1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Trần Thị Minh Huệ
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 0,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ (14)
    • 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.3. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (17)
  • CHƯƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (18)
    • 2.1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP (20)
      • 2.1.1. Khái niệm (20)
      • 2.1.2. Thước đo KNSL của doanh nghiệp (21)
    • 2.2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI (23)
      • 2.2.1. Lý thuyết nguồn lực (Resource-Based Theory) (23)
      • 2.2.2. Lý thuyết lợi thế quy mô (Economies of Scale) (24)
      • 2.2.3. Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy (Cost-Push Inflation) (25)
      • 2.2.4. Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp (25)
    • 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (28)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài (28)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước (30)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (36)
      • 3.2.1. Tổng quan mô hình nghiên cứu (36)
      • 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu (38)
    • 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
      • 3.4.1. Thống kê mô tả dữ liệu (41)
      • 3.4.2. Phân tích tương quan (41)
      • 3.4.3. Phân tích hồi quy (42)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (18)
    • 4.1. KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – (44)
      • 4.1.1. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 – (44)
      • 4.1.2. KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 – 2023 (47)
    • 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU (50)
    • 4.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN (53)
      • 4.3.1. Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (53)
      • 4.3.2. Mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau (54)
    • 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY, CHỌN MÔ HÌNH VÀ KIỂM TRA KHUYẾT TẬT CÙNG VỚI CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (55)
      • 4.4.1. Kết quả hồi quy (55)
      • 4.4.2. Đánh giá lựa chọn mô hình (58)
        • 4.4.2.1. Kiểm định F-test (58)
        • 4.4.2.2. Kiểm định Hausman (59)
      • 4.4.3. Kiểm tra khuyết tật của mô hình REM (59)
        • 4.4.3.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến VIF (59)
        • 4.4.3.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (60)
        • 4.4.3.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (60)
      • 4.4.4. Khắc phục các khuyết tật (61)
    • 4.5. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (63)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (18)
    • 5.1. KẾT LUẬN (67)
    • 5.2. KHUYẾN NGHỊ (68)
      • 5.2.1. Tăng trưởng doanh thu (68)
      • 5.2.2. Đòn bẩy tài chính (70)
      • 5.2.3. Thanh khoản (70)
      • 5.2.4. Tỷ lệ lạm phát (71)
      • 5.3.1. Hạn chế của đề tài (72)
      • 5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (72)
  • KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61 (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i (75)
  • PHỤ LỤC ................................................................................................................... v (79)
    • R- squared: Obs per group (82)

Nội dung

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như tăng trưởng doanh thu GROWTH và thanh khoản LIQ có tác động cùng chiều với KNSL, trong khi đòn bẩy tài chính LEV và tỷ lệ lạm phát INF lại c

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành bán lẻ có những đặc thù riêng về KNSL so với nhiều ngành khác, trong đó nổi bật là vòng quay vốn nhanh chóng Doanh nghiệp bán lẻ bán trực tiếp hàng hóa đến tay người tiêu dùng, giúp thu hồi vốn nhanh và cải thiện dòng tiền Ngược lại, các ngành sản xuất hoặc công nghiệp nặng thường có chu kỳ quay vòng vốn dài hơn do quy trình sản xuất kéo dài và lượng tồn kho lớn Mặc dù biên lợi nhuận trong ngành bán lẻ thường thấp hơn do cạnh tranh cao và yêu cầu giá bán phải hợp lý để thu hút khách hàng, doanh thu lớn nhờ khối lượng bán hàng có thể bù đắp cho biên lợi nhuận này Trong khi đó, các ngành như công nghệ hoặc dược phẩm có thể duy trì biên lợi nhuận cao hơn nhờ giá trị gia tăng lớn và ít cạnh tranh hơn

Chi phí cố định trong bán lẻ cao do thuê mặt bằng, nhân công và quản lý, chi phí biến đổi cũng cao do nhập hàng Chi phí cố định trong sản xuất cao hơn với máy móc và nhà xưởng, chi phí biến đổi thấp hơn do sản xuất hàng loạt Ngành bán lẻ dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng tiêu dùng và sở thích khách hàng, dẫn đến rủi ro biến động doanh thu Ngành dầu khí và bất động sản chịu rủi ro từ biến động giá nguyên liệu và chính sách chính phủ.

Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường khoảng 142 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, gần gấp 2,5 lần hiện nay, đóng góp 59% GDP của cả nước Theo báo cáo của Mordor Intelligence™ Industry Reports về Thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam ước tính sẽ đạt 276,37 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 488,08 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12,05%

Sự phát triển thần tốc của công nghệ thúc đẩy ngành bán lẻ phải thích nghi nhanh chóng với xu hướng mua sắm trực tuyến Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và xây dựng nền tảng bán hàng trực tuyến để duy trì sức cạnh tranh Ngoài ra, các hoạt động cần tối ưu hóa, chi phí được quản lý chặt chẽ, thương hiệu xây dựng mạnh mẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp bán lẻ cải thiện khả năng sinh lời trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và liên tục thay đổi.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến chủ đề các yếu tố tác động đến KNSL của các doanh nghiệp ở Việt Nam và trên toàn cầu Theo đó, KNSL là yếu tố then chốt đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp Các doanh nghiệp bán lẻ cần phải duy trì KNSL để có thể thu hút vốn đầu tư, mở rộng quy mô và đối phó với các rủi ro tài chính Yazdanfar (2013) đã chỉ ra rằng lợi nhuận là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và thành công dài hạn của doanh nghiệp, không có lợi nhuận, doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu dài

Trong những năm trở lại đây, thị trường bán lẻ tại Việt Nam và trên thế giới đang trải qua nhiều biến động do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID19, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự phát triển của thương mại điện tử Theo báo cáo của PwC (2020), hành vi tiêu dùng đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các kênh trực tuyến, tạo ra thách thức và cơ hội mới cho các nhà bán lẻ Bên cạnh đó, tại thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức tài chính như lãi suất tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2022 đã tăng 3.15% so với năm trước, điều này gây tác động tiêu cực đến chi phí và KNSL của các doanh nghiệp

Ngoài ra, ngành bán lẻ là một trong những ngành quan trọng, đóng góp lớn vào GDP và tạo ra nhiều việc làm Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành bán lẻ chiếm khoảng 15% GDP cả nước và sử dụng hơn 10% lực lượng lao động Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành trong việc thúc đẩy kinh tế và xã hội Cùng với đó là tiềm năng tăng trưởng của ngành bán lẻ được kỳ vọng tốt trong tương lai bởi tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực Theo dữ liệu từ World Bank năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam chỉ đạt khoảng 38%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (52%), Indonesia (57%) và Malaysia (78%), điều này mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành bán lẻ khi quá trình đô thị hóa và tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng

Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp này hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động, cũng như cung cấp thông tin hữu ích để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường.

MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU

Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến KNSL các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016-

2023 Sau đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm gia tăng KNSL cho các doanh nghiệp này

Xác định các yếu tố tác động đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2023 Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển cải thiện KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Những yếu tố nào tác động đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam?

Câu hỏi 2: Tác động của các yếu tố đó đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 3: Có những gợi ý nào để nâng cao KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này phân tích các yếu tố tác động đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Phạm vi đề tài nghiên cứu bao gồm về không gian và thời gian như sau: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 25 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2023.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này cung cấp thông tin và quan điểm để giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đó Điều này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải thiện và phát triển hiệu quả kinh doanh, từ đó tăng KNSL thông qua việc xác định và đánh giá các mô hình kinh tế lượng Nghiên cứu cũng đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao sự hiểu biết và ứng dụng thực tiễn trong kinh doanh và nghiên cứu kinh tế lượng.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Khóa luận nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2023, bao gồm 05 chương như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ nói về bối cảnh của nghiên cứu, sự cần thiết và lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Ngoài ra, chương cũng sẽ đề ra mục tiêu tổng quát lẫn mục tiêu cụ thể của đề tài, đặt ra câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, và cuối cùng là cấu trúc bố cục của nghiên cứu.

NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

Theo quan điểm của Pamungkas và cộng sự (2017), KNSL không chỉ đơn thuần là một chỉ số tài chính mà còn là yếu tố quyết định trong việc sinh lợi cho cổ đông và cộng đồng Nó không chỉ phản ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty đối với các nhà tài trợ mà còn thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững và lòng tin của các đối tác Điều này cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của KNSL trong việc định hình chiến lược và dự báo triển vọng của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Malik (2011) xem KNSL như một trong những chỉ số quản lý tài chính quan trọng nhất KNSL không chỉ liên quan đến việc tối đa hóa lợi nhuận mà còn khai thác mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng tạo ra giá trị và sự bền vững của doanh nghiệp Điều này thể hiện rằng việc đạt được lợi ích tối đa cho các cổ đông là yếu tố cốt lõi trong chiến lược quản lý tài chính, và KNSL đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, cũng như trong việc thu hút các nhà đầu tư và duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác kinh doanh.

Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là KNSL không chỉ là một chỉ số đơn thuần mà còn phản ánh sự linh hoạt và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước biến động của thị trường và môi trường kinh doanh Sự hiểu biết sâu sắc về KNSL có thể giúp các nhà quản lý dự đoán và ứng phó với những thách thức đối mặt, từ cạnh tranh khốc liệt đến biến động kinh tế toàn cầu

KNSL là khả năng tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí và khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển và tồn tại Ngoài ra, KNSL còn thể hiện tính linh hoạt và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh thay đổi Việc hiểu rõ KNSL giúp nhà quản lý dự đoán và đối phó với các thách thức từ cạnh tranh đến biến động kinh tế, đồng thời hỗ trợ xây dựng chiến lược bền vững và sáng tạo cho doanh nghiệp.

2.1.2 Thước đo KNSL của doanh nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ số thích hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp chú trọng tối đa hóa lợi nhuận, các chỉ số tài chính như ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản) được sử dụng phổ biến.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA (Return on Assets) đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận dựa trên tổng tài sản ROA là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng số tài sản bình quân của doanh nghiệp Công thức cụ thể như sau:

• Lợi Nhuận Sau Thuế: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi các khoản thuế phải trả

• Tổng tài sản bình quân: là tổng số tài sản của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, được tính bằng cách lấy tổng số tài sản ở đầu kỳ và cuối kỳ, sau đó chia cho 2

ROA cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc sinh lời từ mỗi đơn vị tài sản mà nó sở hữu Một ROA cao thường cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận, trong khi một ROA thấp có thể cho thấy có vấn đề về hiệu suất hoặc quản lý tài sản của doanh nghiệp

Theo các nghiên cứu của Goddard và cộng sự (2005), Odusanya và cộng sự

Chỉ số ROA (Return on Assets) phản ánh khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận ROA cho thấy mỗi đồng vốn được đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ cụ thể Do đó, ROA đóng vai trò quan trọng trong đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Mặc dù tối ưu hóa ROA có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, nhưng việc tập trung quá mức vào chỉ số này có thể cản trở các khoản đầu tư dài hạn Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng vào tối đa hóa lợi nhuận trước mắt mà không cân nhắc đến các hạng mục thiết yếu khác như nâng cấp hạ tầng, nghiên cứu, phát triển và quản lý rủi ro, thì về lâu dài, doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững.

Do đó, việc hiểu rõ và cân nhắc đúng mức độ của chỉ số ROA là rất quan trọng, và các nhà lãnh đạo cần phải đảm bảo rằng mục tiêu ngắn hạn không tác động đến sự bền vững và phát triển dài hạn của doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE (Return on Equity) cũng là một chỉ số phổ biến được sử dụng để đo lường KNSL của doanh nghiệp bằng cách so sánh lợi nhuận sau thuế từ vốn tự có của chủ sở hữu ROE phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn mà chủ sở hữu đã đầu tư Nhiều nghiên cứu cũng đã sử dụng ROE làm một thước đo quan trọng cho KNSL của doanh nghiệp, như Rehman và Kidmat

(2014), Alarussi và Alhaderi (2018), Ngô Thị Hằng và Nguyễn Thị Thùy Linh (2020) ROE là chỉ số biểu thị khả năng sử dụng vốn thông qua việc đo lường tỷ lệ lợi nhuận sau thuế đạt được so với vốn chủ sở hữu Chỉ số này là công cụ hữu ích để các nhà quản lý đánh giá và quyết định chiến lược kinh doanh, có thể là tối đa hóa lợi nhuận hoặc mở rộng quy mô của công ty (Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà, 2021) Công thức như sau:

• Lợi Nhuận Sau Thuế: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi các khoản thuế phải trả

• Vốn chủ sở hữu bình quân là số vốn mà chủ sở hữu đã đầu tư vào doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, được tính bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ và cuối kỳ, sau đó chia cho 2 để tính trung bình

ROE là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, giúp so sánh với các đối thủ cạnh tranh ROE phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ mỗi đồng vốn chủ sở hữu, hỗ trợ nhà đầu tư và nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt về đầu tư và quản lý vốn hiệu quả.

NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI

2.2.1 Lý thuyết nguồn lực (Resource-Based Theory)

Lý thuyết này lấy nguồn cảm hứng từ quan điểm rằng các tài nguyên nội tại của một tổ chức, chẳng hạn như nhân lực, vật chất, công nghệ và kiến thức, có thể là nguồn cạnh tranh bền vững và tạo ra lợi thế chiến lược Nó khẳng định rằng sự khác biệt hiệu quả của các tổ chức đến từ khả năng tận dụng và phát triển các nguồn lực này một cách hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh Theo Barney (1991), công ty có thể tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng hoặc chiến lược cạnh tranh hơn so với đối thủ nếu họ biết cách tận dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại của mình Theo nghiên cứu của Phan Bảo Quốc (2022) nói rằng lý thuyết nguồn lực góp phần về cách đo lường các nguồn lực về vốn, tài sản của công ty ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp Thông qua việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực, doanh nghiệp có thể cải thiện KNSL bằng cách giảm chi phí, tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, duy trì sự cạnh tranh trên thị trường Từ những quan điểm trên, chỉ ra rằng lý thuyết này góp phần giải thích về mối quan hệ chặt chẽ giữa các nguồn lực như quy mô, nguồn vốn của chủ sở hữu với KNSL của doanh nghiệp

2.2.2 Lý thuyết lợi thế quy mô (Economies of Scale)

Lý thuyết lợi thế quy mô (Economies of Scale) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với KNSL của doanh nghiệp bán lẻ, bởi vì nó cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí trung bình và tăng cường hiệu quả hoạt động khi mở rộng quy mô Khi doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn, họ có thể mua hàng hóa với giá thấp hơn nhờ vào việc đặt hàng số lượng lớn, qua đó giảm chi phí đầu vào và tăng biên lợi nhuận Quy mô lớn cũng giúp tối ưu hóa việc quản lý kho bãi và chuỗi cung ứng, giảm chi phí lưu kho và vận chuyển, từ đó giảm chi phí trung bình trên mỗi sản phẩm Hơn nữa, doanh nghiệp bán lẻ lớn có khả năng duy trì giá bán cạnh tranh hơn, nhờ vào việc giảm chi phí, đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận Ngoài ra, việc đầu tư vào công nghệ và dịch vụ khách hàng trở nên khả thi hơn với quy mô lớn, giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm và tăng sự hài lòng của khách hàng Cuối cùng, lợi thế quy mô tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng chuỗi cửa hàng và phát triển thị trường mới, từ đó gia tăng doanh thu và củng cố lợi nhuận Nhờ vào việc tận dụng lợi thế quy mô, doanh nghiệp bán lẻ có thể cải thiện hiệu suất hoạt động, duy trì giá cả cạnh tranh, và đạt được lợi nhuận bền vững trong môi trường thị trường đầy cạnh tranh

2.2.3 Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy (Cost-Push Inflation)

Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy (Cost-Push Inflation) giải thích hiện tượng lạm phát xảy ra khi có sự tăng tự phát trong các chi phí sản xuất và cung ứng, dẫn đến việc tăng giá của hàng hóa và dịch vụ Khi chi phí sản xuất tăng lên, như chi phí nguyên liệu đầu vào, lương lao động, và chi phí vận chuyển, doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì biên lợi nhuận Theo nghiên cứu của Totonchi

(2011), khi chi phí tăng lên, các công ty phải điều chỉnh giá sản phẩm, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng Người tiêu dùng có thể mua ít hơn khi giá cả tăng, dẫn đến giảm nhu cầu và có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp Chi phí sản xuất có thể tăng do nhiều nguyên nhân như tăng giá nguyên liệu đầu vào, tăng lương lao động, chi phí vận chuyển và các yếu tố khác Theo nghiên cứu của Nguyễn Khánh Linh và Phan Thị Hằng Nga (2022), lạm phát chi phí đẩy không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tác động đến sức mua của người tiêu dùng Khi chi phí sinh hoạt tăng, sức mua giảm, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn: giá cả tăng dẫn đến nhu cầu giảm, từ đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, buộc các công ty phải cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc giảm lao động hoặc đầu tư

2.2.4 Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp đề cập đến kích thước và phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp, có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận, phạm vi hoạt động Các doanh nghiệp lớn thường có lợi thế về nguồn lực và khả năng tài chính giúp giảm các khoản chi phí sản xuất và có điều kiện để gia tăng lợi nhuận, ngoài ra họ có khả năng chống chịu những rủi ro kinh tế tốt hơn nhờ nguồn dự trữ tài chính và khả năng đa dạng hóa hoạt động Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có lợi thế về tính linh hoạt và khả năng đổi mới có thể nhanh chóng thích nghi với các thay đổi của thị trường, và phục hồi nhanh chóng sau các cú sốc kinh tế điều đó dẫn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa có KNSL tốt hơn trong các thị trường biến động

Dựa theo lý thuyết sức mạnh thị trường trình bày ở mục trước và các nghiên cứu của Sivathaasan và cộng sự (2013), Yazdanfar (2013), Alarussi và Alhaderi (2018), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021) chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với KNSL của các doanh nghiệp Bên cạnh đó nghiên cứu của Kaukab và Nawaz (2019) cho ra kết quả là quy mô doanh nghiệp không có mối quan hệ chỉ định nào với KNSL Công thức như sau:

Mức độ tăng trưởng càng cao cho thấy doanh nghiệp có thể tận dụng lợi ích từ quy mô kinh tế Với mức doanh thu tăng cao, doanh nghiệp có điều kiện để cải thiện hiệu suất hoạt động hơn, nhờ vào khả năng đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng và cải tiến quản lý Từ đó, lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn Tăng trưởng doanh thu được tính bằng cách lấy doanh thu thuần của năm hiện tại (DDTt) trừ doanh thu thuần của năm trước (DDTo) sau đó chia cho doanh thu thuần của năm trước Công thức cụ thể như sau:

Theo các nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Kurniawan và Khafid (2016), Lại Cao Mai Phương (2021) cho ra kết quả rằng tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều với KNSL, tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim Phương (2018) lại chỉ ra rằng tăng trưởng doanh thu có tác động ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính phản ánh tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp Khi sử dụng nợ hiệu quả, chi phí lãi vay thấp hơn lợi nhuận giúp tăng tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu Ngược lại, tỷ lệ nợ cao tạo áp lực trả nợ, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến nguy cơ phá sản Hệ số đòn bẩy tài chính được tính bằng tổng nợ phải trả chia cho tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Theo các nghiên cứu của Alghusin (2015), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim Phương (2018), Iqbal và Usman (2018), Lại Cao Mai Phương (2021) đều cho ra kết quả rằng đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến KNSL

Thanh khoản là khả năng của doanh nghiệp để chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền mặt để chi trả các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.Các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao sẽ có khả năng tốt hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Ngược lại, khi không có đủ tiền mặt để thanh toán nợ khi đến hạn, doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm các nguồn vốn mới với chi phí cao hơn Hậu quả có thể là hạn chế khả năng đầu tư vào các dự án mới hoặc các cơ hội đầu tư, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.Quản lý hiệu quả thanh khoản giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính, nâng cao khả năng thanh toán nợ từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và lợi nhuận lâu dài Tính thanh khoản được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho các khoản nợ ngắn hạn, có công thức như sau:

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛Các nghiên cứu của Rehman và Kidmat (2014), Kurniawan và Khafid (2016), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021) cho rằng thanh khoản có tác động cùng chiều với KNSL của doanh nghiệp

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Tỷ lệ tăng trưởng GDP là mức độ gia tăng hàng năm của tổng sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia Khi tỷ lệ này tăng cao, nó cho thấy rằng các doanh nghiệp thu hút được đầu tư nhiều hơn, thu nhập của người dân gia tăng và sản lượng của các doanh nghiệp cũng tăng mạnh.Điều này dẫn đến sự kích thích nhu cầu trong thị trường và tăng chi tiêu Tất cả những yếu tố này đóng góp vào việc tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp (Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà, 2021) Phát triển kinh tế thường đi đôi với cải thiện cơ sở hạ tầng, tiến bộ công nghệ và quản lý hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận

Trong bối cảnh lạm phát, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh và nhanh chóng dẫn đến giá sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng tăng cao Nếu doanh nghiệp không điều chỉnh giá bán để phản ánh chi phí gia tăng thì sẽ phải gánh chịu mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất, dẫn đến lợi nhuận giảm sút Điều này cho thấy lạm phát có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp Các nghiên cứu của Vătavu (2014), Odusanya et al (2018), Egbunike and Okerekeoti (2018) đều chỉ ra rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu để biết được những yếu tố tác động và mức độ tác động đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2023 Tác giả áp dụng quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu trước để xác định và thảo luận về những khoảng chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này Điều này giúp làm rõ các khía cạnh chưa được khám phá hoàn toàn hoặc các thách thức còn đối diện

Bước 2: Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được xem xét ở bước 1, xác định và xây dựng mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài dựa trên các lý thuyết cơ bản và kết quả từ các nghiên cứu trước đó j

Bước 3: Thiết lập mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu phù hợp với các tiêu chí đã xác định trong đề tài Trong quá trình thu thập và tổng hợp dữ liệu, cần loại bỏ ngay những thông tin không đáp ứng các tiêu chí để đảm bảo tính chính xác và phù hợp của mô hình đã xây dựng

Bước 4: Phân tích thống kê mô tả các biến để xác định phương pháp nghiên cứu Phân tích dữ liệu bảng bằng các mô hình hồi quy như Pooled OLS, FEM và REM Thực hiện kiểm định để chọn mô hình phù hợp: kiểm định Hausman cho FEM và REM; kiểm định F-test cho POLS và FEM.

Bước 5: Thực hiện các kiểm tra về các vấn đề tiềm ẩn của các mô hình hồi quy, bao gồm phát hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và sự biến đổi không đồng nhất của phương sai sai số Nếu không phát hiện ra vấn đề nào, tiến hành bước 6 Trong trường hợp mô hình gặp phải các vấn đề này, sẽ áp dụng phương pháp bình phương tối ưu hóa tổng quát GLS để khắc phục Sau khi giải quyết các vấn đề và đạt được kết quả cuối cùng, tiếp tục so sánh với các giả thuyết đã đề ra để tiếp tục sang bước tiếp theo

Bước 6: Thảo luận các kết quả hồi quy của mô hình, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp thiết thực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu ban đầu Đối chiếu với các nghiên cứu trước đây, phân tích sự khác biệt và lý giải nguyên nhân Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp khả thi để áp dụng vào thực tế.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1 Tổng quan mô hình nghiên cứu

Kế thừa từ các nghiên cứu trước như của Kurniawan và Khafid (2016), Alarussi và Alhaderi (2018), Odusanya và cộng sự (2018),Ngô Thị Hằng và Nguyễn Thị Thùy Linh (2020), Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021) Tác giả xây dựng mô hình ước lượng như sau:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mô hình ước lượng như sau:

Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành bán lẻ

Tăng trưởng doanh thu Đòn bẩy tài chính Thanh khoản

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Trong đó: Β 0 : hệ số chặn; β 1 − β 6 : hệ số hồi quy của các biến độc lập; 𝜀 𝑖𝑡 : sai số mô hình hồi quy

Biến phục thuộc là: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA – Return on Assets) và

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)

Biến độc lập gồm: Quy mô của doanh nghiệp (SIZE); Tăng trưởng doanh thu (GROWTH); Hệ số đòn bẩy tài chính (LEV); Thanh khoản (LIQ); Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPG); Tỷ lệ lạm phát (INF)

Bảng 3.1 Các biến và cách đo lường các biến sử dụng trong mô hình

STT Biến Ký hiệu Đo lường

1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

1 Quy mô doanh nghiệp SIZE Ln(Tổng tài sản)

2 Tăng trưởng doanh thu GROWTH

(Doanh thu năm hiện tại – Doanh thu năm trước)/ Doanh thu năm trước

3 Đòn bẩy tài chính LEV Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

4 Thanh khoản LIQ Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

5 Tỷ lệ tăng trưởng GDP GDPG Lấy từ WorldBank

6 Tỷ lệ lạm phát INF Lấy từ WorldBank

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Quy mô của một doanh nghiệp được biểu thị qua tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu Các nghiên cứu thực nghiệm của Fu và cộng sự (2002), Yazdanfar (2013), Kurniawan và Khafid (2016), Alarussi và Alhaderi (2018), Sivathaasan và cộng sự

(2013), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021) đã chứng minh rằng quy mô của công ty có liên quan đến khả năng sinh lời Điều này ngụ ý rằng, quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực lên năng suất lao động và khả năng sinh lời Từ các nghiên cứu này, tác giả cũng hy vọng quy mô của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tương tự đối với KNSL của các doanh nghiệp ngành bán lẻ

Giả thuyết 1: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Các nghiên cứu của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Kurniawan và Khafid

(2016), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim Phương (2018), và Lại Cao Mai Phương

(2021) đã khẳng định rằng sự gia tăng liên tục trong doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam qua các năm đã góp phần đáng kể vào sự nâng cao KNSL Điều này cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc mở rộng doanh thu, tăng trưởng tài sản và nâng cao lợi nhuận, từ đó tăng cường KNSL của họ Do đó, tác giả kỳ vọng tăng trưởng doanh thu sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian tới

Giả thuyết 2: Tăng trưởng doanh thu nghiệp có tác động cùng chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Theo lý thuyết cấu trúc vốn (Myers và Majluf, 1984), tỷ lệ đòn bẩy tài chính và lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều với nhau Các nghiên cứu của Alghusin (2015),

Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim Phương (2018), cũng như nghiên cứu của Iqbal và Usman (2018) đã chỉ ra rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính có mối quan hệ âm với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ Điều này cho thấy, khi doanh nghiệp sử dụng quá mức các nguồn vốn ngoài (như vay mượn) thì có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và KNSL của họ Do đó, tác giả kỳ vọng là đòn bẩy tài chính sẽ có tác động ngược chiều đến KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ

Giả thuyết 3: Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Thanh khoản phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Theo các nghiên cứu của Rehman và Khidmat (2014), Kurniawan và Khafid

(2016), Hoàng Thị Ái Thủy (2016), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021) có sự thống nhất cho rằng thanh khoản có tác động cùng chiều với KNSL đo lường bởi ROA và ROE Tác giả cũng kỳ vọng thanh khoản có tác động cùng chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ

Giả thuyết 4: Thanh khoản có tác động cùng chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Tỷ lệ tăng trưởng GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá KNSL của các doanh nghiệp Sự gia tăng của tỷ lệ này phản ánh một nền kinh tế mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng Điều này tạo cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nâng cao KNSL của mình Theo các nghiên cứu của Bolek và Wilinski (2012), Lee (2014), và Ngô Thị Hằng và Nguyễn Thị Thùy Linh (2020), tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến KNSL của các doanh nghiệp.Vì vậy, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP sẽ có tác động cùng chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ

Giả thuyết 5: Tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Lạm phát gây ra sự gia tăng nhanh chóng và không kiểm soát của cả giá đầu vào, gây khó khăn và sự bất ổn trong quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Các nghiên cứu của Vătavu (2014), Odusanya và cộng sự (2018), Egbunike và Okerekeoti (2018) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến KNSL của các doanh nghiệp Vì vậy, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ

Giả thuyết 6: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam

Bảng 3.2 Tổng hợp các biến trong mô hình

Biến Ký hiệu Dấu kỳ vọng Nghiên cứu thực nghiệm

Quy mô doanh nghiệp SIZE +

Sivathaasan và cộng sự (2013), Yazdanfar (2013), Alarussi và Alhaderi (2018), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021)

Tăng trưởng doanh thu GROWTH +

Hoàng Thị Ái Thủy (2016), Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà

(2021), Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2021) Đòn bẩy tài chính LEV - Alghusin (2015); Iqbal và Usman

Thanh khoản LIQ + Lại Cao Mai Phương và cộng sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP GDPG +

(2014), Ngô Thị Hằng và Nguyễn Thị Thùy Linh (2020), Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021)

Tỷ lệ lạm phát INF - Vătavu (2014), Odusanya và cộng sự (2018), Egbunike và Okerekeoti

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu được sử dụng trong khóa luận đã được tác giả thu thập từ các nguồn sau đây: các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2023, được lấy từ phần mềm FinPro và vietstock.vn Ngoài ra, dữ liệu vĩ mô như tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát đã được thu thập từ World Bank

Tổng cộng, dữ liệu này bao gồm 200 quan sát và được tổ chức theo dạng dữ liệu bảng (Panel data) Dữ liệu sau khi được tổng hợp đã được đưa vào phần mềm Excel để tính toán các chỉ số Sau khi tính toán các biến theo mô hình đã đề ra, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 17.0 để hiểu rõ hơn về các mối quan hệ và tác động của các yếu tố tác động.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 –

4.1.1 Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016

Hình 4.1 Doanh thu thuần trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ đồ thị trong hình 4.1, có thể nhận thấy rằng doanh thu thuần trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2023 có xu hướng tăng dần và biến động nhẹ qua các năm

Doanh thu thuần trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 - 2023

Giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy xu hướng tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp, với doanh thu tăng liên tục từ 9.031.358 triệu đồng lên 15.683.979 triệu đồng

Sự tăng trưởng của ngành bán lẻ phản ánh sự phát triển và mở rộng bền vững do nhu cầu mua sắm tăng cao khi mức sống của người dân được cải thiện Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng tiêu dùng cá nhân và sự gia tăng của nhu cầu mua sắm, thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển mạnh mẽ.

Trong giai đoạn 2021 – 2022, doanh thu trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ tăng mạnh lên 17.323.891 triệu đồng, nhờ đại dịch COVID19 thúc đẩy mua sắm trực tuyến và các chiến lược kinh doanh linh hoạt như giao hàng tận nhà và khuyến mãi Năm 2022, doanh thu tiếp tục tăng lên 19.511.904 triệu đồng, cho thấy ngành bán lẻ vẫn hấp dẫn và tiềm năng duy trì doanh thu sau đại dịch

Tuy nghiên, có sự suy giảm nhẹ vào năm 2023, do một số thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự suy giảm kinh tế toàn cầu tác động đến sức mua của người dân, bên cạnh đó là sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên khắc nghiệp với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới và phương thức bán hàng mới Tóm lại, xu hướng chung vẫn là tăng trưởng, phản ánh tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ trong tương lai

Hình 4.2 Lợi nhuận sau thuế TNDN trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Lợi nhuận sau thuế TNDN trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 - 2023

Qua biểu đồ hình 4.2, có thể thấy lợi nhuận sau thuế TNDN của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng tăng trưởng ổn định Từ mức 858.014 triệu đồng lên 1.126.495 triệu đồng Trong đó, giai đoạn năm 2017 – 2018 lợi nhuận ghi nhận điểm tăng nhẹ là do sự mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao doanh số của các doanh nghiệp, cùng với đó là việc tối ưu hóa chi phí hoạt động và quản lý hiệu quả hơn Giai đoạn 2019 –

2020 tăng mạnh từ 963.594 triệu đồng lên 1.126.495 triệu đồng có thể giải thích là đại dịch COVID19 đã thúc đẩy tiêu dùng mua sắm thông qua kênh trực tuyến nhiều hơn, giúp các doanh nghiệp vẫn duy trì được lợi nhuận trong giai đoạn đại dịch diễn ra

Trong năm 2021, lợi nhuận đạt mức cao nhất là 1.309.005 triệu đồng, nhờ vào sự nhanh chóng thích ứng với đại dịch của các doanh nghiệp, đẩy mạnh và khai thác mạnh mẽ kênh trực tuyến Đồng thời, việc tăng cường đầu tư vào công nghệ và quy trình quản lý cũng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí Tuy nhiên, vào năm 2022, lợi nhuận giảm xuống còn 1.068.469 triệu đồng do sự chậm lại trong tăng trưởng sau đại dịch, khiến mua sắm trực tiếp phục hồi và sự cạnh tranh gay gắt làm giảm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Đồng thời, chi phí vận hành và logistics gia tăng khiến lợi nhuận sụt giảm Năm 2023, lợi nhuận tiếp tục giảm mạnh xuống còn 804.282 triệu đồng do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 và biến động kinh tế toàn cầu, gây giảm nhu cầu mua sắm và doanh số bán hàng của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, để đáp ứng các tiêu chuẩn cạnh tranh với các đối thủ mới và mô hình kinh doanh trực tuyến, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào công nghệ và hệ thống quản lý, điều này khiến chi phí tăng cao và lợi nhuận lại không gia tăng đáng kể

Nhìn chung, biểu đồ cho thấy một xu hướng tổng quan về lợi nhuận sau thuế TNDN của các doanh nghiệp bán lẻ từ năm 2016 đến 2023, với sự tăng trưởng ổn định ban đầu, đạt đỉnh vào năm 2021 và giảm dần vào năm 2022 và 2023 Điều này phản ánh sự biến động và thách thức mà ngành bán lẻ phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế và xã hội thay đổi Các doanh nghiệp cần phải tiếp tục thích nghi, đổi mới và quản lý chi phí hiệu quả để duy trì và cải thiện lợi nhuận trong tương lai

4.1.2 KNSL của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 – 2023

Hình 4.3 ROA trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa vào biểu đồ hình 4.3, có thể quan sát sự suy giảm ROA trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ từ mức 11.89% xuống còn 6.61% trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2023

Năm 2016 là năm mà ROA đạt mức cao nhất đánh dấu đỉnh điểm trong việc sử dụng tài sản hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao Tuy nhiên, từ năm 2017 đến 2019, tỷ lệ ROA liên tục giảm xuống đến mức 9.37%, cho thấy các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều thách thức trong việc duy trì lợi nhuận ổn định Sự giảm này có thể được giải thích bởi sự gia tăng cạnh tranh gay gắt trong ngành bán lẻ, đặc biệt là từ các mô hình kinh doanh trực tuyến, cùng với việc các chi phí hoạt động như vận hành và logistics tăng cao

Do tác động của đại dịch COVID-19, ROA trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ giảm mạnh xuống còn 7,59% Nguyên nhân từ các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng, dẫn đến doanh thu sụt giảm đáng kể trong khi chi phí chỉ tăng không đáng kể.

2021, mặc dù các doanh nghiệp đã bắt đầu phục hồi sau đại dịch, ROA tiếp tục giảm

ROA trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 - 2023 xuống 6.93% Điều này cho thấy vẫn còn nhiều thách thức trong việc khôi phục lại mức lợi nhuận như trước đại dịch Các chi phí phục hồi, đầu tư vào các biện pháp an toàn và sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh để thích ứng với tình hình mới có thể là những yếu tố chính dẫn đến sự giảm sút này

Năm 2022, ROA tăng trở lại lên 8.68% Sự tăng trưởng này cho thấy các doanh nghiệp đã bắt đầu thích nghi tốt hơn với điều kiện thị trường hậu đại dịch Những cải tiến trong chiến lược kinh doanh, ứng dụng công nghệ, và mở rộng kênh bán hàng trực tuyến có thể đã đóng góp vào sự phục hồi này Đến năm 2023, ROA giảm trở lại xuống còn 6.61%, sự giảm sút này có thể là do một số yếu tố như chi phí tiếp tục tăng, sức mua của người tiêu dùng giảm, hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô bất lợi như lạm phát, lãi suất cao Điều này cho thấy việc phục hồi vẫn chưa bền vững và các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực để ổn định và cải thiện kết quả kinh doanh

Hình 4.4 ROE trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tương tự như biểu đồ hình 4.3, biểu đồ hình 4.4 cũng thể hiện ROE trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ một xu hướng giảm dần từ năm 2016 (25.24%) đến năm

2023 (10.62%) Điều này cho thấy KNSL từ vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bán lẻ đã giảm đi qua các năm

ROE trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2016 - 2023

Giai đoạn 2016 – 2020, ghi nhận sự giảm dần của ROE từ mức cao nhất 25.24% năm 2016 xuống còn 15.86% năm 2020, điều này phản ánh vào thời gian đầu các chiến lược kinh doanh, quản lý chi phí và thị trường thuận lợi đã góp phần vào sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp Trong đó, giai đoạn 2017 – 2018, có sự giảm rồi tăng nhẹ cho thấy sự ổn định sau những điều chỉnh chiến lược đã phát huy hiệu quả Năm 2019, ROE giảm mạnh một phần do sự bão hòa của thị trường và các chi phí vận hành tăng, mặt khác bị tác động bởi đại dịch COVID19 bởi giãn cách xã hội do đó người tiêu dùng chuyển sang các kênh mua sắm trực tuyến, điều này khiến các kênh bán lẻ truyền thống gặp khó khăn

THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU

Dữ liệu gồm 200 quan sát thu thập từ báo cáo tài chính của 25 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021.

- 2023 Những kết quả này cung cấp các đặc điểm chi tiết của từng biến, phản ánh tổng quan về đối tượng nghiên cứu:

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 200 0.0883229 0.0763429 -0.227944 0.388767

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Theo Bảng 4.1, giá trị trung bình của các biến dao động từ 0.03 đến 14.98, cho thấy sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chúng Đáng chú ý, một số biến như ROA, ROE và GROWTH có giá trị nhỏ nhất là âm, điều này hoàn toàn hợp lý và phản ánh tình hình kinh doanh và tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2023, khi chúng phải đối mặt nặng nề với tác động của đại dịch COVID19

Biến phụ thuộc ROA có giá trị trung bình là 0.0883, cho thấy mức độ sinh lời trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ trong giai đoạn 2016 - 2023 là khá thấp Phạm vi biến động của ROA từ -0.2279 đến 0.3888, với mức biến thiên là 0.0716, cho thấy sự dao động khá lớn trong hiệu suất sinh lời của các doanh nghiệp Cụ thể, CTCP Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin – CLM ghi nhận mức ROA cao nhất là 38.88% vào năm 2022, trong khi CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco – AST đạt giá trị ROA thấp nhất là -22.79% vào năm 2021 Sự chênh lệch này cho thấy sự đa dạng rõ rệt giữa các doanh nghiệp trong khả năng tối ưu hóa lợi nhuận từ tổng tài sản trung bình, phản ánh các chiến lược và biện pháp quản lý khác nhau mà các doanh nghiệp áp dụng

Biến phụ thuộc ROE có giá trị trung bình là 0.1822, biến động từ -0.2698 đến 0.9624, cho thấy sự dao động mạnh mẽ của ROE đối với ngành bán lẻ Phạm vi biến thiên của ROE là 0.1374, thể hiện mức độ biến động trong hiệu suất sinh lời của các doanh nghiệp Cụ thể, CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco – AST ghi nhận mức ROE thấp nhất là -26.98% vào năm 2021, trong khi CTCP Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin – CLM đạt mức ROE cao nhất là 96.24% vào năm 2022, cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các doanh nghiệp trong cách quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu

Giá trị trung bình của biến độc lập SIZE, là 14.9771 với độ lệch chuẩn là 1.6549 Biến SIZE biến động trong khoảng từ 12.3568 đến 18.8086 Cụ thể, giá trị nhỏ nhất của biến SIZE là 12.3568, tương ứng với CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) vào năm

2022 Trái lại, giá trị lớn nhất của biến SIZE đạt 18.8086, thuộc về CTCP Tập đoàn Masan (MSN) vào năm 2023 Sự khác biệt này thể hiện sự đa dạng về quy mô của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn

Biến động GROWTH cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa mức tăng trưởng thấp nhất và cao nhất, với biên độ dao động lên đến 68,70% Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khá thấp, chỉ đạt 19,25% Điều đáng chú ý là AST có mức tăng trưởng cao nhất 719,66% vào năm 2016, trái ngược với mức sụt giảm mạnh nhất -68,50% vào năm 2020.

Biến độc lập LEV có giá trị trung bình là 1.4324, dao động từ 0.1161 đến 8.1423, với độ biến thiên là 1.2712 Cụ thể, giá trị nhỏ nhất của biến LEV là 0.1161, ghi nhận vào năm 2023 bởi CTCP Vật tư Xăng Dầu (COM), đồng thời giá trị lớn nhất của biến

LEV là 8.1423, thuộc về CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) vào năm 2016 Điều này cho thấy sự khác nhau rõ rệt về mức độ đòn bẩy tài chính giữa các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, từ các doanh nghiệp có mức đòn bẩy thấp nhất đến những doanh nghiệp áp dụng chiến lược tài chính có sự đầu tư lớn hơn vào tài sản và hoạt động kinh doanh

Biến độc lập LIQ, đo lường mức độ thanh khoản của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, có giá trị trung bình là 1.7440 và độ lệch chuẩn là 0.8785 Kết quả cho thấy các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nói chung có mức độ thanh khoản cao, cho thấy khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn rất tốt Cụ thể, giá trị nhỏ nhất của biến LIQ là 52.26%, được ghi nhận vào năm 2018 bởi CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) Trong khi đó, giá trị lớn nhất của biến LIQ đạt 580.73%, thuộc về CTCP Vật tư Xăng Dầu (COM) cũng vào năm 2018 Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt về mức độ thanh khoản giữa các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, từ các doanh nghiệp có mức thanh khoản thấp đến những doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh chóng và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình

Giá trị trung bình của biến GDPG, đo lường tăng trưởng GDP, là 0.05708 (5.7%), và độ lệch chuẩn là 0.01891 Biến GDPG biến động trong khoảng từ 0.02576 đến 0.08018, thể hiện sự thay đổi của tăng trưởng GDP Cụ thể, giá trị nhỏ nhất của biến GDPG là 0.02576, ghi nhận vào năm 2021 Trong khi đó, giá trị lớn nhất của biến GDPG là 0.08018, xảy ra vào năm 2022 Các sự kiện và chính sách như đóng cửa, cách ly do đại dịch COVID19 trong giai đoạn 2019-2021 đã gây sụt giảm nghiêm trọng đối với tăng trưởng GDP Tuy nhiên, vào năm 2022, sự hồi phục mạnh mẽ đã được ghi nhận, cho thấy một khôi phục nhanh chóng sau những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch

Biến độc lập INF, đo lường tỷ lệ lạm phát, có giá trị trung bình là 0.03154 với độ lệch chuẩn là 0.007247, cho thấy biến động của tỷ lệ lạm phát khá ổn định Cụ thể, tỷ lệ lạm phát biến động từ 1.84% vào năm 2021 đến 4.49% vào năm 2023 Đặc biệt, năm 2023 ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong suốt giai đoạn, đặc biệt là do tác động từ đại dịch COVID19, gây khó khăn lớn cho nền kinh tế Việt Nam Tăng giá hàng hóa đã dẫn đến áp lực gia tăng lên nhu cầu tiêu dùng và các doanh nghiệp bán lẻ, tác động đáng kể đến mức độ lạm phát trong năm.

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Bảng dưới đây biểu thị mối tương quan giữa các biến Nếu hệ số tương quan âm, tức là các biến có mối tương quan nghịch đảo Ngược lại, nếu hệ số tương quan dương, các biến có mối tương quan thuận chiều.

Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến

ROA ROE SIZE GROWTH LEV LIQ GDPG INF

Nguồn: Kết quả từ STATA

4.3.1 Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Dựa trên bảng 4.2, có thể thấy rằng ROA và ROE có mối liên hệ đồng biến mạnh mẽ với hệ số tương quan là 0.8192 Mối liên hệ này là hợp lý và thích hợp để sử dụng làm biến phụ thuộc trong phân tích, vì nó cho thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến ROA cũng có thể có tác động đến ROE, và ngược lại Việc sử dụng cả hai biến này làm biến phụ thuộc sẽ giúp đánh giá hoạt động và quản lý tài chính của các doanh nghiệp bán lẻ một cách toàn diện Đối với biến phụ thuộc ROA , biến SIZE, mặc dù có tương quan rất nhỏ (0.0057), vẫn có ảnh hưởng dương đến ROA, cho thấy quy mô của doanh nghiệp có một tác động nhỏ tích cực đến hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân

GROWTH (0.2398) và LIQ (0.2953) có mối tương quan cao nhất với ROA, cho thấy rằng tăng trưởng doanh thu và khả năng thanh khoản đều có ảnh hưởng tích cực mạnh đến hiệu suất này Đồng thời, biến GDPG (0.1318) cũng có ảnh hưởng dương, có nghĩa rằng tăng trưởng nền kinh tế tổng thể có thể có lợi cho doanh nghiệp bán lẻ Tuy nhiên, biến LEV (-0.3671) và INF (-0.0347) lại có tương quan âm đáng kể với ROA Điều này cho thấy rằng sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính có thể làm giảm hiệu suất sinh lời, đồng thời sự gia tăng lạm phát (INF) cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất tài sản của các doanh nghiệp bán lẻ Đối với biến phụ thuộc ROE , biến SIZE (0.0394) có tương quan dương khá nhỏ với ROE, cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân GROWTH (0.3203) có mối tương quan cao nhất với ROE, chỉ ra rằng tăng trưởng doanh thu đóng góp mạnh mẽ và tích cực đến hiệu suất này Biến LEV (0.0277) và LIQ (0.0255) cũng có tương quan dương với ROE, cho thấy rằng sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính và mức độ thanh khoản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bán lẻ Biến GDPG (0.1363) cũng có mối tương quan dương, chỉ ra rằng tăng trưởng GDP tổng thể có thể có lợi cho hiệu suất tài sản của doanh nghiệp bán lẻ Tuy nhiên, biến INF (-0.1132) có tương quan âm, cho thấy rằng mức độ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp bán lẻ Điều này cho thấy rằng khi lạm phát tăng cao, giá cả và chi phí vận hành cũng tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

4.3.2 Mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau

Theo bảng 4.2, các mối tương quan giữa các biến độc lập đều khá thấp, với tất cả các cặp hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.5 Điều này cho thấy không có cặp biến nào có mối quan hệ tương quan mạnh với nhau, và hệ số tương quan nằm trong khoảng (-0.8; 0.8), điều này có nghĩa không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến Do đó, không có bất kỳ biến nào cần phải loại bỏ trong bước phân tích này do mối tương quan quá mạnh hoặc quá yếu.

PHÂN TÍCH HỒI QUY, CHỌN MÔ HÌNH VÀ KIỂM TRA KHUYẾT TẬT CÙNG VỚI CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bảng 4.3 dưới đây sẽ thể hiện kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA của 25 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023, mô hình

Bảng 4.3 Kết quả chạy mô hình hồi quy mô hình 1

Biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số P-Value Hệ số P-Value Hệ số P-Value

SIZE 0.0046504 0.123 -0.010101 0.406 0.0018268 0.738 GROWTH 0.0258155 0.000 0.0310449 0.000 0.0303901 0.000 LEV -0.0180170 0.000 -0.017432 0.006 -0.0185725 0.001 LIQ 0.0140292 0.036 0.0072258 0.322 0.009141 0.177 GDPG 0.4842763 0.078 0.3729381 0.093 0.4278044 0.048 INF -0.6344107 0.365 -0.41766 0.463 -0.5609423 0.309 _cons 0.0074943 0.891 0.2379831 0.192 0.0591446 0.491

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa trên bảng 4.3, kết quả phân tích theo mô hình Pooled OLS, các biến độc lập đã được xác định có tác động đến biến phụ thuộc ROA như sau Đầu tiên, biến

LEV có tác động âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy khi đòn bẩy tài chính tăng lên, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân sẽ có xu hướng giảm Tiếp theo, biến GROWTH có tác động dương mạnh và có sự ý nghĩa thống kê ở mức 1%, chỉ ra rằng các doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu cao hơn thường có ROA cao hơn Biến LIQ cũng có tác động dương với ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho thấy các doanh nghiệp có mức thanh khoản cao có khả năng có ROA cao hơn Và biến GDPG có tác động dương với ý nghĩa thống kê ở mức 10% Cuối cùng, biến SIZE và biến INF không có ý nghĩa thống kê, ngụ ý rằng chúng không ảnh hưởng đáng kể đến ROA trong mô hình này Kết quả Prob > F = 0.0000 < 0.05 cho thấy mô hình có ý nghĩa tại mức 5%, xác nhận rằng mô hình Pooled OLS là phù hợp để đại diện cho tổng thể mẫu nghiên cứu

Trong mô hình FEM, với giá trị Prob > F = 0.0000 < 0.05, cho thấy mô hình được chấp nhận và có tính ý nghĩa thống kê tại mức 5% Biến LEV có tác động âm tại mức ý nghĩa 1%, cho thấy khi đòn bẩy tài chính tăng lên, ROA có xu hướng giảm Biến GROWTH và biến GDPG đều có tác động dương và có ý nghĩa thống kê tại mức lần lượt là 1% và 10%, cho thấy rằng các doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu và GDP cao hơn thường có ROA cao hơn Các biến còn lại như SIZE, LIQ và INF không có ý nghĩa thống kê, có nghĩa rằng chúng không ảnh hưởng đến ROA trong mô hình FEM

Với kết quả trong mô hình REM, giá trị Prob > F = 0.0000 < 0.05, cho thấy mô hình là thống kê có ý nghĩa Kết quả phân tích cho thấy rằng các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROA như sau: biến GROWTH và biến GDPG đều có tác động dương và ý nghĩa thống kê tại mức lần lượt là 1% và 5% Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu và GDP cao hơn thường có ROA cao hơn Biến LEV có tác động âm và ý nghĩa thống kê tại mức 1%, ngụ ý rằng khi đòn bẩy tài chính tăng lên, ROA có xu hướng giảm Các biến còn lại trong mô hình như SIZE, LIQ và INF không có ý nghĩa thống kê, cho thấy chúng không ảnh hưởng đáng kể đến ROA trong mô hình này

Bảng 4.4 là kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc là ROE của 25 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020.

Bảng 4.4 Kết quả chạy mô hình hồi quy mô hình 2

Biến Pooled OLS FEM REM

Hệ số P-Value Hệ số P-Value Hệ số P-Value

SIZE 0.0061772 0.282 -0.039461 0.105 0.0006401 0.949 GROWTH 0.0594713 0.000 0.0698379 0.000 0.0681459 0.000 LEV 0.0055479 0.520 -0.007076 0.576 -0.0021395 0.837 LIQ 0.0117564 0.356 0.0142378 0.329 0.0127047 0.342 GDPG 0.9169585 0.080 0.6797317 0.125 0.8359062 0.054

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa trên bảng 4.4, giá trị Prob > F = 0.0001 < 0.05, cho thấy mô hình hồi quy là thống kê có ý nghĩa Kết quả hồi quy Pooled OLS cho thấy rằng biến GROWTH và biến GDPG đều có tác động dương và ý nghĩa thống kê tại mức lần lượt là 1% và 10% Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu và GDP cao hơn thường có ROE cao hơn Biến INF (tỷ lệ lạm phát) có tác động âm và ý nghĩa thống kê tại mức 5%, ngụ ý rằng khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, ROE có xu hướng giảm Các biến còn lại trong mô hình Pooled OLS như SIZE, LEV và LIQ không có ý nghĩa thống kê, cho thấy chúng không ảnh hưởng đến ROE Đối với mô hình FEM, giá trị Prob > F = 0.0000 < 0.05, cho thấy mô hình hồi quy là thống kê có ý nghĩa Kết quả cho thấy rằng, biến GROWTH có tác động dương và ý nghĩa thống kê tại mức 1% lên biến phụ thuộc ROE Ngoài ra, biến INF có tác động âm và ý nghĩa thống kê tại mức 10% đối với biến phụ thuộc ROE, cho thấy ROE có xu hướng giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng

Dựa trên kết quả phân tích mô hình REM, giá trị Prob > F = 0.0000 (bé hơn 0.05), cho thấy mô hình được chấp nhận tại mức ý nghĩa 5% Kết quả chỉ ra rằng, biến GROWTH và biến GDPG có tác động dương và ý nghĩa thống kê tại mức 1% và 10% lên biến phụ thuộc ROE Trái lại, biến INF (tỷ lệ lạm phát) có tác động âm và ý nghĩa thống kê tại mức 5% đối với biến phụ thuộc ROE, cho thấy ROE có xu hướng giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng

4.4.2 Đánh giá lựa chọn mô hình

4.4.2.1 Kiểm định F-test Để giải quyết vấn đề khác biệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ, tác giả đã áp dụng F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Giả thuyết như sau: Giả thuyết 𝐻 0 : Mô hình Pooled OLS là phù hợp

Giả thuyết 𝐻 1 : Mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F-test

F-test Mô hình 1 Mô hình 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả kiểm định F-test ở cả 2 mô hình đều cho giá trị Prob > F = 0.0000, thấp hơn mức ý nghĩa 0.05 Do đó, chúng ta bác bỏ giả thuyết 𝐻 0 và kết luận rằng mô hình FEM phù hợp hơn để mô tả sự khác biệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên

Tương tự như kiểm định F-test, kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM Giả thuyết kiểm định như sau:

Giả thuyết 𝐻 0 : Mô hình FEM là phù hợp

Giả thuyết 𝐻 1 : Mô hình REM là phù hợp

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman

Hausman test Mô hình 1 Mô hình 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa vào kết quả theo bảng 4.6, hệ số Prob > chi2 ở mô hình 1 và mô hình 2 lần lượt là 0.8805 và 0.4263, đều lớn hơn 0.05 Do đó, chúng ta chấp nhận giả thuyết 𝐻 0 , mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp hơn để ước lượng mô hình hóa các biến trong cả hai mô hình

4.4.3 Kiểm tra khuyết tật của mô hình REM

Sau khi kiểm tra lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM, tác giả kết luận rằng mô hình REM là phù hợp nhất Tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra các khuyết tật trong mô hình

4.4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến VIF

Bảng 4.7 Hệ số phóng đại phương sai

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, với giá trị trung bình của VIF là 1.21 Điều này cho thấy rằng các biến độc lập trong mô hình không có sự tương quan cao với nhau Do đó, kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

4.4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan Để kiểm định hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng kiểm định Wooldrige với giả thuyết như sau:

Giả thuyết 𝐻 0 : Không có hiện tượng tự tương quan

Giả thuyết 𝐻 1 : Có hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Wooldrige

Wooldrige test Mô hình 1 Mô hình 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả kiểm định từ bảng 4.8 cho thấy hệ số Prob > F của hai mô hình đều nhỏ hơn 0.05, vì vậy chấp nhận giả thuyết 𝐻 1 Kết luận rằng cả hai mô hình, với biến phụ thuộc là ROA và ROE, đều có hiện tượng tự tương quan

4.4.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Tác giả thực hiện kiểm định LM - Breusch and pagan Lagrangian Multiplier, giả thuyết như sau:

Giả thuyết 𝐻 0 : Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Giả thuyết 𝐻 1 : Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định LM

LM test Mô hình 1 Mô hình 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua bảng 4.9, tất cả giá trị Prob đều nhỏ hơn 0,05, điều này chứng tỏ giả thuyết kiểm định H0 bị bác bỏ Do đó, cả hai mô hình đều có phương sai sai số không đồng nhất.

Ngày đăng: 09/10/2024, 10:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 34)
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 36)
Bảng 3.1. Các biến và cách đo lường các biến sử dụng trong mô hình - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.1. Các biến và cách đo lường các biến sử dụng trong mô hình (Trang 37)
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình (Trang 40)
Hình 4.1. Doanh thu thuần trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.1. Doanh thu thuần trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết (Trang 44)
Hình 4.2. Lợi nhuận sau thuế TNDN trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.2. Lợi nhuận sau thuế TNDN trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ (Trang 45)
Hình 4.3. ROA trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.3. ROA trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK (Trang 47)
Hình 4.4. ROE trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 4.4. ROE trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK (Trang 48)
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến (Trang 50)
Bảng 4.2. Hệ số tương quan giữa các biến - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.2. Hệ số tương quan giữa các biến (Trang 53)
Bảng 4.3 dưới đây sẽ thể hiện kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA của 25  doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023, mô hình - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.3 dưới đây sẽ thể hiện kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA của 25 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2023, mô hình (Trang 55)
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman (Trang 59)
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wooldrige - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wooldrige (Trang 60)
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS (Trang 61)
Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của mô hình 2 - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của mô hình 2 (Trang 63)
Bảng 4.11. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của mô hình 1 - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 4.11. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của mô hình 1 (Trang 63)
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu - Các yếu tố tác Động Đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w