1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề doanh nghiệp café trung nguyên

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề: Doanh Nghiệp Café Trung Nguyên
Tác giả Đặng Văn Ry, Nguyễn Khánh Hà, Phạm Khả Triều, Trần Xuân Mỹ, Hoàng Đức Anh Tuấn
Người hướng dẫn Phạm Thùy Miên
Trường học Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Dự Án Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu doanh nghiệp (3)
    • 1. Lịch sử hình thành - phát triển (3)
    • 2. Thị Trường (4)
    • 3. Thị Phần (5)
    • 4. Danh mục sản phẩm (6)
  • II. Phân tích hành vi tiêu dùng của thị trường (7)
    • 1. Tiến trình khách hàng ra quyết định mua/sử dụng sản phẩm dịch vụ (gồm 5 giai đoạn) (7)
    • 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng (8)
    • 1. Tiêu thức phân đoạn (9)
    • 2. Phân khúc tâm lý (10)
    • 3. Phân đoạn theo hành vi (10)
    • 4. Thị trường mục tiêu: phân khúc theo hành vi, cụ thể là lợi ích tìm kiếm (11)
    • 5. Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu (11)
    • 6. Chiến lược định vị (12)
  • V. Hoạch định/phân tích chiến lược marketing (19)
  • VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (37)

Nội dung

The Coffee Bean còn gặpthêm vấn đề về chi phí khi họ nhập hạt Arabica từ nước ngoài vào, cònTrung Nguyên gặp vấn đề không nhỏ trong nội bộ.● Thị trường trong nước: Trang 5 Theo khảo sát

Giới thiệu doanh nghiệp

Lịch sử hình thành - phát triển

Ngày 16/06/1996 Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột

Ngày 20/08/1998 cửa hàng đầu tiên của Trung Nguyên khai trương tại TP HCM

Năm 2000 Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình nhượng quyền

Năm 2001 Công ty Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản.

Tháng 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore.

Ngày 23/11/2003 Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời Năm 2008 Công ty thành lập văn phòng tại Singapore.

Năm 2010 Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh,Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean…

Năm 2012 Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất

Năm 2014 Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê - càfe.net.vn

Năm 2017 Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới Ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phêChuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời

Thị Trường

Cà phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của xây dựng thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian qua Chỉ trong vòng chưa đến

20 năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã có mặt tại mọi miền đất nước Trung Nguyên đã thực hiện một cuộc xâm nhập thị trường ngoạn mục nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu Việt Nam. Ở phân khúc bình dân, ta có có thể kể đến: Cafe Milano, Napoli Cafe, Viva Star Coffee Giá cao hơn 1 chút, ta có rất nhiều chuỗi: Highlands Coffee, Cộng Cà Phê, The Coffee House, Phúc Long, King Coffee.… Và ở phân khúc trên nữa là những cái tên như: Starbucks, Trung Nguyên, và The Coffee Bean & Tea Leaf.

Trong đó, chỉ có mỗi Starbucks là tạm có thể được gọi là cafe cao cấp. Trung Nguyên tuy định vị hình ảnh và giá cả tuy không thấp hơn, nhưng có vẻ chưa thể xếp cùng được.

Trung Nguyên và The Coffee Bean đang có dấu hiệu chững lại Hai chuỗi cafe này đều có giá khá cao, và gặp khó khăn trong vấn đề tăng trưởng từ khi Starbucks thuộc cùng phân khúc gia nhập The Coffee Bean còn gặp thêm vấn đề về chi phí khi họ nhập hạt Arabica từ nước ngoài vào, còn Trung Nguyên gặp vấn đề không nhỏ trong nội bộ.

Khẳng định được vị thế hàng đầu trong lĩnh vực cà phê nội địa.

Theo khảo sát của Financial Times về thương hiệu được người tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực cà phê:

Giải thưởng thương hiệu quốc gia, Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao…

Sau hơn 20 năm, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, tiêu biểu như Mỹ, Asean, Nhật Bản, Canada, Singapore,Trung Quốc, Sản phẩm cà phê rang có mặt phổ biến trong các siêu thị và cửa hàng tại Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp, Nga Với nỗ lực của mình, TrungNguyên nghiên cứu và cho ra đời cà phê thượng hạng, đắt và hiếm trên thế giới đó là cà phê chồn để xuất khẩu sang các nước phát triển.

Thị Phần

Cafe rang xay đang chiếm gần 2/3 lượng tiêu thụ cafe ở Việt Nam.

Có một thời Trung Nguyên gần như độc quyền thị trường rang xay với gần 80% thị phần (theo Euromonitor năm 2012), gần đây thị trường đã xuất hiện nhiều cái tên với độ canh tranh quyết liệt hơn

Trung Nguyên chiếm thị phần đáng kể trong thị trường cà phê hòa tan.

Danh mục sản phẩm

● Cà phê Chữ S Chinh Phục

● Cà phê phin Gourmet Blend

● Cà Phê Phin Lọc Giấy Legend Fusion Blend

● Cà phê Phái nữ Passiona

Phân tích hành vi tiêu dùng của thị trường

Tiến trình khách hàng ra quyết định mua/sử dụng sản phẩm dịch vụ (gồm 5 giai đoạn)

❖ Giai đoạn 1 : nhận thức được nhu cầu.

- Kích thích từ bên trong: thích thưởng thức hương vị cà phê, cần duy trì sự tỉnh táo nhờ cafein có trong cà phê.

- Kích thích từ bên ngoài: ảnh hưởng từ bạn bè, từ môi trường làm việc làm ta cảm thấy thích thú với cà phê

❖ Giai đoạn 2 : tìm kiếm thông tin.

- Tìm kiếm bên trong (những thông tin từ trí nhớ): từ những hiểu biết nhất định của khách hàng về cà phê từ các thương hiệu cà phê với những dòng sản phẩm nổi tiếng.

- Tìm kiếm bên ngoài: trên báo chí, mạng xã hội, quảng cáo về dòng cà phê.

❖ Giai đoạn 3 : đánh giá các lựa chọn thay thế.

- Tiêu chuẩn đánh giá của khách:

+ Giá cả: phải phù hợp với túi tiền, nhu cầu cũng như chất lượng sản phẩm.

+ Chất lượng: người tiêu dùng ai ai cũng mong muốn trải nghiệm 1 sản phẩm có chất lượng tuyệt vời, nên khách hàng sẽ cân nhắc lựa chọn sản phẩm có thành phần hạt cà phê chọn lọc hoàn toàn đến từ thiên nhiên, qua công đoạn rang, xay và đóng gói theo chuẩn quốc tế, cho cà phê đến tay người dùng đạt tiêu chuẩn cao nhất

+ Hương vị: người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm cà phê yêu thích phù hợp với khẩu vị, hoặc theo 1 tiêu chuẩn vị giác riêng nào đó, như mùi thơm, độ đắng, màu sắc, độ đậm nhạt,

+ Khuyến mãi: chương trình ưu đãi sẽ giúp khách hàng bị thu hút bởi sản phẩm.

- Cân nhắc chọn lọc: giữa những tiêu chí đánh giá về sản phẩm và về thương hiệu, khách hàng sẽ so sánh lựa chọn sản phẩm cà phê đáp ứng được nhu cầu và phù hợp nhất với bản thân hoặc với mục đích sử dụng khác.

❖ Giai đoạn 4 : đưa ra quyết định mua hàng.

- Tham khảo thái độ và phản ứng của người tiêu dùng: phản ứng và thái độ của người tiêu dùng sẽ 1 phần nào phản ánh được chất lượng của sản phẩm, từ đó khách có thể đưa ra lựa chọn mua hoặc không nếu sản phẩm cà phê đó có những đánh giá không phù hợp với khẩu vị, tiêu chí, mục đích và nhu cầu của mình.

- Các yếu tố tình huống: sẽ đem lại ấn tượng tốt hoặc xấu, đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến việc khách lựa chọn mua hay không, ví dụ khách hàng đi mua cà phê, được nhân viên chăm sóc nhiệt tình sẽ đưa ra lựa chọn mua liền, còn nếu nhân viên có thái độ khiếm nhã thiếu kinh nghiệm sẽ làm khách khó chịu nên để khách lựa chọn mua cà phê là 1 suy nghĩ xa vời.

❖ Giai đoạn 5 : phản ứng sau mua.

- Nếu sản phẩm cà phê đúng như những gì người tiêu dùng mong đợi, họ sẽ hài lòng và quay lại lần sau, còn nếu không thì ngược lại.

- Khách hàng có thể có những bất đồng về nhận thức: là cảm giác căng thẳng tâm lý sau khi mua hàng hoặc lo lắng mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi đối mặt với hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế có sức hấp dẫn cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng

- Tính cách: không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định chọn mua và sử dụng cà phê.

- Nhận thức: sự đánh giá của khách hàng về giá trị của cà phê và việc sử dụng cà phê, và khả năng đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ, đặc biệt là so với các sản phẩm khác.

- Học thức: những hiểu biết, kinh nghiệm sử dụng và mua cà phê của khách hàng.

- Giá trị, niềm tin và thái độ:

+ Niềm tin: là nhận thức chủ quan của khách về cách một sản phẩm cà phê hoặc thương hiệu cà phê hoạt động trên các thuộc tính khác nhau dựa trên kinh nghiệm cá nhân, quảng cáo và các cuộc thảo luận với người khác.

+ Thái độ: thích hoặc ghét cà phê.

+ Phong cách sống: có thể họ nghĩ uống cà phê là 1 loại phong cách ấn tượng, hiện đại hoặc đem lại 1 cái nhìn cuốn hút.

❖ Yếu tố văn hóa xã hội :

- Người có tầm ảnh hưởng: idol, những diễn viên,ca sĩ nổi tiếng, những người mà mình hâm mộ.

- Truyền miệng: những gì mà mọi người xung quanh trò chuyện, bàn tán về cà phê, thương hiệu cà phê,

- Gia đình: do nhu cầu của gia đình hoặc ảnh hưởng thói quen mua và sử dụng cà phê từ gia đình.

- Chu kì đời sống gia đình: trong gia đình có nhiều thế hệ thì có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau như nhu cầu sử dụng cafe,

- Nhóm tham khảo: hội bạn bè, đồng nghiệp,

- Tuổi tác: những người thích sử dụng cà phê thường là ở độ tuổi trưởng thành.

- Giới tính: nam hay nữ đều có nhu cầu sử dụng cà phê.

III Phân tích và xác định thị trường mục tiêu:

Tiêu thức phân đoạn

- Bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê mỗi năm Số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng

- Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và ĐBSCL là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với 30 gam/người/năm.

- Người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn.

❖ Phân khúc nhân khẩu học:

- Độ tuổi: Có 2 nhóm tuổi trong cuộc khảo sát này, nhóm 1 có độ tuổi từ 19-29 và nhóm 2 có độ tuổi từ 30-49 Nhóm tuổi 19-29 thì chỉ có 10% uống nóng và 40% uống cà phê đá quá 3 lần/tuần. Nhóm tuổi 30-49 có 50% uống nóng và 15% uống đá nhiều hơn 3 lần/tuần Độ tuổi sử dụng khá rộng điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê.

- Nghề nghiệp: Hầu như mọi tầng lớp nghề nghiệp đều uống cà phê từ công nhân lao động, nhân viên văn phòng, sinh viên, doanh nhân…

- Thu nhập: thu nhập ra sao thì cũng đều có nhu cầu sử dụng cafe,nhưng những người có thu nhập cao sẽ có điều kiện sử dụng những loại cà phê mắc tiền và chất lượng cao, còn những người có thu nhập bình thường thì ngược lại.

Phân khúc tâm lý

- Việt Nam cũng như một số nước láng giềng châu Á có tập quán uống trà từ lâu đời.Uống cà phê là một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu , trừ một số ít người đã đã có thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã kéo theo những lối sống mới , những xu hướng mới Những người trẻ tuổi là những người tiếp thu rất nhanh lối sống này.

- Cà phê tiêu dùng tiêu thụ của Việt Nam chưa nhiều nhưng lại rất đa dạng Gu thưởng thức cà phê của người Việt Nam phổ biến là đặc, sánh.

- Người Hà Nội có tâm lý thích uống cà phê hoà tan (67%) Trong khi đó người Sài Gòn thường uống cà phê bột pha phin nhiều nhất khoản 38% Kể đến là cà phê bột pha phin có thêm sữa với 27% và20% uống cà phê hoà tan

Phân đoạn theo hành vi

Trong hộ gia đình: Cà phê được mua nhằm mục đích phục vụ tiêu thụ trong gia đình; được cho hoặc tặng…

Ngoài hộ gia đình: Các cơ quan; doanh nghiệp mua cà phê nhằm mục đích phục vụ nhu cầu công việc hoặc sinh hoạt của người lao động Hoặc có thể mang biếu, tặng, cho vào các dịp lễ Tết…

Lợi ích tìm kiếm: Cà phê đã trở thành thức uống thông dụng nhất trên thế giới Nó chỉ sau nước uống thông thường Ngày càng nhiều chứng cứ khoa học và lâm sàng cho thấy: tác dụng tích cực và toàn diện của cà phê đối với sức khỏe của loài người Như hạn chế các bệnh: Tim mạch; ung thư; loét dạ dày và tá tràng; chứng loãng xương; bệnh sỏi mật; hen suyễn; giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson;…

Thói quen sử dụng cà phê: Thói quen sử dụng cà phê của người dân Việt Nam được nghiên cứu và thống kê như sau: 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần Nghiêng về nam giới (59%) Về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần/tuần Nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%) Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 49%/50% Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng.

Thị trường mục tiêu: phân khúc theo hành vi, cụ thể là lợi ích tìm kiếm

❖ Kích thước thị trường: không chỉ có những người uống cà phê vì sức khỏe mà còn có những người mua và sử dụng cafe vì nhu cầu khẩu vị hay vì mục đích khác nên quy mô thị trường khá triển vọng.

❖ Kỳ vọng tăng trưởng: những sản phẩm cafe có lợi cho sức khỏe thì cũng là những sản phẩm cafe đạt tiêu chuẩn chất lượng cao do phải nghiêm ngặt và kỹ lưỡng chọn lọc trong quá trình chế biến, vì thế hương vị cũng sẽ vô cùng thơm ngon Khách hàng sẽ bị thu hút bởi công dụng cũng như hương vị và thời đại ngày nay ai cũng quan tâm đến sức khỏe nên thị trường này có tiềm năng tăng trưởng cao.

❖ Vị thế cạnh tranh: đối đầu trực tiếp với các đối thủ đáng gờm như Nescafe, Vinacafe,

❖ Chi phí khi tiếp cận: bao gồm các loại chi phí tiếp thị và phân phối hàng.

❖ Khả năng tương thích mục tiêu và nguồn lực của tổ chức: bất kì doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận và giành được chỗ đứng trong lòng khách hàng, nên thị trường mục tiêu này có khả năng đáp ứng được 2 tiêu chí trên và phù hợp với nguồn lực của 1 doanh nghiệp tầm cỡ như Trung Nguyên.

Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu

➢ Chiến lược sản phẩm: đó là việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại, sản phẩm và các đặc tính của nó như tên gọi, nhãn hiệu, các đặc tính kỹ thuật, bao gói, kích cỡ và dịch vụ sau bán hàng

➢ Chiến lược giá: là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, lựa chọn các phương pháp định giá, các chiến lược giá của công ty.Giá cả các sản phẩm của Trung Nguyên cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào loại sản phẩm và phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu của loại sản phẩm đó Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng có các chính sách giá ưu đãi, phân biệt với từng nhóm khách hàng.

➢ Chiến lược phân phối: bao gồm các vấn đề như thiết lập kiểu kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, thiết lập mối liên hệ trong kênh và toàn bộ mạng lưới phân phối, các vấn đề dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển Vào năm 2006, 500 siêu thị mini mang tên G7 Mart và 70 trung tâm phân phối đã được xây dựng trên toàn quốc, đem tới sự phát triển nhanh chóng hệ thống phân phối của Trung Nguyên.

➢ Chiến lược khuyến mại – quảng cáo:Có thể nói thành công ngày hôm nay của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, một phần lớn, là kết quả của

“truyền thông, cổ động” Trung Nguyên không đẩy mạnh, chú trọng vào hoạt động quảng cáo Thay vào đó, Trung Nguyên chủ yếu tập trung vào

PR – quan hệ công chúng, dựa vào nền tảng giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Chính vì vậy, Trung Nguyên nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh mẽ và lấy được thiện cảm với người Việt Nam, cũng như thu hút được khách hàng nước ngoài.

Chiến lược định vị

● Trung Nguyên đã chủ động thay đổi danh xưng thành Trung Nguyên Legend, thay đổi hệ thống nhận diện từ logo đến màu sắc thương hiệu từ đỏ – đen sang trắng – đen Đồng thời, với danh xưng mới, Tập đoàn này đã phát triển mạnh mẽ hệ thống chuỗi không gian Trung Nguyên Legend Café, E-coffee, và đặc biệt, cho ra đời bộ sản phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend Đây có thể xem là những bước cụ thể hóa đầu tiên của sách lược Đặc biệt – Khác biệt – Duy nhất mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhắc đến.

● Từ bỏ hình ảnh ly cà phê quen thuộc cùng màu nâu truyền thống và thay thế bằng màu trắng đen sang trọng kết hợp hình ảnh các danh vĩ nhân của thế giới cùng các câu nói truyền cảm hứng về khát vọng thành công là những điều người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy về sự khác biệt trên bao bì của bộ sản phẩm Trung Nguyên Legend.

IV Khảo sát thị trường:

Tỉ lệ nam uống cafe nhỉnh hơn so với nữ 20%, tuy nhiên ta có thể thấy rằng nhu cầu uống cà phê giữa nam và nữ không có quá nhiều sự chênh lệch.

Lứa tuổi sử dụng cafe tập trung chủ yếu ở mức từ 18-25, 1 độ tuổi năng động và đầy nhiệt huyết Bên cạnh đó cũng có số ít những khách hàng dưới 18 và trên 25.

Nhóm người uống cà phê nhiều nhất là học sinh sinh viên, chiếm tỉ trọng tới 74%, có lẽ do nhu cầu cần tỉnh táo và tập trung học tập, phần còn lại phân bố vào những khách hàng thuộc các ngành nghề khác nhau.

Có lẽ do đối tượng chủ yếu là học sinh sinh viên nên thu nhập cũng không quá cao, chỉ tập trung khoảng dưới 3 triệu

Thương hiệu Trung Nguyên đã quá quen thuộc trong hình ảnh cafe Việt Nam nên số lượng khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm lên tới hơn 70% cũng không quá ngạc nhiên.

❖ Nhóm khách hàng đã sử dụng sản phẩm:

Có thể thấy rằng Trung Nguyên đã thành công xây dựng 1 thương hiệu cà phê có chất lượng cao trong lòng người tiêu dùng.

Khách hàng dùng cafe chủ yếu vào buổi sáng và chỉ có số ít uống cafe vào buổi trưa chiều tối.

Theo như khảo sát, có thể thấy rằng phần lớn khách hàng không uống cafe quá thường xuyên.

Tuy rằng có 1 vài ý kiến nói rằng họ chưa hài lòng lắm về Trung Nguyên nhưng đó cũng là động lực để cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.

❖ Nhóm khách hàng chưa sử dụng sản phẩm: Độ phủ sóng của Trung Nguyên rất cao, hầu như ai cũng biết.

Khẩu vị cafe của nhóm khách chưa dùng cafe của Trung nguyên phân bố đều theo 2 kiểu, đó là hiện đại và cổ điển.

Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh việc Trung Nguyên tiếp cận khách hàng sử dụng sản phẩm.

Số lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai chiếm gần 90%.

Hoạch định/phân tích chiến lược marketing

1 Phân tích môi trường marketing và nhận diện ma trận SWOT cho doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp: Với những thay đổi mạnh mẽ về tổ chức, các chính sách đãi ngộ và đào tạo thích hợp, hệ thống quản trị bán hàng chuyên nghiệp, đang dẫn dắt những xu thế tiêu dùng cà phê mới – tất cả cùng hướng đến xây dựng một hình ảnh thương hiệu cà phê Trung

Nguyên mới đầy mạnh mẽ chuẩn bị cho cuộc chinh phục và thống lĩnh thị trường

Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao động qua hệ thống quán cà phê nhượng quyền trên cả nước Đội ngũ quản lý chủ yếu của tập đoàn cà phê Trung Nguyên là người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong Tập đoàn nước ngoài và một đội ngũ chuyên gia, tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới.

- Nhà cung cấp: Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu.

Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân.

+ Một là, hệ thống G7 Mart: Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam, có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước

+ Hai là, hệ thống siêu thị: Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyễn sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ thống phân phối của mình.

+ Ba là, dòng lưu chuyển trong kênh phân phối: Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ

+ Bốn là, Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchise vào

VN từ năm 1998, chỉ hai năm sau khi xuất hiện trên thị trường.Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống Franchise bao gồm hơn 1.000 quán cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, BaLan, Ukraina Không thể phủ nhận lợi ích mà nhượng quyềnFranchise mang lại cho Trung Nguyên về kinh tế cũng như thương hiệu.

- Khách hàng: Khách hàng của thị trường nảy rất đa dạng và phong phú , đay là một ngành có thị trường rộng lớn Vậy nên Trung Nguyên có rất nhiều cơ hội để quảng cáo sản phẩm của mình tới người tiêu dùng để mọi người tin dùng và sử dụng Người tiêu dùng tìm đến sản phẩm café với mục đích đa dạng yêu cầu đòi hỏi về chất lượng cao vì đây là sản phẩm hướng đến nhiều khách hàng khó tính và có gu thưởng thức cafe khá cao và vấn đề giá cả cũng là yếu tố quan trọng hướng đến người tiêu dùng phổ thông trong xã hội

- Đối thủ cạnh tranh: Có 4 cấp độ cạnh tranh

+ Thứ nhất là cạnh tranh mong muốn

+ Thứ hai là cạnh tranh công dụng: Gồm những doanh nghiệp sản xuất những mặt khác loại nhưng thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó: Nhu cầu giải khát (trà, nước ngọt, nước khống), nhu cầu giải trí (trà, nhân sâm)

+ Thứ ba là cạnh tranh giữa các nhãn hiệu

+ Thứ tư là cạnh tranh cùng loại sản phẩm: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Nguyên là Nescafe, ngồi ra còn có Vinacafe, và Moment.

- Nhà cung cấp: Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil.Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê ngun liệu

+ Quy mô và tốc độ tăng dân số: Trong năm 2022, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 784.706 người và đạt 99.329.145 người vào đầu năm 2023 Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 879.634 người Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm 94.928 người

+ Đô thị hóa: Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Không gian đô thị được mở rộng Đã hình thành một số cực tăng trưởng chủ đạo tại các đô thị lớn, nhất là tại hai đô thị loại đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Hạ tầng kỹ thuật đô thị được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ và từng bước hiện đại, hạ tầng xã hội đô thị được đa dạng hóa, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ Chất lượng sống tại đô thị từng bước được nâng cao Kinh tế đô thị tăng trưởng ở mức cao.

Tuy nhiên, đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới Quá trình đô thị hóa phát triển theo chiều rộng là chủ yếu với mật độ thấp và phân tán, gây lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế + Cơ cấu tuổi: Cơ cấu dân số đã có những biến động đáng kể theo các nhóm dân số và theo vùng miền địa lý Con số và thực tế:

● Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 16-30 (theo định nghĩa của Luật Thanh niên) đang dần tăng lên (chiếm 25,5% tổng số dân vào năm 2014).

● Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ dân cơ cấu dân số vàng Tính đến 1/4/2014, có 52 trong số 63 tỉnh, thành phố đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tăng 9 tỉnh thành so với Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.

● Đến năm 2014, cứ 100 người dưới 15 tuổi thì có khoảng 43 người từ 60 tuổi trở lên.

● Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam nhìn chung là tăng trong những thập kỷ qua Năm 2014, tỷ số này là 97,3 nam trên

100 nữ Tỷ số giới tính của vùng nông thôn và thành thị lần lượt là 98,8 và 94,3 Di cư và sự khác biệt về tuổi thọ là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác biệt về tỷ số giới tính giữa thành thị, nông thôn và các vùng miền Tỷ số giới tính của nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tương đối thấp do tỷ lệ chết ở nam giới cao hơn nữ, hậu quả của cuộc chiến tranh hơn 35 năm về trước Điều này đúng với tỷ lệ giới tính nhóm tuổi từ 80 trở lên là 52 năm 2014.

Nhìn chung, môi trường nhân khẩu học là một môi trường tích cực, thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp cafe Trung Nguyên.

- Yếu tố pháp luật và chính trị:

+ Cafe được nhà nước bảo vệ quyền lợi và thương hiệu , được nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ giá thành sản phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài ,bên cạnh đó nhà nước còn thành lập hiệp hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chinh sách của Đảng nhà nước, bảo vệ lẫn nhau tránh hành vi độc quyền , tranh chấp quyền và lợi ích của doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của cà phê Việt trên thị trường

Ngày đăng: 27/02/2024, 19:44

w