GIỚI THIỆU KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CAFÉ TRUNG NGUYÊN. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Tổng quan về hệ thống kênh phân phối 1.1. Các khái niệm - Khái niệm về phân phối: Phân phối bao gồm các hoạt động chuyển dịch sản phẩm trực tiếp hoặc qua các vị trí chuyển tải từ các điểm cung ứng tới các điểm nhu cầu trong mạng lưới chuỗi cung ứng. - Khái niệm về kênh phân phối: Kênh phân phối là đầu ra của chuỗi cung ứng; được hiểu là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân sở hữu một hàng hóa cụ thể trong quá trình chuyển đổi từ điểm xuất phát (cung ứng) tới các điểm tiêu thụ (nhu cầu). 1.2. Chức năng của kênh phân phối Kênh phân phối giúp gia tăng giá trị trong các hoạt động:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về hệ thống kênh phân phối
- Khái niệm về phân phối:
Phân phối bao gồm các hoạt động chuyển dịch sản phẩm trực tiếp hoặc qua các vị trí chuyển tải từ các điểm cung ứng tới các điểm nhu cầu trong mạng lưới chuỗi cung ứng.
- Khái niệm về kênh phân phối:
Kênh phân phối là đầu ra của chuỗi cung ứng; được hiểu là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân sở hữu một hàng hóa cụ thể trong quá trình chuyển đổi từ điểm xuất phát (cung ứng) tới các điểm tiêu thụ (nhu cầu).
1.2 Chức năng của kênh phân phối
Kênh phân phối giúp gia tăng giá trị trong các hoạt động:
1.3 Vai trò của kênh phân phối trong chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng bán hàng qua các kênh phân phối, kênh phân phối ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán của chuỗi cung ứng.
- Kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp trung tâm với người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối hiệu quả giúp mở rộng tiếp xúc và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm với người mua.
- Cung cấp trải nghiệm cho người tiêu dùng, nhằm tạo nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp trung tâm và nhận thức chất lượng của người tiêu dùng trong tương lai.
- Là tài sản trong chiến lược chuỗi cung ứng, giúp định vị chuỗi cung ứng qua các dịch vụ kênh sáng tạo.
- Kênh phân phối mạnh là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, không dễ dàng bắt chước.
Kênh phân phối
2.1 Phân loại kênh phân phối
Kênh trực tiếp không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng thẳng cho người tiêu dùng Có ba cách bán hàng trực tiếp: Bán đến từng nhà, bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán theo thư hoặc điện thoại đặt hàng.
Kênh 1 cấp chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường hàng tiêu dùng, đó là người bán lẻ Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng.
Kênh 2 cấp có 2 trung gian marketing Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó thường là nhà bán sỉ và bán lẻ Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà buôn.
Kênh 3 cấp có 3 trung gian phân phối Thí dụ: Trong ngành nước ngọt, rượu bia có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn - người bán sỉ và người bán lẻ.
2.2 Cấu trúc kênh phân phối
2.2.1 Hệ thống phân phối dọc VMS (Vertical Marketing System)
Một hệ thống marketing dọc VMS hoạt động như một thể thống nhất, gồm các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ Hoặc thành viên này là chủ của thành viên khác hoặc cho họ độc quyền kinh tiêu hoặc có quyền lực mạnh đến nỗi các thành viên kia phải hợp tác Một VMS có thể do một nhà sản xuất, một nhà bán lẻ hay một nhà bán sỉ thống trị. VMS xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và điều giải xung đột do mỗi thành viên chỉ chạy theo lợi ích riêng.
2.2.2 Hệ thống phân phối theo chiều ngang (Horizontal Marketing System HMS)
Là kênh phân phối trong đó 2 hoặc nhiều công ty ở cùng một tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với nhau để thực hiện công việc phân phối. Đây là một bước phát triển nữa về mặt tổ chức kênh, là sự sẵn sàng của hai hay nhiều doanh nghiệp ở một cấp hợp lại với nhau để khai thác một cơ hội marketing mới xuất hiện Mỗi doanh nghiệp đều có thể thiếu vốn, bí quyết kỹ thuật, năng lực sản xuất và các nguồn lực marketing để kinh doanh độc lập, hoặc là họ ngại rủi ro, hoặc vì nhìn thấy tác dụng to lớn khi hợp tác với các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp có thể làm việc với nhau trên cơ sở tạm thời hay lâu dài, hoặc lập một doanh nghiệp riêng Adler gọi đó là marketing cộng sinh.
2.2.3 Hệ thống phân phối đa kênh
Các công ty cũng ứng dụng những hệ thống đa kênh để vươn tới cùng một thị trường hay những thị trường khác nhau Nhiều hệ thống phân phối đa kênh được hưởng lợi từ sự hỗ trợ công nghệ Tuy nhiên, “hệ thống” không chier bao gồm phần mềm hỗ trợ thực hiện chiến lược đa kênh Nó cũng bao gồm lập kế hoạch kinh doanh chiến lược để giúp định hình việc thiết lập và cải tiến việc thực hiện đó.
2.3 Vận hành chiến lược kênh phân phối trong chuỗi cung ứng
2.3.1 Vận hành chính sách kênh phân phối
* Chính sách bao phủ thị trường
- Khái niệm: là việc doanh nghiệp quyết định số lượng điểm bán ở mỗi khu vực địa lý và khoảng cách giữa các điểm bán… nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng.
- Khái niệm: Chính sách khách hàng để đảm bảo rằng các trung gian bán hàng hoá và dịch vụ trong kênh hoàn toàn có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ cụ thể cho khách hàng.
* Chính sách quản lý giá
- Khái niệm: giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đông thời biểu hiện của các quan hệ kinh tế như cung cầu hàng hoá, tích lũy,
* Chính sách dòng sản phẩm: độc quyền hoặc ràng buộc
- Sở hữu nhờ sáp nhập
- Tích hợp dọc bằng cách mở rộng nội bộ
2.3.2 Duy trì quan hệ kênh phân phối
- Bản chất quan hệ kênh phân phối: Là việc hai hay nhiều yếu tố chức có các kết nối (pháp lý, kinh tế hoặc giữa các cá nhân) để theo đuổi cùng một lợi ích và được chia sẻ giữa các bên.
- Động lực xây dựng quan hệ kênh với các thành viên cuối kênh:
+ Tìm kiếm các mối quan hệ để thúc đẩy thành viên kênh đại diện
+ Phát triển quan hệ để phát triển thị trường mới, kênh mới, sản phẩm mới
+ Phối hợp với nhà phân phối để tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng
+ Phát triển quan hệ với các trung gian nhằm giảm làn sóng sáp nhập trong bán buôn
+ Nhà sản xuất tạo ra các rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh trong tương lai
- Động lực xây dựng quan hệ kênh với các thành viên đầu kênh:
+ Xây dựng quan hệ với NCC để có nguồn cung ổn định và sản phẩm mong muốn + Chống lại sự sáp nhập của các doanh nghiệp sản xuất
+ Tạo sự khác biệt đối với các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ khác
2.3.3 Quản lý logistics trong kênh phân phối
Logistics cho phân phối là những hoạt động liên quan đến việc dự trữ, thu gom, bảo quản thành phẩm/hàng hoá, xây dựng quy trình đặt hàng, xử lý đơn hàng và phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng bằng những phương thức phù hợp nhất Việc quản lý logistics trong kênh phân phối giúp đảm bảo tính liên tục của quá trình phân phối, giảm chi phí phân phối, hỗ trợ cho hoạt động phân phối lại, quá trình cung ứng dịch vụ khách hàng và quản lý kho, dự trữ và vận chuyển Quản trị nỗ lực để đạt được lãng phí nguồn lực thấp nhất (hiệu suất cao nhất) và đạt được mục tiêu cao nhất (hiệu quả cao). Đáp ứng hiệu quả khách hàng (ECR): là một trong những hoạt động hợp tác giữa các bên tham gia thương mại để hợp nhất các hoạt động của họ lại với nhau nhằm loại bỏ các rào cản ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đồng thời loại bỏ các chi phí không cần thiết khác.
Logistics phản hồi nhanh (QR): đảm bảo cho sản xuất linh hoạt
2.3.4 Kiểm soát mâu thuẫn trong kênh phân phối
Mâu thuẫn là trạng thái đối lập hoặc bất hoà giữa các tổ chức trong kênh phân phối, nó nảy sinh khi một thành viên nhận thấy hành vi của thành viên khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp hay ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các loại mâu thuẫn xảy ra có thể là do sự khác nhau về hiện thực, sự khác nhau về mong muốn, sự không đồng ý về phạm vi quyết định, sự không thích hợp về mục tiêu, sự không thích hợp về vai trò, sự khan hiếm về nguồn lực hay sự không đồng nhất về thông tin Một số loại mâu thuẫn có thể bắt gặp: mâu thuẫn dọc kênh, mâu thuẫn ngang kênh, mâu thuẫn giữa các kênh lai.
2.3.5 Quản lý sức mạnh kênh phân phối
Sức mạnh trong kênh phân phối là khả năng một thành viên kênh có thể quản lý hoặc ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác Sức mạnh là khả năng thay đổi những gì sẽ xảy ra, nó là giả thuyết suy đoán và khó xác minh.
Các loại sức mạnh trong kênh
Một số quan điểm lựa chọn sử dụng sức mạnh phù hợp:
- Thành viên KPP có sức mạnh cân bằng
- Thành viên kênh có sức mạnh chuyên môn và sức mạnh thừa nhận có hiệu quả hơn các sức mạnh khuyến khích hoặc sức mạnh đe doạ
- Qua các nhà bán buôn thì sức mạnh phần thưởng kinh tế hoặc cưỡng bức cao hơn sức mạnh hợp pháp, kinh nghiệm hoặc tự thừa nhận
- Sức mạnh không áp đặt (thường hợp pháp, thừa nhận, chuyên môn) sẽ giảm xung đột kênh và ngược lại.
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CAFÉ TRUNG NGUYÊN
Giới thiệu tổng quan về thị phần café tại Việt Nam
1.1 Nhu cầu, thị hiếu của thị trường
Trong năm 2022, hoạt động tiêu thụ cà phê tăng vọt, nhất là về cả giá trị lẫn số lượng Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới trong năm 2022 với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá so với năm 2021 Đây là khối lượng xuất khẩu cao nhất của ngành cà phê trong 4 năm qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay.
Trong năm qua, xuất khẩu cà phê tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và giá cà phê tăng cao trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil, Colombia Mặt khác, sự gia tăng xuất khẩu cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 4/2022 đến tháng 9/2022, lượng xuất khẩu cà phê có xu hướng giảm do người dân chỉ bán với mức giá cao, trừ lùi co lại Một số tháng cuối vụ, Việt Nam còn chịu cạnh tranh từ hàng robusta của Indonesia được chào bán với mức trừ lùi thấp hơn Điều này khiến giá nội địa tăng thêm 20% bất chấp giá bán trên sàn London giảm Lạm phát khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và tìm đến các sản phẩm có giá rẻ hơn Điều này thúc đẩy các nhà rang xay trong khu vực gia tăng nhập khẩu cà phê robusta có giá thấp hơn arabica Đây được cho là cơ hội đối với ngành cà phê Việt Nam với vai trò là quốc gia sản xuất robusta số một thế giới.
Trong vài năm trở lại đây, cà phê đóng chai (pha sẵn) đang nhận được sự đón nhận khá lớn đến từ phía người tiêu dùng Mọi người dần yêu thích cà phê đóng chai hơn vì tính nhanh chóng và tiện lợi Một phần ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng chính là do sự ảnh hưởng của Covid trong thời gian giãn cách xã hội.
Hiện thị trường cà phê chuỗi Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi một số thương hiệu lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên, Starbucks Coffee nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào chiếm ưu thế Trong khi một số “ông lớn” đang tiếp tục bành trướng để gia tăng thị phần thì cũng có hàng loạt các thương hiệu mới từ trong nước đến ngoài nước nhảy vào tham gia, khiến cuộc chiến ngày càng khốc liệt hơn.
Sự khốc liệt trong cạnh tranh chuỗi cà phê Việt Nam còn thể hiện ở kết quả kinh doanh không như mong đợi của Phúc Long Thương hiệu này từng khiến “ông trùm” bán lẻ Masan tiêu tốn hàng trăm triệu USD để giành quyền chi phối nhưng doanh thu cả năm
2022 chỉ đạt 1.579 tỷ đồng, thay vì kế hoạch 2.500-3.000 tỷ đồng đề ra.
1.3 Xu hướng tiêu dùng cà phê
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, nhu cầu đối với phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu cũng có xu hướng đi lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và trong một xã hội luôn di chuyển, cà phê pha sẵn được đóng hộp và đóng chai đang dần trở thành mặt hàng chủ lực của nhiều thương hiệu Người tiêu dùng yêu thích sự tiện lợi của các sản phẩm này khi có thể mua tại bất kỳ đâu trên đường như trạm xăng, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động,… Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ CôngThương) cho biết, hiện nay mỗi một phút người tiêu dùng trên thế giới tiêu thụ từ 2 - 3 triệu cốc cà phê, trong thời gian tới tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng lên thêm Tại thị trường trong nước, tiêu thụ cà phê bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng lên hơn 2,6 kg/người vào năm 2024, vì vậy 125 triệu lao động trong ngành cà phê và Việt Nam đang đứng trước các ứng yêu cầu đó Hiện nay tất cả các thị trường mà Việt Nam đã ký kết cácFTA đều mở cửa cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam ở mức thuế ưu đãi từ 0 đến 5%, riêng EVFTA cam kết bỏ thuế cho tất cả các sản phẩm cà phê xuống 0%, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam.
Hệ thống kênh phân phối của café Trung Nguyên
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp
2.1.1 Doanh nghiệp Café Trung Nguyên
Tên công ty: Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên trực thuộc tập đoàn Trung Nguyên Trụ sở: 82-84 Bùi Thị Xuân, P Bến Thành, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
Ra đời vào giữa năm 1996, công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ ở Việt Nam nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; trong đó hoạt động chủ yếu với các lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ phân phối, bán lẻ và du lịch Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu hơn 1.000 cửa hàng nội địa và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
-Tầm nhìn của Cafe Trung Nguyên: trở thành một tổ chức vĩ đại bằng cách phụng sự cộng đồng nhân loại, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam và khát vọng khám phá và chinh phục.
- Sứ mệnh: Xây dựng một cộng đồng nhân loại hợp nhất theo một hệ gá trị của lối sống tỉnh thức đem lại thành công và hạnh phúc thực sự
Những người tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối của kênh, được nối với nhau bởi các dòng chảy đàm phán và sở hữu được coi là thành viên chính thức của kênh phân phối Các thành viên của Cà phê Trung Nguyên bao gồm:
- Là một thành viên trong chuỗi, tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người Trong trường hợp của Trung Nguyên thì Trung Nguyên vừa là nhà sản xuất, vừa là đội trưởng kênh.
- Với vai trò là một nhà sản xuất thì mục tiêu của Trung Nguyên là nhằm cung cấp những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận cho họ Sản phẩm của họ phải sẵn sàng đáp ứng thị trường.
- Với vai trò là đội trưởng kênh thì doanh nghiệp có vai trò lãnh đạo, thiết lập các quy tắc và quy trình hoạt động dựa vào sức mạnh so với các thành viên khác Họ phải chịu trách nhiệm giám sát kênh và các đối tác kênh, tổ chức, ngăn chặn hoặc xử lý tất cả các vấn đề, xung đột trong kênh Đồng thời họ sẽ quyết định các thông số kỹ thuật để phân phối các sản phẩm của mình.
- Về năng lực sản xuất thì Trung Nguyên hiện có 2 nhà máy sản xuất cà phê rang xay:
+ Nhà máy sản xuất tại KCN Tân Đông Hiệp A, tỉnh Bình Dương Công suất: 3000 tấn/năm Tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
+ Nhà máy tại Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Đầu tư khoảng 711,72 tỷ đồng (40 triệu USD) Công suất 60.000 tấn/năm Nhà máy chế biến cà phê rang xay tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk với công suất 10000 tấn/năm Nhà máy này lớn nhất vùng Cao Nguyên, 80% sản lượng dành cho xuất khẩu.
-Trung Nguyên có 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan:
+ Nhà máy cà phê Sài Gòn: được Trung Nguyên mua lại của Công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk vào năm 2010.
+ Nhà máy Bắc Giang với tổng số vốn đầu tư 22000 tỷ đồng, tập trung chế biến, đóng gói thành phẩm sản phẩm hòa tan G7.
Người bán buôn bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng hóa để bán cho những người bán lại hoặc người kinh doanh (như những người bán lẻ, công ty sản xuất công nghiệp, tổ chức ngành nghề hoặc cơ quan nhà nước cũng như cho những người bán buôn khác) Nó cũng bao gồm các công ty hoạt động như các đại lý hoặc người môi giới trong việc mua hoặc bán hàng hóa cho các khách hàng như vậy.
Các nhà bán buôn sẽ thực hiện các chức năng phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng Điều này đã thể hiện được khả năng bao phủ thị trường cho nhà sản xuất Với Trung Nguyên thì có tập khách hàng trải ra trên các khu vực địa lý rộng lớn Trung Nguyên muốn bao phủ thị trường tốt, họ phải dựa nhiều vào người bán buôn hàng hóa, đáp ứng sẵn sàng hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu.
Các nhà bán buôn thường xuyên cung cấp, phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Điều này là một điều kiện khiến cho Trung Nguyên cần phải lên kế hoạch, chiến lược để gây được mối quan hệ mật thiết với các nhà bán buôn bởi vì nhà bán buôn có tiếp xúc và trao đổi thông tin về người tiêu dùng, về xu hướng, thị hiếu mới nhất của thị trường, các quy định về vật liệu và chất lượng với nhà bán lẻ - người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng Khi thị trường có những biến động thì nhà bán buôn sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin của thị trường, đây là một điểm khiến cho nhà sản xuất phải tạo dựng mối quan hệ mật thiết với nhà bán buôn Đồng thời, nhờ sử dụng người bán buôn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người sản xuất có thể giảm chi phí tương đối cho các hoạt động bán bởi vì lực lượng bán hàng của họ sẽ chỉ phải tiếp xúc với một số lượng hạn chế người bán buôn chứ không phải là số lượng lớn người tiêu dùng, người bán lẻ.
Các nhà bán buôn của Trung Nguyên sở hữu hàng hóa và thường dự trữ các sản phẩm của Trung Nguyên, điều đó giúp cho Trung Nguyên giảm được một số rủi ro liên quan đến giữ tồn kho lớn Các nhà bán buôn giúp cho quá trình đặt hàng của khách hàng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn bởi vì nhiều khách hàng mua với khối lượng nhỏ trong khi đó Trung Nguyên lại sản xuất một số lượng lớn.
Người bán lẻ bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ trợ cho việc bán hàng hóa.
Nhà bán lẻ là một yếu tố trong kênh phân phối, bởi vậy mặc dù là trung gian phân phối cấp 2 nhưng các nhà bán lẻ của Trung Nguyên vẫn được quan tâm, giám sát ở một mức độ nào đó Nhưng chủ yếu vẫn là do các nhà bán buôn kiểm soát.
ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CAFE TRUNG NGUYÊN
3.1 Đánh giá hệ thống kênh phân phối
Như một nhãn hiệu nổi tiếng và thành công tại Việt Nam, hệ thống kênh phân phối của Cafe Trung Nguyên đã được đánh giá là khá hiệu quả và đa dạng.
+ Kênh phân phối trực tiếp: Cafe Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối trực tiếp bằng cách mở rộng các cửa hàng và quầy barista của mình trên khắp đất nước Việc này cho phép khách hàng tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn Đồng thời, hệ thống quầy barista này cũng tạo ra các cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt hơn.
+ Kênh phân phối gián tiếp: Cafe Trung Nguyên cũng sử dụng kênh phân phối gián tiếp bằng cách bán sản phẩm của mình thông qua các đại lý, siêu thị, và các trang web bán hàng trực tuyến Việc này cho phép sản phẩm của họ tiếp cận với đông đảo khách hàng và tiếp cận các kênh phân phối khác nhau Điều này cũng giúp cho Cafe Trung Nguyên tăng khả năng tiếp cận với thị trường địa phương và quốc tế.
+ Kênh phân phối qua mạng xã hội: Cafe Trung Nguyên cũng tận dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, và YouTube để quảng bá sản phẩm của mình Việc này giúp tạo ra sự tương tác với khách hàng tiềm năng, tăng cường quan hệ khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường mới.
Tổng thể, hệ thống kênh phân phối của Cafe Trung Nguyên đã được đánh giá là khá hiệu quả và đa dạng Việc sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau giúp cho họ có thể tiếp cận với đa dạng khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ Tuy nhiên, họ vẫn còn một số cơ hội để cải thiện hệ thống kênh phân phối của mình như tăng cường tiếp cận với thị trường quốc tế hoặc phát triển thêm các sản phẩm phù hợp với nhu cầu
3.2 Một số giải pháp cho kênh phân phối
Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam, với một hệ thống kênh phân phối truyền thống và hiện đại Nhu cầu sử dụng cà phê tại Việt Nam đang tăng cao và Trung Nguyên đang có tham vọng trở thành nhà cung cấp, phân phối lớn của Việt Nam với mặt hàng chính là cà phê. Để giải quyết các vấn đề trong hệ thống kênh phân phối của mình, Trung Nguyên cần đưa ra một số giải pháp :
- Tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối: Trung Nguyên cần tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh và tạo niềm tin cho khách hàng.
- Mở rộng hệ thống kênh phân phối hiện đại: Trung Nguyên cần đầu tư mở rộng hệ thống kênh phân phối hiện đại như chuỗi cửa hàng, siêu thị và mua sắm trực tuyến để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng.
- Tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng: Trung Nguyên cần đào tạo thêm nhân viên bán hàng để cải thiện kỹ năng bán hàng và giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm của họ.
- Tăng cường quảng cáo và chăm sóc khách hàng: Trung Nguyên cần tăng cường quảng cáo và chăm sóc khách hàng để tăng cường độ tin cậy và tạo sự liên kết với khách hàng.
- Tìm kiếm đối tác phân phối lớn: Trung Nguyên cần tìm kiếm đối tác phân phối lớn để cung cấp sản phẩm cho các đối tượng khách hàng lớn.