Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí MinhHIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU EVFTA TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM Tóm tắt: Hiệp định T
Trang 2KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH BẢO HỘ ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG
VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU
ĐẾN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
NĂM 2021
Trang 3Hội thảo Khoa học ngành Luật
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1 THE REQUIREMENTS OF FUNDAMENTAL BREACH IN THE BUYER’S RIGHT TO AVOID THE CONTRACT UNDER CONTRACTS FOR INTERNATIONAL SALE OF GOODS 1980 (CISG) AND INTERPRETATIONS FROM THE COURTS
LLM Pho Hung Binh, PhD Trần Duy Thi, PhD Pham Kim Anh 4 THE ESTABLISHMENT OF PROTECTION MECHANISM FOR SCENT MARKS IN
VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION
LLM Bui Thi Hong Ninh*, PhD Nguyễn Bá Sơn*, LLB Nguyen Thi Duyen*, LLB Ho Thien Khiem* 16 ELIMINATING FORCED LABOUR IN VIETNAM TO OBTAIN CONCREATE
DEVELOPMENT IN THE SCOPE OF EVFTA
Nguyễn Hoàng Phương Nguyên 22
AN URGE TO PERFECT VIETNAM LEGAL SYSTEM TO ENSURE EFFECTIVE
IMPLEMENTATION OF INVESTOR – STATE DISPUTE SETTLEMENT PROCEEDING UNDER EUROPEAN VIETNAM INVESTMENT PROTECTION AGREEMENT
LLM Nguyễn Nam Trung, PhD Trần Duy Thi, PhD, PhD Phạm Kim Anh 28 TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ VỚI CHÍNH PHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO HIỆP ĐỊNH BẢO HỘ ĐẦU TƯ ĐƯỢC KÝ KẾT GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVIPA)
Lương Khải Ân 36 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA)
PGS TS Bành Quốc Tuấn, ThS Nguyễn Viết Tú,ThS Trịnh Tuấn Anh 42 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
TS Nguyễn Ngọc Anh Đào 47 ĐỐI SÁNH MỘT SỐ KHÁC BIỆT PHÁP LÝ KHI VIỆT NAM THỰC THI HIỆP ĐỊNH EVFTA ThS Vũ Anh Sao, TS Nguyễn Bá Sơn, TS Trần Thanh Hương 55 MẬU DỊCH BIÊN GIỚI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG TẦM TỪ HÌNH THỨC TIỂU NGẠCH LÊN CHÍNH NGẠCH ĐỂ HÀNG VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
PGS TS Bành Quốc Tuấn, ThS Nguyễn Viết Tú, ThS Trịnh Tuấn Anh 61 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH NỘI LUẬT CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI VIỆT NAM
TS Nguyễn Đức Vinh, PGS TS Ngô Quốc Chiến 65 MỘT SỐ BẤT CẤP CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO LIÊN KẾT VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU ThS Đoàn Thanh Vũ, ThS Nguyễn Thị Dung 73 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ UỶ THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI
PGS TS Bành Quốc Tuấn* ThS Chu Thị Thơm** 79
Trang 4Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO NÔNG SẢN TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM- EU (EVFTA)
TS Bùi Thị Hằng Nga* 89 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
NCS Nguyễn Văn Đắng 99 PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KỶ NGUYÊN KINH TẾ SỐ
TS Đào Mộng Điệp, Trương Thị Bích Hạnh 109
ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA CISG ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI CÁC TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
ThS Phan Trí Dũng 117 PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
LS Nguyễn Thị Mỹ Dung, TS Nguyễn Sơn Hà 124 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA NGƯƠI TIÊU DÙNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TS Nguyễn Thị Thu Trang 131
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HIỆP ĐỊNH BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVIPA)
Nguyễn Đình Huy, Giản Thị Lê Na 141 PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ThS Vũ Anh Sao, ThS Nguyễn Nam Trung 148
Trang 5Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Tóm tắt: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có những quy định mới, khắt khe về bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần giải quyết những lo ngại về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam từ phía các doanh nghiệp châu Âu; đồng thời, đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu phải tìm hiểu rõ, có những phương án chuẩn bị tốt nhất để có thể tận dụng các lợi thế và hạn chế các tác động tiêu cực mà các quy định đó mang lại Trong phạm
vi bài viết tác giả trình bày một số nội dung chủ yếu của EVFTA liên quan tới thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật sở hữu túi tuệ ở Việt Nam; giải pháp hoàn thiện pháp luật
sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ký kết Hiệp định EVFTA
Từ khóa: Sở hữu trí tuệ; Hiệp định EVFTA
1 Đặt vấn đề
Hiệp định EVFTA sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế - pháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ
dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới…
Bên cạnh đó, những điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp được hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo Đây là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệ và tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam
2 Một số nội dung chủ yếu của EVFTA liên quan tới thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 30-6-2019, EVFTA giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã được ký kết tại Hà Nội, kết thúc quá trình đàm phán kéo dài và đánh dấu mốc lịch sử trong quan hệ đối tác giữa hai nền kinh tế Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, là sự kiện quan trọng, mở ra cơ hội phát triển thương mại mới giữa Việt Nam và EU, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu Các doanh nghiệp và công dân của cả EU và Việt Nam sẽ không chỉ được hưởng các khoản giảm trừ thuế quan mà còn được hưởng nhiều khoản giảm trừ phi thuế quan trong thương mại Quan trọng hơn, đây là một bước tiến lớn để EU bảo đảm và tăng cường quan hệ đối tác với Đông Nam Á, cũng như để Việt Nam tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Trong xu hướng kinh tế quốc tế mạnh mẽ, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được ký kết và triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam, cùng với đó sở hữu trí tuệ trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các hiệp định này Đồng thời, sở hữu trí tuệ cũng là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong quá trình xem xét môi trường, thể chế đầu tư của Việt Nam
Vấn đề sở hữu trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý, được đánh giá là một trong những vấn đề khó đàm phán nhất trong EVFTA và Chương 12 của Hiệp định này quy định về sở hữu trí tuệ với nhiều cam kết về tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng là một trong những chương có dung lượng lớn nhất trong toàn bộ nội
Trang 6Hội thảo Khoa học ngành Luật
dung của Hiệp định Lý do bởi EU là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới, do đó có nhu cầu tăng cường bảo hộ cũng như thực thi việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ EU cũng đồng thời có chế độ bảo hộ đặc thù đối với chỉ dẫn địa lý và rất chú trọng việc bảo hộ loại quyền sở hữu trí tuệ Còn về phía Việt Nam, thông qua Hiệp định này, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận các sản phẩm
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có những quy định mới, khắt khe về bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần giải quyết những lo ngại về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam từ phía các doanh nghiệp Châu Âu Chương Sở hữu trí tuệ của EVFTA bao gồm 63 điều và 2 phụ lục (Danh mục các chỉ dẫn địa lý và Danh mục nhóm sản phẩm) Nội dung chính của chương này bao gồm các cam kết về các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế,
thực thi quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, phần nhiều trong số các cam kết này cơ bản nhắc lại các nội dung
Nhìn chung, về quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ EVFTA, Việt Nam đã cam kết bảo hộ ở mức
mức cao hơn so với quy định của TRIPS Tuy nhiên, EU đòi hỏi cao hơn cả Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt liên quan tới các sản phẩm nhạy cảm như
Cam kết về quyền sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành Một số nét chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:
- Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 nước thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường EU
- Về nhãn hiệu, hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc phải
có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận; đồng thời, cho phép chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực
sự trong vòng 5 năm
- Về thực thi, Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc trong Hiệp định này bảo đảm dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao không chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà còn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP)
225Đông Nghi: “Nhận diện thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia EVFTA”, https://doanhnhanviet.news/chuyen-dong-kinh-te/nhan-dien-thach-thuc-trong-thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue-khi-tham-gia-evfta-5984.html
226 Nguyễn Như Quỳnh, “Cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Trips và một số gợi ý cho các quốc gia thành viên WTO”), http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207920
227 WTO Center - VCCI: “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tóm tắt Chương 12 - Sở hữu trí tuệ”, http://trungtamwto.vn/pdfviewer/19660/tom-tat-chuong-12-evfta.pdf
228 Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU về sở hữu trí tuệ, Nxb Công thương, Hà Nội, 2016, tr 21
229 Phan Quốc Nguyên: “Sở hữu trí tuệ Việt Nam dưới góc nhìn tham chiếu với EVFTA”, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3202/so-huu-tri-tue-viet-nam-duoi-goc-nhin-tham-chieu-voi-evfta.aspx
Trang 7Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
3 Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật SHTT ở Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật SHTT ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc Theo đánh giá, hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHTT của Việt Nam không những đạt chuẩn tối thiểu của WTO mà còn đạt tiêu chuẩn cao hơn theo Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, có thể sánh với các nước tiên tiến trong khu vực và đang hướng tới các chuẩn mực tiên tiến của thế giới theo các cam kết trong các FTA thế hệ mới về các tiêu chí có lợi cho chủ sở hữu
SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này
và các Luật khác có liên quan như Luật Khoa học và công nghệ, Luật Hải quan, Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam cũng là thành viên của các điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất về SHTT như Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT trong khuôn khổ các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới… Pháp luật Việt Nam bảo hộ các loại đối tượng quyền SHTT đa dạng, bao gồm: (1) các đối tượng của quyền tác giả (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng), (2) các đối tượng của quyền
sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, và (3) các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng (giống cây trồng mới) Pháp luật hiện hành quy định rõ các điều kiện bảo hộ đối với từng loại đối tượng quyền SHTT, cơ chế xác lập quyền, nội dung quyền, giới hạn quyền, cơ chế bảo vệ và thực thi quyền và các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT Hiện nay, sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung quan trọng tại các diễn đàn kinh tế quốc tế cũng như trong các hiệp định thương mại tự do trên thế giới Trong đó phải kể đến, hai hiệp định thương mại tự do rất quan trọng gần đây mà Việt Nam tham gia ký kết là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA thì vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung được quan tâm và mang ra thảo luận
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này kể từ khi Bộ luật Dân sự được ban hành năm 1995 trong đó sở hữu trí tuệ đã là một chương trong Bộ luật Dân sự; với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, đặc biệt kể từ khi Đảng và Nhà nước ta xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 2005 Luật Sở hữu trí tuệ đã được tách
ra thành một đạo luật riêng
Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 cho thấy, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của lĩnh vực sở hữu trí tuệ Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ phải đồng bộ ở tất cả các khâu: sáng tạo, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Trong đó, việc khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề ngày càng “nóng”, mang tính thời sự không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề của quốc tế
Ví dụ: Tranh chấp thương thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang làm nền kinh tế thế giới chao đảo, bất ổn định cũng có một phần nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp về sở hữu trí tuệ Những sự kiện gần đây ở Việt Nam trong gian lận thương mại thuộc lĩnh vực hàng hóa điện tử như vụ việc ASANZO cũng có dấu hiệu của vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ (SHTT)
230 Báo cáo của Cục SHTT tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 29/9/2016 Xem: http://www.bacninh.gov.vn/web/so-tu-phap/news/-/details/22549/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-viet-nam-phai-vuon-len-thu-2-asean-ve-so-huu-tri-tue
Trang 8Hội thảo Khoa học ngành Luật
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), trong nhiều năm qua, ngành Khoa học và Công nghệ đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng, đổi mới cơ chế, chính sách và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, nhiệm vụ thực thi pháp luật về SHCN nói chung và hoạt động thực thi quyền SHCN nói riêng đang tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức đối với lực lượng thực thi quyền SHTT
Thực tế hiện nay cho thấy, các hành vi sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHCN tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp Các mặt hàng giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức Trong khi nhận thức của người tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ, nên việc phân biệt hàng thật – hàng giả đang trở nên khó khăn đối với người tiêu dùng Các lực lượng chức năng chưa đủ mạnh ngang tầm nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh bảo vệ quyền SHTT Hơn nữa, phương thức sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các mặt hàng vi phạm về SHCN ngày càng trở nên tinh vi, có tổ chức liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia và đa dạng, phomg phú về hình thưc, chủng loại nên rất khó phát hiện, xử lý đối với các cơ quan thực thi
Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tiếp nhận 1344 đơn khiếu nại (tăng 54% so với năm 2019), gồm 23 đơn khiếu nại đối với sáng chế, 03 đơn khiếu nại đối với giải pháp hữu ích, 31 đơn khiếu nại đối với kiểu dáng công nghiệp, 1281 đơn khiếu nại đối với nhãn hiệu quốc gia và 06 đơn khiếu nại đối với nhãn hiệu quốc tế Cục đã ban hành 1154 thông báo thụ lý (tăng 70% so với năm 2019)
Số lượng đơn khiếu nại đã được Cục SHTT giải quyết là 926 đơn (tăng 3,6% so với năm 2019), gồm 43 đơn khiếu nại đối với sáng chế, 07 đơn khiếu nại đối với giải pháp hữu ích, 08 đơn khiếu nại đối với kiểu dáng công nghiệp, 752 đơn khiếu nại đối với nhãn hiệu quốc gia và 116 đơn khiếu nại đối với nhãn hiệu quốc tế
Đồng thời, Cục đã nhận được 430 đơn đề nghị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực cho 441 văn bằng bảo hộ (tăng 1,2% so với năm 2019) và xử lý được 106 đơn (giảm 48,8% so với năm 2019)
Thực hiện theo quy trình giải quyết khiếu nại lần hai, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đối thoại với người nộp đơn trong quá trình giải quyết khiếu nại Cục đã tham gia đối thoại 24 vụ khiếu nại trong thủ tục xác lập quyền SHCN do Thanh tra Bộ KH&CN tổ chức, trong đó có nhiều vụ khiếu nại, tranh chấp về quyền SHCN có độ phức tạp cao như các sáng chế “Phương pháp chuyển giới tính tạm thời ở tôm càng xanh”, “Trạm biến áp một cột”, “Hệ thống xử lý khói thải của lò đốt xác”; kiểu dáng công nghiệp
“Hào kỹ thuật”, nhãn hiệu của Công ty Hyundai Aluminum Vina, nhãn hiệu Cu đơ Thư Viện, nhãn hiệu kita’s, nhãn hiệu PMA, nhãn hiệu của Công ty Ajinomoto, nhãn hiệu “Đất Xanh, “Trung Nguyên” và “G7”, v.v
Đối với công tác phối hợp trong hoạt động thực thi, Cục đã tiếp nhận và xử lý công văn đề nghị cung cấp ý kiến chuyên môn của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ là Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và Hải quan với tổng số 184 vụ việc (sáng chế: 04 vụ việc; kiểu dáng công nghiệp: 02 vụ việc; nhãn hiệu: 178 vụ việc)
Cục đã cử cán bộ tham gia và trình bày ý kiến tại các cuộc họp của Hội chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, Tổng Cục Quản lý thị trường; làm việc với Cơ quan thực thi (Hải quan, Thanh tra Khoa học công nghệ các cấp, Quản lý thị trường, Công an kinh tế) trong việc cung cấp thông tin, trình bày quan điểm nhằm đảm bảo hoạt động thực thi quyền Đại diện của Cục đã tham gia 04 vụ kiện hành chính tại Tòa
án, trả lời 24 công văn của Tòa án, tham dự 08 phiên xét xử hoặc hòa giải của người nộp đơn, bên thứ ba
Trang 9Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
liên quan, hoặc là bên liên quan đối với các quyết định hành chính đã ban hành của Cục tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, công tác thanh tra, xử lý về SHTT tại Thanh tra Bộ KH&CN cho thấy, các hành vi vi phạm tập trung chủ yếu là: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHCN trên hàng hóa, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, gần đây đang xuất hiện ngày càng nhiều hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong tên doanh nghiệp, tên thương mại; hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên mẫu nhãn, kiểu dáng bao bì sản phẩm và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến đăng ký sử dụng tên miền trên internet
Về phương thức vi phạm, trong những năm gần đây, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển dịch từ tiếp thị, phân phối theo phương thức truyền thống sang hình thức thương mại điện tử (thông qua các trang bán hàng trực tuyến, website bán hàng và đặc biệt là các trang mạng xã hội Facebook, Zalo) Vi phạm trên internet là “không có biên giới, không có rào cản địa lý” Do đó, việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi đội ngũ công chức, thanh tra viên làm công tác, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm phải không ngừng được tăng cường về số lượng, nâng cao về nghiệp vụ, trình độ chuyên, kỹ năng và kinh nghiệm cũng như đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, vào cuộc đồng bộ, thống nhất của liên ngành từ Trung ương đến địa phương
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, Thanh tra Bộ KH&CN chịu sức ép rất lớn về các việc xâm phạm quyền SHTT mà các cơ quan chức năng, thậm trí các lực lượng chức năng (quản lý thị trường, công an,…) ở Trung ương và địa phương hầu như chưa có khả nắm bắt và xử lý các vi phạm về SHTT như: xâm phạm về sáng chế, tên miền, tên doanh nghiệp và trên môi trường mạng (INTERNET)
Từ thực tế công tác và định hướng chiến lược có thể thấy rằng, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan và giữa Trung ương với địa phương là một trong những chìa khóa quan trọng trong thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT tại Việt Nam, giúp phát huy sức mạnh, nguồn lực của tập thể của toàn lực lượng
4 Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Theo kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết về SHTT trong Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EU (EVFTA) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố tháng 7/2016, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam đã cơ bản tương thích với yêu cầu của EVFTA; một số ít nội dung chưa tương
(MFN) được nhấn mạnh trong EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải đối xử với các chủ thể EU ở mức tốt nhất theo các cam kết EVFTA Do đó, để thực thi các cam kết EVFTA về SHTT thì cũng đồng thời phải điều chỉnh, sửa đổi pháp luật SHTT Việt Nam tương thích với các cam kết trong EVFTA Mặc dù tại thời điểm hiện nay, chưa thể dự đoán EVFTA có được các nước thành viên phê chuẩn hay không, nhưng trong tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc hoàn thiện pháp luật SHTT theo các tiêu chuẩn tiên tiến của EVFTA vẫn rất cần thiết Việc đàm phán, ký kết EVFTA cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam nhìn lại hệ thống pháp luật SHTT của mình, nhận diện những khoảng trống và học hỏi được những giải pháp pháp lý mà EVFTA cung cấp - thực chất chính là kinh nghiệm lập pháp từ các nước có hệ thống pháp luật SHTT Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể được xem là một bộ tiêu chuẩn mới về lập pháp trong lĩnh vực SHTT, chứa đựng các tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn và chi tiết, đầy
đủ hơn so với Hiệp định TRIPS, vì vậy có giá trị tham khảo đối với các nước đang phát triển như Việt Nam
231 Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU về SHTT, Nxb Công thương, Hà Nội, 2016, tr 21.
Trang 10Hội thảo Khoa học ngành Luật
trong quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
nước đang phát triển về kéo dài thời hạn bảo hộ đối với một số đối tượng SHTT, về tăng cường bảo hộ đối với sáng chế và dữ liệu thử nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm và lĩnh vực hóa nông…, Việt Nam có thể học hỏi, tiếp thu được các chuẩn mực tiên tiến về bảo hộ quyền SHTT của thế giới từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới nói chung
Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT trong TPP và EVFTA và xuất phát từ thực trạng pháp luật SHTT Việt Nam, theo tác giả cần hoàn thiện một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Khi nền kinh tế dựa trên tri thức và công nghệ càng phát triển, tất yếu sẽ xuất hiện càng nhiều các đối tượng SHTT mới cần được bảo hộ Đối với nhãn hiệu, hiện nay pháp luật Việt Nam mới chỉ bảo hộ các
bước mở rộng phạm vi bảo hộ sang các nhãn hiệu không nhìn thấy được như nhãn hiệu âm thanh, nhãn
thống này Ví dụ, Luật Nhãn hiệu Trung Quốc sửa đổi năm 2013 (có hiệu lực từ 1/5/2014) đã xóa bỏ điều kiện nhãn hiệu phải là dấu hiệu “nhìn thấy được” và chính thức ghi nhận nhãn hiệu âm thanh có thể được
là những giải pháp đã được biết đến nếu như chúng được sử dụng theo một cách mới hoặc là phương pháp
Việt Nam hiện hành chỉ bảo hộ kiểu dáng tổng thể bên ngoài của sản phẩm mà không bảo hộ kiểu dáng
sửa đổi trong Luật SHTT
Thứ hai, cần quy định các chế tài đủ mạnh đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Để thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả, pháp luật SHTT Việt Nam cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để quy định các chế tài đủ mạnh đối với hành vi xâm phạm quyền Về chế tài dân sự, ngoài chế tài buộc bồi thường thiệt hại thực tế và lợi nhuận của bên xâm phạm, cần có quy định về bồi thường thiệt hại theo luật định (statutory damages) trong những trường hợp khó xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại theo luật định này phải đủ lớn để bảo đảm tính răn đe Đối với hành vi xâm phạm cố ý thì tòa án cần có quyền buộc bên xâm phạm phải trả một khoản tiền bồi thường bổ sung (additional damages), bao gồm cả các khoản bồi thường mang tính chất trừng phạt, răn đe (punitive damages, hay exemplary
quyền tối thiểu là 750 USD trên 1 tác phẩm và tòa án có thể quyết định tới mức 30.000 USD trên 1 tác phẩm, nếu là vi phạm cố ý thì mức này tối đa là 150.000 USD trên 1 tác phẩm Điều 68 Dự thảo sửa đổi,
bổ sung Luật Sáng chế Trung Quốc cũng quy định tăng mức bồi thường thiệt hại luật định tối đa do xâm phạm quyền đối với sáng chế từ 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 155.000 USD) lên 5 triệu nhân dân tệ
232Xem: Không TPP, áp lực cải cách sẽ càng mạnh mẽ, http://baodautu.vn/khong-tpp-ap-luc-cai-cach-se-cang-manh-me-d55249.html, truy cập ngày 05/3/2021.
233 Khoản 1 Điều 72 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019)
234 Điều 18.18 TPP: “Không Bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần Ngoài ra, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương.”
235 Điều 8 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 2013 Xem: http://www.chinaiplawyer.com/full-text-2013-china-trademark-law/
236 Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
237 Điều 18.37 TPP: mỗi Bên khẳng định rằng bằng sáng chế cho các phát minh được tuyên bố ít nhất một trong các điều sau: cách sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết, phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết, hoặc quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã được biết.
238 Điều 18.55 TPP Trung Quốc cũng đang xem xét sửa đổi luật để mở rộng phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với kiểu dáng một phần sản phẩm Xem Điều 2 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Sáng chế Trung Quốc, http://www.ipwatchdog.com/2015/12/18/chinese-patent-law-amendments-proposed/id=63981/
239 Khoản 6-9 Điều 18.57 TPP