1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030

100 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp TH true MILK nghiên cứu trong giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai, Đỗ Thụy Tuyết Nga, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Lâm Tuyết Nhi, Phạm Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Người hướng dẫn GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Quản trị chiến lược toàn cầu
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 9,58 MB

Nội dung

Với mục đích nắm rõ tình hình hoạt động của TH true MILK hiện tại qua các yếu tố về môi trường bên ngoài, môi trường bên trong để hiểu rõ hơn về công ty Dựa trên những nghiên cứu đó để t

Trang 1

Đại học UEH Trường Kinh doanh Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing

Bài tiểu luận môn Quản trị chiến lược toàn cầu

3 Nguyễn Th Tuy t Nga ị ế

4 Lâm Tuy t Nhi ế

5 Phạm Nguy n Thị Ngọ c Trâm

Trang 2

i

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp TH true MILK nghiên cứu trong giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là một công trình nghiên cứu của nhóm tác giả dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn Đoàn Thị Hồng Vân Đề tài, nội dung báo cáo là sản phẩm mà nhóm em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Chúng em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề này xảy ra

Nhóm tác giả

Trang 3

ii

LỜI C ẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình học môn Quản tr chiến lượị c toàn cầu và làm được bài ti u luể ận, chúng em đã nhận đượ ự hước s ng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhi t tình c a cô ệ ủĐoàn Thị ồ H ng Vân hiện đang là giảng viên của trường Đại học Kinh Tế TPHCM Chúng em xin g i l i cử ờ ảm ơn chân thành nhất đến cô vì đã dành thời gian, tâm huyết hướng dẫn, truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập để chúng em hoàn thành bài một cách tốt nh t ấ

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

Trang 4

iii

MỤC L C

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH M C CÁC BỤ ẢNG v

DANH M C HÌNH Ụ ẢNH vi

DANH M C CÁC CH Ụ Ữ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN V VỀ ẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 M c tiêu nghiên c u ụ ứ 2

1.3 Đối tượng và ph m vi nghiên c u ạ ứ 2

1.4 B cố ục đề tài 3

CHƯƠNG 2: GIỚI THI U DOANH NGHI P VÀ PHÂN TÍCH T M NHÌN, Ệ Ệ Ầ SỨ MỆNH 4

2.1 Các khái ni m t m nhìn, s mệ ầ ứ ệnh 4

2.2 Vai trò c a t m nhìn, s mủ ầ ứ ệnh đối v i s phát tri n c a công ty ớ ự ể ủ 4

2.3 Thành ph n c a bầ ủ ản tuyên bố s mứ ệnh 5

2.4 Tiêu chuẩn để đánh giá bản tuyên b s mố ứ ệnh 5

2.5 Giới thi u doanh nghi p TH true MILK, phân tích tuyên b t m nhìn, s ệ ệ ố ầ ứ mệnh của doanh nghi p ệ 6

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 10

3.1 Giới thiệu môi trường bên ngoài 10

3.2 Các ma tr n ậ 11

3.3 Phân tích môi trường bên ngoài của TH true MILK 13

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 29

4.1 Giới thiệu môi trường bên trong 29

4.2 Nội dung phân tích môi trường bên trong 30

Trang 5

iii

4.3 Ma tr n các y u t n i b IFE ậ ế ố ộ ộ 32

4.4 Phân tích môi trường bên trong của doanh nghi p theo b ệ ộ phận, chức năng 33 CHƯƠNG 5: KẾT HỢP VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC 47

5.1 Ma tr n SWOT ậ 47

5.2 Ma tr n SPACE ậ 53

5.3 Ma tr n QSPM ậ 65

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 78

6.1 Phương pháp thực hiện 78

6.2 Viễn c nh c a TH true MILK ả ủ 79

6.3 Xây dựng sơ đồ chiến lược cho doanh nghi p ệ 81

81

6.4 Xây d ng chiự ến lược c ụ thể 82

6.5 T ng k t ổ ế 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 6

v

DANH M C CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Ma trận EFE của TH true MILK 25 Bảng 3.2: Ma tr n CPM c a TH true MILK ậ ủ 27 Bảng 4.1: Giá sữa các loại được tham khảo tại chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh 39 Bảng 4.2: Ma trận IFE cho doanh nghiệp 44 Bảng 5.1: Ma trận SWOT của doanh nghiệp 51 Bảng 5.2: Bảng điểm xây d ng ma tr n SPACE cự ậ ủa TH true MILK 63 Bảng 5.3: Tọa độ vecto ma trận SPACE của TH true MILK 64 Bảng 5.4: Ma trận QSPM (1) của doanh nghiệp 70 Bảng 5.5: Ma trận QSPM (2)của doanh nghiệp 75 Bảng 6.1: Phương diện qui trình nội bộ của TH true MILK 79 Bảng 6.2: Phương diện khách hàng của TH true MILK 80 Bảng 6.3: Phương diện tài chính của TH true MILK 80 Bảng 6.4: Phương diện học tập và phát triển của TH true MILK 80 Bảng 6.5: Sơ đồ chiến lược của TH true MILK 81 Bảng 6.6: Xây dựng chiến lược cụ thể cho TH true MILK 88

Trang 7

vi

DANH M ỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Tóm tắt quá trình hình thành và phát tri n c a TH true MILK ể ủ 7 Hình 3.1: GDP Việt Nam 10 năm trở ại đây l 14 Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam 5 năm trở ại đây l 14 Hình 3.3 :Thị phần sữa ở Việt Nam 19 Hình 4.1: Mô hình tổ chức c a tủ ập đoàn TH 35 Hình 5.1: Lợi nhuận của TH true MILK từ 2014 đến 2018 55 Hình 6.1: Công cụ đánh giá BSC qua 4 góc độ 78

Trang 8

vii

DANH M C CÁC CH Ữ VIẾ T T T

CTCP : Công ty cổ ph n ầ

GDP : Tổng s n ph m qu c n i ả ẩ ố ộ

CPI : Chỉ ố s giá tiêu dùng

EVFTA : Hiệp định thương mạ ựi t do Liên minh châu Âu – Việt Nam CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình DươngRCEP : Hiệp định Đối tác Kinh t Toàn khu v c ế ự

TP : Thành phố

R&D : Research and Development

EFE : Ma trận đánh giá các yế ốu t bên ngoài

CPM : Ma trận hình nh c nh tranh ả ạ

IFE : Ma trận đánh giá các yế ốu t bên trong

SWOT : Strengths - Weaknesses Opportunities Threats – –SPACE : Strategic Position & ACtion Evaluation

QSPM : Quantitative Strategic Planning Matrix

BSC : Balanced Score Card

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ V ẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang ở thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa và từng bước mở cửa hội nhập kinh tế thế giới Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa định hướng được chiến lược để tạo ra thế cạnh tranh với các đối thủ, TH true MILK cũng không ngoại lệ Mặc dù đã thành lập được gần 15 năm và cũng mang về một số thành tích nổi bật, song trong suốt thời gian tồn tại, TH vẫn có những bước đi “chệch” so với mục tiêu

đề ra vì những chiến lược không rõ ràng về tài chính, công nghệ, khách hàng,… Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020, kinh tế thế giới đang chao đảo vì sự xuất hiện của Coronavirus Mặc dù trong năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2.9%

và trở thành điểm sáng của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, đến năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho các doanh nghiệp Việc “đóng băng” nền kinh tế trong quý III đã làm giảm 6,17% GDP quý so với cùng

kì năm ngoái và làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước, hàng loạt các vấn đề phát sinh về tài chính, nhân sự, đứt gãy chuỗi vận chuyển và cung ứng hàng hóa,… Tư duy chống dịch của Việt Nam đã thay đổi, chúng ta chấp nhận sống chung với dịch cùng những biện pháp phòng ngừa để phát triển kinh tế Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần có những kế hoạch cụ thể để từng bước lấy lại vị thế và tiếp tục phát triển

Vì những lí do đó, nhóm đã thực hiện đề tài “Hoạch định chiến lược phát

triển cho doanh nghiệp TH true MILK nghiên cứu trong giai đoạn 2020-2025 ,

tầm nhìn đến 2030” Với mục đích nắm rõ tình hình hoạt động của TH true MILK hiện tại qua các yếu tố về môi trường bên ngoài, môi trường bên trong để hiểu rõ hơn

về công ty Dựa trên những nghiên cứu đó để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Qua đó có những phân tích về cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Và cuối cùng là hoạch định chiến lược để doanh nghiệp có thể vững bước trong ngắn hạn và phát triển lâu dài trong tương lai

Trang 10

1.2 Mục tiêu nghiên c u

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Xác định, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tập đoàn TH true MILK, từ

đó hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến

2030

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

• Giới thiệu tổng quát về tập đoàn TH true MILK

• Đánh giá tầm nhìn, sứ mệnh của tập đoàn TH true MILK

• Nhận dạng các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

• Đánh giá cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dựa trên nền tảng các yếu tố bên ngoài và bên trong, từ đó lập được các ma trận EFE, CPM, IFE

• Kết hợp giữa điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức để xây dựng các

ma trận SWOT, SPACE, QSPM

• Đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện chiến được đã đề ra hay không và cách thức thực hiện chiến lược để mang lại kết quả tốt cho TH true MILK

1.3 Đối tượng và ph m vi nghiên c u ạ ứ

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập đoàn TH true MILK

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu các hoạt động liên quan đến chiến lược của tập đoàn TH true MILK

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các khách hàng đã sử dụng sản phẩm của TH true MILK

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng các tài liệu thứ cấp để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, đề ra các chính sách liên quan đến đề tài và các

số liệu

Phương pháp so sánh: So sánh hiệu quả chiến lược kinh doanh với công ty

Trang 11

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về: lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Giới thiệu doanh nghiệp và phân tích tầm nhìn, sứ mệnh

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp nghiên cứu theo giai đoạn Đồng thời phân tích tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh của công ty Bên cạnh đó, đưa

ra bản Tuyên bố sứ mệnh mới do nhóm tác giả tự đề xuất

Chương 3: Phân tích môi trường bên ngoài

Chương này sẽ dựa trên các nghiên cứu và môi trường vĩ mô và vi mô của doanh nghiệp để tìm ra các các cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng các ma trận EFE

và CPM

Chương 4: Phân tích môi trường bên trong

Chương này sẽ phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp theo bộ phận, chức năng để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, từ đó xây dựng ma trận IFE

Chương 5: Kết hợp và đề xuất chiến lược

Ở chương này sẽ dựa trên các ma trận đã thành lập (EFE, CPM và IFE) để xây dựng các ma trận SWOT, SPACE và QSPM

Chương 6: Đánh giá và kiến nghị

Chương này đánh giá chiến lược hiện tại của TH true MILK bằng phương pháp BSC Từ đó hoạch định chiến lược cho công ty nghiên cứu giai đoạn 2020 –

2025, tầm nhìn đến 2030

Trang 12

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN

TÍCH T M NHÌN, S M Ầ Ứ ỆNH2.1 Các khái ni m t m nhìn, s mệ ầ ứ ệnh

❖ Tầm nhìn

- Trả l i câu hờ ỏi “Doanh nghiệp muốn đạt được cái gì?”

- Tầm nhìn hàm ý m c tiêu và giá tr c t lõi th hi n các mong mu n, khát ụ ị ố ể ệ ốvọng mà tổ chức muốn đạt đượ c

- Tầm nhìn chiến lược (vi n c nh) th hi n các mong mu n, khát v ng cao ễ ả ể ệ ố ọnhất, khái quát nh t mà tấ ổ chức muốn đạt được Cũng có thể coi t m nhìn ầ

là bản đồ đường đi củ ổ chức/công ty, trong đó thể ện đích đếa t hi n trong tương lai (5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa) và con đường mà tổ chức sẽ đi để đến đạt được điểm đích đã định

❖ Sứ m ệnh

- Trả l i nh ng câu hờ ữ ỏi: “Lý do tồn t i và phát triạ ển”, “Kinh doanh của chúng

ta là gì?” hay “Chúng ta cần làm gì/ làm như thế nào để đạt được tuyên b ố

tầm nhìn?”

- Sứ mệnh định hướng n n t ng cho m t công ty tr nên khác bi t v i nh ng ề ả ộ ở ệ ớ ữđơn vị khác trong cùng một ngành và xác định phạm vi hoạt động về

phương diện sản phẩm và thị trường

- Những tuyên b s m nh bi u hi n nh ng tri t lý kinh doanh, nh ng ố ứ ệ ể ệ ữ ế ữnguyên t c kinh doanh, nh ng ni m tin c a công ty.ắ ữ ề ủ

2.2 Vai trò củ ầ a t m nhìn, s m ứ ệnh đối v i sớ ự phát tri ển củ a công ty

- Đảm bảo sự th ng nhất về mục đích trong phạm vi tổ chức ố

- Cung cấp cơ sở, hay tiêu chuẩn, để phân bổ nguồn lực c a tủ ổ chức

- Xây dựng ti ng nói chung hay b u không khí chung cế ầ ủa tổ chức

- Cung cấp một tiêu đi m cho các cá nhân để ồng cảm với mục đích, định hướng của tổ chức, và cũng để ngăn chặn đối với những người không thể tham gia sâu hơn vào hoạt động của tổ chức

- Tạo thu n l i cho vi c chuy n t i các m c tiêu vào trong c u trúc công viậ ợ ệ ể ả ụ ấ ệc liên quan đến nhân sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận chịu trách nhiệm

Trang 13

trong tổ ch c.ứ

- Xác định các mục đích của tổ chức và sau đó chuyển thành m c tiêu theo cách ụ

mà chi phí, th i gian, và các thông s hi u qu có thờ ố ệ ả ể được đánh giá và kiểm soát

2.3 Thành ph ần củ a b n tuyên b s mố ứ ệnh

Để xây dựng được m t b n tuyên b s m nh hoàn ch nh thì công ty c n dộ ả ố ứ ệ ỉ ầ ựa

9 thành phần của bản tuyên b s mố ứ ệnh để xem xét và ch nh sỉ ửa như sau

- Khách hàng – Ai là khách hàng c a công ty ủ

- Sản ph m hoẩ ặc dịch v - S n phụ ả ẩm hoặc dịch v ụ chính c a công ty là gìủ ?

- Thị trường – Xét về ặt địa lý công ty cạ m nh tranh ở đâu?

- Công nghệ - Công ty có công ngh ệ đang thịnh hành không?

- Quan tâm đến sự tồn tại, tăng trưởng, khả năng sinh lợi – công ty có cam kết

về sự tăng trưởng và lành m nh tài chính không? ạ

- Triết lý – Niềm tin cơ bản, giá tr , tham v ng, và nhị ọ ững ưu tiên về đạo đức của công ty là gì?

- Tự khẳng định – Năng lực đặc biệt/ vượt tr i ho c l i th c nh tranh chính cộ ặ ợ ế ạ ủa công ty là gì?

- Quan tâm đến hình ảnh trước công chúng – Công ty có trách nhi m v i xã h i, ệ ớ ộcộng đồng và các vấn đề về môi trường không?

- Quan tâm đến nhân viên – Có phải nhân viên là tài sản quý giá của công ty không?

2.4 Tiêu chu ẩn để đánh giá bả n tuyên b s m ố ứ ệnh

Để xây dựng được m t b n tuyên b s m nh hoàn ch nh thì công ty c n dộ ả ố ứ ệ ỉ ầ ựa vào 9 tiêu chu n c a b n tuyên b s mẩ ủ ả ố ứ ệnh để xem xét và ch nh sỉ ửa như sau:

- Tầm bao quát r ng; không bao g m các kho n ti n, các con s , t l ph n tr m, ộ ồ ả ề ố ỉ ệ ầ ă

Trang 14

- Bao g m 9 thành ph n: khách hàng, s n ph m ho c d ch v , thồ ầ ả ẩ ặ ị ụ ị trường, công nghệ, quan tâm đến s t n tự ồ ại/ tăng trưởng / kh ả năng sinh lợi, tri t lý, t kh ng ế ự ẳđịnh, quan tâm đến hình ảnh trước công chúng, quan tâm đến nhân viên

- Hài hòa

- Lâu dài

2.5 Giới thiệ u doanh nghi p TH true MILK, phân tích tuyên b t m nhìn, ệ ố ầ

sứ m ệnh củ a doanh nghi p

2.5.1 Giới thiệu chung về TH true MILK

TH true MILK có tên gọi đầy đủ là CTCP thực ph m s a TH, ẩ ữ dưới sự qu n lý ảcủa tập đoàn TH Doanh nghiệp được thành l p dậ ựa trên tài chính đế ừn t ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Từ năm 2008, công ty TH true MILK bắt đầu được xây dựng Dự án TH true MILK bắt đầu từ năm 2009 với việc nhập khẩu các công nghệ chăn nuôi bò sữa từ Israel và hàng ngàn giống bò từ New Zealand

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2010, TH true MILK đã có mục tiêu cho ra đời những sản phẩm sữa tươi sạch theo đúng nghĩa của nó đến với người tiêu dùng Sản phẩm TH chính thức đến tay người tiêu dùng vào tháng 12/2010 Doanh thu lũy kế của công ty xấp xỉ 6.000 tỷ đồng vào năm 2013 Riêng doanh thu của năm 2013 đạt 3.000 tỷ đồng

Tiếp tục trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2018 TH đã liên tục ra m t các ắsản ph m sẩ ữa tươi, sữa chua, s a b t và khữ ộ ởi công xây d ng các trang tr i.nhà máy ự ạ

ở Nga và Việt Nam, động th các d ổ ự án chăn nuôi bò sữa và xác l p k l c c m trang ậ ỷ ụ ụtrại bò s a t p trung ng d ng công ngh cao l n nhữ ậ ứ ụ ệ ớ ất Châu Á Vào năm 2018, THtiếp tục đạt doanh thu 7000 t ỷ đồng vượt mức ban lãnh đạo TH đề ra

Ngày 22/10/2019 TH đã công bố là s n ph m sả ẩ ữa đầu tiên c a Viủ ệt Nam được phép xu t kh u sang thấ ẩ ị trường Trung Quốc Đây là bước ngoặt đặc bi t quan tr ng ệ ọ

đố ới v i ngành s a c a Vi t Nam nói chung và Tữ ủ ệ ập đoàn TH nói riêng Và cũng trong khoảng thời gian này, vào ngày 25/11/2020 TH true MILK được tôn vinh l n th 3 ầ ứ

là Thương hiệu Quốc gia

Trang 15

Hình 2.1: Tóm t ắt quá trình hình thành và phát tri n c a TH true MILK ể ủ

Hiện nay, TH đã giữ vững top 3 thị phần ngành sữa ở Việt Nam v i các loớ ại

thực ph m s ch có ngu n g c tẩ ạ ồ ố ừ thiên nhiên đạt chu n qu c tẩ ố ế chiếm tr n lòng tin ọ

của khách hàng Và trong thời điểm hi n tệ ại, TH đã bắt đầu đưa thương hiệu ra th ế

giới v i m t ngu n ớ ộ ồ khởi sắc tốt đẹp T i Viạ ệt Nam, thương hiệu TH đã phủ sóng h u ầ

hết ở các t nh thành, cung cỉ ấp đầy đủ v s ề ố lượng cũng như chất lượng s n phả ẩm đến

người tiêu dùng đặc bi t là trong thệ ời điểm đại dịch Covid19 đầy nguy hi m, b t trể ấ ắc

2.5.2 Phân tích tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp

2.5.2.1 Phân tích tuyên bố t m nhìn của doanh nghi p

“Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong

ngành hàng th c ph m s ch có ngu n g c t thiên nhiên V i sự ẩ ạ ồ ố ừ ớ ự đầu tư nghiêm túc

và dài h n k t h p v i công ngh ạ ế ợ ớ ệ hiện đại nh t th gi i, chúng tôi quy t tâm tr thành ấ ế ớ ế ở

thương hiệu th c phự ẩm đẳng c p th giấ ế ới được m i nhà tin dùng, mọ ọi người yêu thích

và qu c gia tố ự hào.”

2.5.2.2 Phân tích sứ m ệnh củ a doanh nghi p

“Với tinh th n gầ ần gũi với thiên nhiên, t p ậ đoàn TH luôn nỗ ự l c hết mình để

nuôi dưỡng th ể chất và tâm h n Vi t b ng cách cung c p nh ng s n ph m th c phồ ệ ằ ấ ữ ả ẩ ự ẩm

có nguồn gố ừ thiên nhiên sc t – ạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.”

❖ Đánh giá bản tuyên b số ứ mệnh d a trên 9 thành ph n ự ầ

▪ Bản tuyên b s m nh cố ứ ệ ủa TH true MILK đã đáp ứng được các thành ph n ầ

- Khách hàng: Người Việt Nam

Năm 2020

Được tôn vinh Thương hiệu Quốc gia lần 3

Trang 16

- Sản phẩm dịch vụ: Những sản phẩm, thành phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

- Thị trường: Việt Nam

- Triết học: Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình

- Quan niệm bản thân: sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng

- Quan tâm hình ảnh cộng đồng: gần gũi với thiên nhiên

▪ Bản tuyên b s m nh cố ứ ệ ủa TH true MILK chưa đáp ứng được các thành phần

- Công nghệ: Công ty có các công nghệ tiên tiến hay không?

- Quan tâm đến sự sống còn: Công ty có cam kết tăng trưởng và lành mạnh tài chính hay không?

- Quan tâm đến nhân viên: Nhân viên có phải là tài sản quý báu của công

ty hay không?

❖ Đánh giá bản tuyên b số ứ mệnh d a trên 9 tiêu chuẩn

▪ Bản tuyên bố s m nh cứ ệ ủa TH true MILK đã đáp ứng được các tiêu chí

- Tầm bao quát rộng: bao gồm khẳng định sản phẩm sạch, an toàn, mục tiêu dài hạn, trách nhiệm xã hội, cơ sở vật chất công nghệ hiện đại

- Truyền cảm: giọng văn nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần mạnh

mẻ, khẳng định chắc nịch

- Độ dài ít hơn 250 từ: bản tuyên bố đã đáp ứng

- Thể hiện công ty có trách nhiệm với xã hội: cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

- Bao gồm 9 thành phần: Khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, thị trường, công nghệ, quan tâm đến sống còn, triết lý, tự khẳng định, quan tâm đến hình ảnh trước công chúng, quan tâm đến nhân viên Và theo như phân tích

ở 9 thành phần thì công ty chưa đáp ứng được 3 thành phần đó là công nghệ, quan tâm đến sống còn

- Lâu dài: “Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn….quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới ’’

- Hài hòa

▪ Bản tuyên bố sứ mệnh của TH true MILK chưa đáp ứng được các tiêu chí

Trang 17

- Thể hiện công ty có trách nhiệm với môi trường

- Xác định sự tiện ích của các sản phẩm doanh nghiệp

❖ Xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh mới cho TH true MILK

“Với tinh thần gần g i vũ ới thiên nhiên và trân trọng tâm hồn Việt, tập đoàn TH luôn n l c h t mỗ ự ế ình để mang đến cho khách h ng nhà ững trải nghiệm tuyệt vời nhất Bắt đầu từ những sản phẩm c ngu n g c t thiên nhiên - s ch, ó ồ ố ừ ạ

an toàn đến công nghệ sản xu t hiấ ện đại, tiên tiến và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết Chúng tôi tin rằng sự chuyên nghiệp của TH sẽ không ch ỉchinh ph c th ụ ị trường s a Vi t Nam m c n c ữ ệ à ò ó tiềm năng vươn đến thị trường quốc tế.”

Trang 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 3.1 Giới thiệu môi trườ ng bên ngoài

Môi trường bên ngoài là những yếu tố, những lực lượng, ở bên ngoài, doanh nghiệp không kiểm soát được, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong đó các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp là: môi trường vĩ

mô và môi trường vi mô

3.1.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân

tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp

• Môi trường t nhiên: bao g m các y u t ự ồ ế ố như: vị trí, địa hình, khí h u; nh ng ậ ữyếu t ố này có tác động lên hoạt động kinh doanh c a doanh nghi p ủ ệ

• Môi trường kinh t : bao g m các y u t ế ồ ế ố như tăng trưởng GDP, GDP/ người,

tỉ l lãi su t, l m phát, t giá hệ ấ ạ ỉ ối đoái và tất cả các y u t ế ố này đều ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Khi nền kinh t ế có sự thay đổi có th ể mang đến những cơ hội và thách thức

• Môi trường chính trị - pháp luật: gồm các yếu tố hệ thống pháp luật, quy

định, chính sách của chính phủ, thuế M t quốc gia có nền chính tr pháp ộ ịluật ổn định sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động đồng thời thu hút sự đầu tư của nước ngoài

• Môi trường văn hóa- xã hội : bao gồm các yếu tố văn hóa, dân số, tôn giáo, khuynh hướng tiêu dùng…Sự thay đổi trong môi trường văn hóa – xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh

• Môi trường nhân khẩu học: gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, thu nhập,…

• Môi trường công ngh : là y u t ệ ế ố ảnh hưởng r t lấ ớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghi p bao g m phát tri n công ngh , khoa hệ ồ ể ệ ọc kỹ thu t, t l dân ậ ỉ ệ

số s dử ụng internet, sự ra đời của nh ng k thuữ ỹ ật mới, ph n m m ầ ề

Trang 19

3.1.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là những yếu t có liên quan trực tiếp đếố n doanh nghiệp như khác hàng, nhà cung cấp, đối thủ ạ c nh tranh

• Khách hàng: là tổ chức hay cá nhân mua s n ph m c a doanh nghiả ẩ ủ ệp đang kinh doanh và đây chính là yếu tố quan trọng nhất vì khách hàng là người quyết định doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm gì, chất lượng ra sao, số lượng bao nhiêu ảnh hưởng đến s t n t i c a doanh nghi p Ngoài ra, Khi khách ự ồ ạ ủ ệhàng t p trung sậ ố lượng l n ho c mua nhi u, quyớ ặ ề ền thương lượng c a h ủ ọtạo áp lực chủ ếu tác động đế y n mức độ ạ c nh tranh c a ngành ủ

• Nhà cung c p: l a ch n ngu n cung ấ ự ọ ồ ứng nguyên li u, d ch v ệ ị ụ đố ới v i doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo

kế hoạch đã xây dựng Quyền thương lượng c a nhà cung củ ấp ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong ngành

• Đối thủ cạnh tranh: là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ lên chiến lược marketing cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để cạnh tranh lại thì doanh nghi p ph i không ng ng nghiên c u, phát tri n c i ti n ệ ả ừ ứ ể ả ế chất lượng sản phẩm, ị d ch v cụ ủa mình, thay đổi chiến lược marketing để thu hút khách hàng

❖ Các bước xây dựng ma trận EFE

Để xây dựng ma trận EFE cần có 5 bước:

• Bước 1: Liệt kê từ 15 – 20 yếu tố có được từ kết quả phân tích môi trường bên ngoài (môi trường kinh doanh toàn cầu) bao gồm các cơ hội và thách thức có ảnh hưởng đến công ty và ngành

Trang 20

• Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố theo tầm quan trọng, từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng) Trọng số này thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố tương ứng đến thành công của ngành Các cơ hội thường có trọng

số cao hơn thách thức Tuy nhiên, thách thức cũng có thể nhận được trọng số cao, nếu đặc biệt nghiêm trọng Trọng số được xác định chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia Tổng điểm cho các yếu tố phải bằng 1

• Bước 3: Tính điểm từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố bên ngoài chủ chốt, để chỉ ra chiến lược hiện tại của công ty ứng phó với các yếu tố hiệu quả như thế nào,

4 – phản ứng tốt; 3 – phản ứng khá; 2 – phản ứng trung bình; 1 – phản ứng kém Điểm xếp hạng dựa trên khả năng phản ứng của công ty/doanh nghiệp

• Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với điểm của chính nó, để xác định điểm theo trọng số

• Bước 5: cộng tất cả điểm theo trọng số của các yếu tố để tìm ra tổng điểm theo trọng số

❖ Nhận xét

Công ty phản ứng với các yếu tố bên ngoài ở mức trung bình khi tổng điểm theo trọng số là 2,5 Tổng điểm theo trọng số cao nhất là 4 cho thấy doanh nghiệp phản ứng rất tốt trước các cơ hội và thách thức Thấp nhất là 1, nghĩa là chiến lược công ty không tận dụng được cơ hội và tránh được nguy

❖ Các bước thành lập ma trận CPM

Có 5 bước thành lập ma trận CPM

• Bước 1: Lập một danh mục từ 10 20 yếu tố chủ yếu

-• Bước 2: Xác định trọng số từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng)

Trang 21

• Bước 3: Cho điểm từ 1 4 cho từng yếu tố, mức điểm phụ thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó:

3.3 Phân tích môi trường bên ngoài c a TH true MILK

3.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

a Yếu tố kinh tế

Mở đầu cho môi trường vĩ mô đó chính là yếu tố kinh tế của môi trường vĩ

mô Kinh tế bao gồm tăng trưởng GDP, cơ cấu thu nhập, lãi suất, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái và tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và thông qua những yếu tố này có thể xác định được nhu cầu của khách hàng, khả năng chi trả, thu nhập, tiết kiệm,

GDP năm 2020 đã tăng khoảng 2.91% so với năm 2019 Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây nhưng trước những tác động nặng nề của đại dịch Covid 19 thì đây là một thành công của nước ta với tốc độ tăng trưởng -thuộc nhóm những nước cao nhất thế giới GDP 2 quý đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của năm ngoái cùng kỳ, tuy nhiên lại thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của hai năm 2018 và 2019

Trang 22

Hình 3.1: GDP Việt Nam 10 năm trở lại đây (Nguồn: kinhtemoitruong.vn)

Nhân tố thứ hai đó là thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm 2% so với 2019 Theo một báo cáo ngành sữa được nhận định ,

ít “nhạy cảm” hơn so với các ngành khác trong dịch ovid 19, tổng doanh thu ngành Csữa năm 2020 có mức tăng trưởng 5% so với năm 2019 Do ảnh hưởng của dịch Covid nên hai chỉ số này có giảm đi, hi vọng sau đại dịch sẽ có chuyển biến tích cực hơn Cả hai yếu tố GDP và Thu nhập bình quân đầu người đều ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sữa của doanh nghiệp

Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam 5 năm trở lại đây

(Nguồn:vvfc)

Trang 23

Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến n n kinh tề ế đó là ạ l m phát L m phát là y u t ạ ế ốảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư, và cuối cùng là ảnh hưởng đến tâm lý chi phối tiêu dùng của người dân làm thay đổi cơ cấu chi tiêu và tốc độ tiêu th cụ ủa người tiêu dùng Khi giá nguyên liệu tăng sẽ khiến cho giá s n phả ẩm tăng, và điều này s ẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu trên th ịtrường

Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là lạm phát dưới 4% chính phủ ta đã - kiểm soát thành công lạm phát Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với 2 quý năm 2020 đây cũng là chỉ số lạm phát nhất kể từ năm 2016.,

Và nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến nền kinh tế là tỷ giá hối đoái.Tỷ giá hối đoái trong những năm gần đây có xu hướng ổn định, nếu tỷ giá tăng thì rất bất lợi cho TH true MILK vì giá đầu vào sẽ cao Mặc dù hiện nay doanh nghiệp hoàn toàn

tự chủ về nguồn thức ăn cho bò, nhưng mà cả về công nghệ lẫn giống bò còn phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài như New Zealand, Hoa Kỳ, Hà Lan,

b Yếu tố văn hóa xã hội

Và việc phân tích yếu tố này liên quan đến khuynh hướng, thói quen tiêu dùng của khách hàng buộc doanh nghiệp phải linh hoạt chiến lược để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ học vấn, nhận thức về vấn đề y tế, sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng trở nên khắt khe hơn đối với các sản phẩm về giá cả, chất lượng cũng như thông tin nhà sản xuất Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay tràn ngập nhiều nhãn hiệu sữa khác nhau cộng thêm các thông tin về các sản phẩm sữa có chữa các hóa chất như melamine khiến cho người tiêu dùng có tâm lý e dè hơn

Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt đó là thường trung thành với một nhãn hiệu và ít khi thay đổi thói quen tiêu dùng của mình Và đây cũng

là thách thức cho doanh nghiệp khi tạo dựng được sự tin tưởng, niềm tin về uy tín chất lượng để giữ chân khách hàng Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức của doanh nghiệp khi phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tạo được lòng trung thành của khách hàng

Trang 24

c Yếu tố chính trị pháp luật:

Chính trị là một yếu tố có tầm ảnh hưởng khá lớn tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp của một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Nó bao gồm các yếu tố như hệ thống pháp luật, thuế, các chính sách của chính phủ, Tình hình chính trị ở Việt Nam những năm gần đây khá là ổn định, đây là nền tảng để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm hay là tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội – cũng là

cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, cạnh tranh một cách hiệu quả lành mạnh

Bên cạnh đó, nhà nước còn đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh: các chính sách trong việc khuyến khích chăn nuôi và chế biến bò sữa cho người nông dân – nguồn cung cấp lớn cho các công ty sữa, các chính phủ cũng đề ra những chính sách về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, khuyến khích mọi người dùng sữa để nâng cao sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ, nhất là

và người già và trẻ nhỏ

Hay là những chính sách về thuế TH true MILK cũng nên tận dụng những -

cơ hội này để mở rộng quy mô kinh doanh của mình Cụ thể, ngành sữa có được nhận

ưu đãi trong luật khuyến khích đầu tư trong nước về thuế sử dụng đất, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thế hệ mới, tiêu biểu phải kể đến như EVFTA, CPTPP, RCEP, Các hiệp định thương mại được ký kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường mới, mở rộng thị phần, cũng như thu hút các nhà đầu tư, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao dây chuyền sản xuất Bên cạnh những cơ hội rộng mở, nó cũng mang đến những thách thức cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với các sản phẩm sữa nước ngoài

du nhập vào Việt Nam

d Yếu tố dân số

Quy mô dân số hay tốc độ gia tăng dân số có tầm quan trọng ảnh hưởng đến

cơ cấu doanh thu tiêu thụ sữa của doanh nghiệp

Theo Bộ Công Thương, trong một báo cáo thị trường của Euromonitor, năm

2020, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạt khoảng 1,76 triệu tấn, tăng trưởng 8,6% so với năm 2019 Nếu tính theo đầu người, Việt Nam hiện là quốc

Trang 25

gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26 27 kg/người/năm ( thế giới đạt khoảng

-100 kg/người/năm và các nước châu Á đạt 38 kg/người/năm)

Việt Nam có dân số khá đông, theo số liệu báo cáo của cục thống kê, dân số của VN năm 2019 là 96.46 triệu người, dân số năm 2020 là 97.3 triệu người, tốc độ gia tăng dân số là 0.91% so với năm 2019 Vì vậy ta có thể kết luận là thị trường tiêu thụ sữa khá lớn các doanh nghiệp vẫn còn tiềm năng phát triển.,

Về khía cạnh cơ cấu dân số, ta chia làm hai khu vực đó là nông thôn và thành thị Năm 2020, dân số khu vực thành thị là 36.7 triệu người chiếm 37.7% , trong khi

đó, dân số khu vực nông thôn là 60,6 triệu người chiếm 62.3% Qua đó, có thể thấy dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến thị trường ở nơi này thông qua việc mở rộng thêm nhiều kênh phân phối bán lẻ, nghiên cứu các sản phẩm có giá cả vừa phải, hợp lý phù hợp với thu nhập với người dân ở khu vực này

Theo các kết quả nghiên cứu xã hội học, Việt Nam hiện đang trong thời kì dân

số vàng, tuy nhiên dân số Việt Nam lại đang già hóa với tốc độ khá nhanh Theo các chuyên gia , từ năm 2054 2069, VN sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người -

từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 - 29,9% Như vậy, để có thể mở rộng thị phần, cũng như phân khúc khách hàng, TH ngoài hướng đến các sản phẩm cho trẻ em độ tuổi cần - nhiều dinh dưỡng để phát triển, cũng nên chú ý đến phân khúc khách hàng trên 60 Doanh nghiệp có thể nghiên cứu, tìm tòi sản xuất ra các sản phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho tim mạch, trí não hay sữa có hàm lượng đường trong sữa thấp hơn vì người cao tuổi có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao

e Yếu tố công nghệ:

Đây cũng là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp Khi bàn về yếu tố này ta có thể kể đến như là công nghệ sản xuất, tiến bộ của khoa

học kỹ thuật, những phần mềm quản trị, xu hướng khách hàng sử dụng Internet,

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các doanh nên tận dụng những cơ hội này để nhập khẩu, nâng cấp những máy móc mới và dựa trên cơ sở này để nghiên cứu tìm ra những công nghệ này để tìm ra công thức chế biến mới phù hợp với những khẩu vị khác nhau Đây cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường nhanh hơn, tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Trang 26

Bên cạnh đó, việc cải thiện khả năng sản xuất sẽ giảm chi phí thuê nhân công,

từ đó giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ

rẻ hơn và tăng sức cạnh tranh trên thị trường

➢ Kết luận

Qua các phân tích ở trên ta có thể thấy môi trường bên ngoài hội tụ những yếu

tố để doanh nghiệp phát triển: nền kinh tế tiến triển tích cực, lạm phát được giữ ở mức ổn định, các chính sách của chính phủ khuyến khích ngành sữa, tạo điều kiện cho các chủ sản xuất kinh doanh, tỷ giá hối đoái ở mức ổn định thị trường tiêu thụ sữa khá lớn (cả trong và ngoài nước), thêm vào đó là những tiến bộ về công nghệ sản xuất những yếu tố này sẽ là một chất xúc tác thúc đẩy ngành sữa tiếp tục phát - triển ở một tầm cao hơn trong những năm tới Tuy nhiên người tiêu dùng càng chú ý đến sức khỏe, nhất là các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng cũng cao hơn do đó doanh nghiệp phải chú trọng về chất lượng cũng như cải tiến sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất

3.3.2 Phân tích môi trường vi mô

a Khách hàng

Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dẫn đến thành công của doanh nghiệp Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng Điều này mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng cung cấp giá trị cho khách hàng

TH true MILK hiểu rằng không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài Vì vậy, TH luôn đặt lợi ích và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu Do đó TH true MILK luôn hướng đến 2 nhóm khách hàng có vai trò quan trọng nhất:

• Các khách hàng cuối cùng: khách hàng ở nhóm này tạo áp lức lớn cho doanh nghiệp rất nhiều về chất lượng sản phẩm Các sản phẩm sữa ở thời điểm có thể thay thế cho nhau và vô cùng đa dạng Do đó yếu tố giá cả không còn là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng Vì lẽ đó các doanh nghiệp trong ngành sữa không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn về sự đa dạng cuối cùng là cạnh tranh bằng giá cả

Trang 27

• Các khách hàng trực tiếp: là các đại lý phân phối sản phẩm nhỏ lẻ của doanh nghiệp, các trung tâm dinh dưỡng nhóm KH này tác động đến quyết định mua hàng c a khách hàng khá nhi u H ph i củ ề ọ ả ạnh tranh để chiếm được nh ng ữđiểm phân phối chiến lược, chủ yếu là chiết khấu và hoa hồng cho các đại lý bán l Và hẻ ọ có tác động đến quyết định mua hàng c a nhóm KH cu i cùng ủ ốthông qua việc tư vấn và gi i thi u s n phớ ệ ả ẩm Ví dụ ở các vùng nông thôn, người dân ít hiểu biết về các loại sữa và khi họ bước vào một cửa tiệm nào đó thì họ sẽ hỏi về loại sữa được nhiều người mua Và nhân viên sẽ giới thiệu cho họ, phần lớn những nhân viên này tác động rất nhiều đến quyết định mua của người tiêu dùng

b Đối thủ cạnh tranh

Trong một nền kinh tế, bản thân doanh nghiệp sẽ không phải là một đơn vị/tổ chức duy nhất có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng Vì cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng cung cấp một loại sản phẩm/dịch vụ Bản chất và cường độ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Sự khác biệt hóa sản phẩm là điều giúp công ty vượt qua sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Thị trường sữa đang dần trở thành “miếng mồi” béo bở cho các doanh nghiệp Đặc biệt khi mức sống nâng cao và người dân đang dần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều

hơn Và đây là một vài đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong ngành sữa

Hình 3.3 :Thị phần sữa ở Việt Nam (Nguồn: VietnamCredit)

Trang 28

▪ Về điểm mạnh của Vinamilk

nỗ lực để chạy theo để bắt kịp với thị trường

o Do nguồn nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là sữa bột chủ yếu đều nhập khẩu từ nước ngoài nên việc đầu tư và đưa vào hoạt động “siêu nhà máy sữa bột” tại Bình Dương của Vinamilk đã thật sự tạo một bước ngoặt mới cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam, đặc biệt là phân khúc sữa bột trẻ em

o Vinamilk chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và khoảng 25 – 30% thị phần sữa bột của Việt Nam

o Có được nguồn khách hàng trung thành

o Công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất

▪ Về điểm yếu của Vinamilk

o Vinamilk chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến người tiêu dùng Điều này gây bất lợi rất nhiều đến sự phát triển của Vinamilk so với những đối thủ cạnh tranh như TH true MILK ,…

o Các cửa hàng của Vinamilk chủ yếu tập trung ở các TP lớn Vinamilk trở nên khó tiếp cận khách hàng vùng nông thôn

❖ DUTCH LADY

Đối thủ thứ hai cũng đáng gờm không kém đó chính là Dutch Lady Người tiêu dùng đã không còn quá xa lạ gì với hình ảnh cô gái Hà Lan bên cạnh đàn bò sữa

Trang 29

trong các quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi Xuất hiện tại thị trường từ rất lâu, đến thời điểm hiện tại Dutch Lady đã gặt hái cho mình những thành công nhất định Dutch Lady Việt Nam là công ty liên doanh giữa tập đoàn Royal Freshland Campina nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sữa.Sở hữu cho mình dây chuyền sản xuất nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn Hà Lan,đây chính là lợi thế vô cùng to lớn của doanh nghiệp,công

ty đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm ngày càng đa dạng về hương vị và chủng loại

▪ Về điểm mạnh của Dutch Lady:

o Thương hiệu mạnh, có uy tín

o Hiểu được văn hóa tiêu dùng

o Công nghệ sản xuất hiện đại

o Chất lượng sản phẩm cao

o Hệ thống phân phối rộng khắp

o Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt

o Giá hợp lý, sản phẩm đa dạng

▪ Về điểm yếu của Dutch Lady:

o Việc tự chủ và quản lí chất lượng nguồn nguyên liệu còn yếu kém

o Chất lượng chưa ổn định

o Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò sữa

o Chưa có thị phần lớn tại phân khúc sữa bột

Và đối với những điểm mạnh, điểm yếu của hai đối thủ cạnh tranh như trên thì TH true MILK phải luôn cẩn trọng, tập trung phát triển những điểm mạnh riêng tốt nhất, cải thiện những điểm yếu của chính doanh nghiệp cũng như điểm yếu mà các đối thủ cạnh tranh đang gặp phải

c Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngoài những đối thủ đã được ra mắt lâu đời, với bề dày dặn kinh nghiệm, thương hiệu lớn mạnh, có lượng khách hàng trung thành khá lớn TH true MILK cần nghiên cứu thêm về một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể đáp ứng được xu hướng hiện tại của người tiêu dùng, sử dụng truyền thông để quảng bá sản phẩm rộng hơn

VP Milk được xem là một trong những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của TH true MILK khi được thành lập năm 2014 Năm 2016 VP Milk tung ra thị trường các dòng

Trang 30

sản phẩm sữa bột công thức dành cho trẻ và mẹ bầu dưới nhãn hiệu IQLac Pro và IQLac Pro Mom

Cuối năm 2020, VP Milk bất ngờ tung ra sản phẩm sữa đặc có đường với hình ảnh của HLV Park Hang Seo được in trên vỏ hộp Sản phẩm được VP Milk ra mắt với tên gọi "Creamer Đặc Có Đường VP Milk Ông Park"

Tuy việc làm này gây nên nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể không nói đến hiệu quả Marketing của công ty Tuy xuất hiện sau các anh lớn nhưng VP Milk luôn chú trọng đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng Hợp tác với các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu để đưa ra những sản phẩm bổ dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng

d Sản phẩm thay thế

Hiện nay, việc áp lực về sản phẩm thay thế không quá lớn do đặc thù của sữa

là bổ sung dinh dưỡng thiết yếu Tuy nhiên, việc cạnh tranh với các loại ngũ cốc, cacao…cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến thị phần sữa

TH true MILK có lợi thế về sữa tươi sạch, số lượng bò lớn nên việc cung cấp sữa bò tươi không gây quá nhiều thách thức cho TH true MILK Dù vậy nhưng không phải ai cũng có thể dùng sữa bò tươi vì một vài lí do nào đó như dị ứng sữa, không dung nạp được lactose… Vì lẽ đó, các sản phẩm thay thế sữa bò tươi không ngừng

ra đời, mang theo một hình hài mới, chất lượng mới và hương vị mới Sữa dừa, sữa yến mạch sữa gạo…đã chiếm được sự yêu thích của khách hàng.,

Và hiển nhiên sữa thay thế thường đắt hơn sữa bò do chi phí sản xuất cho các loại sữa này cũng không hề nhỏ Nghiên cứu một loại sữa mới và cho ra mắt thị trường là một thách thức vô cùng to lớn khi phải đánh giá mức độ tiếp nhận của khách hàng, nếu khách hàng không đón nhận sẽ gây nguy cơ thua lỗ rất cao cho tập đoàn

Sự ra đời của các loại sữa mới đã gây không ít khó khăn cho TH khi TH phải không ngừng nghiên cứu để có thể theo kịp những nhu cầu của xã hội

➢ Kết luận

Sau khi phân tích những yếu tố của môi trường vi mô, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng một trong những yếu tố tác động lớn tác động đến TH là các đối thủ cạnh tranh như Vinamilk hay Dutch Lady hiện chiếm thị phần và lòng trung thành của khách hàng khá cao, đặc biệt là ở sản phẩm sữa nước và do được tin dùng nhiều năm

Trang 31

nên người tiêu dùng đặc biệt trung thành và tin tưởng Bên cạnh đó áp lực từ các sản phẩm thay thế có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như ngũ cốc, sữa

từ các loại hạt như đậu nành, các loại sữa mới như sữa dừa, sữa gạo cũng gây sức ép không nhỏ đến thị phần sữa tại nước ta…do đó đòi hỏi TH phải không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng

3.3.3 Ma trận EFE của công ty

Thị trư ng sữa ít bị ờ ảnh hưởng bởi đại

dịch COVID 19, tiêu th sụ ữa ở thành

thị tăng 10% và ở nông thôn tăng 15%

trong năm 2020

0.16 4 0.64

2

Thiết l p quan h ngo i giao v i 171 ậ ệ ạ ớ

quốc gia, kí hiệp định thương mại tiêu

biểu ph i k ả ể đến như EVFTA, CPTPP,

RCEP, có nhi u thề ị trường xu t khấ ẩu

tiềm năng, đặc bi t là th ệ ị trường Trung

Quốc

0.09 3 0.27

3

Chính phủ đề ra các chính sách trong

việc chăm sóc sức kh e, khuy n khích ỏ ế

mọi người dùng s a ữ để c i thi n trí tuả ệ ệ,

Thị trường tiềm năng thu hút đầu tư

lớn khi năm 2018 Việt Nam vươn lên

đứng th 6 châu Á v sứ ề ản lượng s a và ữ

đứng th 4 v ứ ề năng suất đàn bò vắt s a ữ

0.1 4 0.4

Trang 32

6

Ngành s n xu t v sả ấ ề ữa được những ưu

đãi trong Luật khuyến khích đầu tư

trong nước về thuê đất, thuế thu nhập

doanh nghi p, thuệ ế nhập kh u máy ẩ

Thương mại điện tử phát triển, đặc biệt

trong thời điểm dịch bệnh thì xu hướng

quốc gia khác: Singapore là 45

lít/người/năm; thấp hơn Châu Âu từ

Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam

thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự

báo c a Nhóm Ngân hàng th gi i do ủ ế ớ

ảnh hưởng của đại d ch COVID 19 ị

0.03 2 0.06

2

Người dân có xu hướng thay đổi chậm

thói quen tiêu dùng, đặc bi t là các sệ ản

phẩm liên quan đến sức khỏe, dinh

dưỡng

0.05 2 0.1

3

Đối th c nh tranh chi m th ph n cao, ủ ạ ế ị ầ

đặc biệt là sản phẩm sở ữa nước và có

chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng

(Vinamilk với 40% th ph n, Dutch ị ầ

Lady chiếm g n 24% th ph n) ầ ị ầ

0.06 3 0.18

Trang 33

Khí h u Vi t Nam là khí h u nhiậ ệ ậ ệt đới

ẩm gió mùa có th ể ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm sữa có thể khiến sữa

mau hỏng, bi n ch t ế ấ

0.02 1 0.02

6

Áp lực tìm ra những công thức sữa mới

phù hợp với khẩu vị và xu hướng tiêu

dùng của từng độ tuổi

0.04 2 0.08

7

Hiệp định (EVFTA) có hiệu lực vào

cuối năm 2020 Theo quy định, Việt

Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu các sản

phẩm sữa từ châu Âu 3,5%-0% so với

trước đây là mức 5 15% trong khoảng

-3-5 năm tới Điều này sẽ khiến các

doanh nghiệp trong nước phải cạnh

tranh với các sản phẩm nhập từ nước

Trang 34

còn có sự tăng trưởng Thị trường sữa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất tiềm năng

để doanh nghiệp có thể tiến xa hơn Điều đáng mừng là yếu tố quan trọng nhất cũng chính là yếu tố được doanh nghiệp phản ứng tốt nhất

Yếu tố tiếp theo cũng không kém phần quan trọng: “Thị trường tiềm năng thu hút đầu tư lớn khi năm 2018 Việt Nam vươn lên đứng thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất đàn bò vắt sữa” TH cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công này TH đã xác lập trở thành trang trại ứng dụng công nghệ cao với quy mô và năng suất lớn Dẫn đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng quy mô doanh nghiệp, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại

Và trọng số ở đây là 4

Hai yếu tố tiếp theo cũng ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng đang phản ứng khá tốt đó là ‘Thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia, kí hiệp định thương mại như EVFTA, có nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc’ và ‘Mức tiêu thụ sữa trên đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp (26 lít/người/năm) so với các nước khác từ 80-100 lít/người/năm’ với cùng điểm số là 0.09 và trọng số là 3 TH có thể tận dụng những cơ hội này đẩy mạnh mở rộng thị phần trong nước và nước ngoài (Đặc biệt

là Trung Quốc – quốc gia này đang tiêu thụ sữa khá lớn, hay Singapore) Và TH cũng đang làm rất tốt khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm sữa sang Trung Quốc

Tóm lại, tổng điểm là 2.84 cao hơn mức trung bình 2,5 cho thấy TH true MILK đang phản ứng khá tốt đối với các yếu tố bên ngoài Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn phải đối mặt với khá nhiều thách thức, TH true MILK cần có sự thay đổi chiến lược phù hợp để có tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường tiềm năng, tránh để rơi vào tay đối thủ (yếu tố “Đối thủ cạnh tranh chiếm thị phần cao, đặc biệt là ở sản phẩm sữa nước và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng” có điểm

số là 0.06 trọng số là 3)

Trang 36

➢ Nhận xét

Với điểm đánh giá 3,48 Vinamilk được xem là công ty hoạt động rất tốt trên thị trường sữa hiện nay Có thể thấy Vinamilk đã tận dụng rất tốt các yếu tố phải kể đến như thị phần khi chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và khoảng 25 – 30% thị phần sữa bột của Việt Nam hay các yếu tố như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và công nghệ luôn được Vinamilk chú trọng và đầu tư nhằm nâng cao hiệu suất sản phẩm tuy nhiên vẫn đảm bảo đưa đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất

Còn với một đối thủ cạnh tranh khác là Dutch Lady với số điểm có phần khiêm tốn hơn là 2,44 thì đây được xem là một công ty hoạt động trung bình ở thị trường Việt Nam Tuy nhiên đến nay, Dutch Lady bằng cách tận dụng các lợi thế của mình như là ra đời sớm hơn, sớm chiếm chỗ đứng trong lòng khách hàng với hình ảnh “cô gái Hà Lan” cùng nguồn vốn lớn từ công ty mẹ, độ đa dạng về sản phẩm đưa ra thị trường và giá cả cạnh tranh có vẻ mềm hơn so với các sản phẩm sữa trên thị trường thì Dutch Lady vẫn chiếm cho mình một thị phần đáng kể Tuy nhiên nếu không tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh các yếu tố như nguồn cung đầu vào, công nghệ, hệ thống kênh phân phối hay hệ thống kho thì có thể Dutch Lady sẽ trong tương lai Dutch Lady sẽ

bị tụt lại đáng kể ở thị trường Việt Nam

Cuối cùng, TH true MILK với số điểm 2,77 cũng đang được xếp vào công ty hoạt động khá tốt trên thị trường TH true MILK đã cho thấy những nổi bật của mình so với đối thủ là về các yếu tố công nghệ, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tự chủ nguồn cung Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục đẩy mạnh phát triển và chiếm nhiều hơn

về mặt thị phần thì TH trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 hiện nay nên đẩy mạnh nhiều hơn về mặt truyền thông (chú trọng nhiều vào các công dụng của sản phẩm như là bổ sung canxi, đẹp da hay tăng độ miễn dịch) cùng với chăm sóc khách hàng (tận tình, rõ ràng, nhanh chóng) qua các kênh truyền thông mạng xã hội và thương mại điện tử Nhằm cho khách hàng ấn tượng nhiều hơn về đặc điểm sản phẩm của mình cũng như chiếm được niềm tin tình cảm của khách hàng Bên cạnh đó đầu tư hơn về hệ thống kho hàng và vận chuyển sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc phục

-vụ khách hàng trong suốt giai đoạn này

Trang 37

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 4.1 Giới thiệu môi trườ ng bên trong

Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong c a nó và doanh nghi p có khủ ệ ả năng kiểm soát được Để ồ ạ t n t i và phát tri n m i tể ọ ổ chức đều ph i ti n hành các hoả ế ạt động: qu n tr , tài chính, k toán, ả ị ếsản xuất/kinh doanh/tác nghi p, nghiên c u & phát triệ ứ ển, marketing,… và phải có h ệthống thông tin Trong từng lĩnh vực hoạt động m i t ỗ ổ chức đều có những điểm m nh, ạđiểm yếu của riêng mình

4.1.1 Điểm m ạnh

Điểm mạnh là điều doanh nghiệp đang làm tốt hay các đặc tính giúp doanh nghiệp

có khả năng cạnh tranh Điểm mạnh có thể thể hiện dưới các hình thức sau:

• Những bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc cách làm đặc biệt;

• Những thế mạnh về cơ sở vật chất;

• Có nguồn nhân lực mạnh;

• Những thế mạnh về tổ chức, quản lý;

• Các tài sản vô hình có giá trị: thương hiệu, hình ảnh,…

• Có lợi trên thị trường, có các mối quan hệ

4.1.2 Điểm yếu

Điểm yếu là những điểm mà doanh nghiệp đang bị thiếu sót, kém cỏi hay những yếu tố sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế bất lợi Có thể nêu ra một số biểu hiện của các điểm yếu:

• Thiếu hụt những kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh quan trọng

• Không đủ các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực,…

• Yếu về khả năng tổ chức, quản lý

• Không có nguồn cung ứng đầu vào vững chắc

• Hoạt động marketing yếu kém

• Không có những tài sản vô hình có giá trị,…

4.1.3 Những khả năng đặc biệt

Những điểm mạnh của một tổ chức mà các đối thủ khác không thể dễ dàng sao chép được, làm được Để xây dựng lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng được

Trang 38

những khả năng đặc bi t M t trong nh ng m c tiêu quan tr ng c a thi t l p các ệ ộ ữ ụ ọ ủ ế ậchiến lược là cải thiện những điểm yếu củ ổ ức, biến chúng thành điểm mạnh và a t chnếu có th thì tr thành các kh ể ở ả năng đặc biệt

4.1.4 Ý nghĩa của việc phân tích môi trường bên trong

Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của quản trị chiến lược Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong, không nhận diện được đúng những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thể thiết lập được chiến lược hoàn hảo

Phân tích môi trường bên trong còn giúp những người tham gia thực hiện (CEO, các nhà lãnh đạo các bộ phận chức năng, các nhân viên thừa hành,…) có nhiều

cơ hội để hiểu rõ công việc mà bộ phận họ thực hiện có phù hợp với hoạt động của

cả tổ chức hay không Do đó họ sẽ làm việc tốt hơn một khi hiểu được tầm quan trọng của công việc mình làm và ảnh hưởng của nó đến hoạt động của cả tổ chức

4.2 Nội dung phân tích môi trường bên trong

4.2.1 Phân tích theo nguồn lực

- Nguồn lực vật chất (physical resources): nhà máy, thiết bị, địa điểm, công nghệ, nguyên vật liệu, máy móc, vốn,…

- Nguồn lực con người (human resources): tất cả nhân viên, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, thông minh, đào tạo huấn luyện…

- Nguồn lực tổ chức (organizational resources): cơ cấu tổ chức, quy trình hoach định, hệ thống thông tin, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, dữ liệu,

- Để nguồn lực có giá trị, thì phải:

• Hiếm

• Khó sao chép

• Không dễ thay thế

4.2.2 Phân tích theo bộ phận chức năng

- Quản trị có 5 chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát

• Hoạch định: Hoạch định bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai Các nhiệm vụ cụ thể là: dự đoán, thiết lập mục đích, đề ra các chiến lược, phát triển các chính sách, hình thành các mục tiêu

Trang 39

Hoạch định có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn thiết lập/xây dựng chiến lược

• Tổ chức: Tổ chức bao gồm tất cả các hoạt động quản trị tạo ra cơ cấu cho mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm Những công việc cụ thể là thiết kế tổ chức, chuyên môn hóa công việc, mô tả công việc, chi tiết hóa công việc, mở rộng kiểm soát, thống nhất mệnh lệnh, phối hợp sắp xếp, thiết kế công việc và phân tích công việc Tổ chức có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn thực hiện chiến lược

• Thúc đẩy: Thúc đẩy gồm những hoạt động nhằm định hướng hoạt động của con người, cụ thể là lãnh đạo, liên lạc, các nhóm làm việc chung, thay đổi cách hoạt động, ủy quyền, nâng cao chất lượng công việc, thỏa mãn công việc, thỏa mãn nhu cầu, thay đổi tổ chức, động viên tinh thần của nhân viên và cán bộ quản lý Thúc đẩy có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn thực hiện chiến lược

• Nhân sự: Hoạt động quản trị nhân sự tập trung vào việc quản lý con người hay nguồn nhân lực, bao gồm: quản lý tiền lương, thưởng, phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo, bố trí, sa thải nhân công, quản lý các quan hệ lao động, khuyến khích tạo điều kiện làm việc công bằng, phát triển chuyên môn, nghiên cứu con người, công tác quần chúng, chính sách quy chế về kỷ luật lao động, đình công, bãi công,…Công tác nhân sự có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn thực hiện chiến lược

• Kiểm soát: Kiểm soát liên quan đến tất cả các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho kết quả thực tế phù hợp, nhất quán với kết quả đã được hoạch định Những họat động chủ yếu: kiểm tra chất lượng, kiểm soát tài chính, bán hàng, quản lý hàng tồn kho, chi phí, phân tích những thay đổi, thưởng phạt Kiểm soát có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn đánh giá chiến lược

- Hệ thống thông tin

• Thông tin liên k t t t c các chế ấ ả ức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp

cơ sở cho t t c các quyấ ả ết định qu n tr Thông tin là huy t m ch, là n n t ng, ả ị ế ạ ề ả

là lĩnh vực thể hiện rõ nét những lợi thế và bất lợi cạnh tranh chủ yếu của

Trang 40

doanh nghi p Chính vì vệ ậy, đánh giá điểm mạnh, điểm y u c a hế ủ ệ thống thông tin là n i dung quan tr ng c a nghiên cộ ọ ủ ứu môi trường bên trong

4.2.3 Phân tích theo chuỗi giá trị

Khái niệm: chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng Các hoạt động của doanh nghiệp có thể được chia thành các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ tạo nên chuỗi giá trị của doanh nghiệp Các hoạt động chủ yếu: là các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ Nếu các hoạt động chủ yếu được quản lý hiệu quả với chi phí thấp và ổn định, sẽ giúp doanh nghiệp có được các điểm mạnh, tạo ra lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn, bằng cách giảm giá thành, tăng năng suất hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm Các hoạt động hỗ trợ: Các hoạt động hỗ trợ nhằm trợ giúp các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ, nên gián tiếp tạo

ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

4.3 Ma trậ n các y ếu tố ội bộ IFE n

❖ Khái niệm

Ma tr n các y u t n i b - IFE tóm tậ ế ố ộ ộ ắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp, cho thấy các lợi thế cạnh tranh cần khai thác và các điểm yếu cơ bản doanh nghiệp cần cải thi n ệ

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Trần Đăng Khoa – TS. Hoàng Lâm Tịnh, 2017. Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà
12. Lưu Hiệp, 2020. Năm 2020, Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát . 13. Bùi Hạnh, 2019. Tín hiệu vui cho ngành sữa Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Hiệp, 2020. Năm 2020, Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát. 13. Bùi Hạnh, 2019. "T
16. Mai Anh. Những kỷ lục của trang trại TH true MILK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Anh. Những kỷ lục của trang trại TH tru
19. Mạc Hóa, 2021. Căn phòng bảo vệ “sự hoàn mỹ trong từng giọt sữa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: sự hoàn mỹ trong từng giọt sữa
20. Mạc Hóa, 2021. Công nghệ SAP S/4 HANA của TH “lợi hại” như thế nào Sách, tạp chí
Tiêu đề: lợi hại
21. Quyết Thắng, 2019. Quy trình vắt sữa “kín hoàn hảo” của TH true MILK: Sữa tươi không tiếp xúc với không khí một giây nào Sách, tạp chí
Tiêu đề: kín hoàn hảo
23. Nhóm sinh viên khoa Kinh t ế Trường Đại h c Th D u M ọ ủ ầ ột. Phân tích hoạt động kinh doanh của TH true MILK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm sinh viên khoa Kinh t ế Trường Đại h c Th D u Mọ ủ ầ ột. "Phân tích ho"ạt độ"ng kinh doanh c"ủ
24. Nhóm sinh viên khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TPHCM, 2013. Phân tích kế hoạch và chiến lược kinh doanh công ty TH true MILK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm sinh viên khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TPHCM, 2013. "Phân tích
26. Báo Doanh nhân & Pháp luật. Những “góc khuất” tại tập đoàn TH và BacABank: Sức ép từ những khoản nợ khổng lồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: góc khuất
28. resources.base.vn. BSC (Balanced Score Card) là gì? Áp dụng BSC như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: BSC (Balanced Score Card)
29. Đoàn Thu Hương, 2019. Vận d ng ụ thẻ điể m cân b ằng để đo lườ ng hiệu quả hoạt độ ng của công ty c ph n hàng không Vietjet. ổ ầ Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ậ"n d ng "ụ "th"ẻ điể"m cân b"ằng để đo lườ"ng hi"ệ"u qu"ả" ho"ạ"t "độ"ng c"ủ"a công ty c ph n hàng không Vietjet
30. Vũ Thùy Dương, Luận án Tiến sĩ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2017. Áp d ng ụ thẻ điểm cân b ằng để đánh giá hiệ u qu ả hoạt độ ng trong các doanh nghi p may ệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp d ng "ụ"th"ẻ điể"m cân b"ằng để đánh giá hiệ"u qu"ả" ho"ạt độ"ng trong các doanh nghi p may "ệ"Vi"ệ
32. PGS. TS. Hà Nam Khánh Giao - Trương Hoàng Hải. Vận d ng th cân b ụ ẻ ằng đề xu ất giải pháp hoàn thi n qu n tr ệ ả ị chi ến lược tại công ty điện l c Tân Thu ự ận Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ậ"n d ng th cân b"ụ ẻ ằng đề"xu"ấ"t gi"ả"i pháp hoàn thi n qu n tr"ệ ả ị" chi"ến lượ"c t"ại công ty điệ"n l c Tân Thu"ự ậ
34. youtube.com. Giới thiệu qui trình sản xuất và chuỗi sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK Sách, tạp chí
Tiêu đề: youtube.com. Giới thiệu qui trình sản xuất và chuỗi sản phẩm sữa tươi sạch TH
2. Website chính thức của TH true MILK : https://www.thmilk.vn/ Link
3. Lan Anh, 2020. Việt Nam đối mặt với dân số già Khác
4. BT, 2020. GDP năm 2020 tăng trưởng 2.91% Khác
5. Hồng Sơn, 2021. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm 2% Khác
6. Phan Linh, 2021. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc phát triển công nghiệp vật liệu của Việt Nam Khác
7. Sơn Trang, 2021. Tiêu thụ sữa ở Việt Nam vẫn ở mức khá thấp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Tóm tắt quá trình hình thành và phát tri n c a TH true MILK  ể ủ - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Hình 2.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát tri n c a TH true MILK ể ủ (Trang 15)
Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam 5 năm trở lại đây - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Hình 3.2 Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam 5 năm trở lại đây (Trang 22)
Hình 3.1: GDP Việt Nam 10 năm trở lại đây (Nguồn: kinhtemoitruong.vn)  Nhân tố thứ hai đó là thu nhập bình quân đầu người - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Hình 3.1 GDP Việt Nam 10 năm trở lại đây (Nguồn: kinhtemoitruong.vn) Nhân tố thứ hai đó là thu nhập bình quân đầu người (Trang 22)
Hình 3.3  :Thị phần sữa ở Việt Nam (Nguồn: VietnamCredit) - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Hình 3.3 :Thị phần sữa ở Việt Nam (Nguồn: VietnamCredit) (Trang 27)
Bảng 3.1: Ma trận EFE của TH true MILK - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 3.1 Ma trận EFE của TH true MILK (Trang 33)
Bảng 3.2: Ma tr n CPM c a TH true MILK  ậ ủ - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 3.2 Ma tr n CPM c a TH true MILK ậ ủ (Trang 35)
Hình 4.1: Mô hình tổ chức của t ập đoàn TH - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Hình 4.1 Mô hình tổ chức của t ập đoàn TH (Trang 43)
Bảng 4.2: Ma trận IFE cho doanh nghiệp - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 4.2 Ma trận IFE cho doanh nghiệp (Trang 52)
Bảng 5.1: Ma trận SWOT của doanh nghiệp - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 5.1 Ma trận SWOT của doanh nghiệp (Trang 59)
Bảng 5.2: B ảng điể m xây d ng ma tr n SPACE c a TH true MILK  ự ậ ủ - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 5.2 B ảng điể m xây d ng ma tr n SPACE c a TH true MILK ự ậ ủ (Trang 71)
Bảng 5.3: Tọa độ vecto ma trận SPACE của TH true MILK - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 5.3 Tọa độ vecto ma trận SPACE của TH true MILK (Trang 72)
Bảng 5.4: Ma trận QSPM (1) của doanh nghiệp - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 5.4 Ma trận QSPM (1) của doanh nghiệp (Trang 78)
Bảng 5.5: Ma trận QSPM  (2)  của doanh nghiệp - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 5.5 Ma trận QSPM (2) của doanh nghiệp (Trang 83)
Hình 6.1: Công cụ đánh giá BSC qua 4 góc độ  Các bước xây dựng BSC - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Hình 6.1 Công cụ đánh giá BSC qua 4 góc độ Các bước xây dựng BSC (Trang 86)
Bảng 6.1: Phương diện qui trình nội bộ của TH true MILK - Đề tài hoạch Định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp th true milk nghiên cứu trong giai Đoạn 2020 2025 , tầm nhìn Đến 2030
Bảng 6.1 Phương diện qui trình nội bộ của TH true MILK (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w