1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thuyết trình báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, biện pháp giúp học sinh viết tốt Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết trình báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, biện pháp giúp học sinh viết tốt Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Trường học THPT Khoái Châu
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP Nghị luận xã hội là một phần thuộc cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để học sinh trình bày hiểu biết, quan điểm về các vấn đề xã hội thông qua một đoạn văn khoảng 200

Trang 1

KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (200 CHỮ) TRONG BÀI THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

A LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP

Nghị luận xã hội là một phần thuộc cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để học sinh trình bày hiểu biết, quan điểm về các vấn đề xã hội thông qua một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 có hai bài học: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và Nghị luận về một hiện tượng đời sống hướng dẫn học sinh

cách viết bài văn nghị luận xã hội song theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia từ năm 2017 so với trước khác biệt lớn nhất trong đề nghị luận xã hội là yêu cầu viết một đoạn văn, thay vì một bài hoàn chỉnh Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo hướng ra đề của Bộ giáo dục và đào tạo

Trong quá trình tham gia chấm thi kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017-2019, tôi thấy hiện tượng học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu giống như bài văn thu nhỏ với đầy đủ các bước giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bàn bạc mở rộng vấn đề mà chưa chú ý tới yêu cầu của đề theo hướng đổi mới Do đó, kết quả phần thi 2 điểm nghị luận xã hội đạt kết quả chưa cao

B TÌNH TRẠNG THỰC TIỄN (khi chưa áp dụng biện pháp)

I Mô tả ngắn gọn thực tiễn, vấn đề

Học sinh trường THPT Khoái Châu, nhất là học sinh yếu, trung bình còn có hiểu biết không nhiều về các vấn đề xã hội, vốn từ chưa phong phú, lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục Khi gặp một đề bài về một vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng đời sống) học sinh thường viết theo cảm tính nên đoạn văn thường thiếu ý, sắp xếp ý chưa khoa học, thậm chí không tập trung vào vấn đề cần nghị luận, lạc đề

Học sinh còn nhầm lẫn cách làm một đoạn văn nghị luận xã hội theo hướng ra đề mới với một bài văn nghị luận xã hội

Bản thân tôi là một giáo viên đã hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng

Trang 2

dạy ôn thi tốt nghiệp THPT nên trong quá trình giảng dạy cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm để dựa vào đó mỗi năm có một cải tiến để có cách làm tốt nhất, hiệu quả nhất Khi được giao nhiệm vụ giảng dạy một số lớp 12, tôi thấy các em học sinh còn hạn chế về kĩ năng viết đoạn, hiểu biết xã hội còn ít, thiếu ngôn từ, thiếu ý để triển khai khi viết đoạn văn nghị luận xã hội

Vì vậy, tôi quyết định tiếp tục cải thiện và áp dụng cách học và viết đoạn văn theo hệ thống từ khóa để các em dễ nhớ, dễ tiếp thu nhất

II Ưu, nhược điểm của biện pháp đã, đang được áp dụng tại trường

- Ưu điểm:

+ Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu của đề

+ Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ, bố cục mạch lạc

+ Tránh viết lan man, lủng củng và lặp ý

+ Học sinh thể hiện được hiểu biết, quan điểm của bản thân với vấn đề

xã hội đặt ra

- Tồn tại:

+ Khả năng tự học của học sinh còn hạn chế

+ Học sinh chưa xác định nhanh được các ý triển khai cho từng phần, nhất là phần bình luận vấn đề, từ đó không thể hiện được quan điểm của bản thân

C NỘI DUNG BIỆN PHÁP

I Mục đích của biện pháp

Tìm ra phương pháp đơn giản, dễ hiểu khi viết đoạn văn nghị luận về các vấn đề xã hội

Tránh lỗi viết đoạn văn nghị luận xã hội như một bài văn thu nhỏ

Phát huy tối đa năng lực vốn có của người giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh

II Những điểm khác biệt, tính mới của biện pháp so với biện pháp

đã, đang được áp dụng

Giúp học sinh nhanh chóng định hướng được kiểu bài, ghi nhớ nhanh

hệ thống ý để làm bài, tránh lúng túng trong vào vấn đề và triển khai vấn đề

Đảm bảo đủ ý trong yêu cầu của đề bài, sắp xếp ý hợp lý, qua đó thể hiện được sâu sắc quan điểm của bản thân

III Mô tả chi tiết nội dung của biện pháp

Trang 3

1 Xây dựng hệ thống lý thuyết làm cơ sở cho viết đoạn văn nghị luận xã hội

1.1 Thao tác 1: Tìm hiểu đề

a.Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định kiểu bài, dạng đề nghị luận.

* Đọc kĩ đề bài

* Xác định kiểu bài nghị luận

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:

+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đưa ra những yêu cầu bàn luận về: câu nói, quan điểm sống hay phẩm chất, đức tính của con người

+ Ví dụ: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

+ Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có đã xảy ra và đang xảy ra trong cuộc sống của con người

+ Ví dụ: “Bạo lực học đường đã và đang trở thành mối quan tâm của nhà trường và toàn xã hội” , anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những giải pháp để môi trường giáo dục trở nên nhân văn hơn

* Xác định dạng đề:

- Nêu suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận

- Nêu suy nghĩ về một khía cạnh của vấn đề cần nghị luận

b Bước 2: Xác định vấn đề đặt ra trong đề bài ( tìm từ khóa)

- Mỗi đề thi thường sẽ có một yêu cầu cụ thể về việc người viết cần tập trung vào phần viết nào của vấn đề nghị luận Chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 có yêu cầu viết đoạn văn như

sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Như vậy, trong đề văn trên, yêu cầu trọng tâm là nêu ý nghĩa của sự thấu cảm, tức là trong bài viết, người viết cần xoáy sâu vào những giá trị tốt

đẹp, tích cực hay tác dụng, giá trị mà đức tính ấy mang lại cho cuộc sống con người

- Với chủ đề được ra là sự thấu cảm, nhưng đề cũng có thể được ra dưới dạng như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết

Trang 4

một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thể hiện sự thấu cảm trong cuộc sống.

Với câu hỏi “điều bản thân cần làm” thì đề đang hướng người đọc đến

việc trình bày giải pháp Lúc này, người viết sẽ tập trung trình bày những việc

làm có thể thực hiện thay vì đi sâu phân tích ý nghĩa của sự thấu cảm như đề

thi 2017 Như vậy, khi nêu ra giải pháp, chúng ta đang thực hiện yêu cầu đề dựa vào câu hỏi làm thế nào (Điều bản thân cần làm thế nào để thể hiện sự thấu cảm?)

Như vậy, với bất kì một đề thi nào được ra, để xác định đúng yêu cầu

đề, người viết cần tìm được từ chìa khóa xuất hiện trong đề Chẳng hạn như:

+ Giải thích, nêu nguyên nhân : tại sao, do đâu, trình bày nguyên nhân, trình bày cách hiểu, giải thích…

Ví dụ: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về nguyên nhân của sự vô cảm

+ Nêu hậu quả/ hiệu quả: tốt hay không tốt, đem đến điều gì, tốt/ xấu như thế nào…

Ví dụ: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/chị về hậu quả

của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng”.

+ Nêu ý kiến cá nhân: đồng tình hay không đồng tình, nêu suy nghĩ cá nhân, trình bày ý kiến bản thân…

Ví dụ: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một

đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Bạn khó

có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về kỹ năng và kiến thức nền tảng”.

+ Bàn nội dung: nêu ý nghĩa, nêu giá trị…

Ví dụ: Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một

đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc

sống con người

+ Đưa giải pháp: làm thế nào, làm sao, điều cần làm…

Ví dụ: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một

đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn.

Mỗi từ chìa khóa sẽ là một gợi ý để học sinh có định hướng đúng và viết tốt phần đoạn văn

c Bước 3: Xác định những ý chính cần có trong bài viết

Trang 5

Sau khi xác định được trọng tâm cần viết trong đoạn, chúng ta có thể lên ý tưởng về những điều cần viết xoay quanh vấn đề cần viết Bước này cần được thực hiện trên giấy nháp để khi người viết không bị quên và bỏ sót những điều đã suy nghĩ trong đầu Cách đơn giản để có thể tìm được ý cho phần viết là thử tự đặt và trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như:

Vấn đề đặt ra được hiểu như thế nào?

Tại sao lại cần có/ không nên có có vấn đề đó trong cuộc sống?

Vấn đề đặt ra cần được đồng tình/ phản đối hay có chỗ đồng tình, có chỗ phản đối?

Vấn đề có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

Cần phải làm những gì để ngăn chặn/ phát huy vấn đề trên?

d Bước 4: Xác định phạm vi dẫn chứng và tìm một vài dẫn chứng

Phạm vi dẫn chứng: trong sách vở hay trong đời sống thực tế

Tìm dẫn chứng: có chọn lọc và tiêu biểu, đã được công chúng thừa nhận tránh chung chung mơ hồ Nên chọn lọc 1-2 dẫn chứng và dẫn ngắn gọn, rõ ràng

1.2 Thao tác 2: Lập dàn ý

a Mở đoạn

- Câu dẫn dắt (1 câu)

- Nêu vấn đề cần nghị luận (1 câu)

b Thân đoạn (Xác định ý chính cần đạt trong đoạn văn theo mỗi dạng

nhỏ)

Trong phần này, học sinh cần xác định đúng yêu cầu đề thông qua các

từ khóa Từ việc xác định đúng từ khóa, người viết chọn phần viết phù hợp

để triển khai cụ thể yêu cầu đó Đó có thể là phần giải thích, nêu nguyên

nhân, hậu quả cũng có thể là phần viết về ý nghĩa hay trình bày những giải pháp

Trong khi triển khai, để làm rõ các ý trình bày trong bài viết cần phải

có cơ sở để giúp người đọc, người nghe thuyết phục Lúc này, học sinh cần đưa ra các dẫn chứng từ thực tế Tránh trường hợp kể dẫn chứng quá dài dòng, học sinh nên nêu ngắn gọn theo hình thức tóm tắt dẫn chứng Nên chọn

ít nhất 1 – 2 dẫn chứng để minh chứng cho điều đã viết Khi đưa ra dẫn chứng

là người viết đang thể hiện được việc “nói có sách, mách có chứng”, có như

vậy mới có thể tạo được lòng tin cho người đọc về phần viết của mình

Sau đây là những gợi ý cần trình bày cho từng dạng đề:

Dạng 1: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận

Trang 6

- Phân tích những biểu hiện của vấn đề.

- Bình luận mặt tốt/xấu, lợi hại…của vấn đề

- Lấy 1-2 dẫn chứng minh họa

- Bác bỏ hiện tượng đi ngược với vấn đề nghị luận

- Bài học nhận thức và hành động

Dạng 2: Chỉ trình bày suy nghĩ về một khía cạnh của vấn đề

(Dạng đề được lựa chọn chủ yếu trong các năm gần đây)

Ví dụ:

Năm 2017: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn

văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Năm 2018: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn

văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

Năm 2019: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn

văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống

Dạng 2.1: Đề giải thích, nêu nguyên nhân vấn đề

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Nêu nguyên nhân trên hai cơ sở:

+ Khách quan (xã hội, văn hóa, môi trường sống, giáo dục, gia đình…)

+ Chủ quan ( nhận thức, tình cảm bên trong mỗi con người…)

- Nêu 1 – 2 dẫn chứng chứng minh

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

Dạng 2.2: Đề nêu biểu hiện, thực trạng vấn đề

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Trình bày biểu hiện của vấn đề trên phương diện từ nhỏ đến lớn (cá nhân, tập thể, cộng đồng)

- Nêu 1 – 2 dẫn chứng về biểu hiện đó trong cuộc sống

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

Dạng 2.3: Đề nêu hậu quả vấn đề

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Trình bày những hậu quả của vấn đề với cá nhân, với gia đình, với cộng đồng, với xã hội

- Nêu 1 – 2 dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

Trang 7

Dạng 2.4: Nêu ý kiến của cá nhân đối với vấn đề

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Trả lời rõ ràng: đồng tình hay không đồng tình, đồng tình một phần hay phản đối

- Lí giải vì sao đưa ra ý kiến trên Ý kiến cá nhân được khuyến khích trình bày nhưng phải dựa trên cơ sở của chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Nêu 1 – 2 dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

Dạng 2.5: Đề nêu ý nghĩa, nội dung, giá trị vấn đề

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Nêu những ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân, tập thể, xã hội

- Nêu ý nghĩa của vấn đề theo trục thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai

- Nêu 1 – 2 dẫn chứng để tăng tính thuyết phục

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

Dạng 2.6.a: Đề nêu giải pháp ( Chung chung)

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Tìm kiếm đề xuất giải pháp : + Giải pháp chung ( với xã hội, với truyền thông, với giáo dục, với gia đình)

+ Giải pháp riêng ( với cá nhân – bài học nhận thức và hành động)

-Nêu 1 – 2 dẫn chứng để tăng tính thuyết phục

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

Dạng 2.6.b: Đề nêu giải pháp ( Giải pháp cho bản thân)

- Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận (nếu cần)

- Tìm kiếm đề xuất giải pháp : + Giải pháp về mục tiêu, thái độ, quan điểm, góc nhìn, suy nghĩ…

+ Giải pháp về tình cảm, cảm xúc, đam mê + Giải pháp về hành động, thói quen, lối sống…

-Nêu 1 – 2 dẫn chứng

- Bàn luận mở rộng vấn đề, rút ra bài học

c Kết đoạn

Trang 8

Viết trong một câu văn và trong câu văn nên chuyển tải thông điệp để tạo điểm nhấn Câu kết đoạn cũng có thể trích lại một lời phát biểu, một câu nói của người nổi tiếng để mang lại ấn tượng và hiệu quả

1.3 Thao tác 3: Nâng cao hiểu biết sâu rộng về các vấn đề xã hội

Giáo viên sẽ tích hợp giảng dạy về các vấn đề xã hội cho học sinh vào các tiết học về làm văn, ôn thi tốt nghiệp THPT bằng cách đưa ra vấn đề, cho học sinh trình bày hiểu biết, giáo viên có sự bổ sung, điều chỉnh

Hướng dẫn học sinh cách nâng cao hiểu biết về các vấn đề xã hội bằng cách quan sát thực tế, tìm hiểu trên mạng internet, trên sách báo, các chương trình truyền hình (Thời sự, chuyển động 24h, chào buổi sáng…)

Giáo viên phô tô tài liệu cho học sinh

2 Thực hành cụ thể trong giảng dạy theo các phương pháp

a Phương pháp 1: Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học để thành

thạo kĩ năng viết đoạn văn

Một số hình thức được tổ chức hiệu quả gồm:

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý thành thạo với các vấn

đề đưa ra

- Thực hành viết đoạn: Nhiều học sinh cùng viết lần lượt các ý để ghép thành một đoạn văn hoàn chỉnh; học sinh tự viết một đoạn văn

- Dựa vào dàn ý đã cho học sinh viết đoạn văn sao cho đảm bảo về dùng từ, đặt câu, liên kết

- Cho đoạn văn mẫu, học sinh đọc đoạn văn để xác định vấn đề bàn luận và các ý triển khai có trong đoạn

b Phương pháp 2: Kiểm tra, đánh giá chéo

Sau khi học sinh đã hoàn thành xong lập dàn ý hoặc viết đoạn, giáo viên cho học sinh trao đổi sản phẩm đã hoàn thiện để kiểm tra lần lượt các phần

- Hệ thống ý đã đầy đủ, rõ ràng chưa?

- Cách dùng từ, lỗi chính tả, đặt câu, diễn đạt?

- Tập trung vào vấn đề cần nghị luận ở mỗi phần của đoạn văn chưa?

3 Minh chứng cụ thể cho giải pháp

( Áp dụng cho hai dạng đề)

3.1 Dạng 1

Đề bài: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một

đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng nhân ái.

3.1.1 Tiến hành các thao tác

Trang 9

Giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh trả lời các ý trong phần tìm hiểu

đề, lập dàn ý, xác định dẫn chứng thực tế để đi đến cái nhìn tổng quát vấn đề

a.Tìm hiểu đề:

- Dạng nghị luận: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý (dạng 1)

- Câu, từ quan trọng: lòng nhân ái

- Cách trình bày: Viết 1 đoạn văn hoàn chỉnh (không xuống dòng), khoảng 200 chữ (20-25 dòng)

- Vấn đề cần bàn: lòng nhân ái

- Phạm vi dẫn chứng: Thực tế cuộc sống

b Lập dàn ý

* Mở đoạn

- Câu dẫn dắt (1 câu)

- Nêu vấn đề cần nghị luận (1 câu)

* Thân đoạn (Xác định ý chính cần đạt trong đoạn văn theo dạng 3)

- Giải thích: Lòng nhân ái là gì?

- Phân tích: Các biểu hiện của lòng nhân ái

- Bình luận: Truyền thống dân tộc Ý thức phát huy truyền thống

- Chứng minh: Lấy dẫn chứng

- Bác bỏ: Ngược lại với nhân ái là lối sống ích kỉ

- Bài học : giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các hoạt động xã hội

* Kết đoạn: Bài học cho bản thân.

c Nâng cao hiểu biết về xã hội quanh vấn đề

Giáo viên gợi dẫn học sinh lấy một vài dẫn chứng mình biết về lòng nhân ái trong cuộc sống

3.1.2 Tiến hành viết thành thạo đoạn văn.

Dựa vào dàn ý học sinh sẽ lần lượt lên bảng để viết câu hoàn chỉnh cho từng ý

Nêu vấn đề: Trong các phẩm chất tốt của con người, lòng nhân ái là

một đức tính không thể thiếu

Giải thích: Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa

con người với con người

Biểu hiện: Lòng nhân ái biểu hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động

trong cuộc sống Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn

Bình luận: Lòng nhân ái vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là

một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam

Trang 10

Chứng minh: Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đều tích

cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn

Bác bỏ: Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh

mẽ hơn nữa Tuy nhiên, vẫn có không ít người có lối sống ích kỉ, không chịu

hi sinh vì cộng đồng

Bài học: Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập,

sinh hoạt và sẵn sang tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng Bởi cho đi là nhận lại

3.1.3 Kiểm tra, đánh giá.

- Học sinh sửa chữa nội dung, cách dùng từ, đặt câu, chính tả của từng phần

- Ghép từng phần lại thành đoạn văn hoàn chỉnh

3.2 Dạng 2

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày quan

điểm của anh/chị về hậu quả của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng”.

3.2.1 Tiến hành các thao tác

Giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh trả lời các ý trong phần tìm hiểu

đề, lập dàn ý, xác định dẫn chứng thực tế để đi đến cái nhìn tổng quát vấn đề

a.Tìm hiểu đề:

- Dạng nghị luận: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý (dạng 2.3)

- Câu, từ quan trọng: Phán xét người khác; hậu quả của việc “phán xét người khác”

- Cách trình bày: Viết 1 đoạn văn hoàn chỉnh (không xuống dòng), khoảng 200 chữ (20-25 dòng)

- Vấn đề cần bàn: hậu quả của việc “phán xét người khác”

- Phạm vi dẫn chứng: Thực tế cuộc sống

b Lập dàn ý

* Mở đoạn

- Câu dẫn dắt (1 câu)

- Nêu vấn đề cần nghị luận (1 câu)

* Thân đoạn (Xác định ý chính cần đạt trong đoạn văn theo dạng 2.3)

-Trình bày những hậu quả của vấn đề :

+ Với cá nhân: Người phán xét (trở nên ích kỉ, hẹp hòi, bị xa lánh), người bị phán xét ( tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng tới thể chất)

+ Với cộng đồng, với xã hội: làm ảnh hưởng đến mối quan hệ chung,

có thể dẫn đến những hành động tiêu cực

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w