1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Phim remake Việt Nam tiếp cận từ văn hoá đại chúng: Trường hợp Em là bà nội của anh (2015) và Tiệc trăng máu (2020)

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phim remake Việt Nam tiếp cận từ văn hoá đại chúng: Trường hợp Em là bà nội của anh (2015) và Tiệc trăng máu (2020)
Tác giả Lờ Thị Tuõn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 51,01 MB

Nội dung

Gần đây, năm 2020, Lauren Rosewarne trong cuốn Why we remake ThePolitics, Economics and Emotions of Film and TV Remakes đã xem xét các ly dokinh té, chinh tri và cam xúc của việc làm phi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phim remake Việt Nam tiếp cận từ văn hoá đại

chúng: Trường hợp Em là bà nội của anh (2015)

và Tiệc trang mau (2020)

Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Thị Tuân

Mã số: CS 2022.05

Thời gian thực hiện: 2022-2024

Đơn vị: Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại hoc Quoc gia Hà Nội

Hà Nội - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MUC LUC % 3Ả |

i90 3

1 Lý do chọn đề tài - «s56 St +SEkềEEEEEEEE2EEEXEE1511211111111111 11111 1x 3

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề - ¿22+ s+Ex+EEeEEEEEEEEEEEE2EEEEEEerkerreeg 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2 2 s+s+£++£+Eezxsrxzrszrez 14

4 Mục tiêu của để ti eeseeecseescssseecssneeesneessneeessneeesnseessnseesneessneeesnneessnnees 15

5 Phương pháp nghién CỨU - c5 S311 33 1E EErrsreesreerrrerrreree 15

6 Cau trúc để ti es eeeceeccseeesssecessneeesnneessneeesuseessneesnnsessnneesnneessneessneeesnesee 16

CHƯƠNG 1 CƠ SO LY LUẬN VA THUC TIẺN 5: 17

LL Cos Ly Tain oe 171.1.1 Khái lược về remake ceccccccccscsecsssssesessesesessesesesecsesvsreaesesreacavarseseeaves 17 1.1.2 Sơ lược về văn hóa đại 0000501177 +31 21

1.2 Cơ sở thực tiỄn -. - + hưng ngư 27

1.2.1 Phác thảo bức tranh remake phim trên thế giới và Việt Nam 27 1.2.2 Đôi nét về phim remake Em là bà nội của anh (Phan Gia Nhật Linh)

và Tiệc trăng máu (Nguyễn Quang Dũng) - ¿5-52 5c+5ecxezezxcce2 34

Tiểu KẾT ¿St S1 E21 E19 121121121111111211 111111111 1111 11.1111.1111 1 y0 40

CHƯƠNG 2 PHIM REMAKE VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH LAI GHÉP THE LOAD - - 2-52 SE 9SE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEE111111211111111 1111.1111111 41 2.1 Chủ dé gan gũi, dé cảm và dé tài mang tinh tinh thời sự, phố quát 42 2.2 Cốt truyện bất ngờ, kịch tính và gia tăng chỉ tiết hài hước, trào

2.3 Kiểu nhân vật thú vị và mang tính đương đại - 55 2.4 Bối cảnh không gian hiện đại và mang tính biểu tượng 65

CS 2 5S S22 2E12E12717121121121121111111111 211111111 xe 72 CHƯƠNG 3 PHIM REMAKE VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH BẢN

DIA HOÁ VĂN HOÁ 2-52 ©5222 E221 E1E71271211211211211 211111 cxe 73

3.1 Dau ấn hoài niệm, hoài cỒ - ¿St keSk+EEEE+EEEEEEEEEEEEEkeEkrkererkerx 74

Trang 3

3.2 Dau ấn nữ quyền và dé tài LGBïT ¿22522 ++£++zxerxerxeres 82

3.3 Dau ân văn hoá đương đại va xu hướng làm mới các giá trị truyên

thống ¿5+1 St 2E 212112112112117171211211211211 1111111112111 11.1 T1 88

TiGU KGt 8 4 98 KẾT LUẬN 2-22-5222 2EESEESEEEEE211211211211211 1111211111111 re, 99

TÀI LIEU THAM KHẢO 2 252+SE+EE£EE££E2EE2EESEEerxerxerxee 103

PHỤ LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Năm 2016, Chính phủ Việt Nam ban hành Chiến lược phát triển cácngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó

công nghiệp điện ảnh được xác định là một trong những ngành quan trọng Luật

Điện anh từ khi ra đời năm 2006 đã liên tục được bổ sung sửa đôi vào các năm

2009, 2018, 2020 và gần đây nhất, Luật Điện ảnh sửa đổi 2022 đã có những sửa

đôi đáng kể, đặc biệt là việc bố sung thuật ngữ "công nghiệp điện anh" Không

thé phủ nhận rằng, xu hướng phát triển của điện ảnh Việt Nam chịu sự tác độngcủa xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá Việc phát triển một nền điện anh

độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập, toàn cầu hoá là mục tiêu của điện

ảnh nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Chủ động hội nhập thị trường điện ảnhkhu vực và thế giới; đây mạnh xuất khâu, mở rộng giao lưu, quảng bá phim vớicác nước trong khu vực và trên thế giới” (Luật Điện ảnh) Đề thực hiện mục tiêu

đó, các đạo diễn Việt Nam đã có những đổi mới về nội dung cũng như hình thức

thé hiện Điều này đã kéo khán giả đến rạp và đem lại doanh thu cao cho các bộphim, tạo ra một thị trường điện ảnh Việt Nam sôi động trong những năm gầnđây Bên cạnh dòng phim độc lập - phim “art house” đặt hàm lượng nghệ thuật,

sự thể nghiệm sáng tạo là tiêu chí đầu tiên, hướng đến các Liên hoan phim Quốc

tế, còn có một dòng phim hướng đến số đông khán giả mà vẫn đảm bảo chất

lượng nghệ thuật nhất định Trong đó, một số bộ phim có doanh thu cao, là độnglực dé các nhà sản xuất tiếp tục đầu tư vào điện ảnh Việt, có thé kê đến: Tdi thấy

hoa vàng trên có xanh (78 tỷ), Em là bà nội của anh (102 tỷ), Tháng năm rực rổ

(85 tỷ), Mat biếc (180 ty), gần đây nhất là Tiệc trang máu (180 tỷ) Điểm chung

dễ nhận thấy của các bộ phim trên là, chúng đều là phim cải biên hoặc phimremake (làm lại)

1.2 Quan sát đời sống nghệ thuật hiện đại, xu hướng nghiên cứu đa hệ

thống, liên ngành gan điện anh với các loại hình nghệ thuật, các loại hình ý thức

' "Công nghiệp điện ảnh là ngành kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, sử dụng tài năng nghệ thuật,

tiềm năng văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh dé tạo ra tác phẩm điện ảnh và dịch vụ điện ảnh" (Luật Điện anh sửa đổi 2022).

? Vì tính chất phô biến của thuật ngữ remake nên trong bài viết chúng tôi giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh

remake.

Trang 5

xã hội, với lịch sử, chính trị văn hóa trở thành mối quan tâm của các nhà nghiêncứu, phê bình Nằm trong dòng chảy của nghiên cứu chuyền dịch giữa các loại

hình nghệ thuật, nghiên cứu remake (làm lại) chưa được quan tâm nghiên cứu

như cải biên, liên văn bản, dịch liên ký hiệu hay mỹ học tiếp nhận Chúng tôinhận thấy, remake phim là một hiện tượng ngày càng phổ biến trong đời sống

nghệ thuật đương đại Remake cũng giống như cải biên, nằm ở thế lưỡng nan,

luôn có sự gắn kết không tách rời với bản gốc, nhưng cũng đòi hỏi những yếu tốsáng tạo tạo nên “sinh mệnh” mới như một tác phẩm độc lập Những bộ phim

remake phải có những sáng tạo mới, độc đáo vừa phù hợp với thị hiếu khán giả

và văn hóa đại chúng, vừa phù hợp với thâm mỹ, bối cảnh xã hội đương đại

1.3 Từ hiện tượng và xu hướng điện ảnh trên, nghiên cứu của chúng tôi

tiếp cận Em là bà nội của anh (2018) của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và Tiệc

trăng máu (2020) của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từ góc nhìn văn hóa đại

chúng Phim remake Việt Nam xuất hiện trước đó, nhưng chỉ đến Em là bà nội

của anh mới tạo được dấu ấn đặc biệt, khiến khán giả, giới phê bình nghiên cứu

phải quan tâm đến dòng phim này Em là bà nội của anh được remake từ bộphim Miss Granny (2014) của đạo diễn Hàn Quốc Hwang Dong-hyn Đây là dự

án hợp tác sản xuất giữa CJ Entertainment và HK Film Kinh phí thực hiện lênđến 7,5 triệu USD, doanh thu của phim tại phòng vé ở Hàn Quốc là gần 60 triệu

USD Tính tới 2023, Miss Granny đã có 8 bản remake điện ảnh và 1 bản remake

truyền hình Em là bà nội của anh ngay khi ra mat đã vượt doanh thu của Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Victor Vũ) đề trở thành bộ phim Việt Nam ăn kháchnhất năm 2015 Tiệc trăng máu được remake từ bộ phim Perfect Strange (2016)của đạo diễn người Ý Paolo Genovese Bộ phim lập kỉ lục về phim có số lượngremake lớn nhất với 24 bản phim tính đến năm 2023 Tiệc trang máu làm lại trênmột bản phim ăn khách là một lợi thế, bộ phim được cho là có sự gần gũi với bảnphim remake của Hàn Quốc - Intimate Strangers (2018, Lee Jae-kyoo), điều đócàng gia tăng sức hút của phim Từ số lượng các bản remake của phim có thểthấy, Miss Granny va Perfect Strange mang tính đại chúng cao, nó có sự thú vị

và hap dẫn về dé tài, câu chuyện, nhân vật Điều này cũng tao ra sự hap dẫn vớicác phiên bản phim remake tại Việt Nam Ở thời điểm 2016, Em là bà nội của

Trang 6

anh trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất (102 tỷ đồng) trong lịch sử điện ảnhViệt Nam, phá vỡ ki lục của Để mai tính (2015) đã xác lập trước đó Cũng như

vậy, Tiệc trăng máu đã tạo được tiếng vang từ các phòng vé ngay khi phát hành

Doanh thu của bộ phim là 180 tỷ, nằm trong "Top 3 phim Việt ăn khách nhất lịch

sử phòng vé trong nước" ở thời điểm phim ra đời Thành công của Em là bà nội

của anh và Tiệc trăng máu không chỉ đến từ việc nó được làm lại từ phim ănkhách, mà nó còn là sự sáng tạo của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và Nguyễn

Quang Dũng qua chiến lược remake phù hợp về mặt thê loại và văn hoá trong hai

bộ phim remake.

Trong nghiên cứu, từ góc tiếp cận văn hoá đại chúng, chúng tôi sẽ phân

tích và chỉ ra các yếu tố của phù hợp với khán giả đại chúng của phim Em là bà

nội của anh và Tiệc trăng máu, khẳng định sự sáng tạo và nhạy bén của đạo diễntrong việc nhào nặn chất liệu có trước để tạo ra những bộ phim đem lại doanh thucao Đồng thời, từ góc độ tiếp nhận, từ doanh thu của bộ phim - như là minhchứng cho sự yêu thích của khán giả, chúng tôi bước đầu khái lược những vấn đề

về thị hiểu của công chúng tiếp nhận Từ đó, chúng tôi cũng khăng định, remake

phim là xu hướng làm phim mang tính chất văn hoá đại chúng, phù hợp với bốicảnh điện ảnh đương đại hiện nay.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu phim remake

Remake (làm lại) là một thuật ngữ trong điện ảnh, chỉ việc sản xuất lạimột bộ phim đã được phát hành từ trước Trong những năm gan đây, phim

remake” ngày càng trở nên phổ biến với nền điện ảnh thế giới nói chung và của

điện ảnh Việt Nam nói riêng, thậm chí, trở thành một xu hướng phô biến của điệnảnh trong bối cảnh toàn cầu hoá Cùng với sự xuất hiện của những bộ phimremake, chúng ta cũng thấy xuất hiện những nghiên cứu tìm hiểu, phân tích hiện

tượng này Nghiên cứu đầu tiên có thể ké đến là cuốn sách Film Remakes (2006)

của C.Verevis Đây có thê xem là công trình đâu tiên nghiên cứu hệ thông và

' Tam Ky (2020), "Tiệc trăng máu vào top 3 phim Việt ăn khách nhất lịch sử" (trên

https://vnexpress.net/tiec-trang-mau-vao-top-3-phim-viet-an-khach-nhat-lich-su-4199580.html) Truy cập

12.8.2023.

Trang 7

chuyên sâu về hiện tượng remake trong điện ảnh Dựa trên các lý thuyết về thể

loại và tính liên văn bản, tác giả "mô tả remake vừa là một khái niệm mang tính

co giãn, vừa là một tình huống phức tạp, được kích hoạt và giới hạn bởi các vai

trò và thực tiễn liên quan của các nhà phê bình, khán giả và chính ngành công

nghiệp điện ảnh" Cuốn sách được cấu trúc thành ba phần tương ứng với ba vấn

đề quan trọng đó là remake như là một lĩnh vực công nghiệp, remake như là một

loại hình văn bản tác phẩm, và remake như một sự tiếp nhận.

Tiếp đó, trong cuốn Dead ringers: The remake in theory and practice(2012), Jennifer Forrest va Leonard R Koos đã tập hợp những bài viết về van đềremake trên các phương diện tác quyền, phong cách điện ảnh quốc gia và bối

cảnh của lich sử sản xuất Cuốn sách nhấn mạnh tính trung tâm và quyền lực của

những bản remake như là một thể loại hình thành trong quá trình "tồn tại liên

tục” của những bộ phim.

Gần đây, năm 2020, Lauren Rosewarne trong cuốn Why we remake ThePolitics, Economics and Emotions of Film and TV Remakes đã xem xét các ly dokinh té, chinh tri và cam xúc của việc làm phim remake, từ đó chi ra sáu van đềlớn của việc làm phim là remake là: bản làm lại tốt hơn (sẽ cải thiện được điểmyếu của bản trước đó khi sử dụng công nghệ mới và diễn viên ngôi sao), làm lạikinh tế hơn (xem xét vai trò của tài chính trong quá trình tái sản xuất), làm lại

theo hướng hoài cổ (cách thức nhà làm phim tận dụng sự quan tâm của khán giả

với bộ phim trước đó), làm lại theo hướng Mỹ hóa (đưa câu chuyện Mỹ, phamtính Mỹ vào bản làm lại), làm lại sáng tạo (những yếu tố sáng tạo mới của đạo

diễn trong việc làm lại phim), và làm lại theo hướng thời trang hóa (tận dụng các

mốt thời trang mới, hiện đại, là xu hướng) Đây là các phương thức remake trở

thành xu hướng của các đạo diễn.

Ở Việt Nam, remake phim trở thành xu hướng khá phổ biến trong điệnanh và truyền hình hiện nay nên remake trở thành mối quan tâm của nhiều đốitượng Tuy nhiên, nghiên cứu về remake một cách hệ thống từ lý thuyết đến thựctiễn thì chưa có công trình nào Phần lớn các bài viết về remake được đăng tải

trên báo mạng Các bài viết còn dừng lại ở việc sơ lược remake phim là gì, khái

quát các bộ phim remake đã được làm, các yêu tô làm nên thành công của một bộ

Trang 8

phim remake, đặc biệt là đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá về phim remake Đánhgiá về remake phim có hai xu hướng, thứ nhất, coi việc remake phim là "cạn kiệt

ý tưởng”, "sự sáng tạo xói mon", hay sao chép, copy kịch bản ; thứ hai, đánh giá remake phim với cái nhìn tích cực, ở đó có sự sáng tạo theo hướng Việt hoá,

là xu hướng làm phim trong bối cảnh toàn cầu hoá Cụ thể là, bài viết "Phim

remake - liệu sự sáng tạo có đang bị xói mòn" của Nguyễn Hưng Hiệp, bài viết

tập trung bàn luận một số câu hỏi về remake phim và cho rằng "Bản chất phimremake không hề kém cỏi và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sáng tạo",

điều quan trọng phụ thuộc vào đạo diễn có đủ tâm huyết và sáng tạo dé tạo ramột phiên bản mới hap dẫn cho khán gia, bài viết Phim Việt phải thuần Việt cảhôn lan xác của Lê Vân trên Vietbao.vn đề cập việc “làm lại” phim thường bị

“chê” ở Việt Nam qua các bộ phim truyền hình như: Cô gái xấu xí, Ngôi nhàhạnh phúc, Lối sống sai lam ; Trần Hoàng Hoàng với bài viết Phim remake,một hướng di của thời đại đề cập đến xu hướng làm lại phim trên thé giới và việc

“remake vô thức” ở Việt Nam; Bài viết Phim remake hay copy của Hồng Việtcho rằng sau gần 10 năm phát triển thì phim remake đang đứng trước nguy cơbởi “lối mòn” về việc trung thành với bản gốc, nhiều bộ phim hướng quá nhiềutới việc giống với bản gốc gây nhàm chán Bên cạnh đó, cũng có một số bài viếtđưa ra quan điểm, nhìn nhận đánh giá phim remake theo hướng tích cực, là xuhướng của điện ảnh trong bối cảnh công nghiệp văn hoá và sơ lược những yếu tổtạo nên một bộ phim remake thành công như: Bài viết Web-drama, hài lãng mạnhay phim chuyển thể, phóng tác lên ngôi? của Hân Vũ đăng trên Tạp chí SóngViệt số 07/2020 cho răng cách làm phim remake là một xu hướng đầy hứa hẹncủa nền điện ảnh Việt Nam; bài viết Phim Việt - hạn chế cân khắc phục trongviệc remake của Quỳnh Anh đề cập đến những khó khăn và sai lầm của nhà sảnxuất trong việc remake và yếu tô khiến một bộ phim remake có thé thành công;bài viết "Phim remake: Không chỉ là chuyện kịch bản" của Vũ Vũ từ hiện tượngphim remake Em là bà nội của anh, phân tích các yêu tố như van đề bản quyền,hay Việt hoá trong bản phim remake Việt Nam; bài viết Thành bại của làn sóng

phim remake Việt trên zingnews.vn của Tâm Nguyễn đã điểm lại 14 bộ phimremake của Việt Nam trong vòng 5 năm gan đây, từ khi bùng nổ làn sóng phim

Trang 9

remake ở Việt Nam Trong bài viết, tác giả đã phân tích điểm mạnh điểm yếu, sựthành công và thất bại của những bộ phim remake, từ đó cho rằng, đề thành côngkhi làm phim remake, các đạo diễn phải thay đổi sao cho đáp ứng được thị hiếucủa khán giả Việt Nam, như vậy mới có thể hấp dẫn được họ đến rạp chiếu phim.Ngoài ra, hiện tượng remake phim cũng bắt đầu được quan tâm trong các nghiên

cứu trong Nhà trường qua một số khoá luận của sinh viên

Như vậy, có thể thấy, trên thế giới, các nghiên cứu về remake về lý thuyết

và thực tiễn làm phim đã khá phổ biến Câu chuyện remake liên quan đến nhiều

lĩnh vực từ vấn đề tác giả, bản quyền đến công chúng tiếp nhận, thị hiếu khán giả

và cả những chuyển dịch về phương điện loại hình và văn hoá trong quá trìnhremake Ở Việt Nam, nghiên cứu lĩnh vực cải biên khá phong phú và có nhiều

công trình, nhưng nghiên cứu remake và thực tiễn remake phim ở Việt Nam một

cách hệ thống và chuyên sâu thì chưa có, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việcđánh giá, nhìn nhận về hiện tượng này Đó là khoảng trống dé chúng tôi có thể

thực hiện đề tải, đi vào một lĩnh vực sôi động và hứa hẹn trở thành trào lưu trongbối cảnh công nghiệp văn hoá và toàn cầu hoá hiện nay

2.2 Lịch sử nghiên cứu về văn hóa đại chúng

Nghiên cứu về văn hoá đại chúng thu hút sự chú ý với các nhà nghiên cứutrong khoảng hai thập niên trở lại đây Trước đó, có ít học giả quan tâm đến vấn

đề này vì loại hình văn hoá này thường bị phân loại ở dưới so với loại hình văn

hoá "tỉnh hoa", "cao cấp" Văn hoá đại chúng sau đó được nghiên cứu ở nhiều

loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, văn học

Khái niệm văn hoá đại chúng chỉ xuất hiện sau khi nền kinh tế thị trường

ra đời kéo theo sự ra đời của thị trường văn học và ngành công nghệ thông tin vàtruyền thông Có thể nói, lý thuyết này chính là kết quả của văn học hiện đại vàhậu hiện đại Tuy nhiên, ngày nay càng nhiều người ý thực được tầm quan trongcủa văn hóa đại chúng đối với nhân loại, đặc biệt là trong các nganh văn học

nghệ thuật và có nhiều nghiên cứu về bản chất của văn hóa đại chúng và tầm ảnh

hưởng của nó.

Trang 10

Trên thế giới, văn hoá đại chúng được nghiên cứu từ lâu với sự quan tâmcủa nhiều học giả Các học giả tập trung làm rõ khái niệm văn hoá đại chúng, cơ

so ra đời và những đặc trưng cua nó Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các học giả vẫnchưa đưa ra một định nghĩa duy nhất và thống nhất cho khái niệm văn hoá đạichúng Trong từng giai đoạn, ở từng nền văn hoá, văn hoá đại chúng lại hiện diện

khác nhau.

Trong tiêu luận Lý luận về văn hóa đại chúng (A theory of mass culture),

Dwight MacDonald cho rằng, những mầm mống văn hóa đại chúng xuất hiện từthế kỷ XIX khi xã hội dân chủ phá vỡ sự độc quyền của tầng lớp quý tộc tự coimình là tinh hoa, những tiến bộ của công nghệ có khả năng đáp ứng nhu cầu của

thị trường văn hóa Văn hóa đại chúng hoàn toàn đối lập với văn hóa tinh hoa,

thậm chí, văn hóa đại chúng phát triển ký sinh trên văn hóa tỉnh hoa và dựa vàonên tảng truyền thông và thương mại Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tác phẩmtinh hoa được giản lược, được viết lại cho dễ hiểu nhằm tăng tính phổ cập

John Storey trong Lý thuyét văn hoá va văn hoá đại chúng (Cultural

Theory and Popular Culture) đã đưa ra sáu định nghĩa khác nhau về văn hoá đạichúng Trong số đó, nếu xác định bằng cách đối sánh với nền văn hoá cao cấp

(high culture), văn hoá dai chúng được xem là những gi “sot lại” (left over) sau

khi đã xác định đâu là văn hoá cao cấp; nếu nhìn từ quan điểm Tây Au, văn hoáđại chúng là nên văn hoá mang tính thương mại “sản xuất đại trà cho tiêu thụ đại

trà”, găn liền với văn hoá Mỹ; quan điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại xem văn

hoá đại chúng như một phản ứng, không thừa nhận ranh giới, sự khác biệt giữa

văn hoá cao câp và văn hoá bình dân

Jim Cullen, qua lời giới thiệu cho cuốn Bách khoa thư văn hoá đại chúngcủa St.James (St.James Encyclopedia of Popular Culture ) đã gọi văn hoá đạichúng là “nghệ thuật của đời sống thường nhật” (The Art of Everyday Life)

Cũng trong lời giới thiệu này, ông dan lời của nhà nghiên cứu lịch sử văn hoa

Trang 11

Lawrence Levine, xem văn hoá đại chúng là “nên văn hoá dân gian của xã hộicông nghiệp” (the folklore of industrial society).

Tiếp đó, Gordon Lynch trong Tim hiểu than học và văn hod daichúng (Understand Theology and Popular Culture) cũng cho răng “Văn hoá đại

chúng là một thuật ngữ được sử dụng hoàn toàn khác nhau bởi những tác giả khác nhau dựa trên hướng nghiên cứu riêng mà họ được giao phó” Trước khó

khăn như vậy, Gordon Lynch đã đề xuất việc tìm hiểu nội hàm văn hoá đại chúng

bằng cách đặt dạng thức văn hoá này trong thế đối sánh với các dạng thức văn

hoá khác như văn hoá cao cấp (high culture), văn hoa tién vé (avant — garde), van

hoa bình dân (folk culture), văn hoa chu lưu (dominant culture) Dựa trên nhữngdiém tuong đồng và dị biệt của các dạng thức văn hoá được phân tích một cáchcặn kẽ trong công trình nghiên cứu này, Gordon Lynch muốn hướng đến mộtcách hiểu hợp lý trong khả năng cho phép về thuật ngữ văn hoá đại chúng

Ở Việt Nam, trong công trình Lãng đu trong văn hóa Việt Nam”, Hữu Ngọc khang định: “Vào thế kỷ XXI, một nền văn minh thế giới mới sẽ xuất hiện với hiện tượng toàn cầu hóa" Các quốc gia hòa nhập vào trong một cộng

đồng người đọc đánh dấu bởi một “nền kinh tế toàn cầu không biên giới” bị

thúc đây bởi những tiến bộ không ngừng của công nghệ tin học, giao tiếp, giao thông ( ) Sự phát triển bùng nổ của trao đổi quốc tế về người và hàng hóa cùng thông tin vô tuyến đương nhanh chóng tạo ra một nền văn hoá toàn cầu và một ý thức chung cho cả trái đất” Văn hóa đại chúng đã kích cầu

ngành công nghiệp văn hóa tăng trưởng, trong đó có công nghiệp điện ảnh.

Trong cuốn Văn hóa đại chúng, truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong

điều kiện kinh tế thị trưởng và toàn câu hóa do Đặng Thị Thu Hương biên soạn

đã có những nghiên cứu, điều tra để thấy được tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của

truyền thông tới cuộc sông thường nhật của con người va tới lĩnh vực sâu rộng

! Dẫn theo Lê Minh Kha (2020), "Tác phẩm của Franz Kafka và nền văn hoá đại chúng - một vài phác

thao" trên n%C6%B0%EI %BB%9Bc-ngo%C3%A01/p/tac-pham-cua-franz-kafka-va-nen-van-hoa-dai-chung mot-

http:/nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1I%BB%A9u/V%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-vai-phac-thao-1151

Trang 12

hơn, đó chính là văn hóa Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp hệ thống lý thuyếtđương đại về truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng cũng như sự ứng dụngcủa văn hóa đại chúng vào truyền thông Việt Nam.

Năm 2020, cuốn Văn học đại chúng trong bối cảnh văn hoá Việt Nam

đương đại do Nguyễn Đăng Điệp chủ biên đi sâu vào mảng văn học đại chúng

Việt Nam Trong cuốn sách, tác giả phân tích sự hình thành và phát triển của văn

học đại chúng ở Việt Nam, sơ lược về văn học đại chúng ở Mỹ, Trung Quốc và

Nhật Bản Đặc biệt, cuốn sách phân tích một cách kỹ lưỡng và hệ thống về sự

hình thành và ra đời của hiện tượng văn học mạng như một điển hình của văn

học đại chúng Việt Nam, tác giả chỉ ra rằng, tiền đề lịch sử, văn hoá xã hội dẫn

đến sự phát triển của văn học đại chúng là: thứ nhất, đô thị hoá, kinh tế thị trường

và thị trường văn học; thứ hai, toàn cầu hoá, dân chủ hoá và ảnh hưởng của văn

hoá đại chúng nước ngoài và thứ ba, công nghệ, truyền thông internet và công

nghiệp, dịch vụ văn hoá Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu vào phân tích một đặc

điểm lớn của văn học đại chúng Việt Nam đó là sự giao thoa, chuyên thể của vănhọc đại chúng Đây là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và chuyên sâuđầu tiên về văn học đại chúng đầu tiên ở Việt Nam, nó có ý nghĩa nền tảng và gợidân cho nhiêu vân dé trong dé tài nghiên cứu của chúng tôi.

Tiếp đó, năm 2023, tác giả Phan Thị Thu Hiền với công trình Văn hóa đạichúng trong thời đại toàn cau hóa đã khái quát và hệ thông hoá lý thuyết nghiêncứu văn hoá đại chúng, đặc biệt, tác giả đi sâu vào phân tích hiện tượng văn hoá

đại chúng và công nghiệp văn hoá Hàn Quốc, coi đây là một trường hợp nghiên

cứu có tính chất điển hình, đề xuất mô hình văn hoá đại chúng và công nghiệpvăn hoá từ hiện tượng Hàn Quốc Đây là công trình mang tính rộng mở, đề cập

đến nhiều vấn đề của văn hoá đại chúng, giúp chúng tôi có cái nhìn liên ngành,

đa phương tiện về hiện tượng văn hoá đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hoá

Bên cạnh đó, nghiên cứu về văn hoá đại chúng cũng có một số bài viết

trên các tạp chí chuyên ngành uy tín va các bài phân tích trên báo mạng Chang

hạn, bài viết Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đăng Điệp

cũng nêu lên những khái niệm của văn hóa đại chúng và ứng dụng vào văn học

Trang 13

Viêt Nam hiện đại và sự phát triển của nó; bài viết “Tác phẩm của Franz Kafka

và nên văn hoá đại chúng - một vài phác thảo”" của Lê Minh Kha đã phân tích vềvăn hoá đại chúng, các đặc điểm của nó và ứng dụng góc tiếp cận văn hoá đạichúng vào trường hợp tác tác phẩm của Franz Kafka; Lịch sử hình thành khái

niệm văn hoá đại chúng ở phương Tây” phác thảo lịch sử hình thành khái niệm

văn hoá đại chúng.

Chúng tôi cũng nhận thấy răng, văn hoá đại chúng trở thành vấn đề đượcđặc biệt quan tâm trong bối cảnh đương đại, toàn cầu hoá, bởi vậy, trong các

nghiên cứu trong nhà trường, nghiên cứu văn hoá đại chúng cũng trở nên nở rộ

trong các công trình nghiên cứu điện ảnh, âm nhạc và văn chương.

2.3 Lịch sử nghiên cứu Em là bà nội của anh và Tiệc trăng máu

Lich sử nghiên cứu Em là bà nội của anh

Theo khảo sát của chúng tôi, tìm hiểu phân tích về Em là bà nội của anhchưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện Bởi đây là bộ phimremake thành công, thu hút được sự quan tâm của công chúng nên thời điểm bộ

phim ra đời nhận của sự quan tâm của nhiều trang báo mạng Các bài viết chủ

yếu xoay quanh van dé remake và doanh thu của phim, đánh giá các yếu tố thànhcông của phim Phần lớn các trang báo cho rằng, bộ phim thu hút khán giả bởiđạo diễn đã Việt hoá thành công kịch bản phim Hàn, đồng thời cũng từ bản phimnày, câu chuyện về việc remake là sao chép, copy kịch bản hay là sự sáng tạo lại

được đặt ra Một số bài báo đề cập đến vấn dé remke phim như: "Giải mã sức hútcủa bộ phim Em là bà nội của anh" trên vov.vn”, tác giả Trà Xanh khái quát

những yếu tô làm nên sức hap dẫn của bộ phim, đặc biệt tập trung vào yếu tổ âmnhạc của phim khi nhắn mạnh những ca khúc nhạc Trịnh trong phim Tiếp đó là

các bài viết: "Em là Bà Nội của anh: Bản remake an toàn và trọn vẹn cảm xtc"

trên http://vfilm.vn/, "Em là bà nội cua anh: kịch ban Hàn nhưng đậm chất Việt

"http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/V%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-n%CŒ6%B0%EI vai-phac-thao-1151

%BB%9Bc-ngo%C3®%A01/p/tac-pham-cua-franz-kafka-va-nen-van-hoa-dai-chung mot-* https://praim.edu.vn/dai-chung-la-gi/

3 Trà Xanh (2016), "Giải mã sức hút của bộ phim Em là bà nội của anh" trên

https://vov.vn/van-hoa/dien-anh/giai-ma-suc-hut-cua-bo-phim-em-la-ba-noi-cua-anh-467548.vov

Trang 14

Nam"! trên https://khenphim.com/, ‘Em Ia bà nội của anh’: Thành công ít cần sựsáng tạo"“của Việt Phương trên https://znews.vn/, "Tu Em là bà nội cua anh đến

Tháng năm rực rỡ, kịch bản chuyên thé là công thức thành công cho phim

Việt?"” hay "Em là bà nội của anh phim chuyên thé rất duyên, rất tinh"* Đặcbiệt, bài viết "Em là bà nội cua anh, phim hài cảm động về tuổi thanh xuân"” trênvn.expresss đã phân tích sơ lược các yếu tố tạo nên thành công của phim như

remake từ bộ phim thành công của Hàn Quốc, câu chuyện thú vị, diễn xuất diễnviên tốt với những diễn viên đang được yêu thích Bài viết dừng lại ở việc nêucảm nhận, review phim mà chưa phân tích sâu và hệ thống các yếu tố của phim

Bên cạnh đó, bài viết "Em là bà nội của anh, điểm sáng của phim Việt"" đã phântích các yếu tô về nội dung và ngôn ngữ điện ảnh của phim Bài viết vẫn mang

tính sơ lược như một bài điểm phim Tóm lại, theo khảo sát của chúng tôi, chưa

có một công trình nào nghiên cứu bộ phim từ góc nhìn văn hoá đại chúng.

Lich sử nghiên cứu phim Tiệc trang mau

Theo khảo sát của chúng tôi, Tiệc răng máu là bộ phim tạo được dấu ấn

trong long khán giả, đồng thời cũng có những chat liệu dé làm đối tượng nghiêncứu cho phim remake Gần đây, bài viết của Bùi Quốc Liêm "Success and

Failure of film remakes in Vietnam: an analysis of Blood Moon Party"” Bài viết

chỉ ra và phân tích các yếu tố tạo nên thành công cho bộ phim Tiệc trăng máunhư câu chuyện ăn khách, hệ thống diễn viên ngôi sao Đồng thời bài viết cũngchỉ ra những điểm hạn chế trong bộ phim như kịch bản không thay đổi nhiều,kinh phí sản xuất thấp hay lời thoại chưa phù hợp va cách kể chuyện thiếu logic.Bài viết này vẫn mang tính chất phân tích sơ lược, tuy nhiên nó cũng là một góc

nhìn thú vi cho chúng tôi khi đánh giá bộ phim Tiệc trang máu từ góc nhìn văn hoá đại chúng.

Trang 15

Bộ phim Tiệc răng máu nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực trên

mặt báo cũng như trên mạng xã hội Bộ phim đã nhận được không ít bài review

chất lượng Bài báo “Tiéc trang máu: phim remake hiếm hoi hay hơn cả ban HànQuốc nhờ dàn cast diễn xuất đỉnh cao trên vnreview.vn đưa ra những lý do khiến

Tiệc trăng máu có thể gặt hái thành công trên màn ảnh Việt, ngoài thế mạnh làdàn diễn viên chất lượng, diễn xuất tốt và đều là những cái tên dang rất nổi tiếng,

còn vì đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã rất đầu tư vào bộ phim, từ dàn cảnh tớidiễn viên, truyền thông; thêm vào đó tình huống kịch bản của bản gốc vốn đã

xuất sắc Bài viết “Tiệc trăng máu - trò chơi bóc trần bản chất con người” đãđưa ra những nhận xét khách quan về điểm mạnh và điểm chưa được trong bảnremake của Việt Nam Theo bài báo, điểm mạnh đầu tiên là dàn diễn viên với

diễn xuất rất tốt, các nhân vật đều diễn rất tròn vai, điểm mạnh thứ hai là đạodiễn đã có sự tận dụng rất hợp lý những chỉ tiết hài hước từ bản phim của HànQuốc Tuy nhiên, có một điểm yếu, đó là bộ phim quá lạm dụng các chỉ tiết hàihước và khiến tình tiết hài hước trở nên “16” Bài review Tiệc răng máu - chúng

ta ai cũng déu “không hoàn hảo ” trên touchcinema.com đã có nhận xét đánh giá

cao về nội dung phim và diễn xuất tốt của dàn diễn viên Ngoài ra, người viết cònđánh giá về âm thanh và hình anh đều rat chin chu, có sự đầu tư từ những chi tiếtnhỏ nhất

Có thê thấy, vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong nghiên cứu này còn tương

đối mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu chính thức (ở Việt Nam) Nghiên cứu

hai đối tượng Em và bà nội của anh và Tiệc trăng máu từ góc nhìn văn hoá đạichúng thì chưa có công trình nào Đó là khoảng trống đề tài để chúng tôi nghiên

cứu, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp vào việc phân tích một hiện tượng

phim văn hoá đại chúng Việt Nam, bước đầu đưa đến công thức cho một bộ phim

remake thành công, có doanh thu cao.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là hai bộ phim remake Em là bà nội của

anh của Phan Gia Nhật Linh và Tiệc trăng máu của Nguyễn Quang Dũng Trong

quá trình phân tích, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu với các bản gốc là Miss

Granny (Hàn Quốc) va Perfect Stranger (Y) Nghiên cứu tập trung vào việc phan

Trang 16

tích quá trình remake của Em là bà nội của anh và Tiệc trăng máu tiếp cận từ vănhoá đại chúng, do vậy, chúng tôi sẽ phân tích những yếu tố thể hiện sự giao thoa,lai ghép thê loại từ nội tại tác phâm như chủ dé, dé tài, cốt truyện, nhân vật, biểutượng, không-thời gian, bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích những yếu tốmang dấu ấn văn hoá bản địa trong phim, đặc biệt là những yếu tố văn hoá đạichúng ảnh hưởng tới quá trình remake như: xu hướng hoài niệm, hoài cổ; dấu ấnLGBT, dấu ấn đương dai và hiện đại hoá giá trị truyền thống Những yếu tốnày chi phối mạnh mẽ đến chiến lược remake của các đạo diễn khi remake những

bộ phim thuộc dòng phim thương mại.

4 Mục tiêu của đề tài

Đề tài hướng đến các mục tiêu sau: Thứ nhất, xác định bản chất của

remake (làm lại), phân tích remake trong mối tương liên với các lý thuyết cảibiên, liên văn bản, dịch liên ký hiệu, mỹ học tiếp nhận ; sơ lược hiện tượngremake trong điện ảnh Việt Nam, coi đó là xu hướng trong dòng chảy đời sống

nghệ thuật đương đại; Thứ hai, chúng tôi phân tích hai trường hop remake cụ thé,

được coi là điển hình của phim remake thành công tại Việt Nam (qua yếu tốdoanh thu) từ góc tiếp cận văn hóa đại chúng từ hệ chủ dé, đề tài; hệ thống nhânvật; cốt truyện, từ đó, thấy được sự chuyển dịch của các yếu tố nội tại của phimtrong quá trình remake, đồng thời phân tích các dấu an văn hoá ban địa trongphim; Cuối cùng, từ việc phân tích một số bộ phim remake thành công, chúng tôikhái quát thành những cơ chế/ mô hình remake phim mang tính văn hóa đạichúng, đem lại doanh thu cao như: xu hướng thâm mỹ, phong cách remake, thịhiểu khán giả và bối cảnh thời đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp văn hoá học,

phương pháp xã hội học nghệ thuật, phương pháp trần thuật học điện ảnh Đồng thời, đề tài cũng sử dụng lý thuyết cải biên, mỹ học tiếp nhận và nghiêncứu remake dé thay duoc su dich chuyén vé thé loai va van hoa trong các phiên

bản remake tại Việt Nam.

Trang 17

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các thao tác khoa học như: phân tích, sosánh, thong kê, tong hợp.

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, dé tài đượctriển khai thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Phim remake Việt Nam và quá trình lai ghép thể loại

Chương 3 Phim remake Việt Nam và quá trình ban địa hoá văn hoa

Trang 18

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái lược về remake

Remake và những tương giao thẩm mỹ: trên đường biên lý thuyết

Chúng tôi nhận thay có một mối tương giao mạnh mẽ giữa remake và cải

biên Đào Lê Na cho rằng, remake có thé xem là một dạng thức của cải biên.

Chúng tôi đồng tình với quan niệm này Trong nghiên cứu khoa học xã hội vànhân văn đương đại, chúng đều được tiếp cận theo hướng liên ngành, được đặt

trong bối cảnh đa văn hoá và liên phương tiện, liên quan đến mỹ học tiếp nhận,

liên văn bản, dịch liên kí hiệu, văn hoá học, loại hình học Để tường minh vấn

dé, chúng tôi dẫn ra các van đề liên quan trước khi đi làm rõ khái niệm remake

Nỗ lực hệ thống hóa lý thuyết cải biên, nhà nghiên cứu giải cau trúc LindaHutcheon trong công trình Một If thuyết về cải biên (A Theory of Adaptation) đã đềxuất định nghĩa kép về chuyên thể như sau: Thứ nhất, chuyền thê với tư cách là sản

phẩm cải biên, tức là coi nó là một “palimpsest'”, “không phải là một “tác phẩm” mà

là một “văn bản,” một “âm thanh lập thé của những lặp lại, trích dẫn, tham khảo” ởdạng số nhiều” Cải biên “là một sự chuyên vị mạnh mẽ” diễn ra sự “chuyên mã”, mà

sự chuyên mã này có thé /iên quan đến một thay đổi về phương tiện (một bài thơ sang

một bộ phim) hoặc thể loại (một trường ca sang một tiểu thuyết), hoặc một sự thay đổi

về khung và do đó cả về bối cảnh; Thứ hai, với tư cách là một quá trình sáng tạo, việccải biên luôn liên quan đến cả (tái) diễn giải và (tái) sáng tạo; Thứ ba, cải biên được

nhìn từ góc độ quá trình tiếp nhận, ở đây “cdi biên là một hình thức liên văn bản:chúng ta thưởng thức các tác phẩm chuyên thê (với tư cách là các tác phẩm cải biên)

như các palimpsest thông qua ký ức của chúng ta về các tác phẩm khác mang âm

hưởng đội lại qua sự lặp lại có biến đôi”

Trước đó, xuất hiện như một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu vănchương cuối thé ky XIX - đầu thế kỷ XX, lý thuyết liên văn bản đã làm thay đổi

căn bản những cách hiểu về tác phẩm, về mối quan hệ giữa các yếu tố tác giả —tác phâm — người đọc Người đóng vai trò quan trọng cho lý thuyết liên văn bản

! Palimpsest: một loại chất liệu (thường là da động vật hoặc giấy cdi) được dùng để viết lên nhiều lần, sau

khi văn bản trước đã được xóa di.

Trang 19

là Jukia Kristeva, theo bà, "Bat kì văn bản nào cũng được câu trúc như một bứckhảm các trích dẫn, bat kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bankhác”' Mỗi văn bản đều là sự kết nối, chuyên đổi của hàng loạt văn bản khác.Quá trình so sánh các văn bản đã tạo nên một kết cấu mạng lưới có tính mở rộng

bao gồm các văn bản ở quá khứ, hiện tại, tương lai Nhìn nhận tác phẩm remake

từ góc độ lý thuyết liên văn ban là một khía cạnh hợp lý và cần thiết, từ đó có thé

xem xét mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn bản đích (phiên bản remake)trong mối tương tác đa dạng, không ngừng cộng hưởng và đối thoại lẫn nhau

Bên cạnh đó, tiếp cận tác phâm remake từ lý thuyết liên văn bản sẽ khăng định

được câu trả lời cho một van đề hiểu sai về phim remake là tác phẩm "đạo, nhái"hay có những đánh giá thấp về dòng phim này bởi sự vay mượn kịch bản từphiên bản trước đó.

Liên quan đến vấn đề tiếp nhận của đạo diễn và công chúng, remake cũng

có những tương giao với lý thuyết tiếp nhận Lý thuyết tiếp nhận có sự đóng góp

bởi các lý thuyết gia hiện đại như H.R.Jauss, W.Iser, R.Ingarden Họ quan tâm đến tầm đón nhận và khả năng "đồng sáng tạo" của người đọc Theo đó, tác phâm văn học như một “đề án/chương trình/sơ đồ” có “tiềm năng được tiếp cận” nhưng chỉ được hiện thực hóa trong “tầm đón” của người đọc và được thê hiện dưới sự “đồng sáng tạo” của họ Theo Jauss, tầm đón nhận bao

gồm kinh nghiệm và tri thức của cá nhân người đọc, mức độ quen thuộc với

các hình thức, thủ pháp văn học, và nhiều yếu tố chủ quan khác như địa vị

kinh tế, chính trị, trình độ học vấn, kinh nghiệm sông, trình độ thưởng thức

nghệ thuật, sở thích cá nhan, Ở đây, với các bộ phim remake, người đọc chính là đạo diễn, họ có sự đón nhận và đồng sáng tạo theo các cách thức khác nhau, phần nhiều theo hướng bản địa hoá, Việt hoá các phiên bản phim gốc.

Remake: Khái niệm, bản chất và phương thức

' Julia Kristeva, “Word, Dialogue and Novel”, trich dan theo Nguyén Van Thuan trong bai viét “Dan luan

Trang 20

Có nhiều định nghĩa về phim remake’, tuy nhiên, có thể hiểu một cách

thống nhất rằng, phim remake là phim lay chất liệu từ những bộ phim ra đờitrước đó Thông thường, các nhà làm phim giữ nguyên cốt truyện, hệ thống nhânvật, chỉ thay đổi một số chi tiết và cách thức thé hiện

Về định nghĩa remake, theo từ điển Oxford, “remake” có nghĩa là làm lạimột lần nữa hoặc làm khác đi thứ gì đó (make something again or differentl)

Trong ngành điện ảnh, remake là một xu hướng mới và ngày càng trở nên phôbiến, có rất nhiều định nghĩa về phim remake, nhưng tựu chung, có thể hiểu phim

remake là một bộ phim dựa trên một kịch bản phim đã có từ trước (film based on

an earlier screenplay) hay một phiên ban mới của những bộ phim đã xuất hiện từ

trước (new versions of existing films) Nhưng định nghĩa về phim remake dễ

hiểu và được nhiều người tiếp nhận nhất là “Phiên bản mới của một bộ phim, sửdụng những yếu tô chính như cốt truyện, nhân vật, cấu trúc, thậm chí có khi saochép lại từng cảnh phim gốc”

Giống như cải biên, remake có thể được diễn ra ở các loại hình nghệ thuật

Ban phim được viết lai/lam lại từ tác phẩm điện ảnh, truyền hình, sân khấu,múa VỀ bản chất, remake có thể được xem là một hình thức của cải biên Nóinhư Kristin Thompson trong cuốn Storytelling in Film and Television thì, phim

remake, cải biên đều là "sự tái tạo và mở rộng các câu chuyện sẵn có"? Ở đây, có

thé khang định rằng, hoạ động remake không phải là sự sao chép mang tính

thương mại các câu chuyện sẵn có, hay thể hiện sự thiếu thốn các kịch bản sốc,

mà việc remake phim cũng mang tinh sang tao Tương tự hình thức liên văn bản,remake đặc trưng bởi "các mô hình lặp lại và biến đổi nối tiếp" Sự "biến đổi nốitiếp" này không chỉ diễn ra trên phương diện cấu trúc tự sự mà còn được nhấnmạnh ở phương diện văn hoá Vì tính chất đại chúng và thương mại của phim

remake, các bản phim remake thường có xu hướng thương thoả văn hoá sao cho

gan gũi với văn hoá ban địa dé phù hợp với khán giả ban địa Ở đây, có thé thay,

! Trong bài “Phim remake là gi?”, tac giả đưa ra định nghĩa: “Phim remake (dong phim có ngữ cảnh quốc

tế được Việt hóa)” (hups://chickgolden.com/phim-remake-la-gi-1645173366), Bùi Thị Hồng Gam:

“Remake là phim lấy chất liệu chính từ phim đã ra đời trước đó”

(https://vhnt.org.vn/doi-net-ve-phim-remake/) (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 417, tháng 3-2019)

? Kristin Thompson (2003), Storytelling in Film and Television, Cambridge and London: Harvard UP, p.

83.

Trang 21

phim remake dù mượn cốt truyện, nhân vật của phim gốc nhưng bộ phim vẫnphải tạo được không khí riêng, độc đáo mang hơi thở thời đại và tính chất vănhóa địa phương, dé khán giả vừa thay gần gũi vừa thấy tò mò, thích thú Theo đó,

về tính chất, phim remake vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính bản địa Sự cânbằng giữa tính địa phương/ bản địa và tính toàn cầu cũng là công thức các nhàsản xuất tìm kiếm khi thực hiện remake phim Suy cho cùng, một bộ phimremake thành công vẫn phải là phim phù hợp với thị hiếu khán giả về cả câuchuyện, cách ké chuyện, ngôn ngữ điện ảnh, đặc biệt là bầu sinh quyền văn hoá

của phim.

Năm 2006, trong Film remakes, Constantine Verevis đã đề xuất một cách

tiếp cận có hệ thống của hiện tượng remake trong điện ảnh Theo đó, hiện tượng

remake sẽ được nhìn nhận ở ba phương diện, đó là: thứ nhất, remake như mộtlĩnh vực/ hạng mục của công nghiệp văn hoá, tức là, từ góc độ của nhà sản xuất

và đạo diễn, phim remake là một bộ phim thương mại, nhắn mạnh đến khía cạnhmua/bán bản quyền; Thứ hai, remake như một lĩnh vực/ hạng mục của văn bản,khi đó nghiên cứu remake là xem xét các yếu tố của văn bản (cốt truyện, câuchuyện, cấu trúc tự sự ), ở khía cạnh thứ hai này, remake là quá trình tạo tácvăn hóa, tự sự và thầm mỹ; Thứ ba, remake như là lĩnh vực/ hạng mục của tiếpnhận, xem xét các vấn đề của nghiên cứu tiếp nhận, bao gồm khán giả và thê chế(diễn ngôn) '

Giống như cải biên, đạo diễn được coi là chủ thể sáng tạo của phim

remake Việc ràng buộc giữa bản gốc và bản remake được cho là rõ ràng hơn bởihoạt động mua bản quyền Phiên ban remake luôn gợi nhớ đến bản gốc, đồngthời, cũng nhân mạnh sự thay đổi và sáng tạo Trong quá trình remake, có nhiềuyếu t6 quyết định đến chiến lược remake của đạo diễn như là, "quy ước về théloại, sở thích cá nhân, các cam kết chính trị-xã hội cụ thé, hoàn cảnh lịch sử ”

Một đặc điểm của phim remake đó là, chúng thường được chúng thường

được làm lại từ những tác phẩm ăn khách Các nha làm phim tận dung mối liên

hệ của khán giả với nhân vật và thế giới yêu thích của họ ở bộ phim gốc Khai

' Constantine Verevis (2004), "Remaking Film", Film Studies (4), p.87-103.

? Eduard Cuelenaere (2020), "Towards an Integrative Methodological Approach of Film Remake

Trang 22

thác sự gan bó va sự hoài niệm với các bộ phim sốc được xem là yếu tố then chốt

tạo nên thành công của các bộ phim remake Như đạo diễn Phan Gia Nhật Linh

đã chia sẻ rằng: có hai lý do chính dé các nhà sản xuất remake một bộ phim Thứ

nhất, tác phẩm gốc hap dẫn số đông khán giả Thứ hai, do đạo diễn có hứng thúvới phim do’

Theo đó, remake phim vừa là một hoạt động nghệ thuật, vừa là một hoạt

động kinh tế Thông thường, các bộ phim remake thường được cho là dé cao yêu

tố thương mại hơn là thẩm mỹ nghệ thuật Remake hướng đến khán giả đại

chúng hơn là các giải thưởng ở các Liên hoan phim Tuy nhiên, điều này không

có nghĩa là các bộ phim remake không có tính thẩm mỹ nghệ thuật và không đạtđược các giải thưởng cao ở các Liên hoan phim Don cử như CODA (2021, SianHeder) - bộ phim remake từ tác phẩm của Pháp - La Famille Bélier (2014, EricLatigau) đã giành được nhiều giải thưởng ở Oscar, trong đó có hạng mục Phimhay nhất

Tóm lại, có thê hiểu rằng, phim remake là một bản phim làm lại từ một bộphim hoặc tổng hợp nhiều bộ phim khác nhau, được xây dựng từ những yếu tốchính trong bộ phim trước đó, như cốt truyện, cau trúc, nhân vật, Nó có thé domột hoặc nhiều tác giả ở cùng một quốc gia hoặc khác quốc gia xây dựng lại.Trong đó, các yếu tố chi phối đến việc làm lại bao gồm phong cách tác giả, vănhóa, bối cảnh lịch sử, thị hiếu khán giả, van đề thương mại

1.1.2 Sơ lược về văn hóa đại chúng

Trước khi tìm hiểu về văn hoá đại chúng, chúng tôi dẫn dụ từ khái niệmvăn hoá Văn hoá có thé được định nghĩa theo rất nhiều cách thức khác nhau.Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu rằng, văn hoá là quá trình tích cực tạo ra

và lưu hành những ý nghĩa trong một hệ thống xã hội Mỗi một hệ thống xã hộiđòi hỏi một hệ thống ý nghĩa và giá trị (văn hoá) dé hướng dẫn các thành viêncủa nó và giúp họ giao tiếp với nhau Văn hoá là “chất keo giúp gắn kết các xãhội lại với nhau””

Ị Nguyễn Hưng Hiệp (2023), "Phim remake - liệu sự sáng tạo có đang bị xói mòn?” (trên

https://vietcetera.com/vn/phim-remake-lieu-su-sang-tao-co-dang-bi-xoi-mon)

? "Lịch sử hình thành văn hoá dai chúng ở phương Tây" trên https://praim.edu.vn/dai-chung-la-gi/

Trang 23

Văn hóa đại chúng (popular culture) có thé hiểu tổng thé các ý tưởng,

quan niệm, thái độ, hành vi lan truyền, hình ảnh và các hiện tượng khác, những

gì được cho răng có sự đồng tình một cách phổ biến nhưng không tuân theo mộtquy định của một nền tư tưởng văn hóa nhất định Khái niệm “văn hóa đại

chúng” dùng dé chỉ một thực thé văn hóa' đang là một xu hướng hap dan số đông công chúng nghệ thuật hiện nay (chú trọng và quan tâm đến chức năng

giải trí) Sự ra đời, phát triển và bùng nỗ của văn hóa đại chúng trên phạm vi thé

giới là một tất yếu lịch sử Văn hóa đại chúng được xây dựng trên nền tảng quyluật điều tiết của thị trường văn hóa

Các nhà nghiên cứu van hóa đã đưa ra một định nghĩa thú vi, xác tín vềvăn hóa đại chúng là “nghệ thuật của đời sống thường nhật” Theo đó, văn hóađại chúng được hiểu tối giản là: Những sản pham văn hóa, theo cách hiểu mở

rộng nhất bao gồm các tác phâm nghệ thuật, hàng tiêu dùng và nghệ thuật âmthực được tạo nên trên nền tảng thương mại, hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu

dùng của đông đảo dân chúng không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, quốc tịch,

tuổi tác” Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhìn văn hoá đại chúng theo cách

hiệu trên.

Có thé thấy, dé định nghĩa về văn hoá đại chúng một cách thống nhất cho

các thời kỳ, ở các nền văn hoá là điều bất khả, bởi văn hoá đại chúng tôn tạimang tính lịch sử và văn hoá Chúng ta chỉ có thê thống nhất trong việc miêu tả

về nó Ở đây, chúng tôi nhận thấy quan niệm của nhà nghiên cứu nghệ thuật

người Nga Kirill Razlogov mang tính toàn diện hơn: “Văn hoá đại chúng thường

được định nghĩa như là những sản phẩm văn hoá (theo nghĩa rộng nhất, bao gồmcác tác phâm nghệ thuật, hàng tiêu dùng và nghệ thuật âm thực) được các chuyên

gia sáng tạo và pho biến với quan điểm cho rằng trên nền tảng thương mại, đông

đảo dân chúng không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác, quốc tịch sẽ sử

dụng nó Văn hoá đại chúng khác với văn hoá dân gian (được dân chúng sáng tạo

để tự sử dụng); hội tụ mà không hợp nhất với văn hoá bình dân (thứ văn hoá

' Quy luật điều tiết của cơ chế thị trường, coi tác phẩm văn học nghệ thuật cũng là một thứ hàng hóa.

? Bùi Việt Thăng (2023), "Môi quan hệ giữa đại chúng hoá và văn hoá đại chúng” trên

Trang 24

giành được sự hưởng ứng trong dân chúng ở một quôc gia hay ở một khu vực

nào đó); và nó chuân bị cho thê giới tiêp nhận một nên văn hoá toàn câu, tức một

nền văn hoá sẽ bao quát toàn cầu ở cấp độ lý tưởng”"

Văn hóa đại chúng chỉ có thể phát triển mạnh khi xã hội tiêu dùng xuấthiện, và không gian tồn tại của nó chủ yếu là không gian đô thị Vì lý đo đó nên

có người coi văn hóa đại chúng thực chất là văn hóa đường phố, văn hóa của cái

thường nhật John Storey trong công trình ké trên cho rang, văn hóa đại chúng

gan với văn hóa tiêu dùng, sản xuất đại trà và tiêu thụ dai trà, đặc biệt gần với

văn hóa Mỹ Khi bàn về văn hóa đại chúng, khá gần gũi với ý kiến của nhiều học

giả phương Tây, Nguyễn Văn Dân nhấn mạnh đến hai vấn dé quan trọng là

“hiệu quả tiêu thụ của sản phẩm văn hóa” (gắn với nền tảng thương mại) và “thị

hiếu của đại chúng toàn cầu” (với sự hiện diện của kỹ thuật truyền thông hiện

đại) Như vậy, dù vẫn còn những điều cần bàn luận nhưng về cơ bản, các nhànghiên cứu về văn hoc đại chúng đều cho rằng, văn học đại chúng là sản phẩmcủa xã hội tiêu dùng và thời đại truyền thông

Văn hóa đại chúng ra đời và phát triển trong thời đại của nền kinh tế thịtrường, trong thời đại nền kinh thế phát triển và sản phẩm mọi ngành nghề đều cóthể quy ra giá trị kinh tế để trở thành một ngành nghề thật sự kiếm ra tiền “Văn

hóa đại chúng hướng đến số đông khán - thính giả, đề cao chức năng giải trí và

tính thương mại Trong bài viết “Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay”,

Nguyễn Đăng Điệp đưa ra quan điểm, đại chúng là “thị trường”, “bình dân”,

“giải trí” Ông đưa ra hai khái niệm “văn học đại chúng”, “văn học thị trường”.Hai khái niệm này đều sử dụng dé chỉ tác phâm văn học mang theo hai tính chatsau: Tác phẩm luôn hướng tới số đông và tác phâm đề cao tính giải trí Nhưng,văn học thị trường là khái niệm thường dùng để chỉ những tác phẩm văn họcđược viết theo quy luật cung - cầu, thuận mua vừa bán Tác phẩm văn học giờ

đây được coi như hàng hóa và người việt sẽ được coi như người sản xuât và sẽ cô

«

Nguyễn Văn Dân, Toàn cầu hoá văn hoá và đa dạng văn hoá” xem trên trang

mạng http:/www.vanhoahoc.com

Trang 25

găng đáp ứng nhu cầu của người đọc, dưới vai trò là người tiêu thụ Sự tồn tạicủa nền kinh tế thị trường đã dẫn tới sự ton tại của văn học thị trường và thị

trường văn học.

Khác với văn học thị trường, văn học đại chúng ra đời bởi sự kết hợp giữa

xã hội tiêu dùng và truyền thông hiện đại Những nghiên cứu về văn học đạichúng đều nhân mạnh tới những đặc điểm sau: văn học đại chúng không bị giới

hạn bởi không gian, lãnh thổ và thời gian, với sự phát triển của công nghệ thông

tin và truyền thông, thế giới trở thành thế giới phăng, nơi con người có thể tiếpcận thông tin một cách nhanh chóng dễ dàng nhất, và họ có thể đọc ở bất cứ đâu,bat cứ khi nào, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc máy tính trên tay Ngoài ra, vănhọc dai chúng còn không bị giới hạn phạm vi người đọc, người đọc có thé là bat

cứ ai, ở bất cứ độ tudi, giới tính nào, bat cứ dia vị xã hội gì, có trình độ như thé

nào, ở bất cứ quốc gia nào Sự phát triển của internet khiến văn học mạng trởthành một không gian hoàn toàn mở, nơi sự kiểm duyệt bị giảm xuống thấp nhất

và sự chọn lọc hâu như chỉ đên từ phía cá nhân người đọc.

Về bản chất, có thé xem rằng “văn học đại chúng có ý thức khước từ tinh

cung đình và tính hàn lâm trong nghệ thuật, có dây mơ rễ má với văn học bình

dân và là sản phẩm của thời đại kinh tế thị trường giai đoạn hậu công nghiệp”

Có thể coi văn học đại chúng là “văn học dân gian của xã hội công nghiệp” bởi

nó đối lập với văn hóa tinh hoa tuy nhiên van ký sinh trên văn hóa tinh hoa và

tồn tại trên nền tảng truyền thông và thương mại Chính vì vậy, văn học đạichúng thường có xu hướng giản lược hoặc “viết lại” một cách dễ hiểu, dé đọc

hơn các tác phẩm văn học tinh hoa dé tăng tinh phố cập

Đối lập với văn hoá "tinh hoa" là loại văn hoá phổ thông, phù hợp với sốđông, văn hoá đại chúng đề cập đến một hoạt động hàng ngày, là văn hoá đơngiải và giải trí dễ hiểu, Mặc dù văn hoá đại chúng không có nguồn gốc từ nhữngtrải nghiệm như dân gian hay văn hoá tỉnh hoa để mọi người có thể thấy rõnhững suy ngẫm của họ, nó nhằm mục đích phục vụ số đông khán giả, dé đạtđược mục tiêu kinh doanh và thu được lợi nhuận Chính văn hoá địa chúng giúp

Trang 26

quân chúng đoàn két các hình thức hành vi, vì việc tiêu thụ các sản phâm văn hoagiống nhau mang lại hạnh phúc cá nhân và tăng cường sự gắn kết cộng đồng.

Bởi tính chất và nội hàm của văn hoá đại chúng, nên nó thường mang haihàm nghĩa Trong trường hợp đầu tiên, văn hoá đại chúng mang tính giải trí, phục

vụ số đông khán giả, nó mang ý nghĩa "tiêu cực", bởi trong thực tế, nếu số lượngkhán giả đón nhận cao tỷ lệ thuận với sự thiếu chất lượng của nó (bởi khó có thể

có một số lượng phố cập khán giả tinh hoa); Ý nghĩa thứ hai là về bản chất xã

hội, vì nó đề xuất một mô hình của cuộc sống, nghệ thuật và tư tưởng Theo định

nghĩa này, văn hóa đại chúng là một nền văn hóa dân chủ, bởi vì hầu hết các xã

hội đều có thê tiếp cận và thê hiện những đặc điểm giống nhau cho bất kỳ người

nào, bất kế tầng lớp xã hội của họ Ngoài ra, văn hóa đại chúng vượt qua các rào

cản địa lý và kêt nôi mọi người từ khắp nơi trên thê giới.

Nhìn chung, có thé nói rằng, văn hoá đại chúng là nền văn hoá hình thànhdựa trên những điều kiện: sự phát triển của quá trình sản xuất và tiêu thụ theo cơchế thị trường, sự xoá nhoà không gian bởi những tiến bộ về các phương tiệntruyền thông, quá trình đô thị hoá và đời sống chính trị dân chủ Đối tượng thụhưởng chủ yếu của nền văn hoá này là đại bộ phận dân chúng; cách thức truyền

bá những giá trị văn hoá ấy gan liền với những phương tiện truyền thông như

sách báo, truyền hình, internet Nền văn hoá đại chúng ấy không phải là phát

minh của riêng người Mỹ, nhưng Jim Cullen cho rang: Văn hoá đại chúng Mỹ làmột trường hợp hết sức đặc biệt với sự phát triển của nền công nghiệp và xã hộitiêu thụ, tính chất dân chủ về mặt chính trị Nơi đó có những biểu tượng Mỹmang tính chất toàn cầu như đồ ăn MacDonald’s, những truyện ké miền viễnTây, chương trình truyền hình của Oprah Winfrey

Có thể khái quát về cơ sở, tiền đề của văn hoá đại chúng là: thứ nhất, vănhoá đại chúng được xác định bởi thị trường; thứ hai, văn hoá đại chúng có tính đôthị, tập trung ở các thành phố lớn, được thúc day bởi qua trình đô thi hoá, công

' Dan theo

http:/nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/V%C4%83n-

h%E1%BB%8Dc-n%C€C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A01/p/tac-pham-cua-franz-kafka-va-nen-van-hoa-dai-chung mot-vai-phac-thao-1151

Trang 27

nghiệp hoá cũng là một nhân tố thúc đây sự phát triển của công nghệ giao thôngvận tải và xây dựng, tạo điều kiện cho sự nở rộ của các phương tiện truyền thôngđại chúng Cuối cùng là sự tăng trưởng đầy hứa hẹn của công nghệ sẽ thúc đây sựphát triển của văn hoá đại chúng Tuỳ thuộc vào bối cảnh thời đại, văn hoá đại

chúng hiện nay có thể đến từ các nguon: âm nhạc, phim anh, games, gameshow,

internet

Có thé khái quát những đặc điểm của văn hóa đại chúng, đó là: Thứ nhất,

về sự phổ biến: Văn hóa đại chúng được tiếp cận và tiêu thụ bởi đa số người dântrong một xã hội; Thứ hai, thời gian ngắn: Văn hóa đại chúng thường xuất hiện

và mat đi rất nhanh, vi dụ như các trào lưu trên mạng xã hội; Thứ ba, về khả năngtiếp cận: Văn hóa đại chúng có sự tiếp cận rộng rãi thông qua các phương tiện

truyền thông, đặc biệt là Internet; Thứ tư, về mối quan hệ với nhu cầu tiêu dùng:

Đa số văn hóa đại chúng được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đạichúng, ví dụ như phim ảnh, nhạc pop; Thứ năm, về sự phân định đối tượng: Văn

hóa đại chúng có sự phân định đối tượng, ví dụ như các chương trình truyền hình

phù hợp với độ tuổi khác nhau; Thứ sáu, về sự tương tác xã hội: Văn hóa đạichúng có sự tương tác xã hội, vi dụ như các trao lưu và chủ đề của bộ phim, âmnhạc được phổ biến trên mạng xã hội được đào tạo qua sự tương tác của người

dùng Tóm lại, văn hóa đại chúng là một phần không thê thiếu trong xã hội hiện

đại và có những đặc điểm riêng biệt tạo nên sức hút và sự phô biến của nó trong

đại chúng.

Trong điện ảnh, có thể thấy dòng phim siêu anh hùng là một ví dụ tiêubiểu về văn hoá đại chúng Sau bom tan Avengers, ngành công nghiệp điện ảnh

đã ngay lập tức khai thác và sản xuất nhiều bộ phim mới theo dòng phim này

Dòng phim siêu anh hùng khai thác những câu chuyện ngợi ca một nhóm người

phi thường, họ có những ưu điểm về ca thé chất và trí tuệ Họ thé hiện ước mơ vàkhát vọng của con người về cái thiện chiến thắng cái ác, về vẻ đẹp hoàn thiện củacon người Đây là motif câu chuyện và nhân vật đã có từ sử thi kinh điển của

Homer, tuy nhiên, các nhà sản xuât đã làm mới câu chuyện băng hình ảnh thị

Trang 28

giác ấn tượng và tác động mạnh mẽ Chính là điện ảnh đại chúng được thiết kế để

tiêu thụ và tạo ra doanh thu khong 16.

Khu vực chau A đang trải qua một làn sóng lớn trao đổi văn hoá nhờ vào

sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế và sự bùng nỗ đô thị hoá Chủ nghĩatiêu dùng đã trở nên phổ biến với nhận thức sâu sắc về mua hàng hoá và dịch vụ

dé đáp ứng với điều kiện sống của một người Điều này mở đường dé lưu hànhrộng rãi các sản phẩm văn hoá đại chúng như phim ảnh, nhạc pop, thời trang

Đặc biệt, ở châu Á, nền văn hoá đại chúng mạnh mẽ nhất là Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc Nó dần vượt qua ranh giới khác nhau giữa quốc gia và ngôn ngữ

dé hoà nhập vào thị trường khu vực

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Phác thao bức tranh remake phim trên thế giới và Việt Nam

Có thể nói, lịch sử phim remake đã ra đời cùng với lịch sử điện ảnh Khó

có thé xác định được bộ phim remake đầu tiên Tuy nhiên, có thé kế đến một số

bộ phim remake xuất hiện ở giai đoạn đầu như: L/Arroseur (1896, GeorgesMéliés) remake từ L'Arroseur Arrosé (1985, Louis Lumiére), The Great Train

Robbery (1904, Siegmund Lubin) remake từ bộ phim cùng tên (1903) cua Edwin

S Porter’ Nhiều bộ phim remake nhu The Departed (2006), A Star IsBorn (2008), Little Women (2019) đã có được thành công vang dội so với bangốc về doanh thu và còn giành được các giải thưởng hàn lâm danh giá Một bộ

phim gốc có thể được remake thành nhiều bản phim khác nhau ở nhiều nền văn

hoá khác nhau Ở Việt Nam, remake phim diễn ra ở cả thể loại điện ảnh vàtruyền hình Những bộ phim remake đầu tiên là Mai mò gai (2006), Cô gái xấu xí(2008), Ngôi nhà hạnh phúc (2009) Những bộ phim truyền hình này thường

được remake từ phim Hàn Quốc Tuy nhiên, remake phim chỉ trở thành xu hướng

trong thời gian gần đây với sự lên ngôi của văn hóa đại chúng Từ năm 2015 đến

2020, điện ảnh Việt Nam có khoảng 14 phim remake từ Hàn Quốc, Thái Lan,

Ý như Em là bà nội cua anh (2015), Sắc đẹp ngàn cân (2017), Yêu đi đừng sợ(2017), Tháng năm rực rỡ (2018), Anh trai yêu quái (2019) Có thê nói, phim

! Dan theo "Retracing Hollywood’s Fascination with the Remake" (trén

https://filmschoolrejects.com/hollywood-remake-history/)

Trang 29

remake gan liền với văn hóa đại chúng và là xu hướng của các nền điện ảnh trongbối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.

Thực tế, xu hướng này đã xuất hiện ở các nền điện ảnh lớn như Mỹ, Trung

Quốc, Án Độ từ rất lâu, và trở nên ngày càng phổ biến với rất nhiều bộ phimthuộc dòng phim remake Trong điện ảnh Hollywood, ngay ở thời kỳ đầu cũng

có những phiên ban phim remake như bộ phim ca nhac The Wizard of Oz (1925)

được remake ở phiên ban 1939, The Maltese Falcon (1931) duoc remake ở phiên

ban phim 1941 Các dao diễn thường remake từ các bộ phim trong nước đã thành

công về mặt doanh thu, nhiều phim mang về lợi nhuận cao khi remake từ banphim đã ra đời trước đó như True grit (1969, 2010), The fly (1958, 1986), 72

monkeys (1962, 1995), A Star Is Born (1937, 2018), 10 to Yuma (1957, 2007)

Không chi remake từ những bộ phim trong nước, các đạo diễn Hollywood còn

tìm nguồn kịch bản, các tác phẩm hap dẫn từ những nền điện ảnh khác như: The

magnificent seven (1960) cua John Strucges được làm lại từ bộ phim Seven

Samurai (1954) của đạo diễn người Nhật Bản, Akira Kurosawa; Let me in (2010)

cua Matt Reeves duoc remake từ Let the Right One In (2008) của Thomas

Alfredson; hay như The departed (2006) cua Martin Scorsese được làm lại từ bộ phim V6 gian dao (2002) cua Andrew Lau va Alan Mak Bộ phim này đã dem lại

cho Martin Scorsese nhiều giải thưởng cao quý như: Qua cầu vàng, BAFTA,Oscar và nhiều giải thưởng quốc tế khác Điều đó một lần nữa cho thấy, những

bộ phim remake không chỉ hứa hẹn mang lại doanh thu cao, chúng hoàn toàn có

thé thuyết phục Ban giám khảo ở những Liên hoan phim lớn, điều đó bảo chứngcho chất lượng nghệ thuật ở những bộ phim remake

Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hoá, sự giao thoa giữa các nền văn hóangày càng được đây mạnh, xu hướng remake phim diễn ra ở nhiều nền điện ảnh

lớn Ngoài các đạo diễn Hollywood, các đạo diễn Bollywood cũng có những tác

phẩm remake thành công từ những tác phẩm của Hollywood và những nền điện

ảnh khác: Salaam-e Ishq (2007) làm lại từ phim Love actually (2003); We are a family (2010) làm lai Step mom (1998); Kucch to Hai (2003) làm lai từ phim J know what you did last summer (1997), Kyunki Main Jhooth Nahi Bolta (2001)

Trang 30

triển mạnh ở thị trường điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc với những bộ phim

được remake từ các nước khác như: Unforgiven (1992) của điện ảnh Hollywood

và phiên bản 2013 của điện anh Nhật Ban; What Women Want (2000) của Mỹ va

phiên bản 2011 của Trung Quốc; The good, the bad and the weird (2008) củaHàn Quốc làm lại từ bộ phim The good, the bad and the ugly (1996) của Ý, Đức,

Tây Ban Nha và Mỹ; phim Untold scandal (2003) của Hàn Quốc va Dangerous

liaisions (2012) của Trung Quốc được làm lại từ ban Dangerous liaisions (1988)của Mỹ Ngoài những bộ phim lấy kịch bản gốc từ các nước phương Tây, các

nước châu Á với nhau cũng có sự trao đổi văn hóa, rất nhiều bộ phim làm lại từ

những kịch bản của các nước châu Á khác như phim Monsterz (2014) của Nhật

Poster phim Sunny (Han Quốc) và phiên ban remake Thang năm rực rỡ (Việt Nam)

Ở Việt Nam, phim remake nằm trong dòng chảy điện ảnh thương mại

Cho đến thời điểm hiện tại, điện ảnh Việt Nam có thé khái quát thành ba dòngchính, đó là điện ảnh Nhà nước, điện ảnh độc lập (có thể bao gồm phim thểnghiệm) và điện ảnh thương mai/thi trường Điện ảnh thương mại Việt Nam xuất

hiện và phát triên sau Đôi mới, khi Nhà nước tiên hành mở cửa và kinh tê thị

Trang 31

trường Quyền làm phim không còn là “độc quyền” của nhà nước như trước đó,

mà các đơn vi bên ngoài (tư nhân, liên doanh, nước ngoai) cũng được phép tham

gia Các nhà làm phim tư nhân đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội ở lĩnh vực này.Điện ảnh thương mại Việt Nam những năm 1990 chủ yếu diễn ra ở thành phố HồChí Minh Như một chiếc lò xo bị nén lâu ngày được bung tỏa, điện ảnh Việt

Nam sản xuất phim 6 ạt Những năm 1990-1995, số lượng phim ra rap hang năm

rất nhiều, thậm chí có năm cao điểm như 1992 lên tới hơn 70 phim ra mắt Trungbình mỗi tháng có 4-5 phim Việt mới xuất hiện, tạo nên một thị trường điện ảnh

đặc biệt sôi động Không chỉ đông đúc về số lượng, dòng phim thương mại hồi

đó còn rất phong phú về thể loại và cực kỳ thu hút khán giả Từ tình cảm, hài

hước, kinh dị đến võ thuật, cô trang, dã sử các nhà làm phim đã thỏa mãn và

mở rộng thị hiếu của khán giả vốn trước đó chi chủ yếu được xem những phimchiến tranh, tâm lý chính kịch của điện ảnh nhà nước Sự phát triển của thịtrường tạo ra một thế hệ diễn viên ngôi sao, trở thành thần tượng của công chúng,thậm chí thành biéu tượng đến mức hàng chục năm sau van được nhắc nhớ Đó lànhững tên tuổi như: Lý Hùng - Diễm Hương, Việt Trinh - Lê Tuấn Anh, Lê CôngTuấn Anh - Thu Hà Họ là những gương mặt bảo chứng doanh thu, lôi kéo khángiả và trở thành thần tượng của khán giả một thời Bên cạnh những ngôi sao sáng

nhất dòng phim nghệ thuật thời đó, như Đơn Dương - Ngọc Hiệp, Thiệu Ánh

Dương - Mỹ Duyên, và Ngô Quang Hải - Hồng Ánh nửa sau thập kỷ, họ xứng

đáng là những gương mặt nổi bat trong bức tranh điện ảnh Việt thập niên 1990

Bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên của đạo diễn Nguyễn Hữu Phan và PhiTiến Sơn của Trung tâm Điện ảnh Trẻ (một đơn vị ngoài quốc doanh) là phim tư

nhân đoạt giải Bông sen Vàng hạng mục Phim video tại Liên hoan phim Việt

Nam lần thứ 10 năm 1993 Đây có thé xem là phim tư nhân đầu tiên được giảithưởng Nói cách khác, dù khái niệm "phim tư nhân" mới được hình dung trong

văn bản chính thống của nhà nước từ năm 2002, nhưng trên thực tế, từ sau Đồi

Mới, cuối thập niên 1980s, đầu thập niên 1990s đã có rất nhiều hãng phim tư

nhân hoạt động sôi nôi, tích cực trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh.

Tiếp đó, điện ảnh Việt Nam không thể không nhắc tới giai đoạn những

năm 2000 với dòng phim "mì ăn liền" - đặc trưng bởi các phim sản xuất nhanh,

Trang 32

kinh phí đầu tư thấp, là phim ăn khách nhưng chất lượng nghệ thuật chưa đượcđầu tư Sau đó, điện ảnh thương mai rơi vào khủng hoảng Nó bắt đầu được chú ýlại từ những tác pham doanh thu cao cua Lé Hoang nhu Gdi nhay (2003), Lo lem

hè pho (2004), hay Vũ Ngoc Dang như Những cô gái chân dài (2004) Tiếp đó,điện ảnh thương mai phát triển mạnh với các bộ phim như Dong máu anh hùng

(2007) của Charlie Nguyễn, Giải cứu than chết (2009) của Nguyễn Quang

Dũng Gitta thập niên 2010, điện ảnh thương mại Việt có những bộ phim đạt

doanh thu cao như Em là bà nội cua anh (2015) của Phan Gia Nhật Linh, Tdi thấyhoa vàng trên có xanh (2015) cua Victor Vũ, Em chưa 18 (2017) của Lê Thanh Sơn,Mắt biếc (2019) của Victor Vũ, Hai Phượng (2019) của Lê Văn Kiệt, Tiệc trăng máu

(2020) của Nguyễn Quang Dũng Hiện tại, những bộ phim có doanh thu ki luc là Bố

già (2021) và Nhà bà Nữ (2023) của Trấn Thành Từ góc nhìn văn hoá đại chúng,

có thé thay được mối quan tâm và yêu thích của số đông khán giả với các tácphẩm điện ảnh

Ở Việt Nam, từ năm 2015, phim remake phát triển rất mạnh mẽ Nhiều bộphim remake từ những tác phẩm nước ngoài đã đem lại thành công vang dội như

phim Em là bà nội của anh (2015) của Phan Gia Nhật Linh được làm lại từ bộphim Miss Granny (2014) của đạo diễn người Hàn Quốc - Hwang Dong Hyuk,

Tháng năm rực rỡ (2018) của Nguyễn Quang Dũng remake từ Sunny (2011) của

đạo diễn Kang Hyeong-cheol, Bằng chứng vô hình (2020) của đạo diễn Trịnh

Đình Lê Minh được remake từ Blind (2011) cũng của điện ảnh Hàn Quốc Bêncạnh phim điện ảnh, rất nhiều phim truyén hình Việt được remake từ các bộ phimcủa Hàn Quốc như Cây ráo nở hoa remake từ bộ phim nỗi tiếng What’s Wrong,

Poong Sang, Hương vi tình thân được mua kịch bản remake từ My only one

(2018), Gạo nếp gạo té được remake lại từ kịch bản sốc Gia tộc họ Wang Đặc biệt, gan đây, các đạo diễn Việt Nam có dự định thực hiện remake phim

từ chính những ban phim đã được yêu thích trong nước Chang hạn, Nguyễn Quang Dũng ngoài cải biên tác phẩm Đá phương Nam từ tiêu thuyết Dat rừng phương Nam của Đoàn Giỏi còn remake phim từ bản phim truyền hình Đất phương Nam của Nguyễn Vinh Sơn, hay Phan Gia Nhật Linh có kế hoạch cải biên phim truyền hình Thằng Bom, Số do thành phim điện ảnh

Trang 33

Cũng cần nói thêm rằng, từ góc độ tiếp nhận, chính những bộ phim remake đã tạo ra những hiện tượng thú vị của điện ảnh Việt Nam, góp phần tác động đến chính sách, tái nhìn nhận về các bộ phim điện anh Chang han, ở thời điểm phim Em là bà nội của anh ra đời và nhận được phản hồi tích cực từ công chúng, có được doanh thu cao, báo chí - "quyền lực thứ tư" đã có những bài viết về việc bộ phim không được tham gia tranh giải thưởng Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam Nhiều trang báo đưa tin về vấn đề này như "Giải

Cánh Diều từ chối các phim như 'Em là bà nội của anh

(https://vov.vn/van-hoa/dien-anh/em-la-ba-noi-cua-anh-khong-duoc-tham-du-canh-dieu-2015-489308.vov) Tiép đó, bộ phim nay lại được

phép tranh giải Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam, "Đây là một trong

những diém dang chú ý nhất trong Quy định đối với phim tham dự LHP Việt

Nam năm nay, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ 24-28/11 tới Phim làm lại (remake) từ

kịch bản, hoặc từ phim nước ngoài có thể đăng ký tham dự tất cả các chương

trình của Liên hoan Phim"! Rõ ràng, từ sự yêu thích của khán giả, thành công

của bộ phim về mặt doanh thu, Em là bà nội của anh đã tạo ra một sự thu hútnhất định, tạo ra những "đối thoại" trong hệ thống các giải thưởng của điện ảnhViệt Nam Điều đó, ít nhất mang đến tín hiệu tích cực rằng, điện ảnh Việt Nam

đang chuyên động về cả cơ chế, chính sách và hệ thống đánh giá, giải thưởng,

tức là nó không chỉ tạo ra sự yêu thích với khán giả đại chúng mà ở một góc độcòn tác động đến khán giả "tinh hoa" Em là bà nội của anh không giành đượcgiải thưởng tại thời điểm nó tranh giải, nhưng những bộ phim remake sau này đã

có được sự ghi nhận từ những giải thưởng uy tín, như Tiệc trang máu giành giải

B giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, giải Phim điện

ảnh của năm của WeChoice Awards 2020, bộ phim cũng giúp Nguyễn Quang

Dũng giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất Giải thưởng Ngôi sao Xanh 2020

Trang 34

Như vậy, rõ ràng, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá công tâm với phimremake, cần đánh giá nó từ góc độ là một bộ phim độc lập, bởi có những bộ phimremake làm lại nguyên từ phiên bản gốc nhưng cũng có những bộ phim remakethé hiện tính sáng tạo và công sức lao động tuyệt vời của đạo diễn Trong lich sửđiện ảnh, có những bản phim remake có sức ảnh hưởng và tốt hơn cả phiên bảnphim gốc Chang han, Batman Begins 2005 là phiên bản làm lại của Batman Nhàphê bình phim Jeff Otto cho rang: “Tác pham Batman Begins của ChristopherNolan thực sự xuất chúng Ông ấy đã làm chủ toàn bộ series này va nâng chuẩn

bộ phim lên một tầm cao mới”, hay chính Em là bà nội cua anh cũng được nhậnxét là làm tốt và được yêu thích hơn phiên bản gốc Miss Granny

Ở đây, chúng tôi cũng phân tích thêm về mối quan hệ, mức độ tương tácgiữa văn hoá đại chúng Việt Nam và Hàn Quốc Hai trường hợp bộ phim chúngtôi lựa chọn phân tích trong dé tài là Em là bà nội của anh và Tiệc trăng máu đều

có liên quan hoặc được remake từ phiên bản Hàn Quốc Đối với hiện tượng văn

hoá đại chúng Việt Nam, cụ thé là phim remake không thể phủ nhận sự ảnhhưởng, tiếp nhận từ văn hoá đại chúng Hàn Quốc Chúng tôi nhận thấy rằng, ở

thời điểm hiện tại, đây là nền văn hoá đại chúng có tác động lớn và sâu rộng vớivăn hoá đại chúng Việt Nam Hiện tượng tiếp nhận và ảnh hưởng văn hoá đạichúng vào Việt Nam có thé lý giải dựa trên các yếu tố sau Thứ nhất, Việt Nam

và Hàn Quốc cũng có sự tương tác/ tác động về chính trị, ngoại giao và văn hoá.Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam nhờ thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước từ

20 năm trước Điều này cũng tạo động lực cho việc cải thiện tương tác văn hoá

-xã hội, đặc biệt là sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá Hàn Quốc vào ViệtNam Đặc biệt, Việt Nam đã trải qua sự thay đổi nhanh chóng về hệ thống xã hộisau chiến tranh thế giới thứ hai Năm 1986, đất nước Đổi mới, bước vào thời ky

mở cửa kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh Nước ta khi đóchưa sẵn sàng chấp nhận một hệ tư tưởng phương Tây, mà chấp nhận một mô

hình thay thế như Hàn Quốc đề điều chỉnh; Thứ hai, Việt Nam và Hàn Quốc làhai nước châu Á có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm lịch sử và văn hoá Cả

hai nước đều có nền tảng lịch sử tương tự nhau, đã từng bị xâm lược, là thuộc

địa; chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Kito giáo, có quá trình công nghiệp hoá, hiện

Trang 35

đại hoá nhanh chóng Bên cạnh đó, văn hoá Việt và Hàn đều chịu ảnh hưởng củavăn hoá Trung Quốc với các giá trị Nho giáo đóng vai trò là nền tảng văn hoá;Thứ ba, mối quan hệ ngoại giao của hai nước chính thức được thiết lập vào năm

1992, mở đường cho cả hai bên phát triển kinh tế, giáo dục và các khía cạnh khoahọc-kỹ thuật, dẫn đến nâng cấp mối quan hệ toàn diện năm 2001 và quan hệ đối

tác chiến lược năm 2009 Chính mối quan hệ sâu sắc này giữa hai nước đã khiến

làn sóng Hàn Quốc có thể đến Việt Nam (từ cuối những năm 1990) và đạt được

những thành công vang dội ở lĩnh vực phim truyền hình, điện ảnh và ca nhạc đại

chúng.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá, giao lưu và thương thảo văn hoáđược thúc đầy, đồng thời, nhu cầu và thị hiếu của khán giả ngày càng nâng cao,thì việc phát triển trào lưu phim remake là một hướng đi mới day triển vọng chođiện ảnh thế giới nói chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng Cách làm phim nàyvừa cung cấp một nguôn kịch bản chất lượng, vừa mở ra cơ hội sáng tạo nhữngđiều mới trên nền kịch bản đã có sẵn cho các đạo diễn phát triển khả năng củamình, và làm mới những giá trị sẵn có Từ thực tiễn sáng tạo trên, có thê thấyrang dé có thé làm được một bộ phim remake thành công, ngoài yếu tô đến từkịch bản chất lượng, phù hợp với van đề của thời đại và xã hội thì những yếu tố

như tính bản địa hóa, tính cá nhân hóa của tác giả, tính kịch tính, tính hài hước và

giải trí dap ứng được thị hiếu của khán giả cũng là một trong những yếu tố giúp

bộ phim được đón nhận bởi đông đảo khán giả trong nước.

1.2.2 Đôi nét về phim remake Em là bà nội của anh (Phan Gia Nhật Linh) vàTiệc trăng máu (Nguyễn Quang Dũng)

Về phim remake Em là bà nội của anh (2015) và bản gốc Miss Granny

Trang 36

tính điện ảnh cao"! Bộ phim ra đời trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam bắt đầu

nhộn nhịp trở lại với nhiều tác phẩm điện ảnh nhận được sự quan tâm của côngchúng, đặc biệt là những tác phâm thuộc dòng phim thương mại như Tôi thấy hoavàng trên cỏ xanh (Victor Vũ), Lật mặt (Lý Hải) Bộ phim để lại an tượng với

vai diễn của các diễn viên như Miu Lê, Ngô Kiến Huy, Hứa Vi Văn, Hari Won,

Thanh Nam, Minh Đức Em là bà nội cua anh được remake từ bộ phim ăn

khách của Hàn Quốc là Miss Granny (2014) của đạo diễn Hwang Dong Hyuk

Bộ phim thu hút khán giả bởi câu chuyện tình cảm gia đình cảm động xen lẫn

câu chuyện tìm lại những ước vọng thanh xuân đã mất Phiên bản remake đượcViệt hoá dé phù hợp và gần gũi với khán giả Việt, bởi vậy, bộ phim nhanh chóng

thu hút khán giả khi mới ra rạp và trở thành một hiện tượng điện ảnh đáng chú ý

của năm 2015 Tính đến tháng 2 năm 2016, bộ phim đã đạt doanh thu 102 tỉ đồng

và trở thành bộ phim ăn khách nhất điện ảnh Việt Nam thời điểm đó Không chỉthống lĩnh vị tri các phòng vé trong nước, Em là bà nội của anh còn được công

chiếu ở nhiều quốc gia khác nhau như: Mỹ, Canada, Úc, Newzeland và Thổ Nhĩ

Kỳ Bộ phim được chính giám đốc của CJ Entertainment - Jung Tae Sung nhận

xét là “phiên ban địa phương hóa hay nhất của Miss Granny”” Không thé phủ

nhận rằng, bộ phim đã đánh dấu bước đi mới của phim điện ảnh remake ViệtNam, dé sau thành công của bộ phim này là những phim điện ảnh tiếp theo như

Tháng năm rực rỡ, Tiệc trăng máu

! Vũ Văn Việt (2015), "10 phim điện ảnh Việt nổi bật năm 2015" trên

https://vnexpress.net/10-phim-dien-anh-viet-noi-bat-nam-2015-3331079.html

? Dẫn theo

https://kenh14.vn/cine/ngoai-gia-tuoi-doi-muoi-miss-granny-lam-lai-nhieu-lan-van-khong-het-hot-20151128112234520.chn

Trang 37

Poster Em là bà nội cua anh Poster Miss Granny

Trước đó, Miss Granny được đạo diễn boi Hwang Dong Hyuk, là bộ phim

hài tình cảm, xoay quanh câu chuyện về một bà lão hơn 70 tuổi bỗng trẻ lại trở

về tuổi 20 sau khi chụp ảnh tại một cửa hiệu bí an Từ đó, những tình huống vừahài hước vừa cảm động diễn ra Bộ phim mang thông điệp ý nghĩa về tình yêu,

tình cảm gia đình, đặc biệt là ước vọng trở lại thanh xuân dé được làm điều mình

muốn, được sống là chính mình Miss Granny nhanh chóng trở thành hiện tượng

tại xứ kim chi với 8,65 triệu lượt khán giả xem và đạt doanh thu 62,7 tỉ won Bộ

phim còn giành được nhiều giải thưởng lớn tại các liên hoan phim trong nước vàquốc tế như: giải Phim châu A xuất sắc — giải Vàng liên hoan phim Fantasia

(2014), Giải thưởng Peace — hòa bình tại liên hoan phim quốc tế Okinawa(2014), giải thưởng Nghệ thuật Điện ảnh Chunsa lan thứ 19 dành cho kịch bản

và diễn viên xuất sắc nhất Không chỉ được yêu thích tại Hàn Quốc, bộ phimcòn được nhiều quốc gia mua bản quyền làm lại như: Việt Nam, Trung Quốc,Nhật Ban, Thái Lan, Indonesia, Duc, Philippine va An Độ Điều đó chứng tỏ sứchút của bộ phim bởi câu chuyện thú vị và phù hợp với thị hiếu khán giả đươngđại.

Trang 38

Về phim remake Tiệc trăng máu (2020, Nguyễn Quang Dũng) và bản gốcPerfect Strangers (2016, Paolo Genovese)

Tiệc trăng máu được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng remake từ bộ phim Y

- Perfect Strangers (2016) của đạo diễn Paolo Genovese Perfect Strangers là bộ

phim thành công cả về mặt nghệ thuật lẫn thương mại Bộ phim giành hạng mục

Phim xuất sắc nhất ở giải David di Donatello và đem lại doanh thu 32,3 triệu

USD Không chỉ vậy, bộ phim còn đạt được sự đánh giá cao với nhiều lời khen

“có cánh” trên Rotten Tomatoes với mức chấm 77% Chưa dùng lại ở đó, bộ

phim của đạo diễn Paolo Genovese còn đem lại cho ông nhiều giải thưởng điệnảnh, trong đó phải kế đến 2 giải là Phim hay nhất là Kịch bản xuất sắc nhất tại

giải David di Donatello năm 2016, đây có thể ví là "Oscar nước Ý" Đặc biệt,Perfect Strangers tạo kỷ lục Guinness với số bản phim được làm lại nhiều nhấttrên thế giới với 18 ban phim (tính đến tháng 7 năm 2019) Đến nay, bộ phim đã

có 24 bản remake ở nhiều quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ,Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ Câu chuyện trong Perfect Strangers

xoay quanh bữa ăn tối của một nhóm bạn Trong bữa tiệc, một trò chơi được đưa

ra - tất cả mọi nguoi dé điện thoại lên ban va phải công khai tin nhắn, cuộc thoạigọi đến Đạo diễn tạo ra nhiều tình huống bi hài kịch, dé từ đó nhiều bí mật được

bật mí Những mối quan hệ tưởng chừng bền chặt nhất như vợ chồng, người yêu,

bạn thân lại dễ dàng bị phá vỡ bởi hành động công khai điện thoại Với đặc điểm

là bộ phim ăn khách và có tính đại chúng cao, Perfect Strangers đã được công ty

HKFILM mua bản quyền Bộ phim remake được Nguyễn Quang Dũng - một đạodiễn đã có kinh nghiệm làm nhiều phim thương mại ăn khách thực hiện Đạodiễn Nguyễn Quang Dũng được biết đến với nhiều bộ phim như Hon Truong Ba,

da hàng thịt (2006), Nụ hôn thân chết (2008), Giải cứu than chết (2009), Những

nụ hôn rực rõ (2010), Mỹ nhân kế (2013) và trước khi remake Tiệc trang máu,Nguyễn Quang Dũng đã remake thành công phim bộ Hàn Quốc Sunny (2011)

thành Tháng năm rực rỡ (2018) với doanh thu 84 tỷ đồng - lọt top 5 phim Việt códoanh thu cao nhất ở thời điểm công chiếu Với sự am hiểu về thị trường điệnảnh Việt Nam kết hợp với một tư duy điện ảnh rõ ràng, tính thâm mỹ nhạy bén,

đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã có chiến lược remake phim riêng, anh lấy lại

Trang 39

cốt truyện chính và nhân vật từ bản phim gốc Điều này đã là một bảo chứngphòng vé, giảm thiểu rủi ro cho nhà sản xuất bởi khán giả được xem lại câu

chuyện yêu thích từ một phiên bản khác Hơn nữa, đạo diễn còn học hỏi cách

thức remake từ Intimate Strangers - một phiên bản remake Perfect Strangers

thành công của Hàn Quốc Dễ dàng nhận thấy, văn hoá Việt Nam và Hàn Quốc

có nhiều điểm gần gũi và tương đồng, không chỉ điện ảnh mà nhiều sản phẩm

nghệ thuật của Việt Nam như âm nhạc cũng chiu ảnh hưởng của làn sóng HallyuHàn Quốc

Được làm lại từ bản gốc Perfect Strangers của Ý, Tiệc trăng máu của đạodiễn Nguyễn Quang Dũng ra mắt ngày 20/10/2020 với sự quy tụ của dàn diễnviên nồi tiếng như Hứa Vi Văn, Thái Hòa, Hồng Ánh, Kiều Minh Tuan, KathyNguyễn, Thu Trang, Đức Thịnh, Chỉ sau 6 ngày ra mắt, bộ phim đã thu về hơn

45 tỉ đồng, thu hút hơn 570.000 lượt khán giả ra rạp thưởng thức và trong bangày cuối tuần sau đó thu về hơn 30 tỉ đồng, thuận lợi trở thành bộ phim có

doanh thu mở màn cao nhất Tính đến 2020, kết thúc đợt chiếu phim, Tiệc trangmáu đem về 175 tỉ đồng, vượt qua Em chưa 18 với doanh thu 171 tỉ đồng trước

đó dé bước vào danh sách top 3 bộ phim nội địa ăn khách nhất từ trước tới nay

Bộ phim có thông điệp nhân văn về sự kết nối và gan kết của con người trong xã

hội đương đại, đặc biệt là những mối quan hệ cốt lõi tưởng chừng thân thiết nhất

như vợ chồng, bạn bè, người yêu Trong bối cảnh có sự lên ngôi của các thiết bịđiện thoại thông minh, con người sống và ứng xử với nhau như thế nào Bộ phimthê hiện tài năng và phong cách của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khi biến hoácâu chuyện phim vừa thể hiện tính cập nhật, hiện đại và quốc tế hoá, vừa thê hiệnmàu sắc bản địa, gần gũi và quen thuộc với khán giả Việt Bộ phim tạo sức hútbởi sự dễ dàng đồng cảm của khán giả với câu chuyện của các nhân vật, dườngnhư ai cũng thấy mình trong đâu đó câu chuyện của phim Bộ phim có cái kết mở

mang đên nhiêu suy ngầm cho khán giả.

Trang 40

Poster phim Tiệc trang mau Poster phim Perfect Strangers

Ngày đăng: 08/10/2024, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN