1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học tài chính doanh nghiệp 1 Đề tài giới thiệu về tài chính doanh nghiệp

20 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Thiệu Về Tài Chính Doanh Nghiệp
Tác giả Trần Thị Như Ngọc, Lương Thị Trâm Anh, Nguyễn Ngọc Kha, Nguyễn Trâm Như, Mai Quốc Trung, Nguyễn Phương Nhật Vy
Người hướng dẫn Phạm Thị Kim Ánh, GVHD
Trường học Trường Đại Học Công Thương Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 605,15 KB

Nội dung

Tài chính doanh nghiệp không chỉ là việc quản lý nguồn vốn mà còn bao gồm các quyết định chiến lược về đầu tư, quản lý rủi ro, và tối ưu hóa lợi nhuận.. Đề tài tiểu luận này sẽ giới th

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

GVHD: Phạm Thị Kim Ánh Nhóm: 01 – Lớp 14DHQTMK04 Sinh viên thực hiện:

6 Nguyễn Phương Nhật Vy 2040230702

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

1.1.Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam: 2

1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp: 2

1.1.2.Các loại hình doanh nghiệp: 2

1.2.Tài chính doanh nghiệp: 5

1.2.1.Khái niệm: 5

1.2.2 Tầm quan trọng của dòng tiền: 6

1.2.3.Các quyết định tài chính: 6

1.2.3.1 Quyết định đầu tư: 7

1.2.3.2 Quyết định tài trợ: 7

1.2.3.3 Quyết định tài sản lưu động: 8

1.2.3.4 Quyết định phân chia cổ tức: 8

1.2.4.Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: 8

2.4.1 Mục tiêu của quản trị tài chính: 8

2.4.2 Vai trò của nhà quản trị: 9

2.4.3 Vấn đề mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản trị: 10

2.4.4 Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp: 10

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp: 11

1.3.1.Nhân tố loại hình doanh nghiệp: 11

1.3.2.Chính sách của Nhà nước: 11

1.3.2.1 Thuế: 11

1.3.2.2 Khấu hao TSCĐ: 12

1.3.2.3 Lãi vay: 12

1.4.Thị trường tài chính: 13

1.4.1.Khái niệm về thị trường tài chính: 13

1.4.2.Cơ cấu thị trường tài chính: 13

PHẦN KẾT THÚC 15

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, tài chính doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp không chỉ là việc quản lý nguồn vốn mà còn bao gồm các quyết định chiến lược về đầu tư, quản lý rủi ro, và tối ưu hóa lợi nhuận

Việc hiểu rõ và áp dụng các nguyên tắc tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa nguồn lực và đạt được các mục tiêu kinh doanh Đề tài tiểu luận này sẽ giới thiệu tổng quan về tài chính doanh nghiệp, bao gồm các khái niệm cơ bản, vai trò và tầm quan trọng của tài chính doanh nghiệp và nhà quản trị tài chính trong hoạt động kinh doanh, tìm hiểu các quyết định tài chính, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp

Hy vọng rằng, thông qua tiểu luận này, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tài chính doanh nghiệp và nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG 1.1 Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh

tế Việt Nam:

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp:

Doanh nghiệp (DN) được hiểu đơn giản là một tổ chức kinh tế hoạt động

nhằm mục đích sinh lời Đây là một thực thể pháp lý được nhà nước công nhận, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định

(Mục 10, điều 4, chương I Luật Doanh nghiệp 2020, Luật

số:59/2020/QH14, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV,

kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.)

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp:

Ở Việt Nam hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN):

 Chủ sở hữu duy nhất: DNTN chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, tức là một

cá nhân Chủ sở hữu là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Trách nhiệm vô hạn: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, chủ sở hữu có thể phải sử dụng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ

Trang 5

 Không phát hành chứng khoán: DNTN không được phép phát hành bất kì

loại chứng khoán nào để huy động vốn từ công chúng Nguồn vốn chủ yếu đến từ tài sản cá nhân của chủ sở hữu

 Không có tư cách pháp nhân: DNTN không có tư cách pháp nhân, tức là

doanh nghiệp không có khả năng tự mình đứng ra tham gia các quan hệ pháp lý mà phải chịu trách nhiệm trực tiếp dưới tên của chủ sở hữu

Công ty hợp danh (CTHD):

Thành viên:

 Thành viên hợp danh: Phải có ít nhất 02 cá nhân là chủ sở hữu chung của công ty

 Thành viên góp vốn: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức (có thể có hoặc không có TVGV vẫn không ảnh hưởng đến DN)

Trách nhiệm pháp lí:

 TVHD: Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản

nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty (trách nhiệm vô hạn) Điều này có nghĩa là nếu công ty không thể thanh toán nợ, các thành viên phải dùng tài sản cá nhân để thanh toán nợ

 TVGV: Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp (trách nhiệm hữu hạn)

 Có tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân vì công ty

có cơ cấu tổ chức rõ ràng, với các cơ quan quản lý như hội đồng thành viên Công ty có tài sản riêng, được hình thành từ số vốn góp của các thành viên và nguồn tài sản này tách bạch hoàn toàn giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân

 Không phát hành chứng khoán: Các thành viên hợp danh chịu trách

nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình Nếu công ty phát hành chứng khoán, người mua chứng khoán sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm

Trang 6

vi số tiền đã mua, trong khi các thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn Điều này tạo ra sự bất công và không công bằng giữa các thành viên và người mua chứng khoán

Công ty cổ phần (CTCP):

 Thành viên: Nhiều chủ sở hữu (tối thiểu là 03) và không có giới hạn số

lượng tối đa (được gọi là cổ đông)

 Trách nhiệm hữu hạn: Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính

của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp

 Vốn điều lệ: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là “Cổ

phần” Đảm bảo rằng không có cá nhân nào có quyền lực quá lớn và quyền quyết định cao hơn Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cùng tham gia

 Tư cách pháp nhân: CTCP có tư cách pháp nhân độc lập, có quyền và

nghĩa vụ riêng biệt với các cổ đông

 Được phép phát hành chứng khoán: CTCP có thể phát hành chứng khoán

để huy động vốn từ công chúng, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu Đây là một trong những đặc điểm nổi bật giúp công ty có khả năng huy động vốn lớn từ thị trường chứng khoán

Trang 7

Công ty trách nhiệm hữu hạn (CT TNHH):

CT TNHH một thành viên:

 Chủ sở hữu duy nhất: Công ty chỉ thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc một

tổ chức Chủ sở hữu có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề kinh doanh của công ty

 Trách nhiệm hữu hạn: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ

và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp Điều này có nghĩa là, nếu công ty gặp khó khăn, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm bằng số tiền đã góp vào công ty, không phải chịu trách nhiệm bằng toàn

bộ tài sản cá nhân

 Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân

độc lập, nghĩa là công ty có quyền và nghĩa vụ riêng biệt với chủ sở hữu

 Không phát hành chứng khoán: Căn cứ vào đặc điểm CT TNHH một

thành viên có một chủ sở hữu duy nhất nên việc phát hành chứng khoán sẽ làm phân tán quyền sở hữu này, trái với bản chất ban đầu

CT TNHH hai thành viên trở lên:

 Thành viên: Có từ 2 đến 50 thành viên Thành viên có thể là cá nhân hoặc

tổ chức

 Trách nhiệm hữu hạn: Thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ

và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Điều này có nghĩa

là, nếu công ty gặp khó khăn, thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm bằng

Trang 8

số tiền đã góp vào công ty, không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân

 Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách

pháp nhân độc lập, nghĩa là công ty có quyền và nghĩa vụ riêng biệt với các thành viên

 Không phát hành chứng khoán: CT TNHH hai thành viên trở lên có vốn

điều lệ được chia dưới phần vốn góp của các thành viên, không chia thành

cổ phần Mỗi thành viên sở hữu một phần vốn góp cụ thể và không có quyền phát hành cổ phiếu cho các bên khác ngoại trừ các thành viên hiện tại

 Chuyển nhượng vốn: Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển

nhượng theo quy định của PL

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN):

DNNN chỉ có thể là CT TNHH hoặc CTCP:

 CT TNHH MTV do NN nắm giữ 100% VĐL là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế NN, công ty mẹ của tổng công ty NN, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - con

Ví dụ: Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) do NN làm chủ sở hữu duy nhất VICEM thành lập CTCP Hà Tiên 1 – không phải DNNN

 CT TNHH hai thành viên trở lên, CTCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty NN, công ty mẹ trong nhóm công

ty mẹ - con

 Tư cách pháp nhân: DNNN có tư cách pháp nhân, có nghĩa là doanh

nghiệp có quyền năng pháp lý độc lập, có thể tự đứng ra trong các quan hệ pháp lý, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

 Trách nhiệm hữu hạn: DNNN chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa

vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ và tài sản của doanh nghiệp Điều này tương tự như các loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, nơi các cổ đông hoặc thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình

Trang 9

1.2 Tài chính doanh nghiệp:

1.2.1 Khái niệm:

Tài chính doanh nghiệp: là lĩnh vực nghiên cứu và quản lý các hoạt động tài

chính liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm việc huy động, quản lý, và sử dụng vốn để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh và đạt được các mục tiêu tài chính của công ty Đây là một phần quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời, sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.2 Tầm quan trọng của dòng tiền:

Dòng tiền: là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh, tài chính, nó mô tả

sự chuyển động của tiền vào và ra khỏi một doanh nghiệp, dự án, hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định Nói đơn giản hơn, dòng tiền cho biết doanh nghiệp đang thu về bao nhiêu tiền và chi tiêu bao nhiêu tiền

Tại sao dòng tiền lại quan trọng?

Dòng tiền (cash flow) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý tài chính của một doanh nghiệp vì nhiều lý do Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao dòng tiền lại quan trọng:

Trang 10

 Đảm bảo khả năng thanh toán: Dòng tiền giúp doanh nghiệp biết liệu họ

có đủ tiền để trả nợ đến hạn, chi phí hoạt động hàng ngày và các khoản đầu tư hay không

 Đánh giá sức khỏe tài chính: Dòng tiền là một chỉ số quan trọng để đánh

giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có dòng tiền tích cực thường có dấu hiệu hoạt động hiệu quả, trong khi dòng tiền tiêu cực có thể chỉ ra các vấn đề về quản lý hoặc hoạt động kinh doanh không hiệu quả

 Đảm bảo sự tồn tại và phát triển: Dòng tiền mạnh mẽ giúp DN nắm bắt

cơ hội nhanh chóng Nó cho phép doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mới, phát triển, mở rộng cơ sở hạ tầng, và cải tiến công nghệ

 Tạo vị thế ổn định và sự tin cậy: Có dòng tiền ổn định giúp doanh nghiệp

duy trì vị thế trên thị trường, từ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài và tạo sức mua tốt hơn

 Chiến lược tài chính và quản lí rủi ro: Dòng tiền dự phòng giúp doanh

nghiệp có khả năng đối mặt với các khủng hoảng tài chính bất ngờ như suy thoái kinh tế, biến động thị trường,

1.2.3 Các quyết định tài chính:

Có 4 quyết định tài chính doanh nghiệp cơ bản gồm: quyết định đầu tư hay hoạch định ngân sách vốn (Capital budgeting), quyết định tài trợ (Capital

Structure), quyết định quản trị vốn lưu động (Working Capital Management) và quyết định phân chia cổ tức

1.2.3.1 Quyết định đầu tư:

Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và

giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) cần có và mối quan

hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Các quyết định về đầu tư như sau:

 Quyết định đầu tư tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn): quyết định tiền

mặt, quản lí hàng tồn kho, quyết định khoản phải thu, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn

 Quyết định đầu tư tài sản cố định (tài sản dài hạn): quyết định mua sắm

tài sản cố định mới, thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, đầu tư tài chính dài hạn

Trang 11

 Quyết định quan hệ giữa đầu tư tài sản ngắn hạn và đầu tư tài sản cố định Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định về quản trị tài chính doanh nghiệp vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp, qua đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, do đó sẽ làm thiệt hại tài sản cho chủ doanh nghiệp 1.2.3.2 Quyết định tài trợ:

Quyết định tài trợ gắn liền với quyết định lựa chọn loại nguồn vốn nào cung

cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dài hạn Ngoài ra quyết định về nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức và làm thế nào để huy động được các nguồn vốn đó Các quyết định về nguồn vốn như sau:

 Quyết định huy động vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn ngân hàng, các nguồn

quỹ phát triển, hay phát hành tín phiếu doanh nghiệp hay sử dụng tín dụng thương mại

 Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ

phần, vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sử dụng vốn cổ phần thường hay cổ phần ưu đãi

 Quyết định tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn

1.2.3.3 Quyết định tài sản lưu động:

Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp là tất cả các công việc của nhà

quản trị liên quan đến việc xây dựng các chính sách, đưa ra các quyết định tài chính về việc huy động, sử dụng nguồn vốn lưu động và tổ chức thực hiện chúng sao cho doanh nghiệp có thể duy trì thường xuyên, liên tục các hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt được các mục tiêu đặt ra

 Quản trị vốn lưu động thường sẽ liên quan đến các công việc quản trị tài sản và các khoản nợ ngắn hạn như: Quản trị vốn bằng tiền, quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho

Quản trị vốn lưu động là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, rủi ro và khả năng sinh lời

Trang 12

1.2.3.4 Quyết định phân chia cổ tức:

Quyết định về phân chia lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức của

công ty (đối với công ty cổ phần) Trong loại quyết định này giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư Ngoài ra giám đốc tài chính cần phải quyết định xem doanh nghiệp nên theo chính sách cổ tức nào và liệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá trị của doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trường của doanh nghiệp hay không

1.2.4 Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp:

1.2.4.1 Mục tiêu của quản trị tài chính:

 Tối ưu hóa lợi nhuận sau thuế: là quá trình tìm kiếm và áp dụng các biện

pháp nhằm tăng tối đa số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí và thuế phải nộp Nói cách khác, đây là việc làm sao để doanh nghiệp có thể "giữ lại" được nhiều tiền nhất có thể sau một

kỳ kinh doanh

 Tối ưu hóa thu nhập trên một cổ phiếu:là một khái niệm trong đầu tư chứng khoán, ám chỉ việc tìm kiếm các chiến lược và phương pháp để tối đa hóa lợi nhuận từ việc sở hữu một cổ phiếu cụ thể Điều này bao gồm không chỉ việc mua vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao mà còn liên quan đến việc tận dụng các cơ hội khác như cổ tức, quyền mua cổ phiếu ưu đãi và các chiến lược đầu tư phức tạp hơn

 Tối ưu hóa thị giá của doanh nghiệp:là một mục tiêu quan trọng của mọi công ty niêm yết, bởi vì thị giá cao không chỉ phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn, thu hút nhà đầu tư và củng cố vị thế trên thị trường

1.2.4.2 Vai trò của nhà quản trị:

Lập kế hoạch tài chính

Quản lý tài chính

Kiểm soát tài chính

Tư vấn tài chính

Đảm bảo tính ổn định tài chính

Tối đa hóa lợi nhuận

Nâng cao giá trị doanh nghiệp

Hỗ trợ quá trình ra quyết định

Ngày đăng: 11/10/2024, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w