1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trong phát triển du lịch ở Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

113 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trong phát triển du lịch ở Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
Tác giả Vũ Thị Lượn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 49,16 MB

Nội dung

Ngoài ra còn có một số bài báo, công trình luận văn, luận án có đề cập haynghiên cứu về di tích đình làng, về lễ hội ở Kiến Thụy như: - Lê Thanh Tùng với công trình luận án “LỄ hội cổ tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ LƯỢN

ĐÌNH LANG KY SON VÀ LE HỘI RƯỚC LON ÔNG BO

TRONG PHAT TRIEN DU LICH O KIEN THUY,

THANH PHO HAI PHONG

Hà Nội — 2021

Trang 2

VŨ THỊ LƯỢN

ĐÌNH LANG KY SON VÀ LE HỘI RƯỚC LON ÔNG BO

TRONG PHAT TRIEN DU LICH O KIEN THUY,

THANH PHO HAI PHONG

Luan van Thac si chuyén nganh Viét Nam hoc

Mã số: 8310630.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt

Hà Nội — 2021

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lido chon dé 8 1

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề o ccececcccccssesssesssessessscssecsecssecssscssessscasscssecsscssecasecsseesecases 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU . <6 22 1E E1E 231 E 9E EEEESEkEekkerkeerkesee 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 + ++£+E++EE+EE+EE++EE£EEeEEtrErrrrrkerkeei 6

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - Sc 3221221111113 112 111111111 17 111 1 11 HH ng ngư 6

6 Những đóng góp của luận văn - - s11 11H SH TH ng ng ng 7

7 Cau trúc của luận Văn - - tk St St +E9EEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEETEEEEEEEEEEEEETkrkrrrrke 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TONG QUAN VE DE TÀI 9

1.1 Một số khái niệm liên quann - 2 2 2© 2S££E£+EE£EEt£EESEEEEEerErrkerrkrrkrree 9

LDL Khái niệm AU ÏỊCHH HH HH HH kg 9 1.1.2 Khái niệm du lịch VGN NO - << << + + 38888881 EEEEk K35 5 10 1.1.3 Tài nguyên du lịch nhÂH VĂNH cv vn, 11

1.1.4 Khái niệm LENGE ceseecsessseessssssssssssesssesssscssseessecssscsssecssecssesssesssesssesesiessseesseessnees 12

1.2 Di tich Gimh Vang 11 14

DQ, TON SOL mahe ố.ốỐ.Ố.ỐốỐốỐố.ố 14

1.2.2 Đặc điển kiến trúc Đình làng cecceccccsceccessesssessessessesseessessessesssessessessesssesesseesees 14

1.2.3 Chức năng và vai trò của Dinh ÏÀH c - -ccccsxiikksrekeereeerere 16

1.3 Khái quát chung về vùng đất Kiến Thụy, Hải Phòng - 201.3.1 Lịch sử hình thành vùng đất Kiến Thụy ©52©55c2ccccccecssrxrsrcees 20

1.3.2 Điều kiện tự nhiên -c:-©55+2EStcSEEt SE 2E 22112211 211.2 tree 221.3.3 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội -.-©ccccccccccxtcsrktrsrktrsrrrrsrrrrree 25

1.4 Vai trò của di tích Dinh làng Kỳ Son và Lễ hội rước lợn Ong Bồ trong đời

sống xã hội va trong phát triển du lịch Kiến Thuy, Hải Phòng 28

1.4.1 Vai trò của di tích Dinh làng Ky ŠƠP cv ke, 28

1.4.2 Vai trò của lễ hội rước lợn Ông Re 30Tiểu kết chương I - 2-22 ¿+ ©+++EE++EE£2EE£EEESEE2EEE2EEE211271.211 21121 221ecrxee 32

Trang 4

Chương 2 ĐÁNH GIÁ NHỮNG GIA TRI TIÊU BIEU CUA DI TÍCH ĐÌNH

LANG KY SƠN VÀ LE HỘI RƯỚC LON ONG BO TRONG TIEM NANGPHAT TRIEN DU LỊCH 2-22 S£+SS2EE£EEE2EEE2EEEEEESEEE2EEEEEEEEEEEEEEEkrrrrrree 34

2.1 Đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích Dinh lang Ky Son 34

2.1.1 Giá trị lịch sử - văn hóa — nhÂH VGN -c c1 v3 VEkekkksssekkssse 34

2.1.2 Giá trị kinh té - du lịch -c-c c55c+ccEE+tettEEEktetrtEkktrrtttttirrrtriirrrrriee 40

2.2 Đánh giá những giá trị tiêu biểu của lễ hội rước lợn Ông Bồ 41

2.2.1 Giá trị kết nói truyền thống và hiện đại, hướng về cội nguồn g0 krer 412.2.2 Giá trị có kết cộng dong trong đời sống xã hội hiện đại -5- 472.2.3 Giá trị kinh tẾ - du lịch . c555+SES+tttEEEktttEEEEkirrtttiirriiirii 492.2.4 Giá trị văn hóa, bảo ton và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - - 512.2.5 Đánh giá mức độ hiểu biết của cư dân va du khách vẻ Di tích đình làng Ky

Sơn và Lễ hội rước lợn Ong Bồ trong tiềm năng phát triển du lịch bằng phương

pháp điều tra xã lội HỌC 2-5252 5£SE£+E‡EEÉEEỀEEEEEEE2E212212712112111112112111 111.1 xe 54Tiểu kết chương 2 2-52 2 + xEEEE E9 1211211211 2111111111111 11111111 62

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC, BAO TON VÀPHÁT HUY CÁC GIÁ TRI CUA ĐÌNH LANG VA LE HỘI RƯỚC LON

ÔNG BO KỲ SƠN PHUC VỤ PHÁT TRIEN DU LICH HUYỆN KIEN THUY, HAI PHÒNG 2-52 E2EE2EE22E127112711211711211.211211 1111 64

3.1 Thực trạng khai thác các hoạt động của đình làng và lễ hội rước lợn Ông

Bồ phục vu phát triển du lịch 2-2 5£ £+S£SE#EE#EESEEEEEEEEEEErEerkerkerkerkrree 64

3.1.1 Thực trạng dau tu cơ sở hạ tang, vật chất kĩ thuật - se ccccctercseereeerxee 643.1.2 Thực trạng về công tác tổ chức quản lí hoạt động của lễ hội - 65

3.1.3 Thực trạng về công tác tuyên truyễn, quảng ĐÁ -cĂSsS+kssessses 65

3.1.4 Thực trạng về khách du lịch tham quan đình làng và tham gia lễ hội 66

3.1.5 Thực trạng kinh doanh du lịch tại điểm di tích đình làng và lễ hội 703.1.6 Thực trạng khai thác những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của KiếnThuy tại đình làng Kỳ Sơn và lễ hội rước lợn Ông Bổ .-©5:©52©5555c55c<: 72

3.2 Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị của đình làng và lễ hội phục vụphát triển du lịch 2-52 St SE E1 21121121121211211211211 21121121111 erre 74

Trang 5

3.2.1 Những thuGn ÏỢÌ cty 74

SA (7.16 n na e 77

3.2.3 Két GUG GAt UOC weeecccecccesccsseesseeseeceeseeeseesceesecsessesseeaessesseeeseeuaeseaessenseenseeaees 78

3.3 Giải pháp khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị của đình làng và lễ hội

rước lợn Ong Bồ Kỳ Sơn vào việc thúc day hoạt động du lịch 79

3.3.1 Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển dU lịch -+©z©-s+cs+cx=s2 79

3.3.2 Giải pháp tu bố, cải tạo đình làng -5-©72+cecctcckcEEEEerkerkrrrrrerkcres 81

3.3.3 Tăng cường các hoạt động bồ trợ, VON AGU tư - + +©ce©cccccescsrsscez 823.3.4 Dao tao nguon nhân lực cho du lich 16 NOi ccccccccscssescscssescscssescssssvsvecsscsvesessevees 83

3.3.5 CONG tAC Qitt Qin tHGL TU VT ổn ốốốốố.< 83

3.3.6 Giải pháp về van dé tuyên truyền, quảng DGcecceccecccceccesceseeseeseesessessessesseesesseees 843.3.7 Kết hợp di tích đình làng và lễ hội với các tài nguyên du lịch trên địa bàn đểxây dựng các chương trinh Au lich ceccccccccccccescessesseeseeeseeeseeseeeseceseeeeeseseseeeeeeeeeeeees 853.3.8 Dau tư xây dựng cơ sở hạ tang và cơ sở vật chấtt -+©ccccsccsccscsscee 883.3.9 Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng dong phát triển du lịch 89

II 84790 3 ooo ă ÔỎ 90

000791057 -::12Ô 92

TÀI LIEU THAM KHAO -2- 2252 2EE+EESEEt2EEtEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerrreee 96

PHU LỤC 22222222c++122221111111tE122212101111 c2 E1 crreere 90

Trang 6

DANH MỤC CAC BANG, BIEU, SO DO, HÌNH VE

Bang 2.1: Số liệu phân loại thành phan cu dân cộng đồng dia phương ở di tích Dinhlàng Kỳ Son và Lễ hội rước lợn Ông BỒ 2 2 +2 £+E£+E+E££EerEerxerxerxrxee 54Bảng 2.2: Số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của lễ hội rước lợn Ông Bồ đối với

mọi mặt của cư dân địa phƯƠng - - 5- + 3k1 2 1191111111 1 HH ng 56

Bảng 2.3: Số liệu đánh giá mức độ tác động của di tích Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hộirước lợn Ông Bồ đối với cộng đồng cư dân địa phương -2- 2-5552 60Bảng 2.4: Số liệu đánh giá tầm quan trọng của giá trị, vai trò của di tích Đình làng

Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ đối với cộng đồng cư dân địa phương 61Bảng 3.1: Tổng lượt khách du lịch đến Kỳ Sơn — Kiến Thụy - 67Bảng 3.2: Tổng lượt khách du lịch đến dự lễ hội rước lợn Ong Bồ 68

Bang 3.3: Bảng doanh thu du lịch của huyện Kiến thụy trong giai đoạn 2015 — 2018

Trang 7

MỞ DAU

1 Lí do chọn đề tài

Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, ngành dulịch được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước Ngày nay,ngành du lịch đang có một bước chuyển mạnh mẽ và đem lại một lợi nhuận lớn chonên kinh tế Chính sự phát triển của ngành du lịch mà bộ mặt của đất nước đã được

thay đổi va từ đó góp phần thúc day quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế, tạo động

lực cho nhiều ngành kinh tế phát triển, hơn nữa nền kinh tế của nhiều vùng, dia

phương trong cả nước cũng phát triển hơn Chính nhờ những lợi ích mà ngành dulịch đem lại mà trong thời gian qua đã tạo được nhận thức mới về vai trò của ngành

du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội Thị trường du lịch không ngừng được

mở rộng Doanh thu du lịch đã tăng trưởng nhảy vọt, tạo ra nhiều cơ hội việc làm,xóa đói giảm nghèo cũng như góp phan thay đối cơ câu kinh tế của đất nước

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thăng trầm của

lịch sử, biết bao cuộc đấu tranh ác liệt để rồi đây đã đúc kết lại thành một nền vănhóa tiên tién đậm da bản sắc dân tộc Những giá trị truyền thống ấy luôn được vundap, xây dựng và bảo ton, ai ai cũng kiêu hãnh vì được tiếp thu, học hỏi và lớn lên

từ những giá trị truyền thong đó Trong đó chúng ta không thé nào không nhắc đến

vai trò to lớn cuả các di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội Đây cũng chính là một

thành tố góp phần xây dựng nên một đất nước Việt Nam với một bức tranh văn hóa

đa dạng mà thống nhất

Trong những năm qua, những di tích lịch sử - văn hóa cũng như lễ hội đã cómột sức thu hút lớn đối với khách tham quan Điều đó chứng tỏ rằng, các di tíchlịch sử - văn hóa cũng như lễ hội ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư của các

cơ quan ban ngành và cộng đồng xã hội trên cả nước Chính nhờ vào sự quan tâm,đầu tư đó mà các di tích lịch sử văn hóa đó đã và đang trở thành nguồn lực gópphần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hơn nữa, những di tích lịch sử

văn hóa và lễ hội đó còn là động cơ, là duyên cớ thôi thúc chuyến đi, là môi trường

tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành nguồntài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch Cũng chính sức cuốn hút ấy

Trang 8

của những di tích lịch sử - văn hóa cũng như lễ hội nơi có di tích ấy đã tạo nên

những làn sóng đầu tư vào du lịch đi tích lịch sử - văn hóa và lễ hội, những dòngkhách du lịch tấp nap đồ về; từ đó góp phan thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước

Là một người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Kiến Thuy, tôi rất tự hào vềmảnh đất này, một mảnh đất anh hùng, một mảnh đất có bề dày lịch sử chống giặcngoại xâm, giàu truyền thống văn hóa lịch sử Ngược dòng thời gian trở lại quá khứ,

đây là một trong những "phên dậu" ở phía Đông Bắc của Tổ quốc được minh chứng

trong lịch sử đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước Nơiđây còn lưu giữ lại nhiều giá trị văn hóa của dân tộc, điển hình là các lễ hội ở địaphương gắn liền với văn hóa dân gian, với mảnh đất nơi đây Lễ hội rước lợn Ông

Bồ Kỳ Sơn tại đình làng Kỳ Sơn đã được đưa vào khai thác phục vụ đời sống xã hội

cộng đồng và phục vụ các hoạt động phát triển du lịch trong những năm qua Và

trong nhiều năm qua thì đi tích Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ đãđược nhiều người biết đến Nhiều nhà kinh doanh du lịch đã thiết kế rất nhiều tour

du lịch đến với mảnh đất Kỳ Sơn kết hợp với nhiều hoạt động du lịch độc đáo Từ

đó mà nền kinh tế của địa phương được nâng cao, góp phần thúc đây sự phát triểnkinh tế - xã hội của vùng

Hơn nữa vấn đề về bản sắc và đặc trưng văn hóa là một lợi thế trong thời ki

phát triển đất nước hiện nay, trong đó có vấn đề quảng bá hình ảnh đất nước gắn

liền phát triển kinh tế với du lịch Và trong rất nhiều yếu tố cấu thành bản sắc vănhóa và nguồn lực phát triển du lịch thì vấn đề di tích lịch sử - văn hóa và các yếu tốcấu thành gan liền với di tích đó là một trong những điểm nhấn dé quảng bá hìnhảnh lễ hội tới du khách Tuy nhiên vấn dé quản lí di tích, lễ hội đó làm thé nào dé

vừa có thể bảo tồn được bản sắc văn hóa mà vừa phục vụ phát triển du lịch thì đó là

một vấn đề cần nghiên cứu Và trên thực tế thì những lễ hội ở Kiến Thụy nói chung

và lễ hội rước lợn Ông Bồ nói riêng mới chỉ dừng lại ở vấn đề là khai thác lễ hội với

mục đích thuần túy là phục vụ du lịch chứ chưa di sâu vào vấn dé bảo tồn và phát

huy lễ hội đó.

Trang 9

Là một người con của quê hương Kiến Thụy — Hải Phòng, tôi hi vọng mongmuốn lễ hội truyền thống của địa phương diễn ra trọn vẹn, đầy đủ nghi thức, hội tụcác nét đẹp văn hóa của vùng quê Kiến Thụy và có nhiều đóng góp vào sự phát

triển kinh tế - xã hội — du lịch của địa phương cũng như đất nước Đồng thời, bảnthân mong muốn góp phan làm thé nao dé bảo tồn, khai thác và phát huy các giá tricủa di sản văn hóa nhằm thúc day sự phát triển du lịch của Kiến Thụy, Hải Phòng

một cách tích cực Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “Đình làng Kỳ Sơn và Lễ

hội rước lợn Ong Bồ trong phát triển du lịch ở Kiến Thụy, thành phố HảiPhòng” làm đề tài nghiên cứu của mình

Đường; tướng Vũ Hải thời nhà Trần.

Hiện nay cũng đã có một số cuốn sách nghiên cứu về huyện Kiến Thụy Tiêu

biểu nhất phải kế đến là cuốn “Kiến Thuy xưa và nay” với sự cỗ van của giáo sư VũKhiêu với sự tham gia của GS.TS Phạm Tất Dong, GS.TS Đặng Cảnh Khanh,GS.TS Nguyễn Xuân Mai, các Nhà sử học Dương Trung Quốc, Ngô Đăng Lợi,

Đoàn Trường Sơn Trong công trình này đã viết về kinh tế, lịch sử truyền thống,văn hóa — xã hội và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện trong tương lai

Và đặc biệt công trình này còn viết về Mạc Đăng Dung — Vương triều Mạc cùng với

một số di tích khảo cổ

Nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, du lịch ở Kiến Thụy:

Trên thực tế cho đến nay việc tim hiểu nghiên cứu các lễ hội ở Kiến Thụy đãđược một số tác giả thực hiện, có một số công trình, bài báo, tài liệu nói về các lễhội ở Kiến Thụy Thế nhưng mỗi bài viết đều thể hiện cách tiếp cận khác nhau và

Trang 10

chủ yếu mới chỉ có những tài liệu nghiên cứu tổng thể các lễ hội trên cơ sở các lýluận mà chưa đưa ra việc khai thác lễ hội đó như thé nào Ví dụ như: Trần Phương

với cuốn sách “Du lịch văn hóa Hải Phòng” giới thiệu khái quát về những điểm du

lịch văn hóa, loại hình du lịch văn hóa trong đó có du lịch lễ hội Trịnh Văn Hiếuvới công trình “Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Hải Phòng” giới thiệu những nétkhái quát nhất về lễ hội truyền thống ở Hải Phòng Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý

(2005) trong công trình “Lễ hội Việt Nam” khái quát tat cả những lễ hội Việt Nam

trong đó có lễ hội ở Hải Phòng như: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hội Bạch Dang.Nhiều tác giả (2000), “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” cũng quan tâm nghiêncứu những lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng như: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn

Ngoài ra còn có một số bài báo, công trình luận văn, luận án có đề cập haynghiên cứu về di tích đình làng, về lễ hội ở Kiến Thụy như:

- Lê Thanh Tùng với công trình luận án “LỄ hội cổ truyền cư dân ven biểnHải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay” (Viện Văn hóa Nghệ thuật ViệtNam - Hà Nội, 2012), dé tài đã phân tích một cách chi tiết lễ hội cô truyền của cưdân ven biển Hải Phòng qua các trường hợp nghiên cứu điển hình như lễ hội chọitrâu Đồ Sơn, lễ hội vật cầu Kim Sơn và lễ hội cầu mưa Đền Bì để có những lý giải

rõ rang hơn về phong tục tập quán của cư dan sở tại vùng ven biên

- Mai Kim Thanh với đề tài luận văn “Truyền thuyết và lễ hội dân gian ởKiến Thụy, Hải Phỏng” (Trường Đại học Khoa học — Đại học Thái Nguyên, 2017)

đề tài đi sâu vào nghiên cứu các truyền thuyết ở Hải Phòng cũng như là các lễ hộidân gian ở Hải Phòng và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến

Thụy, Hải Phòng.

Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề di tích

đình lang Kỳ Son và lễ hội Rước lợn Ông Bồ song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích

để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này Từ sự kế thừa và tiếpthu có chọn lọc những tư liệu đó sẽ giúp người viết có cái nhìn khách quan dé đưa

ra được những đánh giá đúng đắn và những giải pháp mang tính hiệu quả cao gópphan bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích, phát triển lễ hội nhằm thúc dayphát triển du lịch địa phương

Trang 11

Hiện nay chưa có bài báo, công trình nào viết về Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hộirước lợn Ông Bồ Vì vậy, với đề tài “Dinh làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ong Bồtrong phát triển du lịch ở Kiến Thụy, thành phố Hai Phòng” sẽ mở ra một hướng

đi mới cho phát triển hoạt động du lịch văn hóa của huyện Kiến Thụy nói riêng và

du lịch cả nước nói chung Do đó, vấn đề mà người viết nghiên cứu không trùng lặpvới bat cứ công trình nghiên cứu nào đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Dinh làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trongphát triển du lịch ở Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” nhằm những mục đích:giới thiệu cho du khách khắp mọi miền đất nước về những giá trị trân quý của Đìnhlàng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bò; đánh giá đúng tiềm năng, giá trị kinh tế -

văn hóa — du lịch của Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trong phát triển

du lịch ở Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng; thông qua đó góp phần tuyên truyền,

nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân, giúp cho các nhà quản lý, đầu tưphát triển du lịch đề ra các chiến lược, các chính sách, các quy định phù hợp, nhằmkhắc phục những hạn chế, phát huy được những giá trị của Đình làng Kỳ Sơn và Lễhội rước lợn Ông Bồ trong việc phát triển du lịch tại địa phương; góp phần bảo tồnnhững giá trị văn hóa, di sản văn hóa đó Từ đó quảng bá hình ảnh của Đình làng

Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ đến du khách trong nước và bạn bè quốc tế, xây

dựng hình ảnh đó trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Hải Phòng

Đồng thời thông qua nghiên cứu này nhằm phát hiện, cung cấp luận cứ khoa

học phục vụ bảo tồn và phát triển văn hóa lễ hội truyền thống đồng thời góp phần

phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa hiện nay Hơn nữa qua nghiên cứu còn

góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cho chuyên ngành

Bản thân là người con của Kiến Thụy, việc tìm hiểu về đặc điểm, thực trạng,giá trị, cũng như những bat cập, hạn chế trong quá trình hình thành, phát triển vàbảo tồn Dinh làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ, dé từ đó giúp bản thân mình

hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội đó cũng như góp phầnthêm yêu hơn về mảnh đất quê hương này

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Khái quát những cơ sở lý luận phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài,thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu

- Tiến hành điền dã, khảo sát thực địa, nghiên cứu thực tế tại di tích Đìnhlàng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ ở Kiến Thụy, Hải Phòng nhằm thu thập sốliệu, b6 sung những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài và đối tượng nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá những giá trị tiêu biểu của Dinh làng và Lễ hội rước lợn

Ông Bồ tại Kỳ Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng, từ đó góp phan phát triển du lịch củađịa phương.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trịcủa Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ phục vụ phát triển du lịch huyệnKiến Thụy, Hải Phòng Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khai thác, bảo tồn vàphát huy các giá trị của di tích đình làng và lễ hội một cách có hiệu quả nhằm thúcđây hoạt động du lịch

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di tích kiến trúc nghệ thuật, lễ hội và

du lịch ở Kiến Thụy, Hải Phòng

4.2 Phạm vi nghién cứu

Tìm hiểu không gian văn hóa Kỳ Sơn - Kiến Thụy - Hải Phòng, đi sâu vàokhai thác không gian văn hóa Dinh làng và Lễ hội rước lợn Ông Bồ tại Ky Sơn,Kiến Thụy, Hải Phòng

5 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu về một vấn đề nào đó thì phương pháp nghiên cứu đóng mộtvai trò quan trọng, bởi nó quyết định đến kết quả của đề tài Vì vậy khi thực hiện đề

tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hop

Đây là phương pháp chủ yếu của luận văn, bao gồm tong hợp, phân tích cáctài liệu thu thập được gồm các thông tin, bài viết trên Internet, sách báo và các công

Trang 13

trình nghiên cứu có liên quan; thống kê, phân loại, sắp xếp chúng một cách hợp lý,

đánh giá đối tượng nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận thật sự khoa học.

5.2 Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã)

Trực tiếp quan sát, khảo sát thực tế tại địa phương, tại điểm di tích và lễ hội

để thu thập, bố sung tư liệu; điều tra, phỏng vẫn một số đối tượng tại địa bàn nghiêncứu, tim hiểu và nói chuyện với các nhân vật phụ trách và người dân địa phương dé

có cái nhìn tổng quát, khách quan, chính xác về đối tượng nghiên cứu

5.3 Phương pháp xã hội hoc

Thu thập thông tin từ du khách, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản

lý tại dia bàn nghiên cứu dé có những thông tin chính xác và day đủ liên quan tới ditích và lễ hội, đánh giá đúng thực trạng và các vấn đề phát triển du lịch tại điểm ditích và lễ hội.

6 Những đóng góp của luận văn

Đối với người nghiên cứu góp phần nâng cao hiểu biết về không gian vănhóa đình làng và lễ hội ở Hải Phòng nói chung và Đình làng Kỳ Sơn, Lễ hội rước

lợn Ông Bồ tại Kỳ Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng nói riêng Đồng thời có cái nhìn

tong quan về du lịch của thành phố

Đối với đời sống xã hội sẽ đóng góp vào việc khai thác, bảo tồn các giá trị

văn hóa, lịch sử của di tích đình làng và lễ hội nhằm thúc đây hoạt động du lịch của

địa phương Đồng thời nghiên cứu còn góp phan nâng cao nhận thức của người dân

về các giá trị văn hóa của đình làng và lễ hội, từ đó thúc day việc bảo tồn nhằm thúcđây phát triển du lịch của địa phương

Mặt khác tác giả hy vọng đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giúp ích

được cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành Việt Nam học cũng như phục

vụ phần nào cho công tác giảng dạy và học tập môn chuyên ngành Văn hóa du lịch

trong một số trường Đại học — Cao đăng hiện nay trong cả nước

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phu lục, Luậnvăn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và tong quan về đề tài

Trang 14

Chương 2: Đánh giá những giá trị tiêu biểu của Di tích đình làng và Lễ hội

rước lợn Ông Bồ Kỳ Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng trong tiềm năng phát triển du lịch.

Chương 3: Đánh giá thực trạng việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị

của Đình làng và Lễ hội rước lợn Ông Bồ Kỳ Sơn phục vụ phát triển du lịch huyệnKiến Thụy, Hải Phòng

Trang 15

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE DE TÀI

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm du lịch

Trong giai đoạn hiện nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tẾ - xãhội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển,

trong đó có Việt Nam Vì vậy, mà du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh

tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Tại thời điểm đó thì mọi người đã

được tiếp cận với du lich, vì thế mà thuật ngữ du lịch đã dan trở nên phổ biến hơn,

khi đó thì du lịch nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Do hoàn

cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách

hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thìcho ra đời bấy nhiêu định nghĩa về du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chứcthuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tat cả mọi hoạt động của những người duhành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và từn hiểu, trải nghiệm hoặctrong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và

những mục dich khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở

bên ngoài môi trường sống định cw; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích

chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường

sống khác han nơi định cw”

Luật Du lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là cáchoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ

dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích

hợp pháp khác ” ” [5, tr 1].

Một số học giả nước ngoài cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về du lịch:

Guer Freuler thì cho rằng: “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là mộthiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức

khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển

tình cảm doi với vẻ đẹp thiên nhiên ””.

Trang 16

Theo quan điểm của Hienziker và Kraff thì: “Du lich là tổng hợp các mốiquan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu tru tạm thời của các

cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.

Như vậy, việc định nghĩa về du lịch thì có rất nhiều quan điểm và định nghĩakhác nhau, vì thế mà chúng ta không thể nói quan điểm nào đúng, quan điểm nàosai mà tùy theo cách tiếp cận và nghiên cứu thì mỗi người có cách nhìn và hiểu về

nó là khác nhau Hiện nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch, có rất nhiềuđịnh nghĩa về du lịch được ra đời Vì vậy mà có bao nhiêu nhà nghiên cứu về dulịch thì có bấy nhiêu định nghĩa về nó Ở bài nghiên cứu này, tác giả luận văn chỉnêu ra những định nghĩa co ban cũng như hay dé cập nhất dé đưa vào đề tài nghiên

cứu của mình.

1.1.2 Khai niệm du lịch van hóa

Theo Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạtđộng của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa nhưcác chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sựkiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và dén đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên,

văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương ”.

Còn theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch văn hóa là loại hình du

lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tôn và phát huygiá trị văn hóa truyền thong, tôn vinh giá trị văn hóa mới cua nhân loại” [5, tr 2].

Theo PGS.TS Tran Thúy Anh trong cuốn “Du lich văn hóa”, tác giả đã nóirằng “Lấy văn hóa làm điềm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh va bảo vệ

các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Lấy du lịch làm câu nối, văn hóa được

làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ

tỉnh hoa văn hóa các dân tộc Du lịch văn hóa không chỉ đem đến lợi ích về kinh tế

mà còn góp phan giáo dục tình yêu Tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển xã

hội” [2, tr 8].

Như vậy, khái niệm về du lịch văn hóa cũng có nhiều tô chức, tác giả đưa ra

về những cách hiểu định nghĩa khác nhau Nhưng điểm chung của tat cả những khái

niệm đó đều là bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống

10

Trang 17

Tat cả những giá trị tốt đẹp của văn hóa thông qua hoạt động du lịch có thể tạo nên

sự phát triển tích cực nhất đối với con người và xã hội Ở dé tài nghiên cứu này, tác

giả luận văn không di sâu phân tích những khái niệm này mà chỉ dừng lại ở việc là

nêu ra những khái niệm cơ bản nhất làm tài liệu góp phần nghiên cứu cho đề tài

luận văn.

1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Theo Khoản 2 (Điều 15, Chương III) Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quyđịnh: “Tài nguyên du lịch nhân văn bao gém di tích lịch sử - văn hóa, di tích cáchmạng, khảo cố, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thong, lễ hội, văn nghệ dân gian và

các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được

su dụng cho mục dich du lịch” ”.[5, tr 7].

Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa do con người tạo ra

trong suốt quá trình phát triển lịch sử Có rất nhiều dạng tài nguyên du lịch nhân

văn khác nhau, những tài nguyên du lịch nhân văn đó được coi như là những nhân

tố góp phần vào phát triển kinh tế của đất nước Có thê nói, trải qua những giai đoạnkhác nhau của lịch sử, mà con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo,đặc sắc và có giá trị to lớn cho kho tàng văn hóa của đất nước Ở mỗi địa phương,

mỗi quốc gia do những yếu tố hình thành và phát triển mà các dạng tài nguyên du

lịch nhân văn cũng rất phong phú và đa dạng Và theo tác giả Bùi Thị Hải Yếntrong “Tài nguyên du lich” đã phân chia các dạng tài nguyên du lịch nhân văn gồm:tài nguyên du lịch nhân văn vật thé và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thé:

- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thé gồm: Di sản văn hóa thế giới vật thé;các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cấp quốc gia và địa phương; các cô vật vàbảo vật quốc gia; các công trình đương đại

Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2013: “Di sản văn hóa vật thể làsản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gốm di tích lich sử —

văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc ” [6, tr 2].

- Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thê gồm: các lễ hội truyền thống: nghề

và làng nghề thủ công cô truyền; văn hóa nghệ thuật; văn hóa ẩm thực; văn hóa ứng

11

Trang 18

xử phong tục tập quán; thơ ca và văn học; văn hóa các tộc người; các phát minh,sáng kiến khoa học; các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện.

Theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2013: “Di sản văn hóa phi vật

thể là sản phẩm tỉnh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian

văn hóa liên quan, có giá trị lịch sw, văn hóa, khoa hoc, thể hiện bản sắc của cộng

dong, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thé hệ này sang thé hệ khác

bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác ”.[6, tr 2]

Việc phân loại tài nguyên du lịch cũng có rất nhiều cách phân loại khác

nhau Mỗi tác giả, đưới góc độ nghiên cứu và nhìn nhận của mình lại đưa ra những

cách phân loại riêng biệt Nhưng điểm chung của những cách phân loại ấy đều phân

thành tài nguyên du lịch nhân văn vật thé và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thé

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả luận văn chỉ đưa ra cách phân loại cơ bản củatác giả Bùi Thị Hải Yến làm cơ sở cho việc phân loại và nghiên cứu đề tài này

1.1.4 Khái niệm lễ hội

Khái niệm lễ hội bao gồm hai yếu tố là “lễ” và “hội” Hai yếu tố này luôn tồntại song song, bô sung, hỗ trợ nhau

“LỄ” theo từ điển Tiếng Việt “là những nghỉ thức tiến hành nhằm đánh dấuhoặc kỉ niệm một sự vật, sự kiện có y nghĩa nào đó” Các nghi thức của “Lễ” toát lên

sự cầu mong, phù hộ độ trì cuả các vị thần và giúp con người tìm ra những giải

pháp tâm lý dù phang phat chất linh thiêng, huyền bí “Lé” chủ yếu tập trung trong

các nghi thức liên quan đến sự cầu mùa, người an, vật thịnh

Có thê nói, “Lé” là phần đạo — mang tính chất “thiêng”, tâm linh của cộngđồng, nhằm đáp ứng nhu cau tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho “Hội”được hoàn thiện hơn.

“Hội” là “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tụchoặc nhân dip đặc biệt” “Hội” là đông người tập trung trong một địa điểm và vuichơi với nhau và phải thỏa mãn các yếu tố:

Thứ nhất là được tô chức nhân dip kỉ niệm một sự kiện quan trọng nao đó vàliên quan đến cộng đồng như làng, bản Và đó cũng là dịp để tưởng nhớ lại công ơn

to lớn của vi thân thánh nao đó có công với dân làng.

12

Trang 19

Thứ hai là nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng,mang tính cộng đồng cả trong tổ chức lẫn mục đích của nó Có khi tính cộng đồng

được mở rộng đến các làng, bản khác

Thứ ba là có nhiều trò vui, được diễn tả đến mức “vui xem hát, nhạt xem bơi,

tả tơi xem hội” Đây là sự cộng cảm cần thiết sau những ngày tháng lao động vất vảcủa nhân dân với những dồn nén cần được giải tỏa

Còn trong gốc từ Hán Việt, “Lễ hội” được kết hợp từ hai yếu tố, trong đó

“Lé” là những quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo; “Hới ”là cuộc

vui, đám vui đông người.

Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam, họ đã đưa ra những khái niệm khácnhau về lễ hội

PGS.TS Dương Văn Sáu, trong cuốn “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển dulịch ” cho rằng “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một

địa ban dan cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện,nhân vật lich sử hay huyén thoại; đồng thoi là dip dé biểu hiện cách ứng xử văn hóacủa con người với thiên nhiên — thân thánh và con người trong xã hội ” [10, tr 35]

PGS.TS Phan Dang Nhật, trong cuốn “Lễ hội cổ truyền ” cho rang “Lễ hội lànơi tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật, và sự kiện

xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc ”.

Tác giả Ngô Đức Thịnh đã định nghĩa: “Lễ hội là một hiện tượng văn hóa

dân gian tổng thể, được hình thành trên cơ sở một nghỉ lễ, tín ngưỡng nào đó, đượctiễn hành theo định kì, mang tính cộng dong, thường là cộng dong làng”

Trong cuốn “Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tac giả Trần Ngọc Thêm

nhận xét về lễ hội như sau:

“Phan lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn: Tạ ơn và câu xin than linh bảo trợ

cho cuộc sống của minh ” [ L7, tr 303]

“Phan hội gdm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú, phan lon đượcxuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp” [L7, tr 306]

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đãđưa ra định nghĩa: “Lễ hội gồm 2 phan vừa tách rời vừa không tách rời nhau: Lễ

13

Trang 20

(nghi lễ cúng Thân, Thánh, Phật, Mẫu ) và Hội (tụ hội của dân một làng hay liên

làng (liên vùng) ” [33, tr 79].

Mặc dù mỗi tác giả đều đưa ra những định nghĩa về lễ hội khác nhau Chúng

ta không thể nói khái niệm nào là đúng, khái niệm nào là sai Tùy theo cách tiếp cận

và nghiên cứu khác nhau thì họ lại đưa ra cách hiểu về lễ hội khác nhau Nhưng tựuchung lại thì ta có thể nói rằng: Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợphết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời

gian lao động mệt nhọc, một dịp dé con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng

đại; ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống; để giải quyết những lo âu, những khao

khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyẾt được

1.2 Di tích đình làng

1.2.1 Tên gọi

Đình làng là một công trình kiến trúc công cộng lúc đầu xuất hiện ở làng quêmiền Bắc Việt Nam, sau xuất hiện ở miền Trung và miền Nam theo sự di dân củangười Việt Trong Tir điển tiếng Việt: “Đình làng là nơi thờ Thành hoàng và cũng

là nơi hội họp của người dân”.

Trước đây, dưới thời phong kiến, đình làng là ngôi nhà chung của cộng đồng

làng xã Việt Nam, dùng làm nơi diễn ra các hoạt động chính tri - trung tâm hành

chính; các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, xã hội — tinh thần — trung tâm tôn giáo —tín ngưỡng và trung tâm âm thực của người dân

Trong xã hội hiện đại, đình làng vừa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống vănhóa cộng đồng vừa có vai trò thiết yếu trong việc phát triển du lịch văn hóa

1.2.2 Đặc điểm kiến trúc Đình làng

Có thê thấy rằng, trước kia đình làng thường sử dụng những vật liệu sẵn có ở

địa phương như: tranh, tre, nứa, lá, sau này còn có các vật liệu khác như gạch,ngói, sành, sứ Ta có thé thấy rang trong hệ thống kiến trúc của ngôi đình Việt Nam,

tuyệt nhiên ta thấy rằng các kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều được liên

kết với nhau tạo thành một hệ thống cấu kết rất chắc chắn và những liên kết đó đều

có những quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và các nghệ nhân

đã sáng tạo ra một tong thể kiến trúc riêng biệt và độc đáo trong kiến trúc đình làng

dân gian của Việt Nam.

14

Trang 21

Kiến trúc đình làng Việt Nam theo kiểu “vì kéo” có sàn gỗ, hoặc nền lát

gạch Toàn bộ ngôi đình đều được liên kết và nâng đỡ bởi những hàng cột lim to

khoẻ, vững chai dé chống đỡ ngôi đình khỏi mưa bão Về cau trúc không gian phân

bố các gian của đình làng thì thường là 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 3 chái Theo quanniệm dân gian xưa, thì số gian của đình làng thì người ta làm là những gian lẻ, bởi

vì theo quan niệm của họ, những số lẻ thường đại diện cho sự may mắn, phồn thịnhcủa làng và chủ yếu là 3 gian hoặc 5 gian Ta có thể thấy răng bộ mái đình của đình

làng không giống với những kiến trúc đình làng của Trụng Hoa, Nhật Bản, tất cả

mái đình được lợp và liên kết với nhau rất chắc chắn, mái đình thì thường được lợpngói mũi hài hoặc vay cá Trong tat cả các ngôi đình của Việt Nam, chúng ta đềuthấy rằng bốn góc mái thường có đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chimbay hoặc theo kiểu “mái đốc — hai đầu đốc” có hoặc không có cánh gà nhô lên Bờ

nóc của đình thường được trang trí một dai dai hoa văn chạm nổi hoặc chạm thủng

chạy suốt là hoa chanh, hay hoa thị Bờ nóc thường dap đôi Rồng chau nguyệt (hoặcchau mặt trời) Qua đây ta có thể thấy răng kiến trúc đình làng là hệ thống nhữngliên kết giá trị độc đáo, đặc sắc trong kiến trúc dân gian của Việt Nam Và nó không

hề lẫn với bat cứ một kiến trúc của đất nước nào Chính sự không hé trộn lẫn đó mà

ta có thé thấy rằng nét độc đáo, đặc sắc và cổ kính, hoang sơ của những ngôi đìnhcủa Việt Nam được sáng tạo qua những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân dân gian xưa.

Về điêu khắc đình làng: Đây được coi là phần độc đáo nhất của nghệ thuậtkiến trúc điêu khắc đình làng Như chúng ta đã từng thấy trong những kiến trúc của

Trung Hoa, Nhật Bản ta đều thấy sự xuất hiện của những con vật linh thiêng.

Nhưng trong kiến trúc của đình làng ta đều thấy rất nhiều các tác phâm chạm khắctrên các vì kèo đơn giản, mộc mạc, hầu hết chủ đề các tác phẩm được sáng tác một

cách thoải mái tự do theo cảm hứng của những nghệ nhân dân gian xưa Dưới đôibàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân dân gian thì ta thấy răngnhững tác phâm điêu khắc đó nó toát lên sự uy nghi, linh thiêng Khi người nông

dân được giải phóng thì nghệ thuật của họ cũng được giải phóng trong lao động sáng tạo Cũng vẫn những con Rồng, con Phượng vốn được xem như những con vật

15

Trang 22

linh thiêng đại diện cho quyền uy và sự kiêu sa của vua chúa, thì lúc này đưới con

mắt của những nghệ nhân dân gian thì những hình ảnh đó đã được khắc họa lại một

cách đơn giản hóa hon, nó không cứng cáp, bề thé, rối ram tạo sự uy nghi nữa mà

nó đã chan hòa, gắn bó mật thiết hơn với cuộc sống thôn quê, tao sự gần gũi, am áphơn Tất cả những nét điêu khắc đó đã khắc họa, tái hiện lại một không gian đìnhlàng cổ kính, dân dã của một miền quê yên bình

Qua đó ta có thể thấy răng, nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

đình làng cho ta thấy rằng óc sáng tạo và sự tài ba của những nghệ nhân dân gianxưa Dưới những đôi bàn tay của nghệ nhân đó, những hình ảnh của kiến trúc đìnhlàng thực sự đã tái hiện lại tất cả những nét sinh hoạt, cảnh vật cũng như là nhữngnét cô kính, hoang sơ của kiến trúc đình làng Việt Nam mà không hề trộn lẫn vớibất cứ nghệ thuật điêu khắc của kiến trúc của Trung Hoa hay Nhật Bản

1.2.3 Chức năng và vai trò của Đình làng

s Chic năng tín ngưỡng

Trong hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam, tại các ngôi đình, vị thần được thờ

cúng trong đó chính là Thanh Hoàng làng — vị thần được coi là vị vua tinh than,

thần hộ mệnh của làng Từ thời kì Bắc thuộc, tín ngưỡng Thành Hoàng được dunhập vào Việt Nam cũng đã nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũnggiống như ở Trung Quốc Bên cạnh đó, khi tín ngưỡng Thành Hoàng làng khi dunhập vào Việt Nam nó đã kéo theo nhiều yếu tố văn hóa khác nhau của tín ngưỡngThành Hoàng làng Trung Quốc, đó là hiện tượng Hán hóa, văn hóa Hán Nhưng khi

nó được du nhập vào nên văn hóa tin ngưỡng của Việt Nam thì nó đã bị biến đổi, bịcông làng chặn lại và khi đó nó đã tìm thấy các tín ngưỡng bản địa của Việt Nam cótính tương đồng nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín ngưỡng của Việt Nam

Có rất nhiều vị thần Hoàng làng mang những chức năng khác nhau, tiêu biểunhư trong “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, thì tác giả đã chỉ ra, mỗi làngđều thờ phụng Thần Hoàng làng khác nhau, có làng thờ hai ba vị, có làng thờ nămbay vị tục gọi là Phúc thần Phúc thần chia làm ba hạng:

Thượng dang than là những thần Danh Son Đại Xuyên, và các bậc Thiên thầnnhư Đông Thiên Vương Sóc Thiên Vuong, Chir Đồng Tử, Liễu Hạnh, [3, tr 75]

16

Trang 23

Trung đẳng than là những vi thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ

công trạng, hoặc có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc những thần có chút linh dị,

tới khi nhà vua sai kỳ tình đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào

tự điển, mà phong làm Trung đăng thần [3, tr 75]

Hạ dang than: xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũngthuộc về bậc chính than, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ

dang than [3, tr 76]

Ngày nay, đình làng còn là nơi thờ rất nhiều vị thần khác nhau, và mangnhiều chức năng khác nhau, mỗi vị thần đều có một ý nghĩa riêng Họ đều đượcnhân dân tôn thờ và tôn thành Thành Hoàng Mỗi địa phương, mỗi vùng miền họđều thờ Thành Hoàng riêng Có làng Thành Hoàng với đại diện là vị thần có cônggiúp làng đánh giặc, có nơi Thành Hoàng lại là vị thần có công khai hoang, lấn

biên, tran giữ vùng đất của làng trước giặc ngoại xâm Mỗi năm nhân dân trong làng

lại tiến hành cúng tế dé tưởng nhớ công lao to lớn của các vị thần đó, với ước mongThành Hoàng luôn mang lại cho họ một cuộc sống ấm no, bình yên cho dân làng

“ Chức năng hành chínhNhững ngôi đình ở Việt Nam đều mang rất nhiều chức năng khác nhau, mộttrong những chức năng quan trọng đó chính là nơi diễn ra những công việc hành

chính của cả làng Nếu như trước kia đình làng là nơi tiến hành những hoạt động

như tranh chấp, thu tô thuế, Và chủ thể tiến hành các hoạt động hành chính nàychính là Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý Mọi người đều cần phải tuân theo, vàkhông được phép chống đối, chống phá Tất cả những vấn đề hành chính đó đềuđược dựa trên hương ước Hương ước là một hình thức luật tục, là một bộ luật của

làng xã Về cơ bản, hương ước chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian tốt đẹp,được hình thành lâu đời và nếu được chắt lọc có thể phát huy những giá trị tốt đẹp

trong cuộc sống làng xã hiện nay

Ngày nay, đình làng không còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trị nhưtrước kia nữa mà thay vào đó nơi đây đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của mọingười dân trong làng, nơi diễn ra các hoạt động hội hè đình đám, nơi các bậc caoniên trong làng tổ chức hội họp, sinh hoạt khi làng chuẩn bị tổ chức lễ hội, là nơi

17

Trang 24

diễn ra các cuộc họp dé bau các chức danh của làng chứ không thuần túy như xưa là

nơi thu thóc, xét xử các vụ tranh chấp, của dân làng nữa Và chủ thể tiến hành

những hoạt động này có thé là trưởng làng hay là bí thư của làng đó phụ trách tiến

hành Những hoạt động hành chính đó được tiến hành một cách công khai, tựnguyện mà không có bất cứ một cách bắt ép, bó buộc hay sự giàng buộc nào cả, mọingười tham gia với một tinh than hào hứng, phan khởi Qua đây ta có thé thấy rằng,đình làng thực sự là trụ sở hành chính của dân làng Và mỗi địa phương, ngôi đình

lại mang cho mình những dấu ấn riêng về chức năng chính trị của mình Có thé thay

rằng, đình làng Việt Nam như là ngôi nhà thứ hai của dân làng và mang trong mìnhnhững chức năng và giá trị tốt đẹp đối với dân làng, nó được coi như là bảo tàngvăn hóa lịch sử sống của dân làng, mà mọi người đều lấy đó là điểm tựa vững chắc,đáp ứng những yêu cầu, chức năng khác nhau của mọi người dân làng

2,

s Chức năng văn hóa

Một trong những chức năng quan trọng khác nữa của ngôi đình làng Việt Nam

đó là chức năng văn hóa Có thé thay rang mọi hoạt động văn hóa ở đây đều được

diễn ra: đình làng là nơi tổ chức lễ hội làng xã, nơi thực hiện các lễ nghi thờ cúng

Thành hoàng làng: nơi tô chức các cuộc thi nấu cỗ - thi âm thực, chuẩn bị đồ lễdâng cúng thần linh, những món ăn truyền thống tinh túy nhất — Trung tâm 4mthực; nơi biểu diễn kịch, nghệ thuật, trò chơi dân gian khi có lễ hội

Hình anh “Cây đa, bến nước, sân đình” là những hình ảnh đã in sâu trong

tâm thức của người dân quê Việt Nam Nó được coi là những biểu tượng văn hóa

đặc sắc mà giản dị mà đối với mỗi người dân làng quê thì đó là những hình ảnh gắn

bó với họ trong suốt quãng thời gian trẻ thơ của mình Hình ảnh những đứa trẻ tụtập với nhau, ngồi đưới những gốc cây đa ở sân đình sao nó lại yên bình đến lạ Và

ta có thê thấy rằng, ngôi đình Việt Nam là nơi diễn ra những lễ hội dân gian của dân

làng, là nơi tiến hành những hoạt động hội hè đình đám, là nơi mà mọi hoạt độngvăn hóa của dân làng được diễn ra trước sự minh chứng của những vị thần Hoànglàng Tất cả những giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội đều được tái hiện lại, và nó

mang trong mình những đặc sac và độc đáo riêng.

18

Trang 25

Có thé thay răng hiện nay lễ hội vẫn được coi là hình thức sinh hoạt cộng

đồng tiêu biểu ấn tượng nhất của làng xã Và thông qua những hoạt động của lễ hội,những trò diễn cũng như là những hình thức diễn xướng đều được tái hiện lại mộtcách đầy đủ, thông qua đó người dân làng thấy được cội nguồn văn hóa của dân tộc,

nó không hề bị mai một theo thời gian mà nó vẫn còn sống mãi trong tâm thức củangười dân làng quê Và ta thấy rằng, trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng đó, mọi

người dân đều tin tưởng vào vi than phù hộ cho cuộc sống của dân làng, đó chính là

tín ngưỡng Thành hoàng làng Một tín ngưỡng luôn mang đậm dấu ấn của tín

ngưỡng dân gian xưa Họ vẫn có niềm tin vào các vị thần linh, luôn coi đó là điểmtựa, là niềm tin vững chắc trong hoạt động văn hóa tinh thần của dân làng, đem lạicho họ cuốc sống 4m no, hạnh phúc và yên bình

Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, hệ thống tín ngưỡng cũng như

lễ hội ở miền quê Bắc Bộ bị mai một, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn nó đã đượcphục hồi lại, qua đó chúng ta có thé thấy rõ sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng vănhóa dân gian xưa, nó không hề bị mất đi, và điều đó cũng chứng tỏ rằng, mọi ngườidân làng vẫn có những nhu cầu căn bản về văn hóa tâm linh, tỉnh thần Cuộc sốngkhó khăn, đói kém loạn lạc của chiến tranh gây ra, tinh thần của họ đã mệt mỏi, kiệtsức dé chống lại, nhưng vì có niềm tin về vị Thần Hoàng làng mà cuộc sống của họ

đã được cải thiện hon, tâm hồn của họ phan chan hơn Qua đó ta thấy rang sức sống

mãnh liệt và bền bỉ của tín ngưỡng Thành hoàng làng Trong tiềm thức của mỗi

người dân Việt Nam thì Thành Hoàng làng là vị thần hộ mệnh của dân làng, luônmang đến cho họ những niềm tin tốt đẹp về cuộc sống, luôn hướng đến sự chân,thiện, mĩ, hướng tới những khát vọng cao cả về một tương lai hạnh phúc, yên bình

và bình dị nhất

Như vậy, đình làng Việt Nam như một không gian văn hóa sống động và độcđáo, đã trở thành một biéu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đờisông của người dân Việt Nam Ngôi đình đã vượt qua sự khắc nghiệt của thiênnhiên, sự tàn khốc của chiến tranh và cả sự thờ ơ, thậm chí cả sự tàn phá của con

người dé trường ton, trở thành một biểu tượng văn hóa dân gian uy nghi, bề thế, linhthiêng, một biểu tượng văn hóa mang đậm dấu ấn của một vùng quê lam lũ, thanh

19

Trang 26

bình Ngôi đình làng thực sự là hình ảnh thân quen, gắn bó trong tâm hồn của ngườidân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống

xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thé kỷ, nó cũng là nơi ghi đậm dấu ấn tuổithơ của những đứa trẻ con mà khi lớn lên, họ quay lại nơi đây, trong tâm tưởng của

họ họ thấy gắn bó bền chặt, một tinh thần phan chan va lac quan, binh di va yén

bình và đó cũng chính là nơi thể hiện tính tự trị cao của làng xã mà ở đó tình cảmcộng đồng dân tộc, làng xã Việt Nam mà gan bó, bền chặt hơn

1.3 Khái quát chung về vùng đất Kiến Thụy, Hải Phòng

1.3.1 Lịch sử hình thành vùng đất Kiến Thụy

Lịch sử hình thành vùng đất Kiến Thụy là lịch sử đoàn kết chống chọi vớithiên nhiên, bão lũ, và thau chua rửa mặn Kiến Thụy xưa là vùng đất của Bộ ThangTuyền, một trong 15 bộ của nước Văn Lang thời Hùng Vương Đây cũng là vùngđất sản sinh ra rất nhiều nhân vật có công với dân tộc như Trương Nữu, đại tướng

quân thời Phùng Hưng có công chống lại ách đô hộ của nhà Đường; Tướng Vũ

Hải thời nhà Trần có công chống Nguyên Mông

Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cắt đất huyện An Lão, lập huyện NghiDương gồm đất của huyện Kiến Thụy, các quận Dương Kinh, Đồ Sơn và Kiến An

ngày nay Năm 1837, vua Minh Mạng lập phủ Kiến Thụy gồm 3 huyện Nghi

Dương, An Lão và An Dương Thời Pháp thuộc, huyện Nghi Dương đối thành phủKiến Thụy, thuộc tỉnh Kiến An Sau Cách mạng tháng Tám (1945), bỏ cấp phủ, đôi

làm huyện Kiến Thụy.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng,

huyện Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng, ban đầu gồm 24 xã: Anh Dũng, Bàng

La, Da Phúc, Đại Đồng, Đại Hà, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngọc Hải, Ngũ Đoan, Ngũ Phúc,

Tân Phong, Tân Trào, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương, Tú Sơn, Vạn Sơn.

Ngày 6 tháng 6 năm 1988, huyện Dé Sơn chia lại thành thị xã Đồ Son vàhuyện Kiến Thụy Huyện Kiến Thụy có thị tran Núi Đối và 23 xã: Anh Dũng, Da

Phúc, Đại Hà, Đại Đồng, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hải Thành, Hòa Nghĩa,

20

Trang 27

Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Băng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngũ Phúc, Ngũ Đoan, Tân

Phong, Tân Trào, Tân Thành, Tú Sơn, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương.

Ngày 10 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Du Lễ từ một phần xã Kiến Quốc.Cuối năm 2006, huyện Kiến Thụy có thị trấn Núi Đối và 24 xã: Anh Dũng, Du Lễ,

Đa Phúc, Đại Hà, Đại Đồng, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hải Thành, Hòa

Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Ngũ Phúc, Ngũ Đoan, Tân Phong, Tân Trào, Tân Thành, Tú Sơn, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy

Hương Ngày 12 tháng 9 năm 2007, tách 6 xã: Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, HòaNghĩa, Hải Thanh, Tân Thanh dé thành lập quận Dương Kinh và tách xã Hợp Đứcnhập vào thị xã Đồ Sơn dé thành lập quận Đồ Sơn Từ đó, huyện còn lại 1 thi tran

và 17 xã, giữ ôn định cho đến ngày nay

Kiến Thuy từng thuộc đất Dương Kinh kinh đô thứ 2 của triều Mạc (1527 1592) Cho đến nay, trên mảnh đất lịch sử này còn lưu lại nhiều dấu tích lịch sử Đó

-là những ngôi đình chùa cổ kính với những phong cách kiến trúc độc đáo Tiêu biểu

là đền Mõ, thờ Quỳnh Trân công chúa thời Trần, người có công khai khẩn đấthoang, lập nên làng xã Chùa Hoà Liễu thờ đức Thánh mẫu của vua Mạc ĐăngDung hầu như còn nguyên ven Và đặc biệt hơn cả đó chính là Khu di tích Vuongtriều Mac (xã Ngũ Doan, Kiến Thụy) Ngoài ra, huyện Kiến Thụy còn có miéu Cốcthờ Chử Đồng Tử, chùa Long Khánh thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vươngthứ 18, đình Kỳ Sơn với lễ hội rước lợn Ông Bồ, đình Kim Sơn - di tích khángchiến chống Nhật

Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Kiến Thuy đã lập nhiều chiếncông, góp phần vào các chiến thăng oanh liệt của dân tộc Năm 776, Trương Niều(người làng Du Lễ) cùng Phùng Hưng chống xâm lược nhà Đường Năm 1287 -

1288, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hữu tướng quân Vũ Hảituyên chiến với Ô Mã Nhi tại cửa Đại Bàng Kiến Thuy tự hào với cuộc khởi nghĩa

12 tháng 7 năm 1945 và cuộc chống càn quét ngày 8 tháng 4 năm 1945 của nhândân xã Kim Sơn lật đồ chính quyền tay sai bán nước, lập nên chính quyền cáchmạng đầu tiên của vùng châu thô sông Hồng, trước khi Cách mạng Tháng Tám năm

1945 nổ ra trên phạm vi toàn quốc Trong kháng chiến chống Pháp, Kiến Thuy còn

21

Trang 28

là nơi tập kết lực lượng chủ lực trong trận tập kích sân bay Cát Bi, làm nên trận

“Cát Bi rực lửa” lưu danh trong lịch sử Cách mang Thành phé Hoa Phượng Đỏ

Như vậy mà ta có thể khăng định rằng lịch sử hình thành vùng đất Kiến Thụy

là lịch sử chống giặc ngoại xâm Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nơi đâythực sự đã là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với rất nhiều nhữngđịa danh lịch sử văn hóa được nhà nước công nhận cũng như là được diễn ra vớimục đích du lịch, đem lại cho huyện Kiến Thụy một bước ngoặt mới trong sự pháttriển của huyện cũng như trong lich sử dân tộc hiện nay Có thé thay rang, vùng đấtKiến Thụy đã vượt qua chiến tranh ác liệt, dé rồi từ đây đã đem lại cho người dânnơi đây một cuộc sông ấm no, hạnh phúc, cuộc sông của họ đã bước sang một trang

mới, một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do dân tộc.

1.3.2 Điều kiện tự nhiên

s» Vi tri địa lí

Kiến Thụy là một huyện nằm về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách

trung tâm thành phố Hải Phòng 22 km Huyện có diện tích tự nhiên 102,56 km2, vớidân số trên 12,5 vạn người Phía Bắc và phía Đông giáp quận Dương Kinh và Đồ Sơn,phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây giáp quận Kiến An và huyện An Lão

Huyện Kiến Thụy được bao bọc bởi gần 27km bờ biển, các con sông Đa Độ

và sông Văn Úc có ý nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc

phòng Con sông Da Độ là con sông có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế

xã hội ở Kiến Thụy nói riêng mà còn ở các địa bàn như Kiến An, An Lão, Đồ Sơn

Ta có thể thấy rằng, vị trí địa lí của huyện Kiến Thụy là một vị trí thuận lợi

cho việc buôn bán và giao thương với những vùng đất lân cận, nếu như trước kia, thìnơi đây được đánh giá là nơi buôn bán tấp nập, thuyền bè qua lại rất nhiều, có thể nói

nơi đây thực sự là vùng đất màu mỡ, nhờ có điều kiện vị trí địa lí thuận lợi mà nơiđây tụ hội lại rất nhiều những địa danh lịch sử văn hóa dân tộc và có tiền đề phát triểnkinh tế trong vùng, tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân địa phương

“ Khí hậuHuyện Kiến Thụy nam trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiếtđược chia thành 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) tương đối rõ rệt

22

Trang 29

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22°C — 23°C Cao nhất vào tháng 6 và tháng

7, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12 Lượng mưa trung bình trên một năm: 1500 —

2000mm Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 82% - 85%

Chế độ gió mùa thay đổi theo mùa Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, mùa

hè với gió Nam và Đông Nam.

Bão và giông tập trung trong tháng 5 đến tháng 9 Bình quân hàng năm chịu ảnhhưởng trực tiếp từ 4 đến 5 cơn bão, gián tiếp từ 6 đến 7 cơn bão đồ bộ vào biển Đông

“ Tài nguyên nướcKiến Thuy có 19,68 km bờ biến, 4.500 bãi triều ngập nước, trong đó có 200

bãi triều cao Là vùng đất nằm tiếp giáp sông Văn Úc ở phía Nam đoạn chảy qua

huyện dai 14,75 km Ở giữa huyện là con sông Da Độ chảy qua dài 29 km Ngoàihai con sông lớn trên, thì ở phía Đông và Đông Nam, huyện còn nhiều khúc sông

chảy qua như sông Cốc Liễn, sông He,

Kiến Thụy có hai sông lớn chảy qua là sông Da Độ và sông Văn Úc:

Sông Da Độ còn có tên gọi là sông Câu Thượng, dai 48km, chảy qua huyện

An Lão và huyện Kiến Thụy - Hải Phòng

Sông Da Độ là một chỉ lưu của sông Văn Úc (tên cô là Uất Giang), trước kia

rất lớn, đã nhiều lần đôi dòng, chuyền cửa, lúc thì dé vào vụng biển Bàng La, khi đồ

ra cửa sông Cổ Trai, rồi đồ ra sông Văn Úc như bây giờ Xưa kia, sông Da Độ rộnglớn hơn nhiều, dòng chảy khúc quanh như chùm bầu 9 quả, nên có tên gọi là CửuBiéu Giang Khi vung bién cé bi lấp dần, cửa Đại Bàng bị bồi tụ, nước sông Đa Độkhông kịp thoát nước theo lối sông Sàng nên đã đổi dòng, đổi lỗi chảy vào sông

Văn Úc như bây giờ

Sách "Đại Nam nhất thống chí" có đoạn nói về sông Câu Thượng: "Thé nước

khuất khúc gọi là sông Cửu Biểu, lại tách ra chảy về phía Nam qua xã Cẩm La,huyện Nghỉ Dương, đến Cổ Trai chia làm hai nhánh: một nhánh chảy về phía Namvào sông Da Ngư suốt đến cửa Úc, một nhánh cháy về phía Đông Nam đến bến

Họng, có một lạch từ xã Đô Sơn chảy đến đồ vào, suốt đến cửa Riêng "

Trước thế kỷ XX, khi chưa làm đập Tắc Giang, xây công Cái Riêng, Cái He.Sông Đa Độ là một tuyến đường thủy góp phần kéo vùng cửa biển Hải Phòng lạigần với Thăng Long, nối Dương Kinh (kinh đô miền biển) với Đông Kinh (đất ngàn

23

Trang 30

năm văn vật) Ngày ấy, sông Đa Độ nhộn nhịp tàu bè, dân cư đông đúc Đôi bờ

sông dần dần hình thành nhiều thái ấp, điền trang lớn như: điền trang của danh

tướng Trần Quốc Thi ở Lạng Côn; của Vũ Hải ở Du Lễ; của công chúa Quỳnh Trân

ở Mõ, May; của Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn ở Thuận Thiên, Hữu Bằng: vết tích

của hoạt động thương mại sam uất thuở nao nay chỉ có thé tim thay bóng dáng củamột số công trình kiến trúc nghệ thuật cô mà thôi Dé là các di tích đình làng Kỳ

Sơn, Kim Sơn, chùa Lạng Côn, Đại Trà, Vọng Hải, Phúc Hải, Hòa Liễu, Văn Hòa,

đền M6

Sông thứ hai cũng có một vai trò vô cùng to lớn đối với huyện Kiến Thụy đó

là con sông Văn Úc Sông Văn Úc chạy qua địa bàn có chiều dài 14,75 km, ranh

giới giữa các huyện Thanh Hà, Hải Dương và An Lão, huyện An Lão và huyện Tiên

Lãng, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng Quốc lộ 10 băng qua sông tại đoạn xã

Đại Thắng, Tiên Lãng và xã Quang Trung, An Lão Là một nhánh ở hạ lưu trong hệ

thống sông Thái Bình, phần lớn chảy qua địa bàn Hải Phòng Từ năm 1936 đào

sông Mới đồ vào sông Văn Úc và trở thành nguồn cung cấp nước chủ yếu chohuyện Kiến Thụy Do nhận nguồn nước từ sông Hồng, hoạt động của con sông nàyngày càng mạnh, lượng phù sa đồi dào, tạo điều kiện nâng cao bãi bôi thấp ở vùng

cửa sông.

k% Tài nguyên đất

Huyện Kiến Thụy có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.753 ha, chủ yếu là

dùng cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là chính, còn diện tích đất dùng cho sảnxuất công nghiệp và dich vụ thì không đáng ké Có khoảng 50% diện tích đất đai bị

chua mặn, 20% đất trăng, kinh tế chủ yếu dựa vào nông, lâm ngư nghiệp Diện tích

dat dùng cho nông nghiệp dé sản xuất lúa chủ yếu tập trung ở các xã như Minh Tân,Tân Trào, Kiến Quốc, Tú Sơn

Đất sản xuất lúa vụ mùa khoảng 6000 ha, vụ chiêm khoảng 5000 ha, ngoài racòn lại là đất dùng cho trồng hoa màu khoảng 2500 ha Với điều kiện thuận lợi vềkhí hậu và địa hình, vùng đất Kiến Thụy đã có tiềm năng rất lớn về hoa màu cũngnhư các loại cây lâu năm Dat còn lại là bãi bồi ven sông có diện tích khoảng 800

ha Do điêu kiện tự nhiên là vùng dat giáp với biên, nên nơi đây là nơi phat triên rat

24

Trang 31

mạnh mẽ ngành khai thác thủy hải sản, cung cấp cho toàn thành phố cũng như cácvùng lân cận như Hà Nội Ngoài ra, những năm gần đây, thì lượng thủy hải sản của

vùng còn được xuất khẩu ra nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan,

1.3.3 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

% Kinh tếKiến Thuy có 19,68 km bờ biển, 4.500 bãi triều ngập nước, trong đó có 200bãi triều cao Điều kiện môi trường không thuận lợi cho canh tác lúa, nhưng đặcbiệt thích hợp cho hoạt động nuôi trồng và phát triển thuỷ hải sản Với những thuậnlợi ấy, Kiến Thuy đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là hướng chuyền dịch cơ cấu kinh

tế mũi nhọn của huyện Hiện nay, Kiến Thuy đã đưa 2.483 ha vào nuôi trồng thuỷsản, chiếm 24% diện tích đất canh tác (trong đó có 7 vùng)

Trong chăn nuôi, Kiến Thuy đã và đang hình thành các trang trại chăn nuôigia súc gia cam Đến nay, toàn huyện có 41 trang trại chăn nuôi có hiệu quả Nếutính cả số hộ gia đình, toàn huyện có đến 500 - 600 mô hình nuôi 50 - 100 đầu lợn

siêu nạc chủ yếu phục vụ xuất khâu Kết quả chăn nuôi đạt khá với tổng 88 nghìn

đầu lợn và 55 nghìn gia cam Vì vậy mà trong chăn nuôi, huyện Kiến Thụy đã có

những bước chuyên mạnh mẽ, có tác động trong sự phát triển kinh tế cuả thành phó

Về trồng trọt cũng có chuyền biến tích cực Uỷ ban nhân dân thành phó HảiPhòng phê duyệt kế hoạch đầu tư, cơ chế hỗ trợ nông dân huyện vay vốn ưu đãimua máy cơ khí phục vụ sản xuất (2017 — 2019) Tăng cường cơ khí hóa cải tạoruộng vườn, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, huyện đã từng bước đưa năng

suất lúa lên 8 tan/ha và hiện nay là 10,7 tan/ha, đứng hàng thứ 3 về năng suất lúa

của thành phô

“ Van hoaKiến Thụy năm trong tiêu vùng văn hoa Hải Phòng gắn với văn hóa bién,văn hóa sông nước, văn hóa lúa nước nói riêng và nằm trong vùng văn hóa châu théBắc Bộ nói chung

Trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên, người dân Kiến Thụy từ bao đời nay

đã biết chinh phục thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, khai thác hợp lý tiềm

năng, thê mạnh của đông băng, sông biên, đâm phá phục vụ cho cuộc sông của

25

Trang 32

minh Họ đã biết tận dụng vào thiên nhiên dé đây mạnh khai thác góp phần thúc daynâng cao đời sống hơn.

Văn hóa âm thực của cư dân Kiến Thụy vẫn theo mô hình bữa ăn đặc trưng

của người Việt như ở nhiều vùng đất khác với các thành phần cơ bản: Cơm + Rau +

Cá (thủy, hải sản) Nguồn thức ăn từ thủy hải sản đánh bắt và nuôi trồng đượcchiếm ưu thế Ngoài ra còn nguồn thức ăn từ thịt gia súc gia cầm được cung cấp từcác trang trại chăn nuôi và từ các hộ gia đình.

Kiến Thụy là một vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử với rất nhiều công trình

kiến trúc văn hóa — nghệ thuật, tín ngưỡng Trên vùng đất rộng hon 102,56 km? với

dân số trên 15 vạn người, Kiến Thụy có 102 đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 11

di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 21 đi tích được xếp hạng cấp thành phố Nhữngcông trình này đã được nhân dân các làng xã tu bổ, tôn tạo Được sự quan tâm giúp

đỡ của Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch huyện Kiến Thụy, khu tưởng niệm Vương

triều Nhà Mạc tại xã Ngũ Đoan đã được phục dựng và đưa vào khai thác du lịch.Kim Sơn một làng quê thuộc xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy là địa phương sớm cóphong trào cách mạng Tại đây có đình Kim Sơn đã được Nhà nước xếp hạng di tíchlịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1986 Chùa Đại Trà mang nhiều dấu ấn lịch sửcủa Vương triều Mạc, chùa còn có tên chữ là Đại Linh Tự Hay chùa Lạng Côn, còn

gọi là Sùng Khánh tự Chùa Lạng Côn làm theo hướng Tây, hướng được coi là hợp

cách nhất trong kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam Đình Đại Trà, thờ hai vị thànhhoàng: Một là Chu Xích, người gốc Hoa, đến định cư tại Đại Trà mở trường dạyhọc, sau giúp vua Lê Hoàn đánh quân Chiêm Hai là Trần Quốc Thi, thân vương đờiTrần có công đánh giặc Nguyên Mông Đây là một trong những di tích lịch sử - văn

hóa ở Kiến Thụy được xếp hang cấp quốc gia Miếu Đông và miéu Dodi (thuộc xã

Du Lễ, huyện Kiến Thụy) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc giavào năm 1994 Ngoài ra còn có chùa Trúc Am ở xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy thờ 2

vị Bồ tát là Bồ Phá Lặc Bồ Tát và Nhật Nam công chúa Trong những năm khángchiến chống thực dân Pháp, chùa được chọn là nơi đặt trạm quân y của Trung đoàn

41, là nơi sơ cứu nhiều thương binh từ các nơi chuyên đến Năm 2008, chùa Trúc

Am được công nhận là di tích lich sử kháng chiến cấp thành phố Đền Đồng Mục

26

Trang 33

(Du Lễ, Kiến Thụy) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm

2008 Dinh Ky Sơn ở thôn Ky Sơn, xã Tân Trao, huyện Kiến Thụy được xây dựng

từ thời Lê Trung Hưng (thế kỉ thứ XVII) thờ vị Thành hoàng là võ tướng thời Tiền

Lý, tên thật là Đào Hạo có công đánh giặc giữ nước Đình Kỳ Sơn đã được xếphạng là di tích lịch sử văn hóa (2008) — di tích cấp tỉnh, thành phó

Ngoài ra còn rất nhiều công trình văn hóa khác như: tượng đài Kim Sơn - KiếnThụy, nhà văn hóa thiếu nhi huyện Kiến Thụy đã được xây dựng góp phần nâng caođời sông tinh than của người dân huyện Kiến Thụy ngày càng phong phú hơn

Kiến Thụy cũng có những lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội rước lợnÔng Bỏ, lễ hội vật cầu Kim Sơn, lễ rước thánh Chử Đồng Tử (thôn Cốc Liễn, MinhTân, Kiến Thụy), lễ hội Minh Thể ở Thuận Thiên, Kiến Thụy, Lễ hội góp mộtphan đáng ké trong văn hóa tín ngưỡng của cư dân Kiến Thụy Lễ hội rước lợn Ông

Bồ được diễn ra vào ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch là một loại hình sinh hoạt

văn hóa dân gian độc đáo mang đậm sắc thái của một làng quê ven biển

Gan liền với các di tích lịch sử văn hóa, gắn liền với lễ hội là những sinhhoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Kiến Thụy Nhiều tín ngưỡng của cư dân Bắc

Bộ, cư dân ven biển trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng, thờ Mau, thờ thần linh,thờ người anh hùng đều có mặt trong các làng quê ở Kiến Thụy

s» Chính trị - xã hội

Xây dựng kết cau ha tầng nông thôn kiểu mới là khâu đột phá để Kiến Thuyđây nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong công tác xây dựng cơ bảnnăm 2019, tổng giá trị thực hiện đạt gần 61 tỷ đồng với 105 hạng mục công trình,gồm 10 khu nhà trung tâm huyện, 10 trụ sở làm việc của Uỷ ban nhân dân các xã,

21 trường từ mầm non đến trung học cơ sở, 4 trạm y tế, 3 công trình điện Hiện nay,

toàn huyện có trên 50 doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Về lĩnh vực giáo dục - dao tạo, các cấp, ngành học có chuyên biến tích cực

cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo Trong những năm qua, ngành giáo dục đãtriển khai các nhiệm vụ quan trọng như bồi đưỡng kiến thức cho học sinh yêu, nângcao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, tu bổ bàn ghé, trang thiết bị dạy học

27

Trang 34

s Dân cư

Do sản xuất - kinh doanh phát triển, đời sống nhân dân đã từng bước được

nâng cao, từ 20% hộ nghèo (năm 1992), đến nay huyện chỉ còn 4% hộ thuộc diện

nghèo Sức khoẻ của dân được quan tâm, các chương trình y tế quốc gia như tiêmchủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm được thựchiện tốt

Trong quy hoạch thành phố đến năm 2020, Kiến Thuy được xác định là đô thị

vệ tinh và vùng phụ cận quan trong trong chiến lược phát triển Trong tương lai, cáckhu công nghiệp tập trung sẽ được xây dựng dọc đường 353 và một số khu côngnghiệp hình thành sâu trong địa bàn huyện Khu du lịch núi Đối được quy hoạch theohướng nhà vườn và khu chung cư cao tầng, đảm bảo đây là một trong điểm nối vớiCát Bà - Đồ Sơn Đây là một tiền đề quan trọng giúp kinh tế Kiến Thuy phát triển

mạnh hơn nữa.

1.4 Vai trò của di tích Đình làng Kỳ Sơn và Lễ hội rước lợn Ông Bồ trong đời

sống xã hội và trong phát triển du lịch Kiến Thụy, Hải Phòng

1.4.1 Vai trò của di tích Đình làng Kỳ Sơn

Có thể nói thực tế đã minh chứng rằng di tích lịch sử văn hóa có sức hấp dẫn

vô cùng cho điểm đến du lịch Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên có sức hấp dẫn

khách du lịch bởi sự hoang sơ, mang đậm nét không gian của môi trường tự nhiên,của không gian núi rừng biển thì những di tích lịch sử văn hóa lại có sức lôi cuốnkhách du lịch bởi sự độc đáo, thiêng liêng của di tích đó Đến với mảnh đất Kỳ Sơn,Tân Trào, Kiến Thụy, du khách không những được đắm chìm trong một không gianthanh bình, yên tĩnh của một làng quê Bắc Bộ đậm mùi hương của rơm lúa, của cỏdai, cảnh thơ mộng yên bình của con sông Da Độ lặng lờ trôi, của dong người hối

hả tấp nập lao động mà đến đây du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ,

thiêng liêng của di tích đình làng Kỳ Sơn.

Trong cuộc sống bộn bè day lo toan, tinh thần họ luôn căng thăng mệt mỏi,chính vì lẽ đó mà họ muốn tìm đến một nơi mà có thê giúp họ giải tỏa những nỗi lo

âu, phiền muộn đó Thay vì họ chọn cho mình những địa điểm vui chơi giải trímang tính chất hoạt động mạnh thì họ lại muốn tìm đến một nơi mà có thể giúp họ

28

Trang 35

cân bang được tinh than Vì những lí do đó, mà di tích Dinh làng Kỳ Sơn thực sự là

một điểm dừng chân lí thú của mọi người Họ đến đây không chỉ được đắm chìmtrong một không gian yên bình của làng quê đậm chất của vùng Duyên hải Bắc Bộ

mà hơn thế nữa, với sự thiêng liêng của vị thần Thành Hoàng làng — Đào Hạo, vithần mà trong quá khứ đã giúp dân làng dẹp yên giặc loạn đem lại cho họ một cuộcsông bình yên, hạnh phúc, vị thần đó luôn mang đến cho họ một niềm tin mãnh liệt

về cuộc song, luôn che chở, phù hộ cho họ Chính vi vậy mà noi đây thực sự là một

điểm đến lí thú của du khách khi đến với mảnh đất Kiến Thuy có bề dày lịch sử, họđến với một ước nguyện là cầu mong mọi may mắn đến với gia đình của họ với mộttắm chân thành tới các vị thần linh Khi họ đến đây họ cảm thấy tâm trạng đượcthoải mái, một tinh thần phan chan khi mà cuộc sống hiện thực day bế tắc, khi đếnvới di tích tâm linh này với mong muốn được giải tỏa những gì mà họ chưa thê

thoát ra được ở cuộc sống thực tại Mọi người khẩn cầu cho mọi ước vọng của bản

thân thành hiện thực, về sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, cuộc song an binh Ngoai ra,noi day con la điểm đến, sự lựa chon của những nhà nghiên cứu, họ đến dé khảo sát,tìm hiểu và thông qua đó mà những nét độc đáo, hình ảnh của đình làng được dukhách thập phương biết đến, là nơi thu hút các nhà làm du lịch đến dé phát triển dulịch, xây dựng những tour du lịch, từ đó góp phần phát triển kinh tế của làng quê

cũng như góp phần cho sự phát triển của thành phó Vì vậy, mà ta có thể khẳng định

vai trò vô cùng to lớn của đi tích Đình làng Kỳ Sơn trong cuộc sống của người dân

nơi đây Có thể coi đây là địa danh sống, địa danh linh thiêng, địa danh lịch sử của

dân làng Kỳ Sơn.

Hơn thé nữa, với những vai trò to lớn của di tích Dinh làng Kỳ Sơn về mặttâm linh, tinh thần, mà nó còn có một vai trò to lớn về mặt vật chất Nơi đây được

coi là điểm dừng chân lí thú của du khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội

về đây Cũng chính sức cuốn hút của di tích Đình làng Kỳ Sơn — một di tích lịch sử

văn hóa của dân làng Kỳ Sơn, điều đó đã góp phần thu hút, đã tạo nên những làn

sóng của những nhà kinh doanh du lịch đầu tư cho sự phát triển của du lịch di sản

văn hóa, lịch sử của tỉnh nhà Điều đó đã mang lại những giá trị to lớn về mặt kinh

tế của địa phương, đem lại một nguồn thu ngân sách cho chính quyền địa phương và

29

Trang 36

thành phó, đồng thời góp phan tăng nhu cầu, tạo công ăn việc làm cho người dân

nơi đây khi mỗi mùa lễ hội diễn ra, không những thế nó còn góp phần cho nguồn

ngân sách của địa phương dé góp phần vào công tác bảo tồn chính khu di tích Dinhlàng Kỳ Sơn.

Ngoài ra, chính sự độc đáo, linh thiêng của di tích Đình làng Kỳ Sơn đã góp

phần tạo động lực cho sự phát triển của du lịch Đây được coi là một nguồn tài

nguyên du lịch văn hóa có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càngnhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến với mảnh đất này.Hiện nay, với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển hối hả củacuộc sông hiện tại, ngoài những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước thì ngành du

lịch cũng được coi là nền tảng, là trụ cột quan trọng đề phát triển kinh tế du lịch cuả

đất nước Và trong đó thì di tích đình làng cũng là một trong những nhân tố hỗ trợ

tích cực trong việc định hình hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch của địa

phương, là nơi mà các nhà nghiên cứu có thể đi sâu nghiên cứu, khảo tả về nhữnggiá trị cũng như nguồn gốc lich sử của các công trình đó, qua đó có thé thấy đượcnguồn gốc của cha ông ta qua những năm tháng lịch sử đó

Qua đó ta có thê thấy rằng, đi tích Đình làng Kỳ Sơn có vai trò vô cùng to

lớn trong cuộc sống của người dân nơi đây, đồng thời còn tạo động lực trong sự

phát triển du lịch huyện Kiến Thụy Tất cả những giá trị to lớn của di tích Đình làng

Kỳ Sơn đã góp phần nâng cao giá trị của mảnh đất Kỳ Sơn, mà trong tâm thức củangười dân nơi đây, đó là mảnh đất linh thiêng, mảnh đất nơi có vị thần Đào Hạo

luôn che chở phù hộ cho người dân nơi đây.

1.4.2 Vai trò của lễ hội rước lợn Ong Bồ

Lễ hội văn hoá truyền thong là một dạng hoạt động văn hoa đặc thù, vớinhững giá trị của nó tự thân đã có sức thu hút du khách rất lớn Bởi đó là môi

trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng cảm, cộng mệnh, tạo nên bản sắcvăn hoá không bị trộn lẫn với bất cứ một loại hình văn hóa nào và đồng thời còn làmột tiềm năng du lịch văn hoá lớn Khách du lịch muốn tham gia lễ hội, họ có thểchiêm nghiệm, trải nghiệm lễ hội dé tìm hiểu, khám phá bản sắc đó do vậy mà lễ

hội giữ vai trò là trung tâm hội tụ của mọi người, thu hút khách du lịch.

30

Trang 37

Khi đến với mảnh đất Kỳ Sơn, du khách sẽ được hòa mình vào không gian

của lễ hội rước lợn Ông Bồ Với chu kì 3 năm, chính quyền và nhân dân địa phươnglại tiến hành tô chức lễ hội 1 lần Day là khoảng thời gian nông nhàn của nhân dân,

họ tham gia lễ hội với ước nguyện là được vui chơi, giải trí sau một năm lao độngcực nhọc, vất vả Tất cả người dân cũng như du khách thập phương ở mọi miền đấtnước khi họ tham gia lễ hội rước lợn Ông Bồ họ lại được khám phá những nét độcđáo, đặc sắc riêng của lễ hội mà không hề bị trộn lẫn với bất kì lễ hội nào cả Khitham gia lễ hội, phần lễ được tiến hành với day đủ những nghi thức tế lễ, thông qua

đó du khách có thé tìm hiểu, khám phá những ban sắc văn hóa đó Ngoài phan lễ, du

khách còn được tham gia phần hội Du khách sẽ được tham gia những trò chơi dân

gian mang đậm nét của vùng quê Tất cả những lo toan, mệt nhọc của cuộc sống sẽtan biến đi, mang đến cho ho một tinh than phan chan hơn Vi thế mà lễ hội rướclợn Ông Bồ có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây

Hơn thế nữa, ngoài những vai trò to lớn về mặt tinh than, thì lễ hội rước lonÔng Bồ còn có vai trò vô cùng to lớn về kinh tế - xã hội Những hoạt động dịch vụ

sẽ được tiến hành khi lễ hội được diễn ra cũng như tạo công ăn việc làm cho ngườidân nơi đây, những hoạt động kinh doanh buôn bán sẽ được tiễn hành Khi khách

du lịch đến với lễ hội sẽ kéo theo các nhu cầu cần thiết như đi lại, lưu trú, nghỉdưỡng, ăn uống, mua sắm các đồ lưu niệm tại lễ hội, giải trí Sự tiêu dùng của ho

giúp cho các đơn vị kinh doanh có điều kiện thu lợi nhuận, đồng thời góp một phần

tăng thu nhập cho người dân cũng như ngân sách của địa phương Vì vậy, đây được

coi là nền tảng dé phat triển các ngành dịch vụ như dịch vụ tour; dịch vụ đi chuyền,

lưu trú, 4m thực, mua sắm, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí

Hon nữa, lễ hội rước lợn Ông Bồ còn là điểm đến mà những nhà kinh doanh

du lịch lựa chọn, xây dựng những tour du lịch văn hóa kết hợp với trải nghiệm Đốitượng mà họ hướng đến rất đa dạng, có thé là học sinh sinh viên đi đến với mục dich

là tham quan tìm hiểu, học tập Ngoài ra đối tượng khách có thê là những nhà nghiêncứu, thầy cô với mong muốn đến với di tích lễ hội để tham quan, tìm hiểu thêm vềkhông gian của lễ hội đó Vì vậy, mà lễ hội rước lợn Ông Bồ được coi là điểm đến déhoạt động tô chức các tour du lịch đến với những địa danh lịch sử văn hóa

31

Trang 38

Ngoài ra, việc lễ hội rước lợn Ông Bồ được diễn ra còn là dịp để quảng bá về

hình ảnh của địa phương, điều này góp phần thu hút khách du lịch đến với lễ hội

nhiều hơn Đồng thời cũng là dịp để các công ty du lịch lựa chọn nơi đây là điểm

đến lí thú dé đưa khách đến tham gia các hoạt động diễn ra trước và trong suốt thời

gian diễn ra lễ hội Vì vậy mà ta có thể khẳng định rằng lễ hội rước lợn Ông Bồ có

vai trò to lớn trong cuộc sống của dân làng Kỳ Sơn cũng như góp phần đắc lực

trong sự phát triển du lịch huyện Kiến Thuy

Tiểu kết chương 1

Du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tài nguyên

du lich tự nhiên thường là để thỏa mãn các nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn hòa mìnhvào thiên nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn, nó bồidưỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách Bên cạnh đó nó còn làm phong phú thé giớitinh thần, tình cảm, thâm mỹ của con người, giữa du lịch và văn hóa có mối liên hệbền vững, tương tác lẫn nhau Khai thác thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn

dé phát triển du lịch và du lịch phát triển quay lại củng cô thêm văn hóa Tài nguyên

du lịch nhân văn là cơ sở dé tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú và là

yêu tô thúc day động cơ di du lịch của du khách

Du lịch và di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

trong di tích có lễ hội, có du lịch và di tích lịch sử văn hóa, lễ hội là tài nguyên, là

nguồn lực của du lịch Di tích - lễ hội ra đời và phát triển không vì mục đích du lịch

nhưng lại mang tính du lịch rất rõ nét Chính vì vậy mà giữa du lịch và di tích - lễhội có mối quan hệ tương trợ, qua lại với nhau cùng nhau thúc đầy phát triển

Di tích và lễ hội là hai yêu tố gắn bó mật thiết với nhau Trong quá trình khaithác phải nhấn mạnh vào yếu tố đặc trưng riêng biệt, yếu tô độc đáo của lễ hội giữacác cộng đồng dân tộc Cho ra đời và hoàn thiện các tour du lịch, đặc biệt là tour du

lịch văn hóa với sản phẩm đặc biệt hoạt động lễ hội của địa phương đó Đồng thời

những nhà kinh doanh du lịch phải đảm bảo khai thác lễ hội theo hướng bén vững,không làm ảnh hưởng, gây tác động tiêu cực hoặc làm biến đồi nội dung vốn có của

lễ hội.

32

Trang 39

Kiến Thụy là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử Nơi đây có

rất nhiều di tích đình chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa phi vật thé, và

đây cũng là nơi phát tích lịch sử của Vương triều Mạc Với bề dày lịch sử, văn hóa

mà mảnh đất này đã thu hút được rất nhiều du khách ở mọi miền đất nước đến thamquan, nghiên cứu Qua đó, mà bản thân tác giả muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn,khai thác những giá trị của di tích Dinh làng Ky Son và Lễ hội rước lợn Ông Bồ dé

đưa vào phát triển du lịch huyện Kiến Thụy

33

Trang 40

Chương 2: ĐÁNH GIÁ NHỮNG GIA TRI TIÊU BIEU CUA DI TÍCH

ĐÌNH LÀNG KỲ SƠN VÀ LỄ HỘI RƯỚC LỢN ÔNG BÒ

TRONG TIEM NANG PHAT TRIEN DU LICH

2.1 Đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích Dinh làng Ky Son

2.1.1 Giá trị lịch sử - văn hóa — nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của đình làng Kỳ Sơn — giá trị lịch sử:

Theo gia phả của làng, Kỳ Sơn vốn là dải đất ven biển miền Duyên hải Bắc

Bộ có từ thời Tiền Lý (544-602) Di tích đình Kỳ Sơn ở thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào,huyện Kiến Thuy được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thé ki thứ XVII) Dinh KỳSơn thờ vị Thành Hoàng là võ tướng thời Tiền Lý, tên thật là Đào Hạo có côngđánh giặc ngoại xâm, dẹp loạn, đã có công trạng với triều đình nên được nhà vua

ban thưởng nhiều điền trang, giữ chức vụ trấn giữ phủ Kinh Môn Khi còn nhỏ,

tướng Đào Hạo đã là một người thông minh Khi đi học, ngài thường bày trò giấu

đá xuống ao, hồ rồi cùng mọi người xuống mò tìm, ai nhanh nhẹn đưa được đá lên

bờ thì người ấy thắng Chính vì vậy mà sau này, khi được phong làm tướng thời Lýthì ngài thường dùng cách này để luyện quân, rèn luyện cho quân tướng có sức khỏedẻo dai, khả năng chịu đựng gian khổ trong mùa đông giá rét, ai mưu mẹo, sức dẻodai mới giành chiến thắng Khi ngài mất, đình làng Kỳ Sơn vẫn thờ một viên “đáthần” cho tới ngày nay Và cho đến ngày nay, dân làng lấy ngày 10 tháng Giênghàng năm là ngày chạp thần

Kỳ Sơn cùng với Kim Sơn là một địa phương sớm có phong trào cách mạng.

Ngày 15 tháng 12 năm 1897 tướng quân Lãnh Mộc (Vũ Đình Mộc) cùng Nghĩaquân Tế cờ, khởi nghĩa tại đình Kỳ Sơn - Tân Trào Năm 1944, phong trào ViệtMinh ở nơi đây phát triển mạnh mẽ Những cuộc biểu tình thị uy của nhân dân KimSơn cùng với Kỳ Sơn khiến cho bọn giặc trong vùng rất hoang mang, dao động, lo

sợ Chớp được thời cơ đó, lực lượng cách mạng trong khu vực Kiến Thuy và một sỐnơi khác đã phát động nhân dân địa phương đấu tranh xóa bỏ bộ máy chính quyền

đó, thiết lập một chính quyền cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa

34

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w