1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 22,3 MB

Nội dung

Có rất nhiều nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam, sự xuất hiện của các hiệp định có những tác động không nhỏ đến quá trình xuất khẩu các mặt hàng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN THỊ QUYNH NGA

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

TRONG BOI CANH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THUONG

MẠI TỰ DO VIET NAM - EU

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN THỊ QUYNH NGA

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

TRONG BÓI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG

MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn nay là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

em, trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Tiến Dũng Công trình

được nghiên cứu và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2023

Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các số

liệu xuất phát từ trang thông tin uy tín, được thế giới công nhận cũng như tại Việt

Nam

Hà Nội ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé có thé hoàn thành đề tai luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực

có gang của ban thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thay Cô, cũng như sự

động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Tiến Dũng, người đãhết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài luận này

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoaKinh tế và Kinh doanh Quốc tẾ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợinhất cho em trong suốt quá trình học tập và khi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, các anh chị, bạn bè đã hỗ trợ cho

em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt

nghiệp một cách hoàn chỉnh.

Cuối cùng, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế

nên bài nghiên cứu không thê tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những

ý kiến đóng góp quý báu từ quý Thầy Cô và các anh chị học viên đề bài luận được

hoàn thiện hơn.

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂNThương mại quốc tế là một hoạt động không thể thiếu của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, theo đó nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiễn mạnh mẽ vàđạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, kinh té phat trién kha toan dién va 6n dinhvới tốc độ tương đối cao Mục dich của bài nghiên cứu này nhằm đánh giá tac độngcủa EVFTA đến tình hình xuất khâu cà phê Việt Nam.

Thông qua việc sử dụng mô hình Smart với hai kịch bản cụ thé trong trường

hợp EU cắt bỏ hoàn toàn thuế quan hàng hóa cho Việt Nam và trường hợp EU đồng

thời xóa bỏ hoàn toàn thuế quan hàng hóa cho Việt Nam và Thái Lan, qua đó xácđịnh mức độ ảnh hưởng của EVFTA đến tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam chỉ

tiết theo từng nhóm sản phẩm

Dựa trên kết quả thực nghiệm của mô hình và thực trạng xuất khẩu cà phê,nghiên cứu xác định thuận lợi, hạn chế của Việt Nam khi triển khai hoạt động xuấtkhẩu cà phê, đặc biệt trong khuôn khổ thực thi EVFTA, từ đó đưa ra kiến nghị thenchốt với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước, tạo tiền đề phát triển ngành cà phê

Việt Nam, đặc biệt nhằm cải thiện và thúc day tình hình xuất khâu cà phê Việt Nam

trong thời gian tới.

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iiLOI CAM ON iiiTOM TAT LUAN VAN ivDANH MUC TU VIET TAT iDANH MUC BANG iiDANH MỤC HÌNH iiiPHAN MO DAU 1

1 Tinh cap thiét 1

2 Mục tiêu va nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Cấu trúc bài nghiên cứu 4CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Tổng quan về tác động của FTA đến nên kinh tế Việt Nam 5

1.1.2 Tong quan nghiên cứu về xuất khẩu cà phê của Việt Nam 81.1.3 Tổng quan về tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 91.1.5 Khoảng trồng nghiên cứu 121.2 Cơ sở lý luận về xuất khâu cà phê 13

1.2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu cà phê 13

1.2.2 Các yếu to ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê 171.3 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do 221.4 EVFTA và các quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê 26CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Khung phân tích 41 2.2 Phuong phap nghién ctu dinh tinh 41

2.1.1 Phương pháp phân tích thong kê 41

Trang 7

2.1.2 Phương pháp tổng hợp 41

2.1.3 Phuong phap so sanh 42 2.3 Phuong pháp nghiên cứu định lượng 42

CHUONG 3: TAC DONG CUA EVFTA DEN XUAT KHẨU CÀ PHÊ CUA

VIET NAM SANG EU 473.1 Khái quát về ngành cà phê Việt Nam 47

3.1.1 Khái quát ngành cà phê Việt Nam 47

3.1.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam 493.1.3 Các yếu t6 tác động đến hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam 503.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 54

3.2.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê trên thế giới 54

3.2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU 563.2.3 Thị phan xuất khẩu cà phê nhập khẩu vào thị trường EU 593.3 Lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các nước thuộc EU 603.4 Tác động của EVFTA đến xuất khâu cà phê Việt Nam 61

3.4.1 Tác động cắt giảm thuế quan 613.4.2 Tác động tới Hàng rào phi thuế quan 613.5 Tác động của EVFTA đến tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua mô

hình Smart 65

3.5.1 Mô phỏng mô hình 65 3.5.2 Kịch bản 65

3.5.3 Kết quả nghiên cứu 663.6 Thuận lợi và hạn chế của hoạt động xuất khâu cà phê Việt Nam trong bối cảnh

thực thi hiệp định EVETA 71

3.6.1 Thuận lợi 71

3.6.2 Han ché 72CHUONG 4: GIAI PHAP THUC DAY XUAT KHAU CA PHE VIET NAM

SANG EU TRONG BOI CANH THỰC THI EVFTA 77

4.1 Định hướng phát triển ngành cà phê của Việt Nam 774.2 Một số khuyến nghị đối với Chính phủ 78

Trang 8

4.3 Giải pháp đối với doanh nghiệp

KET LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

Tài liệu tiếng anh

79

82

84 84 86

Trang 9

DANH MỤC TU VIET TAT

Chir Viét tat Tiéng Anh Tiếng Việt

EVFTA Hiép dinh thuong mai tu do Viét Nam

-EU

GDP Gross Domestic Product Tổng sản pham quốc nội

EU European Union Lién minh Chau Au EU

FTA Free Trade Area Hiệp định Thương mai Tự do

AFTA Asean Free Trade Area Khu vuc mau dich tu do Asean

CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Binh

Progressive Agreement

for Trans-Pacific

Partnership

Duong

Trang 10

DANH MỤC BANG

STT| Bảng Nội dung Trang

Cam kết thuế quan đối với mặt hàng cà phê trong

1 Bang 1.1 , 35

khuôn khô EVFTA

TOP 10 quốc gia xuất khâu mặt hàng cà phê nhiêu

2 | Bang 3.1 ¬ 54

nhât thê giới

10 quốc gia EU nhập khâu sản phâm cà phê nhiêu

3 Bảng 3.2 , 57

nhât của Việt Nam

Kim ngạch xuất khâu cà phê của Việt Nam theo nhóm

4 Bảng 3.3 „ 58

san pham

5 Bang 3.4 Thi phan nhập khẩu ca phê của EU từ một sô quốc gia 59

Sự thay đôi trong xuất khâu hàng hóa của Việt Nam

6 Bảng 3.5 66

với các nước trong EU

Sự thay đối xuất khâu mặt hàng cà phê sang các nước

7 | Bang 3.6 l 68

EVFTA theo quôc gia

Sự thay đối xuất khâu mặt hàng cà phê sang các nước

8 | Bang 3.7 70

EVFTA theo san pham

1

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

STT Hinh Nội dung Trang

Tổng quan kim ngạch xuất khẩu san pham ca phê của

Trang 12

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Tự do hóa thương mại là xu hướng của rất nhiều quốc gia trên thế giới vì đã

góp phần làm tăng trưởng kinh tế các nước ở mức nhanh và nâng cao năng lực cạnh

tranh giữa các quốc gia Việt Nam là một nước có nhiều ảnh hưởng từ quá trình tự dohóa thương mại Sau hơn 30 năm kế từ khi đổi mới (1986), Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu kinh tế và được kỳ vọng sẽ trở thành “con hỗ” mới của Châu A

(Barker & Ủngör, 2019) Theo IMF, kinh tế Việt Nam thuộc top 20 nền kinh tế giúp

tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chỉ số xếp hạng GDP của Việt Nam cũng được cải thiện

rõ rệt So với các nước trong khu vực ASEAN, tăng trưởng GDP của Việt Nam vào

loại cao nhất trong khu vực trong những năm gần đây, so với các nước Đông Á, tăng

trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc Hơn nữa, Việt Nam đạt được

mức thu nhập bình quân đầu người 556,02 USD năm 1986, năm 2008 là 1.150 USD

và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, GDP/người năm 2019 là 2.950

USD theo giá hiện hành (IMF, 2019).

Một trong những động lực giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kế

là nhờ quá trình hội nhập, mở cửa ngày càng sâu rộng của các nước trong và ngoài

khu vực, đặc biệt là quá trình thương mại quốc tế điễn ra mạnh mẽ Quá trình trao đôi

hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được hưởng cơ hội lớn từ quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế, đồng thời quá trình hội nhập thúc đây phát triển thương mại quốc tế

và tăng cường hoạt động thương mại và dich vụ của các doanh nghiệp (IMF, 2008).

Theo công bố xếp hạng của WTO, năm 2006 Việt Nam xếp thứ 50 trên thégiới về xuất khẩu, năm 2018 Việt Nam vươn lên 14 bậc xếp ở vị trí thứ 26 về hoạt

động xuất khâu hàng hóa, trong đó lương thực thực phẩm là một trong những mặthàng trọng điểm của Việt Nam xuất khâu sang thị trường nước ngoài Hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam đã đạt được những kết quả rất nôi bật cả về gia tri cũng như sự

đa dạng của các sản phâm (Lê Tiến Đạt, 2020)

Nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ và đạt được nhiềuthành tựu đáng ghi nhận, kinh tế phát triển khá toàn điện và ôn định với tốc độ tương

Trang 13

đối cao Sự chuyên đổi nhanh chóng từ phương thức truyền thống sang sản xuất hànghóa theo cơ chế thị trường của nông nghiệp Việt Nam đã làm thay đổi tinh chất mốiquan hệ cơ bản trong nông nghiệp tạo động lực cho tăng trưởng phát triển của ngành.Dau vậy nhiều học giả cho rằng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù có lợi thế về quy mô

nhưng giá trị chưa được cao, chủ yếu đối với các mặt hàng nông sản

Trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, EVFTA là một

trong những hiệp định có tác động mạnh mẽ nhất tới tự do hóa thương mại của ViệtNam và đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội Năm 2019, hiệp định đã được ký kếtgiữa Việt Nam và EU và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/8/2020 Theo đó, Việt Nam

và EU sẽ tạo nên khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại toàn diện, lâu dài và 6n định,

từ đó tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt

giữa hai bên.

Nông sản là thế mạnh xuất khâu của Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản

trọng điểm tham gia mạnh mẽ vào hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Có rất

nhiều nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng cà phê của Việt

Nam, sự xuất hiện của các hiệp định có những tác động không nhỏ đến quá trình xuất

khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoai nói chung, càphê nói riêng, cụ thể sự xuất hiện của EVFTA đem lại rất nhiều cơ hội về thuế đốivới các hoạt động xuất khâu nông sản của Việt Nam ra nước ngoài, thúc đây quá trìnhphát triển kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn mới Cà phê là

một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVETA có hiệu lực,

tuy nhiên mặt hàng cà phê xuất khâu còn gặp không ít khó khăn, thách thức liên quanđến việc đảm bảo kiểm định chất lượng, quy tắc xuất xứ, và sự cạnh tranh với cácquốc gia xuất khâu cà phê khác trên thế giới

Với mục tiêu xác định được mức ảnh hưởng của EVFTA tới hoạt động xuấtnhập khẩu cà phê Việt Nam nói chung, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang EU nóiriêng, từ đó đề xuất những hàm ý chính sách nhằm cải thiện bat lợi làm ảnh hưởngđến sản lượng cà phê xuất khẩu đồng thời tận dụng những lợi thế từ hiệp tối ưu giá

trị xuất khẩu thông qua việc chuyên dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu dé dat được

Trang 14

những ưu đãi trong khuôn khổ hiệp định đã đưa ra Liên quan đến tác động củaEVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phê, đã có một số bài nghiên cứu đề cập đến tácđộng này tuy nhiên còn hạn chế khi đánh giá tác động của hiệp định tới xuất khâu càphê trong bối cảnh các nước xuất khâu khác cùng được hưởng lợi như Việt Nam Do

vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong

bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — EU

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chung

Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích tác động của EVFTA đến các hoạtđộng xuất khâu cà phê của Việt Nam sang EU từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc

đây tăng trưởng kim ngạch xuất khâu cà phê Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, hệ thông các lý thuyết liên quan về xuất khâu nói chung, xuất khẩu

cà phê nói riêng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu;

- Thứ hai, tong quan các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động củaEVFTA đến xuất khâu hàng hóa và xuất khẩu cà phê;

- Thứ ba, phân tích và đánh giá tác động của EVFTA tới tình hình xuất khẩu

cà phê của Việt Nam sang thị trường EU;

- Thứ tư, đề xuất hàm ý chính sách thúc đây tăng trưởng tình hình xuất khẩu

cà phê Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU như thé nào?

Câu hỏi 2: Việt Nam có những thuận lợi và hạn chế nao khi xuất khẩu ca phê

sang EU trong khuôn khổ áp dụng các chính sách của EVFTA?

Câu hỏi 3: Việt Nam cần làm gi dé thúc đây hoạt động xuất khâu cà phê sang

EU trong thời gian tới?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xuất khâu cà phê Việt Nam sang EU 27

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 15

+ Không gian: Việt Nam và EU 27.

Nam sang thị trường EU.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt

Nam sang EU.

Chương 4: Giải pháp thúc day xuất khâu ca phê Việt Nam sang EU trong bối

cảnh thực thi EVFTA.

Trang 16

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE HOAT ĐỘNG XUẤT

KHẨU CÀ PHÊ CUA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan về tác động của FTA đến nền kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu về tác động của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam, nhìn chung

hầu hết các nghiên cứu vé các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đềuchỉ ra tac động tích cực của FTA đối với sự phát triển kinh tế, đây mạnh các hoạtđộng thương mại, sản xuất giữa các quốc gia

Bùi Thành Nam (2014) chỉ ra rằng, việc ký kết các hiệp định thương mại tự

do là xu hướng của hội nhập toàn cầu, chiếm 85% các hình thức hội nhập kinh tế, vừa

có tác động tích cực và vừa có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế quốc gia

Tổng thé bức tranh hội nhập các FTA mà Việt Nam đã tham gia trong đó bài

nghiên cứu của Võ Trí Thành (2009) đã nhìn nhận tình hình hội nhập các FTA của

Việt Nam tham gia Cassing và cộng sự (2010) cũng đã tổng hợp tất cả các FTA mà

Việt Nam cho đến năm 2010 để cung cấp một bức tranh tông thể về tình hình tham

gia FTA của Việt Nam Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015) với nghiên cứu định

lượng tác động các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN dé thấy được vai trò của cộngđồng kinh tế ASEAN đối với Việt Nam

Bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa nam bắt các cơ hội dé phát triển, Việt Nam đã

ký kết hiệp định thương mại tự do ASEAN vào thang 1 năm 1996 ngay sau khi gia

nhập ASEAN năm 1995 Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO vào năm 2007 được coi

như bước ngoặt giúp Việt Nam dần khắng định vị thế trên thị trường quốc tế Nhìnchung với 16 hiệp định thương mại tự do FTA đã ký và đang chuẩn bị ký cho thấy sựsôi nổi của việc tham gia các FTA của Việt Nam Có rất nhiều nghiên cứu tập trungđánh giá về các FTA lớn như EVFTA, CPTPP những FTA với những đối tác lớn demlại những tác động to lớn đối với Việt Nam Nghiên cứu về tác động của AFTA có

các nghiên cứu của Bộ Công Thuong (2009) với dự án MUTRAP III đã miêu tả nội

dung và yếu tô cốt lõi trong hiệp định AFTA, qua đó định lượng tác động của hiệpđịnh này tới nền kinh tế của Việt Nam

Trang 17

EU là một thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khâu của Việt Nam.

Nguyễn Thị Thanh Tâm (2019) chỉ ra việc thực thi các EVFTA không chỉ tạo động

lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập kinh tế mạnh mẽ mà còn làm gia tăngvai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Tuy nhiên việc thực hiện EVFTA có tác

động hai chiều đến việc thu ngân sách nhà nước đó là gia tăng do nguồn thu đến từ

hoạt động thương mại, đầu tu và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nguồn thu nhà nước

cũng bị giảm đáng ké do giảm thuế xuất nhập khâu

Cũng trong năm 2019, Nghiêm Xuân Khoát và cộng sự đã phân tích về cơ hội

và thách thức của Việt Nam trong một số lĩnh vực liên quan đến các hiệp định thươngmại hàng hóa nói chung, xuất khâu của Việt Nam sang EU nói riêng cùng với đó làcác biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại,phòng vệ thương mai, đầu tư, sở hữu trí tuệ và phát trién bền vững

Dé có thé tận dụng các lợi thé từ việc ký kết EVFTA, Ban Chi đạo 35 Bộ CôngThương (2020) đã chỉ ra rất nhiều cơ hội cho xuất khâu khi EVFTA có hiệu lực như

kích thích năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo cơ hội tham gia chuỗi cung

ứng khu vực Bài nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức cho Việt Nam và định hướng cho các doanh nghiệp tận dụng ưu đãi của các chính sách trong phạm vi được

áp dụng của EVFTA mang lại Tuy nhiên để được áp dụng các chính sách ở mức tối

ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA, đặcbiệt là các cam kết liên quan tới thuế quan và quy tắc xuất xứ, đảm bảo hàng hóa khixuất khâu đáp ứng các tiêu chuẩn đối tác đặt ra, tạo uy tín và thương hiệu trên thị

ké từ 2008 Không chỉ vậy còn mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho Việt Nam giao lưu,

cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trang 18

Lê Quang Thuận (2019) đã chỉ ra răng việc ký kết các hiệp định FTA thế hệmới sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trườngxuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng cả hai bên cùng có lợi thế như các mặt hàng

về nông — lâm — thủy sản, dệt may, Cùng với đó, Trần Thị Trang và cộng sự (2019)

đã chứng minh tầm quan trọng của các FTA thế hệ mới đối với sự phát triển và tăng

trưởng kinh tế Việt Nam, cụ thé FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với các

quốc gia thành viên trong việc bình dang và thu hút các vốn đầu tư, nhận những ưu

đãi mà chỉ nước thành viên mới có Tuy nhiên, doanh nghiệp và chính phủ cũng phải

dam bảo về chất lượng, cơ sở hạ tang, cũng như thường xuyên nâng cao chất lượng

sản phâm dich vụ, năng suất, dé đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nghiên cứu về tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khâu của Việt Nam,

Vũ Thanh Hương (2018) đã nêu lên được các cơ sở lý luận sâu sắc về FTA, nhữngtác động của EVFTA đến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU, nhận diệnnhững nhóm ngành và thị trường hưởng lợi từ EVFTA (trong đó có cà phê), đồngthời đề xuất các hàm ý cho nhà nước và doanh nghiệp để tận dụng được các cơ hội

được hiệp định mang lại, bên cạnh đó xây dựng phương án vượt qua khó khăn, thách

thức để đảm bảo điều kiện hưởng các ưu đãi từ EVFTA Tuy nhiên, vì sự đa dạngtrong các loại hang hóa nên đề tài vẫn chưa đưa ra những tác động cụ thé của EVFTAtới xuất khâu cà phê nói chung mà mới chỉ đi sâu vào hai nhóm hang là dệt may vadược phẩm Nhìn chung đây cũng là nghiên cứu tập trung vào việc phân tích tác độngtiềm tàng của EVFTA

Bộ Công Thương đã mô tả tổng quan của xuất khâu nông sản Việt Nam sang

EU trong chủ đề Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam — chuyên ngành Nôngsản quỷ IV/2021, trong đó khang định cà phê là mặt hàng tận dụng được nhiều lợi thé

từ EVFTA, cùng với nhu cau tiêu thụ cà phê tại các nước này liên tục tăng do nhu

cầu cao từ các ngành công nghiệp chế biến thực pham và nhu cầu tiêu dùng cuối cùngcủa người dân, cho thấy triển vọng khả quan của cà phê xuất khâu trong năm 2022.Chủ đề nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá, nhận định dưới góc nhìn tận dụng

các ưu đãi về thuế quan EVFTA và các quy định về xuất xứ hàng hoá Tuy nhiên hiện

Trang 19

tại chủ đề vẫn chưa đi sâu nghiên cứu những tác động cụ thé của EVFTA tới xuấtkhâu cà phê của Việt Nam.

Nguyễn Đức Thành & cộng sự (2021) đã phân tích rõ ràng những thay đôi củakinh tế Việt Nam nói chung và chuyền dich cơ cau hàng hóa xuất khâu của Việt Nam

nói riêng sau một năm thực thi EVFTA Báo cáo cũng đưa ra được những tác động

cụ thê của EVFTA tới xuất khâu hàng hoá Việt Nam, đây là cơ sở đề đi sâu phân tích

tác động của EVFTA tới xuất khâu cà phê của Việt Nam

Ngô Thị Hồng Hạnh (2022) đã chỉ ra được với các mặt hàng nông sản là thếmạnh của Việt Nam, các cam kết trong EVFTA mang lại cơ hội mở rộng và đa dạng

hóa thị trường xuất khẩu và nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu ra quốc tế Bài

nghiên cứu đã phân tích các cơ hội và thách thức do EVFTA mang lại cho ngành

nông sản Việt Nam, dựa trên cơ sở phân tích đó, bài viết cũng đã đưa ra một số giảipháp nhằm tận dụng cơ hội dé tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản Việt Nam

sang EU.

Nguyễn Bảo Ngọc và cộng sự (2023) đã xem xét vai trò của EVFTA cũng như

những hạn chế cản trở xuất khẩu của Việt Nam sang EU ké từ khi EVFTA có hiệu

lực Theo đó EVFTA có tác động đáng kê đến xuất khâu của Việt Nam sang EU, tạo

cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị đối

với Chính Phủ, các Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp có hoạt động xuất khâu sang

EU.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hiền và Dương Thị Thu Hương (2021) đã phân tích về tìnhhình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2016-2020, tìm hiểu đượcnhững khó khăn và những vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khâu nông sản sang EU

và đề xuất các chính sách thúc day xuất khâu nông sản sang thị trường này Trong bàinghiên cứu đã chỉ ra rằng EU là thị trường lớn của cà phê Việt Nam chiếm trên 23%

trong tổng lượng và tổng lượng kim ngạch xuất khâu của Việt Nam với kim ngạchxuất khâu khá 6n định Tuy nhiên, bài nghiên cứu chi dừng lại ở phân tích thực trạng

Trang 20

của xuất khẩu nông san nói chung của Việt Nam sang EU chứ không đi sâu mô ta chitiết các nhóm hàng xuất khẩu.

Nguyễn Diệu Linh (2016) đã phân tích về tiềm năng xuất khẩu cà phê của ViệtNam sang các thị trường trọng điểm và đánh giá đóng góp của mặt hàng này vào thị

trường thé giới thông qua việc phân tích ngành cà phê Việt Nam so với các nước kháctương đương về năng lực xuất khẩu cà phê, từ đó đưa ra xu hướng xuất khâu cà phêsang các thị trường trọng điểm và rút ra điểm hạn chế kìm hãm sự phát triển ngành

cả phê của Việt Nam.

Phùng Quang Duy & Nguyễn Công Tài (2022) đã phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam thông qua cách tiếp cận từ mô hình trọng

lực Kết qua cho thấy các yếu tô về giá cả, khoảng cách địa lý, tổng sản phẩm quốcnội, dân sé, khoảng cách kinh tế và độ mở của nén kinh tế đều có tác động đến kimngạch xuất khâu cà phê của Việt Nam, từ đó đưa ra nhận định về tác động của cácchính sách ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khâu cà phê của Việt Nam

1.1.3 Tổng quan về tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam

Vũ Thanh Hương và cộng sự (2016) đã sử dụng các chỉ số thương mai dé đánhgiá tác động theo ngành của EVFTA, theo đó kim ngạch xuất khâu và nhập khâu củaViệt Nam giai đoạn 2001 - 2015 của Việt Nam - EU tăng trưởng đều và mang tính

liên ngành do các yếu tố về lợi thé so sánh, chuyên môn và một số yếu tố khác Thông

qua việc sử dụng mô hình SMART đã đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quantheo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đối với mặt hàng dược

phẩm, theo đó nhận định EU là một thị trường tiềm năng đối với Việt Nam, hiệu quả

tạo ra thương mại của EVFTA sẽ cao hơn hiệu ứng chuyên hướng thương mại và do

đó hiệp định sẽ cải thiện phúc lợi của Việt Nam.

Nguyen Binh Duong (2016) đã sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu tác

động của EVFTA với thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam Mô hình trọng

lực được sử dung dé phân tích tác động của việc cắt giảm thuế quan, trong khuôn khổ

EVFTA, đối với thương mại song phương của Việt Nam Kết quả là hệ số giải thích

Trang 21

rằng việc giảm 1% thuế quan của EU / thuế quan của Việt Nam dẫn đến mức tăng0,52% / 0,95% thương mại Việt Nam-EU Khi tăng 1% PCGNI dẫn đến tăng 1,28%thương mại Việt Nam và tăng 1% POP (dân số của Việt Nam so với quốc gia trongEU) dẫn đến tăng 1,13% thương mại Việt Nam Hệ số trên tỷ giá hối đoái song

phương và thuế quan của EU có ý nghĩa trong mô hình ở mức tin cậy 99% và có dau

hiệu âm, cho thấy tỷ giá hối đoái song phương tăng dẫn đến thương mại song phương

của Việt Nam giảm Hệ số về khoảng cách có có dấu dương và cho thấy rằng sự gần

gũi về địa lý có ảnh hưởng tích cực đến thương mại song phương của Việt Nam

Bui và cộng sự (2021) lại đánh giá tác động tiềm năng của EVFTA đến nhập

khẩu sữa Việt Nam sang EU Điểm mới của nghiên cứu là xây dựng các trường hợp

độ co giãn thay thế khác nhau dé đánh giá mức độ chắc chắn của các kết quả trongtrường hợp cơ sở là tiêu chuẩn trong mô hình SMART Nguyễn Tiến Hoàng và PhạmVăn Phúc Tân (2020) sử dụng SMART để đánh giá tác động của EVFTA đến xuấtkhâu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang EU Nghiên cứu cho thấy tác động tạo lậpthương mại chiếm tỷ trọng lớn hơn chệch hướng thương mại, vì vậy giá thủy sản của

Việt Nam cạnh tranh hơn so với giá nội địa của EU Nguyen và Trinh (2020) lại dùng

SMART đánh giá định lượng tiềm năng của EVFTA đến xuất khẩu nông sản của ViệtNam Cùng đề tài và mô hình này, nhưng Doan và Nguyen (2021) lại đánh giá tácđộng theo 2 kịch bản khác nhau: (1) EU miễn thuế cho hàng nông sản Việt Nam; (2)

EU miễn thuế thêm cho một số nước đang đàm phán FTA với EU Cả hai nghiên cứu

đều cho thấy tác động tích cực của EVFTA đến xuất khẩu nông sản Nguyễn Tiến

Hoàng và Mai Lâm Trúc Linh (2021) dựa trên kết quả mô hình SMART đề đánh giátác động của EVFTA đến xuất khâu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang

EU Với kịch bản miễn thuế, kết qua cho thấy, xuất khâu gỗ và các sản phâm từ gỗ

Việt Nam sang EU tăng nhẹ Tran va cộng sự (2021) sử dung mô hình WITS-SMART

để phân tích tác động của EVFTA đối với dòng chảy thương mại trái cây giữa ViệtNam và EU Kết quả cho thấy, nhập khẩu trái cây của Việt Nam từ EU tăng 29.19%,

trong khi xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU chỉ tăng 0,94%

10

Trang 22

Võ Thanh Thu và cộng sự (2016) xem xét các tác động tiềm tàng của Hiệp địnhEVFTA đối với xuất khâu hàng may mặc của Việt Nam Phân tích được thực hiệnbang mô hình WITS-SMART để xác định sự thay đổi của xuất khâu hàng may mặccủa Việt Nam cũng như dự đoán một số sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu Hiệpđịnh Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam được áp dụng đầy đủ Kếtquả là, xuất khâu hàng may mặc của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu sẽ tăng đáng

kê 42% so với năm cơ sở (2016) trong 8 năm tới Do chuyên hướng thương mại chiếm

ưu thế so với tác động tạo ra thương mại, hàng may mặc của Việt Nam sẽ thu được

nhiều lợi ích hơn so với các nước không thuộc Liên minh Châu Âu Tuy nhiên, kết

qua này không phải do sự phân bé nguồn lực hiệu qua ma do phan lớn nhập khẩu của

EU từ Việt Nam gia tăng là do được xóa bỏ thuế Tác giả cũng chỉ ra nên thực hiện

một số biện pháp khắc phục dé nang cao tinh canh tranh cua hang may mac Viét Nam,

giảm giá thành sản xuất dé mang lai lợi thế cho ca Việt Nam va Châu Âu

Sheng Lu (2018) đánh giá tác động tiềm năng của EVFTA đối với xuất khẩuhàng may mặc của Việt Nam thông qua kịch bản tăng trưởng xuất khẩu dệt may của

Việt Nam sau khi ký kết các FTA và chỉ ra tác động đến việc làm trong ngành dệt

may đặt trong sự tương quan với các ngành khác Phương pháp nghiên cứu được sử

dụng là mô hình cân bang tổng thé (CGE) dé ước tính hai kịch ban sau: Kịch bản 1(thuế suất giảm từ mức năm 2015 xuống chỉ còn 0 đối với hàng dệt may giao dịch

giữa các thành viên CPTPP và EVFTA); Kịch bản 2 (tương tự kịch ban] nhưng mở

rộng phạm vi tự do hóa với tất cả các ngành hàng) Kết quả là: Thứ nhất, xuất khẩu

hàng may mặc của Việt Nam sẽ tăng đáng ké so với mức cơ sở 2015, mở rộng xuất

khẩu sang cả hai khu vực Thứ hai, hai Hiệp định trên cải thiện tình trạng thất nghiệp,trong kịch bản 1 tỷ trọng việc làm của ngành dét may trong tông số việc làm tại ViệtNam cao hơn, tại Kịch bản 2, ngành may mặc sẽ chỉ chiếm 3,5% tong số việc lam tại

Việt Nam, giảm so với mức 4,0% của năm cơ sở Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng

gay gắt giữa ngành may mặc và các ngành khác của Việt Nam về lực lượng lao động

sau khi thực thi CPTPP và EVFTA Thứ ba, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

11

Trang 23

sẽ tăng trưởng ít hơn trong Kịch bản 2 so với Kịch bản | khi các ngành khác cũng cốgăng tận dụng hiệu ứng tạo thương mại của CPTPP và EVFTA

Cà phê là một trong số những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuấtkhẩu với kim ngạch xuất khẩu lớn mỗi năm, phục vụ được nhiều quốc gia khó tính

trong và ngoài khu vực Việc tham gia ký kết các FTA song phương hay đa phương

sẽ rất có lợi cho thương mại Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê ViệtNam nói riêng Hiện nay Việt Nam tham gia 16 FTAs, với trên 50 đối tác thương mại,trong đó có những thị trường xuất khâu trọng điểm của cà phê Việt Nam (ví dụ

EU, ) Trong các FTA nay, sản pham ca phé xuất khâu của Việt Nam đều được

hưởng ưu đãi thuế quan ở các mức độ khác nhau tùy thị trường và thời điểm Đây là

cơ hội dé Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh của các mặt hàng cả phê xuất khẩu

Theo báo cáo nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn và cộng sự (2005), trong bối

cảnh hội nhập AFTA, các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam như cà phê, gạo,

có cơ hội cạnh tranh với các nước trong và ngoài khu vực do có sự tác động về mặt

thuế quan, mức thuế các mặt hàng được cắt giảm hoặc xóa bỏ theo lộ trình, nông sản

Việt Nam xuất hiện nhiều hơn ở các thị trường cho thấy tác động tích cực từ việctham gia ký kết các hiệp định thương mại của nước ta Cùng với đó, khi Việt Namtham gia hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA, một số đơn vị đã đánh giátiềm năng xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam như Tạp chí công thương, trung tâmWTO Việt Nam Nhìn chung các bài nghiên cứu hay đánh giá đều nhận định càphê Việt Nam sẽ hưởng lợi thế khi tham gia hiệp định thương mại tự do Tuy nhiên

dé có thé đạt mức thuế tốt nhất từ các hiệp định, ngành cà phê nước ta cần đảm bảo

các điều kiện về xuất xứ, điều chỉnh co cấu mặt hàng xuất khâu và nâng cao chấtlượng sản phẩm tốt hơn nữa

1.1.5 Khoảng trồng nghiên cứu

Sự chuyên đổi kinh tế và xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm qua là vẫn đềđáng chú ý Tác động của các hiệp định Thương mại tự do (FTA) đối với quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng mạnh mẽ Việc tham gia cả vào các

FTA thê hệ cũ và mới mang lại cho Việt Nam nhiêu cơ hội về xuât khâu nông sản nói

12

Trang 24

chung, xuất khâu cà phê nói riêng Dé đánh giá được tác động tông thé của các FTA,

về phương pháp định lượng, một số báo cáo và bài nghiên cứu đã sử dụng mô hìnhCGE, tuy nhiên đây là mô hình phức tạp, cần nhiều nỗ lực để thực hiện nhưng lạichưa đánh giá được chỉ tiết tác động của FTA lên từng nhóm ngành hàng riêng biệt

Về phương pháp định tính, các bài nghiên cứu liên quan về hoạt động xuấtkhẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA còn hạn chế do cà phê là

một trong những mặt hàng đã được ưu tiên trong khuôn khô các hiệp định trước đó

và xuất phát từ tình hình biến động chưa thực sự nổi trội sau thời gian có hiệu lực.Bên cạnh đó, các bai nghiên cứu liên quan đến EVFTA phan lớn tập trung vào cáclĩnh vực tổng quát, số lượng bài nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với từngngành hàng cụ thể chưa được đa dạng

Cà phê là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nền kinh

tế Việt Nam, mặc dù có nhiều bài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu ngành hàng càphê của Việt Nam cũng như nghiên cứu về tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạtđộng xuất khâu hàng hóa, tuy nhiên ở góc độ nghiên cứu về tình hình xuất khẩu một

mặt hàng cụ thể như cà phê sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA hiện

nay còn hạn chế Do vậy bài nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ những tác động củaEVFTA đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU và những hạn chế của ViệtNam trong việc đáp ứng các yêu cầu hiệp định Ngoài ra, với việc sử dụng mô hình

Smart, bài nghiên cứu sẽ đánh giá được tác động của EVFTA trong trường hợp, khía

cạnh khác nhau Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các cơ

quan quản lý nhà nước va các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê nhằm day

mạnh xuất hoạt động xuất khâu sang thị trường EU trong tương lai

1.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu cà phê1.2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu cà phê

a Khái niệm xuất khẩuTheo cách tiếp cận của Ecommerce (2019), xuất khâu đề cập đến hoạt độngbán hàng hóa thương mại cho một quốc gia khác Nói cách khác, xuất khẩu đòi hỏiphải có hoạt động giao dịch thương mại trên thị trường quốc tế

13

Trang 25

Theo cập nhật mới nhất của Troy (2019), xuất khẩu được xem như là một hoạtđộng quan trọng trong thương mại quốc tế, ở đó hàng hóa được sản xuất tại một quốcgia được chuyên đến một quốc gia khác để bán hoặc giao dịch trong tương lai.

Từ khái niệm của xuất khâu, xuất khâu nông sản được định nghĩa là nông sản

của một quốc gia được gửi sang tiêu thụ ở một thị trường khác dưới hình thức mua

bán nhằm mục đích thu lợi nhuận Trong đó, cà phê là một trong những loại nông sản

trọng điểm của Việt Nam, cà phê được xác định là xuất khẩu khi ca phê Việt Nam

sau khi được thu hoạch và sản xuất được chuyên sang thị trường nước ngoài tiêu thụ

b Hình thức xuất khẩu cà phê

- Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hoạt động cà phê được các doanh nghiệp sản xuất

hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất khác và thực hiện đưa ra thị trường nước ngoaithông qua các tổ chức của minh

- Xuất khâu ủy thác: Xuất khâu ủy thác là hoạt động xuất khẩu trong đó có sựgóp mặt của các don vị xuất nhập khẩu với vai trò trung gian dé tiến hành ký kết cáchợp đồng và chuẩn bị các thủ tục cần thiết dé xuất khâu cho các đơn vị sản xuất Qua

đó, các đơn vi trung gian sẽ được trả một khoản phí ủy thác nhất định

- Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức kinh doanh có tính ưu việt cao hơn cáchình thức hiện có, mặc dù ra sau nhưng phát triển nhanh và rộng rãi hơn Dưới hìnhthức xuất khẩu tại chỗ, cà phê không cần phải di chuyển qua biên giới quốc gia màcác đơn vị nhập khâu vẫn mua được hàng, thay vì vận chuyên cà phê đến tận nướcnhập khẩu, các don vị xuất khẩu tiến hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ tại địa

phương của khách hàng nước ngoài Điều này giúp giảm thiểu chỉ phí và rủi ro liên

quan đến việc vận chuyền hàng hóa qua biên giới Hình thức này giúp các nhà xuấtkhâu giảm thiêu chi phí thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng van tự tìmđến Bên cạnh đó, khi không xuất hàng qua biên giới, các doanh nghiệp không phải

tiến hành các thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa nên giảm được lượng phí phí

khá lớn, giá thành sản phâm cũng được giảm theo, đặc biệt là quá trình mua bán hànghóa diễn ra nhanh và thuận tiện hơn rất nhiều so với các hình thức khác nên được rấtnhiều đoanh nghiệp lựa chọn

14

Trang 26

- Gia công quốc tế: là một hình thức hợp tác trong đó gồm hai bên là bên đặt

gia công và bên nhận gia công Bên nhận gia công thực hiện công việc theo yêu cầu

và quy trình của bên đặt gia công và sau đó gửi lại sản phâm đã hoàn thành cho bên

đặt và nhận khoản chi phí gia công:

+ Đối với bên đặt gia công: Tiết kiệm được chi phí về nhân công, vận

chuyên, giúp bên đặt gia công

+ Đối với bên nhận gia công: Giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp, mở ra cơhội nhận chuyên giao công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm xây dựng nền kinh tế công

nghiệp hiện đại.

- Tạm nhập tái xuất: Đối với các hình thức này, cà phê được nhập khẩu vàonước tái xuất mà chưa qua quá trình chế biến sẽ được tạm nhập vào quốc gia đó dé

thực hiện các hoạt động chế biến, gia công Hợp đồng này bao gồm ba nước là nướcxuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khâu, giao dịch ở hợp đồng được gọi là giao

dich tái xuất và có quy trình Cà phê sẽ đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất, sau

đó chuyền tới nước nhập khâu Việc lựa chọn hình thức này có thé mang lại lợi nhuậncho các doanh nghiệp mà không cần phải đầu tư vào sản xuất, trang thiết bị, và nhân

công Điều này cho phép họ tận dụng cơ hội thương mại và rút ngắn thời gian thu hồi

vốn Bằng cách tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, các doanh nghiệp có thê tậndụng lợi thế cạnh tranh của các thị trường khác nhau và tìm kiếm cơ hội kinh doanhmới Tuy nhiên, giao dịch tái xuất cũng đi kèm với rủi ro lớn, các doanh nghiệp cầnnhạy bén với sự biến động của thị trường và có sự thận trọng trong các hoạt độngmua bán Một số rủi ro có thê xảy ra như rủi ro về biến động giá, về chất lượng và

thời gian giao hàng, pháp lý, Chính vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân lực của doanh

nghiệp phải có chuyên môn cao dé giảm thiêu sự rủi ro.

c Vai trò của xuất khâu cà phê

- Đối với nên kinh tế:

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, xuất khẩu càphê là một hoạt động đóng vai trò quan trọng, tác động tới sự phát triển về mặt kinh

tê nói chung, vào kim ngạch xuât khâu nông sản của Việt Nam nói riêng Hoạt động

15

Trang 27

xuất khẩu thúc đây mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, kích thích quá trình sảnxuất làm tăng lượng sản phẩm sản xuất của quốc gia, thúc đây kinh tế thương mạiphát trién.

Trong quá trình phát triển kinh tế, các yếu tố như nhân lực, tài nguyên, vốn vàcông nghệ là những yếu tố quan trọng, tuy nhiên hầu hết các nước đang phát triển vàchậm phát triển thường gặp khó khăn với việc thiếu vốn, thiếu công nghệ và thừa lao

động, buộc phải nhập khâu từ bên ngoài Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi

nhọn có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước.Công tác xuất khẩu được đánh giá quan trọng như vậy là do:

+ Thứ nhất, xuất khẩu cà phê đã tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công

nghiệp hoá đất nước Trong quá trình nhập khâu nguồn vốn, có nhiều hình thức khácnhau như đầu tư nước ngoai, vay nợ, viện trợ va thu từ xuất khẩu nhưng xuất khẩuthường đóng vai trò quan trọng hàng đầu

+ Thứ hai, xuất khâu cà phê đóng góp vào quá trình chuyên dịch cơ cấu nền

kinh tế, thúc day sản xuất phát triển, phù hợp với xu thé phát triển của nền kinh tế thếgiới Trong đó có hai hướng phát triển về xuất khâu đó là sản xuất dư thừa so với nhucầu của nội địa và coi trọng thị trường thế giới Đây là mục tiêu hướng đến đề thựchiện điều chỉnh việc tô chức sản xuất

Ngoài ra, với việc thanh toán qua ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên là cơ

Sở tạo nên việc tích lũy dự trữ ngoại tệ của một quốc gia Đặc biệt đối với những nước

nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tác động rất tích cực tới cung cầungoại tệ, tạo đà cho nền sản xuất trong nước phát triển Ngoài ra, xuất khâu còn làm

tăng hiệu quả của nền kinh tế băng việc tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh doanh thuận

lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của một quốc gia

+ Thứ ba, khi cà phê được xuất khẩu rộng rãi sẽ có tác động tích cực đến việc

giải quyết vấn đề việc làm cho người dân của quốc gia xuất khẩu và giúp tăng thunhập, cải thiện đời sống của người dân trong mọi lĩnh vực và ngành nghề Nó mở ra

cơ hội đê tạo ra thu nhập ôn định và tận hưởng cuộc sông.

16

Trang 28

- Đối với các doanh nghiệp:

Hoạt động xuất khâu cà phê là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vào thị trườngthé giới, gia tăng doanh thu và lợi nhuận của minh, các doanh nghiệp đều hướng đếncác hoạt động xuất khâu cà phê ra thị trường quốc tế, đây là cơ hội mở rộng thị trường,

mở rộng quy mô sản xuất và chiếm lĩnh thị trường Bên cạnh đó, xuất khâu hàng hóa

ra nước ngoài giúp doanh nghiệp giảm chỉ phí trên mỗi đầu sản phẩm do quy mô tăngtrong khi không phát sinh thêm chỉ phí ở một số hạng mục Đặc biệt, đối với cácdoanh nghiệp có hoạt động xuất khâu sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ cácđối tác, môi trường quốc tế, cho phép tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại và cácphương pháp marketing mới, sự hiểu biết hơn về các đối thủ nước ngoài (Troy,2019)

Ngoài ra, việc sản xuất cà phê xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút lao động

và tao ra thu nhập ôn định, đặc biệt có ý nghĩa cho vùng nông thôn Các doanh nghiệpxuất khẩu thông qua việc bán hàng ra thị trường quốc tế có khả năng tăng doanh số

và doanh thu, từ đó tạo ra thu nhập 6n định cho công ty và nhân viên Điều này cũng

tạo ra nguồn ngoại tệ cho nước xuất khẩu dé nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho

quá trình sản xuất hàng hóa và đáp ứng nhu cầu của thị trường Việc tham gia vào

kinh doanh quốc tế đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt,trong đó để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải liên tục nâng cao chất lượng

sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng mức giá cạnh tranh, tạo đà kích thích sự đôi

mới sáng tạo và phát trién của doanh nghiệp

1.2.2 Các yếu tô ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phêThứ nhất là chính sách thương mại

Chính sách thương mại là yếu quan trọng quyết định đến xu hướng xuất khẩuhàng hóa của một quốc gia, sự mở cửa của các quốc gia về hoạt động thương mại làyếu tô thúc đây hoạt động xuất khẩu của một quốc gia (Nên, 2020) Chính sách thươngmại nhằm xây dựng luật lệ giúp cho các công ty có khả năng dự đoán trước và đảmbảo an toàn cho mình Thành phần chính của chính sách thương mại là đãi ngộ tối

huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tính công khai và trao đổi ưu đãi Theo quan sát của

Hoekman & Kostecke (1995), chính sách thương mại là chính sách quốc gia dùng dé

17

Trang 29

phân biệt đối xử với các nhà sản xuất nước ngoài, theo đó các quốc gia được áp dụngchính sách thương mại thường là các quốc gia nằm trong khuôn khổ khu vực chunghoặc cộng đồng kinh tế chung, khi đó các hoạt động về thương mại quốc tế cũng sẽ

có sự phân biệt nhất định giữa các quốc gia tham gia và không tham gia

Thứ hai là lợi thé so sánh (thuế quan, hạn ngạch, )

Nguyễn Xuân Thiên (2018) đã kế thừa lý thuyết về lợi thế so sánh của David

Ricardo, theo đó mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khâu sản

phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không

có lợi thế so sánh Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hắn các nước khác

hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm thì

vẫn có thê và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tếbởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kémlợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác Băng cách tập trung vàochuyên môn hóa sản xuất và xuất khâu những sản phẩm mà nước đó có lợi thế sosánh, tong sản lượng sản pham trên thé giới sẽ tăng, từ đó mỗi quốc gia đều hưởnglợi từ hoạt động thương mại Điều này tạo cơ sở cho các quốc gia có thê giao dịch vàphân công lao động quốc tế với nhau Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loạithuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu Nhăm tạo nguồn ngân sách va quản lyhoạt động xuất khâu theo hướng có lợi cho nên kinh tế trong nước, Chính phủ cácnước đã áp dụng việc đánh thuế xuất khẩu, tuy nhiên thuế quan cũng gây ra một khoảnchi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùngtrong nước lại giảm xuống Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một

số mặt hàng nhăm hạn chế số lượng xuất khâu và bổ sung cho nguồn thu ngân sáchcủa các quốc gia Hạn ngạch được sử dụng như một công cụ chính dé kiểm soát hoạtđộng xuất và nhập khâu và là một phần của hàng rào phi thuế quan Công cụ này đề

cập đến quy định của nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hoặc một nhóm

hàng được phép xuất khâu trong một khoảng thời gian nhất định thông qua việc cấp

giấy phép Ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác, hạn ngạch nhập khẩu thường được

sử dụng nhiều hơn so với hạn ngạch xuất khâu Do đó, trong ngành nông sản và thủy

18

Trang 30

sản của Việt Nam, hạn ngạch xuất khẩu không có ảnh hưởng quan trọng đáng kể Cácgiới hạn xuất khẩu thường ít được áp dụng và không gây ra tác động lớn đến hoạtđộng xuất khẩu sản phẩm nông sản và thủy sản trong nước.

Thứ ba là các yếu tổ khác

Các yêu tô khác bao gồm điều kiện tự nhiên, chính sách tỷ giá và xu hướng

phát triển ngành hàng, quy mô nền kinh tế, ha tầng logistics, Mỗi một yếu tô

có một vai trò riêng và có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất khâu của một quốcgia, khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khâu hàng hóa, cácquốc gia sẽ có sự đánh giá, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm tối ưu hiệuquả kinh doanh, cụ thể:

+) Diéu kiện tự nhiên

- Khí hậu: Khí hậu là yếu tố quan trọng đối với việc trồng và phát triển cây caphê Cà phê thích hợp với môi trường khí hậu ấm áp và độ âm cao Các vùng có khíhậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thường có điều kiện lý tưởng cho trồng cây cà phê.Việt Nam, Brazil và Colombia là những quốc gia có khí hậu thuận lợi cho sản xuất

cà phê và là những nhà xuất khẩu hàng đầu

- Địa hình và đất đai: Địa hình và đất đai cũng ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu

cà phê Các vùng đất cao và đồi núi thường có điều kiện tốt cho trồng cà phê Arabica,trong khi đồng bằng và vùng đất thấp thích hợp với cà phê Robusta

- Da dang chủng loại cà phê: Sự đa dạng chủng loại cà phê trong một quốc gia

có thể ảnh hưởng đến xuất khâu Điều này cho phép cung cấp nhiều loại cà phê khác

nhau dé đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác nhau trên toàn cau

- Tổ chức sản xuất: Sự tổ chức sản xuất và quan lý cây cà phê cũng có thé ảnhhưởng đến xuất khẩu Các quốc gia có hệ thống sản xuất cà phê chuyên nghiệp vàhiệu quả thường có khả năng cung cấp cà phê 6n định về chat lượng và số lượng cho

thị trường xuất khâu

+) Chính sách ty gia

- Tỷ giá hối đoái: Ty giá hối đoái là ty giá chuyền đổi giữa đồng tiền của một

quôc gia sang đông tiên của quôc gia khác Nêu đồng tiên của quôc gia xuât khâu cả

19

Trang 31

phê giảm giá trị so với đồng tiền của quốc gia nhập khẩu, thì sản phẩm cà phê xuấtkhâu sẽ trở nên rẻ hơn đối với quốc gia nhập khẩu Điều này có thé làm tăng cạnhtranh và tăng khả năng xuất khẩu cà phê.

- Chính sách tỷ giá của quốc gia: Chính phủ có thể áp dụng chính sách tỷ giá

để can thiệp vào thị trường hối đoái và điều chỉnh giá trị đồng tiền của quốc gia

Chính sách này có thể nhằm tăng cường sự cạnh tranh của cà phê xuất khẩu bằng

cách làm giảm giá trị đồng tiền của quốc gia xuất khẩu, làm cho cà phê trở nên hap

dẫn hơn với giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế

- Biến động tỷ giá: Biến động tỷ giá hối đoái có thé tạo ra sự không 6n định

và không chắc chắn trong giá trị đồng tiền, ảnh hưởng đến giá trị cà phê khi đượcchuyên đổi sang đồng tiền của quốc gia nhập khẩu Điều này có thé ảnh hưởng đến

sự dự đoán giá cả và thậm chí làm suy giảm khả năng xuất khẩu cà phê

- Chính sách đồng tiền: Chính sách đồng tiền của quốc gia, chăng hạn như việctăng hoặc giảm lãi suất, có thé ảnh hưởng đến tỷ giá hồi đoái và giá trị đồng tiền củaquốc gia Những biến động này có thé tác động đến giá trị cà phê khi được chuyển

đổi sang đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của cà

phê xuất khẩu

- Chính sách hỗ trợ xuất khâu: Chính phủ có thể áp dụng các chính sách hỗ trợxuất khâu cà phê như giảm thuế xuất khâu, cung cấp các khoản tin dụng xuất khâuvới lãi suất ưu đãi hoặc thực hiện các biện pháp khác nhằm khuyến khích việc xuấtkhẩu cà phê

+) Xu hướng phát triển ngành hàng:

Từ việc nắm bắt xu hướng phát triển của ngành hàng, các quốc gia có kế hoạch

cụ thê nhằm điều tiết hoặc điều chỉnh danh mục sản phẩm hàng hóa xuất khẩu nhằm

đáp ứng nhu cầu của nước nhập khẩu, giảm lượng hàng tồn kho và nâng cao năngxuất cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước

+) Sự phát triển của hệ thống logistics:

Dịch vụ logistics (dịch vụ vận tải) đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ

trợ, kết nối va phát triển kinh tế-xã hội Với vai trò quan trọng suốt quá trình nhập

20

Trang 32

nguyên vật liệu, sản xuất hàng hóa, lưu thông và phân phối cho người tiêu dùng,logistics được coi là cột sống của hoạt động thương mại quốc tế Hội nhập dịch vụlogistics được hy vọng sẽ tăng cường liên kết giữa các ngành sản xuất trong từngquốc gia và kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới sản xuất khu vực Vì Vậy, VIỆC Cải

thiện chất lượng dịch vụ logistics là cần thiết để cải thiện chất lượng sản phẩm xuất

khẩu và tình hình xuất khâu ra thế giới

+) Yếu tố hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật dé cập tới các tiêu chuẩn của hàng hóa khi được nhập khâuvào một quốc gia Các tiêu chuan này định rõ các yêu cầu và thông số kỹ thuật màhàng hoá phải tuân thủ để được chấp nhận và phân phối trên thị trường trong nước.Các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra yêu cầu cụ thé mà các sản phẩm xuất khẩu phải đápứng trước khi được tung ra thị trường trong nước, có thé xuất phát từ chính phủ hoặc

cá nhân Điều này đảm bảo rằng hàng hoá nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn,chất lượng và tuân thủ quy định kỹ thuật của quốc gia đó Việc tuân thủ các tiêu chuẩnnày là cần thiết dé dam bảo sự bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời tạo điều kiện công

bang cho các nhà sản xuất trong nước

Các thông số kỹ thuật như các rào cản thương mại, gây khó khăn với các doanhnghiệp xuất khẩu, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau giữa các nước, nhữngnước phát trién như Mỹ và EU thì những tiêu chuẩn này cực kì khắt khe, khiến hànghóa xuất khẩu sang thị trường này phải đạt tiêu chuẩn cao hơn các thị trường khác

Mặc dù gồm nhiều tiêu chuẩn các quy định khác nhau nhưng hàng rào kỹ thuật trong

thương mại có thé được chia làm 3 nhóm chính với mục đích chung của hàng rào kỹthuật là đảm bảo an toàn, chất lượng và quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời tao

cơ hội công bang và cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thị trường quốc tế Thirnhất là các quy định về dịch bệnh và vệ sinh an toàn, đây là các quy định liên quan

đến sức khỏe con người và phòng ngừa dịch bệnh Các quốc gia có thể áp dụng cácquy định về kiểm soát dịch bệnh, yêu cầu về vệ sinh và an toàn trong sản xuất, vậnchuyền và tiêu thụ hàng hóa Các biện pháp này nhăm đảm bảo rằng hàng hóa nhập

khâu hoặc xuât khâu đáp ứng các tiêu chuan cân thiết liên quan dén sức khỏe va an

21

Trang 33

toàn của người tiêu dùng 7# hai là các biện pháp đối với người tiêu dùng, nhómnày liên quan đến các quy định và yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Cácquốc gia có thé đặt các quy định về thông tin sản phẩm, nhãn mác, quy định chấtlượng, kiểm định và chứng nhận dé đảm bảo rằng hang hóa đáp ứng các tiêu chuan

và yêu cầu an toàn, chất lượng và thông tin cho người tiêu dùng 7# ba là các biện

pháp thương mại, biện pháp này áp đặt nhằm bảo vệ và thúc đây lợi ích kinh tế của

quốc gia, có thê áp dụng các biện pháp như thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, các

quy định về xuất xứ và chứng nhận đề kiểm soát thị trường, bảo vệ ngành công nghiệptrong nước và tạo thuận lợi cho các sản phẩm trong nước

Bên cạnh các nhóm yếu tố chính tác động tới xuất khâu của một quốc gia ởtrên còn do các yếu tô khác như các yếu tố xã hội, các yếu tố chính trị - pháp luật, cácyếu tố về tự nhiên và công nghệ, yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuấtkhẩu, ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế vànhu cầu của thị trường nước ngoài

1.3 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do

a Khái niệm Hiệp định thương mai tự do (FTA)

- Khái niệm truyền thốngHiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốcgia hoặc vùng lãnh thé nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một sốnhóm mặt hàng nào đó băng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợicho trao đồi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên

- Khái niệm hiện đại Hiệp định thương mại tự do hiện dai (FTA hiện dai) hay Hiệp định thương mại

tự do thế hệ mới (FTA thế hệ mới) thường đi xa hơn phạm vi loại bỏ thuế quan, hàngrào phi thuế quan và bao gồm nhiều van đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổGATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định

Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợihóa thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, mua săm chính phủ, chính sách cạnh

22

Trang 34

tranh, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những van đề như dân chủ haychống khủng bó

Mỗi quốc gia có một quan điểm riêng về FTA, Hoa Kỳ cho rằng FTA là sựđàm phán giữa hai hay nhiều nước nhằm cắt giảm các hàng rào phi thuế quan và thuế

quan của các nước thành viên và vẫn sẽ áp dụng các mức thuế quan khác nhau đối

với các quốc gia khác nhau không phải là nước thành viên Còn theo quan điểm của

Singapore là một thỏa thuận pháp lý ràng buộc giữa hai hay nhiều nước với nhau dé

giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngthương mại giữa các quốc gia

Các khái niệm về FTA có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau tuy nhiêncác khái niệm đều bao hàm giá trị cốt lõi của hiệp định là một thỏa thuận giữa hai haynhiều nước nhằm tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng thông

qua việc cắt giảm thuế quan, tạo cơ hội cho hoạt động trao đôi hàng hóa dịch vụ giữa

các nước thành viên.

b Phân loại Hiệp định thương mai tự do (FTA)

Không có tiêu chí thống nhất hay định nghĩa chính xác dé phân loại các FTA

Trên thực tế, việc phân loại các FTA được thực hiện theo các tiêu chí thông dụng như

sỐ lượng thành viên hoặc theo mức độ tự do hóa

- Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia+ FTA song phương (BFTA): là loại FTA mà chỉ được ký kết bởi 2 nước, và

giá trị ràng buộc của hiệp định cũng chỉ có đối với hai quốc gia này Vì vậy, so với

các loại FTA khu vực hay hỗn hợp, quá trình đàm phán giữa các bên và việc đạt được

thỏa thuận cũng trở nên đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng hơn Đây đang là loại FTA

được ký kết nhiều nhất hiện nay, phát trién mạnh mẽ không chỉ về số lượng mà còn

cả chất lượng của cam kết Ví dụ: FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Nhật

Bản

+ FTA khu vực: là FTA có sự tham gia ký kết bởi nhiều nước thành viên (từ

ba nước thành viên trở lên), thường là các nước có vị trí địa lý gần nhau, trong cùng

một khu vực Mục đích của các quốc gia khi tham gia FTA khu vực là dé tăng cường,

23

Trang 35

đây mạnh trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khu vực thông qua việc loại

bỏ hoặc giảm giới hạn các rào cản thương mại như thuế quan, hạn chế nhập khẩu,quy định kỹ thuật, và các biện pháp phi thuế khác cũng như thắt chặt mối quan hệláng giềng thân thiết và nâng cao vị thế của mỗi thành viên trên trường quốc tế bằng

cách tạo dựng khung pháp lý và cam kết chung về thương mại giúp tăng cường sự tintưởng và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Ví dụ về FTA khu vực: NAFTA,

AFTA, EC

+ FTA hỗn hợp: là FTA được ký kết giữa một khu vực thương mại tự do (FTAkhu vực) với một nước, một số nước hoặc một khu vực thương mại tự do khác Việcđàm phán, ký kết FTA này rất khó khăn, phức tạp, tuy nhiên hiện nay, loại FTA nàycũng đang phát triển và dan trở nên phô biến hon Các Hiệp định thuộc loại này đangtăng lên rất nhanh về số lượng Ví dụ như: FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA),FTA Việt Nam - EU, EVFTA, FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA),

- Căn cứ theo mức độ tự do hóa:

Cách phân chia theo tiêu chí mức độ tự do hóa được World bank sử dụng đểphân chia các FTA thành: FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nướcđang phát triển

+ FTA kiểu Mỹ: FTA kiêu Mỹ thiết lập mức độ tự do hóa cao nhất Các FTAkiểu này đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa tất cả các lĩnh vực bao gồm ngành dịch

vụ Các nước này chỉ có thé lựa chọn cách mở cửa hơn nữa hoặc giảm thiểu tối đa

các rào cản về thương mại Việc thay đôi hiệp định hoặc đảo ngược điều khoản đã

cam kết dường như không thé xảy ra FTA kiểu Mỹ áp dụng quy chế MEN và NT, tat

cả các ngành đều phải mở cửa, trừ khi các bên có quy định khác đã được ghi rõ tronghiệp định Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một ví dụ điển hình vềFTA kiêu Mỹ

+ FTA kiểu châu Âu: FTA kiểu châu Âu có mức độ tự do hóa chỉ đứng sau

FTA kiểu Mỹ Các loại FTA kiểu này chỉ yêu cầu mở cửa các lĩnh vực mà các quốcgia tham thành viên đã thống nhất với nhau Hiệp định cam kết về tự do hóa thươngmại của EU là một điển hình cho lại FTA này Các nước thuộc khối liên minh châu

24

Trang 36

Âu khi ký kết hiệp định đã quyết định không đưa nông nghiệp vào các điều khoảncam kết Nông nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm và được tất cả các quốc gia bảo hộ.Mỗi nước theo đuổi một chính sách nông nghiệp riêng và có sự điều chỉnh dé phùhợp với nền kinh tế của mình Nếu đưa nông nghiệp vào cam kết sẽ ảnh hưởng đếnnền an ninh lương thực quốc gia cũng như đời sống của người làm nông nghiệp.

+ FTA kiểu các nước đang phát triển: FTA kiêu các nước đang phát triển cómức độ tự do hóa thấp nhất trong ba loại FTA Các cam kết tự do hóa thương mạihàng hóa được chú trọng nhiều hơn trong khi các quy định mở cửa trong lĩnh vực

dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ ít được đưa vào Điển hình cho loại FTA này là khu

vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

FTA kiểu các nước dang phát triển được cho là có tác ít mang lại ảnh hưởng nhất xét

theo mức độ tự do hóa.

c Tác động của FTA đến thương mại quốc tế

Theo Trung tâm WTO (2019), nội dung của Hiệp định thương mại tự do (FTA)

gồm có các cam kết về thương mại hàng hoá và các cam kết về một số lĩnh vực khác

như thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnhtranh, phát triển bền vững, lao động và môi trường Cụ thé như sau:

+ Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): thường là một danh mục

liệt kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một

số năm)

+ Quy tắc xuất xứ: bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ dé được hưởng

ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ

+ Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: gồm các cam kết ràngbuộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cắm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khâu, hàng

rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự VỆ

Tác động của FTA tác động đến thương mại quốc tế thông qua tác động tĩnh

và tác động động:

- Thứ nhất là tác động tĩnh

+ FTA tạo thương mại: Khi kỹ các FTA, các thành viên được hưởng ưu đãi,

trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan dẫn đến hàng hóa thông

25

Trang 37

qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí cao hơn.Điều này thúc đây hoạt động xuất nhập khâu nội khối và cũng vì vậy thúc đây quátrình chuyên dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước thành viênFTA Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế rất sâu trên nhiều hàng hóa vàdịch vụ nên tác động tạo thương mại càng mạnh, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra nhiều đi

liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh

+ FTA làm chuyển hướng thương mại: khi một trong các quốc gia tham gia

FTA, họ sẽ chuyền sang nhập khâu hàng hóa nội khối Điều này sẽ gây bắt lợi cho

các nước không phải là thành viên FTA Các nước nằm ngoài khuôn khô hiệp định

FTA có thé gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường của các quốc gia thànhviên do phải đối mặt với các rào cản thương mại và thuế quan cao hơn Về bản chất

là sự phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế Đây là hiệu ứng thúc đâycác quốc gia không là thành viên FTA đàm phan dé tham gia FTA hay ký các FTAmới Như vậy, khi một FTA được ký kết, nó sẽ có những tác động đến lợi ích cácquốc gia, và sẽ làm thay đổi chính sách của các quốc gia là thành viên cũng nhưnhững quốc gia không là thành viên của một FTA nào đó

- Thứ hai là tác động động

Trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng, tác động động chủ yếu đến từ việc

vượt qua việc xóa bỏ các rào cản thương mại ở mức độ biên giới và can thiệp vào các

rào cản phía sau biên giới Điều nay bao gồm các biện pháp dé giảm thiêu các rào cảnphi thuế như quy định kỹ thuật, quy tắc nguồn gốc, quy định an toàn, thủ tục hải quan,

và các rào cản phi tài chính khác Các tác động động chủ yếu nhất của FTA gồm:

+ Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô

+ Cạnh tranh, chuyên môn hoá sản xuất và tính hiệu quả

+ Thúc đây đầu tư

+ Các tác động khác: thúc đây tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền vững;tạo ra cơ hội hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô; tạo sức ép cải cách, hoàn thiện hệthống pháp lý

1.4 EVFTA và các quy định liên quan đến xuất khẩu cà phê

a Khái quát về EVFTA

26

Trang 38

Cuối năm 2009, sau khi không thành công trong kế hoạch đàm phán FTA

Asean - EU, EU đã chuyền sang đàm phán FTA với một số thành viên riêng lẻ của

ASEAN, trong đó có Việt Nam Tháng 10/2010 lãnh đạo Việt Nam và EU thống nhất

sẽ khởi động đàm phán FTA song phương sau khi hoàn tất các công việc kỹ thuật.Tháng 6/2012, tai Brussels (Bi), hai bên đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phanEVFTA, EVFTA là một hiệp định thương mại toàn diện phù hợp với các nguyên tắccủa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên Trước

và trong quá trình đàm phán, EVETA được kỳ vọng sẽ tạo cú hích tích cực cho hoạt

động xuất khâu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành có nhiều lợi thế cạnh tranh như

xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng may mặc

Việt Nam và EU đã trải qua 3 năm đàm phán với 14 vòng đàm phán chính thức

và nhiều phiên đàm phán giữa kỳ để chính thức ký kết tuyên bố kết thúc đàm phánvào ngày 1/12/2015, bắt đầu quá trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết hiệp

định Với kết quả này, Việt Nam và EU đã đạt được một bước tiến trọng yếu trong lộ

trình tăng cường quan hệ đối tác chính trị toàn điện và sâu sắc giữa Việt Nam và EU,

đặc biệt là quan hệ thương mại - đầu tư

Tháng 6 năm 2017, EVFTA hoàn thành rà soát ở cấp kỹ thuật

Tháng 9 năm 2017, EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo

hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) rakhỏi EVFTA thành một hiệp định riêng (IPA) do phát sinh một số vấn đề mới liênquan đến thâm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từngnước thành viên Do đó, trong lĩnh vực đầu tư, EVFTA chỉ đề cập đến van dé tự dohóa dau tu trực tiếp nước ngoài Quá trình đàm phan việc tách riêng EVFTA thànhhai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — EU (EVETA) và Hiệpđịnh Bảo hộ dau tư (IPA) được hoàn tat vào tháng 6 năm 2018, Việt Nam và EU

chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA và thống nhất

toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

27

Trang 39

Ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA, quyếtđịnh trình lên Hội đồng Châu Âu chấp thuận dé ký chính thức EVFTA và trình Nghịviện Châu Âu phê chuẩn.

Ngày 25/06/2019, Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký hiệp định

Ngày 30/06/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA,

đánh dấu mốc quan trọng trong hợp tác lâu bền giữa Việt Nam và EU Hiệp định được

kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp của cả Việt Nam và

EU, với 99% dong thuế được xóa bỏ cùng nhiều mặt hàng được hưởng lợi, góp phầnthúc đây đầu tư giữa hai bên

Ngày 21/01/2020, Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông quakhuyến nghị phê chuẩn EVFTA

Ngày 30/03/2020, Hội đồng châu Âu thông qua EVFTA

Ngày 08/06/2020, Nghị quyết phê chuân EVFTA đã chính thức được Quốc

hội thông qua với tỷ lệ 100% đại biểu tham gia biêu quyết tán thành

Sau gần 10 năm tiến hành đàm phán, ký kết và thông qua, ngày 01/08/2020,

EVFTA chính thức có hiệu lực thi hành Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19đang tác động tiêu cực tới nên kinh tế toàn cầu, EVFTA được cả doanh nghiệp Châu

Âu và Việt Nam kỳ vọng là cú hích lớn cho xuất khâu mỗi bên, hỗ trợ thúc đây nên

kinh tế tăng trưởng

Có thể thấy, EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảocân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch vềtrình độ phát triển giữa hai bên Việc EVFTA đi vào thực thi sẽ mang tới những lợiích to lớn cho thương mại hai bên, đặc biệt tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đây xuấtkhẩu các ngành chủ lực như nông sản, thủy sản, hàng may mặc, đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam cùngvới cơ hội tiếp nhận công nghệ chuyền giao tiên tiễn trên thế giới

Theo đó, Hiệp định bao gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bảnghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là thương mại hàng hóa (gồm các quy định

chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa

thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật trong

28

Trang 40

thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửathị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, muasắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây

dựng năng lực, các van đề pháp lý - thé chế

b Những cam kết chính trong EVFTA

- Thuong mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam sang EU, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khâu đối

với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang EU bắt đầu ngay khi hiệp định được ký kết Các mức thuế sẽ giảm dầntheo thời gian, theo đó, sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ

thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khâu

của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dànhcho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% Nhưvậy, có thể thấy gần 100% kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa

bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngăn Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất

mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết Lợi ích này đặcbiệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta

hiện nay.

Đối với hàng xuất khâu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngaykhi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhậpkhâu)

+ Sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khâu từ

EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu

+ Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm99,8% kim ngạch nhập khâu) Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU,Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạnngạch thuế quan theo cam kết WTO

29

Ngày đăng: 08/10/2024, 11:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN