Nhiều phương pháp,biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thốngnhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứathụ động mà là những chủ thể nhận t
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Vănluôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Nhiều phương pháp,biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thốngnhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứathụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập.Như vậy dạy Ngữ Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếmlĩnh lấy kiến thức Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay
Bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn
có dung lượng kiến thức và số tiết dạy nhiều Bộ môn này được cấu tạobởi nhiều thành phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn …
Tuy nhiên việc dạy Ngữ Văn cũng gặp nhiều khó khăn Dung lượngkiến thức mỗi tiết rất dài và có độ khái quát rất lớn Để giờ dạy có hiệuquả thì cả người dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩnếu không sẽ không đủ thời gian Trong khi đó, kiến thức lại khó vàrộng, chủ yếu là các khái niệm khoa học trừu tượng nên không phảingười học nào cũng tạo cho mình một tâm lí thoải mái, hưng phấn khihọc, thậm chí còn thấy mệt mỏi, kém hứng thú Hơn nữa phương phápchủ yếu trong các giờ học này là thuyết trình để chạy đua với thời giannhằm đảm bảo dung lượng kiến thức Vì thế cần tìm một phương phápphù hợp giảng dạy Ngữ Văn
Năm học 2021 - 2022 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo bắt đầu thựchiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Vì vậy, việc đổi mớiphương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ Văntrong các nhà trường phổ thông là một vấn đề đang được quan tâm rấtnhiều Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được
đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy - một phương pháp
dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng Qua việctìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận
Trang 2thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy
và học tập của học sinh Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại họcVăn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đemđến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ Văn Vậy thếnào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tưduy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học Ngữ Văn? Đó
là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trongsáng kiến kinh nghiệm này
Qua thời gian áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học Ngữ Văn tạitrường PTDTBT THCS Na Mèo, tôi nhận thấy đây là phương pháp màhọc sinh và giáo viên hỗ trợ nhau rất nhiều trong quá trình lĩnh hội trithức Vì thế, tôi chọn đề tài:
“Kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn tại trường THCS Na Mèo”.
II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1 Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung khảo sát vào phương pháp hình thành và sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học Ngữ văn, cụ thể là tại trường PTDTBT THCS NaMèo - Quan Sơn - Thanh Hoá
2 Phạm vi nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh hình thành và sử dụng sơ đồ tư duy trong giờhọc Ngữ Văn ở tất cả các khối lớp của trường PTDTBT THCS Na Mèo -Quan Sơn - Thanh Hóa
III Phương pháp nghiên cứu:
1 Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan, phương pháp dạy học, lý luận dạyhọc, sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo
- Dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy
Trang 3- Cần trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức cần thiết để hìnhthành sơ đồ tư duy trong quá trình học bộ môn Ngữ Văn.
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra, khảo sát cụ thể việc hình thành sơ đồ tư duy trong giờ họcNgữ văn ở các lớp khác nhau trong một trường
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để rút ra kinhnghiệm trong giảng dạy
- Qua thực tế giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tíchluỹ kinh nghiệm, đúc rút chọn lọc thành bài học về phương pháp dạy họcbằng bản đồ tư duy
IV Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022
Trang 4PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lí luận
Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội Đây làmôn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tưduy của con người Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việcgiáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Mặt khác nó cũng
là môn học thuộc nhóm công cụ Môn Ngữ Văn còn thể hiện rõ mốiquan hệ với rất nhiều các môn học khác trong nhà trường phổ thông.Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác vàngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ Văn Điều
đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học vớihành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộcsống Vì thế, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy luôn tạo hứngthú cho học sinh
1 Cơ sở khoa học của phương pháp sơ đồ tư duy:
a Khái niệm bản đồ tư duy:
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tưduy thì: “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc vàhình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ýtưởng hay một hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này
sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đềuđược nối với các ý trung tâm Với phương thức tiến dần từ trung tâm raxung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt độngtương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển
Trang 5b Cơ sở khoa học:
Từ trước tới nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự,đường thẳng, con số theo trật tự tuyến tính Nghĩa là chúng ta mới chỉ sửdụng 1/2 bộ não - não trái mà chưa sử dụng kĩ năng nào bên não phải -nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian
và sự mơ mộng
Các nhà khoa học chỉ ra rằng bộ não của con người gồm 2 bán cầu:não phải và não trái Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc,nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng… những yếu tố đó sẽ tác động, kíchthích não trái Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy và phântích cho ra sản phẩm Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốtnhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động, kích thích lẫnnhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn
Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo rabản đồ tư duy theo nguyên lí hoạt động của bộ não Bản đồ tư duy khôngnhững sử dụng chữ, số, các dòng kẻ mà còn có thể sử dụng cả màu sắc
và hình ảnh Các dòng kẻ, chuỗi, chữ, số, và các danh sách được xử líbằng chức năng thần kinh của não trái Đây là bán cầu não được sử dụngcho các công việc bình thường Do đó khi sử dụng nó, tư duy sáng tạocủa con người bị giới hạn Để thực sự trở nên sáng tạo, chúng cần sửdụng trí tưởng tượng - chức năng hoạt động của bán cầu não phải như sựtri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, không gian
Với đặc điểm trên, bản đồ tư duy kết hợp hoạt động của hai bán cầunão trái và não phải Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huytoàn bộ mọi khả năng tư duy của mình khi sử dụng bản đồ tư duy Nhưvậy bản đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sửdụng bộ não rất mới mẻ Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kếthợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích vớicấu trúc, hoạt động của bộ não
2 Nguyên lí hoạt động của bản đồ tư duy:
Trang 6Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liêntưởng “ý này gọi ý kia” của bộ não Ở vị trí trung tâm của bản đồ là mộthình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủđạo Ý trung tâm đó được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằngcác nhánh chính Từ các nhánh chính đó lại có sự phân nhánh đến các từkhóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục vàcác khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liênkết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách đầy
đủ, rõ ràng
3 Tác dụng của bản đồ tư duy:
- Tiết kiệm thời gian, công sức
- Cung cấp bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ
- Ghi nhớ tốt hơn
- Kích thích tiềm năng sáng tạo
- Sử dụng rộng rãi , hiệu quả và dễ dàng ở nhiều lĩnh vực
Bản đồ tư duy là một công cụ giúp học tập hiệu quả thông qua việcvận dụng cả não phải và não trái giúp người học tiếp thu bài nhanh hơn,hiểu bài kĩ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn Tuy nhiên bản đồ tư duykhông phải là một tác phẩm hội họa nên cần tránh rơi vào việc trang trícầu kì, chau chuốt thay cho ghi chú ( là mục đích chính khi sử dụng bản
đồ tư duy )
II Cơ sở thực tiễn:
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tưduy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợpgiữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạtđộng và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vôtận của bộ não
Trang 7Bản đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn:Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là mộtbiện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực
tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các
em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước
và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiếnthức đã học trước đó vào những phần sau Phần lớn số học sinh khi đọcsách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thôngtin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạobản đồ tư duy trong dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháphọc, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy
Bản đồ tư duy - giúp học sinh học tập một cách tích cực Một số kếtquả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và
in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữcủa mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập mộtcách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não
III Thực trạng của vấn đề:
1 Thực trạng của việc học Ngữ Văn hiên nay:
Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói: "Văn học là nhânhọc" Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không cònthích học Văn Thực trạng này lâu nay đã được báo động Ban đầu chỉđơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếpgiảng dạy môn Ngữ Văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dưluận Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài Làm văn của học sinh trong nhữngnăm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương phápdạy và học Ngữ Văn hiện nay Qua công tác giảng dạy cũng như chấmtrả các bài kiểm tra, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiệntâm lý chán học Ngữ Văn của học sinh Cụ thể là:
- Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan
tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó làtâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông Điều đáng buồnnhất cho các giáo viên dạy Ngữ Văn là nhiều học sinh có năng khiếu
Trang 8Văn cũng không muốn tham gia đội tuyển Các em còn phải dành thờigian học các môn khác
- Khả năng trình bày: Khi học sinh tạo lập một văn bản giáo viên có
thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai,viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếulogic Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủngcủng Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báođộng trong xã hội ta
Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện.Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bịhọc sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quantrọng cho tất cả mọi người Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đốivới các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi
mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học Văn, khơi gợilại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháphọc văn hiệu quả nhất
2 Nguyên nhân:
a Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ,
tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh Tuynhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phậnkhông nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao ( đặc biệt đốihọc sinh dân tộc thiểu số như địa bàn xã Na Mèo - Quan Sơn - ThanhHóa )
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học,phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượngtiếp thu bài của học sinh
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợiđược mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học
b Đối với học sinh:
Trang 9- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thứcnên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ Văn
- Địa phương xã Na Mèo thuộc xã biên giới của huyện vùng caoQuan Sơn, kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh ít có thời gian quantâm kèm cặp con em mình Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đìnhngoài giờ lên lớp, không có thời gian học bài ở nhà Bên cạnh đó trình
dộ dân trí thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầugiải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số emchưa có ý thức học Các em còn bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập
IV Các giải pháp thực hiện
1 Bản chất phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy:
- Bản đồ tư duy là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duygiúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông tin rangoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sángtạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát đượccác ý tưởng trên phạm vi sâu rộng
- Dạy học bằng bản đồ tư duy - một giải phỏp gúp phần đổi mới cơbản giỏo dục
a Bản đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:
- Sự hình dung: Bản đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để hình dung
về kiến thức cần nhớ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất của trí nhớ siêu đẳng Đối với não bộ, bản đồ tư duy giống như
một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài họckhô khan, nhàm chán
- Sự liên tưởng, tưởng tượng: Bản đồ tư duy hiển thị sự liên kết
giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng
Trang 10- Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu,
bản đồ tư duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởngtrọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng.Hơn nữa, việc bản đồ tư duy dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên vàhọc sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú củamình Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thôngthường, bản đồ tư duy giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liênkết chặt chẽ về những gì được học
b Bản đồ tư duy sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc:
- Bản đồ tư duy thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của nãotrái lẫn não phải khi học Đây chính là công cụ học tập vận dụng đượcsức mạnh của cả bộ não Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giảiphóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới,đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài
2 Phương pháp tạo lập bản đồ tư duy:
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy ( đặt nằm ngang ).
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Hình ảnh
có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởngtượng của mình Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếuchủ đề không rõ ràng
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não nhưhình ảnh
+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấntượng sâu sắc về chủ đề
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to đểlàm nổi bật
+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm
Trang 11+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thểđược vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường
kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiềuhơn
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu.Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan
trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn
3 Cách thức thực hiện và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản
đồ tư duy trong quá trình dạy học Ngữ Văn tại trường PTDTBT THCS Na Mèo - Quan Sơn - Thanh Hóa:
a Bản đồ tư duy đối với hoạt động giảng dạy Ngũ Văn của giáo viên có những ưu điểm sau:
- Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài học :
Trang 12Với phương pháp bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên
sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học.Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trungtâm bản đồ Giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoayquanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đếnkhi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học đượctrình bày một cách sáng tạo, sinh động trên bản đồ Không những cungcấp cho học sinh kiến thức tổng thể, bản đồ tư duy còn giúp cho học sinhnhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới,phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm
ra mạch lôgic của bài học Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ
là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bàihọc Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dunglượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tậphiệu quả
- Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của học sinh:
Với những ưu điểm của mình, bản đồ tư duy trở thành một công cụgợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh Bước quantrọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâmbản đồ - trọng tâm bài học Sau đó theo nguyên lí bản đồ tư duy là ý nọgợi ý kia dần dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học Bằng trítưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biếtcách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất Khi cácnhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắpxếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh Điều đógiúp học sinh dễ dàng ôn tập sau này Cứ làm việc theo cách đó học sinh
sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức mộtcách có hiệu quả
- Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của học sinh:
Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thứctrọng tâm Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện
Trang 13kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường íthơn 50% dung lượng bài Sử dụng bản đồ tư duy giúp các em khắc phụcđược hạn chế đó Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinhchỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90% kiến thứcbài học Đến khi ôn tập học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian
để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại
sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chitiết Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệmđược thời gian
Trong giảng dạy Ngữ Văn không có phương pháp, biện pháp nào làđộc tôn, là vạn năng cả Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biệnpháp một cách sinh động để gây hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệuquả giờ dạy
b Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học:
- Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá
để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy bằngcách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các tự liên quan đến
từ khoá đó và hoàn thiện bản đồ tư duy Qua bản đồ tư duy đó học sinh
sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng
- Ví dụ 1: Với văn bản: Hang Én ( Môn Ngữ văn lớp 6 Kỳ II – Bộ
“Kết nối tri thức với cuộc sống” ), sau phần đọc và tìm hiểu chung, giáoviên có thể vẽ mô hình bản đồ tư duy lên bảng Bản đồ tư duy gồm 5nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộcvào nội dung bài học
Để có thể hoàn thiện được mô hình bản đồ tư duy của bài học, giáoviên sử dụng hệ thồng câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức:
+ Bố cục của văn bản: học sinh sẽ dựa vào văn bản để xác định các
ý chính
+ Tiếp tục hoàn thành các nhánh của bản đồ tư duy bằng hệ thốngcâu hỏi nhỏ có tính gợi mở
Trang 14Sơ đồ minh họa: Bản đồ tư duy văn bản: Hang Én - Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức với cuộc sống