân mình, gồm có: kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày Để tạo môi trường
để trẻ hoạt động tốt tôi đã vẽ ra được môi trường mở theo các chủ đề và theo các góc Những góc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm và có kế hoạch cho chủ đề sau để thực hiện tốt hơn
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Lập kế hoạch tạo môi trường học tập trong lớp phong phú
Để kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và giúp giáo viên thực hiện các hoạt động một cách chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả Trước hết, người giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện: Gồm có kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9: Chủ đề: Trường mầm non - Tết trung thu
Tuần1
- Trang trí chủ đề “Trường mầm non” với chủ đề nhánh trường
“Mầm non thân yêu của bé”.
- Trang trí mảng chủ đề chính
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
Trang 7- Tổ chức các hoạt động theo nhóm tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động tích cực
Tuần 2
- Trang trí nhánh 2 “Lớp học mến yêu của bé”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo nhánh
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Trẻ cùng cô làm đồ chơi tự tạo trang trí các góc mở
Ví dụ: Kế hoạch tháng 11: “Chủ đề: Gia đình”
Tuần 1+ 2
- Trang trí chủ đề “Gia đình” với chủ đề nhánh “Gia đình thân yêu của bé”.
- Trang trí mảng chủ đề chính
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Tổ chức các hoạt động theo nhóm để chào mừng ngày hội cô giáo như mẹ hiền
Tuần 3
- Trang trí nhánh 3 “Ngôi nhà gia đình ở”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề nhánh
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Trẻ trang trí các góc mở cùng cô
Tuần 4 + 5
- Trang trí nhánh 4: “Một số đồ dùng trong gia đình”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề nhánh
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh
- Vệ sinh lớp học
Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện theo 10 chủ đề tôi xác định những việc nào làm trước, những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút
kinh nghiệm cho tháng sau, chủ đề sau thực hiện tốt hơn
2.3.2 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động theo nhóm cá nhân nhằm phát huy trẻ hoạt động tích cực và trẻ chưa tích cực
Trang 8Để thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn mỗi giáo viên cần tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản thân là điều mà bản thân tôi luôn luôn đặt lên hàng đầu và tôi nghĩ rằng đối với mỗi giáo viên Mầm non Muốn thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách tôt nhất đặc biệt là việc
“Tạo một môi trường để trẻ hoạt động tích cực”, nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý
của từng trẻ, phân thành nhóm trẻ hoạt động tích cực và chưa tích cực để có kế hoạch điều chỉnh và giáo dục trẻ phù hợp Bản thân tôi là giáo viên mầm non phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn nghệp vụ cho chính bản thân mình tự tìm tòi học tập qua sách báo tập chí tập san và các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là qua các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức để trau dồi thêm những hiểu biết quý báu cho bản thân
Tôi luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ đặc biệt là trẻ lớp tôi phụ trách 5 – 6 tuổi để có phương pháp tổ chức các hoạt động theo nhóm và cho cá nhân từng cháu Tuyệt đối, tôi không để trẻ hoạt động quá lâu với một đồ chơi hay một hoạt động khác tôi nghĩ rằng nếu trẻ nhàm chán im lặng sẽ dẫn đến trẻ ngồi ì hoặc ỉ lại, chính vì thế mà tôi phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho từng trẻ Luôn sưu tầm các loaị tranh ảnh hấp dẫn
để kích thích sự chú ý đến trẻ, làm được điều đó tôi luôn tìm tòi trên các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn kiến thức được đầy đủ và phong phú hơn Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các trường trong huyện đặc biệt là tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách
có hiệu quả nhất Đồng thời, tích cực nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh
lý, khả năng và nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ
Mỗi trẻ đều có những mặt mạnh và những mặt khuyết, trẻ kém tự tin, dễ nản, hay bỏ giở giữa chừng, không tích cực tham gia vào hoạt động.Từ bước đầu khảo sát trẻ cũng như thông qua quá trình chăm sóc trẻ, tôi có thể nắm được những mặt mạnh của trẻ Sau đó tôi phân loại những trẻ tích cực và nhút nhát thiếu tự tin để trẻ có thể phát huy tối đa thế mạnh đó của mình Khi trẻ tự tin và được khen ngợi,
Trang 9trẻ sẽ dám thử bước vào lĩnh vực tự tin hơn và thể hiện được tính tích cực của mình trong nhiều hoạt động khác nhau
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2- ảnh 1) Hình ảnh trẻ hoạt động theo nhóm để làm đồ chơi tự tạo, trang trí các cây hoa
mùa xuân (Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2- ảnh 2) Hình ảnh trẻ cùng nhau trang trí cây mai ngày tết
Đối với những cháu chưa tích cực còn nhút nhát thiếu tự tin trong các hoạt động tôi thường xuyên mời trẻ lên để trò chuyện cùng cô trước sự vỗ tay động viên khen thưởng của các bạn trẻ đỡ nhút nhát
Ví dụ: Lớp tôi có một vài cháu khả năng vẽ còn yếu, như cháu Khánh Vi,
Trà Giang, Anh Thư, bởi vậy các cháu không thích tham gia hoạt động này Tuy nhiên, các cháu lại rất thích dán hình và nặn Tôi đã tổ chức nhiều buổi chơi, nghĩ
ra nhiều đề tài để các cháu có cơ hội thể hiện khả năng của mình Kết hợp với gấp hình, tôi cho các cháu sử dụng bút, màu để tô điểm thêm cho tác phẩm của mình Dần dần, các cháu cũng thích thú hơn với hoạt động tô màu và vẽ nhiều hơn
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2- ảnh 3) Hình ảnh bé tô màu, làm sách tranh về hoa mùa xuân
Một số trẻ có khả năng định hướng tốt, chúng tôi lại khuyến khích trẻ làm
mẫu trong trò chơi “Bịt mắt đánh trống” Những trẻ có khả năng ngôn ngữ, cảm
thụ âm nhạc tốt, chúng tôi lựa chọn trẻ thể hiện bằng cách đọc thơ hoặc biểu diễn văn nghệ cho cả lớp và tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng, năng khiếu và củng cố rèn luyện tính tích cực bằng việc tổ chức tập luyện các tiết mục văn nghệ hát múa chào mừng ngày hội : Cô giáo như mẹ hiền, ngày tết của bà của mẹ để nói lên tình cảm của mình
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2 - ảnh 4 Hình ảnh bé say sưa thể hiện năng khiếu ở lớp ) (Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2 - ảnh 5 Hình ảnh bé say sưa thể hiện năng khiếu trên sân khấu)
Trang 10Qua việc thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy, khi được tham gia những hoạt động phù hợp mà trẻ có thế mạnh sẽ được trẻ phát huy hết khả năng Đối với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin sẽ kích thích trẻ hứng thú hoạt động, tăng cường tính mạnh dạn cho trẻ và khiến trẻ tự tin hơn vào bản thân
2.3.3 Tích cực xây dựng các góc hoạt động trong lớp và thường xuyên thay đổi, làm mới theo chủ đề
Ngay từ đầu năm học bản thân tôi luôn xác định rằng việc xây dựng các góc hoạt động trong lớp cũng phải đúng với chương trình đã quy định mặt khác cần phải bám vào địa điểm của lớp mình mỗi góc phải khác nhau đi đôi với động và tĩnh trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động tích cưc phong phú hơn, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá những điều mới, để hoạt động với đồ chơi và rèn luyện kỹ năng cho bản thân từng cá nhân trẻ
Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn
ào để trẻ được hoạt động tích cức hơn
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây
dựng tránh lối đi lại Góc tạo hình gần nguồn nước, để khi trẻ hoạt động tạo hình xong
có thể rửa tay sạch sẽ mà không cần sự hướng dẫn của cô, góc thiên nhiên ở ngoaì hiên của lớp để trẻ có thể chăm sóc được các cây con vật, trẻ ngắm được phong cảnh thiên nhiên đẹp
- Tôi luôn nghĩ rằng các góc có khoảng rộng rãi thoải mái, cách nhau hợp lý
là để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ
- Việc tạo ranh giới giữa các góc hoạt động, cũng vô cùng quan trọng
Ví dụ: Tôi luôn sử dụng trực tiếp các giá dựng dùng đồ chơi quay lại để tạo
thành ranh giới cho góc chơi Ranh giới ở các góc không che quá tầm nhìn của trẻ
và đặc biệt hơn cả là không cản việc quan sát của giáo viên
- Việc thay đổi vị trí các góc chơi cho trẻ sau mỗi chủ đề cũng không kém phần quan trọng đó là để tạo cảm giác mới lạ từ các góc, nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ