1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đông phương học: Giáo dục tiếng Hàn trong các trường THCS tại Hà Nội: Thực trạng, vấn đề và giải pháp

94 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục tiếng Hàn trong các trường THCS tại Hà Nội: Thực trạng, vấn đề và giải pháp
Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Châu Á học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 25,15 MB

Nội dung

Trong quá trình tổng hợp và phân tích tài liệu bản thân nhận thấycác học giả chủ yếu quan tâm đến hai khía cạnh của giáo dục tiếng Hàn: Một là nghiêncứu phương pháp giáo dục tiếng Hàn; h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

NGUYÊN NGỌC QUỲNH TRANG

GIÁO DỤC TIENG HAN TRONG CÁC TRƯỜNG THCS TẠI HÀ NỘI:

THUC TRANG, VAN DE VÀ GIẢI PHÁP

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

NGUYEN NGỌC QUỲNH TRANG

GIAO DỤC TIENG HAN TRONG CÁC TRƯỜNG THCS TẠI HÀ NỘI:

THUC TRẠNG, VAN DE VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Châu Á học

Ma số: 8310608.01Can bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Thi Thu Giang

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS Lê Thị Thu Giang Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tàinay là trung thực và chưa công bồ dưới bat kỳ hình thức nào trước đây Những số liệutrong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ

các nguôn khác nhau, minh bạch trong nguôn tài liệu trích dân.

Nêu phát hiện bat cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong những năm hoc vừa qua, em

đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tâm của TS Lê Thị Thu Giang Em xin gửi

tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân

viên Khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm trên giảng đường

đại học và cao học.

Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,

khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và quá trình thực hiện

luận văn này.

Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luậnvăn chắc chan còn nhiều thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp

của thay, cô và các bạn đê em có được cái nhìn sâu sac hơn về vân dé này.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 5

MỤC LỤC

390,070 7Š 7 ` 7

1 Lý do chọn dé tài - ¿5e St 1211211215 211111111111 2111.1111111 7

2 Mure dich nghién tru 0 10

3 Nhiệm vụ nghiÊn Ct 0 ce eececscceseeeeeesceeseeeseceeeseeeaeceaeceeeeaeceaeceaeceeeeeeaeeeeesaees 10

4 Đối tượng nghiên COU eececcsscssessecsessessessessessessesecsessessessesscssessesesessessessesseeseeees 10

5 Pham ¿02 an ae 10

6 Phương pháp nghiÊn CỨU - - G2 3.13313211313931 151 1E 111111 1 ng ngư 11

7 Lich sử nghiên cứu vấn d6 0 cccccccccccssessessesssessessessecsecssessessecsscssessessessssessseesecaes 12l9 6 na oa 17

CHUONG I: BOI CANH TRIEN KHAI ĐÀO TẠO TIENG HAN BAC THCS TẠI

2 2 Chương trình dao tạo và kết qua đảo tạo :-©:¿©c2+cz+ckerxerErrxerxerrerree 47

2.3 Sach giáo khoa va tài liệu phục vụ đào tạO - - c2 vn re 54 2.4 DOl 0à sàn ố ố 56

Tiểu kết - 2° E+.e4EESE HEEHHE.401 11711401 E11771444 EE7771441 EE1721441 EE77214410E17721481prrrrrre 58

CHƯƠNG 3: MỘT SO ĐÁNH GIÁ VA ĐÈ XUAT GIẢI PHÁP CHO HOẠT DONG

GIÁO DỤC TIENG HAN BAC THCS - 5-2 s£ s£ 5£ s£Es2ESs£EseEssEsserserssersersee 59

3.1 Một vài đánh giá về quá trình dao tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Hà Nội 59

3.1.1 Những thuận lợi trong quá trình đào tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Hà

h8 Na 59

Trang 6

3.1.2 Những khó khăn trong quá trình đào tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Hà

NOU JNNaIAỔẢẢỶŸẲŸỶẮỒỶẮẮÕẮ 67

3.2 Một vài đề xuất cho việc day và học tiếng Hàn bậc THCS tại Hà Nội 72

3.2.1 Xuất bản và da dạng hoá các bộ sách giáo khoa và sách bồ trợ Tiếng Hàn

tiếng Han có tính định hƯỚng cv HT HH TH HH ng Hy 77

3.2.5 Xây dựng các cơ chế quản lý, hỗ trợ phù NOP cesecseecsesssesssessesssesssesssessesssessves 78

Tiểu kết sssesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscsssesssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssessessees 79 KET LUAN 0 ~ Ô Ô.Ô.Ô.ÔỎ 82 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - °°©££EE©££+£££22vs 84

PHU LUC eesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssssssssesssssssees 90

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

*Tiếng Việt

1 Trung học phổ thông

2 Trung học cơ sở

3 Đại học Ngoại ngữ

4 Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

6 Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

7 Thành phố Hồ Chí Minh

8 Bộ Giáo dục và Đào tạo

9 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

10 Ủy ban nhân dân

4 Free Trade Agreement FTA

5 Viet Nam — Korea Free Trade WVKFTA

Agreement

6 European Union EU

7 Korea Foundation KF

8 Korea International KOICA

Chir viét tatTHPT

THCS

DHNN DHQGHN ĐHKHXH&NV ĐHQG HCM

TP HCM

Bộ GD&DT

KNLNNVN UBND

TP

Tên tiếng Việt

Hỗ trợ phát triển chính thức

Quỹ hợp tác phát triển kinh tế

Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á

Hiệp định thương mại tự do Hiệp định thương mại tự do

Việt Nam — Hàn Quốc

Liên minh châu Âu

Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn

Trang 8

King Sejong Institute

Foundation Korea Institute of Science and Technology

Vietnam - Korea Institute of

Science and Technology Organization for Economic Cooperation and Development United Nations Educational,

Scientific and Cultural Organization

Trung tâm King Sejong

Viện Khoa học và Công nghệ

Hàn Quốc

Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam — Hàn Quốc

Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Văn hóa của Liên Hợp Quôc

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1 Thống kê số lượng du học sinh Hàn Quốc đến du học tại Việt Nam

và Chau A từ năm 2016 đến năm 202 1 -c¿-©++++++++rtrvvesrrrerrr

Bảng 2 Số sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đăng đào

tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học trên cả nước năm 202 1 - -««

Bảng 3 Bảng theo dõi tình hình hợp tác đào tạo giữa các Trung tâm ngoại

ngữ với các Trường THCS quận Long Biên 555cc s+ss+sssers

Bảng 4 Số trường THCS đảo tạo tiếng Hàn như ngoại ngữ 2 ở thành phố

Bảng 5 Các trường đào tạo tiếng Hàn và tiếng Nhật ở quận Long Biên năm

học 2022-2022 - LH 91919111 HH HH nh Ti nh HH Hư rà

Bảng 6 Quy mô đào tạo tiếng Hàn ngoại ngữ 2 của một số trường THCS tại

quan Long Biên năm học 2021 — 222 55 22+ +32 + £+*EEsexreeeeerrseres

Bảng 7 Bảng thống kê số lượng các lớp theo khối tại các trường THCS đào

tạo tiếng Hàn ở quận Long Biên - 2 2© E+SE+EE+EE£EE2EE£EEEerEerkerkerxee

Bang 8 Về kỹ năng ngôn ngữ cần đạt theo Thông tư 32/2018/TT- BGD

Bảng 9 Kết quả học tập môn tiếng Hàn của học sinh một số trường THCS

trên địa ban quận Long Biên năm học 2021- 2022 ‹++-«++s+++2

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình ảnh 1 Sách giáo khoa tiếng Hàn ngoại ngữ 2 của trường Phan Chu

Hình anh 2 Không khí sôi nổi trong lớp học tiếng Hàn tại trường THCS

Phan Chu Trinh - - c2 2221 se

Trang 11

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày 22/12/1992, Hàn Quốc và Việt Nam chính thức ký tuyên bố chung thiết lập

mối quan hệ ngoại giao Tháng 3/1993, Việt Nam chính thức mở Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc Năm 2001, mối quan hệ giữa hai nước được nâng tầm thành quan

hệ đối tác toàn diện Đến năm 2009, hai nước một lần nữa nâng cấp mối quan hệ trở

thành đối tác hợp tác chiến lược Tháng 12/2022, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Hàn Quốc, Chính phủ hai nước đã có nhữnghoạt động tích cực nhằm nâng cấp mối quan hệ của hai nước lên tầm đối tác chiến

lược toàn diện, mở ra những chương hợp tác mới, cao hơn va sâu rộng hơn giữa hai

nước [25] Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nướcđứng đầu về đầu tư tại Việt Nam, đứng thứ hai về ODA (sau Nhật Bản), đứng thứ ba

về thương mại (sau Trung Quốc và Liên minh Châu Âu EU) Tính đến tháng 5/2023,Hàn Quốc là đối tác hàng đầu với 9.666 dự án và gan 81,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 18,2%tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài [21] Mối quan hệ hợp tác giữa HànQuốc và Việt Nam diễn ra trên nhiều phương diện về kinh tế, chính trị, văn hóa giáo

Trang 12

Năm 2002, Hàn Quốc chi tiêu 7,1% tổng sản phâm quốc nội (GDP) cho phát triển giáo

dục, trong khi đó Đức chi tiêu 5,3%, Anh chi tiêu 5,9%, Nhật Ban chi tiêu 4,7% va

Pháp chi tiêu 6,1% Hàn Quốc chi tiêu cho giáo dục dao tạo cao hơn so với Đức, Anh,Nhật Bản [22] Trong những năm gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã và đang thi hànhchính sách giảm gánh nặng chỉ tiêu giáo dục trong ngân sách quốc gia, năm 2023 chỉtiêu cho giáo dục của Hàn Quốc chiếm 5,1% GDP giảm 0,2% so với năm 2022 nhưngvan nằm ở mức bình quân của các nước OECD Mặc dù chi phí quốc gia cho giáo dụcgiảm nhưng tỷ lệ chi tiêu tư nhân cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục Đại học lại rat cao,đạt 56,7% gấp đôi mức bình quân của các nước OECD (29,9%) [13] Tính riêng năm

2022, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc tốt nghiệp đại học là 69,6% cao nhất trong số cácnước OECD Không chỉ chú trọng đầu tư phát triển giáo dục trong nước, để tăngcường độ nhận diện quốc gia đối với các nước trong khu vực và thé giới, Hàn Quốc đãthúc đây đầu tư viện trợ giáo dục cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.Năm 2017, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở ViệtNam đạt gần 66 triệu đô la Mỹ với 62 dự án, chiếm khoảng gần 9% tổng vốn đầu tưnước ngoài vào đào tạo giáo dục của Việt Nam [10] Việt Nam cũng là quốc gia coitrọng giáo dục Theo thống kê năm 2019, ngân sách đầu tư giáo dục của Việt Namchiếm 4,9% GDP [38] Mặc dù vậy, mức đầu tư của Việt Nam so với Han Quốc vẫncòn khá chênh lệch Dé tăng cường sự phát triển mối quan hệ trên lĩnh vực giáo dục,hai nước đã có những chính sách cam kết băng các bản Hiệp định văn hóa Cụ thé, hainước ký Hiệp định văn hóa vào tháng 8/1994, biên bản ghi nhớ về hợp tác văn hóanghệ thuật, thể thao và du lịch tháng 10/2008 Năm 2006, Hàn Quốc thành lập Trungtâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội, Bộ GD&DT (Bộ GD&ĐT) Việt Nam là đối tác

chiến lược thông tin trong giáo dục đảo tạo [2].

Bước sang thế kỷ XXI, làn sóng văn hóa Hallyu cùng làn sóng đầu tư mạnh mẽ củacác tập đoàn doanh nghiệp kinh tế Hàn Quốc sang Việt Nam góp phần ảnh hưởng đếnnhu cầu sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam Số lượng du học sinh Hàn Quốc đến ViệtNam, và số lượng du học sinh Việt Nam đến Hàn Quốc du học cũng ngày càng tăng.Hiện nay, ở Việt Nam có gần 60 trường Đại học và Cao dang có giảng dạy tiếng Han,đồng thời Việt Nam cũng là nước có quy mô dao tao và nghiên cứu về ngôn ngữ, vănhóa Hàn Quốc lớn nhất và toàn diện nhất trong khu vực Đông Nam Á [35] Đào tạotiếng Hàn bậc Đại học và Cao đăng ở Việt Nam chính thức được bắt đầu vào năm

Trang 13

1993 cho đến nay, Việt Nam đã thu được nhiều thanh tựu trong công cuộc đảo tạo

tiếng Hàn bậc Cao đăng, Đại học Tuy nhiên, so với cấp quan hệ Đối tác chiến lược

toàn diện giữa hai nước, việc hợp tác đào tạo tiếng Hàn cần phải được mở rộng hơn

nữa Hiện nay, tiếng Hàn mới chi được tập trung dao tạo bài bản ở cấp Đại học, Cao

dang, bat đầu được đưa vào bậc trung học phô thông (THPT), nhưng lại mới chỉ xuấthiện lẻ tẻ ở cấp trung học co sở (THCS) Vì thé, dé phát triển việc dao tạo tiếng Hàn ởviệc nghiên cứu về đào tạo tiếng Hàn bậc THCS là cần thiết Thông qua nghiên cứu sẽgóp phan chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy và kiến nghị các giải pháp khả thi dékhắc phục những điểm còn chưa phù hợp trong quá trình đào tạo

Đáng chú ý, năm 2021 Bộ GD&DT Việt Nam đã ra Quyết định 712/QD-BGDDTban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn Theo đó, tiếng Han sẽđược xếp vào thành một trong bảy ngoại ngữ 1 của Việt Nam Day là nền tảng pháp lý

quan trọng thúc day, mo rong viéc day va hoc tiéng Han Mac du tiéng Han da duoc đưa vao trở thành một trong bay ngoại ngữ 1 của Việt Nam, nhưng trên thực tế tiếng

Hàn mới chỉ được triển khai đến tầng nông trong hệ thống giáo dục Việt Nam, chưabắt đầu thực hiện đồng loạt tại bậc THCS Hiện nay, nhiều trường THCS của ViệtNam đã và đang giảng dạy tiếng Hàn theo diện ngoại ngữ 2, chưa có trường nào tuyên

bố chính thức đưa tiếng Hàn trở thành ngoại ngữ 1 Việc nghiên cứu dao tạo tiếng Hànbậc THCS như ngoại ngữ 2 tạo tiền đề đóng góp cho các công trình nghiên cứu đàotạo tiếng Hàn bậc THCS như ngoại ngữ 1 sau này

Ở bậc THCS, mặc dù tiếng Hàn đã được đưa vào đào tạo như ngoại ngữ 2 ở một sốtrường, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh (TP.HCM) Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm văn hóagiáo duc của cả nước Vi thế, Hà Nội luôn đi đầu tuân thủ và thực hiện các chính sách

do Chính phủ và các cấp trung ương ban hành Vì vậy chúng tôi cho rằng việc nghiêncứu về van dé đào tạo và giảng dạy tiếng Han bậc THCS lay không gian địa lý thuộcđịa bàn thành phố Hà Nội là hợp lý và đúng dan Việc xem xét thực trang dao tạo tiếng

Hàn tại các trường THCS tại Hà Hội, nghiên cứu trường hợp các trường THCS thuộc

địa phận quận Long Biên sẽ cung cấp thêm cái nhìn khách quan, tổng quát về hiệntrạng đảo tạo tiếng Hàn Trong công cuộc đảo tạo tiếng Hàn bậc THCS, thủ đô Hà Nộicần thiết phải đi trước mở đường, rút ra những kinh nghiệm, khắc phục cải tiến vấn đề

dé từ đó triên khai rộng rãi trên phạm vi cả nước.

Trang 14

Với những lý do trên đây, chúng tôi quyết định lựa chọn dé tài “Giáo dục tiếng Hàntrong các trường THCS tại Hà Nội: Thực trạng, van dé và giải pháp” làm đề tài nghiêncứu, với mong muốn đóng góp một phần vào việc nghiên cứu về Hàn Quốc tại ViệtNam nói chung, giáo dục đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam nói riêng.

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát các số liệu liên quan tới hiện trạng đào tạo tiếng Hàn tại

Hà Nội và tại quận Long Biên trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&DT, Sở giáo dục Hà

Nội, luận văn hướng tới việc phân tích thực trạng đào tạo tiếng Hàn tại bậc THCS trênđịa bàn Hà Nội Từ đó, chỉ ra những thành quả cũng như tồn đọng, đóng góp các ýkiến mang tính giải pháp cho vấn đề này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé đạt được mục dich nghiên cứu, luận văn xác định những nhiệm vụ cụ thé như sau:

Phân tích thực trang dao tạo tiếng Hàn ở Việt Nam nói chung và ở bậc THCS tại

Hà Nội nói riêng, lay trường hợp các trường THCS có dao tạo tiếng Hàn tại quận LongBiên làm đối tượng khảo sát

Thông qua việc khảo sát những khía cạnh khác nhau trong quá trình đào tạo tiếngHàn thực tế tại các trường THCS trên địa bàn Hà Nội, cụ thể là tại quận Long Biên,luận văn chỉ ra những thành quả cũng như những van đề còn tổn tai trong quá trìnhđảo tạo tiếng Hàn tại Hà Nội

Khái quát hoá và đưa ra các đánh giá về đào tạo tiếng Hàn ở cấp THCS tại Hà Nội,

từ đó đóng góp những đề xuất cụ thể cho việc đào tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Hà Nội

và Việt Nam trong tương lai.

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là việc giảng dạy tiếng Hàn tại các trườngTHCS trên địa bàn Hà Nội, lay trường hợp quận Long Biên là trường hợp điền hình dékhảo sát Thông qua việc khảo sát và phân tích về tình hình giảng dạy tiếng Hàn tại HàNội, luận văn hướng tới việc tìm ra các vấn dé còn tồn đọng, từ đó dé xuất các giảipháp dé góp phan giải quyết các van dé đó

5 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các trường THCS có giảng dạy tiếng Hàn trên địa bàn HàNội, lấy 12 trường có dao tạo tiếng Hàn tại quận Long Biên là trường hợp điển hìnhtiến hành phân tích số liệu, đồng thời, trong quá trình nghiên cứu dé tài có tiến hànhđiều tra bảng hỏi tại hai trường THCS Ai Mộ và trường THCS Ngọc Thụy

Trang 15

Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 2018 đến 2023

Mặc dù tiếng Hàn đã được đào tạo tại bậc Đại học và Cao đăng trong suốt giaiđoạn từ năm 1993 đến nay nhưng lại mới chỉ được đưa vào dao tạo ở bậc THCS trongthời gian gần đây Từ đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc giagiai đoạn 2008 — 2020” tại Quyết định số 1400/QD-TTG ngày 30/9/2008 và sau đó làQuyết định số 2080/QD-TTG ngày 22/12/2017 của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ ĐứcĐam về việc phê duyệt và điều chỉnh bổ sung dé án: Dạy và học ngoại ngữ trong hệthống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 — 2025 đã thể hiện rõ chủ trương chính sáchcủa Chính phủ là tăng cường đây mạnh việc đào tạo ngoại ngữ trong các bậc học, cụthể là các bậc học Tiểu học, THCS, THPT Đến năm 2018, với Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng bộ GD&ĐÐT Phùng Xuân Nha

ban hành chương trình giáo duc phổ thông môn Tiếng Hàn ngoại ngữ 2 đã tạo đượcnền tảng pháp lý để việc giảng dạy tiếng Hàn tại các bậc học THCS và THPT Đâychính là căn cứ để tác giả quyết định chọn giai đoạn 2018 — 2023 làm phạm vi tiễnhành thực hiện nghiên cứu đề tài này

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp điều tra, khảo sát, điều tra xã hội học và phương pháp nghiên

cứu trường hợp

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc giảng dạy tiếng Hàn ở cáctrường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, nên việc vận dụng các phương pháp điềutra này sẽ giúp tìm kiếm các cơ sở dữ liệu thực tế, đem đến tính chân thực của kết quảnghiên cứu Luận văn sẽ tiến hành điều tra các đối tượng tham gia vào quá trình dạy vàhọc tiếng Hàn cấp THCS trên địa bàn Hà Nội, đi sâu vào điều tra cụ thể các trường

THCS thuộc quận Long Biên, Hà Nội, từ đó phân tích và chỉ ra những thành quả cũng

như những tồn đọng trong quá trình đào tạo tiếng Hàn tại quận Long Biên nói riêng và

Hà Nội nói chung.

6.2 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để xử lý các kết quả, các dữ liệu thu thậpđược trong quá trình nghiên cứu Từ những dữ liệu đã thu thập được, luận văn tiến

hành sắp xếp hợp lý với từng luận điểm, tạo thành tính chỉnh thể cho đề tài nghiên

cứu Thông qua việc phân tích, so sánh, luận văn sẽ làm rõ hơn những kết quả đạt

được trong giáo dục tiêng Han ở bậc THCS nói riêng va các cap dao tạo nói chung.

Trang 16

7 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục tiếng Han là dé tài nghiên cứu được nhiều hoc giả trong và ngoài nướclựa chọn nghiên cứu Trong quá trình tổng hợp và phân tích tài liệu bản thân nhận thấycác học giả chủ yếu quan tâm đến hai khía cạnh của giáo dục tiếng Hàn: Một là nghiêncứu phương pháp giáo dục tiếng Hàn; hai là mô tả thực trạng việc đào tạo tiếng Hàn.Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nghiên cứu tập trung ở bậcgiáo dục đại học, chưa có nghiên cứu thực sự nào tiến hành khảo sát về thực trạng đào

tạo tiếng Hàn bậc THCS ở Việt Nam nên đã quyết định triển khai nghiên cứu vấn đề

này.

Việc nghiên cứu thực trạng đào tạo tiếng Hàn cũng nhận được sự quan tâm của cáchọc giả Hàn Quốc Cùng là nghiên cứu về thực trạng dao tạo tiếng Hàn nhưng giữa cácnhà nghiên cứu lại có sự khác nhau trong cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Nếu các tácgiả như Kim Jung-seop với bài viết “a3 se] 2-3 82” (Tình hình đào tạo tiếngHàn tại Hàn Quốc), Sa Jung Hoe Kyeong với bài nghiên cứu““š s9} ø-39} BF s} a) ay

-3wì9!3) Bye] DHS 3219 š” (Hiện tại và tương lai của giáo dục tiếng Hàn —

trọng tâm là dao tạo tiếng Hàn ở Hàn Quốc) trực tiếp trình bay về thực trạng dao tạo

tiếng Hàn tại Hàn Quốc thì các tác giả như Min Hyun-sik với bài nghiên cứu “š-‡*}

3} so] m3 9319) Babs} 24) 9}š}” (Tình hình và phương hướng cải tiến chính

sách giáo dục tiếng Hàn ở nước ngoài), Jeon Na-young với bài nghiên cứu viết “3 s}ao] 14 3š} *}S}” (Phương án thúc đây giáo dục tiếng Hàn ở nước ngoài) lạigián tiếp đề cập đến thực trạng đào tạo tiếng Hàn thông qua việc nghiên cứu các chínhsách của Chính phủ Hàn Quốc trong việc thúc đây đào tạo tiếng Hàn

Trong bài nghiên cứu “4 DFA YRS aay —Fyarys sao BFS

34) 2.2” (Hiện tai va tương lai của giáo duc tiéng Han - trọng tâm là dao tạo tiếngHàn ở Hàn Quốc) của Sa Jung Hoe Kyeong một giảng viên thuộc Đại họcSungkyunkwan đã đề cập đến tình hình dao tạo tiếng Hàn lay đối tượng là người nướcngoài đang sinh sống và học tập tại Hàn Quốc như học sinh cấp 2, cấp 3, những kiềubao người Hàn Quốc đang sinh sống ở nước ngoài, con nuôi người nước ngoài đangsinh sống tại Hàn Quốc, người lao động nước ngoài đang làm việc tại Hàn Quốc,người muốn học tiếng Hàn ở Hàn Quốc Đồng thời tác giả cũng đề cập đến tình hìnhgiáo viên, giáo trình và các cơ quan đào tạo tiếng Hàn, chỉ ra những tồn đọng cần phảigiải quyết, Thông qua việc trình bày thực trang dao tạo tiếng Hàn tại Hàn Quốc,

Trang 17

nghiên cứu cho thấy phía Hàn Quốc rất quan tâm đến việc đào tạo tiếng Hàn chongười nước ngoài tai Hàn Quốc, trước là dé giải quyết van dé rào cản ngôn ngữ, sâu xahon là dé thúc đây ngoại giao nhân dân, truyền bá văn hóa Hàn Quốc đến với ngườinước ngoài Mặc dù bài viết chỉ đề cập đến tình hình giảng dạy tiếng Hàn ở Hàn Quốc,nhưng thông qua sự hiểu biết về thực trạng sẽ rút được những đánh giá khách quan vềnhững ưu điểm và hạn chế trong công cuộc giảng dạy tiếng Hàn ở Việt Nam, từ đó đề

ra những giải pháp khách quan trong chương 3 của nghiên cứu.

Bài viết “34 s29] 2-3 8 3}” (Tình hình đảo tạo tiếng Hàn tại Hàn Quốc) củaKim Jung-seop đơn thuần chỉ ra thực trạng đào tạo tiếng Hàn tại Hàn Quốc như sốlượng người học, giảng viên, cơ quan đào tạo Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến kỳ thinăng lực tiếng Hàn Topik và ảnh hưởng của Hallyu đối với việc đào tạo tiếng Hàn Bàiviết không đề cập đến những ưu điểm hay vấn đề cần phải giải quyết Tuy nhiên, việchiểu rõ thực trạng giáo dục tiếng Hàn tại Hàn Quốc là điều cần thiết để bắt tay vào

nghiên cứu thực trạng đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam.

Ngoài các nghiên cứu trực tiếp đi vào trình bày thực trạng đào tạo tiếng Hàn giúpnăm rõ thực tế dao tạo tiếng Hàn ở nước ngoài, cũng có những nghiên cứu không trựctiếp đi vào mô tả thực trạng Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu chính sách củaChính phủ Hàn Quốc có thê chỉ ra thực trạng giảng dạy tiếng Hàn

Trong bài nghiên cứu “šÈ49} As) s29) DHQAS Bs} 213) 4b ek” (Tình hình

và phương hướng cải tiễn chính sách giáo dục tiếng Hàn ở nước ngoài) của Min sik đã gián tiếp đề cập đến thực trạng đào tạo tiếng Hàn thông qua việc trình bày thực

Hyun-tế chính sách đảo tạo tiếng Hàn cho người Hàn Quốc ở nước ngoài Đối tượng củanghiên cứu này là các chính sách của Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩmquyền liên quan đến việc dao tạo tiếng Han cho người Hàn Quốc sinh sống và di trúsang nước ngoài Nghiên cứu này nhân mạnh đến khía cạnh chính sách, thông quachính sách chỉ ra thực trạng đào tạo tiếng Han Đồng thời, chúng tôi cũng đã thamkhảo để đề xuất những giải pháp hợp lý cho chương trình giáo dục tiếng Hàn bậcTHCS tại Việt Nam trong chương 3 của nghiên cứu này thông qua sự nhận thức vềnhững ưu nhược điểm trong các chính sách của Chính phủ và các cơ quan chức năng

Trang 18

án thúc day sự phát triển đào tạo tiếng Han ở nước ngoài thông qua các cơ quan daotạo tiếng Hàn tại Hàn Quốc và các cơ quan chuyên trách ở nước ngoài, thông qua đặctrưng từng khu vực dé thúc day sự mở rộng của dao tạo tiếng Hàn Bài nghiên cứu tậptrung đưa ra phương án dé thúc day mở rộng hoạt động giảng dạy tiếng Hàn, chưa đisâu vào thực trạng đào tạo tiếng Hàn Tuy nhiên, đây cũng là tài liệu tham khảo giá trịtạo nên tảng kiến thức dé triển khai chương 3 của đề tài nghiên cứu.

Bên cạnh những nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc, các học giả Việt Namcũng rất quan tâm đến đề tài nghiên cứu mô tả thực trạng việc giảng dạy tiếng Hàn.Các công trình nghiên cứu về thực trạng đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam chủ yếu

tập trung vào cấp Đại học, Cao đăng, chỉ một số ít bai nghiên cứu có đề cập đến

thực trạng đào tạo tiếng Hàn ở bậc THPT, đối với bậc THCS thì chưa tìm thấy được

bài nghiên cứu nảo.

Đối với cấp Dai hoc và Cao dang có các công trình nghiên cứu như: “Khảo sát vềtình hình đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam” của tác giả Cao Thị HảiBắc và Lê Hải Yến được đăng trên tạp chí nghiên cứu nước ngoài tập 38, số 4 xuất bản

năm 2022 Bài nghiên cứu của tác giả Mai Ngọc Chừ “Mười năm đào tạo và nghiên

cứu Hàn Quốc tại Việt Nam ” được In trong cuốn Hội thảo về các thành tựu nghiêncứu về Hàn Quốc tại Việt Nam xuất bản năm 2003 Các công trình nghiên cứu này đều

có điểm chung là đi theo hướng khảo sát thực trạng đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốchọc tại Việt Nam Bài nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hường “*} 22) as B

#493 PA SH - sLx°] 8n š}3 YF} ABS FY 2=” (Khuynh hướng đào

tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở Việt Nam — Trường hợp là DHNN — ĐHQG HN)được in trên tạp chí Hàn Quốc số 39 xuất bản năm 2020 Cả ba nghiên cứu đều đưa ra

những số liệu cu thé có liên quan trực tiếp thực trạng đào tạo tiếng Hàn cấp Đại học

Cao đăng ở Việt Nam

Cụ thể với công trình nghiên cứu “Mười năm đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc

tại Việt Nam” của tác giả Mai Ngọc Chừ Tác giả đã nêu rõ lịch sử hình thành của

chuyên ngành Hàn Quốc học tại trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG HN, đây cũng là cơ

sở đào tạo Hàn Quốc học đầu tiên của cả nước Bài nghiên cứu cũng đã trình bay thực trạngđào tạo tiếng Hàn trong giai đoạn từ 1993 đến 2003, chỉ ra những thành quả đạt được trong 10năm đầu giáo dục tiếng Han và đảo tạo ngành Han Quốc học bậc Đại học tại Việt Nam

Với công trình nghiên cứu “Khảo sát về tình hình đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốchọc tại Việt Nam” của tác giả Cao Thị Hải Bắc và Lê Hải Yến Tác giả đã trình bày cụ

Trang 19

thể chỉ tiết thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc Đại học, Cao đăng hiện nay bằng các sốliệu thống kê cụ thé như số lượng học sinh, số lượng giáo viên Công trình nghiêncứu này đã khái quát thực trạng gần 30 năm đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam.

Với công trình nghiên cứu “Khuynh hướng đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học ởViệt Nam - Trường hợp là ĐHNN - ĐHQG HN” của tác giả Trần Thị Hường, mặc dùtác giả đã khoanh vùng đối tượng nghiên cứu cụ thé là trường DHNN — ĐHQG HN,

nhưng tác giả có đề cập khái quát tình hình đào tạo tiếng Hàn bậc Đại học Cao đăng,

bậc THPT, THCS của Việt Nam rồi tập trung vào thực trạng đảo tạo tiếng Hàn tại

trường ĐHNN — ĐHQG HN nói riêng.

Đối với bậc THPT, ngoài nghiên cứu “Khuynh hướng đào tạo tiếng Hàn và HànQuốc học ở Việt Nam - Trường hợp là DHNN - ĐHQG HN” của tác giả Trần ThịHường có đề cập khái quát đến thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc THPT, còn có bàinghiên cứu “Tổng quan tình hình dao tạo tiếng Hàn tại trường Phố thông Chuyên

Ngoại ngữ (DHNN — ĐHQG HN)” của tác giả Lưu Hà Linh được đăng trên tạp chí

Hàn Quốc số 1+2 xuất bản năm 2021 Tác giả Lưu Hà Linh đi sâu vào nghiên cứutrường hop cụ thé, lay đối tượng nghiên cứu là thực trạng dao tạo tiếng Hàn của trường

THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHQG HN Ở bài nghiên cứu này, tác giả đã trình

bày rõ thời lượng tiết học, cách phân chia lớp theo từng ban, giáo trình giảng dạy,thành tựu đạt được trong quá trình đào tạo tiếng Hàn bằng các con số cụ thê

Với các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi đã phần nào nắm bắt được thựctrạng đào tạo tiếng Hàn hiện nay đồng thời xác định hướng triển khai đề tài đã lựachọn Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mô tả thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc

Đại học, Cao đăng, đối với bậc THPT còn rất ít và nghiên cứu riêng lay đối tượng là

các trường THCS hầu như chưa có hoặc không tìm thấy Chính vì vậy, bản thân việcnghiên cứu mô tả thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc THCS tại Hà Nội đã tạo nên tínhmới cho đề tài nghiên cứu này

Ngoài các công trình nghiên cứu có đề cập trực tiếp đến khía cạnh mô tả thựctrạng đào tạo tiếng Hàn, cũng có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến sự giaolưu hợp tác văn hóa giáo dục giữa Hàn Quốc và Việt Nam, gián tiếp đề cập đến thựctrạng dao tao tiéng Hàn tại Việt Nam như: “Thực trạng giao lưu giữa Han Quốc vàViệt Nam về văn hóa và giáo dục Đại học- Một số định hướng hợp tác” của tác giả

Phạm Thị Thùy Linh, Nguyễn Văn Quang và Đào Duy Tùng được in trên tạp chí khoa

học và công nghệ - Trường Đại học Bình Dương quyền số 6 xuất bản năm 2023, bài

Trang 20

nghiên cứu “Hợp tác giáo dục và dao tạo giữa Việt Nam và Hàn Quốc - 30 năm nhìnlại” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang được đăng trên tạp chí TNU Journal ofSclence and Technology xuất bản năm 2022, bài viết Quan hệ giữa Việt Nam và HànQuốc trên lĩnh vực văn hóa giáo dục từ 1992 đến nay của tác giả Nguyễn Văn Dươngđược đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, viện Hàn lâm Khoa học xã hội ViệtNam số 12 năm 2009, bài viết “Quan hệ văn hóa Việt Nam Hàn Quốc - 20 năm nhìnlại” của tác giả Nguyễn Thị Tâm được đăng trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư,xuất bản năm 2013 ”.

Công trình nghiên cứu “Thực trạng giao lưu giữa Hàn Quốc và Việt Nam về vănhóa và giáo dục Đại học - Một số định hướng hợp tác” của tác giả Phạm Thị Thùy

Linh, Nguyễn Văn Quang và Đào Duy Tùng Bên cạnh việc trình bảy thực trạng giao

lưu văn hóa và trao đôi giáo dục Dai học Việt Nam, nghiên cứu cũng trình bay thựctrạng trao đổi trong giáo dục đào tạo giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc bangnhững số liệu thống kê cụ thé về số lượng du học sinh Việt Nam đang học tại cáctrường Đại học của Hàn Quốc và số du học sinh Hàn Quốc học tại các trường Đại học

của Việt Nam.

Các dé tài nghiên cứu “Hợp tác giáo dục va đào tạo giữa Việt Nam va HanQuốc - 30 năm nhìn lại” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang, “Quan hệ giữa ViệtNam và Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa giáo dục từ 1992 đến nay” của tác giảNguyễn Văn Dương, “Quan hệ văn hóa Việt Nam Hàn Quốc - 20 năm nhìn lại” củatác giả Nguyễn Thị Tâm đã trình bày những điều kiện hợp tác và phát triển giữaViệt Nam và Hàn Quốc, các thành tựu đạt được trong quá trình hợp tác giữa hainước, đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình hợp tác giáo

dục đảo tạo giữa hai nước.

Các đề tài nghiên cứu trên mặc dù không đề cập trực tiếp đến thực trạng đảo tạotiếng Hàn tại Việt Nam, nhưng thông qua tìm hiểu về quá trình hop tác dao tạo giữahai quốc gia với những thành tựu về hợp tác giáo dục, đào tạo như các Hiệp định Vănhóa, các Đề án giáo dục, sự ra đời của các Trung tâm Văn hóa, các tổ chức về đào tạo

và giáo dục đã xác định được cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu, giúp triển khai

có hệ thông các luận điểm nghiên cứu

Như vậy, có thể thay việc nghiên cứu trên phương diện mô ta thực trạng dao tạotiếng Hàn đã được các nhà nghiên cứu đi trước thực hiện, nhưng lại chưa tìm thấycông trình nghiên cứu nào mô tả thực trạng đào tạo tiếng Hàn bậc THCS Chính vì vậy

Trang 21

với đề tài “Giáo dục tiếng Hàn trong các trường THCS tại Hà Nội: Thực trạng, van đề

và giải pháp” sẽ dựa trên những cơ sở lý luận - cơ sở thực tiễn, kế thừa những côngtrình nghiên cứu trước dé triển khai các luận điểm một cách logic Đồng thời, thôngqua các phương pháp điều tra bảng hỏi, phỏng vấn khảo sát để mô tả thực trạng đàotạo tiếng Han bậc THCS trên địa ban Hà Nội bang những số liệu thống kê cụ thé.Ngoài việc mô tả thực trạng, chúng tôi cũng sẽ chỉ ra những điểm vấn đề, đề xuấtnhững phương hướng khả thi dé giải quyết các van dé còn tồn đọng khi triển khai đàotạo tiếng Hàn ở bậc THCS

8 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn được chia thành 3 chương, mỗi chương làm sáng rõ một luậnđiểm cụ thể

Chương 1: Trình bày bối cảnh triển khai đào tạo tiếng Hàn ở Việt Nam thông qua

các cơ sở thực tiễn và các căn cứ pháp lý Cơ sở thực tiễn của luận văn chính là việc

thiết lập và phát triển của mỗi quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc Từ đó luận vănsoi chiếu vào thực tế 30 năm đảo tạo tiếng Hàn tại Việt Nam, khái quát tình hình giáodục tiếng Hàn tại Việt Nam, những thành quả đạt được trong hợp tác đảo tạo giữa ViệtNam và Hàn Quốc Đây chính là nền tảng quan trọng cho việc thực hiện chương trìnhgiáo dục tiếng Hàn bậc THCS ở Việt Nam hiện nay Dé thúc đây dao tạo tiếng Hàn taiViệt Nam đồng thời cũng thé hiện thành ý của Việt Nam trong mối quan hệ ngoại giaovới Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam, Bộ GD&DT đã đưa ra các Thông tư, Nghị quyếtnhằm mục đích đưa tiếng Hàn vào hệ thống giáo dục quốc gia

Chương 2: Đề cập đến thực trạng đảo tạo tiếng Hàn tại các trường THCS tại HàNội Tại chương này, chúng tôi sẽ trình bày thực trạng trên các phương diện: về hìnhthức vả quy mô giáo dục tiếng Hàn bậc THCS tại Hà Nội, chương trình đào tạo và kết

quả dao tạo, sách giáo khoa cùng tải liệu phục vụ dao tạo, đội ngũ giáo viên Trong

quá trình đề cập tới thực trạng, chúng tôi tập trung phân tích trường hợp điển hình tạiquận Long Biên thông qua những trải nghiệm thực tế và các khảo sát điều tra

Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp cho chương trình giáo dục tiếng Hàn bậcTHCS thông qua các kết quả đạt được trong quá trình đào tạo tiếng Hàn bậc THCS ở

Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng Từ đó luận văn chỉ ra những vấn đềtrong quá trình đào tạo thực tế và đưa ra những đề xuất cho vấn đề này

Trang 22

CHUONG I BOI CANH TRIEN KHAI ĐÀO TẠO TIENG HAN Ở VIỆT NAM

1.1 Co sở thực tiễn

1.1.1 Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam — Hàn QuốcViệt Nam và Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao song phươngvào ngày 22/12/1992 Đây là cột mốc lịch sử đánh dấu mối quan hệ giữa hai quốc giatrên phương diện pháp lý quốc tế Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, ViệtNam và Hàn Quốc luôn duy trì trao đối cấp cao và thường xuyên có các chuyến thămngoại giao của quan chức hai nước Trải qua hơn 30 năm (1992-2023) thiết lập quan

hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa hai nước đã từng bước được nâng cấp và đạt được

những thành tựu đáng kể

Năm 2001, trong chuyến thăm đến Hàn Quốc, Chủ tịch nước Trần Đức Lương

đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, tại cuộc gặp gỡ này, lãnhđạo cấp cao hai quốc gia đã nhất trí nâng cấp quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nướclên mức “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế ky 21”[27] Năm 2009, trong cuộc hộiđàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, các lãnh đạo cấp cao của hai nước đã đồng thuận nâng cấp mối quan hệ Hàn Quốc

— Việt Nam từ quan hệ “Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” được thiết lập năm 2001lên mức “Đối tác hợp tác chiến lược”[17] Sau khi nâng cấp mối quan hệ lên “Đối táchợp tác chiến lược”, hai nước đã đề ra một số mục tiêu trên các phương diện chính tri,

an ninh, hợp tác kinh tế, các lĩnh vực hợp tác song phương khác và hợp tác đa phương.Đến tháng 12/2022, hai nước nâng cap quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, đánh dấumột bước phát triển mới trong mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc - Việt Nam [13], thúcđây giao lưu trên tất cả các lĩnh vực về: kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa, giáo dục

Việt Nam và Hàn Quốc đều là các quốc gia ở châu Á, nằm trong khu vực địachính trị giành được nhiều sự quan tâm của khu vực và thế giới Chính vì vậy, quan hệgiữa Việt Nam và Hàn Quốc luôn chiu sự tác động của tình hình chính trị khu vực vathé giới Ké từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, mối

quan hệ giữa hai nước không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi Tuy nhiên, Chính

phủ hai nước đã luôn nỗ lực, vượt qua thách thức, nâng cấp mối quan hệ hai nước lêntầm cao mới, tạo nên sự ôn định chính trị giữa hai nước, thúc đây và mở rộng hợp tác

tới tât cả các lĩnh vực.

Trang 23

Tính đến năm 2021, Hàn Quốc đã và đang là đối tác quan trọng hàng đầu củaViệt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ 2 về ODA (sau Nhật Bản), thứ ba về thươngmại (sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu EU) [2] Theo số liệu thống kê năm 2021,Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3, thị trường xuất khâu lớn thứ 4, thị trườngnhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam [19] Trên phương diện đầu tư, với tư cách là nhàđầu tư lớn nhất vào Việt Nam, tính đến tháng 2/2022, Hàn Quốc có hơn 9000 dự áncòn hiệu lực với tổng số vốn lũy kế là 75 tỷ đô la Mỹ [5] Hàn Quốc đã đầu tư vào 19lĩnh vực, chủ yếu là công nghiệp, gia công, chế tạo, bất động sản, xây dựng tậptrung vao nhiều địa phương của Việt Nam như: Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Hải

Phòng, Thái Nguyên Trên phương diện viện trợ ODA giai đoạn từ 2012-2015, Hàn

Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 1,2 tỷ đô la Mỹ; giai đoạn từ 2016-2020, tổng vốn hỗ trợViệt Nam là 1,5 tỷ đô la Mỹ vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác kinh tế (EDCF) Các

khoản hỗ trợ này được tập trung vào 3 lĩnh vực: tăng trưởng xanh, xây dựng cơ sở hạ

tầng, và phát triển nguồn nhân lực [2] Trên phương diện thương mại, Việt Nam là mộttrong hai nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký hiệp địnhthương mại tự do (FTA) song phương với Hàn Quốc Đáng kể nhất là FTA Việt Nam

— Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ cuối năm 2015 đã và đang tạo thuận loi đáng kếcho hoạt động xuất nhập khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp hai nước.Năm 2018, kim ngạch thương mại của hai nước đạt 65,7 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng40% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN [2] Năm 2022 kim ngạchthương mại hai chiều của hai nước đạt hơn 87,7 tỷ đô la Mỹ và mục tiêu của năm 2023

là 100 tỷ đô la Mỹ [34].

Sự kiện Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp mối quan hệ lên tầm “ Đối tác chiến

lược toàn diện ” vào năm 2022 là minh chứng cho thây Chính phủ hai nước đã vượtqua những thách thức, cũng như sự tác động của bối cảnh chính trị khu vực và quốc tế

dé that chặt hon tình hữu nghị giữa hai nước Sự ồn định trong mối quan hệ ngoại giaochính trị đã tạo điều kiện cho việc hợp tác phát triển các mối quan hệ khác trên nhiều

lĩnh vực như: kinh tê, văn hóa, xã hội

Sự thịnh vượng về kinh tế, ôn định về chính trị là nền tảng cơ bản thúc đây mốiquan hệ giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Sự giao thoa văn hóa giữa các quốc giatrong khu vực và trên thế giới có tác động và ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệgiữa Việt Nam và Hàn Quốc Qua các thời kỳ lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước có

Trang 24

những diễn biến phức tạp, để duy trì và phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước đạt

được những thành tựu như ngày nay, thì việc hợp tác trên lĩnh vực văn hóa giáo dục cũng

có những đóng góp to lớn và quan trọng trong việc duy trì nền hòa bình, ôn định và sự phát

triên chung của hai nước noi riêng, của khu vực và trên thê giới nói chung.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia châu Á, tuy không có đường biên giớichung nhưng lại có những nét tương đồng về lịch sử, cùng chịu ảnh hưởng của vănminh Trung Hoa, tiếp thu hệ tư tưởng Nho giáo Từ năm 1990 đến nay, văn hóa HanQuốc được du nhập vào Việt Nam một cách chủ động, có định hướng theo chính sáchchính trị, kinh tế, văn hóa thông qua nhiều kênh khác nhau giữa hai nước Sự hợp tác

về kinh tế đã tạo nền tảng vững chắc thúc đây hợp tác giáo dục, khoa học và giao lưuvăn hóa nghệ thuật phát triển Văn hóa Hàn Quốc đến với Việt Nam thông qua những

lưu học sinh, công nhân làm việc va hoc tập tai Han Quốc, qua nhu cầu học tập tiếng

Hàn, hiểu biết về văn hóa, lịch sử Hàn Quôc của người Việt Nam.

Mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam được thê hiệnthông qua các bản ghi nhớ, các chuyến thăm ngoại giao các cấp, các hoạt động, các

sự kiện văn hóa, cụ thé: Tháng 8/1994, hai nước đã ký kết Hiệp định văn hóa Tháng10/2008, hai nước đã cũng làm bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa nghệ thuật thé thao và

du lịch Ngoài ra, còn nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác.Hai bên cũng thường xuyên có những hoạt động trao đổi văn hóa nghệ thuật, triểnlãm điện ảnh Năm 2006, Hàn Quốc đã thành lập trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại

Hà Nội Từ ngày 21/11 đến ngày 02/12/2007, Việt Nam đã tô chức tuần lễ văn hóa

“Hàn Quốc năng động” Từ năm 2007, các sự kiện giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại

Việt Nam được diễn ra thường niên với các tên gọi khác nhau như: Lễ hội văn hóa

ầm thực Việt Nam - Hàn Quốc, tuần lễ giao lưu văn hóa Việt - Han va gần đây nhất là

LỄ hội con đường văn hóa Hàn Quốc 2023 tại Hà Nội Không chỉ ở Việt Nam, tạiHàn Quốc các sự kiện giao lưu văn hóa cũng được tô chức như: Những ngày du lịch -

văn hóa Việt Nam tại Busan, tuần lễ văn hóa, du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đang rất quan tâm đến việc giao lưu văn hóa giáo dục đốivới Việt Nam cùng những động thái cụ thé như: Năm 2010, khi Việt Nam tổ chức Dai

lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hàn Quốc cũng đã tích cực ủng hộ.Thông qua sự thành công của Đại lễ, hai bên thỏa thuận tiếp tục xem xét các biện pháp

Trang 25

tăng cường giao lưu văn hóa hai nước, từ đó thúc đây các hoạt động giao lưu trên cácphương diện giáo dục, khoa học kĩ thuật Chính phủ Việt Nam cũng sẵn lòng tiếpnhận những hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc trong công cuộc đổi mới giáo dục toàndiện sâu sắc của Việt Nam Chính phủ Việt Nam cũng thé hiện sự quan tâm của minh

đên với Hàn Quoc và vân dé đảo tạo tiêng Han tại Việt Nam.

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều thuận lợi dé thúc day việc hợp tác phát triểngiáo dục trên cơ sở những thế mạnh của Hàn Quốc và nhu cầu của Việt Nam Năm

2010, Hàn Quốc voi sự tăng trưởng kinh tế 6,3% đã chính thức được đứng vào hàngngũ các quốc gia phát triển Năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốcđạt 1,67 nghìn tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 13 thế giới [43] Thu nhập bình quân đầu ngườinăm 2022 của Hàn Quốc là 32.661 đô la Mỹ, so với năm 2021 là 35.373 đô la Mỹ, sụtgiảm 7,7%, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn được xếp vào hàng các quốc gia phát triển cómức thu nhập bình quân đầu người cao [43] Cùng với sự phát triển về kinh tế, HànQuốc cũng rất chú trọng dau tư cho phát triển giáo dục Chi phí đầu tư cho giáo dụccủa Hàn Quốc bình quân hàng năm chiếm 5% đến 6% GDP [42] Với những nỗ lựckhông ngừng nhằm hiện đại hóa nền giáo dục, khoa học, kỹ thuật quốc gia, hiện nayHàn Quốc đã được ghi danh vào những nước có nên giáo dục hiện đại nhất thế gidi,với các trường Dai hoc được thé giới đánh giá cao như Dai hoc Quốc gia Seoul, Daihọc Chung Ang Hàn Quốc, Đại học Yonsei Chính vì Hàn Quốc đã phát triển thànhcông nền giáo dục hiện đại tiên tiến, Chính phủ Hàn Quốc càng mong muốn mở rộngảnh hưởng trong mối quan hệ quốc tế thông qua xuất khẩu khoa học, công nghệ, thuhút sinh viên quốc tế đến học tập, để phát triển sức mạnh mềm và tầm ảnh hưởng củaHàn Quốc đến với châu Á nói riêng và thế giới nói chung[5] Về phía Việt Nam, theothống kê năm 2019, ngân sách đầu tư giáo dục của Việt Nam chiếm 4,9% GDP [38].Tuy nhiên, ngân sách đầu tư giáo dục của Việt Nam hiện nay còn chênh lệch nhiều sovới Hàn Quốc Việt Nam cần tăng cường, day mạnh phát triển giáo dục dé nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực Việc phát triển mối quan hệ đối tác học thuật giữa một

nước phát triển như Hàn Quốc với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam làcách tiếp cận bền vững dé phát triển nền giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triểnkinh tế quốc gia [6]

Trong lĩnh vực giáo dục, hơn 30 năm qua, hai bên đã liên tục có những cuộc

trao đôi, hội đàm về hợp tác giáo dục đảo tạo và phát triển nguồn nhân lực Đặc biệt,

Trang 26

trong giai đoạn 2016 - 2020, những nguyên tắc, định hướng chung về hợp tác pháttriển của Hàn Quốc đối với Việt Nam được thê hiện rõ trong Chiến lược đối tác pháttriển Việc Chính phủ Hàn Quốc thành lập Quỹ giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KoreaFoundation) và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) năm 1991 ngay sau khichiến tranh Lạnh kết thúc đã cho thấy chủ trương đa dạng hóa các quan hệ quốc tế củaHàn Quốc Hai tổ chức này ra đời với mục đích thúc đây nhận thức và hiểu biết về HànQuốc, đồng thời tăng cường thiện chí và tình hữu nghị trong cộng đồng quốc tế thông quamột loạt các hoạt động trao đổi quốc tế Những tô chức này đã đóng vai trò quan trọng trongviệc thúc đây các hoạt động hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những nămqua [8].

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối tháng 10/2017, đầu tư trực tiếp của HànQuốc vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đạt gần 66 triệu đô la Mỹ với 62 dự

án, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào đào tạo giáo dục của Việt Nam[10] Năm 2009, Ủy ban Hợp tác Khoa học và Công nghệ Hàn - Việt lần thứ 5 đã thảoluận về việc hợp tác, thúc đây các dự án nghiên cứu chung giữa hai nước Tại sự kiệnnày, Tổ chức Khoa học Hàn Quốc và Tô chức phát triển Khoa học và Công nghệ ViệtNam đã ký biên bản ghi nhớ về nâng cao kinh nghiệm và năng lực quản lý khoa học kĩthuật Tháng 9/2013, lãnh đạo cấp cao hai nước đàm phán thực hiện dự án xây dựngV-KIST Mô hình KIST là mô hình phát triển khoa học kĩ thuật đã được Hàn Quốcthực hiện thành công Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đặt niềm tin và cũng mongmuốn nhận được sự giúp đỡ của phía Hàn Quốc trong công cuộc phát triển khoa họccông nghệ Tại đây, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ trưởng bộ Kế hoạch vàĐầu tư Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác và chính thức xúc tiến dự án V-KIST Tínhđến năm 2018, phía Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 35 triệu đô la Mỹ dé hỗ trợ xây dựngviện nghiên cứu và trang thiết bị nghiên cứu, tư van thành lập và vận hành nghiên cứu,

xây dựng và vận hành phòng thí nghiệm vườn ươm [42].

Cùng với sự chuyền hướng tích cực trong mối quan hệ giữa Việt Nam và HànQuốc, sự giao lưu trao đổi giáo dục giữa hai nước cũng ngày càng được thúc day mạnh

mẽ Số lượng du học sinh Hàn Quốc đến với Việt Nam trong 10 năm trở lại đây có sựbiến động theo từng năm Tính theo tiêu chuẩn năm 2021, số lượng du học sinh HànQuốc đến với Việt Nam là 625 người, chiếm 1,2% tổng số du học sinh Hàn Quốc đến

du học tại 40 quốc gia của châu Á [7]

Trang 27

1 Bang 1 Thống kê số lượng du học sinh Hàn Quốc đến du học tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê, trong số 625 du học sinh Hàn Quốc tại Việt Nam thì có 41 du

học sinh đang theo học các khóa đào tạo ngôn ngữ, 519 du học sinh đang học Đại học, 35

du học sinh đang học cao học và 30 du học sinh đang theo học các khóa đào tạo khác [7].

Số lượng du học sinh Việt Nam đến Hàn Quốc cũng tăng lên nhanh chóng.Tính đến năm 2021, trong tổng số 152.281 du học sinh đến từ 173 quốc gia trên thégiới ở Hàn Quốc thì số lượng du học sinh Việt Nam là 35.843 người, chiếm 23,5%

Trong đó, 10.558 du học sinh tham gia vào các khóa đào tạo ngôn ngữ, 21.631 sinh

viên Đại học Cao đăng, 2.405 học viên học thạc sĩ , 948 học viên học tiến sĩ và 301 du

hoc sinh theo học các chương trình đào tạo khác [7].

Thêm vào đó, sự trao đổi hợp tác giữa các trường đại học của Hàn Quốc và ViệtNam cũng có những bước tiễn mới Hình thức du học giữa Việt Nam và Hàn Quốc có

4 hình thức: Dao tạo ngôn ngữ, các khóa học Đại học, các khóa học sau Dai học va các

khóa đào tạo khác Đáng lưu ý là giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn ký kết hiệp địnhcông nhận tín chỉ của nhau thông qua việc phát triển hệ thống văn bằng kép hệ “2+2”,

tức là 2 năm học ở Việt Nam, 2 năm học ở Hàn Quốc Các du học sinh du học theo

chương trình “2+2” sẽ được hai trường Đại học ở Việt Nam và Hàn Quốc cấp băng

Từ năm 2000 đến nay, trải qua hơn 20 năm, đã có 248 sinh viên của ĐHNN Busan đãtốt nghiệp ĐHKHXH & NV - ĐHQG TP HCM và 20 sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư

phạm Hà Nội, ngược lai cũng có 99 sinh viên DHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM đã

tốt nghiệp ĐHNN Busan [7]

Luật Giáo dục Đại học của Hàn Quốc ban hành nhiều điều khoản có tác động

Trang 28

tích cực đối với việc giao lưu giáo dục giữa Hàn Quốc và Việt Nam nói riêng, giữaHàn Quốc với quốc tế nói chung Cụ thể, theo Điều 21 của Luật Giáo dục Đại học cóhiệu lực ngày 24/03/2022, cho phép liên kết tổ chức các chương trình giảng dạy giữacác trường đại học của Hàn Quốc và quốc tế, các trường đại học nước ngoài được phéptriển khai chương trình giảng dạy của Hàn Quốc, dé sinh viên nước ngoài có thé nhậnđược bằng cấp từ các trường đại học của Hàn Quốc [7].

Về học bổng, phía Chính phủ Hàn Quốc cũng dành nhiều sự quan tâm đối vớihọc sinh, sinh viên Việt Nam Quỹ Học bồng và Văn hóa Việt Nam thuộc Viện Pháttriển Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp trong việc duy trì mối quan hệhữu nghị giữa hai quốc gia Ngoài những học bồng Chính phủ, các doanh nghiệp HanQuốc cũng tích cực trong công tác trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên ViệtNam như: Tập đoàn Samsung, Công ty xây dựng Booyoung Các học bổng đến từcác quỹ khuyến học hay tô chức của Hàn Quốc như: Pony Chung, KF

Về hỗ trợ đào tạo, các tô chức của Hàn Quốc như KOICA và KF đã cử cácchuyên gia sang Việt Nam giảng dạy tiếng Hàn, đồng thời đã hỗ trợ kinh phí chokhoảng 2.300 cán bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau của Việt nam sang Hàn Quốc họctập, bồi dưỡng nâng cao trình độ Thêm vào đó, hàng năm KOICA cử 6 đến 10 chuyêngia tình nguyện sang công tác theo yêu cầu của các sở giáo dục ở Việt Nam Hàn Quốc

đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng 40 trường tiểu học tại các tỉnh: Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa Đồng thời tiến hành nâng cấp nhiều trườngnhư: Trường Trung cấp Công nghệ Hà Nội, Trường Kỹ thuật Công nghiệp Việt -Hàn

Từ những nội dung trên có thể khẳng định nhu cầu đào tạo tiếng Hàn tại ViệtNam là xu thé tất yếu dé đáp ứng yêu cầu của xã hội phủ hop với tiến trình phát triểncủa mỗi quan hệ ngoại giao Việt Nam va Hàn Quốc Trong bối cảnh xã hội có nhu cầurất lớn về nguồn nhân lực người Việt biết tiếng Hàn để làm việc cho các tập đoàndoanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam thì việc đào tạo tiếng Hàn tại ViệtNam ở các bậc học Trung học cơ sở, bậc học Trung học phổ thông - những bậc họcchuyển tiếp và trực tiếp cung cấp nguồn lực cho bậc đào tạo chuyên sâu tại cao đẳng

và đại học là một xu thê tât yêu đáp ứng yêu câu của thời cuộc.

Trang 29

1.1.2 Thực trang đào tạo tiếng Hàn và Han Quốc học ở Việt NamSau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam chính thức đượcthiết lập ở cấp Đại sứ, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực khác được đâymạnh toàn diện Đào tạo về Hàn Quốc ở các trường Đại học và Cao đăng tại Việt Nam

đi theo 2 hướng đào tạo chính là đào tạo ngôn ngữ - văn hóa Hàn và Hàn Quốc học

Hàn Quốc học là phương hướng đào tạo không chỉ tập trung vào tiếng Hàn màcòn giảng dạy các môn học về chính trị, kinh tế, lịch sử về Hàn Quốc Với chuyênngành Hàn Quốc học, tiếng Han chi là công cụ dé phục vụ cho quá trình nghiên cứu vềHàn Quốc Từ đó, mục đích sang lập ra ngành Han Quốc học là dé tạo ra những nhànghiên cứu có thé sử dụng thành thạo tiếng Hàn dé phục vụ cho việc nghiên cứu vềHàn Quốc tại Việt Nam Di tiên phong trong lĩnh vực dao tao Han Quốc học ở ViệtNam phải kế đến 2 cơ sở đào tạo: Khoa Đông phương học, Trường DHKHXH&NV -DHQGHN và Khoa Hàn Quốc học, Trường DHKHXH&NV - ĐHQGTPHCM Đối

với trường DHKHXH&NV - ĐHQGHN, ngay sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt

Nam và Hàn Quốc được thiết lập, ngành văn học Hàn Quốc đã được mở tại khoa Ngữvăn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường DHQGHN) Sau khi khoa Đông

phương học trực thuộc trường DHKHXH&NV - DHQGHN được thành lập, nhiệm vụ

đào tạo về Hàn Quốc học được chuyền giao cho bộ môn Hàn Quốc học trực thuộckhoa Đông Phương học [4] Đối với trường DHKHXH&NV - ĐHQGHCM, ngànhHàn Quốc học được thành lập năm 1994 khoa Đông phương học, Trường Đại họcTổng hợp TP.HCM (tên gọi cũ của trường DHKHXH&NV, DHQGHCM) Đến nayngành Han Quốc học phát triển thành Khoa Hàn Quốc học ngày càng phát triển vữngmạnh, trở thành một trong những đơn vi đào tạo chuyên ngành Han Quốc học hàngdau ở Việt Nam Ngoài hai trường DHKHXH&NV - DHQGHN và DHKHXH&NV -ĐHQGHCM, ở Việt Nam còn có nhiều trường đào tạo ngành Hàn Quốc học như: Học

viện ngoại giao, Đại học Đà Lạt, Đại học Công Nghệ TP.HCM, Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM

-Hướng đào tạo tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào tiếngHàn, coi tiếng Hàn là trọng tâm của chuyên ngành đào tạo, mục đích chính là tạo ra

nguồn nhân lực có thé sử dụng thành thạo tiếng Hàn để làm việc trong các doanh

nghiệp Hàn Quốc và các cơ quan có liên quan đến Hàn Quốc Cụ thể, có hai hướngđào tạo đó là biên phiên dịch và sư phạm tiếng Hàn Ngành đảo tạo tiếng Hàn được

Trang 30

đưa vào giảng day đầu tiên tại Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN và ĐHQGHCM từ năm 1993.Trường Dai học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN đưa tiếng Hàn vào dao tạo như ngoại ngữ 2 từ năm

xu thé phát triển của tiếng Hàn trong tương lai

Đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở Việt Nam bao gồm

cả những giảng viên người Việt và những giảng viên người Hàn Quốc, trong đó có cả

các giáo viên phái cử và giáo viên tình nguyện được các tổ chức như: Quỹ Giao lưuQuốc tế Hàn Quốc, Quỹ Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, Viện Giáo dục Quốc tế Trung

ương, Quỹ Sejong, v.v cử sang hỗ trợ.

Số lượng giảng viên ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam tính đếnthời điểm tháng 12/2021 là khoảng 561 người Sang đến năm 2023, khi số lượng cơ

sở đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học tăng lên thì số lượng giảng viên cũng tănglên Số lượng giảng viên giữa 3 miền cũng có sự phân chia không đồng đều Sốlượng giảng viên tỷ lệ thuận với số lượng các cơ sở đào tạo tiếng Hàn và có sự

phân chia không đều giữa 3 miền Miền Bắc và miền Nam có số lượng cơ sở đảo

tạo nhiều hơn so với miền Trung nên số lượng giảng viên cũng nhiều hơn Năm

2021, số lượng giảng viên miền Nam, miền Bắc, miền Trung cũng lần lượt là 300

người, 229 người, 32 người [1].

Tính đến năm 2021, Hàn Quốc đã đầu tư tại 59 tỉnh thành phố của Việt Nam,

trong đó Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu về số vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Namvới 957 dự án (tương đương 10,7 tỷ đô la Mỹ), chiếm 14,9% tổng số vốn đầu tư củaHàn Quốc tại Việt Nam; Hai Phong với 185 dự án, tương đương 8,1 ty đô la Mỹ,chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư đứng ở vị trí thứ 2; Vị trí thứ 3 thuộc về Hà Nội với2.327 dự án, nhưng vốn đầu tư chỉ chiếm 10,8% tức 7,78 tỷ đô la Mỹ Tiếp theo là

Đồng Nai, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác [16] Dựa trên

kết quả thống kê trên của Bộ Kế hoạch Đầu tư, thành phố Hồ Chi Minh không phải làđịa bàn được các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung đầu tư phát triển kinh tế Tuy

Trang 31

nhiên, đây lại là địa phương có số lượng cơ sở đào tạo, sé lượng giảng viên, hoc viên

học tiếng Hàn tập trung nhiều Xét trên bình diện xã hội, theo số liệu thống kê của Đại

sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, năm 2018 có khoảng 150.000 người Hàn Quốc sống

ở Việt Nam, trong số đó có đến 80% tập trung ở thành phó Hồ Chí Minh và 20% phân

bố ở các tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương, [3 1] Như vậy, bối cảnh xãhội và loại hình kinh tế chính là yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư khi ngườiHàn Quốc đến Việt Nam Khu vực miền Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóaphương Tây, nên kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh của các nhóm ngành dịch

vụ Thiết nghĩ đây là câu trả lời hợp lý nhất để giải thích tại sao người Hàn Quốc lạitập trung ở khu vực miền Nam mà chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh khi đến ViệtNam Cũng bởi người Hàn Quốc tập trung vào khu vực miền Nam, kéo theo nhu cầungười lao động biết tiếng Hàn ở miền Nam cũng cao hơn các khu vực khác Khu vựcmiền Bắc, phải kế đến Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên là các khu vực các doanhnghiệp Hàn Quốc tập trung đầu tư Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo tiếng Hàn lại tập trung ở

Hà Nội là bởi Hà Nội là trung tâm của giáo dục của miền Bắc nói riêng, cả nước nóichung Các trường Đại học, Cao dang ở miền Bắc chủ yếu tập trung ở Hà Nội, sau đó tỏa

ra các tỉnh thành lân cận.

Về trình độ của các giảng viên, theo thống kê tháng 12/2021, ở khu vực miềnBắc trong tông số 229 giảng viên thì có 33 người có học vị tiến sĩ, 105 người có học vịthạc sĩ, còn lại 81 người có học vi cử nhân [1] Từ đó cho thấy số giảng viên có học vitiễn sĩ còn ít, còn dang trong tình trạng thiếu hụt Ở khu vực miền Trung, trong số 32giảng viên, có 2 giảng viên đã có học vi tiến sĩ đang công tác tại Đại học Huế và Đại

học Ngoại ngữ Đà Nẵng Trình độ thạc sĩ có 27 người, 3 người có trình độ cử nhân.

Khu vực miền Nam, số lượng giảng viên nhiều nhất trong 3 miền, trong đó, số lượnggiảng viên có học vị tiến sĩ là 38 người, đạt 19% Phần lớn giảng viên vẫn chỉ có học

vị thạc sĩ, chiếm 64,5% tức 129 người [1]

Như vậy, có thể thấy đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc họcđang có sự gia tăng về chất và lượng Tuy nhiên, so với quy mô đảo tạo và sự gia tăng

của nhu cầu tìm hiểu và học về Hàn Quốc, cho đến nay đội ngũ này vẫn cần có sự

củng cố và nâng cao cả lượng và chất, các giảng viên có học vấn tiến sĩ đều là nhữngngười có trình độ chuyên môn cao về Hàn Quốc học Đây là lực lượng chính đóng vaitrò chủ chốt trong việc giảng dạy và nghiên cứu về Hàn Quốc, đồng thời góp phần đây

Trang 32

mạnh sự phát triên của ngành đảo tạo vê Hàn Quôc học và tiêng Hàn tại Việt Nam.

Tuy nhiên số lượng tiến sĩ ngành Hàn Quốc học và tiếng Hàn trên cả nước vẫn còn

khiêm tôn.

Về thực trạng người học, thông qua số liệu thống kê giữa 3 miền Bắc TrungNam, nhận thấy quy mô tuyên sinh có sự khác nhau giữa các vùng, sự chênh lệch nàychủ yếu phụ thuộc vào số lượng giáo viên và chỉ tiêu tuyên sinh của các trường Ởcùng một khu vực nhưng quy mô tuyên sinh lại không đồng đều giữa các trường Lay

ví dụ ở khu vực miền Bắc, Trường CD Bach Khoa Hà Nội là trường có quy mô tuyênsinh năm 2021 cao nhất với 370 học sinh, và trường DHKHXH&NV - DHQGHN cóquy mô tuyén sinh ít nhất chỉ 69 học sinh Trường DHKHXH&NV — DHQGHN làđơn vị đào tạo hàng đầu về Hàn Quốc học nhưng số lượng tuyên sinh hàng năm lại ítnhất, điểm chuẩn đầu vào tuyển sinh của trường khá cao so với mặt bằng chung cáctrường đang đảo tạo về Hàn Quốc học và tiếng Hàn Năm học 2021-2022, điểm chuẩnđầu vào theo các khối A01 là 26,85 điểm, khối C00 là 29,95 điểm, khối D01 là 26,70điểm trên thang điểm 30 [12] Cùng ở khu vực miền Bắc, năm 2021, một số trườngĐại học có quy mô tuyển sinh trên 200 sinh viên như: Đại học Phenikaa (280 sinhviên), DHNN-DHQGHN (225 sinh viên), Đại học Thăng Long (200 sinh viên), một sốtrường Đại hoc có quy mô tuyển sinh trên 100 sinh viên như: Đại học Hà Nội (184

sinh viên), Đại học Ngoại ngữ Thái Nguyên (100 sinh viên), Đại học Khoa học Thái Nguyên (100 sinh vién)

Ở khu vực miền Trung, hai cơ sở đào tạo tiếng Han uy tín là DHNN — Đại họcHuế và DHNN - Đại học Đà Nẵng có quy mô tuyên sinh không có sự khác biệt lớn.ĐHNN - Đại học Đà Nẵng có quy mô tuyển sinh là 75 sinh viên, phía DHNN - Daihọc Huế có quy mô từ 60 đến 90 sinh viên Trường Đại học Đông Á mới bắt đầu đàotạo Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc từ 2020, tuy nhiên năm 2021, trường cóquy mô tuyển sinh lên tới 120 sinh viên, lớn nhất trong ba trường ở miền Trung

Ở khu vực miền Nam, quy mô tuyén sinh giữa các trường có sự chênh lệchđáng kể Năm 2021, quy mô tuyển sinh của trường Dai học Van Lang là 1.100 sinh

viên, trường ĐHNN - Tin học TP.HCM là 506 sinh viên, tuy nhiên Trường Đại học

Quốc tế Hồng Bàng, Trường Dai học Ba Ria — Vũng Tau, Trường Dai học FPT ở CầnThơ mỗi năm chỉ tuyển sinh từ 20 đến 80 học sinh [1] Cũng giống như miền Bắc, tại

các trường ở miên Nam, ngoài chương trình đào tạo chính quy, các trường còn mở

Trang 33

thêm chương trình đào tạo bằng kép và ngoại ngữ 2.

Bảng 2 Số sinh viên đang theo học tại một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạotiếng Hàn và Hàn Quốc học trên cả nước năm 20211]

STT Tên trường Số sinh viên (người)

1 Trường DHKHXH&NV- ĐHQG TP.HCM 820

2 Trường DHNN- Tin học 2.335

3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 282

4 Trường Đại học Lạc Hong 410

5 Truong Dai hoc Da Lat 1.023

6 Trường Đại học Văn Hiến 1.154

7 | Trường Đại học Nguyễn Tat Thành 650

8 Trường Dai học Bà Ria — Vũng Tàu 144

9 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 728

10 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 480

11 Trường Đại học Văn Lang 1.400

12 Trường Đại học FPT Cần Thơ 112

13 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM 459

14 | Trường Cao đăng Công nghệ Thủ Đức 489

15 Trường Đại học Thái Bình Dương 324

16 | Cao đăng Bách Khoa Hà Nội 1.186

22 Dai hoc Ha Long 204

23 Đại hoc Công nghiệp 771

24 | DHKHXH&NV-DHQGHN 264

Dua trén s6 liéu thống kê trên, tính đến năm 2021, số sinh viên học tiếng Hàn

và Han Quoc học giữa các trường Dai học trên toàn quôc có sự chênh lệch Một sô

Trang 34

trường có số lượng giảng viên cơ hữu còn hạn chế nhưng số lượng sinh viên khá đông.

Ví dụ như trường hợp trường ĐHNN - Tin học TP HCM, số lượng giảng viên tiếngHàn là 13 người nhưng số sinh viên lên tới 2.335 người, bình quân mỗi giảng viênphải phụ trách 179 sinh viên Số lượng sinh viên mà mỗi giảng viên phải phụ trách củatrường ĐHNN - Tin học TP HCM cũng áp đảo so với một số trường như: trường

DHNN — DHQGHN, trường Dai học Hà Nội, Trường DHNN — DHQGHN năm

2021 có 57 giảng viên và số lượng sinh viên là 1.261 sinh viên, bình quân mỗi giảngviên cần phụ trách khoảng 22 sinh viên Trường Đại học Hà Nội có số lượng giảng viên

và sinh viên năm 2021 lần lượt là 32 người và 954 người, bình quân mỗi giảng viên phụ

trách khoảng 30 học sinh [1].

Trên đây, chúng tôi đã mô tả một cách khái quát thực trạng tình hình đào tạo

tiếng Hàn và Hàn Quốc học cấp bậc Đại học, Cao dang trên các khía cạnh chính:

Hướng đào tạo, đội ngũ giảng viên và thực trạng người học Trải qua 30 năm đào tạo

từ năm 1993 đến nay, quá trình dao tao tiếng Hàn bậc Đại học, Cao đăng đã đạt đượcnhiều thành tựu Mặc dù tiếng Hàn vẫn chưa được áp dụng ở bậc THCS nhưng nhữngthành tựu đó đã đưa tiếng Hàn đến gần hơn với người dân Việt Nam, nâng cao độnhận diện của tiếng Hàn đối với người dân Việt Nam Đặc biệt, việc Bộ Giáo dục vàĐào tạo Việt Nam công nhận tiếng Hàn là một trong bảy ngoại ngữ chính vừa là thànhquả phát triển đồng thời mở ra nhiều hướng đi mới cho ngành giáo dục tiếng Hàntrong đó có đào tạo tiếng Han ở bậc phô thông Xem xét trên phương diện này, có thé

nói, việc đào tạo tiếng Hàn ở bậc cao đăng, đại học chính là nền tảng dé triển khai đào

tạo tiếng Hàn ở các cấp trong đó có bậc phô thông Bởi việc đào tạo tiếng Hàn bậc caođăng và đại học sẽ cung cấp nguồn lực giáo viên, tài liệu dé phuc vu cho viéc dao taotiếng Han tại các bậc hoc Trung học co sở và Trung học phô thông

Việc dao tạo tiếng Hàn tại bậc học Trung học phổ thông chủ yếu diễn ra tại 2thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội Tại TP.HCM, Trường THPT TrầnĐại Nghia đã có những lớp tiếng Hàn đầu tiên từ những năm 2014, trong khuôn khổ

Dự án “Đưa tiếng Hàn xuống trường phổ thông” tiếng Hàn được đào tạo thí điểm đầutiên tại Trường THPT Thực hành Sài Gòn Năm học 2015-2016, trường đã cùng phốihợp với Trung tâm Hàn Quốc học thuộc Trường Đại học Sư phạm TP.HCM khai giảngnhững lớp tiếp Hàn đầu tiên [23] Đến năm 2021, khi Bộ giáo dục thông qua quyếtđịnh đưa tiếng Hàn thành ngoại ngữ một, nhiều trường ở Thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 35

trong đó có trường trung học phổ thông Thực hành Sài Gòn đã chọn tiếng Hàn nhưngoại ngữ hai [30] Từ năm 2017 đến 2021, riêng khu vực TP HCM có 11 trườngTHPT đã tiến hành dạy tiếng Hàn thí điểm như ngoại ngữ 2 như: THPT Thủ Đức,

THPT Bùi Thị Xuân, THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Tây Thạnh, THPT Dương Văn

Thìn, Trung học Thực hành Sài Gòn với tổng số 1.462 học sinh đang theo học [10]

Từ năm 2021, khi tiếng Hàn chính thức được công nhận là ngoại ngữ 1, số trườngTHPT đưa tiếng Hàn vào chương trình giảng dạy ngày càng nhiều hơn

Tại Hà Nội, ngày 09/08/2018, Sở giáo dục và dao tao đã ban hành công văn số3375/SGDĐT-GDPT về việc triển khai môn tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếngHàn và các ngoại ngữ khác trong các trường phố thông Bắt đầu từ năm 2018, đã có ratnhiều trường phô thông tai Hà Nội triển khai đa dang hóa ngôn ngữ đào tạo cùng vớitiếng Anh trong chương trình đào tạo Song song với việc triển khai đề án đa dạng hóangôn ngữ đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra các thông

tư nhằm hướng dẫn cách quản lý chất lượng dao tạo ngoại ngữ như Công văn

5420/SGDDT- GDPT ngày 3/1 1/2019.

Tuy nhiên, các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đang đào tạo tiếng Hàn khôngnhiều Hiện có THPT Việt Đức, THPT Nguyễn Gia Thiều, THPT Chuyên Ngoại ngữ,thuộc trường DHNN-DHQGHN Đối với hai trường THPT Việt Đức và THPTNguyễn Gia Thiéu, tiếng Hàn được đưa vào dao tạo theo hướng ngoại ngữ 2 Ở khuvực miền Bắc, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - DHQGHN là đơn vị đầu tiên daotạo tiếng Hàn như ngoại ngữ 2 Theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, bắt đầu từ năm

2010, Trường THPT Ngoại ngữ đã bat đầu triển khai thí điểm tiếng Han — Ngoại ngữ

2 Căn cứ xác định chuẩn đầu ra của Chương trình được cụ thé hóa bằng yêu cầu cầnđạt được về năng lực giao tiếp, kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức cho từng cấp học, từngkhối theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và Khung đánh giánăng lực tiếng Hàn Topik của Hàn Quốc Bắt đầu từ năm học 2017-2018, TrườngTHPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã chính thức đưa tiếng Hàn vào đảo tạo nhưngoại ngữ 1.

Chiếu theo Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn được Bộ trưởng

Bộ giáo dục ban hành, Chương trình học môn Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 2 được xây dựng

dựa trên khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với tông thời lượng là

735 tiết trong 4 năm, trong đó mỗi tiết tương đương 45 phút Chuẩn đầu ra được đánh

Trang 36

giá trình độ bậc 2 theo khung năng lực Chương trình giáo dục trên được áp dụng ở tất

cả các trường THPT đã và dang dao tạo tiếng Hàn ngoại ngữ 2

Học sinh học ngoại ngữ chuyên các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Nhật

có thê lựa chọn học thêm tiếng Hàn làm ngoại ngữ 2, thời lượng học là 3 tiết 1 tuần, 35tuần 1 năm, chuẩn dau ra là A2 Năm 2010, quy mô tuyên sinh chỉ dừng lại ở 1 lớp 25học sinh, nhưng do nhu cầu học tiếng Hàn ngoại ngữ 2 tăng nên những năm sau đótrường có mở rộng quy mô tuyền sinh lên Và đến năm 2017, trường THPT ChuyênNgoại ngữ - DHQGHN đã đưa tiếng Hàn vào chương trình dao tạo như ngoại ngữchuyên ngành (ngoại ngữ 1) Khóa đầu tiên được thi đầu vào bằng tiếng Anh, vào học

hệ tiếng Hàn 3 năm, từ khóa thứ 2 có thêm lựa chọn thi đầu vào bằng tiếng Hàn và học

hệ tiếng Hàn 7 năm Đối với học sinh thi đầu vào bằng tiếng Anh và học theo hệ tiếngHan 3 năm thì tong số tiết phải học là 630 tiết trong 3 năm, tức là 6 tiết 1 tuần vàchuẩn đầu ra cần đạt trình độ tiếng Hàn bậc 3 theo KNLNNVN Còn đối với học sinhthi đầu vào bằng tiếng Hàn và học hệ tiếng Han 7 năm cũng cần học tong 630 tiếttrong 3 năm THPT tương ứng mỗi tuần 6 tiết và chuẩn đầu ra cũng chương trình đàotạo phải đạt trình độ tiếng Hàn bậc 4 theo KNLNNVN

Khung giáo trình đào tạo tiếng Hàn ngoại ngữ 2 được Bộ giáo dục biên soạn và

có đính kèm theo trong Chương trình giáo dục phổ thông tiếng Hàn được ban hànhngày 26/12/2018 Trước đó, khi tiếng Hàn mới được đưa vào giảng dạy ở trườngTHPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐHQGHN thì giáo trình Tiếng Hàn Sejong do Quỹ SejongHàn Quốc tài trợ được đưa vào sử dụng Từ năm học 2018 đến nay, trường sử dụnggiáo trình tiếng Hàn của trường Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc Đội ngũ giáo viênkhi đó cũng do giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc thuộc DHNN —ĐHQGNN trực tiếp giảng dạy Tuy nhiên, từ khi tiếng Hàn được đưa vào đào tạochuyên ngành, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - DHQGHN đã trực tiếp tuyển giáoviên, đồng thời cũng nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia người Hàn Quốc thuộc các tổchức của Hàn Quốc nhữ KOICA, KF Mac dù vậy, năm hoc 2017 - 2018, do Bộ môntiếng Hàn mới được hình thành nên khởi đầu mới chỉ có 2 giáo viên trong đó có 1 giáoviên người Việt có trình độ thạc sĩ và 1 chuyên viên người Hàn Quốc Sang đến nămhọc 2020 - 2021, số lượng giáo viên tăng lên sĩ số 4 người trong đó có 3 người Việt

bao gồm 1 trình độ thạc si và 2 trình độ cử nhân, | giáo viên người Han Quốc.

Từ năm học 2017 - 2018, tiếng Hàn chính thức được đưa vào đào tạo như mônchuyên ngành, qua 6 năm phát triển, bộ môn đã đạt được những thành tựu đáng kể

Trang 37

Nhiều học sinh lớp chuyên tiếng Han đã nhận được học bồng toàn phan, bán phần đi

du học ở các trường Đại học danh tiếng của Hàn Quốc như: Đại học Nữ sinh Ewha,Đại học Sogang, Đại học Dongguk, Đại học Korea, Học sinh bộ môn chuyên tiếngHàn cũng rất năng động tham gia vào các học động ngoại khóa, các cuộc thi liên quanđến tiếng Hàn như Chương trình Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ, Ngày hội tiếng HànHangeulnal, Cuộc thi nói tiếng Hàn, Ngày hội Văn hóa Hàn

Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GD&DT, tiếng Han khôngchỉ được đào tạo tại bậc Đại học, Cao dang ma đã được đưa vào giảng day tai cáctrường THPT Tuy nhiên, tiếng Hàn chủ yếu được giảng dạy tại các trường THPTthuộc dia phận ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM chưa được đưa xuống triểnkhai ở tất cả các trường THPT trên cả nước Hơn nữa, tiếng Hàn mặc dù được triểnkhai tại các trường THPT ở Hà Nội và TP.HCM nhưng chưa thật sự phô biến trên địabàn hai thành phé nay Chi có một số trường THPT trên địa bàn hai thành phố Hà Nội

và TP.HCM đưa tiếng Hàn vào giảng dạy như ngoại ngữ 2, còn rất nhiều trường THPTtrên địa bàn chưa đưa tiếng Hàn vào chương trình đảo tạo Tiếng Hàn tuy đã được triểnkhai sâu hơn vào nền giáo dục Việt Nam, được đưa vào bậc học THPT nhưng lại chưa

thực sự được phổ cập rộng rãi Mặc dù vậy, việc đưa tiếng Hàn vào giảng dạy tại bậc

THPT đã đạt được những kết quả đáng kể, những kết quả này là nền tảng cơ sở détriển khai tiếng Hàn sâu rộng hơn ở bậc THCS nói riêng và trên toàn hệ thông giáo dụcnói chung Hiện tại việc đào tạo tiếng Hàn ở bậc THCS cũng chỉ xuất hiện tại 2 Thànhphố lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và đều được triển khai dưới dang đào tạoNgoại ngữ 2 Tuy việc thực hiện đảo tạo tiếng Hàn ở bậc học THCS chưa có nhiềuhoạt động mở rộng và phổ cập nhiều tại phần lớn các trường song cũng tạo nên dấu anriêng bằng quy mô đào tạo, kết quả đào tạo giúp cho bức tranh tổng thể về đào tạotiếng Hàn và Hàn Quốc hoc tại Việt Nam thêm da dang va toan diện hon

1.2 Co sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm cơ bảnNhăm mục đích đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh và yêu cầu đadạng của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, Bộ GD&DT đã ban hành Thông tư19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2021 và thay Quyết định số

16/2006/QD-BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao

Trang 38

tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông Theo Chương trình giáo dục phổthông tổng thể mới nhất được ban hành, học sinh pho thong bắt buộc phải học mộtngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi

là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 Cơ sở giáo dục có thé tổchức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục cókhả năng đáp ứng Ngoại ngữ 1 gồm các môn: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng TrungQuốc, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức Ngày 09/02/2021, Bộ GD&ĐÐT

đã có quyết định ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và TiếngĐức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm (Quyết định số 712/QD-BGD&DT ngày9/2/2021) Chương trình giáo dục phổ thông ngoại ngữ 1 tuân thủ các quy định trongChương trình giáo dục phố thông tổng thé của Bộ Giáo dục và Dao tạo về thời lượngdạy học môn học Cụ thể, mỗi môn đều có thời lượng 1.155 tiết (gồm cả số tiết ôn tập

và kiểm tra, đánh giá) Trong đó, cấp Tiểu học có tổng số 420 tiết (4 tiết/tuần); cấpTrung học cơ sở có tổng số 420 tiết (3 tiết/tuần); cấp Trung học Phổ thông có tông số

315 tiết (3 tiét/tuan) Bên cạnh việc bắt buộc học ngoại ngữ 1 thì hoc sinh được tự lựa

chọn học ngoại ngữ 2.

Ngoại ngữ 2 là môn học hoàn toàn tự nguyện dựa theo nguyện vọng đăng ký

tham gia của học sinh và phụ huynh Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thê

chọn một trong bảy ngoại ngữ còn lại làm ngoại ngữ thứ hai Ví dụ, học sinh đã học

tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thê chọn học tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhậthoặc tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn, tiếng Đức như ngoại ngữ thứ hai Ngoại ngữ 2được tổ chức giảng dạy có thé từ lớp 6 đến hết lớp 12 tùy theo nhu cầu của học sinh và

khả năng dap ứng của cơ sở giáo dục, được xây dựng theo Khung năng lực ngoại ngữ

6 bậc dùng cho Việt Nam với tông thời lượng là 735 tiết (mỗi tiết là 45 phút) bao gồm

cả các tiết ôn tập, kiểm tra và đánh giá

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thé mới nhất ban hành kèm Thông

tư 19/2021/TT-BGDĐT, nhận thấy rõ rệt sự khác biệt giữa ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2trong đó ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc học từ cấp tiểu học từ lớp 3 tới cấp trunghọc phổ thông hết lớp 12, là môn học được theo dõi trong học bạ của học sinh và tham

gia bình chọn phân loại năng lực học tập của học sinh còn ngoại ngữ 2 là môn học tự

chọn sẽ được tô chức giảng dạy từ cấp Trung học cơ sở từ lớp 6 tới hết lớp 12 tuỳ theonhu cầu của học sinh phụ huynh và sự chuẩn bị từ phía cơ sở giáo dục Môn ngoạingữ 2 sẽ được ghi điểm trong học bạ của học sinh trong suốt quá trình học tập tuy

Trang 39

nhiên vì là môn học tự chọn nên sẽ không được tham gia vào quá trình bình chọn phân loại năng lực học sinh khi xét các tiêu chí học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh yêu.

Thông tư 19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mônNgoại ngữ 1 chính là kim chỉ nam hướng dẫn cụ thé các Trường tiến hành đào taongoại ngữ 1 môn Tiếng Hàn nếu có nhu cầu và khả năng đào tạo Thông tư hướng dẫntriển khai đào tạo ngoại ngữ | Tiếng Hàn có hiệu lực thi hành từ năm 2021 vì vậy việctriển khai tiếng Hàn tại bậc THCS của Hà Nội hiện nay chỉ bắt đầu với hình thức đàotạo ngoại ngữ 2 là phô biến Ở Ha Nội chính chương trình đào tạo ngoại ngữ 2 TiếngHan bậc THCS nay sẽ cung cấp nguồn lực cho khối Trung học phổ thông đang triểnkhai đào tạo ngoại ngữ 2 Tiếng Han tạo nên sự chuyển tiếp và tính tổng thé cho cảchương trình đảo tạo ngoại ngữ 2 từ cấp THCS đến THPT

1.2.2 Căn cứ pháp lý của đào tạo tiễng Han bậc THCS tại Việt NamTính đến tháng 10/2020, có hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vàoViệt Nam với tông số vốn đầu tư lũy kế đạt gần 70,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 18,5% tông

số von FDI dau tư vào Việt Nam Cũng trong năm 2020, Hàn Quốc 1a quốc gia đứngthứ hai trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam

với 3,42 ty đô la Mỹ, chi sau Singapore với 7,51 tỷ đô la Mỹ [38] Các doanh nghiệp

của Hàn Quốc đầu tư trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam từ may mặc, điện

tử, hạ tầng, năng lượng, ô tô Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam cónhu cầu tìm kiếm nguồn lao động bản địa biết tiếng Hàn Cùng với đó là sự du nhậpcủa văn hóa Đại chúng Hàn Quốc vào xã hội Việt Nam, các buéi diễn ca nhạc củacác nhóm nhạc thần tượng như Blackpink, các buổi giao lưu họp fan của Lee JongSuk, Choi Si Won Cả yếu tố kinh tế và xã hội đều tạo động lực cho tiếng Han pháttriển ở Việt Nam

Sự tác động của yếu tô chính trị ngoại giao cũng tạo điều kiện thúc day sự pháttriển và thâm nhập sâu rộng của văn hóa, giáo dục Hàn Quốc tại Việt Nam Tháng8/1994, Đại sứ Hàn Quốc Park Gun-woo và Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã ký Hiệp định

Văn hóa tại Hà Nội Hiệp định văn hóa có hiệu lực trong vòng 5 năm và tự động gia

hạn 5 năm 1 lần Với Hiệp định này, hai nước đã thống nhất chia sẻ những kinhnghiệm quản lý, các phương pháp, điều kiện, kỹ thuật, xúc tiến hợp tác giáo dục và

khoa học; giao lưu giữa các viện nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật; hợp tác giữa các hội

Trang 40

văn học - nghệ thuật, hội nhà văn, hội mỹ thuật, hội nghệ sĩ sân khấu [24] Với

những điều khoản hợp tác toàn diện trên lĩnh vực văn hóa, cho thấy văn hóa là lĩnhvực giao lưu hợp tác được chính phủ hai nước rất coi trọng

Ngày 24/8/2001, trong chuyến thăm đến Hàn Quốc của Chủ tịch nước TrầnĐức Luong, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc Với tuyên bố này,hai nguyên thủ quốc gia đã khang định việc giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa và nghệthuật đã tạo ra nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương, thông qua việc tăngcường hiểu biết và tương đồng về văn hóa giữa hai nước Đồng thời, hai vị đã nhất trí

mở rộng hơn nữa giao lưu và hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Văn hóa, giáo dục, nghệthuật, kỹ thuật thé thao và du lịch, tăng cường giao lưu thanh niên Với tuyên bố chungnày, đã cho thay vai trò của văn hóa - giáo dục rat quan trọng và đang được chính phủ

hai nước tập trung quan tâm.

Các Hiệp định hợp tác Giáo dục - Đào tạo được ký kết vào tháng 3/2000 và ngày31/5/2005 đã xác định những hoạt động quan trọng đề hai quốc gia phát triển tầm “Quan hệđối tác toàn diện trong thé kỷ XXI” và “Quan hệ đối tác chiến lược” Hai Hiệp định này là

cơ sở pháp lý nhằm tăng cường hơn nữa về hợp tác giáo dục đảo tạo giữa hai nước [5]

Ngày 22/10/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực HànQuốc Kim Shin-il cùng với Thủ tướng Nguyễn Tan Dũng và Phó thủ tướng, Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc hội đàm về giáodục và nhân lực, xúc tiễn hợp tác, thúc day dao tao nguồn nhân lực phục vụ chocông cuộc đầu tư và phát triển kinh tế, đáp ứng đủ nguồn cung cho nhu cầu vềnguồn nhân lực trong tương lai [24]

Ngày 09/10/2008 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo Nguyễn

Thiện Nhân cùng 21 quan chức của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Dao tạo,

Hiệu trưởng các trường Đại học ở Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại HànQuốc nhằm thúc đây hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực giáo dục, đàotạo, khoa học công nghệ và phát trién nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngoài ra, còn nhiều các thỏa thuận khác có nội dung thúc đây hợp tác phát triển

giáo dục giữa hai nước như: Thỏa thuận về trao đổi giáo viên Việt Nam - Hàn Quốc,

thỏa thuận về dạy thí điểm tiếng Hàn tại các trường phô thông ở Việt Nam Biên bảnghi nhớ giữa Bộ GD&DT Việt Nam và Quỹ Hữu nghị Hàn Quốc - Châu A về thành

Ngày đăng: 08/10/2024, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w