TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 TÊN TIỂU LUẬN: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 TÊN TIỂU LUẬN: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 TÊN TIỂU LUẬN: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 TÊN TIỂU LUẬN: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 TÊN TIỂU LUẬN: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS VÕ ĐỨC TOÀN TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2023 Biên soạn bởi nhóm 3, bao gồm các thành viên: 1 Phạm Lê Bảo Trân (NT) – 3121420458 2 Nguyễn Thị Thu Ngân - 3121420250 3 Nguyễn Thị Yến Linh - 3121420195 4 Nguyễn Hồng Phương Loan - 3121420201 5 Nguyễn Quốc Huy - 3120420161 6 Huỳnh Vũ Thanh Trà - 3121420435 7 Nguyễn Thị Ánh Phượng - 3121420329 8 Võ Trần Thảo Vy - 3121420235 9 Lê Thị Huyền Nga - 3121420235 10 Phạm Ngọc Anh Thy - 3121420423 11 Trương Thủy Liễm - 3121420185 12 Nguyễn Trà My - 3121420226 13 Nguyễn Ngọc Bảo Khanh – 3121420168 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I Những vấn đề cơ bản về lập kế hoạch tài chính 2 1 Khái niệm kế hoạch tài chính 2 2 Vai trò của kế hoạch tài chính doanh nghiệp 3 3 Phân loại kế hoạch tài chính .5 3.1 Kế hoạch tài chính tập trung .5 3.2 Kế hoạch tài trợ 6 4 Cơ sở để thành lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp .6 5 Kế hoạch tài chính không phải là dự báo 6 6 Ba yêu cầu để việc lập kế hoạch tài chính có hiệu quả 7 6.1 Dự báo 7 6.2 Tìm kiếm kế hoạch tài chính tối ưu 8 6.3 Kế hoạch hóa tài chính phải linh hoạt 8 II Nội dung lập kế hoạch tài chính 9 1 Căn cứ lập kế hoạch tài chính 9 1.1 Kế hoạch doanh thu 9 1.2 Các hệ số tài chính và kết quả phân tích tài chính kỳ trước 10 1.3 Các chính sách tài chính chiến lược của doanh nghiệp 10 1.4 Các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp và các yếu tố khác thuộc môi trường kinh doanh 10 2 Phương pháp lập kế hoạch tài chính cốt lõi 10 2.1 Phương pháp lập kế hoạch tài chính dài hạn 10 2.2 Phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn .17 3 Các bước lập kế hoạch tài chính .20 3.1 Nghiên cứu 20 3.2 Xác định nhu cầu tài chính 20 3.3 Thu thập dữ liệu tài chính 20 3.4 Phát triển kế hoạch tài chính .21 3.5 Trình bày kế hoạch tài chính .21 3.6 Triển khai kế hoạch tài chính 21 3.7 Giám sát kế hoạch tài chính 21 KẾT LUẬN 22 MỞ ĐẦU Điều hành một doanh nghiệp phát triển bền vững không phải là điều dễ dàng Một kế hoạch kinh doanh kèm theo một kế hoạch tài chính sẽ là một nghiên cứu khả thi và những gì mà một doanh nghiệp cần để thành công Lập kế hoạch tài chính là khâu quan trọng để doanh nghiệp có thể tổng hợp dự kiến trước các nhu cầu tài chính cho hoạt động trong tương lai Với cơ chế thị trường thì ngày nay hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lập kế hoạch tài chính cho mình Một kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp quản lý và sử dụng nguồn tiền doanh nghiệp được hiệu quả, đi đúng mục tiêu và định hướng phát triển, đạt được các bước tiến về kinh doanh như mở rộng thị trường, doanh số, lợi nhuận… Tối ưu các nguồn tài chính và ngân sách của một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công Quá trình lập kế hoạch tài chính giúp chủ doanh nghiệp xác định rõ các chi phí quan trọng nhất, những chi tiêu có thể ngay lập tức cải thiện năng suất, hiệu quả hoặc khả năng thâm nhập thị trường Mục tiêu của bài này là xác định vai trò, phương pháp, căn cứ để lập một kế hoạch tài chính doanh nghiệp, nhằm đánh giá thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài Bài viết nghiên cứu về việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là một phần quan trọng về chiến lược tài chính của công ty và đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng để đảm bảo rằng kế hoạc tài chính đó đáp ứng được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Bài viết đã giải quyết được các vấn đề: Làm thế nào để lập một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh? Phương pháp lập kế hoạch tài chính? Ưu và nhược điểm? Vai trò của kế hoạch tài chính? Mục tiêu của doanh nghiệp khi lập một kế hoạch tài chính? Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu hệ thống và làm rõ thêm cơ sở lý luận vầ kế hoạch tài chính bao gồn khái niệm, các lý về về các loại kế hoạch tài chính, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính và tác động của kế hoạch tài chính đến doanh nghiệp Bên cạnh đó, đề tài cũng trình bày quan điểm,nội dung, trình tự, phương pháp xây dựng một kế doạch tài chính 1 I Những vấn đề cơ bản về lập kế hoạch tài chính 1 Khái niệm kế hoạch tài chính Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là bản kế hoạch được xây dựng dựa trên các báo cáo về sản xuất, đầu tư và chiến lược kinh doanh Thông qua đó, giám đốc tài chính có thể đưa ra phương án tài chính phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp Mục tiêu của kế hoạch tài chính: Mục tiêu chính của việc lập kế hoạch tài chính là công ty cần có đủ quỹ cho các mục đích khác nhau như để mua tài sản dài hạn, để đáp ứng các chi phí hàng ngày… Nó đảm bảo nguồn tài chính sẵn có kịp thời Cùng với việc lập kế hoạch tài chính sẵn có cũng cố gắng xác định rõ các nguồn tài chính Ví dụ: Đề xuất các phương án đầu tư tài trợ và cổ tức để trên cơ sở đó phân tích đánh giá các đề xuất mà doanh nghiệp có thể xem xét để lựa chọn Giả định về tốc độ tăng trưởng, đầu tư mới tài sản cố định ròng Không phát hành cổ phần lãi vay dự kiến là 9% tổng số dư nợ cuối kì Tỷ lệ chỉ trả cổ tức dự kiến Dự kiến các kết quả đạt được trong tương lai của các phương án đề xuất để tránh các bất ngờ và hiếu được mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai Lãi ròng dự kiến cho năm 2024 Chi tiêu vốn cần thiết cho năm 2024 Vay tăng thêm dự kiến để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng Quyết định nên chọn phương án nào Mô hình chỉ xây dựng trên một tình huống, nếu xây dựng dựa trên nhiều tình huống về quyết định đầu tự tải trợ vã phân phối thì nhà quản lí phải đưa rẻ quyết định chọn giải pháp nào Đo lường đánh giá kết quả đạt được khi thực hiện so với kết quả dự báo Các quyết định đâu tư, tài trợ và cổ tức luôn tương tác lẫn nhau và không nên được 2 xem xét riêng lé, Hiệu ứng tông thể của quyết định đâu tư và quyết định tài trợ được gọi là “lập kế hoạch tải chính” và kết quả cuối cũng là bản “kế hoạch tới chính" Kế hoạch cũng giúp các giám đốc tài chính tránh được các bất ngờ và sẽ chủ động Phản ứng như thể nào về những sự kiện bất ngờ không thể tránh Cuối cùng, kế hoạch tài chính giúp thiết lập những mục tiệu nhất quán để khuyến Khích các giám đốc và cùng cấp những tiêu chuẩn cho việc đo lường thành quả 2 Vai trò của kế hoạch tài chính doanh nghiệp Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp là thiếu việc lập kế hoạch tài chính Sau đây là một số số vai trò của kế hoạch tài chính đối với doanh nghiệp, cụ thể: Xác định được tính khả thi trong hoạt động kinh doanh: Điều hành một doanh nghiệp phát triển bền vững không phải là điều dễ dàng Một kế hoạch kinh doanh kèm theo một kế hoạch tài chính sẽ là một nghiên cứu khả thi và những gì mà một doanh nghiệp cần để thành công Nếu các nguồn lực vượt quá khả năng của bạn, bạn thiếu kinh nghiệm hoặc thị trường hiện tại quá biến động, kế hoạch tài chính có thể nêu rõ điều này Qua đó, bạn sẽ thấy rằng bạn định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cao hơn so với đối thủ cạnh tranh Hoặc giá cả phù hợp nhưng chi phí sản xuất của bạn quá cao dẫn đến việc không thể có lãi Phân tích được sự khác nhau giữa kỳ vọng và thực tế: Theo dõi kết quả thực tế và so sánh chúng với ngân sách chi tiết trong kế hoạch tài chính của bạn sẽ cho bạn cơ hội thực hiện những điều chỉnh cần thiết để doanh nghiệp nhanh chóng trở lại đúng hướng Một bảng kế hoạch tài chính sẽ chỉ ra được các giả định đằng sau mỗi dự báo, điều này rất quan trọng để tìm ra lý do tại sao các kỳ vọng lại không phù hợp với thực tế Nói cách khác, bạn cần biết mình đang làm tốt ở đâu và sai ở đâu Dự báo các yêu cầu tài chính: 3 Trước khi triển khai bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có vốn Các dự đoán trong kế hoạch tài chính của bạn sẽ cho bạn biết bạn cần bao nhiêu tiền và khi nào thì nên sử dụng số tiền đó Kế hoạch tài chính cũng chỉ ra được đâu là giai đoạn có khả năng xảy ra thiếu hụt để các nhà quản lý có thể điều chỉnh dự báo doanh thu và chi tiêu phù hợp nhằm đảm bảo doanh nghiệp sẽ chuẩn bị sẵn sàng các quỹ dự phòng khác để kịp thời trang trải bất kỳ khoản thiếu hụt nào Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp thu hút đầu tư, tài trợ: Các nhà đầu tư và tài trợ luôn yêu cầu được xem kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp xin vay vốn, bao gồm kế hoạch tài chính với các dự đoán, giả định và kỳ vọng có thể xảy ra trong tương lai Nếu không có kế hoạch tài chính hoặc nếu kế hoạch tài chính không đủ sức thuyết phục, doanh nghiệp sẽ khó có thể nhận được bất kỳ khoản vay vốn hoặc đầu tư nào Một lý do khác giải thích tại sao kế hoạch tài chính lại đóng vai trò quan trọng chính là vì chúng có thể cho bạn biết đâu là loại tài chính và hình thức tín dụng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn Kiểm soát chặt chẽ những khoản chi tiêu: Nhiều doanh nghiệp sẽ trải qua biến động doanh thu hàng tháng hoặc theo mùa Chính vì vậy, khi lập bản kế hoạch tài chính, chủ sở hữu sẽ có thể tính được đến được các chu kỳ này để kiểm soát chặt chẽ chi tiêu hơn trong các giai đoạn dự báo doanh thu thấp Hơn thế nữa, quản lý tiền mặt kém sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như không thể trả lương cho nhân viên Một kế hoạch tài chính tốt và luôn có một quỹ tiền mặt dự phòng sẽ giúp các nhà quản lý yên tâm hơn trong việc giải quyết các rủi ro Khi tiền mặt được quản lý phù hợp, những khoản dự trữ còn cho phép doanh nghiệp tận dụng nhiều cơ hội phát sinh, chẳng hạn như cơ hội mua hàng tồn kho từ các nhà cung cấp với mức chiết khấu tạm thời Có tầm nhìn dài hạn: 4 Trong kinh doanh, các nhà quản lý thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào những khủng hoảng trước mắt hoặc những vấn đề phát sinh hàng ngày Điều này kéo theo việc họ không dành đủ thời gian để lập kế hoạch cho những việc cần làm nhằm phát triển doanh nghiệp lâu dài Lập kế hoạch tài chính hướng tới tương lai sẽ cung cấp cho các chủ doanh nghiệp ý tưởng tốt hơn về chi phí cần thiết để duy trì đà phát triển, dẫn đầu đối thủ cạnh tranh và cải thiện liên tục hoạt động của doanh nghiệp Giúp bạn phát hiện xu hướng: Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn thiết lập được các mục tiêu định lượng và so sánh với hiệu suất thực tế trong quá trình thực hiện Từ đó, người điều hành có thể thấy được các xu hướng thay đổi hoặc mối tương quan giữa các số liệu liên quan, chẳng hạn như liệu việc tăng chi phí quảng cáo có thúc đẩy doanh số bán hàng hay không Xác định một số khoản ưu tiên: Tối ưu các nguồn tài chính và ngân sách của một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công Quá trình lập kế hoạch tài chính giúp chủ doanh nghiệp xác định rõ các chi phí quan trọng nhất, những chi tiêu có thể ngay lập tức cải thiện năng suất, hiệu quả hoặc khả năng thâm nhập thị trường Giúp đo lường tiến độ hoạt động kinh doanh hiệu quả: Nhận ra kết quả thực tế tốt hơn so với dự kiến trong kế hoạch ban đầu sẽ tạo được khuyến khích và động lực cho chủ doanh nghiệp Lập kế hoạch tài chính với dữ liệu rõ ràng, con số cụ thể và biểu đồ cho thấy thu nhập tăng trưởng ổn định hoặc số dư tiền mặt ngày càng tăng là những động lực quan trọng để thực hiện các chiến lược trong tương lai mà doanh nghiệp hướng đến 3 Phân loại kế hoạch tài chính Kế hoạch tài chính ngắn hạn thưởng không quá 12 tháng sắp tới, doanh nghiệp luôn mong muốn đoán chắc rằng mình có đủ tiền mặt để thanh toán các hóa đơn, các khoản vay và cho vay ngắn hạn được dàn xếp theo cách có lợi nhất cho mình 5 Kế hoạch dài hạn thường là 5 năm, mặc dù có nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch xa hơn cho 10 năm hay hơn nữa 3.1 Kế hoạch tài chính tập trung Mang tính chiến lược liên quan đến lập ngân sách trên quy mô lớn Một kế hoạch tăng trưởng trong “trưởng hợp tốt nhất” mang tính tiền công đòi hỏi đầu tư vốn lớn và sản phẩm mới, gia tăng thị phần hiện có hay chiếm lĩnh thị phân mới Một kế hoạch “tăng trưởng bình thường” theo đó doanh nghiệp sẽ phát triển cùng với thị trường nhưng không làm các đối thủ cạnh tranh thiệt hại đáng kể Một kế hoạch hạn chế chi tiêu và chuyên ngành hóa nhằm tối thiểu hóa các chi phí vốn cần thiết Đây là kế hoạch cho thời kỳ kinh tế khó khăn 3.2 Kế hoạch tài trợ Bảng báo cáo thu nhập Các báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt Kế hoạch tài chính cũng sẽ trình bày chi tiêu vốn dự kiến (Capital Expenditure), thi dụ, đầu tư thay thế, đầu tư mở rộng, đầu tư cho sản phẩm mới, cho các chi tiêu bắt buộc khác và theo bộ phận hay ngành kinh doanh 4 Cơ sở để thành lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố Tuy nhiên, 3 yếu tố quan trọng nhất và là cơ sở chính để lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp mà bạn cần chú ý: Báo cáo kết quả kinh doanh: Bảng này sẽ tóm tắt các danh thu và chi phí của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh Bảng cân đối kế toán: Đây là tài liệu thể hiện tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp giúp bạn thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bảng này cho biết dòng tiền ra/vào công ty trong thời gian nhất định giúp bạn đảm bảo được sự phát triển mô hình kinh doanh bền vững cho công ty về mặt tài chính 6 1.2 Các hệ số tài chính và kết quả phân tích tài chính kỳ trước Theo dõi các hệ số tài chính như cơ cấu nợ ngắn hạn, các tỷ lệ thanh toán, khả năng luân chuyển vốn,…đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mỗi doanh nghiệp Khi nắm bắt rõ được việc này giúp bạn đánh giá hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng Bên cạnh đó, kết quả phân tích tài chính của kỳ trước sẽ là cơ sở để lên dự báo cho nhà quản lý phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính 1.3 Các chính sách tài chính chiến lược của doanh nghiệp Chính sách chiến lược tài chính thường được xây dựng khi doanh nghiệp đã vượt qua 3 năm đầu tiên và hoàn thành tốt chặng đường khởi động Chiến lược đúng đắn sẽ thúc đẩy công ty tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững Có hai loại hình tài chính khác nhau là Tài chính đầu tư & Quản trị tài chính, doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng và dựa vào chúng để có căn cứ kế hoạch cụ thể 1.4 Các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp và các yếu tố khác thuộc môi trường kinh doanh Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, với chức năng và vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước phải có định hướng sử dụng toàn bộ các khâu của hệ thống tài chính để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng trên, đó là các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan để sự vận động của các dòng vốn, tiền tệ và các nguồn lực tài chính, qua đó tác động vào các hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp theo định hướng của Nhà nước đã xác định Do đó, chủ doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này và môi trường kinh doanh biến đổi để lập kế hoạch tài chính chính xác 2 Phương pháp lập kế hoạch tài chính cốt lõi 2.1 Phương pháp lập kế hoạch tài chính dài hạn Kế hoạch tài chính dài hạn được lập ra khi dựa vào mục đích, chiến lược, tình hình kinh tế,… trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm Lập kế hoạch dài hạn là một phương tiện để tư duy một cách hệ thống về tương lai và dự đoán các vấn đề có thể xảy ra giúp cho công ty tránh được tình trạng kiệt quệ tài chính và phá sản trong tương lai 10 Chính vì vậy, chúng ta có 3 phương pháp đi sâu vào mục tiêu lập kế hoạch tài chính dài hạn là Phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn, Phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng & Phương pháp dự báo tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng a Dự báo doanh thu & số lượng vốn kinh doanh qua phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn Sử dụng phương pháp hồi quy, các nhà phân tích sử dụng số liệu quá khứ, dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy Khi áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn, nhà quản lý sẽ xuất phát từ việc dự báo doanh thu, do vậy sự hợp lý của dự báo chỉ gắn liền với những loại vốn có quan hệ tuyến tính với doanh thu Nội dung phương pháp: Bước 1: Xác định phương trình tương quan giữa hai biến (doanh thu và số lượng vốn) Bước 2: Dự báo doanh thu trong tương lai Bước 3: Dự báo nhu cầu các khoản mục vốn Lưu ý: Thứ nhất, cần loại bỏ những yếu tố bất hợp lý, những yếu tố bất thường để đảm bảo tính so sánh được của số liệu Thứ hai, kết quả dự báo phụ thuộc khá lớn vào việc dự báo doanh thu của doanh nghiệp Dưới đây là VD minh họa về Công ty CP X có số liệu doanh thu và số vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm, từ đó ta theo dõi được đồ thị dự báo để lập kế hoạch tài chính: 11 Bảng số liệu doanh thu và số vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm của Công ty CPX Liên hệ giữa Doanh thu và Vốn kinh doanh trong 5 năm b Dự báo tài chính qua phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hàng ngày các nhà quản lý doanh nghiệp phải ra những quyết định không chắc chắn về tài chính như phải cần dự trữ bao nhiêu tiền mặt cho hoạt động ? Cần bổ sung bao nhiêu vốn ? Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận ? Đối với những quyết định như vậy, nhà quản lý phải ước đoán tốt nhất những gì sẽ xảy ra để từ đó phân tích và ra quyết định 12 Phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng sẽ giúp nhà quản lý dự báo tài chính được chính xác Bước 1: Thiết lập các giả định cho việc dự báo tài chính Để dự báo tài chính, nhà quản trị tài chính phải thiết lập các giả định cho từng khoản mục vốn, từng yếu tố chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Bao gồm các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh và các khoản dự báo nhu cầu vốn (để lập bảng cân đối kế toán) Dưới đây là bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh: Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo bảng cân đối kế toán – phần tài sản 13 Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo bảng cân đối kế toán – phần nguồn vốn Bước 2: Thực hiện dự báo tài chính Dự kiến Báo cáo kết quả kinh doanh, nhà quản lý dựa vào doanh thu dự kiến và các tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay phải trả, thuế suất thuế thu nhập để tính ra báo cáo kết quả kinh doanh Dự kiến Bảng cân đối kế toán, nhà quản lý căn cứ vào tỷ lệ % doanh thu trong quá khứ để làm cơ sở cho dự báo các khoản mục tài sản có mối quan hệ chặt với doanh thu Ngoài ra, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Nợ phải trả nhà cung cấp, tổng tài sản, nhu cầu vốn tăng lên, lợi nhuận để tái đầu tư, cũng cần phải chú ý Bước 3: Thực hiện điều chỉnh dự báo tài chính Bước 3 là thực hiện điều chỉnh các giả định, các chính sách để đảm bảo cân đối giữa nhu cầu vốn và nguồn tài trợ vốn Sau khi hoàn thành kết quả dự báo lần đầu, nhà quản trị thực hiện đánh giá và điều chỉnh các dự báo sau khi phân tích các kết quả dự báo Bước 4: Đánh giá rủi ro trong các dự báo tài chính Do dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai nên các chính sách dự kiến, quy mô hoạt động dự kiến không hoàn toàn là chắc chắn người ta sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để đánh giá rủi ro trong các dự báo tài chính Các kỹ thuật phân tích rủi ro trong các dự báo tài chính: 14 Phân tích tình huống: Đòi hỏi phải đưa ra các khả năng có thể xảy ra dựa trên các dự đoán trên cơ sở kinh nhiệm về các kết quả có thể mang lại + Khi phân tích tình huống, thông thường người ta giả định như sau: Bảng giả định phân tích tình huống dự báo tài chính Tương ứng với từng tình huống là mức xác suất mà nhà quản trị tài chính dự tính Trên cơ sở đó, chúng ta đo lường được nhu cầu vốn kỳ vọng Phân tích độ nhạy + Phân tích độ nhạy là xác định mức độ tác động của một biến số nào đó tới kết quả dự báo tài chính + Để tiến hành phân tích độ nhạy, ta thực hiện thay đổi các biến số giả định và xác định lại nhu cầu vốn tương ứng với biến số giả định mới Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh thu tăng thêm 20% Điều gì sẽ xảy ra nếu điều chỉnh chính sách chi trả cổ tức từ 40% lên 60% … c Phương pháp dự báo tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và luôn mong muốn hệ thống chỉ tiêu tài chính này được hoàn thiện Do vậy, để dự báo nhu cầu vốn và tài sản cho kỳ kế hoạch, người ta xây dựng hoặc dựa vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn cần phải có tương ứng với một mức doanh thu nhất định 15 Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là doanh nghiệp mới được thành lập Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng được sử dụng ở đây có thể là các tỷ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được), hoặc là tự xây dựng từ thông tin quá khứ của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, thông qua các chỉ số này, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đánh giá hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Từ đó có một cơ sở thống nhất trong việc điều phối các nguồn lực của doanh nghiệp Các bước thực hiện phương pháp: Bước 1: Chuẩn bị các chỉ tiêu tài chính chuẩn để làm cơ sở cho việc dự báo tài chính Bước 2: Trên cơ sở doanh thu dự kiến, dự báo các khoản mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán Bước 3: Lập bảng kế toán mẫu trên cơ sở các khoản mục đã tính toán được Nội dung chi tiết của phương pháp: Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành, hoặc của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành, căn cứ vào kết quả dự báo về doanh thu dự kiến, nhà quản trị tài chính sẽ tính toán và xác định được các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán như: Tổng tài sản, TSNH, TSDH, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, Vốn chủ sở hữu…Như vậy, kết quả của việc dự báo là xây dựng được một bảng cân đối kế toán mẫu với số liệu dự kiến cho một doanh nghiệp phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó Bảng cân đối kế toán mẫu cho biết doanh nghiệp muốn đạt doanh thu dự kiến và các tỷ số tài chính đặc trưng thì cần phải có lượng vốn bao nhiêu, được hình thành từ các nguồn nào và đầu tư vào các loại tài sản gì Cần chú ý rằng, cùng một hệ số tài chính nhưng doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến bảng cân đối kế toán mẫu khác nhau Do đó có thể lập ra nhiều bảng cân đối kế toán mẫu để dự báo nhu cầu tài chính theo những mức doanh thu khác nhau 16