1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt Động tạo hình

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tạo hình
Trường học Trường Mầm Non Thành Vinh
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 445,4 KB

Nội dung

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình.. 2/26 khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối h

Trang 1

0/26

MỤC LỤC

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.3 Các giải pháp

2.3.1 Tạo môi trường nghệ thuật phong phú kích thích trẻ hoạt

động tạo hình

2.3.2 Nắm rõ tâm sinh lý lứa tuổi Theo dõi khả năng tạo hình

của trẻ

2.3.3 Đồ dùng trực quan phong phú, đa dạng lôi cuốn trẻ

2.3.4 Bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng sư phạm và nắm vững

phương pháp tạo hình

2.3.5 Rèn luyện kỹ năng thao tác khi thực hiện, cho trẻ thực

hiện nhiều lần đối với mỗi đề tài

2.3.6 Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích

hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

2.3.7 Cô nhận xét sản phẩm, dạy trẻ nhận xét sản phẩm

2.3.8 Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép vào các tiết học

2.3.9 Công tác phối kết hợp và tuyên truyền với các bậc phụ

huynh

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

3 Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

Trang 2

1/26

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu

và quan tâm đặc biệt Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước Cũng từ đó mà người luôn đề cao vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai Bác

nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường

tự lập”.[1]

Đúng như lời Bác nói ngành học mầm non là ngành học vô cùng quan trọng bởi đó chính là nơi ươm mầm non tương lai của đất nước, nơi đặt những viên gạch đầu tiên làm nền tảng cho các cấp học tiếp theo Nền tảng có vững chắc thì công trình đó mới vững bền Ở lứa tuổi mầm non trẻ thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng Ở trường mầm non trẻ được vui chơi, học tập, ăn, ngủ Việc ăn, ngủ, học tập tưởng chừng như đơn giản nhưng

nó lại rất quan trọng đối với trẻ, bởi vì khi mới sinh ra con người chưa có các kĩ năng xã hội mà phải thông qua quá trình học tập, được dạy dỗ từ đó mới hình thành các kĩ năng cần thiết

Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tất cả mọi hoạt động học tập và vui chơi đều đem lại cho trẻ những điều hấp dẫn, mới lạ qua đó trẻ được làm quen với nhiều môn học như: Văn học, Âm nhạc, Toán, Khám phá khoa học…thông qua các môn học này sẽ giúp trẻ phát triển óc trí tuệ, sáng tạo nhân cách con người Đặc biệt đối với môn Tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng, phong phú Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật bằng ngôn ngữ, phương tiện tạo hình là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét – màu sắc – hình khối và bố cục trong không gian

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ

Trang 3

2/26

khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, hoàn thiện một số kĩ năng cơ bản( vẽ, nặn, cắt dán, xé dán, gấp, phối màu…) nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, gây cho chúng những rung động cảm xúc, tình cảm tích cực

Hiểu được tầm quan trọng đó là một giáo viên mầm non rất tâm huyết với nghề dạy trẻ, tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ giúp trẻ phát triển những khả năng vốn có Chính vì điều đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình Trên cơ sở thực tiễn của lớp và thông qua những năm dạy học ở

lớp mẫu giáo tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tạo hình” làm đề tài

nghiên cứu của mình với mong muốn tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng giáo dục và yêu cầu trong thời đại hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu

Phát huy có hiệu quả kiến thức và kỹ năng sư phạm của bản thân để vận

dụng vào trong thực tiễn việc giảng dạy trẻ mầm non Qua đó cũng giúp bản thân tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn Qua nghiên cứu đưa ra một

số giải pháp, vận dụng vào hoạt động giảng dạy bộ môn tạo hình một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi – Trường Mầm Non Thành Vinh

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thực hành

- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

1

Trang 4

3/26

2 NỘI DUNG

2.1.Cơ sở lý luận

Để đáp ứng với yêu cầu về phát triển giáo dục mầm non của nước ta hiện nay và các nước trên thế giới, hoạt động tạo hình ngày càng được quan tâm và được coi là một trong những phương tiện đặc biệt để phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ Những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình không chỉ giúp trẻ hôm nay mà cho cả mai sau, bởi vì tạo hình là một lĩnh vực nghệ thuật không chỉ cho trẻ nhỏ mà nó còn theo trẻ cả khi trẻ đã lớn lên, bộ môn tạo hình theo trẻ lên bậc học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông, các trường chuyên nghiệp, có khi còn theo trẻ đến suốt cuộc đời, nhiều trẻ đã gắn liền cuộc sống của mình với môn tạo hình đó chính là những hoạ sĩ nổi tiếng, những người thiết

kế thời trang, đồ họa, những kiến trúc sư, người cắm hoa nghệ thuật…

Chính vì vậy việc tìm ra những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình còn giúp giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ một cách linh hoạt, nhằm gây hứng thú, tích cực sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ thể hiện hết khả năng, năng khiếu và vốn kinh nghiệm sống của mình vào tác phẩm tạo hình

Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn dạy trẻ không phải đơn giản chỉ là dạy trẻ thực hiện theo đề tài cho sẵn của cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học Có như vậy sản phẩm của trẻ làm ra mới là một tác phẩm nghệ thuật

2.2 Thực trạng của vấn đề:

Năm học tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới, với số trẻ là

35 cháu, trong đó có 20 cháu nam và 15 cháu nữ Trong quá trình giảng dạy tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau

* Thuận lợi:

- Đa số các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ

2

Trang 5

4/26

- Lớp học có trang thiết bị dạy học đảm bảo cho công tác chuyên môn giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên

- Điều quan trọng nhất đó là tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái luôn giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của tập thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi còn gặp không ít những khó khăn trong việc dạy trẻ học môn tạo hình đó là

- Khả năng chú ý của trẻ không ổn định, chưa chú ý cô hướng dẫn và chưa thực sự tích cực trong hoạt động tạo hình nên sản phẩm của trẻ tạo ra chưa đạt kết quả cao

- Trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin tự tin khi tham gia các hoạt động tạo hình

- Một số trẻ còn yếu về kĩ năng tạo hình, sự sáng tạo và thể hiện bố cục trên sản phẩm còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, và các nguyên vật liệu khác nhau, khả năng nhận xét sản phẩm của trẻ còn hạn chế

- Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm đến việc học của trẻ song phương pháp dạy trẻ chưa đúng như: cầm tay trẻ vẽ, vẽ sẵn cho trẻ tô màu… Qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học cho thấy kết quả như sau

Kết quả khảo sát lần 1 (tháng ) với số trẻ là 35 cháu

Nội dung

Số trẻ

Tỷ

lệ

%

Số trẻ

Tỷ

lệ

%

Số trẻ

Tỷ

lệ

%

Số trẻ

Tỷ

lệ

% Trẻ có khả năng tập

trung chú ý 4 11,4 9 25,7 15 42,9 7 20

Trang 6

5/26

Kĩ năng tạo hình ( Xé

dán, vẽ, nặn,sắp xếp bố

cục tranh…)

2 5.7 10 28,6 14 40 9 25,7

Nhận xét sản phẩm 2 5.7 13 37 12 34,3 8 23

Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi luôn trăn trở và đặt ra những câu hỏi

và những câu trả lời với nhiều lý do tự đưa ra, làm tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để phối kết hợp với phụ huynh học sinh làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được tốt hơn

2.3 Các giải pháp

2.3.1 Tạo môi trường nghệ thuật kích thích trẻ hoạt động tạo hình

Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học của mình luôn sạch sẽ thoáng mát Trong phòng có nhiều đồ chơi đẹp, có màu sắc rực rỡ được bố trí gọn gàng, phù hợp và đẹp mắt trên từng mảng tường với những vật liệu trang trí khác nhau: như: Vỏ chai, hến, hạt na, những chai lọ…… là những nguyên vật liệu không độc hại, an toàn đối với trẻ, tạo cho trẻ

có được các góc hoạt động

Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tôi sắp xếp các góc chơi hợp lý, tranh ảnh phải mang tính thẫm mĩ, hài hòa để nâng cao nhận thức của trẻ về bố cục tranh, đường nét nhất là ở góc nghệ thuật Xây dựng góc nghệ thuật trong lớp học là một trong những biện pháp hỗ trợ rất lớn trong việc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo hình Tùy vào từng chủ đề mà tôi trang trí góc nghệ thuật thay đổi sao cho phù hợp mà lại nổi bật được chủ đề chính Tôi còn dùng một góc nhỏ ở góc nghệ thuật để trưng bày chính sản phẩm của trẻ theo từng chủ đề, để trẻ được nhìn ngắm mỗi ngày tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú, đồng thời

nó cũng là động lực thúc đẩy cho trẻ có kỹ năng tạo hình yếu cố gắng tạo ra những sản phẩm tạo hình đẹp để được trưng bày như bạn Phụ huynh rất thích khi sản phẩm của con em mình được trang trí ở các góc của lớp

Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới động vật” Tôi trang trí nhiều các hình ảnh các con vật và dưới mỗi hình ảnh có các từ ghép tương ứng để từ đó trẻ nhớ lâu hơn

3

Trang 7

6/26

về các loài động vật, Sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tập chung chú ý, mở rộng hiểu biết và trẻ còn được làm quen với môi trường chữ viết

(Hình ảnh trang trí góc nghệ thuật theo chủ đề)

Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình trong lớp thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như dạo chơi ngoài trời tham quan

Để tạo cho trẻ thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan để giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng, đặc điểm, hình dáng, lợi ích của đối tượng đó và hướng cho trẻ phát hiện ra cái mới lạ, hấp dẫn khi tham quan Trong quá trình tham quan sẽ giúp trẻ hiểu biết lĩnh hội và mở rộng được nhiều kiến thức mới, trẻ sẽ tự cảm nhận được

vẻ đẹp của thiên nhiên Chính vì vậy để góc thiên nhiên thu hút được sự chú ý của trẻ tôi đã tạo ra những chiếc chậu hoa với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau từ những chiếc lốp xe cũ bỏ đi trông rất lạ và đẹp mắt

Ví dụ: Tôi cho trẻ đi tham quan góc thiên nhiên quan sát một số loại hoa, Tôi

có thể gợi hỏi để trẻ nêu đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc và qua đó trẻ cảm nhận về vẻ đẹp muôn màu của các loại hoa, sau đó trẻ có thể vẽ được các

4

Trang 8

7/26

loại hoa với hình dáng, màu sắc khác nhau theo ý tưởng của riêng mình Hoặc ở mọi lúc mọi nơi tôi có thể cung cấp cho trẻ về các đối tượng miêu tả, trò chuyện với trẻ để nắm được những suy nghĩ của trẻ để gợi những xúc cảm, bồi dưỡng sự cảm nhận về vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng

( Hình ảnh thăm quan góc thiên nhiên)

Ngoài ra ở mọi lúc mọi nơi tôi còn cho trẻ xem nhiều tranh, tác phẩm tạo hình có giá trị hay những hình ảnh đẹp rõ nét đồng thời hướng trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những tác phẩm đó

2.3.2.Nắm rõ tâm sinh lý lứa tuổi và theo dõi khả năng tạo hình của trẻ

Trong mọi hoạt động ở trường mầm non, cô giáo đóng một vai trò rất quan trọng như “Người mẹ hiền” thứ hai của trẻ Mỗi khi đến trường trẻ được cô giáo dạy cho những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp với bạn bè….và không thể thiếu được kỹ năng thực hiện các bài tập Từ đó mà cô giáo luôn phải có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng những biểu hiện và kết quả của trẻ Cô giáo phải biết khích lệ động viên trẻ kịp thời, hay đối với

Trang 9

8/26

những trẻ chưa thực hiện tốt cô có những lời động viên, khuyến khích sẽ làm

cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau

Chính vì vậy khi nhận xét sản phẩm của trẻ việc khen và chê cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét của cô phải gây cho trẻ niềm vui vì những gì trẻ đã làm được, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, kịp thời động viên, khuyến khích những trẻ yếu để lần sau trẻ sẽ cố gắng hơn

Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non” dạy trẻ vẽ chân dung cô giáo Trong khi trẻ thực hiện cô thấy có những bài trẻ làm khác thường không giống như những bạn trong lớp, như bình thường trẻ thường tô tóc màu nâu hoặc màu đen, nhưng bạn Minh Long lại tô tóc màu đỏ, tôi chưa vội nhận xét trẻ làm sai mà hỏi trẻ xem vì sao lại tô tóc cô giáo màu đỏ, bạn Minh Long đã trả lời tôi rằng “Vì con thấy trên ti vi, trong phim nhiều người có mái tóc màu vàng, màu xanh, màu

đỏ nên con tô tóc màu đỏ” Từ đó tôi đã hiểu được ý tưởng và sự ngây thơ, đáng yêu của trẻ thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật

Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm, tính cách của từng trẻ Có thể cho trẻ thực hiện một số kỹ năng đơn giản như: vẽ nét thẳng, nét cong, nét xiên và tô màu….hoặc đối với hoạt động xé dán thì cô giáo dạy trẻ kỹ năng xé như: xé dải dài, xé vụn… có thể tiến hành ở nhiều không gian, hoạt động khác nhau Theo dõi đến từng trẻ để nắm được khả năng tạo hình của trẻ sau đó ghi lại vào sổ tay để theo dõi cho những giờ hoạt động tạo hình lần sau, từ đó tôi biết được khả năng của từng trẻ nhằm bổ sung những phần hạn chế về kỹ năng tạo hình của trẻ

Ví dụ: Với những trẻ vẽ đẹp nhưng tô màu không đều, chỗ thì đậm quá chỗ thì nhạt quá, và tô lem ra ngoài thì tôi chú ý hướng dẫn trẻ tô màu theo một chiều, tô cẩn thận không tô chườm ra ngoài để tác phẩm đẹp hơn, khi tô màu nếu trên bức tranh có nhiều chỗ cần tô chung một mảng màu đó thì sẽ tô cho hết màu

đó song lấy màu khác và tiếp tục tô như thế như vậy trẻ sẽ đỡ mất thời gian để chọn màu và đổi bút

Là một cô giáo mầm non chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng, hiểu về khả năng tạo hình, nắm rõ những mặt hạn chế của trẻ

5

Trang 10

9/26

từ đó trẻ thấy mình thực sự an toàn và tích cực tham gia vào các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn

2.3.3 Đồ dùng trực quan phong phú, đa dạng lôi cuốn trẻ

Trước khi dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cần phải có

sự chuẩn bị về đồ dùng, đảm bảo về yêu cầu chuẩn xác về đặc điểm, kiến thức

Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoặc cho trẻ hoạt động tôi đã linh hoạt, sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung lứa tuổi, tính năng sử dụng và đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn, an toàn tuyệt đối cho trẻ

Để trẻ thực hiện có được sản phẩm đẹp đúng theo yêu cầu thì Cô giáo cũng phải là người có khả năng tạo hình và tạo ra những sản phẩm đẹp, vì trẻ học đa

số dựa trên sự bắt chước của cô là chủ yếu, vì thế tôi đã chuẩn bị những hình ảnh đẹp, chính xác và mang tính nghệ thuật cao Trẻ bị thu hút bởi những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, dưới mắt của trẻ cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò

Ví dụ: Chủ đề “Các phương tiện Giao thông” với đề tài “Xé dán thuyền trên biển” Tôi đã chuẩn bị nhiều lá vàng rơi, từ những chiếc lá vàng này tôi hướng dẫn trẻ chia đôi chiếc lá, một nửa dùng để làm thuyền nửa còn lại làm cánh buồm Lấy vải vụn xếp chồng lên nhau tạo thành đảo, những sợi len nhỏ cắt ngắn tạo thành sóng biển và dùng bông để tạo thành những đám mây Ngoài

ra trẻ còn sáng tạo để xé dán thêm ông mặt trời, những tia nắng… 6

Ngày đăng: 12/10/2024, 15:49

w