Vì vậy khi nói đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, mọi người thường quan tâm các lĩnh vực phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm bố trí mặt bằng
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các máy móc thiết bị có liên quan, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ sao cho mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi đảm bảo quas trình sản xuất và vận hành liên tục, đều đặn, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, khong tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất.
Việc sắp xếp và bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí, thời gian, dòng di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm…
Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất và tác nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày vừa có tác động lâu dài trong qua trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bố trí hợp lý sẽ tạo ra quá trình sản xuất linh hoạt hơn có thể thích ứng với những thách thức của sự thay đổi nhu cầu trên thị trường Đối với các doanh nghiệp dịch vụ đặc biệt quan trọng cho khách hàng tiếp cận nhanh thuận lợi và có cảm giác tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.
Bố trí hợp lý sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, loại bỏ được những lãng phí trong quá trình sản xuất.
Tạo sự dễ dàng, thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát các hoạt động và đảm bảo được một môi trường an toàn cho nhân viên khi làm việc.
Bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư lớn về sức lực và tài chính và đây là vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ càng, phân tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu.
Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất
Như đã đề cập ở phần bên trên việc bố trí mặt bằng sản xuất là một công việc khó khăn Việc bố trí mặt bằng do nhiều yếu tố quyết định như: đcặ điểm của sản phẩm, khối lượng và tốc độ sản xuất, đặc điểm về thiết bị, diện tích mặt bằng… Vì thế để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất đặt ra và phát huy tối đa những lợi ích của bố trí mặt bằng sản xuất, trong quá trình thiết kế và triển khai bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ các yêu cầu sau: Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất
Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất và cấu trúc thiết kế của sản phẩm hoặc dịch vụ Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự di chuyển của người lao động, phương tiện trong quá trình sản xuất hoặc sự di chuyển của khách hàng đối với các doanh nghiệp dịch vụ
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát và theo dõi trong quá trình sản xuất Đảm bảo an toàn cho người lao động, phương tiện thiết bị
Tính tới những tác động của môi trường sản xuất như tiếng ồn, ánh sáng, điều hòa thông gió…
Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ
Về mặt lý thuyết, có ba loại hình bố trí mặt bằng sản xuất cơ bản là bố trí theo quá trình, bố trí theo sản phẩm và bố trí theo vị trí cố định Việc lựa chọn loại hình bố trí nào phụ thuộc vào quy trình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm - dịch vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp Mỗi loại hình bố trí mặt bằng có những ưu, nhược điểm riêng, việc kết hợp các loại hình bố trí trên theo những cách thức khác nhau giúp cho các doanh nghiệp đưa ra một hình thức bố trí mặt bằng phù hợp với điều kiện và đặc thù của doanh nghiệp mình:
Bố trí mặt bằng theo sản phẩm: hay còn gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn thiện, thực chất đây là việc sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể Hình thức này phù hợp với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn, những công việc có tính chất lập lại và nhu cầu ổn định Ví dụ, dây chuyền lắp ráp ô tô, tủ lạnh, máy giặt, chế biến thực phẩm…
Bố trí sản xuất theo quá trình (công nghệ) phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng Sản phẩm hoặc các chi tiết, bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau.
Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định: sản phẩm đứng cố định ở một vị trí còn máy móc, thiết bị, vật tư và lao động được chuyển đến đó để tiến hành sản xuất Bố trí sản xuất theo vị trí cố định được áp dụng trong trường hợp sản phẩm mỏng manh dễ vỡ hoặc quá cồng kềnh, quá nặng nề khiến cho việc di chuyển vô cùng khó khăn.
Bố trí mặt bằng hỗn hợp: Ba loại hình bố trí sản xuất nêu trên là những kiểu tổ chức kinh điển thuần tuý về mặt lý luận Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự kết hợp các loại hình đó ở những mức độ và dưới dạng khác nhau Các kiểu bố trí hỗn hợp này phát huy những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm của từng loại hình bố trí trên Do đó chúng được dùng phổ biến hơn và trong nhiều trường hợp người ta cố gắng thiết kế phương án kết hợp tốt nhất ứng với từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể.
Các phương pháp phân tích bố trí mặt bằng
Có các loại bố trí mặt bằng như sau:
Phân tích bố trí mặt bằng theo sản phẩm
Phương pháp bố trí theo quá trình
Phương pháp lượng hoá - tối thiểu hoá chi phí hoặc khoảng cách vận chuyểnPhương pháp định tính
Kết luận
Qua phần phân tích cơ sở lý thuyết về bố trí mặt bằng ta thấy được tầm quan trọng của việc bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ của một doanh nghiệp Có rất nhiều hình thức và phương pháp khác nhau giúp doanh nghiệp xác định được mặt bằng tốt, hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp Tuy nhiên để không lãng phí thời gian, hao tốn tiền bạc và thu được doanh thu cao thì mọi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, suy nghĩ kỹ càng, thận trọng trước khi quyết định Honda là một công ty tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo Và sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, công ty Honda đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam Bắt đầu hoạt động kinh doanh nhưng chỉ sau hơn 1 năm Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhiều nhà máy sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường. Qua đó cho ta thấy rõ hơn về sự bố trí mặt bằng sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.
Phân tích hệ thống sản xuất tại công ty Honda
Giới thiệu khái quát về công ty Honda
Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam
Nhà máy sản xuất Ô tô
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD
“Honda mang đến các sản phẩm công nghệ cao và thân thiện với môi trường và con người”
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty Chỉ sau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006 Từ thời điếm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
Sơ lược về công ty Honda Đà Nẵng Địa chỉ: Lô AI 1 Đường 2/9 Quận hải Châu - TP Đà Nẵng Điện thoại: 05113 788888
Ngày 19 tháng 10 năm 2007, cùng với Công ty cố phần Ôtô Vận Hội mới, Honda Việt Nam sẽ khánh thành đại lý ô tô đầu tiên của mình tại khu vực miền Trung Việt Nam
Honda Ôtô Đà Nẵng, nâng tống số đại lý ô tô của Honda Việt Nam đi vào hoạt động lên 5 đại lý Với số lượng đơn đặt hàng của khách hàng cho xe Honda Civic ngày càng tăng, việc Đại lý Honda Ôtô Đà Nẵng đi vào hoạt động sẽ góp phần mang đến cho khách hàng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn, đặc biệt là tại khu vực miền Trung Đây là đại lý thứ 5 của Honda Việt Nam kể từ khiCivic được giới thiệu vào ngày 24/8/2006 Do số lượng đơn đặt hàng cho xe HondaCivic ngày càng tăng, việc Đại lý Honda Ôtô Đà Nẵng đi vào hoạt động sẽ góp phần mang đến cho khách hàng dịch vụ bánơhàng và sau bán hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn, đặc biệt là tại khu vục miền Trung.
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, Đà Nẵng chỉ cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài ra, Đà Nẵng còn là cửa ngõ của 3 di sản văn hoá thế giới nối tiếng là cố đô Huế, Phố cố Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong nhũng cửa ngõ quan trọng ra biến của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Cùng với nhũng lợi thế về vị trí địa lý và phát triển không ngùng của đời sống người dân thành phố phát triển mạnh và các vùng lân cận thì khách hàng mục tiêu của công ty ngày càng tăng.
Thực trạng ngành sản xuất ô tô hiện nay:
Theo công bổ ngày 9/12 của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), sức tiêu thụ của thị trường ôtô Việt Nam đã tăng 2% so với cùng kỳ năm 2008 Trong đó, phân khúc xe du lịch tăng lên 39%, dòng xe 2 cầu/xe đa dụng tăng 1%, trong khi xe thương mại giảm 11% Tính riêng tháng 11, các doanh nghiệp đã bán được 12.259 xe, tăng 132% so với tháng 11/2008.
2.2.1 Hệ thống bố trí mặt bằng của công ty
Mục tiêu kinh doanh chủ yếu của công ty là bán hàng trực tiếp và cung cấp dịch vụ làm cho khách hàng hài lòng và thu lại lợi nhuận nhiều hơn sổ chi phí bạn bỏ ra trong một lần giao dịch với khách hàng Vì thế việc tạo ra được một hệ thống bán hàng trực tiếp và cung cấp các dịch vụ là rất quan trọng.
Bước 1: Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc mà tiết kiệm.
Bưóc 2: Tính năng, tính năng và tính năng.
Cũng như những cửa hàng truyền thống luôn trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi đế thu hút khách hàng, giúp đỡ họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thế không quan tâm tới yếu tố này Cũng nên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.
Bước 3: Hiểu rõ nhu cầu khách hàng.
Cần xác định những sản phẩm dịch vụ nào sẽ lôi cuốn các khách hàng mua sắm và từ đó hợp lý hoá cách chào hàng Ngoài ra, những đề xuất sản phẩm miễn phí, giảm giá hay dùng thử, cũng rất giá trị Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.
Bước 4: Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm.
Khẳng định với các khách hàng sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân Như ta đã biết “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và chuyên môn như thế nào”, Frishman cho biết, “Các khách hàng mong muốn biết rõ người mà họ đang mua hàng”, cổ gắng tạo sự tín nhiệm để có thêm số lượng khách hàng mục tiêu đáng kể.
2.2.2 Mô tả và phân tích quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin trong quá trình bán hàng, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng của Công ty Honda Đà Nẵng
2.2.2.1 Quy trình bán hàng: Đáp ứng nhu cầu đi lại, phát tiển về công nghệ, nâng cao giá trị cuộc sống, xây dựng thương hiệu đi đôi với sự phát triến doanh nghiệp và đặc thù của nghành nghề chu trình bán hàng của Honda Đà Nẵng được thực hiện theo các bước sau:.
Bước 1 : Tiếp xúc tìm hiếu và thu thập thông tin khách hàng:
Khi khách hàng vào công ty, nhân viên kinh doanh tiếp đón và mời khách hàng xem sản phẩm Trong quá trình tiếp chuyện phải ít nhất thu thập đuợc một số thông tin cơ bản về khách hàng Lúc này nhân viên kinh doanh sẽ giới thiệu cụ thể những loại xe mà khách hàng nhắm đến Tư vấn hướng dẫn chọn loại xe phù hợp với người tiêu dùng.
Bước 2: Lập hồ sơ quản lý khách hàng, lên phương án kinh doanh
Phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng để có thể đánh giá đúng về khách hàng và nhu cầu của họ, dù khách hàng này mua hoặc không mua cũng cần lập hồ sơ chi tiết và cố gắng lấy thông tin, nhu cầu của khách hàng nhằm có những chiến lược kinh doanh phù hợp Mục tiêu của phân tích và quản lý khách hàng sẽ giúp cho nhà quản lý tìm được khách hàng mục tiêu và có những chiến lược phù họp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bước 3: Đàm phán và đưa ra quyết định.
Việc đàm phán và đưa ra quyết định dựa trên việc xác định năng lực công ty. Nếu thành công (quyết định): đề xuất dự án tiền khả thi và đàm phán hợp đồng hai bên thống nhất, đồng ý ký hợp đồng và hai bên nghiệm thu và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Không thành công: tư vấn lại khách hàng, xác định năng lực của công ty đưa ra phương án khả thi.
Nhân viên kinh doanh cần có những chiến lược bán hàng với khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt đến từng khách hàng cụ thể để đi đến sự thống nhất, thỏa thuận về giá cả, hài lòng về sản phẩm.
Nếu xảy ra việc mua bán, phòng kinh doanh lập hồ sơ bán hàng, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mua bán Thủ tục ưu đãi và hướng dẫn kỹ các chương trình khuyến mãi, các chính sách của công ty và chuyến qua phòng kế toán đế thanh toán.
2.2.2.2 Quy trình sửa chữa, bào hành, bào dưỡng: Để đảm bảo quá trình chăm sóc khách hàng nâng cao sự gắn bó cho doanh nghiệp, chu trình sử chữa bảo hành bảo dưỡng cũng được Honda hết sức chú trọng:
Bước 1 : Nhắc nhở khách hàng
Theo dõi gọi điện hỏi thăm khách hàng thường xuyên nhằm tạo mối gắn bó hơn, nhắc nhở họ tới các kỳ hạn bảo dưỡng.
Bưóc 2: Kiếm tra xe và báo lỗi cho khách hàng
Hoàn thiện hệ thống kinh doanh tại công ty Honda nhằm nâng cao hiệu quả hoặt động sản xuất kinh doanh
Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống hệ thống kinh doanh tại công ty Honda nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tăng cường hoạt động Marketing.
Xây dựng và phát triển thương hiệu.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường Từ đó, nắm chắc thông tin về cung cầu hàng hóa, giá cả để có thể đề ra những phương án chiến lược mang lại hiệu quả. Không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, thị trường ngày càng đa dạng và phong phú.
- Sản xuất: Hợp lý hóa các quy trình sản xuất để liên tục đáp ứng những kỳ vọng và yêu cầu của khách hàng.
Luôn phát huy và đạt được sức mạnh lâu dài bằng cách tìm kiếm người tài ngay tại nội bộ công ty.
Xây dựng các chương trình đào tạo riêng dành cho những nhân viên xuất sắc nhất để giữ lại các nhà quản lý có tài.
Luôn luôn nhắc nhở người lao động, nhà quản lý, cá nhân và tập thể để không ngừng đáp ứng được các yêu cầu và kỳ vọng về kết quả kinh doanh Gắn liền chế độ lương thưởng với các mục tiêu cụ thể và tăng mức lương tiêu chuẩn hàng năm. Cần xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt, nhanh gọn và đơn giản Xoá bỏ mọi rào cản hành chính khiến cho việc trao đổi thông tin và hợp tác bị hạn chế
Khuyến khích, động viên kịp thời đối với những ý tưởng sáng tạo, mang tính đột phá
Sử dụng công nghệ mới để tăng cường toàn bộ hoạt động.
Tham gia vào hoạt động sát nhập, liên doanh để tăng cường hiệu quả nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau.