Trong báo cáo của mình, tác giả cho rằng, Luật NSNN năm 2002 đi vào cuộc sống đã phát huy mạnh mẽ tiềm năng đất nước, đảm bảo phát triển NSNN nhanh và vững chắc, trên cơ sở tăng quyền ch
Trang 1- -
TRỊNH THỊ KIM HOA
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG, NĂM 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trịnh Thị Kim Hoa, xin cam đoan rằng:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Kim Hoa
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy (cô) giáo và các cán bộ công chức Trường Đại học Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Hải Phòng là người trực tiếp hướng dẫn Cô đã dày công giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Hải Phòng, khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Hải Phòng đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác để có đủ thời gian và hoàn thành khóa học, thực hiện thành công luận văn này
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, đọng viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Trịnh Thị Kim Hoa
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN, HUYỆN 6
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước 6
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 6
1.1.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước 7
1.1.3 Tổ chức hệ thống NSNN 9
1.1.4 Ngân sách Nhà nước cấp huyện trong hệ thống NSNN 9
1.2 Nội dung cơ bản về quản lý 10
1.2.1 Khái niệm về quản lý ngân sách 10
1.2.2 Nội dung Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 10
1.2.3 Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước 16
1.2.4 Nguyên tắc quản lý Ngân sách Nhà nước 17
1.2.5 Hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước 18
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN 20
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Kiến An 20
2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên 20
2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội 20
2.2 Thực trạng về quản lý NSNN tại địa bàn quận kiến an 22
2.2.1 Kết quả thu - chi NSNN quận Kiến An giai đoạn 2011-2015 22
2.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách 29
2.2.3 Công tác lập dự toán ngân sách 34
2.3 Nhận xét về quản lý NSNN tại địa bàn quận kiến an 37
2.3.1 Đánh giá về công tác quản lý NSNN tại địa bàn quận Kiến An 37
Trang 52.3.2 Kết quả và hạn chế trong chấp hành các nguyên tắc quản lý NSNN 40
2.3.3 Kết quả và hạn chế trong việc thu ngân sách 41
2.3.4 Kết quả, hạn chế trong chi NSNN 43
2.4 Kết quả và hạn chế trong cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi 45
2.4.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong phân cấp nguồn thu 45
2.4.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong phân cấp nhiệm vụ chi 47
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NSNN TẠI ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI GIAN TỚI 50
3.1 Định hướng phát triển KT quận Kiến An năm 2016 đến năm 2020 50
3.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 50
3.2 Mục tiêu, quan điểm cơ bản về quản lý Ngân sách Nhà nước tại địa bàn quận Kiến An giai đoạn năm 2016 đến 2020 51
3.2.1 Mục tiêu 51
3.2.2 Quan điểm 52
3.3 Những biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại địa bàn quận Kiến An 52
3.3.1 Các biện pháp về thu NSNN 52
3.3.2 Nhóm biện pháp về chi NSNN 58
3.3.3 Nhóm biện pháp đổi mới phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng 59
3.4 Các điều kiện thực hiện biện pháp đổi mới quản lý NSNN tại địa bàn quận Kiến An 62
3.4.1 Các điều kiện về thể chế 62
3.4.2 Các điều kiện về nhân lực 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 6GTGT Thuế giá trị gia tăng
TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia, Ngân sách Nhà nước là khâu chủ đạo
là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Đồng thời NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước điều chỉnh
vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, quản
lý NSNN đã có những đổi mới và mang lại kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy nhiên thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội đang đặt ra những yêu cầu đổi mới, đòi hỏi công tác quản lý NSNN phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa
Ngân sách Nhà nước quận Kiến An là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN Việc tổ chức, quản lý ngân sách quận hiệu quả
sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn quận Từ khi luật NSNN ra đời năm 2002 và có hiệu lực
từ năm 2004 đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong quản lý NSNN Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, cũng đang còn bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét
và cải tiến Thu ngân sách chưa bao quát hết các nguồn thu, vẫn còn tình trạng thất thu, thu ngân sách hàng năm của quận không đủ bù chi, thành phố phải trợ cấp cân đối thì vấn đề tăng cường quản lý ngân sách càng trở nên cấp bách Bên cạnh đó công tác phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi hiện nay tại quận chưa tạo thế chủ động, chưa đảm bảo tính độc lập của ngân sách các cấp, chưa mở rộng quyền tự chủ để mỗi cấp chính quyền, cấp ngân sách, chủ động trong việc khai thác, tận thu các nguồn thu tại chỗ và bố trí sử dụng chi tiêu hợp lý nhất Vì vậy tăng cường công tác quản lý NSNN là một nhiệm vụ cần thiết của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả tiền, vốn, tài sản của Nhà nước Để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong việc quản lý NSNN tại địa phương, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện quản lý
Trang 9ngân sách Nhà nước tại địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” cho luận văn Thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước từ quy mô cấp quốc gia cho đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Báo cáo tham luận “Ý kiến tham gia sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002” của Tác giả Đặng Văn Thanh trình bày tại buổi tọa đàm góp ý hoàn thiện dự thảo Luật ngân sách nhà nước, do Hội Luật gia Việt Nam
tổ chức ngày 14/01/2014 tại Hà Nội Trong báo cáo của mình, tác giả cho rằng, Luật NSNN năm 2002 đi vào cuộc sống đã phát huy mạnh mẽ tiềm năng đất nước, đảm bảo phát triển NSNN nhanh và vững chắc, trên cơ sở tăng quyền chủ động, trách nhiệm của địa phương và các Bộ, ngành trong việc quản lý tài chính ngân sách được phân cấp; xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thực hiện chế độ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách Tuy nhiên, Luật NSNN năm 2002 cũng cho thấy không ít vướng mắc và bộc lộ những hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung Một trong những đề nghị sửa đổi bổ sung đáng chú ý là xác định mức
độ tập trung và phân cấp trong quản lý điều hành ngân sách, theo đó nội dung phân cấp cần rõ ràng hơn, sâu hơn; trao quyền và trách nhiệm cho HĐND tỉnh quyết định ngân sách địa phương Ngoài ra, không nên trao quyền và trách nhiệm về NSNN như nhau đối với các địa phương mà cần tính đến các đặc thù của địa phương Làm như vậy sẽ giảm dần việc lồng ghép trong ngân sách, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền
- Bài báo “Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Luật học số 26 (2010) Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, từ đó đưa ra những kiến nghị
Trang 10nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về lĩnh vực nghiên cứu Có hai
ý kiến được chú ý trong nghiên cứu: Một là, kiến nghị bổ sung luật và các văn bản hướng dẫn luật theo theo hướng tăng quyền chủ độngvề quản lý NSNN cho địa phương Hai là, kiến nghị thời hạn NSNN là trung hạn (5 năm) thay vì một năm như đang quy định
- Đề tài luận án tiến sĩ quản lý hành chính công tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay” (2013), của tác giả Lê Toàn Thắng Trong luận án nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa lý luận về phân cấp quản lý nhà nước; thông qua nghiên cứu thực trạng về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trước khi ban hành luật NSNN 2002 và sau khi ban hành luật, tác giả đã có những đánh giá ưu điểm và chỉ ra tồn tại Một trong những tồn tại được tác giả chú trọng nghiên cứu đó là phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam vẫn thực hiện theo phương thức quản lý theo các yếu tố đầu vào, tồn tại này làm cho hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết khác về quản
lý NSNN ở cấp vĩ mô hoặc trên một phạm vi tỉnh, thành phố, huyện và xã Các công trình đề cấp đến nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý nhà nước; khía cạnh về ban hành luật pháp, chính sách chế độ về NSNN, về chu trình NSNN, về quản lý hoạt động thu chi, về thanh tra, kiểm tra và kiểm toán việc thực hiện NSNN Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý NSNN tại quận Kiến An Điều đó thúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn quận Kiến An thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất những biện pháp để hoàn thiện quản lý NSNN của quận, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trang 113.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề, lý luận chung về NSNN, vai trò của NSNN trong phát triển kinh tế xã hội
- Phân tích đánh giá thực trạng về quản lý NSNN quận Kiến An về: chấp hành các nguyên tắc quản lý NSNN; quản lý thu - chi NSNN, phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi NSNN
- Phương hướng, biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn quận trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng việc quản lý NSNN quận Kiến An, những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: các khoản thu - chi, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN quận Kiến An giai đoạn 2011-2015
5 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, thống kê toán để xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu - chi, thực trạng thu - chi trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập, tham khảo thông tin từ tài liệu, bài viết có liên quan đến QLNS Nhà nước của nhiều tác giả
+ Số liệu sơ cấp: Sử dụng các báo cáo quyết toán thu - chi NSNN từ phòng Tài chính - Kế hoạch quận Kiến An, báo cáo kết quả điều tra khảo sát, phân tích các hoạt động kinh tế của UBND quận Kiến An
6 Đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ về mặt lý luận về quản lý NSNN và quản lý NSNN quận Kiến An
Trang 12- Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng thu - chi, thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN quận giai đoạn 2011-2015, tìm ra những mặt
đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý NSNN quận Kiến An trong thời gian tới
7 Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NSNN trên địa bàn quận, huyện Chương 2: Thực trạng về quản lý NSNN trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp tăng cường quản lý NSNN quận Kiến An, thành phố Hải Phòng thời gian tới
Trang 13CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN, HUYỆN
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nước [8, Tr.25]
Thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu:
Quan niệm thứ nhất, ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Quan niệm này đúng về mặt hình thức, đã mô tả mặt thực thể vật chất của NSNN; tuy nhiên chưa thể hiện vị trí của NSNN
Quan niệm thứ hai, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước Quan niệm này đã mô tả mặt
cụ thể, mặt vật chất của NSNN đồng thời thể hiện vị trí NSNN so với các quỹ tiền tệ khác Tuy nhiên, quan niệm này cũng chưa thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN
Quan niệm thứ ba, ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau Quan điểm này đã nêu bật được NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, tuy nhiên lại không nói lên được thực thể vật chất NSNN là gì?
Điều 1 của Luật NSNN được Quốc hội khóa XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 năm 2002 cũng đưa ra khái niệm: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.[1, Tr 1] Năm ngân sách (còn gọi là niên độ ngân sách hay năm tài chính hoặc tài khoá) mà trong đó, dự toán thu, chi tài chính của Nhà nước đã được phê
Trang 14chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành Ở nước ta năm ngân sách bắt đầu tư ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
* Bản chất của ngân sách nhà nước [7, Tr.45]
- Trên góc độ khoa học: Ngân sách là phạm trù kinh tế - lịch sử
- Trên góc độ kinh tế - xã hội: Ngân sách phản ánh tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội, thông qua quan hệ động viên các nguồn lực tài chính và phân phối các nguồn lực tài chính đó cho các mục tiêu kinh tế - xã hội
- Trên góc độ nội dung vật chất: Ngân sách là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, được sử dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước
- Trên góc độ quản lý: Ngân sách là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước hay là bảng cân đối thu - chi chủ yếu của Nhà nước
- Trên góc độ pháp lý: Ngân sách là đạo luật tài chính cơ bản trong năm tài chính
1.1.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước
1.1.2.1 Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước [5, Tr 59]
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của ngân sách Nhà nước, để đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây
là vai trò lịch sử của ngân sách Nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào,
cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện
1.1.2.2 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá
cả và chống lạm phát [5, Tr 60]
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung - cầu và giá cả, thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự
Trang 15dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng, Nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả, thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường, ngân sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát
1.1.2.3 Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất [5, Tr 68]
Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhà nước sử dụng công
cụ thuế và chi ngân sách Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác Nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng, những lĩnh vực cần thiết để hình thành
cơ cấu kinh tế theo hướng đã định Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước
có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
1.1.2.4 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư [5, Tr 80]
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư Nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý, nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được
Trang 16Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách Nhà nước như: chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội, phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp
1.1.3 Tổ chức hệ thống NSNN [8, Tr 46]
Theo tinh thần của Luật NSNN, hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (NSĐP)
- Ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm:
+ Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh)
+ Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện)
+ Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách cấp xã) 1.1.4 Ngân sách Nhà nước cấp huyện trong hệ thống NSNN [8, Tr.50, 51, 52]
1.1.4.1 Khái niệm NSNN cấp huyện
Ngân sách cấp huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện
1.1.4.2 Đặc điểm của NSNN cấp huyện
Ngân sách cấp huyện thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện: đó là mối quan hệ giữa ngân sách với các tổ chức, cá nhân trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của quận Ngân sách cấp huyện không có bội chi ngân sách
1.1.4.3 Vai trò của ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội,
an ninh, quốc phòng Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Trang 171.1.4.4 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách huyện
Thu ngân sách huyện là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc chi ngân sách huyện Thu ngân sách huyện gồm các loại chính sau: các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách; các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100% (các khoản thuế theo quy định, phí, lệ phí, thu thanh lý ); thu bổ sung ngân sách cấp trên; thu kết dư ngân sách và thu chuyển nguồn ngân sách
Chi ngân sách huyện là việc Nhà nước cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế, xã hội theo những nguyên tắc nhất định Chi ngân sách huyện gồm các khoản chi chủ yếu: chi đầu tư phát triển theo phân cấp, chi thường xuyên đảm bảo hoạt động của của bộ máy quản lý cấp huyện; chi
bổ sung cho ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn của huyện
1.2 Nội dung cơ bản về quản lý [9, Tr 71, 75, 80]
1.2.1 Khái niệm về quản lý ngân sách
Theo Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: “Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật”
Như vậy chúng ta có thể hiểu : quản lý NSNN là hoạt động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý NSNN cấp huyện thông qua việc sử dụng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tác động vào hoạt động của NSNN nhằm đặt được những mục tiêu đề ra
1.2.2 Nội dung Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.2.1 Lập dự toán ngân sách huyện [2, Tr 24]
Lập dự toán ngân sách nhà nước huyện là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của nhà nước huyện trong thời hạn một năm Đây là khâu quan trọng của quá trình ngân sách, tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo Nếu việc lập dự toán ngân sách được tiến hành trên cơ sở có
Trang 18đầy đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước sẽ
có chất lượng hiệu quả hơn Ngược lại nếu quá trình lập dự toán ngân sách không được thực hiện tốt thì không những việc thực hiện ngân sách thiếu minh bạch, kém hiệu quả mà còn làm cho quá trình quyết toán ngân sách gặp nhiều khó khăn, phức tạp
a Căn cứ lập dự toán ngân sách huyện:
Một là, Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,
an ninh của địa phương trong năm kế hoạch và các năm tiếp theo;
Hai là, Phương hướng, kế hoạch, mục tiêu phát triển của huyện; nhiệm
vụ cụ thể của năm kế hoạch;
Bà là, Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp thẩm quyền quy định, trong đó:
+ Đối với thu ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách;
+ Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những
dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện;
+ Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do UBND tỉnh ban hành
Bốn là, Việc lập dự toán trong thời kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ
lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh trên cho ngân sách huyện đã được giao;
Trang 19Năm là, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương
Sáu là, Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo
b) Yêu cầu lập dự toán ngân sách huyện:
Lập dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ bảo đảm tính cụ thể, thống nhất, cân đối, tính có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn của bản dự toán ngân sách;
- Dự toán ngân sách phải được lập theo đúng yêu cầu nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định và hướng dẫn cụ thể về lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ tài chính;
- Dự toán ngân sách cấp huyện phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc cân bằng thu chi
1.2.2.2 Chấp hành ngân sách huyện [2, Tr31]
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực
Mục tiêu chấp hành NSNN huyện là:
- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
về kinh tế - tài chính của Nhà Nước Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn
Nội dung tổ chức chấp hành NSNN cấp huyện:
Chấp hành NSNN bao gồm chấp hành thu ngân sách và chấp hành chi ngân sách nhà nước
Trang 20- Chấp hành thu NSNN: là quá trình tổ chức thu và quản lý nguồn thu của NSNN Điều 48 Nghị Định 60 quy định Hệ thống tổ chức thu NSNN cấp huyện bao gồm Chi cục Thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu
+ Các cơ quan được giao nhiệm vụ thu phải có trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu NSNN, xác định và thông báo số phải nộp cho NSNN cho các
cá nhân, tổ chức trên địa bàn Các cơ quan này chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu ngân sách tại địa phương; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và các quy định khác của pháp luật
+ Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng đóng thuế phải có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo đúng quy định pháp luật Trường hợp nộp chậm mà không được phép sẽ bị cưỡng chế nộp theo quy định của pháp luật
+ Về nguyên tắc, toàn bộ các khoản thu của NSNN cấp huyện phải nộp vào Kho bạc nhà nước huyện, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định
- Chấp hành chi NSNN: là quá trình tổ chức chi NSNN và quản lý các khoản chi NSNN Quá trình chấp hành chi NSNN bao gồm các khâu:
+ Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: [3, Tr 2]
Sau khi UBND huyện giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc: tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản phải
ưu tiên những dự án quan trọng chuyển tiếp; đối với các dự án mới, chỉ phân
bổ, giao dự toán khi có đủ điều kiện quy định của pháp luật về quản lý đầu tư
và xây dựng
*Tiêu chí đánh giá công tác quản lý NSNN cấp huyện
Trang 21Để đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện phải đánh giá từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN; nếu trong từng khâu quản lý không tốt, bị buông lỏng, nhiều kẻ hở thì làm giảm hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện
a Tiêu chí đánh giá về lập dự toán NSNN cấp huyện
Tiêu chí 1: Lập dự toán tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN
và các văn bản hướng dẫn liên quan
Tiêu chí 2: Tính khả thi trong công tác lập dự toán: có nghĩa là lập dự toán xem xét đến tình hình hiện tại và chiến lược phát triển KTXH của quận
Dự toán thu NSNN cấp huyện được lập phải tính toán đúng đắn và đầy đủ từng khoản thu Dự toán chi NSNN cấp huyện được lập dựa trên khả năng nguồn ngân sách có thể đáp ứng
b.Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán NSNN cấp huyện
*Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán thu NSNN cấp huyện:
Tiêu chí 1: Thu theo dự toán, có nghĩa là các khoản thu phải dựa trên
cơ sở dự toán được duyệt
Tiêu chí 2: Thu đúng, thu đủ theo luật định, có nghĩa là thu phải đúng đối tượng, đúng nội dung theo mục lục NSNN
Tiêu chí 3: Tổ chức bộ máy quản lý thu và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thu ngân sách
*Tiêu chí đánh giá chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện:
Tiêu chí 1: Chi theo dự toán, có nghĩa là các khoản chi phải dựa trên
cơ sở dự toán được duyệt; dự toán chi xác lập theo khoản chi nào, đối tượng nào, theo khoản mục nào thì chấp hành chi NSNN cũng phải được xác lập như vậy
Tiêu chí 2: Chi NSNN cấp huyện dựa trên cơ sở nguồn thu NSNN cấp huyện
Tiêu chí 3: Chi phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có nghĩa là việc đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn diện; phải xem xét mức độ ảnh hưởng của các khoản chi tới phát triển KTXH
Trang 221.2.2.3 Quyết toán ngân sách huyện [4,Tr39]
Quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành NSNN Quyết toán NSNN huyện thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách ở những năm tiếp theo
*Tiêu chí đánh giá quyết toán NSNN cấp huyện
Tiêu chí 1: Số liệu báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực Nội dung báo cáo đúng các nội dung ghi trong dự toán và đúng hệ thống MLNS
Tiêu chí 2: Báo cáo quyết toán đảm bảo đúng quy định về thời gian Tiêu chí 3: Báo cáo quyết toán phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của thu chi ngân sách
1.2.2.4 Kiểm tra, thanh tra ngân sách huyện [4,Tr 44]
Mục đích của công tác kiểm tra, thanh tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo
vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân
*Tiêu chí đánh giá thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện
Tiêu chí 1: Chấp hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm
Tiêu chí 2: Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra: có nghĩa là ngay sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra, các đơn vị liên quan cần phối hợp với cơ quan thanh tra đưa ra các giải pháp nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo kết luận của thanh tra, kiểm tra
Tiêu chí 3: Tính động viên, khuyến khích: có nghĩa là công tác thanh tra kiểm tra bên cạnh xem xét tính hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động quản lý NSNN thì cần quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN có tiết kiệm,
có hiệu quả hay không Từ đó có những đề xuất cơ quan cấp trên kịp thời khen thưởng cho những đơn vị có thành tích cao trong hoạt động quản lý NSNN
Trang 231.2.3 Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước
1.2.3.1 Khái niệm về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước Trung ương giao nhiệm
vụ và quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách Hay nói cách khác, phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp, trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách
1.2.3.2 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
*Nguồn thu NSNN [10, Tr 28]
Thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một
bộ phận giá trị của cải xã hội để hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Thu NSNN bao gồm rất nhiều loại, như sau:
- Thu thường xuyên bao gồm các khoản thu phát sinh tương đối ổn định
và Nhà nước có thể đơn phương sử dụng quyền lực chính trị của mình mà quyết định như: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu thường xuyên khác
- Thu về chuyển nhượng quyền sử dụng và bán tài sản của Nhà nước như: tiền bán vật tư, hàng hóa dự trữ nhà nước, tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tiền bán tài sản Nhà nước khác như ô tô, tàu thuyền hay quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản, quyền hàng không
- Thu viện trợ không hoàn lại bao gồm tất cả các khoản thu viện trợ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi vay lại
- Thu nợ gốc, các khoản cho vay và thu bán các cổ phần của Nhà nước
* Chi ngân sách Nhà nước [6, Tr 101]
Đứng về phương diện pháp lý: chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được những mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ anh ninh và trật tự, cứu trợ, bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp,…
Trang 24Về mặt bản chất: chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh, quốc phòng
1.2.4 Nguyên tắc quản lý Ngân sách Nhà nước [11, Tr 36]
1.2.4.1 Nguyên tắc thống nhất
Thể hiện qua hệ thống NSNN ở nước ta là một hệ thống nhất từ Trung ương đến địa phương, thống nhất về chủ trương, đường lối chính sách, những quy định của Nhà nước về quản lý, tổ chức, điều hành, cũng như về các chế
độ, định chế về tài chính
1.2.4.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Mặt tập trung: được thể hiện là hầu hết, phần lớn NSNN tập trung ở NSTW nhằm giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội của đất nước Mặt khác, NS cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của NS cấp trên, NS cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự toán NS và quyết toán NS của cấp dưới trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như chấp hành các chế độ, quy định của Nhà nước
+ Mặt dân chủ: thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước có một ngân sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định ngân sách cấp mình trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp mình một cách dân chủ, độc lập, phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp mình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cấp mình
1.2.4.3 Nguyên tắc công khai, minh bạch
Về phương diện chính sách, thu - chi ngân sách nhà nước là một chương trình của chính quyền được cụ thể hoá bằng các số liệu Xuất phát từ đòi hỏi
Trang 25chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước Do đó NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân đều có thể biết 1.2.4.4 Nguyên tắc bảo đảm cân đối NSNN
Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành, các cấp chính quyền
1.2.5 Hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước
1.2.5.1 Hiệu quả quản lý thu ngân sách
Hiệu quả quản lý thu NSNN thể hiện ở việc khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính tiềm năng và sẵn có trong nền kinh tế quốc dân, đi đôi với bồi dưỡng và tăng cường các nguồn thu nhằm tiếp ứng yêu cầu ngày càng cao trong bảo đảm quan hệ cân đối ngân sách
Các nguồn lực tài chính ở đây thực chất là các khoản thu (thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) được huy động vào NSNN Trong quá trình huy động các nguồn thu vào ngân sách, thuế phải được sử dụng đầy đủ các chức năng vốn có của nó, vừa là công cụ huy động nguồn lực, vừa là công cụ điều tiết kinh tế và là công cụ bồi dưỡng các nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn
1.2.5.2 Hiệu quả chi ngân sách Nhà nước
Hiệu quả chi NSNN biểu hiện ở sự phân phối hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm mang lại hiệu quả bền vững đối với đầu tư phát triển và tiết kiệm tối đa trong các khoản chi thường xuyên, để khắc phục bội chi NS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tương ứng đã xác lập
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN [7,
Tr 47, 50, 51]
1.2.6.1 Điều kiện về kinh tế xã hội
Ngân sách Nhà nước là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy
nó luôn chịu tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng:
Trang 26+ Về kinh tế: kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư, phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia
+ Về mặt xã hội: nguồn lực lao động là động lực cho sự phát triển kinh tế nói riêng và là động lực phát triển xã hội, con người nói chung Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực lao động (con người) là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay
1.2.6.2 Chính sách và thể chế kinh tế
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của
NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia Trong hơn 20 năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý NS quốc gia
1.2.6.3 Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Hệ thống các chính sách trích thưởng thu vượt mức kế hoạch vào NS các cấp, quyền chi phối kết dư NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ
dự phòng đã tạo động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu NS và bảo đảm cân đối bền vững của NS quốc gia
Trang 27CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Kiến An
2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên [14]
Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng được thành lập từ tháng 8/1994, với diện tích tự nhiên 29,55 km2 Toàn quận gồm 10 đơn vị hành chính cấp phường là: Ngọc Sơn, Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Quán Trữ, Tràng Minh, Văn Đẩu, Phù Liễn, Nam Sơn, Đồng Hoà, Lãm Hà
Quận Kiến An nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam so với trung tâm thành phố Hải Phòng, có vị trí: phía Bắc giáp sông Lạch Tray, phía Nam giáp sông
Đa Độ, phía Đông giáp huyện Kiến Thuỵ, phía Tây giáp huyện An Lão
Độ cao trung bình từ +3 đến +3,5m; các khu vực cao nhất là núi Cột
Cờ, núi Cựu Viên, Thiên Văn, núi Đấu Địa hình dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thấp nhất là khu vực phía Nam các phường Phù Liễn và Tràng Minh giáp với sông Đa Độ
Kiến An vốn là thủ phủ của tỉnh Kiến An trước đây với lịch sử phát triển đô thị từ trên 100 năm Trên địa bàn còn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng: có đền thờ Chiêu Chinh Công chúa; đền Kha Lâm, đền Kiên Vũ, đền Tây Sơn…đều là các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, ngoài ra còn được thiên nhiên ưu đãi với những dãy núi Cột Cờ, quần thể đồi - rừng - núi Cựu Viên, núi Đấu và đồi Thiên Văn với cảnh quan đẹp, độ dốc sườn đồi vừa phải; thảm thực vật phong phú, khu vực núi Đấu còn là nơi quy tụ của nhiều loài chim về sinh sống Có thể nói đây là tặng phẩm tự nhiên hiếm có cho một đô thị thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Đây không chỉ là máy điều hòa không khí
tự nhiên cho khu đô thị mà là lợi thế hứa hẹn tiềm năng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái đồi rừng ngay trong lòng thành phố Hải Phòng 2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội [14]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8% Thu nhập bình quân đầu người 1.400
Trang 28USD/năm Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8,58%, thương mại dịch vụ tăng 18,2%, sản xuất nông nghiệp thuỷ sản tăng 2,5%
Đến năm 2015 trên địa bàn quận có hơn 1000 doanh nghiệp công, nghiệp xây dựng, thương mại; 6.425 hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản những năm qua đã bước đầu chuyển dịch mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng trang trại, gia trại ở các phường Văn Đẩu, Phù Liễn, Lãm Hà, Tràng Minh
Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ Đến nay: công nghiệp - xây dựng chiếm 57,13%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 41,79% và Nông nghiệp chiếm 1%
Dân số của quận năm 2015 là 111.350 người, trong đó số người trong
độ tuổi lao động 57.160 người, chiếm 51% dân số Cơ cấu lao động: về số người hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm 39,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,1%, nông nghiệp chiếm 29,7%
Kiến An với diện tích 2.955 ha, trong đó có 1.334,6 ha là đất lâm nghiệp chiếm 45,2% Trong đất nông nghiệp, đất lúa chiếm diện tích tới 74,5% diện tích đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp chiếm 45,9% diện tích đất tự nhiên Trong cơ cấu phi nông nghiệp, đất ở chiếm 29,8%, đất an ninh quốc phòng chiếm 24,9%, đất công nghiệp chiếm 17,7% Sau 5 năm, đất xây dựng và công nghiệp tăng thêm gần 200 ha, chủ yếu do mở mang khu công nghiệp và xây dựng đô thị Đất chưa sử dụng còn 263,9 ha chiếm 8,9% tổng diện tích đất tự nhiên Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất mặt nước sông và một phần diện tích đồi núi chưa sử dụng
Từ những phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội trên cho thấy đặc điểm xã hội của địa phương có những thuận lợi và khó khăn thách thức ảnh hưởng đến quản lý NSNN trên địa bàn:
Trang 29Về thuận lợi: giao thông thuận tiện tạo, cơ cấu dân số vàng (số người trong
độ tuổi lao động chiếm 51% dân số), điều kiện đất đai còn nhiều, đó là những điều kiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn những năm tới
Về khó khăn: Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quận khan hiếm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận còn chậm, chưa vững chắc, không có ngành kinh
tế mũi nhọn, sản xuất công nghiệp nhỏ, manh mún Các hoạt động dịch vụ và giao lưu kinh tế trên địa bàn còn kém phát triển Nguồn thu ngân sách còn tương đối thấp Cơ cấu lao động không cân xứng với tỷ cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 1,45% nhưng tỷ lệ lao động chiếm 29,7% Tỷ lệ người lao động sống bằng nghề nông nghiệp (29,7%), không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khó chuyển đổi nghề nghiệp tìm việc làm mới trong điều kiện đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp đang giảm dần do quá trình
đô thị hóa
2.2 Thực trạng về quản lý NSNN tại địa bàn quận kiến an [13, 15]
2.2.1 Kết quả thu - chi NSNN quận Kiến An giai đoạn 2011-2015
2.2.1.1 Kết quả thu ngân sách quận Kiến An 2011-2015
Bảng 2.1 Thu ngân sách Nhà nước quận Kiến An 2011-2015
ĐVT: triệu đồng Năm
A- Tổng thu NSNN trên địa bàn (I+II) 147.360 156.374 161.578 177.970 193.503
I- Các khoản thu cân đối NSNN 140.560 145.102 146.801 163.787 191.467
1 Thu thuế XNK, TTĐB, GTGT hàng NK
2 Thu nội địa
- Thu từ DN nhà nước Trung ương
- Thu từ DN nhà nước địa phương 627 2.084 2.064 1.933
- Thu từ DNLD với nước ngoài
- Thuế ngoài quốc doanh 43.111 54.697 57.446 61.541 54.117
Trang 30- Lệ phí trước bạ 48.407 40.220 55.095 70.114 79.501
- Thuế nhà đất (Thuế SD đất phi NN) 4.194 4.600 4.236 4.368 4.329
- Thuế thu nhập cá nhân 9.282 7.645 7.700 6.232 8.989
- Thu phí và lệ phí 2.066 1.975 1.813 2.224 2.763
- Thu tiền sử dụng đất 26.625 17.493 7.654 7.247 20.510
- Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 5.719 10.052 8.840 8.472 12.625
- Thuế bảo vệ môi trường 6.364 433 447 933
- Các khoản thu tại phường 574 625 748 665 634
II Các khỏan thu để lại QL qua NSNN 6.800 11.272 14.777 14.183 14.146
- Học phí 4.959 9.255 11.792 13.327 9.878
Thu xổ số kiến thiết 554 501 523 743 741
- Thu nhân dân đóng góp, khác 1.287 1.516 2.462 113 3.527
B NSĐP được hưởng 181.863 170.939 213.198 260.698 272.828
1.Thu từ kinh tế trên địa bàn
- Từ các khoản thu cân đối NS 89.820 98.979 108.326 122.680 140.762
- Thu để lại QL qua NSNN 6.800 11.272 14.777 14.183 14.146
3 Thu chuyển nguồn từ năm trước sang 1.078 4.779 216 10.228
4 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 83.410 55.635 89.770 123.577 107.692
( Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Kiến An) Nhìn bảng 2.1 Thu ngân sách Nhà nước quận Kiến An 2011-2015 cho thấy tổng thu NSNN trên địa bàn tăng hàng năm qua các năm Năm 2011 đạt 147.360 triệu đồng, năm 2012 đạt 156.374 triệu đồng, năm 2013 đạt 161.578 triệu đồng, năm 2014 đạt 177.970 triệu đồng, năm 2015 đạt 193.503 triệu đồng Kết quả thu
Trang 31cân đối ngân sách năm sau cao hơn năm trước năm 2011 đạt 140.560 triệu đồng, năm 2012 đạt 145.102 triệu đồng, năm 2013 đạt 146.801 triệu đồng, năm 2014 đạt 163.787 triệu đồng, năm 2015 đạt 191.467 triệu đồng Nguồn thu cân đối ngân sách quận chủ yếu là thuế khu vực ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ Thu NSĐP được hưởng năm 2011 đạt 181.863 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống 170.939 triệu đồng, năm 2013 đạt 213.198 triệu đồng, năm 2014 đạt 260.698 triệu đồng, năm 2015 đạt 272.828 triệu đồng Mức tăng NSĐP tập trung chủ yếu ở hai chỉ tiêu Thuế ngoài quốc doanh, Lệ phí trước bạ và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (thu bổ sung ngân sách cấp trên tính bình quân 5 năm chiếm 42
% trên tổng thu NSĐP bình quân 5 năm)
Trong 2 năm 2012, 2013 thu ngân sách không đạt được kế hoạch thành phố giao, nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn chung của cả nước cũng như thành phố, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ phải nghỉ hoặc tạm ngừng kinh doanh, thị trường bất động sản trầm lắng….( có tới 5/13 chỉ tiêu không đạt được kế hoạch, một số sắc thuế chủ yếu không hoàn thành: thuế GTGT-TNDN đạt 80% so với KH, thuế thu nhập cá nhân đạt 70% thu tiền sử dụng đất đạt 17% so với KH, các khoản thu về đất đạt 37% so với KH)
Do đặc điểm kinh tế của quận chưa phát triển, các tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, số lượng ít Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã nỗ lực phấn đấu tuy nhiên tổng số thu ngân sách của quận mới chỉ đáp ứng được trên 50% trong tổng thu NSĐP còn lại vẫn phải do bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu bổ sung cân đối để thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp; chi cải cách tiền lương và một số nhiệm vụ
xã hội khác như: chi công tác đảm bảo xã hội…, Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên chủ yếu để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các nhiệm vụ
bổ sung theo các Quyết định của UBND thành phố
Trang 32Bảng 2.2 So sánh thực hiện thu NSĐP với dự toán thu NSĐP 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm
Năm 2011 thu NSĐP thực hiện đạt 181.863 triệu đồng tăng 20% so với
kế hoạch, năm 2012 và 2013 thu NSĐP thực hiện không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra (nguyên nhân đã nêu ở trên), năm 2014 thu NSĐP tăng lên 20%
so với kế hoạch, năm 2015 thu NSĐP tăng 12%
2.2.1.2 Kết quả chi ngân sách quận Kiến An giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.3 Chi NSĐP quận Kiến An từ 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm
Tổng chi NSĐP (A+B) 181.608 170.830 212.509 255.375 271.875 A- Chi cân đối NS (I+II+III) 174.808 159.558 197.732 241.192 258.553
I Chi đầu tư phát triển 24.535 10.185 8.629 10.847 15.754
II Chi thường xuyên 145.494 149.157 189.103 220.117 230.499
1 Chi sự nghiệp kinh tế 14.527 11.657 10.902 25.029 15.243
Chi SNNN, lâm nghiệp, thuỷ lợi 2.417 3.489 2.905 3.113 3.155
- Chi SNGT+ thị chính 6.557 4.347 4.619 13.928 10.036
- Chi SN kinh tế khác 5.553 3.821 3.828 7.988 2.052
2 Chi SN văn xã 89.103 97.622 124.977 141.842 154.691
Trang 33- Chi sự nghiệp giáo dục 73.314 82.745 94.858 109.084 112.142
- Chi SN y tế 5.879 2.543 10.996 9.219 9.701
- Chi SN văn hoá – Thông tin 2.312 2.407 2.312 3.946 5.448
- Chi SN phát thanh truyền hình 1.056 872 1.803 2.870 3.290
- Chi SN thể dục - thể thao 1.228 992 705 2.162 1.708
- Chi đảm bảo XH 5.314 8.063 14.303 14.561 24.110
3 Chi quản lý hành chính 33.008 34.822 41.481 45.017 52.872
- Chi quản lý nhà nước 23.210 21.990 26.052 29.012 31.899
- Hoạt động của Đảng, Đoàn thể 9.798 12.832 15.429 16.005 20.973
4 Chi ANQP địa phương 3.614 4.496 5.772 5.300 4.933
- Chi an ninh 1.645 1.445 1.677 1.370 1.830
- Chi quốc phòng 1.969 3.051 4.095 3.930 3.103
5 Các khoản chi khác 5.242 560 5.971 2.929 1.051
III Chi chuyển nguồn sang năm sau 4.779 216 10.228 12.300
B Chi để lại QL qua NSNN 6.800 11.272 14.777 14.183 13.322
( Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Kiến An) Bảng 2.4 Cơ cấu chi ngân sách địa phương năm 2011-2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản chi
Năm
Đầu tư phát triển
Tỷ
lệ
%
Chi thường xuyên
Tỷ
lệ
%
Chuyển nguồn
Tỷ
lệ
%
Chi QL qua NS
Tỷ
lệ
% Tổng
Trang 34Chi ngân sách quận chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn, bình quân bằng 85,5% tổng chi ngân sách, chi đầu tư phát triển chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng chi ngân sách, bình quân bằng 6,4% Nguyên nhân là do thu sử dụng đất không đạt kế hoạch nên không được thành phố cấp điều tiết lại; không được phân
bổ từ ngân sách cấp trên; do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung của
cả nước cũng như thành phố, ngân sách thành phố cắt giảm, giãn hoãn các dự án chưa thực sự cần thiết để phục vụ các nhiệm vụ chi thường xuyên
Bảng 2.5 So sánh thực hiện chi NSĐP với dự toán chi NSĐP Kiến An [16]
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm
Năm 2012, 2013 số thực hiện không đạt kế hoạch Sang năm 2014 dự toán 248.218 triệu đồng, thực hiện 255.375 triệu đồng bằng 103% so dự toán Năm 2015 dự toán 246.360 triệu đồng, thực hiện 271.875 triệu đồng bằng 110% so dự toán
Nguyên nhân trong 2 năm 2012, 2013 số quyết toán nhỏ hơn dự toán là do: Tổng mức thu cân đối ngân sách năm 2012, 2013 không đạt so với kế hoạch, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách tài chính của quận, một số chi tiêu trong chi thường xuyên tạm thời bị cắt giảm như: chi khác, chi
sự nghiệp đảm bảo xã hội (thành phố đồng ý cho quận chuyển nợ kinh phí BHXH năm 2012 sang năm 2013 thanh toán…);
Trang 35Các năm 2014 tăng 13%, năm 2015 tăng 10%, nguyên nhân là do tăng thu ngân sách nên được dành 50% chi cho đầu tư phát triển, còn lại chi chuyển nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm sau
2.2.1.3 Cân đối thu – chi và xử lý kết dư NS địa phương
Bảng 2.6 Thu bổ sung từ NS cấp trên trong tổng chi NSĐP
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm
2012 chiếm 72%, năm 2013 chiếm 47%, năm 2014 chiếm 52%, năm 2015 tỷ
lệ này là 50% Nguồn chi của CTMT của thành phố cho quận tập trung chủ yếu sử dụng để thanh toán cho các công trình các công trình xây dựng, số còn lại là chi các nhiệm vụ bổ sung theo các Quyết định của UBND thành phố
Trang 36Bảng 2.7 Cân đối thu chi và xử lý kết dư NSĐP năm 2011-2015
2.2.2.1 Phân cấp nguồn thu:
+ Nguồn thu ngân sách quận:
- Các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách quận: thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh (theo tỷ lệ Trung ương 12%, quận 88%);
Các khoản thu phân chia giữa ngân sách thành phố và quận: Lệ phí trước bạ (theo tỷ lệ thành phố 14%, quận 86%)
- Các khoản thu ngân sách cấp quận được hưởng 100%: Thuế môn bài thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh do Chi cục thuế quận quản lý, thu các khoản phạt trong lĩnh vực thuế; các khoản phí, lệ
Trang 37phí phần do quận quản lý; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước do quận quản lý; tiền thu sử dụng đất, phần ghi thu ghi chi xây dựng cơ sở hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau; thu kết dư ngân sách Các khoản thu khác theo quy định
+ Nguồn thu ngân sách phường:
- Các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp quận và cấp phường: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (theo tỷ lệ quận- phường là 30-70)
Các khoản thu ngân sách cấp phường được hưởng 100%: Thu phí, lệ phí do UBND phường quản lý; thu hoa lợi công sản và thu khác ngân sách; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu huy động từ các tổ chức, cá nhân đóng góp theo quy định của pháp luật; thu chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau; thu kết dư ngân sách phường
Kết quả phân cấp nguồn thu ngân sách trên địa bàn quận trong thời gian qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8 Kết quả phân cấp nguồn thu ngân sách địa phương
STT Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tổng thu NS quận từ hoạt
động SXKD trong nước Tr.đ 140.558 145.101 146.801 163.787 191.467
2 Tổng thu ngân sách quận
được hưởng Tr.đ 85.668 95.459 103.744 119.315 136.874
- Tỷ trọng thu NSQ/tổng thu ngân sách % 61 66 71 73 71
3 Tổng thu NS cấp phường được hưởng Tr.đ 4.088 4.485 4.396 3.886 3.887
- Tỷ phường/tổng thu NS toàn trọng thu NS
quận
(Nguồn : Phòng Tài chính- Kế hoạch quận Kiến An) Qua bảng 2.8 ta thấy, tỷ trọng thu ngân sách quận được hưởng so với tổng thu ngân sách toàn quận từ năm 2011 là 61% năm 2012 tăng lên là 66% năm 2013 là 71%; năm 2014 là 73% và năm 2015 là 71%