1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG LÂM ORGANIC

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic
Tác giả Nguyễn Kim Chi
Người hướng dẫn Ts. Bùi Thị Quyên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Nghiên cứu và tổng hợp hệ thống các lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic. - Từ đó, đề xuất định hướng phát triển chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề Tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Dược Tùng Lâm

Organic (Pamzon)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Ts Bùi Thị Quyên SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Kim Chi LỚP

Nguyễn Kim Chi LỚP

Nguyễn Kim Chi LỚP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

LỚP:

HỆ:

TS BÙI THỊ QUYÊN NGUYỄN KIM CHI

QH 2019E – QTKD CLC 1 CLC

Hà Nội – 3/2023

Hà Nội – 3/2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 3/2023

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề Tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Dược Tùng Lâm

Organic (Pamzon)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Ts Bùi Thị Quyên SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Kim Chi LỚP

Nguyễn Kim Chi LỚP

Nguyễn Kim Chi LỚP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

LỚP:

HỆ:

TS BÙI THỊ QUYÊN NGUYỄN KIM CHI

QH 2019E – QTKD CLC 1 CLC

Hà Nội – 3/2023

Hà Nội – 3/2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 3/2023

Trang 3

Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách và khó khăn Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và động viên của cô Bùi Thị Quyên, tác giả đã có thể vượt qua những thách thức đó và hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất có thể

Tác giả cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, gia đình và người thân

đã luôn động viên, hỗ trợ và cổ vũ tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Nhờ có sự đồng hành của mọi người, tác giả mới có thể vượt qua được những khó khăn và hoàn thành khóa luận một cách thành công

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy/cô và các thành viên ban giám khảo đã dành thời gian đọc và đánh giá khóa luận của tác giả Tác giả sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những kiến thức, kinh nghiệm và lời khuyên mà thầy/cô

đã truyền đạt cho tác giả

Xin chân thành cảm ơn

Sinh viên Nguyễn Kim Chi

Trang 4

ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

-1 Ti ́nh cấp thiết của đề tài 1

-2 Mu ̣c tiêu và nhiệm vu ̣ nghiên cứu 2

-2.1 Mục tiêu chung 2

-2.2 Mục tiêu cụ thể 2

-3 Câu hỏi nghiên cư ́ u 3

-4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

-4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

-4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

-5 Đóng góp mới của đề tài 4

-5.1 Ý nghĩa khoa học 4

-5.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

-6 Kết cấu cu ̉ a đề tài 5

-CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP - 6 -1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

Trang 5

-iii

1.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài 6

-1.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước 8

-1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 11

-1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

-1.2.1 Khái niệm cạnh tranh 12

-1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh 14

-1.2.3 Vai trò của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp 17

-1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp -

18 -1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 18

-1.3.2 Các yếu tố bên trong 20

-1.4 Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24

-1.4.1 Mô hình SWOT 24

-1.4.2 Mô hình BMC 26

-1.4.3 Mô hình Lean Startup 27

-1.4.4 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 29

-1.4.5 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên chuỗi giá trị 31

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

-2.1 Phương pháp nghiên cứu 35

-2.1.1 Thu thập dư ̃ liệu 35

-2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 35

-2.2 Quy trình nghiên cứu 36

Trang 6

-iv

2.2.1 Thiết kế mẫu 36

-2.2.2 Quy trình phân tích dữ liệu 37

-2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 40

-2.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic 46

-2.4.1 Kiểm định thang đo Cronbach Alpha 46

-2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 47

-2.4.3 Phân tích tương quan 49

-2.4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 50

-CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG LÂM 53

-3.1 Khái quát về công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic 53

-3.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 53

-3.1.2 Tình hình hoạt động và phát triển 56

-3.1.3 So sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành 58

-3.2 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic 60

-3.2.1 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic - 60 -3.2.2 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá cho các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm 68

-3.3 Kết quả kiểm định các giải thuyết của mô hình nghiên cứu 77 -3.4 Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh 86

Trang 7

-v

3.5 Đánh giá chung 99

-CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PAMZON - 101 - 4.1 Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm

Organic 101 4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic dựa trên các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic - 102 -

-4.2.1 Hướng phát triển giải pháp dựa trên yếu tố chiến lược sản phẩm -

Trang 8

-vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

1 ANOVA Analysis of Variance (Phân tích phương sai)

2 BMC Business Model Canvas (Khung mô hình kinh

5 OLS Ordinary Least Square (Bình phương nhỏ nhất)

6 MVP Minimum Viable Product (Sản phẩm tối thiểu

có thể)

7 SMEs Small and Medium Enterprises (Doanh nghiệp

vừa và nhỏ)

Trang 9

vii

8 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

(Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)

9 SPSS Statistical Package for the Social Sciences

(Phần mềm thống kê cho các kỹ sư xã hội)

10 SEO Search Engine Optimization (Tối ưu hóa máy

Trang 10

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty

Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic do khách hàng đánh giá -43-

Bảng 3.1: Báo cáo doanh thu – lợi nhuận của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic so với năm 2019 -57-

Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu lợi nhuận tính tới năm 2026 -58-

Bảng 3.3: Số liệu so sánh Sadu và công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic -61-

Bảng 3.4: Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu -61-

Bảng 3.5: Tóm tắt thông tin kiểm định độ tin cậy thang đo -64-

Bảng 3.6: Tóm tắt thông số phân tích nhân tố khám phá EFA -69-

Bảng 3.7: Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA lần 1 -71-

Bảng 3.8: Ma trận xoay phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 -74-

Bảng 3.9: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc -76-

Bảng 3.10: Hệ số tải nhân tố EFA biến phụ thuộc -77-

Bảng 3.11: Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu -78-

Bảng 3.12: Model Summary -81-

Bảng 3.13: ANOVA -81-

Trang 11

-Bảng 3.18: Thực trạng yếu tố năng lực quản trị -94-

Bảng 3.19: Thực trạng yếu tố trách nhiệm xã hội -97-

Bảng 3.20: Thực trạng yếu tố năng lực quản lý rủi ro -100-

Trang 12

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình BMC -27-

Hình 1.2: Mô hình Lean Startup -28-

Hình 1.3: Mô hình năm áp lực cạnh tranh -31-

Hình 1.4: Mô hình chuỗi giá trị -33-

Hình 1.5: Mô hình thẻ điểm cân bằng -58-

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất -64-

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất -48-

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic -76-

Trang 13

- 1 -

MỞ ĐẦU

1 Ti ́nh cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế và xã hội hiện đại Nó khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cải tiến và đổi mới, tìm cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với giá cả hợp lý hơn cho người tiêu dùng Cạnh tranh cũng thúc đẩy sự tiến bộ về công nghệ, khoa học và kinh

tế, giúp cho các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể dẫn đến tình huống tiêu cực, khiến các doanh nghiệp đối mặt với áp lực khốc liệt,

có thể sa lầy hoặc thậm chí phá sản nếu không thích ứng được với thị trường Tóm lại, cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, nhưng cần được quản lý và điều tiết một cách hợp lý để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng Bản thân các doanh nghiệp phải tự thúc đẩy

và tìm kiếm năng lực cạnh tranh phù hợp nếu không muốn bị đào thải

Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang đứng trên một nền tảng vững chắc

và trong quá trình phát triển thay đổi Các doanh nghiệp Việt Nam vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước vừa phải chống lại các đối thủ từ nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có chi phí nhân công, nguyên liệu rẻ Theo thông báo mới nhất của tổng cục thống kê Việt Nam chỉ tính năm

2021 số lượng doanh nghiệp mới trong thị trường Việt Nam đã tăng lên 3,2%, năm 2022 con số này đạt ngưỡng 15% gấp khoảng 5 lần Trong khi đó doanh

số thị trường bán lẻ của Việt Nam năm 2022 chỉ tăng 15% so với thời gian trước theo báo cáo của bộ công thương Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh trong thị trường Việt Nam ngày càng tăng cao đòi hỏi các doanh nghiệp cần có hiểu biết và nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tồn tại và chiếm lĩnh thị trường

Trang 14

Hà Thanh, trà Đức Phúc, trà MTV Thảo Mộc Việt, Cuối cùng không thể không kể đến Pamzon Doanh nghiệp Pamzon có tên chính thức là Công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic Với cam kết phát triển và đồng hành cùng dược liệu Việt Nam công ty đã cho ra đời 6 dòng sản phẩm chính liên quan tới thảo dược dưới định dạng trà túi lọc Trước thị trường rộng và đầy biến động tác giả nhận thấy doanh nghiệp Pamzon cần có nghiên cứu sâu và rõ ràng nhất về năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững cũng như vượt qua các đối thủ cạnh tranh

khác trên thị trường Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Dược Tùng Lâm Organic" làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mu ̣c tiêu và nhiệm vu ̣ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Pamzon

2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Trang 15

 Từ đó, đề xuất định hướng phát triển chiến lược kinh doanh cho công ty

Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

3 Câu hỏi nghiên cư ́ u

Các vấn đề tác giả nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau:

 Các yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic?

 Các mặt thành công và tồn tại trong năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic là gì?

 Công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cư ́ u

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic trong giai đoạn

2019 – 2023 định hướng tới năm 2026

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 16

Nghiên cứu có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên hoặc người

có nhu cầu tìm hiểu các kiến thức cơ bản về năng lực cạnh tranh Nó cũng giúp các nhà nghiên cứu sau này hiểu thêm về cách thức hoạt động của công ty trong môi trường cạnh tranh từ đó đánh giá và đo lường được các yếu tố ảnh hưởng

tới cạnh tranh

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu có thể trở thành nguồn tham khảo dành cho ban lãnh đạo công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic Nghiên cứu cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về những yếu tố cần thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh

Trang 17

- 5 -

của mình trên thị trường, giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược hiệu quả để phát triển và tăng trưởng doanh nghiệp trong thời gian tới

6 Kết cấu cu ̉ a đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic

Chương 4: Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic

Trang 18

- 6 -

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Micheal Porter(1985) giới thiệu khái niệm "Competitive Advantage"

và quan điểm để tạo ra lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải định hình chiến lược của mình dựa trên các yếu tố đặc trưng của ngành và các đối thủ cạnh tranh Ông cũng phân tích về cơ sở lợi thế cạnh tranh, bao gồm chi phí, phân phối sản phẩm, quy trình sản xuất và quản lý bán hàng Tác giả Micheal Porter tập trung vào vai trò của các yếu tố đặc trưng của ngành và mối liên hệ giữa các yếu tố này trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh Tác phẩm của ông cung cấp các khái niệm và phương pháp để đánh giá và phân tích các đối thủ cạnh tranh, bao gồm phân tích Five Forces (Mô hình năm lực lượng cạnh tranh) và phân tích giá trị chuỗi cung ứng Cuối cùng, Porter tập trung vào các chiến lược

để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh, bao gồm chiến lược tập trung, chiến lược phân khúc, chiến lược chi phí dẫn đầu và chiến lược khác biệt

Richard N Langlois(2001) đưa ra một khung khái niệm mới về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tác giả tập trung vào mối quan hệ giữa khả năng

và cơ cấu quản trị trong việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh Ông nhấn mạnh rằng các khả năng của doanh nghiệp bao gồm kiến thức, kỹ năng và nguồn lực là yếu tố quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh Ngoài ra,

cơ cấu quản trị cũng đóng vai trò cần thiết trong việc tổ chức và quản lý các khả năng này để tạo ra giá trị và duy trì sự cạnh tranh của doanh nghiệp Tác giả này nhấn mạnh sự liên kết giữa khả năng và cơ cấu quản trị và khám phá cách chúng tương tác để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 19

- 7 -

N Al-Fasfous và S Al-Fasfous (2016) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Jordan Kết quả cho thấy rằng việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển, chính sách quản

lý chất lượng, khả năng tài chính, quy trình sản xuất hiệu quả, và cạnh tranh giá

cả đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của SMEs Tuy nhiên, các yếu tố về truyền thông và quảng cáo, kinh nghiệm và kiến thức

về thị trường và kinh doanh, cũng như khả năng quản lý nguồn nhân lực và quan hệ khách hàng, không được đánh giá là ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh của SMEs tại Jordan

X Xu và J Wang (2020) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích

xác định mối quan hệ giữa định hướng khởi nghiệp, năng lực động và hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Trung Quốc Kết quả cho thấy rằng định hướng khởi nghiệp và năng lực động đều có tác động tích cực đến hiệu suất của SMEs Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng sự tương tác giữa định hướng khởi nghiệp và năng lực động cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của SMEs, với một mức độ tương tác tốt sẽ đem lại hiệu suất cao hơn

Ram Mudambi và Markus Pudelko (2019) đã viết một bài báo tập trung

vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và hiệu suất của các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi Các tác giả này nhấn mạnh rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển của ngành công nghiệp và cạnh tranh của các đối thủ Bên cạnh đó, bài viết này cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần tập trung vào các năng lực đặc thù của mình để tăng cường sức cạnh tranh của mình Bài viết này cũng nhấn mạnh rằng việc đo lường năng lực cạnh tranh

và hiệu suất của các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi là rất khó khăn do những thách thức về việc thu thập dữ liệu và đánh giá Tác giả cũng chỉ ra rằng

Trang 20

ra rằng việc tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi là rất quan trọng để đạt được sự bền vững và phát triển trong tương lai Việc đầu tư vào năng lực cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất của mình và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình trong thị trường quốc tế

1.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước

Lê Thị Thu Hằng (2010) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp này ở Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: khả năng tiếp cận thông tin thị trường, kỹ năng quản trị, khả năng phân tích và đưa ra quyết định, khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, khả năng tiếp cận vốn đầu tư,

và khả năng tìm kiếm và thu hút nhân tài Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung vào việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp và tận dụng các nguồn lực hiện

có Ngoài ra, chính phủ cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

Trang 21

- 9 -

Nguyễn Thị Thanh Hương (2016): Nghiên cứu tập trung vào việc đánh

giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Bài luận này được phát triển từ nghiên cứu thực tế với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi để thu thập

dữ liệu từ các doanh nghiệp sản xuất trong khu vực Tác giả đưa ra những phân tích chi tiết về tình hình sản xuất, tiêu thụ, tài chính và quản lý của các doanh nghiệp, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực Kết quả cho thấy rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả quản lý, tài chính, chất lượng sản phẩm và đội ngũ nhân viên Luận văn đưa ra những khuyến nghị

về cách cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong khu vực, bao gồm việc tăng cường quản lý, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tăng cường hợp tác với đối tác trong và ngoài nước, cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường Tác giả cung cấp một cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh và

có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nghiên cứu sau này về định hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Srikanta Chatterjee và Trần Thị Thu Hà (2019) tập trung vào nghiên cứu

và đề xuất các giải pháp để phát triển năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp trường hợp nghiên cứu(a bounded system) để thu thập dữ liệu từ 16 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu

tố như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm và công nghệ, quản lý chuỗi cung ứng, tư vấn và hỗ trợ của nhà nước có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của SMEs nông nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam Các giải

Trang 22

- 10 -

pháp đề xuất bao gồm tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực, xây dựng mạng lưới cung ứng, cải thiện quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng quản lý và tăng cường hỗ trợ

từ nhà nước và các tổ chức liên quan

Trần Thị Phương Thảo (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2020) nghiên

cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam Luận văn tập trung vào đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất dược phẩm Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu về cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng Từ đó, luận văn đưa ra kết luận rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam chưa đạt được mức cao và cần được cải thiện Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, bao gồm tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đẩy mạnh quản lý chất lượng và đào tạo nhân lực chuyên môn cao Ngoài ra, luận văn cũng đề cập đến việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm để cùng nhau phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh Với

sự phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, luận văn này đóng góp ý nghĩa cho việc phát triển ngành sản xuất dược phẩm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Phạm Huyền Trang (2020) tập trung vào việc nghiên cứu về năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế ở Việt Nam Tác giả phân tích tình hình và xu hướng hội nhập kinh

tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời đề cập đến sự quan trọng của SMEs trong

Trang 23

Bùi Thị Quyên (Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội,2020)

đã nêu ra khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính Trong đó tác giả xác định được năm tiêu chí để đánh giá định tính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam Lựa chọn mô hình SEM

để đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam Tác giả cũng chỉ ra rằng năng lực cung ứng dịch vụ có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khác ở Việt Nam và trên thế giới có giá trị tham khảo cao về phương pháp và lý luận Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về năng lực cạnh tranh và các yếu

tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic Việc tiến hành nghiên cứu này là rất cần thiết và có thể giúp định hướng cho hội đồng quản trị công ty trong việc tạo ra chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời đóng góp vào việc lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực này tại Việt Nam Các kết quả từ nghiên cứu của tác giả sẽ có giá trị

Trang 24

- 12 -

thực tiễn rất lớn và có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic nói riêng

và các doanh nghiệp khác nói chung

Tác giả đã hệ thống hóa và tổng hợp cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Từ các tài liệu tìm được đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm Organic Nghiên cứu cũng lần đầu tiên đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dược Tùng Lâm Organic và dùng phương pháp định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Từ các kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra thực trạng của công ty và các hướng giải pháp khác nhau

1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và xã hội Nó khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, tạo lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc đa dạng sản phẩm, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua áp lực cạnh tranh Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh có thể kể tới:

Theo từ điển bách khoa của Việt Nam tập 1 (1995): “Cạnh tranh (triết,

kinh tế) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị cho phối bởi quan hệ cung - cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”

Trang 25

- 13 -

Theo K Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các

nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch “ Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận

Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2001): “Cạnh tranh trong thương

trường không phải là diệt trừ đối thu của mình mà chính là đem lại cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thu cạnh tranh của mình”

Ngoài ra, khái niệm năng lực cạnh tranh cũng được Micheal Porter (1980) nêu ra như sau: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.”

Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (The Wealth of Nations,1776) của Adam Smith, tác giả đã cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp

kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội Theo Smith, “nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “cạnh tranh và thi đua thường tạo

ra sự cố gắng lớn nhất Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất

kỳ sự cố gắng lớn nào”

Trang 26

- 14 -

Từ các trích dẫn kể trên tác giả có thể tổng hợp lại như sau: Khái niệm cạnh tranh liên quan đến sự ganh đua và đấu tranh giữa các cá nhân, tổ chức hoặc các đơn vị kinh tế để đạt được lợi ích và ưu thế trong một môi trường kinh doanh Cạnh tranh thường được xem là một cơ chế tự nhiên trong các thị trường

tự do và đóng vai trò quan trọng trong kích thích sự phát triển kinh tế, tạo ra sự đổi mới và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ

1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980, với việc các nhà nghiên cứu kinh tế học đưa ra một quan điểm mới về năng lực của các công ty trong việc cạnh tranh và phát triển trên thị trường Kể từ đó, năng lực cạnh tranh đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thành công của các công ty Trước đó, các nghiên cứu tập trung vào chiến lược cạnh tranh của các công ty, tài nguyên nhân lực, vật lực hoặc kiến thức về cải tiến sản phẩm, những khái niệm này chưa thống nhất và toàn diện

Trên thế giới có rất nhiều học giả đưa ra khái niệm và định nghĩa khác nhau cho năng lực cạnh tranh Có thể kể tới:

Trong cuốn "Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors" (1980), Michael Porter định nghĩa năng lực cạnh tranh là khả

năng của một doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng và đạt được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành

Trong cuốn "The Resource-Based View of the Firm" (1991), Jay Barney

đề cập đến khái niệm năng lực cạnh tranh như là các tài nguyên và năng lực của một doanh nghiệp, bao gồm cả các tài nguyên vật chất và phi vật chất, cùng

Trang 27

- 15 -

với khả năng quản lý và sử dụng chúng, giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị và đạt được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Trong cuốn "Competing for the Future" (1996), Gary Hamel và C.K

Prahalad khẳng định rằng năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nằm ở khả năng tạo ra và sử dụng những tài nguyên và kỹ năng mà các đối thủ khác không

có, tạo ra sự khác biệt vượt trội và tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng

"Blue Ocean Strategy: How to Create Uncontested Market Space and Make the Competition Irrelevant" (2005) của W Chan Kim và Renée Mauborgne: "Năng lực cạnh tranh không chỉ đơn giản là tạo ra sự khác biệt với

các đối thủ cạnh tranh hiện có, mà còn là khám phá ra các thị trường mới mà không có đối thủ cạnh tranh, được gọi là "đại dương xanh" và tạo ra giá trị cho khách hàng mới và khác biệt"

"Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance"(2011) của Michael E Porter bản cập nhập: "Năng lực cạnh

tranh của một công ty là khả năng tạo ra giá trị cao hơn so với chi phí cạnh tranh, bằng cách khai thác các lợi thế độc đáo của công ty và/hoặc bằng cách xây dựng các hệ thống và quy trình nội bộ tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên

và tối đa hóa hiệu quả sản xuất"

Các tác giả Philip Kotler và Kevin Keller trong "Marketing Management" (2016) cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh

nghiệp để tạo ra giá trị khác biệt đối với khách hàng, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao hơn

Tại Việt Nam hiện nay có rất ít học giả đưa ra định nghĩa cho năng lực cạnh tranh nhưng tác giả vẫn có thể kể ra một số như sau:

Trang 28

Từ sách "Xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam"

Vũ Thế Dương và Trần Thị Mai Phương (2019): "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định bởi khả năng của doanh nghiệp tạo ra giá trị, sức hấp dẫn và tiềm năng trong tương lai, đồng thời duy trì được sự tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh" Bài báo trong Hội thảo khoa học Quốc

gia lần thứ VIII về Kinh tế và Phát triển"Phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay"

Tóm lại, Năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp tạo ra giá trị và

sự khác biệt so với đối thủ trong cùng một thị trường và thời điểm, đồng thời duy trì được sự tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh Năng lực cạnh tranh bao gồm nhiều yếu tố như sản phẩm/dịch vụ, kỹ thuật, chi phí, chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, sức mạnh thương hiệu, v.v Năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ưu thế cạnh tranh và tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 29

- 17 -

1.2.3 Vai trò của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một công ty trong việc đạt được thành công và tồn tại trên thị trường Năng lực cạnh tranh giúp cho công ty có được lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Vai trò của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp có thể kể tới:

Đầu tiên, năng lực cạnh tranh giúp cho công ty tạo ra sản phẩm hoặc dịch

vụ có chất lượng tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Khi có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, công ty sẽ thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng và cải thiện vị thế của công ty trên thị trường "Năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo ra ưu thế trong thị trường cạnh tranh, thu hút khách hàng, tăng trưởng doanh số và lợi nhuận." (Trần Văn Hà, 2018, trong bài viết "Năng lực cạnh tranh và vai trò của nó trong doanh nghiệp")

Thứ hai, năng lực cạnh tranh giúp cho công ty duy trì được sự tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh Môi trường kinh doanh ngày nay rất khắc nghiệt, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Nếu không có năng lực cạnh tranh, công ty sẽ rơi vào tình trạng thất bại hoặc bị đẩy về sau trong cuộc đua cạnh tranh

Cuối cùng, năng lực cạnh tranh giúp cho công ty tìm kiếm và khai thác được cơ hội mới trên thị trường Nhờ có năng lực cạnh tranh, công ty có thể nhanh chóng phát hiện được những xu hướng mới, nhu cầu mới của khách hàng,

từ đó đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường

Trang 30

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất, yếu tố về thị trường bao gồm tình hình kinh tế, quy mô thị trường, sức mua của khách hàng, xu hướng tiêu dùng, đặc điểm và sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành Thị trường là một trong những yếu tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các biến động trên thị trường, như sự gia tăng cạnh tranh, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng hay các xu hướng mới trong ngành, đều có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra, thị trường cũng ảnh hưởng đến chi phí, chính sách giá của doanh nghiệp và doanh thu của họ Việc cạnh tranh giá

cả trong thị trường cũng có thể đặt áp lực lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Để đảm bảo năng lực cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ thị trường mình hoạt động để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

Thứ hai, yếu tố về chính sách, pháp luật và quy định gồm có quy định của nhà nước, chính sách hỗ trợ, thuế và phí, đạo đức kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống pháp luật và luật thương mại có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chính sách pháp luật ổn định và rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành kế hoạch và đưa ra quyết định kinh doanh Ngược lại, chính sách pháp luật mơ hồ, không rõ ràng, thường gây ra sự bất ổn và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh Ngoài ra, chính sách pháp luật

Trang 31

- 19 -

cũng có thể tác động đến mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Ví dụ, các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt có thể tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, cải cách thủ tục hành chính lại có thể tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển năng lực cạnh tranh

Thứ ba yếu tố về công nghệ gồm sự phát triển của công nghệ, tiến độ đổi mới công nghệ, sự xuất hiện của các sản phẩm và dịch vụ mới có thể tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Sự phát triển của công nghệ có thể giúp tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ, tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành, tăng năng suất lao động, giảm chi phí và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại kinh tế số, khi mà các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, đám mây, Internet of Things (IoT), blockchain, và truyền thông không dây đang thay đổi cách thức các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp có năng lực

sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất và sáng tạo sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và có thể thu hút được khách hàng mới Ngoài ra, công nghệ cũng có thể tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và có thể gặp phải những rủi ro và thách thức Do đó, các doanh nghiệp cần phải đánh giá cẩn thận các yếu tố về công nghệ để đưa ra các quyết định đúng đắn và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh

Trang 32

- 20 -

Thứ tư, yếu tố về môi trường gồm vấn đề ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường Môi trường có thể được hiểu là tất cả các yếu tố và điều kiện xung quanh mà doanh nghiệp hoạt động trong đó, bao gồm các yếu tố về địa lý, khí hậu, tài nguyên, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp lý, an ninh, an toàn lao động, và môi trường tự nhiên Trong môi trường kinh doanh, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ví dụ, các quy định về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên có thể tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và khiến cho sản phẩm của họ không cạnh tranh được

về giá cả so với các đối thủ khác Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp Ngoài ra, các thay đổi về khí hậu và tình hình tự nhiên khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ năm, Yếu tố xã hội và văn hóa có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Trong đó đạo đức kinh doanh là yếu tố quan trọng, đảm bảo rằng doanh nghiệp không có ảnh hưởng tiêu cực cho khách hàng, nhân viên, cộng đồng và môi trường Giá trị văn hóa, bao gồm lòng trung thành, chất lượng và sáng tạo, giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực

và tạo lòng tin từ khách hàng Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm đối với vấn đề xã hội, như bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng, để tạo ra lợi ích bền vững cho tất cả các bên liên quan Tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn

1.3.2 Các yếu tố bên trong

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh: Yếu tố chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng to lớn đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Chiến lược kinh

Trang 33

- 21 -

doanh định hình hướng đi và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc xác định mục tiêu và tầm nhìn cho đến cách tiếp cận thị trường và khách hàng Một chiến lược kinh doanh chính xác và hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh trong ngành Nó có khả năng định vị thương hiệu, giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp Đồng thời, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, thích ứng với thay đổi môi trường và nắm bắt

xu hướng mới, đảm bảo sự bền vững và phát triển dài hạn Một chiến lược kinh doanh hiệu quả còn đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi bất ngờ và biến đổi trong thị trường kinh doanh Việc triển khai chiến lược kinh doanh một cách nhất quán và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức giúp đảm bảo sự thống nhất, đồng lòng và tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu kinh doanh

Thứ hai, tài nguyên và năng lực: Yếu tố tài nguyên và năng lực đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Cụ thể, tài nguyên vật chất, bao gồm máy móc, công nghệ, cơ sở hạ tầng và nguồn vốn, quyết định đến khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Tài nguyên nhân lực đóng vai trò quan trọng trong

sự phát triển của doanh nghiệp Tài năng, kỹ năng, kinh nghiệm và sự sáng tạo của nhân viên ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, đổi mới và năng suất làm việc của doanh nghiệp Tài nguyên thông tin và tri thức giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, xu hướng khách hàng và các cơ hội mới Sự hiểu biết và ứng dụng tri thức cung cấp lợi thế đối với quyết định kinh doanh và định hình chiến lược Tài nguyên tài chính quyết định đến khả năng đầu tư, nghiên cứu

và phát triển, tiếp cận thị trường, và thực hiện các chiến lược kinh doanh Tài chính ổn định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh Ngoài ra, năng lực của doanh nghiệp, bao gồm kiến thức, kỹ

Trang 34

- 22 -

năng, quy trình và khả năng quản lý, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh Năng lực quản lý và lãnh đạo giúp định hình và thực hiện chiến lược hiệu quả Năng lực đổi mới và sáng tạo giúp doanh nghiệp tạo

ra sản phẩm, dịch vụ mới và khác biệt, tạo ra giá trị độc đáo và thu hút khách hàng Sự năng động và linh hoạt trong việc tận dụng tài nguyên và năng lực giúp doanh nghiệp duy trì và gia tăng năng lực cạnh tranh trong thị trường

Thứ ba quy trình sản xuất và quản lý chất lượng: Việc áp dụng quy trình sản xuất và quản lý chất lượng có ảnh hưởng sâu rộng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Quy trình sản xuất chất lượng giúp tăng cường hiệu suất, tối

ưu hóa sản xuất và giảm thiểu lãng phí Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất sản xuất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và cung cấp sản phẩm chất lượng cao Quản lý chất lượng đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất Việc thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng và tuân thủ các quy trình kiểm tra đảm bảo sự nhất quán và tin cậy trong sản phẩm Điều này tạo lòng tin và sự hài lòng cho khách hàng, tăng cường danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp Quy trình sản xuất và quản lý chất lượng còn giúp tạo ra sự nhất quán và tính đồng bộ trong hoạt động của doanh nghiệp Tính tương thích và tích hợp giữa các bộ phận và quy trình sản xuất giảm thiểu lỗi, rủi ro đồng thời tăng cường hiệu quả và năng lực của doanh nghiệp Áp dụng quy trình sản xuất và quản lý chất lượng tạo ra sự đột phá và sáng tạo Doanh nghiệp có thể phát triển và áp dụng các phương pháp mới, công nghệ tiên tiến

và quy trình sáng tạo để tạo ra sản phẩm độc đáo và khác biệt Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng trong thị trường cạnh tranh Nói ngắn gọn thì quy trình sản xuất và quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, sự nhất quán và tính đáng tin cậy, cùng với khả

Trang 35

ý tưởng mới và triển khai chúng thành hiện thực giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển và đánh bại đối thủ trong môi trường cạnh tranh Tính sáng tạo và đổi mới tạo ra lòng tin và sự hài lòng của khách hàng Khách hàng luôn tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mới, khác biệt và mang giá trị sáng tạo Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng điều này sẽ thu hút và giữ chân khách hàng, tạo nền tảng cho sự thành công và tăng trưởng bền vững Sáng tạo và đổi mới không chỉ làm thay đổi doanh nghiệp mà còn tạo nên sự phát triển toàn diện cho xã hội và ngành công nghiệp Việc áp dụng công nghệ tiên tiến, quy trình hiệu quả

và ý tưởng mới giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Thứ năm, văn hóa doanh nghiệp: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh của một tổ chức Văn hóa doanh nghiệp tạo nên động lực làm việc và sáng tạo, khuyến khích sự đổi mới và gắn kết trong nhóm làm việc Văn hóa doanh nghiệp định hình những giá trị, niềm tin

và nguyên tắc mà các thành viên phải tuân thủ Điều này tạo sự nhất quán và định hướng rõ ràng cho mọi hoạt động trong tổ chức Văn hóa doanh nghiệp

Trang 36

- 24 -

ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, cam kết và sự tự giác của nhân viên Một văn hóa tích cực và khích lệ sẽ thúc đẩy sự nỗ lực, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân Văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng Nếu văn hóa tập trung vào sự phục vụ chuyên nghiệp, tôn trọng và tạo mối quan

hệ lâu dài, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân khách hàng Văn hóa doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác và tương tác trong tổ chức Nếu văn hóa khuyến khích cộng tác, chia sẻ thông tin

và tạo môi trường làm việc cởi mở, doanh nghiệp sẽ tận dụng được tài năng và

sự đa dạng trong tổ chức Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần xây dựng danh tiếng và hình ảnh của tổ chức trong mắt khách hàng và công chúng Một văn hóa đạo đức, tôn trọng xã hội và chuẩn mực cao sẽ làm nổi bật doanh nghiệp

và thu hút lòng tin từ mọi đối tượng liên quan

1.4 Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1 Mô hình SWOT

Mô hình SWOT được đề xuất bởi Albert Humphrey vào năm 1960, khi ông làm việc cho Viện nghiên cứu Stanford trong một dự án nghiên cứu về kế hoạch chiến lược của các công ty lớn Ông đã sử dụng mô hình này để đánh giá tình hình của các doanh nghiệp trong ngành và đưa ra các đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng Hiện nay, mô hình SWOT đã trở thành công cụ đánh giá và phân tích phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và chiến lược

Mô hình SWOT là một công cụ phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp xác định các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện tại hoặc tương lai

Trang 37

- 25 -

Để sử dụng mô hình SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần đảm bảo các bước sau:

Đầu tiên, xác định các điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp (Strengths

và Weaknesses): Đây là những yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, gồm các khía cạnh về sản phẩm/dịch vụ, khách hàng, quản lý, tài chính, nhân sự

Thứ hai, xác định các cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh (Opportunities và Threats): Đây là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp, gồm thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách, công nghệ, kinh tế, xã hội

Thứ ba, đối chiếu giữa các yếu tố trong phần Strengths và Opportunities

để tìm ra các chiến lược tận dụng cơ hội (SO – Strengths - Opportunities Strategies)

Thứ tư, đối chiếu giữa các yếu tố trong phần Weaknesses và Opportunities để tìm ra các chiến lược loại bỏ hoặc giảm thiểu yếu tố yếu và tận dụng cơ hội (WO - Weaknesses-Opportunities Strategies)

Thứ năm, đối chiếu giữa các yếu tố trong phần Strengths và Threats để tìm ra các chiến lược chống lại các thách thức (ST - Strengths-Threats Strategies)

Thứ năm, đối chiếu giữa các yếu tố trong phần Weaknesses và Threats

để tìm ra các chiến lược giảm thiểu yếu tố yếu và chống lại các thách thức (WT

- Weaknesses-Threats Strategies)

Qua đó, mô hình SWOT giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình, từ đó đưa ra các chiến lược

Trang 38

"Business Model Generation" (Tạo lập mô hình kinh doanh) xuất bản năm

2010 Hàng loạt tập đoàn hàng đầu hành tinh hiện nay như Google, Facebook,

GE, P&G, Nestle,… đều đã hoặc đang áp dụng Canvas để lên chiến lược cạnh tranh Điều quan trọng là dù công ty nhỏ mới khởi nghiệp hay tập đoàn lớn hàng chục ngàn nhân viên đều có thể áp dụng BMC Dựa trên mô hình BMC (Business Model Canvas) tác giả Nguyễn Xuân Huy vào năm 2017, trong cuốn sách "Phát triển năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam" đã

đề xuất mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (Competitive Capability Evaluation Model) như một công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Mô hình này gồm 9 yếu tố bao gồm: phân khúc khách hàng (Customer Segment), giá trị đề xuất (Value Proposition), kênh phân phối (Distribution Channel), mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship), nguồn lực cốt lõi (Key Resources), hoạt động chính (Key Activities), đối tác chính(Key Partners), cấu trúc chi phí (Cost Structure) và dòng doanh thu (Revenue Stream) Bằng cách phân tích các yếu tố trong mỗi trụ cột, doanh nghiệp có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình và từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp

Ngoài ra, BMC cũng có thể giúp các doanh nghiệp phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu trong mô hình kinh doanh hiện tại của mình, từ đó

Trang 39

- 27 -

tìm cách cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mô hình BMC được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đánh giá năng lực cạnh tranh và quản lý mô hình kinh doanh hiệu quả hơn

Hình 1.1: Mô hình BMC

(Nguồn: 2019 Adrey Consultancy)

1.4.3 Mô hình Lean Startup

Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn) được tác giả Eric Ries đề xuất trong cuốn sách "The Lean Startup" xuất bản năm 2011 Mô hình này bao gồm 3 giai đoạn đánh giá:

Trang 40

- 28 -

Giai đoạn một: Tạo sản phẩm MVP (Value Creation): Đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Giai đoạn hai: Đo lường hành vi và phản hồi từ khách hàng (Validation): Xác định xem liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không

Giai đoạn ba: Đúc rút kinh nghiệm (Scale-up): Tìm cách phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp để đạt được sự tăng trưởng và mở rộng thị trường

Hình 1.2: Mô hình Lean Startup

MVP hay sản phẩm khả dụng tối thiểu

Ideas

Build

Product

MesureData

Learn

Ngày đăng: 09/10/2024, 22:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate Data Analysis Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998)
Tác giả: Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C
Năm: 1998
1. Lê, T. T. H. (2015). Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Khác
2. Nguyen, N. P., & Nham, T. P. (2019). Developing Competitive Capability for Export-Oriented Agricultural SMEs: A Study of Vietnam.Journal of Small Business Management, 57(4), 1421-1441 Khác
3. Tạ, N. T. (2016). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 99, tr. 48-52 Khác
4. Trần, H. V. (2016). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ).Tiếng Anh Khác
1. Al Smirat, F., & Bataineh, K. (2014). An Empirical Study of Factors Affecting the Competitive Advantage of Small and Medium Enterprises:Evidence from Jordan. European Journal of Business and Management, 6(10), 150-162 Khác
2. Chen, C. Y., Lin, C. Y., & Huang, Y. W. (2016). Entrepreneurial Orientation, Dynamic Capabilities, and Firm Performance: An Empirical Study of Small and Medium Enterprises. Journal of Business Research, 69(11), 4944-4949 Khác
3. Porter, M. (1985). Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance Khác
4. Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (1992). The Balanced Scorecard: Measures That Drive Performance Khác
5. Li, J., Li, J., & Li, Y. (2017). Competitive Capability and the Performance of Firms in Emerging Markets: A Review. Asia Pacific Journal of Management, 34(4), 751-784 Khác
7. Barney, J. (1991). Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of Management, 17(1), 99-120 Khác
8. Prahalad, C. K., & Hamel, G. (1990). The core competence of the corporation. Harvard Business Review, 68(3), 79-91 Khác
9. Wernerfelt, B. (1984). A resource-based view of the firm. Strategic Management Journal, 5(2), 171-180 Khác
10. Teece, D. J., Pisano, G., & Shuen, A. (1997). Dynamic capabilities and strategic management. Strategic Management Journal, 18(7), 509-533 Khác
11. Amit, R., & Schoemaker, P. J. H. (1993). Strategic assets and organizational rent. Strategic Management Journal, 14(1), 33-46 Khác
12. Kim, W. C., & Mauborgne, R. (1997). Value innovation: The strategic logic of high growth. Harvard Business Review, 75(1), 103-112 Khác
13. Prahalad, C. K., & Ramaswamy, V. (2004). Co-creation experiences: The next practice in value creation. Journal of Interactive Marketing, 18(3), 5-14 Khác
14. Grant, R. M. (1991). The resource-based theory of competitive advantage: Implications for strategy formulation. California Management Review, 33(3), 114-135 Khác
15. Eisenhardt, K. M., & Martin, J. A. (2000). Dynamic capabilities: What are they? Strategic Management Journal, 21(10-11), 1105-1121 Khác
16. Powell, T. C. (2001). Competitive advantage: Logical and philosophical considerations. Strategic Management Journal, 22(9), 875-888 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình BMC - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Hình 1.1 Mô hình BMC (Trang 39)
Hình 1.2: Mô hình Lean Startup - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Hình 1.2 Mô hình Lean Startup (Trang 40)
Hình 1.3: Mô hình năm áp lực cạnh tranh - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Hình 1.3 Mô hình năm áp lực cạnh tranh (Trang 43)
Hình 1.4: Mô hình chuỗi giá trị - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Hình 1.4 Mô hình chuỗi giá trị (Trang 44)
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất (Trang 51)
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 52)
Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu lợi nhuận tính tới năm 2026 - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.2 Kế hoạch doanh thu lợi nhuận tính tới năm 2026 (Trang 70)
Bảng 3.3: Số liệu so sánh Sadu và công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.3 Số liệu so sánh Sadu và công ty Cổ phần Dược Tùng Lâm (Trang 71)
Bảng 3.12: Model Summary - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.12 Model Summary (Trang 92)
Bảng 3.15: Tóm tắt kết quả các giả thuyết được kiểm định - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.15 Tóm tắt kết quả các giả thuyết được kiểm định (Trang 97)
Bảng 3.16: Thực trạng yếu tố chất lượng sản phẩm - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.16 Thực trạng yếu tố chất lượng sản phẩm (Trang 99)
Bảng 3.17: Thực trạng yếu tố chiến lược marketing, quảng cáo, thương - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.17 Thực trạng yếu tố chiến lược marketing, quảng cáo, thương (Trang 102)
Bảng 3.18: Thực trạng yếu tố năng lực quản trị - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.18 Thực trạng yếu tố năng lực quản trị (Trang 105)
Bảng 3.19: Thực trạng yếu tố trách nhiệm xã hội - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.19 Thực trạng yếu tố trách nhiệm xã hội (Trang 108)
Bảng 3.20: Thực trạng yếu tố năng lực quản lý rủi ro - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÙNG  LÂM ORGANIC
Bảng 3.20 Thực trạng yếu tố năng lực quản lý rủi ro (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w