Bảng mở rộng, thu hẹp dé tài Chủ đề chính Nghệ thuật múa rỗi nước Chủ đề giới hạn Nghệ thuật múa rối nước tại làng Đào Thục Chủ đê hẹp/cụ thê Thực trạng và đê xuât giải pháp khai thác gi
Trang 1TIỂU LUẬN CUOI KỲ
ĐÈ TÀI Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục trong phát triển du
lịch
Giảng viên : Th.S Tran Khánh Vân
Sinh viên thực hiện : Vi Đình Tâm
Học phần : ` Nhập môn năng lực thông tin
Lớp : LIB1050
Mã sinh viên : 22030893
Hà Nội — 2024
Trang 2MO DAU ®e 3
3 Bang mớ rộng, thu hep dé tài
4, Gid thuryét mghién UU oo <-.-‹41
5 Mice ti@u mghién CU na m - 5
6 Pham vỉ nghiên CỨU - - - G1 xxx vn TH TT TT HH HT TH TT HH HH TT ch Tư Hàn 5
7 ac dimh mhiém vu mghien CU eee 5
8 Phuong phap nghién Cu 5
9 Tống quan tài QU e.cccceccccccscscsessssssssessssesssssssecssesssessssssssssssecssssssusessesssesssesssusssseessessseessseesseessece 6
10 Kết cấu đề tài HH ga 7
CHƯƠNG I: TONG QUAN NGHỆ THUAT MUA RỒI NƯỚC 2- 2-52 2EccEvExecrerxerrxee 8
1 Khái quát nghệ thuật múa rối nước làng Dao Thuc c.ccccccccccccecsesssessesseeseessecssessessseeseeeseessees 8
1.1 Khái niệm nghệ thuật múa rối m6 oo cecceccccccsessseesssesssesssecssesseesssesssesssessseesseessneeesees 8
1.2 Lich sử hình thành và phát triển của lang nghề rối nước Dao Thục 9 1.3 Nội dung nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục -2- 2 2+cE+zEvrxezrxerreerxee 10
2 Giá trị của nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục 225+2<+EEcSEEeEEeEkrrrrrkerrrees 12
1 Triển vọng thu hút khách du lịch của nghệ thuật múa rối nước Dao Thục - 22
2 _ Thực trạng phát triển của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục 2: 2©25++s+cxeczcees 22
3 Đánh giá tong quan về tính hình phát triển nghệ thuật múa rối nước Đào Thục 23
4 Thị trường khách du lịcÌh - - G5 St nh HT HT TT TH HH HT TT TH 28
5 _ Sự đầu tư và phát triỄn - 22 2<+kc2 2 12112711211 71121111 T1 11.11 T1 1 1 1 cu 29
6 Cơ sở hạ tầẦng - kh TH HT TH T1 H1 HH1 nà n1 1e 30
7 _ Đường lối chính sách của Dang và Nhà nước - ¿5+ 522k E2 2711211711211 11c 30
8 Đánh giá trải nghiệm tham quan múa rối nước lại làng Đào Thục -¿- 52c ©5s¿ 31
CHUONG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN DU LICH VAN HÓA GẮN VỚI NGHỆ THUẬT MUA
›0)81019/09007.)9i06)7.(0W0.100 0110 40
458007028057 434354 A 42
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật sân khấu dân gian là hiện thân đích thực của di sản văn hóa phong phú của
Việt Nam, thể hiện sức sáng tạo độc đáo của người dân nơi đây Trải qua nhiều năm,
loại hình nghệ thuật này đã phát triển và thành một truyền thống được trân trọng Trảiqua nhiều thế hệ, nghệ thuật sân khấu đã tác động sâu sắc đến đời song tinh than, tham
mỹ của người dân Việt Nam Hình thức thé hiện truyền thống này không chi là di sản
văn hóa phi vật thé quốc gia mà còn là một khía cạnh quan trọng trong di sản nghệ thuật
của họ Việc bảo tồn và phát huy hệ thống là cấp thiết, đòi hỏi phải trau đồi, làm giàucác giá trị văn hóa dân tộc và tổ tiên Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiệnnay, vẫn tồn tại mối de dọa tiềm ân đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu truyềnthống Những biểu hiện văn hóa vô giá này đang phải đối mặt với nguy cơ bị lãng quên
do địa điểm biéu diễn hạn chế và sự quan tâm ngày càng giảm của thê hệ trẻ.
Múa rối nước có vị trí nổi bật trong số các loại hình nghệ thuật trong kho di sản phongphú của sân khấu dân tộc Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này có nguồn gốc từ
các tỉnh phía Bắc, khắc họa khéo léo đời sông, sinh hoạt đời thường của người dân Cả
nước hiện có 18 phường múa rối, tao dựng mối liên kết chặt chẽ, sôi động với nông dân.Khi sự phổ biến của các nhà hát chuyên nghiệp và các đoàn múa rối tiếp tục phát triển,
sự hiện điện của múa rỗi nước dân gian truyền thống ở các làng quê ngày càng suy giảm
Sự phát triển tính chuyên nghiệp ở các nhà hát và đoàn kịch này đã thu hút một lượng
du khách đáng kể Tuy nhiên, điều này đã khiến múa rối nước dân gian ở làng xã dần
biên mat.
Tọa lạc tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, làng Đào nổi tiếng là nơi khai sinh
ra múa rối nước Việt Nam Với lịch sử phong phú kéo dài gần ba thế kỷ, làng nghề này
là trái tim và linh hồn của loại hình nghệ thuật truyền thống này Trong suốt lịch sử củađất nước mình, làng Đào Thục đã trải qua hàng loạt thăng trầm, xen kẽ giữa những thời
kỳ hưng thịnh và những thời kỳ trì trệ Tuy nhiên, năm 2007, hoạt động múa rỗi của
phường có bước chuyên biến đáng ké, nguyên nhân có thé là do cơ sở hạ tầng giao thông
được mở rộng Việc quảng bá và mở rộng du lịch không nên chỉ giới hạn ở những nỗ lực
trong nước mà còn nên mở rộng ra quôc tê Tuy nhiên, sự phát triên của làng chưa được
Trang 4thực hiện triệt dé, din đến bộ phận du khách chủ yếu quan tâm đến múa rối, đặc biệt là
du khách nước ngoài Thật không may, điều này không thu hút được sự quan tâm củangười dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ
Việc nghiên cứu và phát triển múa rỗi nước không chỉ góp phan bảo tồn, duy trì bảo tồn
nghệ thuật truyền thống của Hội múa rối đồng thời tạo động lực trực tiếp giải quyết cácvấn đề việc làm cho người dân địa phương và tăng thu nhập của thợ thủ công dân gian,
sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Dong thời, sự phát triển của múa rối nước nó cũng
sẽ mang lại nhiều kết quả và đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội địa phương
Do đó tôi quyết định lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU THỤC TRẠNG VA DE XUẤTGIẢI PHAP KHAI THÁC GIÁ TRI VAN HÓA NGHỆ THUAT MUA ROI NƯỚC LANG
ĐÀO THUC TRONG PHAT TRIEN DU LICH” đề nghiên cứu thực trạng và đưa ra
những đề xuất cùng những giải pháp một cách khách quan nhất
2 Đối tượng nghiên cứu
Giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rỗi nước tại làng Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội)
3 Bảng mở rộng, thu hẹp dé tài
Chủ đề chính Nghệ thuật múa rỗi nước
Chủ đề giới hạn Nghệ thuật múa rối nước tại làng Đào
Thục Chủ đê hẹp/cụ thê Thực trạng và đê xuât giải pháp khai thác
giá trị văn hóa nghệ thuật múa rôi nước
làng Đào Thục trong phát triên du lịch
Thực trạng hiện nay và cần đề xuất giảiCâu hỏi nghiên cứu chính | pháp gì dé khai thác giá trị văn hóa nghệ
thuật múa rối nước tại làng Đào Thục trongphát triển du lịch ?
- Thực trạng hiện nay của nghệ thuật múa
rỗi nước tai làng Đào Thục?
- Giải pháp nào dé khai thác giá trị văn hóaCâu hỏi nghiên cứu cụ thể | của nghệ thuật rỗi nước Dao Thục trong
phát triển du lịch?
- Các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa
rỗi nước tại làng Đào Thục?
4 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 5Đa dạng hóa loại hình du lịch tại làng Đào Thục, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ
khách du lịch
Rồi nước Đào Thục mang trong minh 4 giá trị: giá trị nhận thức, giá trị thẩm mỹ, giá
tri giải tri, giá tri giáo dục
Rối nước Dao Thục đã và dang được khai thác trong phát triển du lịch, tuy nhiên việc
khai thác vẫn chưa triệt dé
5 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Dua ra giải pháp nhằm khai thác giá trị văn hóa của nghệ thuật rối
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 27/01/2024 đến 17/04/2024 và
sử dụng các dir liệu từ thời gian trước đó.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa ban Thành phố Hà Nội, tạilàng Đào Thục và nhà hát múa rỗi nước Việt Nam
Phạm vi nội dung: Gia tri văn hóa của nghệ thuật múa rỗi nước tại lang Dao Thục trongphat trién du lich
7 Xác định nhiệm vu nghiên cứu
Gôm 3 nhiệm vụ:
- _ Hệ thống hóa những van đề lý luận liên quan tới van đề nghiên cứu của đề tài
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh gia thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Dé xuất biện pháp, giải pháp, khuyến nghị
8 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 6Phương pháp nghiên cứu tài liệu chính là việc thu thập và tổng hợp thông tin liên
quan đến nghệ thuật múa rối nước tại làng Đào Thục Sử dụng phương pháp nàythông qua 3 bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và tong kết kết quả Qua đó tìm
ra được lỗ hông nghiên cứu, tính mới của đề tài liên quan đến nghệ thuật múa rồi
nước tại làng Dao Thục.
Phương pháp diéu tra xã hội học (phỏng van, khảo sát)
Khảo sát sử dụng 2 phương pháp chính: Phương pháp phỏng vấn và phương pháp
khảo sát.
Đối với phương pháp khảo sát: Khảo sát băng cách đặt câu hỏi với khách tham quantrải nghiệm tại làng Đào Thục, để rút ra được những đánh giá chung nhất và khách
quan của khách du lịch, từ đó rút ra được những vấn đề còn tồn đọng, và giải pháp
nhằm phát triển du lịch đối với nghệ thuật múa rỗi nước Dao Thục
Đối với phương pháp phỏng vấn sâu: Khảo sát băng cách đặt những câu hỏi liên quantới đề tài cần nghiên cứu với hai đối tượng: khách du lịch và những nghệ nhân tạilàng Đào Thục Ưu điểm của phương pháp này là giải đáp được những thông tin chínhxác và mới nhất về thực trạng khai thác giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rỗi nước
tại làng Đào Thục.
9 Tong quan tài liệu
Thông qua việc tìm kiếm, thu thập thông tin về nghệ thuật múa rỗi nước Đào Thục, tôinghiên cứu có dựa vảo hai nguồn tài liệu tham khảo chính, đó là:
Thứ nhất, Luận án “Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa roi nước Việt Nam”
của tiễn sĩ Văn hóa học Lê Thi Thu Hiền, luận án trình bày cơ sở hình thành cũng như
nguồn gốc dân gian của con rối nước, từ đó nêu ra 4 giá trị của nghệ thuật rối nước
Thứ hai, đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề múa roi nước Đào Thục, Đông Anh,
Hà Nội ” hoàn thành năm 2023 của nhóm sinh viên trường Đại học Thương mại Đề tàicủa nhóm sinh viên đưa ra cái nhìn tổng quan và tình hình phát triển của làng nghề múarối nước Đào Thục, thực trạng và giải pháp dé phát triển làng nghề múa rối nước ĐàoThục Tuy nhiên, phần thực trạng phát triển chưa được làm rõ
Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu, bài khảo sát nhận thấy chưa có nghiên cứu chuyên
sâu về việc khai thác nghệ thuật múa rỗi nước tại làng Đào Thục đối với khía cạnh phát
triển du lịch Đứng trước tính mới mẻ và cấp thiết của đề tài, tôi lựa chọn đề tài này nhămđưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa trên việc khai thác nghệ thuật rối
nước Đào Thục.
Trang 710 Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan nghệ thuật múa rối nước
Chương 2: Thực trang khai thác múa rỗi nước trong kinh doanh du lịch
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa gắn với nghệ thuật múa rồi nước tại
làng Đào Thục
Trang 8CHUONG I: TONG QUAN NGHỆ THUAT MUA ROI NƯỚC
1 Khái quát nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục
1.1 Khai niệm nghệ thuật múa roi nước
Rối là một loại hình nghệ thuật đặc biệt mang tính dân gian trong đó diễn viên lànhững con giống như tượng chủ yếu là tượng gỗ do các nghệ nhân dân gian điều
khiến bằng tay, bang dây, bang que hay bằng sào dé diễn lại các trò (những động tác
độc đáo) hay tích trò (những động tác độc đáo có gắn với nội dung một câu chuyện
kể nào đó)
Có nhiều hình thức múa rối, nhưng nói đến trò diễn rối dân gian là nói đến múa rối
nước Dù còn nhiều ý kiến tranh luận về nguồn gốc; về thời gian xuất hiện chưa thật
rõ ràng, xác định nhưng nhìn lại suốt một thời gian dài trong lịch sử nghệ thật biểu
diễn của Việt Nam, rối nước là một sản phẩm đặc sắc của Việt Nam Đây là một loại
hình nghệ thuật mang tính tổng hợp rất cao, tiếp thu và sử dụng linh hoạt, sáng tạo
nhiều loại nghệ thuật và mỹ thuật dân gian khác nhau (đan, dệt, chạm khắc, vẽ màu,
sơn thếp, làm pháo, kiến trúc, thêu thùa, âm nhạc, nhảy múa, ca dao dân ca, truyện
ri điều khiển bằng sào, bang dây và những phương tiện nghệ thuật độc đáo khác
Chương trình trò diễn của các phường rối nước khá phong phú, đa dạng với nhiều trò
cụ thé khác nhau Ví dụ như các trò ngư, tiều, canh, mục; si, nông, công, thương Vàtrong mỗi nhóm lại có nhiều trò hấp dẫn, chăng hạn trò Ngư sẽ có các tiết mục câu
cá, úp nom, kéo vó, đánh dặm, bơi thuyén, thả lưới; trò Canh sẽ có cày, bừa, cấy, gặt,tát nước Bên cạnh đó là các tích trò khai thác các tích truyện trong truyền thuyết,
Trang 9cô tích Việt Nam như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Tam Cám.
Múa rối nước Việt Nam phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ Đông Các, Nguyên Xá (TháiBình), Thạch Thất, Thạch Xá (Hà Tây), Nam Chấn, Nam Xương (Hà Nam), Từ
Phong, Đồng Ngư, Bùi Xá (Bac Ninh)
1.2 Lich sử hình thành và phát triển của làng nghề rối nước Đào Thục
Nghệ thuật múa rỗi nước là một sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước,
ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt Do tính đặc sắc của
nó, nghệ thuật múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có
thé sánh ngang với Tuồng và Chèo trong nền sân khấu dân tộc Tinh hoa Múa rối
nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối
nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhât vô nh[”.
Nghệ thuật Múa rối nước ra đời vào khoảng thế ky XI — XII, khi phật giáo bắt đầuphát triển mạnh ở nước ta và gắn liền với những điều kiện tự nhiên, cuộc sống củangười nông dân nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ Với trí tưởng tượngphong phú và óc sáng tạo thông minh, cha ông ta đã góp phần hình thành nên nghệ
thuật Múa rối nước Đây là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt
Nam so với nên nghệ thuật Múa rôi của các quôc gia trên toàn thê giới.
Làng múa rỗi nước Đào Thục tọa lạc ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội Nơi
đây cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 25km Làng nghề truyền thống này nằm ở
phía dưới bờ đê của sông Cà Lồ Xung quanh được bao phủ bởi cánh đồng lúa bạtngàn Đây là làng nghề truyền thống lâu đời và là nơi sản sinh ra những nghệ nhânmúa rối tài ba của Việt Nam.Đảo Thục là một làng cô có từ thời Hậu Lê, có tên Nom
là làng Đầu đến thời Đồng Khánh (1886 - 1888) mới đổi thành Đào Thục như hiện
nay, "Đào" tên gốc là Đào Xá còn "Thục" ý nói là các cô gái, cô đào nơi đây đều háthay, rất xinh đẹp và hiền thục Dau thé ky XIX, làng là một xã độc lập thuộc tổng
Hương La, huyện Yên Phong, phủ Từ Son, tran Kinh Bắc (năm 1831 đổi thành tỉnh
Bắc Ninh) Năm 1876, làng được chuyền về tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh (từnăm 1903 huyện này cắt về tỉnh Phúc Yên) Trong kháng chiến chống Pháp, làngnam trong xã Tiến Bộ, huyện Đông Anh, tinh Phúc Yên (từ năm 1950 là tinh Vĩnh
Trang 10Phúc) Từ năm 1961 xã Tiến Bộ và huyện Đông Anh được cắt về Hà Nội Tháng 11năm 1965, xã đổi tên thành Thụy Lâm.
Lúc này, trong làng có một người tên Nguyễn Đăng Vinh giữ chức Nội giám dưới
thời nhà Lê Ông là người Đào Xá, Yên Phong, Bắc Ninh, nay được biết đến là ĐàoThục, Thụy Lâm, Đông Anh Khi còn làm quan ông thường xuyên biểu diễn đề phục
vụ cho triều đình Trong thời gian còn giữ chức quan, Nguyễn Đăng Vinh đã học hỏirất nhiều kỹ nghệ của những phường nghề khác nhau Sau này, khi đã từ quan ông
mở ra rất nhiều phường hội như: phường Võ, phường Thợ, phường Thó và phường
Rôi Và kê từ đó, làng rôi nước Đảo Thục ra đời.
Khi Nguyễn Đăng Vinh qua đời, người dân trong làng đã tôn vinh ông băng cáchphong than và lập bia vinh danh Minh chứng: Tam bia đá Hậu Than Bia Ký đã ghi:Ông Nguyễn Đăng Vinh tức Đào Đăng Khiêm làm quan Nội Giám, được dân làng
lập đơn bầu Hậu Thần ngày 20 tháng 6 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 1 (1740) dưới thời
Vua Lê Ý Tông (1735-1740) vì có công với dân làng Dao Thục Trên bia có ghi ông
tạ thế ngày 24 tháng 2 năm Nhâm Tý (1732) Vợ ông Đào Đăng Khiêm là bà NguyễnThị Cảnh Ngày lập bia mồng 10 tháng Bảy năm Vinh Huu thứ IV -1738, lập donbau Hậu Thần ngày 20 thang 6 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 1 (1740) Lúc bay giờ là xãDao Xá, đại diện nhân dân tat cả những người có chức sắc đứng ra ký tên, ai khôngbiết chữ thì điểm chỉ về việc khắc tắm bia này lưu truyền mãi mãi về sau nhắc nhởcon cháu dan làng đời đời ghi nhớ (Bia đá hiện nay đã được xây thành nhà bia dé
khen từ nhà nước.
1.3 Nội dung nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục
Trang 11Người sáng lập nghệ thuật múa rối nước ở làng là Ông Tổ nghề Nguyễn Đăng Vinh,
từng là Nội giám thời nhà Lê Trong thời gian làm quan trong triều, ông nắm bắt tinhhoa của nghệ thuật rối nước từ các phường biéu diễn phục vụ triều đình Những ngườinghệ nhân tại làng Đào Thục là người chế tác từng con rối Các con rối thường cao
khoảng 30 cm - 40 em, được làm từ gỗ và phủ một lớp sơn bảo vệ khỏi thấm nước
Mỗi chiếc rỗi đều được điêu khắc theo hình tượng của nhân vật trong những câu
chuyện dân gian Việt Nam.
Nghệ thuật biểu diễn rối nước tại Đào Thục mang đến hơn 20 tác phẩm rỗi cé, lay
cảm hứng từ đời sống đồng bao nông nghiệp như cày bừa, chăn trâu, cấy lúa, hay
những trò chơi dân gian như đánh đu, múa hát Đồng thời, nó còn tái hiện các câuchuyện truyền thuyết và dân gian như Thạch Sanh, Thánh Gióng Hiện nay, làng rối
nước Dao Thục có khoảng 20 người đảm nhận các vi trí khác nhau như Trưởng
phường, diễn viên điều khién rối, nhạc công chơi đàn, sáo, nhi, Cùng với sự thamgia của các nghệ nhân cao tuôi như ông bà Tiệp, Nghiêm, Mạnh, Trúc, Múa rôinước Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá tri cao về tỉnh thần, đồng thờicũng là một trong những loại hình sân khấu giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóatỉnh thần của người dân Việt Nam và tạo nên những ấn tượng khó phai trong lòngnhững du khách quốc tế khi ghé thăm Một trong những điều khiến Đào Thục là mộtđiểm đến không thê bỏ qua khi nhắc đến trình diễn múa rối nước chính là nội dungcủa các vở kịch: kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đáp ứng và phủ hợp với tiến
độ phát triển của xã hội trong thời kỳ đổi mới Nếu trong thời kì trước, nội dung trongtích, trò của rỗi nước lang Dao Thục chủ yếu là ca ngợi sự cần cù, chịu khó của ngườinông dân hay những câu chuyện dân gian được cụ thê hóa bởi sân khấu dưới nước thìngày nay, nghệ nhân nơi đây còn sáng tạo một số tiết mục gắn với hơi thở đương đại,noi bật như vở: “Hà Nội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”.Theo ông Dinh
Hoàng Vân, tham gia vào phường rồi từ năm 15 tuổi, cho biết: "Tôi là người làng nên
tôi thích rối nước từ bé Yêu nghề thì tham gia phường rồi nước và quan trọng là giữ
nghề dân gian của ông cha ta đề lại Khách đến đây chỉ thích những tích trò vui nhộn,
những trò cô ngày xưa như: Tráng sĩ đánh hồ, Tráng sĩ đào Hồ, Thạch Sanh, Lênvõng xuống ngựa " Điều độc đáo ở màn biéu diễn rối nước ở Đào Thục là việc sử
dụng loại rối máy sào dây Con rối lắc đều, vung vay một cách uyên chuyền, tạo nên
Trang 12một trình diễn tuyệt vời và độc đáo Đặc biệt, con rồi đi vào buông trò bằng cách quay
ngược trở lại, tạo cảm giác thu hút lôi cuốn, khiến du khách không thé rời mắt.
2 Giá trị của nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục
2.1 Gia trị nhận thức
Trong đời sống, vai trò của nghệ thuật là hết sức quan trọng Gia tri của nghệ thuật không
chi dé đáp ứng nhu cầu tinh than của con người, mà thông qua nghệ thuật, con người bị
cuốn hút một cách đặc biệt vào việc nhận thức ra chân lý đời sống, đó chính là giá trịnhận thức Nghệ thuật “không chỉ làm thức dậy những tình cảm phong phú ân chứa bêntrong tâm hồn con người, hướng con người vào sự tu thiện, làm cho con người nhậnthức sự vật tinh tế hơn, phong phú hơn, nhân văn hơn”
Múa rồi nước là “hồn quê” của người Việt vùng châu thé sông Hồng Thông qua Mua
rỗi nước, ta thấy được những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống văn hóa củanhững người nông dân bình di cả trong sinh hoạt đời thường như chăn trâu, cắt cỏ, làm
đồng, chăn vịt, bắt cá, lẫn trong những trận đánh chống giặc ngoại xâm hoặc ca ngợi các
gương anh hùng, đến các sinh hoạt tín ngưỡng như đi chùa, lên đồng Múa rối nước
góp phần tạo thêm một trò vui cộng đồng, thu hút người dân tham gia vào hoạt độnggiải trí sau những ngày lao động vắt vả Từ những cảnh tượng đó, chúng ta đã nhận thứcđược moi quan hệ văn hóa giữa con người với con người, giữa con người với thé giớithiên nhiên và đặc biệt, giúp chúng ta hiểu được về cuộc sống lao động, sinh hoạt, ước
mơ của người nông dân vùng châu thé sông Hong trong tiến trình phát triển của lịch
Sử.
Múa rối nước thường được diễn trong những ngày lễ hội làng, trong dịp nông nhàn trênmặt ao hồ hay trên một khúc sông trước cửa đình, cửa chùa Đây chính là cơ hội hiếmhoi trong năm để thanh niên nam nữ, già trẻ lớn bé trong cộng đồng làng được vuichoi, thưởng ngoạn, cổ vũ, thi thé tai năng Trong các trò ấy, sức mạnh cô kết cộng đồng
được thể hiện rõ nét nhất, với sự tham gia của nhiều người, với sự đoàn kết, phối hợp
chặt chẽ và ăn ý Múa rối nước diễn ra giữa không gian trên là trời, đưới là đất, giữa làmặt nước và những quân rối ngộ nghĩnh diễn xướng, với người xem ở ba mặt chungquanh Có thê liên tưởng trong tổng thé của một vũ trụ thu nhỏ, người xem phan khởi
than phục, người biểu diễn càng thêm hưng phan, quân rối diễn trò tài tinh, tat cả chung
Trang 13một cảm giác giao hòa gitra người, đất, trời, nước, rối, tất cả hòa vào thiên nhiên thành
một chỉnh thể văn hóa trong Rối nước, trong thế giới văn hóa của con người, do conngười tạo nên Miia rồi nước đã thể hiện sự gắn bó cả về thời gian, không gian trong lễhội và hướng tới sự cân bằng của vũ tru với các yếu to thiên, thủy, địa, nhân, vạn vật
Đó chính là cái đẹp văn hóa thắm đẫm triết lý âm dương ngũ hành của văn hóa phươngĐông, văn hóa truyền thống Việt Nam mà hàng nghìn năm nay có được Vì vậy, ngàynay, nếu chúng ta cải tiễn, biểu diễn Múa rối nước trong nhà kín chắc chắn sẽ làm mat
đi vẻ đẹp văn hóa Ấy, người xem sẽ không thể cảm nhận được cái hay, nhận thức được
về giá trị văn hóa, giá trị của sức mạnh cố kết cộng đồng trong Múa rối nước truyềnthông Nhân vat ở Múa rỗi nước xưa nay hầu như chỉ gồm có người và động vật Dac
biệt, với các quân Rối nước được tạo hình theo các con vật không có thực, chỉ có trong
tưởng tượng của con người như rồng, lân, phượng, đã được Múa rối nước diễn đạt rấttai tình, khoảng dat: Rồng thoả thuê bơi lượn, phun nước, phun lửa; Phượng tình tứ múaquyện bên nhau; Lân thả sức ngụp lặn tranh cầu xô mặt nước trào lên cuộn sóng Nhânvật điển hình, được xem như biểu tượng của Múa rỗi nước Việt Nam là chú Téu Chú
được tạo hình trông rất trẻ, khoẻ, hồn nhiên, miệng cười toe toét, da hong, toc dé trai
dao, minh tran van khé diéu, bung to cang tron, biểu thị cho sự no đủ, vô tu, trong sáng,
phén thực Chú Téu là vẻ đẹp khỏe khoắn, tự nhiên của cơ thé lao động thuần túy - vẻ
đẹp khát vọng của người nông dân trồng lúa nước Do tạo hình và động tác như vậy nênchú Téu thường vào vai chu trò, mở đầu buổi diễn, kết nối chương trình Vai trò của Téucho ta hình dung đến người dẫn chương trình trong thời hiện đại ngày nay Có thé nói,Téu là nhân vật chính của Múa rối nước, vừa là người giáo trò, vừa là hề, là người ké
chuyện có duyên, lại vừa là người bình luận sắc sao Chú kế chuyện xóm làng, phê cái
dở, khen điều hay, phân công việc làng, việc xã Chú kéo cờ, đốt pháo giới thiệu tiết
mục, hát, ngâm thơ, múa, kêu gọi sự lạc quan, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và khuyênmọi người nên ca hát và sáng tạo cái hay, cái dep cho cuộc sống văn hóa Téu không là
biểu tượng của tư tưởng bác học, ma đại diện cho văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam
- của không khí náo nhiệt hội hè, của những công việc nhà nông trong không gian làng
quê thanh bình sau lũy tre làng và của những sinh hoạt cộng đồng giàu tình làng nghĩa
xóm.
Thông qua Múa roi nước, khan giả nhận thức sâu sắc rang: Mua rồi nước là sản pham
văn hóa tiêu biêu của nên văn minh nông nghiệp, được chính những chủ nhân trồng lua
Trang 14nước vùng châu thổ sông Hồng sáng tạo ra Nó mang nhịp điệu cuộc sống đương thời,
phù hợp với tư duy, thẩm mỹ và ton tại trong môi trường tự nhiên của con người, là nhucâu can thiết luôn đòi hỏi trong cuộc sống và sinh hoạt văn hóa tinh than của cộng dong
Tuy chưa có cơ sở khẳng định chính xác về nguồn gốc, sự ra đời của Múa rối nước,
nhưng căn cứ vào những tài liệu có được, vào các mối quan hệ liên quan, đối tượng sáng
tạo, phan ánh, chúng ta thấy rằng, mặc dù quân rối nước là sản phẩm sáng tao của ngườithợ thủ công, liên quan đến công việc điêu khắc, tạo hình, làm chùa, đình, tượng go tuy nhiên, ta lại thấy các trò diễn của nghệ thuật Rối nước không liên quan trực tiếp,không bị ảnh hưởng trực tiếp từ tôn giáo Đây chính là đặc điểm hết sức đặc biệt củaRối nước, khác với thể loại Rối cạn, hay phần lớn các loại hình văn hoá dân gian khác -
đều có nguyên nhân ra đời, phát triển ảnh hưởng trực tiếp từ tôn giáo, mà điển hình, phải
kê đến thé loại sân khấu truyền thống ra đời muộn hơn so với Múa rối nước, đó là Chèo
LỆ
co.
Múa rối nước là sự kết tinh va thé hiện sinh động van hoá của người Việt Tinh cộng
đồng được xem như một đặc điểm quan trọng của văn hoá truyền thống Việt Nam.
Những chứng minh về tính cộng đồng, chúng ta có thé tìm thay được ở khắp noi trongđời sống văn hoá cư dân Từ truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm đến sự “chiangọt sẻ bùi” trong những lúc khó khăn; từ sự bình dang, bình quyền trong đời sống xãhội đến tư tưởng bình quân trong ăn chia về lợi ích, hoặc cùng nhau vui choi, hợp sức,thi thé tài năng trong các lễ hội làng Múa rối nước xuất hiện và phát triển trên nềntảng của văn hoá cộng đồng Thiếu văn hóa cộng dong, thiếu tính xã hội thì Múa rốinước không thé ton tại Ở phương Tây, ý thức cá nhân của con người được đề cao, làm
nên những giá trị văn hóa cá nhân và tạo nên văn hóa mang tính cá nhân Ngược lại, ở
Việt Nam, ở Múa rối nước, văn hoá cộng đồng đã trở thành bản sắc văn hóa của mình
và thành một hoạt động mang tính xã hội cao Có thé nói, Múa rối nước đã thê hiện tính
xã hội trong cộng đồng và cả cộng đồng đều cùng tham gia, tạo nên nghệ thuật Múa rối
nước Múa rối nước chính là sự kết tinh của giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam Mặt
khác, Múa rỗi nước là loại hình nghệ thuật sáng tao tập thể Nó biểu hiện quan niệm vềcái đẹp trong tâm hồn quần chúng lao động Việt Nam nói chung, và của cư dân vùngchâu thé sông Hồng, nói riêng Triết lý “lá lành đùm lá rách”, “chín bỏ làm mười”, tinhlàng nghĩa xóm trong văn hoá làng, đã trở thành thâm mỹ mang tính xã hội mà chúng
ta nhận thức được trong Múa rôi nước Việt Nam Múa rôi nước vùng châu thô sông
Trang 15Hồng đã thể hiện những hoạt động, những cảnh tượng đang có, đang xảy ra, đang gắn
bó với đời sống hàng ngày của người nông dân trồng lúa nước, với những khát vọng vốn
có, đang có trong thê giới của người dân vùng châu thô sông Hồng.
Từ những tiết mục rồi nước, có thé nhận thức được hiện thực cuộc sống của người nông
dân trong lao động trong lúa nước, trong niềm khát khao về cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, với tình yêu thiên nhiên, tình yêu con
người, tình yêu cộng đồng trong các dịp hội hè, đình đám day tinh than lạc quan, không
khí vui tươi của quê hương, làng xóm Hiện thực cuộc sống ở Múa rối nước được cácnghệ nhân phản ánh không bằng tư duy hiện thực mà bằng tư duy lãng mạn - dân gian
Nhờ có tư duy sáng tạo nay, mà trò diễn rối nước không hướng tới phơi bày chân thực
những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình của xã hội và lịch sử cụ thể, và chủyếu phản ánh cái đẹp của lý tưởng chủ quan với khí thế của nhân dân hướng tới cái đẹp
ly tưởng Vi vậy, hiện thực trong Múa rỗi nước được mô tả theo quan niệm riêng, và bắtcuộc sống thực tại phải phù hợp với quan niệm lý tưởng của mình Bởi thế mới thấy,rồng là con vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vua, vậy mà, trong rỗi nước,
nó vẫn ngụp lặn, phun nước phục vụ con người; hay, người đi bắt cá, bắt được con cá tohơn cả người Hơn nữa, ở các trò múa rối nước, ít gặp những hình ảnh về cái xấu, cái
bi, và bộ dang của quân rồi cũng không đến nỗi khó ưa, đáng căm ghét như ở các loạihình nghệ thuật khác Múa rối nước vùng châu thô sông Hồng luôn luôn gắn bó với cộng
đồng cư dân của vùng châu thé sông Hồng và nó cũng mang giá trị cộng cảm, cộng
mệnh của văn hóa cộng đồng và được cộng đồng nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển Múa
rối nước trong lễ hội cũng hướng tới mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa, giúp nhận
thức rõ giá trị văn hóa ân sâu trong đời sống tâm linh của mỗi cư dân nông nghiệp lúanước và thông qua miêu tả những bức tranh lao động, sản xuất của người dân vùng châuthô sông Hồng, những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống thường ngày, đem đến cho con
người niêm khát vọng và ước mơ về cuộc sông âm no, hạnh phúc muôn đời.
2.2 Gia trị thâm mỹ
Ở phương diện nghệ thuật, cơ sở hình thành của Múa rối nước là nghệ thuật dân gian và
kỹ thuật truyền thống Trên sân khâu độc đáo của mình, quân rối nước tái hiện những githường gặp nơi xóm làng, đồng ruộng Trong Rồi nước, có thé thấy nhiều phương ngôn,
tục ngữ, ca dao, dân ca của các làng nghê Văn học rôi nước nôm na, không bị gò bó
Trang 16trong một hình thức thơ văn nào Nội dung và lời giáo trò Rối nước không quá cao xa
so với cuộc sống nơi thôn dã Khi nói về các loại hình sân khấu, sức hấp dẫn, lôi cuốnngười xem thường thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học và thể hiện bằng nghệ thuậtdiễn xuất - nội tâm, giọng nói, hành động của người diễn viên Còn ở Múa rối nước,
điều hấp dẫn khán giả chính ở hoạt động ngoại hình của quân rối Tất cả những gì ở
Kịch hình thể làm cho ta liên tưởng đến Múa rối nước Việt Nam thuở ban đầu: Diễn rốikhông có lời, nhiều trò rối không cần lời, như trò Múa tứ linh, Cay cày, Bơi chải, Kể
cả cho đến khi Rối nước thật sự phát triển, tiếp thu ngôn ngữ văn học, thì quân rối cũngđược biéu hiện băng hành động ngoại hình là chính Ngôn từ trong Múa rối nước khôngphải là điều kiện cần, mà chỉ mang tính hỗ trợ, không nhất thiết phải có, người xem vẫn
hiểu được nội dung thông qua hình ảnh và diễn xuất của quân rối mang lại Điểm giống
nhau của hai loại hình nghệ thuật này ở chỗ, đều là nghệ thuật của hình ảnh, thoát lyngôn từ, và liên quan đến múa Điểm khác nhau ở chỗ, Kịch hình thé giống như các théloại sân khấu khác: Người diễn viên là người thật, đóng vai trò chủ đạo, tạo nên giá trịđặc trưng của nghệ thuật sân khấu Còn ở Múa rối nước, diễn viên là quân rỗi được tạo
hình theo tính cách nhân vật và cách điệu hóa Nghệ thuật Kịch phản ánh hiện thực thông
qua diễn viên, còn nghệ thuật Múa rối nước phản ánh hiện thực thông qua quân rối Ở
Kịch hình thé, người diễn viên dùng chính cơ thé mình làm phương tiện biểu đạt, còn ở
Múa rối nước lại biểu hiện bằng mối quan hệ giữa người nghệ sĩ (biểu đạt) với quân rồi(phương tiện biéu đạt) Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa óc tưởng tượng của con người,với những vật vô tri, và làm cho những vật vô tri ấy hoạt động như thật Có thé khangđịnh, Múa rối nước Việt Nam là một văn phạm thị giác được viết ra bởi những nhậnthức tinh nhạy của con người Rối nước không chi là nghệ thuật riêng của cộng đồng
dân cư người Việt sau lũy tre làng, nó có thê đến với những cộng đồng người ở khắp nơi
trên thế giới, thuộc những nền văn hóa khác nhau, những ngôn ngữ khác nhau, bởi chính
ở đặc trưng khác biệt với tat cả các thê loại nghệ thuật khác: Người xem có thể hiểu hếtnội dung của trò diễn mà không cần phải phiên dịch về ngôn ngữ Vì vậy, ai cũng nhận
thấy, nội dung truyền tải qua ngôn ngữ biểu hình có tính phổ quát rộng hơn so với sự
diễn giải bằng lời nói Có khán giả nước ngoài đã nói rằng: “Cả gia đình tôi đến xem
Múa rồi nước thì không có ai bị bắt xem, và không có ai bị thừa trong thưởng thức”
Xét về khía cạnh thẩm mỹ, nếu bản chất của cái đẹp được phản ánh trực tiếp và thể hiệntrong các tác phẩm của một số loại hình nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật chính là
Trang 17cái đẹp mang ý nghĩa trừu tượng về tư tưởng triết học và là sự cân đối, hài hòa trong bố
cục, đường nét, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu thì cái đẹp trong Múa rỗi nước được toátlên từ tính kỳ và cười - vui Con rối từ một vật thê vô tri vô giác, nhưng nhờ sự điềukhiển khéo léo, tải nghệ của người nghệ nhân, bỗng trở nên sông động như một sinh thể
có hồn, đem đến những điều kỳ, cười - vui Đây chính là biểu hiện cao nhất của cái đẹp
ở Múa rối nước (cũng như nghệ thuật Xiếc) Khi đánh giá giá trị nghệ thuật đối với cáctrò diễn múa rối nước, chắc hăn, đó là độ khó, độ phức tạp, độ thê hiện tính kỳ, cười -vui trong trò diễn Tính kỳ, cười - vui càng cao bao nhiêu, thì trò diễn càng hay bấynhiêu Có lẽ, cũng chính vì tiêu chí này, mà các phường rối nước từ xa xưa cho đến nay
đã có ý thức trong việc nghiên cứu, tìm tòi miếng trò riêng của phường mình, dé thi thé,
dé khang định mình
2.3 Giá trị giải tri
Giá trị giải trí là một trong những giá trị quan trọng của bat kỳ loại hình nghệ thuật nao,trong đó gồm cả Múa rối nước Con người, để thỏa mãn những thích thú cá nhân trong
đời sống tinh than, đã sáng tạo ra nhiều hình thức giải trí: Giải trí tập thé, giải trí cá
nhân mà biéu hiện của hình thức giải tri tập thể là các hoạt động giao lưu văn hóa, hoạtđộng vui chơi có số đông người tham gia Tất cả các hình thức giải trí, đều nhằm mụcđích chung là, làm cho tinh thần của con người trở nên thánh thoi, thoải mái, dễ chịu hơn
trong cuộc sống Vì thế, giải trí là nhu cầu của con người, nhằm thỏa mãn những những
thích thú của cá nhân và mang tính người Rối nước Việt Nam ban đầu ra đời thuần tuýchi vì mục đích giải trí, một nhu cầu tinh than tất yếu của quan chúng lao động nhân dânvùng châu thé sông Hồng trong quá trình chinh phục tự nhiên và môi trường sinh thái.Các trò diễn Rối nước Việt Nam được thể hiện giải trí bằng những nội dung mang nặngtình yêu thiết tha với cuộc sống, và thâm đẫm tỉnh thần lạc quan của người nông dân
vùng châu thé sông Hồng Từ trò “Choi trâu” với hai con trâu, nhìn nhau chằm cham rồi
lao vào nhau, cọ sừng, lắc, ghi, hết sức vui nhộn; đến trò “Đánh cá” với ca đàn bơi lộitung tăng, thỉnh thoảng có một con vut nhảy lên khỏi mặt nước Rồi trò “Vo chồng ôngthuyền chai”, bà vợ mặc yếm chèo thuyền, ông chồng cởi trần, đóng khố, cam cần câu.Thấy nhiều cá, vợ chồng ông hon hở gọi mọi người ra bắt, người úp nom, người cầm rỗ
xúc, thỉnh thoảng một con cá lại nhảy rat xa, ra ngoai san khấu Hay trò “Lân tranh
câu”, quả câu bap bênh chim nôi lúc cho này, khi cho khác, rat nhởn nhơ, làm cho hai
Trang 18con lân đang múa diễn rất đẹp bỗng dũng mãnh, lồng lộn lao vào nhau, tranh cầu, nước
cuồn cuộn trào lên, cuốn xuống thân hình hai con lân mãi đến ba lần v6, khi đã thắmmệt, tưởng chừng thất bại, quả cầu mới nằm gọn bên chúng tất cả tạo ra một không khírất hào hứng, vui nhộn, kịch tính, mang đến cho người xem những tiếng cười vô cùngsảng khoái Mặt khác, giá tri giải trí của Múa rối nước Việt Nam còn ở sự sáng tạo thăng
hoa của các nghệ nhân thủ công trong làng đã sáng tạo ra những trò diễn mới, độc đáo
cho chính cộng đồng mình Vào những ngày hội làng, cho dân làng thưởng thức và thôngqua đó lôi cuốn mọi người vào trách nhiệm đóng góp một phần công sức dé duy trì vàphát triển phường rối của làng ngày càng lớn mạnh, mới mẻ, kỳ thú hơn Rõ ràng, bộmôn nghệ thuật Múa rỗi nước đã góp phan đáng ké vào đời sống văn hóa tinh thần vuitươi lành mạnh ở khắp mọi nơi Thực hiện tốt chức năng của nghệ thuật, Múa rối nướcphản ánh thực tế cuộc sống, đề xuất định hướng cải tạo cuộc sống Trong quá trình ấy,các trò dién Rối nước đã tái hiện sinh động đời sống bằng những câu chuyện, với nhữngvấn đề, các mối quan hệ xã hội thực tẾ, hay các sự kiện, hư cấu theo trí tưởng tượng,nhận thức về thé giới quan, nhân sinh quan của người nông dân Việt Nam châu thé
sông Hồng Do đó, Múa rối nước không chỉ có giá trị giải tri mà còn kêu gọi cải tao xã
hội Chính vì vậy, giá trị giải trí của Múa rỗi nước không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn
những thích thú cá nhân thuần túy, mà thông qua giải trí, con người được khơi dậy, kích
thích phát triển những kha năng sáng tạo tiềm ân bên trong, tạo điều kiện cho sự pháttriển toàn điện của con người ngay trong quá trình giải trí
2.4 Giá trị giáo duc
Theo quan điểm Mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lénin, loại hình nghệ thuật nào cũng mangchức năng nhận thức đời sống, bám sát hiện thực, gan bó với đời sống, cô vũ, biểu dươngcho cái đẹp, cái thiện, đồng thời lên án, đấu tranh, phê phán những cái xấu, cái ác Như
vậy, có nghĩa là, trong quá trình phan ánh cuộc sông, nghệ thuật đã chính thức tham gia
vào quá trình cải tạo và hoàn thiện cuộc song Vi thé, cùng một lúc, nghệ thuật đã thực
hiện các giá tri: Gia tri giải trí, giá trị hiện thực - phan ánh đời sống xã hội, giá trị nhậnthức và giá tri giáo dục, cải tạo con người trong xã hội Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêmtrong cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” thì sân khấu truyền thống vừa là loại hìnhnghệ thuật, vừa là một thực thể văn hoá, một thành tố quan trọng cau thành văn hóa, cho
nên nghệ thuật sân khâu truyên thông nói riêng và văn hoá nói chung còn hướng tới hai
Trang 19chức năng khác nữa là chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử và chức năng định hướng,
đánh giá, xác định chuẩn mực, điều chỉnh cách ứng xử của con người Là một loại hìnhnghệ thuật, sức hap dan của Múa rối nước không nghiêng theo duy cảm, chủ yêu khơi gợingười xem sự nhận thức duy lý Nhận thức này sẽ tác động tới tình cảm của con người về
cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái anh hùng, cái thấp hèn giúp con người nhận thức
sâu sắc vé cuộc sống, về triết lý vũ trụ, nhân sinh Miêu tả chân thực cuộc sống, Múa rốinước giáo dục cho con người về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêuđất nước và tinh thần tự hao dân tộc, có kết cộng đồng trong sự nghiệp “chống thiên taiđịch họa, chống ngoại xâm” để hướng tới “tình làng nghĩa xóm”, “lá lành đùm lá rách”,
“chín bỏ làm mười”, “nhiễu điều phủ lay giá gương ” trong văn hóa làng vùng châu thé
sông Hồng Nghiên cứu về tính khuyến giáo đạo đức trong các trò dién Rối nước, chúng
tôi thấy, nội dung chủ yếu là những chuyện hàng ngày xảy ra ở nơi làng xã, kê về mối
quan hệ giữa vợ chồng, bạn bè, anh em, bà con làng xóm, quan hệ đối nhân xử thế
Nguyên tắc “ở hiền gặp lành” “ở ác gặp dữ” luôn được dé cao, và cái thiện, cái ác đượcphản ánh rất rõ ràng, trong các trò diễn Múa rối nước truyền thống Múa rối nước cũng là
sự thé hiện một phần của văn hoá đạo đức Việt Nam Từ xa xưa, người Việt đã quan tâm
nhiều đến giá trị đạo đức Bao trùm nhất là những mối quan hệ đạo đức xã hội và gia
đình, cụ thể hơn là những hành vi ứng xử trong cuộc sống thường nhật Người Việt cóđạo đức chào hỏi, dao đức ăn uống Những hành vi nhỏ nhặt nhất cũng được quy về phạmtrù đạo đức Ra đường gặp nhau, không phải cứ nhìn thấy trước thì chào hoặc cùng nhìnthấy nhau mới chào, mà ai ít tuổi hon, địa vị hoặc thứ bậc thấp kém hon thì phải chàotrước, néu không như vậy sẽ bị coi là kém đạo đức Ăn uống, đi đứng là nhu cầu ban năng
của con người, nhưng đối với người Việt, mọi việc đều phải có ý tứ, phép tắc, không cókiểu ăn tha hồ, ăn thoả thích mà ăn phải “trông nồi”, ngồi phải “trông hướng” Ai không
tuân thủ, giữ gìn nguyên tắc này cũng bị coi là kém đạo đức Suy cho cùng, văn hoá đạođức đã thấm sâu, chi phối đậm nét trong đời sống của người Việt Đạo đức là nhữngnguyên tac sống không thê thiếu của rất nhiều cư dân trên thé giới, nhưng có lẽ chi ở Việt
Nam, vấn đề đạo đức được coi trọng đến mức “lý tưởng” Từ trong tâm thức, người Việt
sông với nhu cầu khát khao về đạo đức, như một nhu cầu thiết yếu của con người về cơm
ăn, nước uống, đạo đức đã tạo cho người Việt một sức sống dai dăng, trường tồn Có thể
nói, xã hội người Việt xưa là một xã hội đã tôn tại băng đạo đức và dùng đức đê trị quôc.
Trang 20Tạo việc làm: Cùng với sự phát triển của du lịch văn hóa, trong đó múa rỗi nước
có những đóng góp quan trọng, cơ hội việc làm cho người dân địa phương cũng ngày
càng nhiều, từ các nghệ nhân làm rối, nghệ nhân biểu diễn (việc sản xuất và biểu diễnmúa rối nước đòi hỏi sự tham gia của nhiều nghệ sĩ và nhân viên, do đó nó tạo ra cơ hộiviệc làm cho nhiều người trong ngành nghệ thuật và văn hóa), du lịch và dịch vụ liên quan(như hướng dẫn viên du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận chuyền du lịch), giáo dục vađào tạo (các trường đào tạo nghệ thuật và văn hóa cung cấp các khóa học và chương trình
đào tạo về múa rối nước, tạo cơ hội việc làm cho người làm nghệ thuật và giáo viên), sảnxuất và thương mại (tạo cơ hội kinh doanh trong việc sản xuất và thương mại các loại TÔI,
trang phục và phụ kiện liên quan).
- - Về chính trị:
Khuôn mẫu văn hóa và quốc gia: Ngoài truyền đạt thông điệp, múa rối nước còn có théthể hiện và bảo tồn những giá trị văn hóa và quốc gia bang cách biéu diễn các câu chuyệntruyền thống, thể hiện nghệ thuật và điệu nhảy truyền thống, tôn vinh những nhân vật và
biểu tượng quốc gia, hay ké lại lịch sử và truyền thống Điều này giúp củng cố lòng tựhao dân tộc, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước trong nhân dân
- Vé xã hội:
Bảo ton và phát triển văn hóa: Múa rỗi nước có thé gìn giữ và phát triển nhữnggiá trị truyền thống, những giá trị văn hóa của cộng đồng như lịch sử và truyền thống
(các câu chuyện múa rồi nước thường dựa trên lịch sử và truyền thống của một cộng đồng,
giúp bảo tồn và truyền lại những giá trị quan trọng từ thế hệ này sang thé hệ khác), kì
công và sáng tạo (múa rỗi nước thường phản ánh sự tưởng tượng và sáng tạo của một
dân tộc thông qua việc tao ra những con rối phức tap và biéu diễn đa dạng), giai điệu va
âm nhạc (âm nhạc trong múa rối nước thường phản ánh âm nhạc truyền thống của một
cộng đồng, từ những giai điệu dân gian đến nhạc cụ truyền thống, giữ gìn và phát triển di
Trang 21sản âm nhạc của một số vùng miễn), tôn giáo và tâm linh (một số tiết mục múa rối nước
có thé liên quan đến các truyền thống tôn giáo và tâm linh của một số cộng đồng, thé hiệnnhững đức tin và nghỉ lễ truyền thống), lễ hội và sự kiện (múa rối nước thường xuấ hiệntrong các lễ hội và sự kiện văn hóa của một cộng đồng, gìn giữ và phát triển truyền thong
lễ hội và nghi lễ) Những yếu tô này không chỉ giữ gìn mà còn phát triển và làm giàu thêmvăn hóa của một cộng đồng, giúp tạo ra sự đa dang và phong phú trong di sản văn hóa
của loài người.
Thu hút khách du lịch: Múa rỗi nước được coi là một phần không thể thiếu của
di sản văn hóa Do đó, các tiết mục biểu diễn múa rối nước có thé thu hút du khách từ khắpnơi đến tham quan và trải nghiệm
Tạo trải nghiệm du lịch độc đáo: Múa rối nước mang đến cho du khách một trảinghiệm văn hóa độc đáo mà không thể tìm ở nơi khác ngoài Việt Nam Nó là một điều tạonên sự đặc biệt, độc đáo ở các tour du lịch có trải nghiệm múa rỗi nước Đây cũng là mộtcách dé khám phá và hiểu sâu hơn về văn hóa địa phương và truyền thống
Đóng góp vào ngành du lịch địa phương: Múa rối nước không chỉ thu hút khách
du lịch mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho người địa phương, từ các nghệ nhân làm TỐI,
nghệ nhân biểu diễn cho tới nhân viên nhà hàng, khách sạn.
Tăng cường trải nghiệm du lịch bền vững: Múa rối nước thường được gắn vớibảo tồn và bền vững văn hóa Việc du lịch có trách nhiệm và tôn trọng văn hóa trong múarồi nước có thé góp phan vào bảo vệ và phát triển di sản văn hóa của địa phương
Quảng bá du lịch: Múa rối nước có thể quảng bá du lịch Việt Nam đến khách
du lịch trong và ngoài nước băng cách marketing trực tiếp (sử dụng múa rối nước trongcác chiến dịch quảng cáo trực tiếp để quảng cáo điểm đến du lịch, quảng cáo truyền hình,video trực tuyến hoặc trực tiếp, ), qua các sự kiện, triển lãm, hợp tác với đối tác du lịch,
quảng cáo trên mạng xã hội hay tạo ra các sản phâm van hóa,
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT RÓI NƯỚC ĐÀO THỤC
TRONG KINH DOANH DU LỊCH
1 Triển vọng thu hút khách du lịch của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục
Đối với khách du lịch trong nước: ngày nay, phần lớn người dân được sống trong điều
kiện vật chất tương đối đầy đủ, được tự do lựa chọn những tác phẩm, những loại hình
nghệ thuật mà mình yêu thích Hơn thế nữa những loại hình nghệ thuật ấy ngày càngphong phú, đa dạng, phù hợp với nhịp sống khan trương của cuộc sống hiện đại Do vậy,nghệ thuật múa rối nước đang bị cạnh tranh gay gắt với nhiều loại hình nghệ thuật khác,nhất là các hình thức nghệ thuật hiện đại Điều đó, dẫn đến thực trạng rỗi nước Đào
Thục, và cả những loại hình nghệ thuật truyền thong gap nhiều khó khăn trong việc tìm
chỗ đứng trong lòng khán giả Lượng người dân Việt Nam biết tới nghệ thuật Rối nước
còn rat hạn chế, chưa ké đến lượng người đã từng thưởng thức loại hình nghệ thuật này
Về thành phan, chủ yếu là người cao tuổi, còn khán giá trẻ tuổi thì chiếm số lượng ít,
tuy nhiên ngày càng tăng lên Đó là nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, khi được giáodục và nâng cao nhận thức về loại hình nghệ thuật rối nước thì hiểu biết về văn hóa dân
gian truyền thống.
Đối với khách quốc tế, việc thoả mãn các sở thích, nhu cầu vui chơi giải trí được đặt lên
hàng đầu Đồng thời họ còn có nhu cầu được biết đến, được tìm hiểu về vùng đất, con
người, nền văn hoá ở những nơi mình đặt chân đến Do vậy, khi đến Hà Nội, du khách
nước ngoài không chỉ mong muốn được tham quan các danh lam thắng cảnh, thưởng
thức các đặc sản mà du khách còn mong muốn thâm nhận qua các lễ hội, phong tục tập
quán, các làng nghé thủ công đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống Và
múa rôi nước là một trong sô đó.
Vậy việc đưa roi nước vao du lich là hoạt động nên làm và có tính khả thi, tuy nhiên do
lượng người biệt đên nghệ thuật roi nước còn hạn chê, nên rat cân sự can thiệp va hỗ trợ
của phía công ty du lịch nhăm quảng bá sản phâm nghệ thuật roi nước, dự quảng bá về
mặt truyên thông đôi với rôi nước Đào Thục.
2 Thực trạng phát triển của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục