1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ung dung cong nghe so trong phong, chong tham nhung o mot so quoc gia tren the gioi va gia tri tham khao cho Viet Nam
Tác giả Nguyen Viet Phuong
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyen Hoang Anh
Trường học Truong Dai Hoc Luat - Dai Hoc Quoc Gia Ha Noi
Chuyên ngành Luat Hoc
Thể loại Luan van thac si
Năm xuất bản 2024
Thành phố Ha Noi
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 28,91 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...........................----°-2-sssssssessesssesscsee 1 2. Tình hình nghiên CỨU ................................... << s2 94 9 98995989998999999899988455895665896556 5 3. Mục tiêu nghiÊn CỨU.......................... dd <2 9 9 9 94 9.98 9999.990 0004.0905889 95 11 4. Đối tượng nghiên Cứu ..........................--- <5 s£ s©SsssEssEssEseEseEseEsexseseesersersersersere 12 5. Nhiệm vụ nghiÊn CỨU..................................- << < 9 99.9.9900 09.0 0.00010000000900 12 6. Phạm vỉ nghiÊI CUU ............................. 0 ó5 5 9 9 9.9 94.9... 0 0040090688995 13 7. Phương pháp nghiÊn CỨU......................... dd 5G 6 S9 9 %9 94 9.9699 9995 585 5584999588995 13 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................----°--2-sccscsscssese 14 9, BG CUC IWAN VAM 0Š (10)
  • CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE UNG DUNG CONG NGHE SO TRONG PHONG, CHONG THAM NHUNG...cssccssssssssssssssssssessssssssssesssssssscesessesssecsessssssesesssssses 15 1.1. Khái niệm tham nhũng va Phòng chống tham nhũng (0)
    • 1.1.1 Khái niệm về tham nhũng .............................----- 2 ©£E+££+EE+£2£EE+£2E++z+EE+zerrrseee 15 1.1.2. Khái niệm về phòng, chống tham nhũng ..............................------ 2 2+2 17 1.2. Khái niệm về công nghé SỐ ..........................--s- << 5° 5£ s£ s£ s£Ss£s£s£sssesessessee 18 1.3. Thách thức và rủi ro pháp lý trong ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng ..............................--- se s£++©+s£++©+e©vseExee3AeExeExserssetserrssrse 20 1.3.1. Các yếu tô tác động ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng. 20 1.3.2. Rui ro pháp lý ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhiing (24)
    • 1.4. Cơ sở lý luận ứng dụng Công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 23 (32)
      • 1.4.1 Tiếp cận theo lý thuyết Robert Klitgaard..........................---------ec+2+sz++czxsccee 23 1.4.2. Tiếp cận theo lý thuyết mô hình quản trị nhà nước hiện đại (32)
      • 1.4.3. Tiếp cận theo lý thuyết mô hình chính phủ mở (36)
    • 1.5. Các nội dung cơ bản ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhiing (0)
    • 2.1. E-government và ứng dụng trong phòng chống tham nhũng (43)
      • 2.1.1. Các định nghĩa E-government ....................... 5-5 + 5+ S2 +t+t++ererexexeertetrersrerere 34 (43)
      • 2.1.2 Ung dụng của E-ứoVernmeii.......................-------2++222EE+++++t2EEvverertrrrxxeerree 35 2.1.3. Cơ chế phòng chống tham nhũng của E-Goverment (0)
      • 2.1.5. E-Government trong phòng chống tham nhũng ở một số quốc gia (50)
    • 2.2. Ứng dụng Công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm Phòng chống tham nhũng.............................-- 2-5 2s s se s£+ssss£ssssetssessesserssrssess 47 1. Khái niệm về xã hội không tiền mặt và Chính phủ không tiền mặt (56)
      • 2.2.2. Phòng chống tham nhũng thông qua ứng dụng thanh toán không tiền mặt (57)
      • 2.2.3. Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ phòng chống tham nhũng thông qua (58)
    • 2.3. Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai tài sản, tu nhhậD...........................o- o5 5 9 9 9...9... Họ. 0.00 00H 000809 809 9ứ 57 1. Khái niệm kê khai tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhiing (66)
      • 2.3.2. Cơ chế phòng chống tham nhũng thông qua kê khai tài sản, thu nhap (68)
      • 3.3.3. Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ PCTN thông qua kê khai tài san (69)
      • 2.3.4. Kinh nghiệm một số quốc gia ứng dụng công nghệ số trong kê khai tài sản, (59)
      • 2.4.3. Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ ứng dụng công nghệ số trong tố cáo 0000801000220 (85)
      • 2.4.4. Kinh nghiệm một số quốc gia về ứng dụng công nghệ số trong tổ cáo tham những (86)
      • 3.1.1 Thực trạng xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam hiện nay (91)
      • 3.1.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt ở (94)
      • 3.1.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong kiểm soát tài sản và thu nhập ở Việt (96)
      • 3.1.4. Thực trạng ứng dung công nghệ số trong tô cáo tham những ở Việt Nam hiện nay (0)

Nội dung

Détăng cường tiềm năng của chuyền đổi số trong xây dựng một chính phủ liêmchính, nghiên cứu khuyến nghị cần có những biện pháp như đảm bảo rang công nghệ SỐ được trién khai một cách toàn

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu °-2-sssssssessesssesscsee 1 2 Tình hình nghiên CỨU << s2 94 9 98995989998999999899988455895665896556 5 3 Mục tiêu nghiÊn CỨU dd <2 9 9 9 94 9.98 9999.990 0004.0905889 95 11 4 Đối tượng nghiên Cứu - <5 s£ s©SsssEssEssEseEseEseEsexseseesersersersersere 12 5 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - << < 9 99.9.9900 09.0 0.00010000000900 12 6 Phạm vỉ nghiÊI CUU 0 ó5 5 9 9 9.9 94.9 0 0040090688995 13 7 Phương pháp nghiÊn CỨU dd 5G 6 S9 9 %9 94 9.9699 9995 585 5584999588995 13 8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . ° 2-sccscsscssese 14 9, BG CUC IWAN VAM 0Š

Tham nhũng được định nghĩa là hành vi lạm dụng quyền lực để thu lợi bất chính Nó bao gồm việc yêu cầu hoặc nhận hối lộ, hứa hẹn lợi ích để đổi lấy hành động hoặc không hành động nhằm thu lợi bất hợp pháp Ước tính toàn cầu có đến 1 nghìn tỷ đô la Mỹ dành cho hối lộ mỗi năm Tham nhũng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu lên tới 2,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, tương đương hơn 5% GDP toàn cầu Nó làm suy yếu các chức năng công, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tước đoạt quyền lợi của người dân Tham nhũng còn góp phần làm nghèo các quốc gia, cản trở tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện cho tội phạm có tổ chức, khủng bố và các hoạt động bất hợp pháp khác.

Phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Đảng ta, Nhà nước ta nói riêng và các Nhà nước trên thế giới nói chung Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đảng ta xác định: “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biéu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”[9].

Mặc dù các phương pháp truyền thống đã phát huy hiệu quả, nhưng vẫn còn nhiều van đề tham những chưa được giải quyết triệt dé Thực tế cho thay rằng vẫn còn khó khăn trong việc kiểm soát và định hình một chiến lược đồng nhất dé chống lại tham nhũng từ gốc rễ, Doi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới, đảm bảo tối ưu được các quy trình,

Nhận thức được vấn đề này, Phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, diễn ra từ ngày 8-10 thang 1 năm 2024, yêu cầu thúc day tích hợp sâu sắc của công nghệ số vào các khía cạnh khác nhau của kiểm tra kỷ luật và giám sát, thông qua việc xây dựng một nên tảng số tích hợp Nền tảng này sẽ bao gồm các công cụ và hệ thống số hóa dé quản lý và giám sát các hoạt động chống tham nhũng, giúp cải thiện tính minh bạch, tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát, cũng như tối ưu hóa các quy trình kiểm tra kỷ luật Các yêu cầu cụ thé cho việc sử dụng công nghệ trong quản lý tham nhũng bao gồm áp dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác dé phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng một cách hiệu quả [39].

Nhiều quốc gia đã có những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng CNS dé chống tham nhũng Estonia đã phát triển một hệ thống chính phủ điện tử mạnh mẽ giúp giảm thiểu tham nhũng thông qua minh bạch và giám sát. Singapore sử dụng công nghệ dé tăng cường giám sát và kiểm soát nội bộ trong các cơ quan công quyên An Độ đã triển khai các nền tảng trực tuyến dé công khai hóa các giao dich tài chính và giảm thiéu sự can thiệp của con người trong các quy trình công việc Hàn Quốc đã sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng một hệ thong quản ly dữ liệu minh bach, giúp phat hiện va ngăn chặn các hành vi tham nhũng (OEDC - Anti-Corruption and Integrity Outlook 2024).

Dé phòng, chống tham nhũng hiệu quả, kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn của nước ta đều cho thấy cần thiết lập cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để

“không thé tham nhũng,” cơ chế phát hiện và xử lý hiệu quả dé “không dam tham nhũng,” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý đề “không cần, không muốn tham nhũng.” Dựa trên các đặc trưng của công nghệ số “nhu khả năng thu thập và phân tích dit liệu lớn, giám sát thời gian thực, tính minh bạch, và ung dung trí tuệ nhân tạo, ” các cơ chế này có thể được diễn giải như sau: Ở mức độ “không dám tham nhũng,” vai trò của công nghệ số trong trừng phạt và ngăn chặn những yếu tô tham nhũng cần được tăng cường Cụ thé, trong các khu vực có tỷ lệ tham nhũng cao và các mắt xích rủi ro cao, sự de dọa của các yếu tố tham nhũng sẽ được tăng cường thông qua việc xây dựng một nền tảng số tích hợp Nền tảng này sẽ tăng cường minh bạch và giám sát toàn diện, thông qua ứng dụng công nghệ thông minh và các phương tiện giám sát tiên tiến. Ở mức độ “không thê tham nhũng,” công nghệ số nên được sử dụng dé tăng cường chức năng hạn chế và giám sát hành vi tham nhũng Cụ thé, công nghệ số sẽ được sử dụng để tái cơ cấu quy trình và quản lý chính xác, nhằm ngăn chặn tham nhũng Thông qua khai thác sâu dir liệu lớn và giám sát trực tuyến thời gian thực, chúng ta có thể cải thiện khả năng dự đoán, cảnh báo và phát hiện các hành vi tham nhũng, từ đó tăng cường hạn chế và giám sát để giảm thiểu cơ hội cho các yếu tố tham nhũng. Ở mức độ “không muốn tham nhũng” việc sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường chức năng giáo dục và hướng dẫn là rất quan trọng Xây dựng một cơ sở giáo dục chống tham nhũng kỹ thuật số đa dang, cùng với nền tảng giáo dục chống tham nhũng tích hợp, giúp cung cấp các chương trình giảng dạy và giáo dục cảnh báo trực tuyến hiệu quả Các công cụ như thực tế ảo, sách điện tử, tương tác đa điểm, và chiếu phát màn hình vòng (“panoramic projection” hoặc “circular screen projection”) có thé được sử dụng dé tăng cường việc giáo dục chính trị, tư tưởng trong PCTN Những phương pháp này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn làm cho việc giáo dục “không muốn tham nhũng” trở nên sinh động và hiệu quả hơn.

Việt Nam đã đạt được nhiều tiễn bộ trong công tác PCTN, đặc biệt là thông qua các biện pháp hành chính và pháp lý Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là một van dé đáng lo ngại và phức tap, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và lòng tin của người dân vào các cơ quan nhà nước Các vụ việc tham những lớn vẫn diễn ra, đòi hỏi phải có các giải pháp mới và hiệu quả hơn.

Hệ thống thông tin quốc gia (CNS) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính phủ Bằng cách công khai các giao dịch và hoạt động của họ, CNS giúp giảm cơ hội cho các hành vi tham nhũng Các hệ thống quản lý và giám sát trực tuyến cho phép công chúng và các tổ chức theo dõi quá trình ra quyết định của chính phủ một cách minh bạch hơn.

Nhu cầu nâng cao hiệu quả giám sát thông qua các công cụ giám sát thời gian thực và phân tích dữ liệu lớn là rất cần thiết Những công nghệ này có thê giúp phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng và các dấu hiệu bất thường trong các giao dịch và quy trình công việc, giúp ngăn chặn tham nhũng ngay từ giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, công nghệ số còn cho phép tối ưu hóa quy trình quản lý, giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các hoạt động có nguy cơ tham nhũng cao Các hệ thống quản lý tự động và trí tuệ nhân tạo không chỉ giảm bớt các lỗi và gian lận mà còn tăng cường hiệu quả quản lý.

Việc nghiên cứu các ứng dụng CNS trong PCTN tại các quốc gia khác cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam Bằng cách phân tích và học hỏi từ những thành công của các quốc gia, Việt Nam có thể thiết kế và thực hiện các giải pháp công nghệ phù hợp với thực tế của mình Việc này không chỉ nâng cao hiệu quả PCTN mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Xuất phát từ lý do trên nên đề tài “Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho việt nam” cân thiệt phải nghiên cứu.

Nghiên cứu về ứng dụng CNS trong PCTN là một vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến van đề này Hai công trình nghiên cứu nổi bật về ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhũng có thé kê đến là

“Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng ” dé tài khoa học cấp bộ của TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra [32] và “Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham nhiing ở việt nam hiện nay” luận văn thạc sĩ luật học của tác gia Nguyễn Thị Hải [33]. Hai công trình này đã khái quát các lợi ích của công nghệ số (CNS) và ứng dụng của nó trong phòng chống tham nhũng (PCTN), đồng thời gợi mở các van dé lý luận về ứng dung CNS trong PCTN, tạo nên tang cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn Tuy nhiên, cả hai công trình chưa đề cập đến thực trạng của CNS trong việc PCTN ở Việt Nam, và chưa làm rõ các khái nệm về CNS cũng như cách ứng dung CNS vào PCTN.

CO SO LY LUAN VE UNG DUNG CONG NGHE SO TRONG PHONG, CHONG THAM NHUNG cssccssssssssssssssssssessssssssssesssssssscesessesssecsessssssesesssssses 15 1.1 Khái niệm tham nhũng va Phòng chống tham nhũng

Khái niệm về tham nhũng . - 2 ©£E+££+EE+£2£EE+£2E++z+EE+zerrrseee 15 1.1.2 Khái niệm về phòng, chống tham nhũng 2 2+2 17 1.2 Khái niệm về công nghé SỐ s- << 5° 5£ s£ s£ s£Ss£s£s£sssesessessee 18 1.3 Thách thức và rủi ro pháp lý trong ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng - se s£++©+s£++©+e©vseExee3AeExeExserssetserrssrse 20 1.3.1 Các yếu tô tác động ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 20 1.3.2 Rui ro pháp lý ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhiing

Thuật ngữ “tham nhũng” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “corruptus” mang ý nghĩa lạm dụng, phá hoại hoặc vi phạm Theo định nghĩa của Từ điển

Oxford, tham nhũng là sự bóp méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong công vụ thông qua hối lộ hoặc đối xử thiên vị Từ điển Merriam-Webster mô tả tham nhũng là sự khuyến khích điều xấu bằng các hành động sai trái hoặc phi pháp. Trong Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng được định nghĩa là việc lợi dụng quyền hành đề tham ô và nhũng nhiễu dân Như vậy, nhìn chung, tham nhũng là các hành vi trái phép hoặc bat hợp pháp.

Theo “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”, tham nhũng không có một định nghĩa thông nhất mà được mô tả khác nhau tùy theo các luật áp dụng ở từng khu vực pháp lý Các hành động thường được công nhận bao gom "sử dụng sai mục đích quyên lực của các quan chức công quyền hoặc quản lý (được bố nhiệm hoặc được bau) cho lợi ích tư, tài chính hoặc các lợi ích khác" Tham nhũng có thể được phân loại thành "tham nhũng lớn," "tham nhũng nhỏ" và "tham nhũng chính trị," và xuất hiện dưới nhiều hình thức như hối lộ, tống tiền, bổ nhiệm người thân, tham 6, và lừa đảo Tham những cũng là tiền đề cho tội rửa tiền [35].

Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) không đưa ra định nghĩa cụ thé về tham nhũng nhưng xác định một tập hợp các hành vi được coi là tham những Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng Châu Âu năm 1997 định nghĩa tham nhũng là việc đòi hỏi, gợi ý, đưa ra hoặc trực tiếp hay gián tiếp nhận hối lộ hoặc lợi thế bất chính khác, làm anh

15 hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm vụ hoặc công việc của người nhận.

- Dưới góc độ pháp lý, theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 của Việt Nam, “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Người có chức vụ quyền hạn không chỉ giới hạn trong khu vực công mà còn cả trong khu vực tư nhân Hành vi lam dụng chức vụ, quyền han là hành vi cố ý sử dụng quyên lực dé điều tiết các quan hệ kinh tế - xã hội trong phạm vi quyền lực được giao Mục tiêu vụ lợi không chỉ giới hạn ở các lợi ích vật chất mà còn bao gồm cả các lợi ích phi vật chất, thu được không thông qua lao động hợp pháp mà từ việc lợi dụng quyên lực dé vi phạm các tiêu chuẩn, quy tac.

Ngoài các lợi ích về vật chất, các lợi ích phi vật chất có phạm vi rất rộng, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau mà không thê đo đếm bằng các đại lượng thông thường Điền hình là các hành vi hối lộ lợi ích phi vật chất như hối lộ tình dục, nịnh bợ, giúp đỡ qua lại trong công việc Những lợi ích phi vật chất này có thé chưa gây thiệt hại ngay lập tức nhưng về lâu dài có thé phá hủy các giá trị đạo đức công vụ và liêm chính kinh doanh, làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Tham nhũng là tệ nạn không ngừng biến đổi và vận động, các hình thức và thủ đoạn ngày càng đa dạng Song trong một xã hội quan hệ bị tham nhũng, thường tồn tại một số đặc điểm chung như:

- Tham nhũng gắn liền với quyền lực: Ban đầu, tham những chỉ được liên kết với quyền lực công, nhưng hiện nay, tham nhũng trong khu vực tư cũng được luật hóa và xác định rõ các hành vi, thủ đoạn tham nhũng.

- Hành vi trái pháp luật: Tham nhũng bao gồm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật, quy chế nội bộ và quy tắc của tổ chức Nếu tuân thủ đúng các quy định này, không thê thu được lợi ích riêng, dẫn đến hành vi tham nhũng.

- Gây thiệt hại xã hội: Tham nhũng luôn gây thiệt hại cho một hoặc nhiều đối tượng hoặc toàn xã hội Thiệt hại này có thể đo lường hoặc không đo lường được, nhưng luôn là cơ sở dé người tham nhũng thu lợi.

Nguyên nhân của tham nhũng

Tham nhũng tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Hệ thống chính sách và pháp luật còn lỗ hồng, thiếu minh bạch, và thay đôi thường xuyên, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong việc tuân thủ Môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh lành mạnh, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức không thỏa đáng, và các phong tục văn hóa dé bi lợi dụng cũng góp phần làm gia tăng tham nhũng Bên cạnh đó, hệ thống chính trị chưa phân hóa rõ nhiệm vụ và nhận thức của một số cán bộ, công chức về hậu quả của tham nhũng còn yếu kém, dẫn đến hành vi tham nhũng nảy sinh.

1.1.2 Khái niệm về phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực, vị trí để thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật Hiện tượng này thường xảy ra trong xã hội có sự phân cấp giai cấp, quyền lực nhà nước được phân bổ không đồng đều Tham nhũng gắn chặt với quyền lực, quyền hạn trong bộ máy nhà nước Một số cá nhân lợi dụng điều này để trục lợi cho bản thân, gia đình và những người thân cận.

Tham nhũng gây thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước, nó làm suy thoái đạo đức lối sống của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước Bên cạnh đó hiện tượng tham nhũng còn làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu quả thậm chí làm mục rỗng cơ cau hoạt động của bộ máy nhà nước đe dọa đến sự tồn vong của đất nước Chính vì vậy mà cấp thiết Đảng và nhà nước, nhân dân phải có những phương pháp, chương trình nhằm hạn chế, tiến tới tiêu diệt những mầm họa này.

PCTN là tong thé các biện pháp mà một nhà nước áp dụng dé phòng ngừa (phòng), phát hiện, ngăn chặn và xử lý (chống) tham nhũng Những biện pháp đó có thé là lập pháp (ban hành các văn bản pháp luật đề điều chỉnh những hành

17 vi tham nhũng), hành pháp (thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng), tư pháp (xử lý những hành vi tham nhũng theo luật định), hoặc những biện pháp giáo dục, tuyên truyền dé nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những chủ thê có liên quan về vấn đề này PCTN bao gồm hai lĩnh vực hoạt động:

Một là, phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan, tô chức, đơn vị và cá nhân công dân nhăm làm bớt đi các điều kiện tham nhũng, bao gồm các hoạt động như: Ban hành các văn ban dé điều chỉnh hành vi tham nhũng: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan; minh bạch tài sản thu nhận; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, cải cách hành chính

Cơ sở lý luận ứng dụng Công nghệ số trong phòng chống tham nhũng 23

1.4.1 Tiếp cận theo lý thuyết Robert Klitgaard

Vào năm 1988, nhà kinh tế học người Mỹ Robert Klitgaard [50] đã tóm tat các yếu tố khuyến khích tham nhũng trong công thức nổi tiếng về “tham nhũng” của ông: “C =M +D— A” Trong đó C là Corruption: tham nhũng; M là Monopoly: độc quyền; D là Discretion: không công khai, bưng bít thông tin và A là Accountability: trách nhiệm giải trình Klitgaard nói: “Tham nhũng băng độc quyền cộng quyền quyết định trừ trách nhiệm giải trình.”.

Từ lý thuyết trên thì cuộc cách mạng số đang thay đổi các quy tắc của phương trình tham nhũng theo ba cách chính.

> Làm cho minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình

Công nghệ số đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chính phủ Điển hình, nhiều chính phủ đã mở rộng việc chia sẻ dữ liệu công khai và các nhóm hoạt động xã hội cùng tổ chức giám sát đang dùng các thông tin này để đòi hỏi sự chịu trách nhiệm từ phía chính quyên.

Thành phố Mexico đã cho phép chia sẻ dữ liệu về ngân sách thông qua một nền tảng minh bạch, gồm các hợp đồng công, dự án cơ sở hạ tang và các giao dịch với chính quyền địa phương Hay mở rộng quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu trọng yếu nhằm chống tham nhũng như sé đăng ký tài sản và số đăng ký doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang áp dụng công nghệ định vị địa ly dé theo dõi các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tang có nguy cơ tham nhũng cao Colombia và Paraguay đang dùng công nghệ này đề giám sát các dự án do Quỹ Đầu tư Amazon tải trợ.

Quá trình chuyển đôi số này không chỉ tạo ra một lượng lớn dữ liệu mới mà còn cần đến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và hiểu biết mới Đặc biệt, tại Brazil, việc tham chiếu chéo dữ liệu đã giúp phát hiện các hành vi sử dụng bất thường của thẻ tín dụng công, từ đó dẫn đến các thay đôi chính sách quan trọng.

Trí tuệ nhân tạo và phân tích dự đoán cũng đang trở thành công cụ hữu ích cho các cơ quan thuế và hải quan dé ngăn chặn gian lận thuế, như tại Vương quốc Anh, nơi co quan thuế sử dụng mạng xã hội dé tìm kiếm các dữ liệu không khớp nhằm phát hiện các hoạt động không minh bạch.

> Giảm quyền quyết định và cắt giảm thủ tục hành chính

Công nghệ mới dang thay đổi cách thức quan lý hành chính bằng việc giảm bớt sự tự do quyết định mà một số quan chức lạm dụng để thu lợi cá nhân, đặc biệt là trong quy trình cấp phép Việc tự động hóa các quy trình này giúp loại bỏ các điểm yếu mà con người có thé khai thác Thực tế là tham nhũng hành chính vẫn còn rất phô biến ở nhiều quốc gia, nhất là những nơi có hệ thống chính phủ cong kénh Ví dụ, vào năm 2016, Transparency International đã báo cáo rằng 1/3 dân số ở Mỹ Latin phải trả hối lộ dé tiếp cận dịch vụ cơ bản.

Tại Bồ Dao Nha, chương trình Simplex đã thúc day cải cách hành chính với sự tham gia của xã hội dân sự và các nhân viên chính phủ Các chính phủ mới được bầu cũng đang xem xét cải cách thủ tục, quy định và đơn giản hóa hành chính như một phần của chương trình nghị sự chính trị, nhăm giảm bớt gánh nặng quy định, thủ tục và cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế.

Blockchain đang được chú ý như một công nghệ tiềm năng chống lại tham nhũng, với khả năng xác thực danh tính, theo dõi tài chính, đăng ký tài sản và thực hiện hợp đồng Các bằng chứng thực nghiệm từ NYU's GovLab cho thấy tiềm năng của blockchain trong các lĩnh vực như khôi phục quyén sở hữu đất đai ở Colombia và hợp đồng thông minh ở Chile, mặc dù khả năng mở rộng vẫn là một thách thức Blockchain được coi là công nghệ đột phá hứa hẹn trong cuộc chiến chống tham nhũng.

> Thách thức độc quyền của nhà nước

Các công nghệ mới đang dan phá vỡ độc quyên lâu năm của nhà nước trong việc đưa ra các quyết định chính sách và cung cấp dịch vụ công Sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ cao đang khuyến khích các hình thức hợp tác mới trong việc quản lý và điều hành các dịch vụ công, nhất là ở cấp đô thị Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ chính phủ (govtech) không chỉ mang đến những công nghệ và dịch vụ mới cho chính phủ mà còn đang thay đôi cách thức hoạch định chính sách và cung cấp dịch vụ, tạo ra một sự chuyên dịch từ các mô hình truyền thống sang những phương thức hiện đại hơn, trong đó công nghệ đóng vai trò trung tâm.

Estonia là một ví dụ điển hình về sự tích hợp công nghệ số vào hầu như mọi khía cạnh của đời sống xã hội thông qua sáng kiến e-Estonia Họ đã sử dụng blockchain dé quản lý hồ sơ dat đai, giúp các giao dich mua bán, chuyền nhượng trở nên nhanh chóng, minh bạch và an toàn hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian xử lý Ngoài ra, Estonia cũng đã triển khai hệ thống y tế điện tử dựa trên blockchain, nơi hồ sơ sức khỏe được lưu trữ và quản lý một cách an toàn, cho phép công dân dé dàng truy cập hồ sơ y tế của mình mọi lúc, moi nơi Đáng chú ý, Estonia còn là một trong những quốc gia đầu tiên trên thé giới triển khai hệ thống bỏ phiếu điện tử dựa trên blockchain, tăng cường minh bạch và giảm thiểu gian lận trong quá trình bỏ phiếu, đồng thời khuyến khích sự tham gia của công dân vào quá trình đưa ra quyết định chính sách.

Công nghệ đã trở thành đồng minh lớn nhất của minh bạch Kết hợp với quyết tâm chính tri, cuộc cách mang số có thé làm “gián đoạn” tham nhũng theo những cách chúng ta chưa từng tưởng tượng được.

1.4.2 Tiếp cận theo lý thuyết mô hình quản trị nhà nước hiện đại

Từ một góc nhìn khác, Liên hợp quốc cho rằng quản trị nhà nước hiện đại phải mang những dấu hiệu sau đây: (1) thể chế quản trị mạnh và pháp quyền;

(2) tư pháp tin cậy và độc lập; (3) khung khổ pháp lý hiệu quả cho hoạt động kinh tế; (4) môi trường kinh tế mở và cạnh tranh; (5) ổn định giá cả và trách nhiệm tài chính; (6) hệ thống thuế công băng: (7) phát triển sự cạnh tranh trong thị trường tài chính, lao động và vốn; (8) năng lực quản lý và thực thi pháp luật, tư nhân hoá, nguồn lực ngoài hợp lý cho khối tư; (9) quan hệ đối tác khu vực cộng và tư trong việc thúc day kinh doanh, nhắn mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (10) tự do tiếp cận thông tin; (11) thúc day phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng [19]

Những đặc điểm cơ bản nhất của quản tri nhà nước hiện đại là:

(1) Vai trò chủ yếu là điều tiết của nhà nước;

(2) Quản trị trên nền tảng pháp quyền;

(3) Quản trị hướng tới mục đính bảo đảm quyền cá nhân và dân chủ, đa dạng về mô hình dân chủ;

(4) Quản trị đa tầng, đa chủ thể, phi tập trung và mạng lưới;

(5) Quản tri hợp tác, chia sẻ trách nhiệm hơn là cai tri.

Theo GS, TS Nguyễn Công Giao [37] “E-government and State Governance in the Modern Time” phân tích về vai trò và sự phát trién của chính phủ điện tử như một công cụ quan trọng đề cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng dịch vụ công Các ứng dụng chính phủ điện tử được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của quản trị hiện đại, bao gồm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tính kịp thời trong hoạt động công quyền, và sự tham gia của người dân Các tác giả cũng đề cập đến việc các quốc gia khác nhau, bao gồm Việt Nam, đang phát triển và áp dụng chính phủ điện tử để thực hiện quản trị nhà nước hiệu quả hơn trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa ngày nay Và công nghệ số có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các quy trình này, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước, đồng thời tăng cường sự tương tác giữa chính phủ và người dân.

1.4.3 Tiếp cận theo lý thuyết mô hình chính phủ mở

Theo một nghiên cứu [48, 49], chính phủ mở có thé được phân tích thành bốn thành phần chính: minh bạch, tham gia, trách nhiệm giải trình và phản hồi. Các yếu tô này đều rất quan trọng dé tạo nên những thay đổi sâu rộng, với minh bạch và sự tham gia góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình, từ đó dẫn đến một chính phủ cởi mở hơn Minh bạch được xem là nền tảng của chính phủ mở vì nó khuyến khích tranh luận và thảo luận công khai về các vấn đề chung, trong khi sự tham gia của công dân được coi là thiết yếu vì nó cho phép họ đóng góp tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, không chỉ đơn thuần là những người tiếp nhận thông tin Tuy minh bạch và tham gia được coi là lý tưởng về mặt lý thuyết - với quan điểm rằng công dân có quyền được biết và tham gia vào quá trình quản lý họ - nhưng từ góc độ phòng chống tham nhũng, chúng là những yếu tố then chốt dẫn đến sự sử dụng nguồn lực công một cách hiệu quả và đạo đức hơn thông qua trách nhiệm giải trình cao hơn của các quan chức, tiếp theo là phản ứng kịp thời và thích đáng của chính phủ.

Bang 1 Các thành tô chính của chính phủ mở [48] Minh bạch Tham gia Trách nhiệm giải Phản hồi trình

E-government và ứng dụng trong phòng chống tham nhũng

Các định nghĩa của e-government [54, 55] được bàn luận rộng rãi và mô ta chi tiết, theo sau là sự đánh giá của các nhà nghiên cứu về cách thức e- government đã phát triển và thích ứng với những yếu tố mới, bao gồm cả việc đánh giá vai trò của e-government trong việc cải thiện hiệu qua của chính phủ và tác động tích cực của nó đối với việc giảm tham nhũng Sự phát triển này phản ánh sự tiên bộ không chỉ vê công nghệ mà còn vê cách mà chúng ta tiép

34 cận và quản lý thông tin kỹ thuật số, điều này là cốt lõi trong việc thay đôi và định hình e-government trong tương lai.

E-government là một khái niệm phổ biến va rộng lớn; hầu như mọi hình thức của chính quyên nha nước và dịch vụ công đều đã hòa mình vào các nền tảng kỹ thuật số nhằm cải thiện việc cung cấp thông tin và dịch vụ cho công dân với chi phí thấp hơn và với hiệu suất cao hon Các chính phủ đã chuyền đôi nhiều dạng hình thức từ giấy tờ, chăng hạn như giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận, thông tin về thuế và giáo dục thông qua các hình thức kỹ thuật số Các dịch vụ như việc xin cấp thị thực, thông tin về sức khỏe, và quyền lợi xã hội cũng đã được điện tử hóa. Định nghĩa của e-government là rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều so với hai thập kỷ trước Khái niệm này không chỉ gồm việc chuyên đổi các dịch vụ chính phủ từ giấy tờ sang kỹ thuật số, mà còn liên quan đến việc mở rộng phạm vi và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi công dân Trong thời đại ngày nay, e-government không còn chỉ giới hạn ở việc cải thiện hiệu qua và minh bạch mà còn liên quan đến việc định hình và phát triển các khái niệm mới E- government không phải là một trạng thái cố định mà là một quá trình liên tục phát triển và đổi mới.

Phát triển dịch vụ và ứng dụng số đóng vai trò then chốt trong cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ Công nghệ số tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường khả năng tiếp cận thông tin chính phủ, đem lại nhiều cơ hội cho việc cải thiện quản lý và phân phối thông tin, dịch vụ công đến các tổ chức, doanh nghiệp và công dân E-government thúc đẩy tương tác giữa các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và công dân, cung cấp thông tin và nội dung liên quan đến chính phủ thông qua các nền tảng dịch vụ số.

E-government tăng cường mối quan hệ giữa công dân và chính phủ (G2C), qua đó cho phép công dân từ mọi nơi trên thế giới tiếp cận với dịch vụ chính phủ E-government cũng cải thiện quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B), cung cấp nhiều kênh khác nhau để công ty có thể kinh doanh một cách hiệu quả.

E-government giữa các cơ quan chính phủ (G2G) nâng cao khả năng chính phủ cung cấp dịch vụ hiệu quả trong nước Mục tiêu của e-government là tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các cơ quan khác nhau, doi hỏi sự thích nghi và hợp tác giữa các bộ phận, ngành và cơ quan chính phủ là cần thiết Điều này làm tăng khả năng và hiệu quả của chính phủ Một số ứng dụng của E- government thé hiện trong bản.

Bang 2 Các ứng dụng của chính phủ điện tử [54]

Công cụ Định nghĩa / mô tả

Giao tiếp điện | Các nên tang (thường là dựa trên email) cho phép truy cập tử với chính | trực tiếp đến các cơ quan chính phủ đề lấy thông tin và tư

Phủ vấn Chúng cũng có thể là kênh bảo mật hoặc kênh được mã hóa hoặc là một phần của giao tiếp qua web.

Hải quan điện ứng dụng công nghệ thông tin trong các quy trình hải quan thông qua giao diện điện tử Phạm vi áp dụng của hải quan điện tử bao hàm nhiều khía cạnh, bao gồm thông tin thuế phí, quy trình nghiệp vụ, hồ sơ hải quan và kiểm tra hải quan.

Nộp thuế điện | Quy trình nộp thuế qua internet bằng cách sử dụng phân tử/ Thuế điện | mềm nộp thuế được cơ quan liên quan chấp thuận. tử

Việc chuyền giao hóa đơn điện tử là quá trình trao đôi thông tin hóa đơn (phát hành và thanh toán) giữa các doanh nghiệp

(nhà cung cấp và người mua) Nó là một phần của quy trình giao dịch nội bộ của doanh nghiệp hoặc hệ thống thanh toán bên ngoài.

Một nền tảng trực tuyên được sử dụng dé cung cấp quyền truy cập tập trung đến nhiều dịch vụ chính phủ điện tử dành cho thông tin cá nhân Mua săm điện tử

Thông tin và giao dịch dựa trên Internet đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho toàn bộ quá trình mua sắm, từ giai đoạn đòi hỏi ban đầu đến thanh toán tài chính Thông qua Internet, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng Quy trình này bao gồm mọi giai đoạn liên quan đến giao dịch mua hàng cuối cùng, góp phần nâng cao hiệu quả và sự thuận tiện cho người mua.

Cư trú điện tử Đối với cá nhân (người nước ngoài) cư trú tại quốc gia cung cấp e-residency Điều này đề cập đến không biên giới, dịch vụ dựa trên công nghệ số được cung cấp thông qua một thẻ cư trú điện tử do nhà nước cấp, card này cho phép truy cập an toàn vào các dịch vụ kỹ thuật sô như một công dân

Bộ phận dịch vụ công mọt cửa (SWS)

Các bên tham gia trong hoạt động thương mại và vận tải có thể áp dụng tiêu chuẩn hóa thông tin và tài liệu thông qua một điểm tiếp nhận duy nhất, thỏa mãn mọi yêu cầu về nhập khẩu, xuất khẩu cũng như các nhu cầu liên quan đến dịch vụ phiên dịch.

E-Tendering Quy trình đâu thầu day đủ: từ quảng cáo đến việc nhận va gửi các bản dé xuất dau thầu, được thực hiện trực tuyến Quá trình này cho phép giao dịch không cần giấy tờ, hiệu quả hơn và tạo điều kiện cho sự trao đổi thông tin nhanh chóng.

Các tinh năng của TFS bao gồm:

- Truy cập trực tuyến đến thông tin về thủ tục xuất nhập khâu, phát hành sớm hàng hóa ngay cả trước khi thông quan ở một số trường hợp;

- Yêu cầu và thủ tục đơn giản hóa cho việc phát hành và thông quan hàng hóa, bao gồm cả sự hợp tác trong việc phát triển thủ tục cho phép nạp dit liệu xuất nhập khâu cho một cơ quan duy nhất;

- Cải thiện phương pháp làm việc, minh bạch và hiệu quả của hải quan;

- Giảm bớt, đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa dữ liệu hải quan cần thiết;

- Kỹ thuật hải quan hiện đại, ví dụ như đánh giá rủi ro, thủ tục đơn giản hóa cho việc nhập và thả hàng, kiểm soát sau khi thả hàng và kiểm toán công ty.

2.1.3 Cơ chế phòng chống tham nhũng của E-Goverment

E-government không phải là mới; nó đã được phát trién mạnh mẽ trên toàn cầu trong nhiều năm qua Nó đề xuất những giải pháp khác nhau trong việc cải thiện hiệu quả công việc chính phủ, nâng cao khả năng quản lý, và cung cấp dịch vụ công một cách minh bạch và hiệu quả hơn Công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đây quá trình này và e-government giờ đây là một phan không thé thiếu trong việc cung cấp dịch vụ công cho công dân Các nhà làm chính sách và nhà nghiên cứu tin tưởng vào khả năng cải thiện minh bạch và giảm tham những thông qua việc áp dung các hệ thống e-government một cách rộng rãi.

Phát triển của e-government không nhất thiết là giảm bớt tham nhũng do

Ứng dụng Công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm Phòng chống tham nhũng 2-5 2s s se s£+ssss£ssssetssessesserssrssess 47 1 Khái niệm về xã hội không tiền mặt và Chính phủ không tiền mặt

2.2.1 Khái niệm về xã hội không tiền mặt và Chính phủ không tiền mặt

Xã hội không tiền mặt là mô hình loại bỏ tiền mặt dưới dạng vật lý để thay thế bằng phương thức thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử và ứng dụng di động Mô hình này mang lại lợi ích như cắt giảm chi phí in ấn, lưu thông và bảo dưỡng tiền mặt, thúc đẩy hiệu quả và tốc độ giao dịch tài chính, đồng thời hỗ trợ theo dõi và kiểm soát giao dịch để ngăn chặn hoạt động tài chính bất hợp pháp Tuy nhiên, thách thức của xã hội không tiền mặt nằm ở rủi ro an ninh mạng và khoảng cách tiếp cận công nghệ, nhất là ở khu vực nông thôn hoặc đối tượng không có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại.

Chính phủ không tiền mặt là mô hình quản lý tài chính công mà các giao dịch của chính phủ không sử dụng tiền mặt, thay vào đó là các phương thức thanh toán điện tử Điều này bao gồm thu thuế, chi trả lương cho nhân viên va thanh toán các dịch vụ công cộng khác thông qua các phương thức thanh toán điện tử Mục tiêu của chính phủ không tiền mặt là tăng cường tính minh bạch, giảm thiểu cơ hội cho các hành vi tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công Khi mọi giao dịch đều được ghi nhận và dễ dang theo dõi, cơ hội cho tham nhũng giảm đi đáng kể, đồng thời tăng cường tính trách nhiệm và hiệu quả trong quản lý ngân sách nhà nước [64, 65]

Việc triển khai các mô hình xã hội và chính phủ không tiền mặt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng Các cơ sở hạ tang công nghệ và viễn thông cần được phát triển để hỗ trợ quá trình chuyên đôi này Đông thời, cân có các chương trình dao tạo và tuyên truyén dé nâng

47 cao nhận thức và kỹ năng sử dụng các phương thức thanh toán điện tử, giúp mọi người dân có thê tiếp cận và sử dụng một cách hiệu quả [66] Các chính sách khuyến khích như giảm thuế hoặc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt cũng rất quan trọng đề thúc đây quá trình chuyên đổi này.

2.2.2 Phòng chống tham nhũng thông qua ứng dụng thanh toán không tiền mặt

Việc áp dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phòng chống tham nhũng bằng cách tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu cơ hội cho các hành vi gian lận Các giao dịch điện tử được ghi lại chi tiết, bao gồm thời gian, số tiền, người gửi và người nhận, giúp dễ dàng theo dõi và truy vết mọi giao dịch Sự minh bạch này giúp ngăn chặn các hành vi gian lận và tham nhũng, vì mọi giao dịch đều có thé được kiểm tra bởi các cơ quan chức năng và đôi khi cả công chúng.

Hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch công cũng là một biện pháp quan trọng Khi tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán chính, các cơ hội dé chiếm đoạt hoặc sử dụng sai mục đích nguồn tài chính công giảm di đáng kể Việc yêu cầu tất cả các khoản thanh toán lớn phải được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng giúp tạo ra hồ sơ giao dịch minh bạch và giảm cơ hội tham nhũng [70]. Áp dụng công nghệ tài chính (FinTech) như các ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử và thẻ tín dung/ghi nợ giúp đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch Công nghệ blockchain và số cái phân tán cũng được sử dụng dé đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu giao dịch, giảm nguy cơ bị thay đôi hoặc gia mao.

Các công cụ kiểm toán tự động và hệ thống báo cáo định ky cũng là những yêu tô quan trọng trong việc kiêm soát và giám sát các giao dịch tài

48 chính Các công cụ này có thê xác định các mẫu giao dịch khả nghi và cảnh báo cho cơ quan chức năng, giúp ngăn chặn các hành vi tham nhũng từ sớm [71]

Nghiên cứu chi ra rằng chính sách không tiền mặt có thé chỉ hiệu quả trong việc giảm bớt tham nhũng vặt Mặc dù chính sách không tiền mặt có thể ảnh hưởng đến tham nhũng theo một số cách, nhưng nó không đủ hiệu quả khi đứng một mình và cần được bé sung bằng các cải cách khác Trong một số trường hợp, tham nhũng thậm chí có thé chỉ chuyên từ một nhóm xã hội này sang một nhóm khác mà không thực sự giảm bớt.

2.2.3 Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ phòng chống tham nhũng thông qua thanh toán không dùng tiền mặt

- Chính sách của Liên minh châu Âu (EU): PSD2 (Payment Services Directive 2): Quy dinh về dich vụ thanh toán của EU nham thúc đây cạnh tranh và đôi mới trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử PSD2 yêu cầu các ngân hàng mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba, giúp tăng cường tính minh bạch và giảm thiêu cơ hội tham nhũng nhờ vào các giao dịch điện tử được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

- Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) Điều 9: UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các hệ thống quản lý tài chính công và kiểm soát nội bộ để ngăn chặn và phát hiện tham nhũng Việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt được khuyến khích như một biện pháp dé tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình [69].

- Hiệp định Chống tài trợ khủng bố của FATF (Financial Action Task Force): Các khuyến nghị sửa đổi của FATF nhắn mạnh việc áp dụng các công nghệ tài chính hiện đại, bao gồm thanh toán điện tử và blockchain, để giám sát và kiêm soát các giao dịch tài chính, từ đó ngăn chặn tài trợ khủng bô và rửa tiên.

- Hiệp định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của EU: Quy định của

EU yêu cầu các quốc gia thành viên tăng cường giám sát và kiểm soát các giao dich tài chính không tiền mặt dé ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố.4AMLD đặc biệt nhắn mạnh việc giám sát các giao dịch điện tử và các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.

2.3.4 Kinh nghiệm một số quốc gia ứng dụng công nghệ số trong phòng chống tham nhũng thông qua thanh toán không dùng tiền mặt

Tham nhũng được coi là một vấn đề nan giải và phức tạp đe dọa sự ổn định và phát triển của Nigeria Chính phủ Nigeria đã nỗ lực không ngừng để giải quyết vấn nạn này.

Theo chỉ số cảm nhận tham những (CPI) năm 2011 cua Transparency International, Nigeria đạt 24/100 điểm, xếp hang 143 trong tổng số 183 quốc gia được khảo sát Mức điểm này cho thấy tinh trạng tham nhũng trong khu vực công của Nigeria vẫn ở mức cao Tham nhũng tại Nigeria bao gồm nhiều hình thức như tham nhũng trong chính phủ, gian lận tài chính và quản lý kém trong khu vực công Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 201 1, Nigeria mat khoảng 380 tỷ USD do tham nhũng và quản lý yếu kém, chủ yếu là trong lĩnh vực dầu mỏ và các dịch vụ công cộng như y tế và giáo dục Năm 2011, Shell và Eni đã bị cáo buộc liên quan đến vụ tham nhũng trị giá 1,3 tỷ USD liên quan đến việc mua lại một mỏ dầu ở Nigeria Vụ việc này là một ví dụ điển hình về mức độ nghiêm trọng của tham nhũng trong lĩnh vực dầu mỏ của Nigeria, làm suy giảm niềm tin của công chúng và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Ngoài ra, các vẫn dé về gian lận tài chính cũng rat phổ biến Các vụ gian lận liên quan đến việc sử dụng trái phép tài khoản ngân hàng, gian lận đầu tư và lạm dụng nguồn tài chính công đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và làm suy yếu hệ thống tài chính cua Nigeria.

Do đó, chính sách không dùng tiền mặt đã được xác định nhằm cung cấp một giải pháp dựa trên công nghệ Năm 2012, Ngân hàng Trung ương Nigeria

Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai tài sản, tu nhhậD o- o5 5 9 9 9 9 Họ 0.00 00H 000809 809 9ứ 57 1 Khái niệm kê khai tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhiing

khai tài sản, thu nhập

2.3.1 Khái niệm kê khai tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhũng

Kê khai tài sản là một biện pháp quan trọng trong chiến lược phòng chống tham nhũng, yêu cầu các cán bộ công chức, viên chức và các quan chức nhà nước phải khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin về tài sản, thu nhập, và các nguôn lợi ích kinh tê mà họ sở hữu hoặc kiêm soát Mục đích của kê

57 khai tài sản là nhằm tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn và phát hiện các hành vi tham những thông qua việc giám sát và kiểm tra tài sản của những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước [69].

Mục đích chính của kê khai tài sản là tăng cường tính minh bạch Kê khai tài sản giúp công khai hóa thông tin về tài sản và thu nhập của các quan chức, tạo điều kiện cho công chúng và các cơ quan chức năng giám sát Việc yêu cầu kê khai tài sản làm giảm cơ hội cho các quan chức thực hiện hành vi tham nhũng vì họ phải báo cáo và giải trình các tài sản và thu nhập của mình.

Thông qua việc kiêm tra và đối chiếu các kê khai tài sản, các cơ quan chức năng có thể phát hiện các bất thường hoặc tài sản không hợp lý, từ đó có cơ sở để điều tra và xử lý hành vi tham nhũng Yêu cầu các quan chức kê khai tài sản nâng cao trách nhiệm giải trình của họ đối với công chúng và nhà nước [70].

Các thành phần chính của kê khai tài sản bao gồm thông tin cá nhân, tài sản có định, tài sản tài chính, thu nhập và nợ, và nghĩa vụ tài chính Thông tin cá nhân bao gồm tên, chức vụ, đơn vị công tác, và các thông tin cá nhân liên quan khác Tài sản cô định bao gồm bat động sản, xe cộ, và các tài sản có giá trị khác mà quan chức sở hữu Tài sản tài chính bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, cổ phiếu, và các loại tài sản tài chính khác Thu nhập bao gồm các nguồn thu nhập từ lương, thưởng, kinh doanh, và các nguồn thu nhập khác Nợ và nghĩa vụ tài chính bao gồm các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác mà quan chức phải chịu trách nhiệm.

Quy trình kê khai tài sản bao gồm khai báo ban đầu, kê khai định kỳ, kê khai bố sung và kiểm tra, và xác minh Các quan chức mới nhận nhiệm vụ phải kê khai tài sản khi bắt đầu công tác Thực hiện kê khai tài sản định kỳ hàng năm hoặc theo quy định của pháp luật Khi có sự thay đổi đáng ké về tài sản hoặc thu nhập, các quan chức phải thực hiện kê khai bổ sung Các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiêm tra và xác minh tính chính xác của các bản kê khai tài sản.

Các thách thức trong kê khai tài sản gồm thiếu sự trung thực trong kê khai, khó khăn trong việc kiểm tra, xác minh, thiếu chế tài cụ thể Một số quan chức có thể không trung thực hoặc thiếu đầy đủ trong việc kê khai tài sản, thu nhập Việc kiểm tra, xác minh thông tin khai báo gặp khó khăn do thiếu nguồn lực hoặc thông tin không đầy đủ Một số quốc gia thiếu những quy định rõ ràng, cụ thể cho việc kê khai tài sản Để giải quyết những thách thức này, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực kiểm tra, tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tầm quan trọng của công khai tài sản trong phòng chống tham nhũng.

2.3.2 Cơ chế phòng chống tham nhũng thông qua kê khai tài sản, thu nhập

Khai báo tài sản là công cụ quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng, yêu cầu cán bộ, công chức và quan chức nhà nước khai báo đầy đủ về tài sản, thu nhập, lợi ích kinh tế mà họ sở hữu hoặc kiểm soát Mục tiêu là tăng cường minh bạch, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng thông qua giám sát, kiểm tra tài sản của người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước.

Việc kê khai tài sản giúp công khai hóa thông tin về tài sản và thu nhập của các quan chức, tạo điều kiện cho công chúng và các cơ quan chức năng giám sát Khi tài sản và thu nhập của quan chức được công khai, các hành vi tham nhũng dễ bị phát hiện hơn, vì bất kỳ sự gia tăng đột ngột hoặc không hợp lý nào trong tài sản cá nhân đều có thể trở thành dấu hiệu của hành vi tham nhũng ii Ngăn chặn tham nhũng

Khi các quan chức biết rằng tài sản và thu nhập của họ sẽ được giám sát và kiểm tra, họ sẽ có ít động lực hơn dé thực hiện các hành vi tham nhũng Việc kê khai tài sản làm giảm cơ hội cho các quan chức thực hiện hành vi tham

Ngoài ra, các viên chức phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt, phải báo cáo và giải trình về tài sản và thu nhập của mình Điều này tạo ra một rào cản về mặt tâm lý và pháp lý, ngăn chặn những hành vi tham nhũng Đồng thời, các cơ chế phát hiện tham nhũng cũng được thiết lập để nhận dạng và xử lý hành vi sai phạm, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống công chức.

Thông qua việc kiểm tra và đối chiếu các kê khai tài sản, các cơ quan chức năng có thé phát hiện các bat thường hoặc tài sản không hợp lý, từ đó có cơ sở để điều tra và xử lý hành vi tham nhũng Ví dụ, nếu một quan chức kê khai tài sản không tương xứng với mức thu nhập hợp pháp của họ, điều này có thé dẫn đến một cuộc điều tra về nguồn gốc tài sản đó. iv Nâng cao trách nhiệm giải trình

Yêu cầu các quan chức kê khai tài sản nâng cao trách nhiệm giải trình của họ đối với công chúng và nhà nước Quan chức phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của các bản kê khai tài sản, và việc không thực hiện day đủ nghĩa vụ này có thé dẫn đến các hình phạt pháp lý hoặc hành chính. v Quy trình kê khai và kiểm tra tài sản Quy trình kê khai tài sản bao gồm khai báo ban đầu, kê khai định kỳ, kê khai bổ sung và kiểm tra, và xác minh Các quan chức mới nhận nhiệm vụ phải kê khai tài sản khi bắt đầu công tác Thực hiện kê khai tài sản định kỳ hàng năm hoặc theo quy định của pháp luật Khi có sự thay đổi đáng ké về tài sản hoặc thu nhập, các quan chức phải thực hiện kê khai bổ sung Các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiêm tra và xác minh tính chính xác của các bản kê khai tài sản.

3.3.3 Chính sách và Hiệp định Quốc tế hỗ trợ PCTN thông qua kê khai tài sản

- Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Tham Nhũng (UNCAC): UNCAC khuyến khích việc áp dụng công nghệ số trong kê khai tài sản dé ngăn chặn và phát hiện tham nhũng Việc sử dụng hệ thống số hóa giúp đảm bảo rằng các quan chức kê khai tài sản minh bạch và chính xác, đồng thời cho phép các cơ quan có thầm quyền và các quốc gia thành viên khác truy cập và kiểm tra thông

60 tin khi cần thiết Các hướng dẫn kỹ thuật của UNCAC cũng đề xuất việc sử dụng công nghệ để theo dõi và kiểm soát tài sản, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Ngày đăng: 08/10/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w