Giáo dục mầm non không chỉ cho trẻ trở nên hồn nhiên, nhanh nhẹn vui tươ i, cơ thể phát triển cân đối mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh sự ham hiểu biết, kỹ năng tập làm người lớ
Trang 11/34
1.MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ đã từng nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”, sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai Hiện nay đất nước ta đã tiến vào thế kỷ mới Thế kỷ của nền kinh tế tri thức nên thế hệ trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu Ngành học mầm non được coi là vị trí đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân Nó là khâu mở đầu cho các cấp học và cũng là cơ
sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam Giáo dục mầm non không chỉ cho trẻ trở nên hồn nhiên, nhanh nhẹn vui tươ
i, cơ thể phát triển cân đối mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh sự ham hiểu biết, kỹ năng tập làm người lớn, cũng như dạy trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ mọi người, khám phá ra cái đẹp và tạo ra cái đẹp Do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Những kiến thức tiền khoa học đến với trẻ theo từng độ tuổi có tác dụng giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động và làm quen với các sự vật hiện tượng Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được thông qua nhiều hoạt động nhằm phát triển tất cả các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm
kỹ năng xã hội Tất cả các lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi chiếm một vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, là một trong những hoạt động dễ thu hút nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh, cuộc sống con người một cách
đa dạng và phong phú Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng
đó Từ đó trẻ được tiếp thu cái đẹp trẻ trực tiếp trải nghiệm các xúc cảm, các
Trang 22/34
trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm
mỹ cho trẻ, hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu
tả Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc và vốn từ Bởi khi trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ muốn giới thiệu về sản phẩm mình làm ra
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được Ở độ tuổi này các chức năng tâm lý được phát triển hoàn thiện hơn, đối tượng tri giác rộng hơn, đầy đủ hơn Các vận động của tay đã khéo léo linh hoạt hơn, vì vậy hình tượng trong hoạt động tạo hình ngày một phong phú sinh động Trẻ biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ của chúng, thể hiện được không gian, thời gian Trẻ thường sử dụng màu theo ý thích, theo chủ quan và theo cảm xúc
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tạo hình tại trường tôi đang công tác đang được chú trọng bồi dưỡng và nâng cao Ban giám hiệu luôn nhiệt tình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tích cực tham mưu với các cấp các ngành để có điều kiện tốt nhất cho cô và trò hoạt động Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi
đó vẫn còn một số tồn tại Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy trẻ vẽ tôi thấy vẫn còn một số hạn chế đó là: Sự hứng thú của trẻ chưa cao, các đường nét vẽ còn vụng về, bố cục chưa cân đối Vì vậy sản phẩm vẽ của trẻ chưa đẹp từ những hạn chế đó là một giáo viên mầm non tôi băn khăn trăn trở mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi, nghiên cứu để có những phương pháp giảng dạy tốt nhất, giúp trẻ ham thích với thể loại vẽ và có nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ ham, thích, hăng say vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hình thành nhân cách cho
Trang 33/34
trẻ Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Phú Lộc”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 - 6 ở trường mầm non Phú Lộc
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 - 6 ở trường mầm non Phú Lộc
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp trải nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Lấy trẻ làm trung tâm
- Tạo ra các đồ dùng, tranh ảnh mẫu, lạ mắt hấp dẫn, hiện đại nên trẻ tích cực và hứng thú trong giờ học
- Phương pháp hướng dẫn linh hoạt sáng tạo và đổi mới, nên tạo được cơ hội cho trẻ tự sáng tạo phát huy khả năng vốn có của mình
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nó góp một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ Hoạt động tạo hình
là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiển một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong
Trang 44/34
thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo Hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình cùng với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của chính bản thân trẻ
Hoạt động vẽ là một lĩnh vực hoạt động tạo hình, là một trong những hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ đó chính là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật Thông qua hoạt động vẽ đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người
Hoạt động vẽ là nhu cầu, là ý thích, niềm say mê của trẻ Khi trẻ có nhu cầu, có say mê thì hoạt động vẽ của trẻ sẽ đem lại kết quả nổi trội so với các hoạt động khác Hoạt động vẽ góp phần phát triển sự nhạy cảm, xúc cảm, tình cảm, thẩm mĩ cũng như nhu cầu làm đẹp Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ bản tạo nền tảng cho sự tiếp thu kiến thức Phát triển và duy trì ở trẻ, lòng tự tin, khả năng cảm nhận về giá trị của mình Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực tham gia hội nhập cộng đồng, xã hội Việc
tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi không nằm ngoài mục đích
cơ bản của giáo dục thẩm mĩ đó là: Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, các kỹ năng, kỹ xảo…hình thành ở trẻ lòng ham muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của
Trang 55/34
các sự vật hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó biểu lộ tình cảm của mình
Đặc điểm vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi vốn hiểu biết đã phong phú, hoạt động của khớp tay, cơ bàn tay, ngón tay đã khéo léo hơn Vì thế mà bài vẽ của trẻ đã có thêm nhiều chi tiết và có sự kiểm tra bằng mắt Trẻ bước đầu hành động có mục đích, hình vẽ của trẻ đã cụ thể hơn, phối hợp có nhiều hình ảnh trong bức vẽ Trẻ
đã chú ý đến việc sắp xếp bố cục, các hình ảnh trong tranh của bé có mối quan
hệ tỉ lệ với nhau Trẻ không thích vẽ hình lặp đi lặp lại, trẻ chỉ thích vẽ những đồ vật mới lạ, và màu sắc hấp dẫn
Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công việc hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách Hiểu được tầm quan trọng đó tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động tạo hình cho trẻ
2.2 Thực trạng của vấn đề
*Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân, trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ
Số lượng trẻ trong lớp không quá đông, nên tiện cho việc nắm bắt các đặc điểm, tâm sinh lí và khả năng của từng trẻ Đặc biệt các cháu đều ở những thôn gần trường nên tiện lợi cho việc gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ để có biện pháp giáo dục kịp thời
Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ luôn khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
*Khó khăn:
Trang 66/34
Bên cạnh những thuận lợi nói trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được
giao tôi còn gặp không ít những khó khăn đó là:
+ Đa số học sinh trong lớp kỹ năng vẽ chưa thành thạo, trẻ cảm nhận tác phẩm nghệ thuật còn chậm, chưa tập trung
+ Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học vẽ + Nhiều sản phẩm tạo hình của trẻ còn chưa đạt yêu cầu
+ Đa số các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm kinh tế, rất ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ còn
ít
Từ những thực trạng trên tôi đi vào khảo sát như sau:
*Kết quả khảo sát thực trạng
* Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
Nội dung
khảo sát
Số trẻ
Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
SL % SL % SL % SL % SL %
Trẻ quan sát,
lắng nghe, tham
gia hoạt động vẽ
24 5 20,8 8 33,4 9 37,5 2 8,3 0 0
Trẻ biết bố cục
bức tranh cân
đối
24 4 16,7 8 33,4 10 41,6 2 8,3 0 0
Vẽ và tô màu
bức tranh đẹp 24 4 16,7 8 33,4 10 40,7 2 8,3 0 0
Có sản phẩm và
biết nhận xét 24 5 20,8 8 33,4 9 37,5 2 8,3 0 0
Trang 77/34
sản phẩm
* Đánh giá kết quả sau khi khảo sát:
Từ bảng trên cho thấy kết quả các nội dung khảo sát của trẻ vẫn chưa cao
Tỉ lệ trẻ đạt tốt khá còn thấp, vẫn còn trẻ yếu Trẻ chưa thực sự hứng thú cao khi hoạt động vẽ, nhiều bức tranh chưa có bố cục cân đối hợp lý, nhiều bức tranh tô màu chưa đẹp, còn cẩu thả và một số trẻ còn chưa mạnh dạn nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
* Nguyên nhân:
-Đối với bản thân:
+Chưa áp dụng hiệu quả các biện biện pháp thực hiện hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động vẽ một cách tích cực, chủ động, sáng tạo
+Hình thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa sáng tạo còn cứng nhắc chưa lồng ghép tích hợp ở mọi lúc, mọi nơi
-Đối với trẻ:
+ Do nhiều trẻ còn chưa biết cách cầm bút, và tay cầm bút còn vụng về
+Trẻ di màu và tô màu còn chưa đều, còn để khoảng trống và tô lem ra ngoài
+Trẻ chưa biết bố cục tranh và phối hợp các nét vẽ để tạo ra sản phẩm tạo hình
+Trẻ chưa biết cách nhận xét đánh giá sản phẩm, nhiều trẻ có tạo ra sản phẩm nhưng chưa biết gọi tên cho sản phẩm của mình
+ Tiết học còn gò bó, chưa thu hút trẻ, trẻ chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ
cô giao
Từ thực trạng trên, để việc dạy hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt hơn tôi đã chọn đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường Mầm non, tôi nghiên cứu xây dựng một số biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thể loại vẽ
2.3 Các giải pháp và biện pháp
Trang 88/34
2.3.1 Các giải pháp:
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thể loại vẽ
- Tích cực nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tham khảo tài liệu về tạo hình, các văn bản nhà nước, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
- Tăng cường phối hợp, tham mưu với phụ huynh, với nhà trường để đầu tư trang thiết bị và các điều kiện tốt nhất cho trẻ hoạt động tạo hình
2.3.2 Các biện pháp tổ chức và thực hiện:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp trong giờ học
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả thì trước hết phải xây dựng được một lớp học có nề nếp có môi trường học tập thoải mái, ổn định thì mới tạo cho trẻ phát huy năng lực và tính sáng tạo, vì vậy trước tiên tôi tập trung xây dựng nề nếp như sau:
- Sắp xếp chỗ ngồi, rèn thái độ học tập
- Dùng biện pháp nêu gương sẽ có tác dụng tích cực, kích thích sự hứng thú, sáng tạo trong giờ hoạt động vẽ của trẻ
Để chuẩn bị cho một tiết dạy tôi tạo môi trường học tập thoải mái, thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ: Nhận thức tình cảm, ngôn ngữ, tính kỹ năng, thao tác Căn cứ vào số lượng trẻ tôi sắp xếp chỗ ngồi, cách ngồi sao cho hợp lý, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tâm lý, cá tính của từng trẻ, có biện pháp rèn cho trẻ thói quen chú ý lắng nghe ý kiến của cô, tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt giờ nào việc nấy, có tính tích cực, sáng tạo nhưng mang tính kỷ luật cao Cô giáo tổ chức các hoạt động cắm cờ bé ngoan và nêu gương cuối tuần để tạo tinh thần thi đua giữa các trẻ Tôi tập cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trước cô và bạn, giúp trẻ biết cởi mở chia sẻ kinh nghiệm, thích đặt câu hỏi, thích tìm tòi khám phá Bên cạnh đó tôi phân loại nhóm trẻ, chia lớp thành 3
tổ, mỗi tổ xen kẽ cháu khá và cháu yếu để trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, với những trẻ nhút nhát ít hoạt động tôi xếp cạnh những cháu mạnh dạn, tự tin, hoạt
Trang 99/34
động tốt, với những trẻ cá biệt ngồi gần cô để quan sát, nhắc nhở, quản lí Qua quá trình thử nghiệm tôi đã đưa các cháu vào nề nếp có thói quen tốt, trẻ thực sự say mê hứng thú với hoạt động tạo hình, không bị gò bó, tư thế thoải mái và sẵn sàng cho hoạt động
* Biện pháp 2: Sử dụng các học liệu, phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi, phục
vụ hoạt động tạo hình (thể loại vẽ)
Sản phẩm của hoạt động tạo hình là một dạng sản phẩm đặc biệt Trong sản phẩm đó nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là
ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra
Tôi thấy rằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ
Ví dụ 1: Ở chủ đề “Gia đình” tôi tận dụng những phế liệu như: Vỏ trứng làm cái ca, cái cốc, con vịt, các nan tre làm các bộ bàn ghế…
Ví dụ 2: ở chủ đề “Thế giới động vật” Tôi đã tận dụng các học liệu có sẵn
để làm đồ dùng, đồ chơi cho việc dạy và học, làm đồ chơi bằng các loại: Vỏ ngao làm con cua sơn màu lên, ống sữa su su làm con ong, con bướm…vỏ sữa làm con công, con rùa… Làm bàn là bằng ống com pho, vỏ ống dầu gội làm con voi…
Ví dụ 3: Chủ đề giao thông: Dạy trẻ làm những chiếc tàu, thuyền buồm bằng vỏ ống nước rửa bát, vỏ chai dầu ăn, nước mắm
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau có sự giúp đỡ của cô bồi giấy làm các búp bê
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quá trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ
Ảnh 1: Sử dụng phế liệu để làm đồ dùng -đồ chơi (Phụ lục)
Trang 1010/34
Trong lớp tôi tạo các kí hiệu riêng cho từng trẻ, ở đây mỗi trẻ có một ký hiệu riêng, mỗi ký hiệu đó có đính nhựa trong để gài sản phẩm Đến mỗi chủ đề tôi gợi ý và phát động thi đua giữa các bé Sưu tầm và cắt các hình ảnh về chủ
đề cô sẽ lấy ra cùng cả lớp kiểm tra xem ai sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp nhất Biện pháp này đã giúp trẻ ý thức quan sát sự vật xung quanh để sưu tầm hình ảnh đẹp, phù hợp với chủ đề xong cô và trẻ có các tư liệu đó làm sản phẩm tiếp theo như lựa chọn ảnh làm album về chủ đề, hình thức này trẻ rất thích Hay
rổ, rá hỏng, giấy màu vụn, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnh cùng cô làm chủ đề Từ đó cô giáo dục trẻ biết được mọi vật phế liệu rất có ích trong các hoạt động tạo hình của trẻ và góp phần bảo vệ môi trường
* Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ
Hoạt động tạo hình, thể loại vẽ giữ vị trí quan trọng, góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành nhân cách của trẻ Dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo không nhằm đào tạo cho trẻ trở thành họa sĩ mà thông qua vẽ nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ Dạy vẽ còn giúp cho trẻ bước đầu làm quen với các ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục,…Hơn thế nữa, dạy vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi còn có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như: Trẻ được làm quen với nề nếp, thói quen học tập, làm quen với đồ dùng học tập; Chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cầm bút, thực hiện những đường nét cơ bản giúp cho việc tập viết sau này Chính vì vậy tôi nghiên cứu biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi để kích thích sự sáng tạo của trẻ mọi lúc mọi nơi, kết hợp giáo dục trong nhóm với giáo dục từng trẻ khuyến khích trẻ giao tiếp hợp tác chia sẻ cùng nhau, trẻ tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ
Để giúp trẻ làm được sản phẩm, vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản tạo hình Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng vẽ cơ bản sau:
- Kỹ năng cầm bút tôi nhắc trẻ cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay, cầm bút vừa tầm
- Kỹ năng vẽ nét thẳng dọc: Tôi dạy trẻ vẽ đưa nét bút từ trên xuống
- Vẽ nét ngang : Đưa bút từ trái sang phải