Tác giả Pham Thanh Hưng trong cuốn Thudt ngữ báo chi truyền thông định nghĩa báo phát thanh như sau: “phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶC DIEM CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
SAT CANH CÙNG GIA ĐÌNH VIỆT CUA DAI TIENG NÓI NHÂN DÂN TP HO CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO THỊ THANH XUÂN
ĐẶC DIEM CHƯƠNG TRÌNH SÁT CÁNH CUNG GIA ĐÌNH VIET DAI
TIENG NÓI NHÂN DÂN TPHCM - VOH
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 8320101.01_UD
Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đinh Văn Hường PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng
HÀ NỘI- 2022
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc cua cá nhân tôi.Các số liệu, kết quả nghiên cứu, khảo sát công bồ trong luận văn là hoàn toàn
chính xác và trung thực, không trùng lặp với bat kỳ công trình khoa học nào đã
công bồ trong và ngoài nước Nêu có sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
TP, Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2022
Đào Thị Thanh Xuân
Trang 4DANH MỤC CHU VIET TẮTT -:-2- 2+©+2E+++E+++EE+tEEE+SEEEtEEErEEErtrkrerrrrrrrrerrree 3 IM.)058)/00/99 (6:79 e8)050 00 4
1.2 Đặc điểm chung của chương trình phát thanh - 2 2s s+zs+zs+£ezss 27
1.3 Tiêu chí nhận diện đặc điểm của chương trình phát thanh - 29 1.4 Các yếu tố tác động đến đặc điểm chương trình phát thanh - 33
Chuong 3:
NHUNG VAN DE ĐẶT RA VÀ KHUYEN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY CÁC ĐẶC
DIEM CUA CHƯƠNG TRINH SAT CÁNH CUNG GIA ĐÌNH VIET CUA DAI TIENG
NOI NHÂN DÂN TPHCM cscssessssssessessssssessecsscsucssessesssssussssssessssessusssecsessvssnseseesveaes 96
3.1 Những van dé đặt ra - + + c2 E221 211211271271211211 2111111 key 96
3.2 Những khuyến nghị chung - 2 2©E++E£+E+EE+EEeEEtEEEEEEEEEerkerrrrrkrred 101
3.3 Những khuyến nghị về nghiệp Vụ 2: + 2 2+££+E££EeEEeExeExzrxrrerrerree 107 TIEU KET CHƯNG 3 - 2 2 E©E£+E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkkrrrrrkee 116
KET LUẬN oieccescsssesssessssssssssesssessusssscssecsusssusssecssecsusssssssessussusssesssessueesusssessseesuseseseseeees 118
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Phỏng van sâu các thành viên và khán thính giả của chương trình
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 3: Hình ảnh về các hoạt động của chương trình
Phụ lục 4: Sơ nét về chương trình Sdt cánh cùng gia đình Việt
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Trang 6DANH MỤC CÁC BANG BIEU
Bang 2.1: Khảo sát về việc tiếp nhận thông tin về chương trình thông qua
các kênh truyền thông
Bảng 2.2: Minh họa số lượng người được khảo sát đóng góp ủng hộ cho
hoạt động của chương trình.
Bảng 2.3: Minh họa sự quan tâm cho những hoạt động mà chương trình
thực hiện
Bang 2.4: Minh họa mức độ tin tưởng của người nghe đôi với chương trìnhBang 2.5: Đánh giá mức độ hap dẫn của chương trình
Bang 2.6: Mức độ phô biến của chương trình SCCGDV
AY) DA) OY > Bang 3.1: Minh họa những ý kiến đóng góp cải tiễn chương trình
Trang 7MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện nay mang lại cho chúng
ta nhiều loại hình giải trí dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào Chúng ta có thểnghe nhạc bằng iPod, xem phim trực tuyến trên máy tinh bang hay chơi game trênđiện thoại Thế nhưng, có một loại hình giải trí với lịch sử phát triển lâu đời màcho đến ngày nay, vẫn tồn tại như một món ăn tinh thần của rất nhiều người trênthế giới, đó chính là radio Radio được xếp vào trong số các phương tiện truyền
thông có lịch sử lâu đời cùng với cả báo in, truyền hình Dù hiện nay đã có nhiều
kênh truyền thông mới xuất hiện, nhưng với ưu điểm tiện lợi và nhỏ gọn, độ phủ
sóng rộng, radio vẫn có lượng công chúng riêng đáp ứng yêu cầu tuyên truyền cũng như có những chức năng rất riêng mà nhiều loại hình báo chí khác khó mà
sánh bằng trong những bối cảnh đặc biệt
Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật và nhu cầu của người nghe thì
các chương trình phát thanh đã có sự thay đổi đáng kể, từ cách thức thực hiện cho
đến nội dung Trước đây, các chương trình thường được thực hiện theo phương thức truyền thống không có hoặc rất ít có sự tương tác với thính giả, các phát
thanh viên hoặc biên tập viên khi lên sóng chỉ đơn thuần là đọc tin bài, hoặc đưadẫn chứng được ghi lại (trực tiếp hoặc phát lại) từ hiện trường Ngày nay, các ĐàiPhát thanh — Truyền hình nói chung, và Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM nóiriêng đã có nhiều thay đôi, sáng tạo nhăm làm tăng tỉ lệ các chương trình phátthanh trực tiếp, phát thanh thực tế, tăng tính tương tác với thính giả và ứng dụng
đa phương tiện dé tiếp cận với công chúng nghe Dai.
Khi lên sóng, ngoài việc phát tin như thường lệ, các nhà đài còn tạo các kênhliên lạc mở (điện thoại, email, facebook, zalo ) để thính giả từ khắp nơi trong và
ngoài nước trao đổi trực tiếp ngay trên sóng phát thanh, tao ra những nội dungphong phú và hấp dẫn hơn cho chương trình
Trang 8Trong nhiều năm qua, ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước, rất nhiều cơ quan báo chí còn thực hiện mộtnhiệm vụ rất đặc biệt đó là đồng hành cùng với những người nghẻo, thực hiện cácchương trình xã hội từ thiện, góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an sinh xã
hội Giữa cuộc sống xô bé hiện nay, các chương trình từ thiện xã hội khiến cho người dân cảm thấy ấm lòng, làm lay động hàng triệu trái tim thôi bùng lên ngọn lửa thiện nguyện, nhất là vào thời điểm năm 2020, 2021, dịch Covid 19 hoảnh hành trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đối với Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM — VOH trai qua 46 năm chính thức
mang tên Đài Tiếng nói nhân dan TPHCM, thì cũng đã có khoảng thời gian gần
30 năm, Đài xây dựng các chương trình liên quan đến từ thiện xã hội Từ Nhipcâu nhân ái, VOH kết nối yêu thương, Sát cánh cùng gia đình Việt Mỗi chươngtrình có quãng thời gian tồn tại khác nhau, nhưng cho đến thời điểm hiện nay,
chương trình Sat cánh cùng gia đình Việt là chương trình tạo được hiệu ứng xãhội tốt nhất vận động được nguồn lực không nhỏ dé thực hiện rất nhiều các hoạt
động nhân văn, ý nghĩa.
Chương trình Sát cánh cùng gia đình Việt (SCCGDV) của Đài Tiếng nói
nhân dân TPHCM (VOH) là một chương trình thực tế về hoạt động, công tác xã
hội, được hình thành từ ngày 28 tháng 6 năm 2011 từ một chương trình sửa xe
gan máy cho người nghèo làm công cụ mưu sinh Qua một thời gian phát sóng, Ban lãnh đạo VOH, các BTV chương trình đã nhận thấy rằng người nghèo cần
nhiều hơn nữa những sự hỗ trợ khác đề giúp họ đi qua khó khăn và số lượng thínhgiả ủng hộ cho chương trình cũng ngày một nhiều hơn với những yêu cau cụ thể
Do vậy chương trình cũng đã có những sự chuyên đổi dé vận động xây dựng cầunông thôn, nhà tình thương, mô mắt, mồ tim, tặng thẻ bảo hiểm y té
Hon 11 năm qua, ké từ ngày phát sóng số đầu tiên cho đến nay, SCCGDV đãđón nhận hơn 170 tỷ đồng đóng góp từ những Mạnh thường quân trong và ngoài
nước Họ là bà cụ rửa chén thuê, người mù bán vé số, là bác xe ôm, cô công nhân, doanh nhân, là doanh nghiệp, những em nhỏ sớm yêu thương người bằng chính
6
Trang 9phần tiền dé dành từ heo đất Dĩ nhiên, không thé so sánh về mức độ, quy mô
đối với các chương trình có nội dung tương tự từ các Đài truyền hình Nhưng đốivới một chương trình phát thanh của một đài địa phương, chỉ có âm thanh không
có hình ảnh để minh họa thì đây là một nỗ lực lớn của ekip thực hiện chương trình
Nhất là trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện như hiện nay, việc giữ vững
và phát triển trên nhiều phương tiện khác nhau như mạng xã hội, sóng radio, trang web đã được ekip tận dụng một cách tối đa và triệt để, nhằm lan tỏa rộng hơn, mạnh hơn nữa về các hoạt động của chương trình, dé được nhiều người biết đếnhơn nữa.
Song hành cùng với sự thành công này, dé duy trì được sức sống của chươngtrình đòi hỏi ban biên tập và ekip thực hiện phải có những cố gắng không khỏ, thếnhưng chương trình cũng bộc lộ không ít những hạn chế cả về nội dung lẫn hình
thức, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay phải cạnh tranh với các phương tiện truyền
thông mới, các sản phâm nghe nhìn trên nhiều dạng thức mới Làm thé nào dé
nâng cao chất lượng chương trình phát thanh dé có thé đáp ứng được bối cảnh
cạnh tranh như hiện nay, muốn như vậy cần phải có những hướng nghiên cứu cụthé về đặc điểm của chương trình, tại sao chương trình lại có sức lan tỏa đến nhưvậy khi không có hình ảnh để minh họa mà chỉ là những câu chữ, âm thanh trênlàn sóng Và làm sao dé chương trình có thé phát huy hơn nữa các đặc điểm củamình đáp ứng được kỳ vọng của ban biên tập và thính giả gửi gắm
Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về nội dung này Do đó, đềtài có tính mới, không trùng lặp với các chương trình nghiên cứu trước đó, tôiquyết định chọn đề tài Đặc điểm chương trình phát thanh Sat cánh cùng gia đình
Việt tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về tài liệu: Cuốn Báo phát thanh (2002) do phân viện Báo chí Tuyên truyền
và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp biên soạn có một chương viết về phóng sựphát thanh của tác giả Đức Dũng Tại chương XV, tác giả đề cập tới phóng sự nói
Trang 10chung và phóng sự phát thanh nói riêng, đặc điểm và các dạng phóng sự phátthanh, các bước thực hiện phóng sự phát thanh và những phẩm chat nghé nghiệpcần có của một người làm phóng sự phát thanh Cũng tác giả Đức Dũng, cuốn Lý
luận Báo Phát thanh (2003), NXB Văn hóa — Thông tin, Hà Nội, gồm có 2 phan, phan 1 có 6 chương trình bày vị trí, vai trò của báo phát thanh trong hệ thống các
loại hình thông tin đại chúng; đặc trưng báo phát thanh; kỹ năng nhà báo phát
thanh; chương trình phát thanh và phát thanh trực tiếp Phần thứ 2 gồm 9 chương trình bày các thể loại phát thanh như tin, tường thuật, bình luận, phóng sự, ghi
nhanh, phỏng vấn, tọa đàm bài phản ánh [7, tr193-217]
Trong cuốn Báo phát thanh, ở chương 6, tác giả Hoàng Anh dành 12 trang
đề cập đến ngôn ngữ báo phát thanh Trong đó, cùng với việc đưa ra những đặcđiểm của ngôn ngữ báo phát thanh, tác giả còn nêu một số gợi ý về việc sử dụngngôn từ trong báo phát thanh như tránh lạm dụng tiếng địa phương; tránh lạm
dụng việc vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài; cô gắng đọc hoặc nói trước micro thật diễn cảm; tránh dùng những câu văn có thé tạo nên nhiều cách hiểu; cần phải hết sức kiệm lời; nên chú ý khai thác các biện pháp tu từ ngữ âm dé ngôn ngữ phát
thanh sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc hơn
Tác giả Pham Thanh Hưng trong cuốn Thudt ngữ báo chi truyền thông định
nghĩa báo phát thanh như sau: “phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh dé chuyền tải các chươngtrình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù”.[23 ,tr104]
Tác gia Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra khái niệm
“Phát thanh (radio) là loại hình truyền thống đại chúng, trong đó, nội dung thông
tin được chuyên tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gồm lời nói,
âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời nói như tiếng mưa,gió, tiếng nước chảy, sóng vô, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phó [38
,tr104]
Trang 11Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: “phát thanh là kênh truyền thông đạichúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thong truyền dan truyền di âm thanhtác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Chất liệu chính của phát thanh
là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tải hiện cuộc sốnghiện thực”.[ 13,tr.51]
Trong cuốn Báo phát thanh hiện đại do tác giả Đinh Thị Thu Hằng chủ biên
đề cập, “phát thanh mang những đặc điểm riêng biệt, có thể thấy rất rõ khi so sánh với các phương tiện truyền thông đại chúng khác Với những bước phát triển
và sự chuyển mình linh hoạt, báo phát thanh ngày càng phát huy các uu thé, gắn
bó và phục vụ nhu cẩu của các nhóm công chúng xã hội [16, tr35]
Ngày 13-2-2016, kỷ niệm ngày phát thanh thé giới lan thứ te Unesco đã dua
ra thông điệp “Phát thanh cứu sống con người” với ý nghĩa trong cuộc sống có
không ít những hiểm họa, tai nạn không may xảy ra với con người, nhưng với sựtrợ giúp của phát thanh, những thiệt hại, mat mát có thé được giảm thiểu Phátthanh đã kịp thời cung cấp thông tin cảnh báo trước các thảm họa, giúp con ngườigiảm, tránh thiệt hại Những năm qua, phát thanh chứng tỏ khả năng cứu sống con
người trong các thiên tai bất thường như bão, lũ quét, động đất, sóng thần hoặc
các trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại những nơi tập trung đông dân cư sinh sống
như khu chung cư, hệ thống tầng hầm, nhà ga, sân bay Khi đó phát thanh làphương tiện thông tin nhanh nhất, cơ động nhất phát đi những tín hiệu cảnh báo
giúp hạn chế tối đa những thiệt hại về người và của Năng lực thông tin nhanhnhạy, linh hoạt, mọi nơi mọi lúc của phát thanh giúp cho con người thoát được
những hiểm được cảnh báo trước dù chỉ vài phút hay thậm chí vài giây”.[33]
Trong cuốn Các thê loại báo chí phát thanh, tac giả Xmirnốp cho rằng “phái
thanh ” là sự noi tiếp tự nhiên kinh nghiệm đã tích lũy của loài người trong việc
phản ánh và tổ chức thông tin xã hội, là kênh chuyển tải những nghệ thuật âm thanh khác bằng lời thoại, chuyển tải những khối lượng lon hoạt động sáng tao của mình, là sản phẩm của thực tế ngôn ngữ mới, tự tôn tại của ngôn ngữ trongkhông trung.[54, tr9]
Trang 12Tác gia Robert Mcleish trong cuốn radio prodution viết: “phat thanh là mộtphương tiện truyền thông đại chúng, khái niệm phát thanh chỉ ra rằng, phát thanhmang âm thanh truyén tới đông đảo công ching” [53,tr2]
Theo nhà báo Richard Pernollet, giảng viên quốc tế tại Trường DH Báo chíLille, đồng thời ông cũng có hon 20 năm kinh nghiệm tại đài phát thanh Pháp
(RF) cũng như các mạng lưới phát thanh địa phương của RF: “Phát thanh làphương tiện truyền thông tức thì Thinh giả có thể nghe thông tin thời sự khắp
nơi: ở nhà, ngoài pho, tại văn phòng, ngoài dong ruong, trén xe, khi di du lich,
chi can một máy thu don giản có lắp pin là ban sẽ có thé kết noi trực tiếp với thé
sóng, mở đài theo chương trình có chủ định Đến khi các chương trình thuần túy
về tin tức được phát sóng thì “ Dai da số việc nghe Dai cua ho chỉ còn là việc chốc lát kết hợp khi là quan áo khi lao động chân tay hoặc lái xe” Chính vì vậy, buộc các Đài phải thực hiện các nội dung ngắn gọn, dé họ tập trung vào “ công
việc uu tiên cua mình” nên “ thính giả sẽ không còn bình tĩnh hoặc thậm chí nổi
cau khi chương trình phat thanh lam họ chu ý quá lâu”.
Các tác giả cuốn “ Làm báo phát thanh” đã cho răng tương tác tạo nên sự
khác biệt nhất trong phát thanh : “Ké từ khi thực hiện vào nhưng năm 1960, tinhtương tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo sự khác biệt giữa phátthanh và truyền hình Nó đã mở ra một cách thức mới với sự tham gia của thính
giả vào các chương trình phát thanh Khi được sử dụng tốt, sự tương tác có thé
tạo nên sức mạnh cho đài phát thanh và giúp thu hút thính gia” [tr268] Yếu tố
10
Trang 13tương tác là sức mạnh bởi vì nó có thé nắm bắt được quan điểm của người dân,
cử tri hay những chính trị gia nổi tiếng Trong thời đại của phát thanh tương tác,tính dân chủ được đề cao
Trong quá trình nghiên cứu phát thanh, các nhà khoa học cũng như những
người làm phát thanh ở nước ta đã thay được sự thay đổi trong cách thiết kế địnhdạng khung của phát thanh đã chuyên từ kiều chương trình tong hợp (đại chúng)
sang định dạng chương trình chuyên biệt (phi đại chúng) Bài nghiên cứu của tác
giả Đặng Thị Thu Hương “ Sự thdng tram của phát thanh Anh — Mỹ và bài học
kinh nghiệm với phát thanh Việt Nam” đăng trong cuỗn “ Báo chí — Những van
dé lý luận và thực tiễn” của Đại học quốc gia Hà Nội Tác giả viết “ Thay vì phục
vụ cho quảng đại quần chúng với các dạng chương trình tổng hợp, phát thanhhướng đến nhóm công chúng nhỏ, có nhu cầu chuyên biệt Phát thanh chuyên biệt
với cau trúc chương trình theo định dang (format radio) ra đời với sự khởi đầu rực
rỡ của top 40 Tại Mỹ hiện nay có 24 định dạng kênh phát thanh như định dạngđài đồng quê, đài tin tức và trao đôi, thành thị, đài nhạc cô điển [24, tr232]
Theo cuốn Báo Phát thanh khăng định “ Từ gần một thế kỷ qua, radio đã
đóng vai trò là người đồng hành hữu ích, chung thủy gần gũi và tự nhiên trong cuộc sông của chúng ta Nó giúp cho con người giữ được mối quan hệ với thế giới bên ngoài [10, tr75] Thông tin phát thanh không phân biệt độ tudi, giới tính, nghề nghiệp Chiếc radio nhỏ có thé theo người dân ra khơi, ra đồng hay lên nương ray Người ta có thé nghe Dai ở bat kỳ dau, trong khi dang di chuyền, lái xe, đang làm
bếp, đang tắm hoặc thậm chí là mới ngủ dậy Có thé nói phát thanh đã phân bổlàn sóng cho mọi tầng lớp công chúng một cách xa xỉ và hào phóng [10, tr76]
Công chúng nhóm đối tượng là những người tiếp nhận thông điệp và chịu sự
tác động, ảnh hưởng của thông điệp, sự lôi kéo, thuyết phục của chủ thể truyền
thông đại chúng Họ không chỉ là đối tượng tiếp nhận, đối tượng tác động mà còn
là nguồn đề tài phong phú và vô tận của báo chí Thính giả ngày nay không chỉ
thích nghe Đài mà còn ý thức tham gia vào các chương trình phát thanh với những
vân dé liên quan trực tiép đên đời sông xã hội và chính ban thân họ Họ luôn có
11
Trang 14sự so sánh, đánh giá, nhận xét về những vấn đề được nêu ra Trả lời được những
câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực của thính giả Điều
đó cho thay phát thanh có thé dẫn dắt, lôi cuốn người nghe, tạo được dòng thôngtin phản hôi cần thiết dé những người làm chương trình phát thanh thông qua đó
điều chỉnh nhăm làm tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng thông tin đáp ứng nhu cau và thị hiểu của bạn nghe Đài Điều đáng chú ý là tuy bat kỳ một chương trình phát thanh nào cũng hướng tới số đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá nhân Điều đó đòi hỏi những người làm phát thanh phảilựa chọn cách thức sao cho phù hợp, bởi công chúng là người nuôi dưỡng chương
trình phát thanh, là người đánh giá thâm định cuối cùng chất lượng chương trình
khi phat sóng [10, tr98].
Những công trình nghiên cứu về các chương trình phat thanh cũng rất phong
phú, luận văn của tác giả Nguyễn Lê Mai Huỳnh, nghiên cứu so sánh phương thức
sản xuất chương trình thời sự truyền hình tong hợp của các đài phát thanh — truyền
hình khu vực băc sông Hậu.
Tác giả Cao Thị Hồng Loan thực hiện đề tài Tổ chức sản xuất chương trìnhphát thanh trực tiếp của Đài PTTH Cà Mau
Luận văn đôi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh
tế của Đài Tiếng nói Việt Nam của tác giả Phạm Nguyên Long đã đề cập đến việcnghiên cứu thực trạng sản xuất các chương trình phát thanh kinh tế: những đóng
góp của chương trình (cung cấp thông tin nóng hỏi về van đề kinh tế, khảo sát
thực tế một số chương trình nổi bật: nông nghiệp-nông thôn; công nghiệp và
thương mại), về phương thức thê hiện (kết cấu và thời lượng chương trình).
Tác giả Bùi Thị Bích Hương có đề cập đến vấn đề sử dụng tiếng động trong
phát thanh hiện đại.
Năm 2011, tác giả Dương Thi Anh Đào cũng đã nghiên cứu thực hiện đề tài
chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM từ khi Việt nam gia nhập WTO đến năm 2010.
12
Trang 153 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở xác lập cơ sở lý luận và làm rõ các đặcđiểm của chương trình phát thanh Sat cánh cùng gia đình Việt, luận văn đề xuất
các khuyến nghị nhằm phát huy các đặc điểm này vào nâng cao chất lượng chương
trình.
Dé đạt được những mục đích nêu trên, luận văn phải làm rõ những nhiệm vu sau đây:
- Xác lập cơ sở lý luận về đặc điểm của chương trình phát thanh
- Khảo sát, nhận diện các đặc điểm của chương trình phát thanh Sát cánh
cùng gia đình Việt của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM hiện nay
- Dé xuất các khuyến nghị nhằm phát huy các đặc điểm của chương trình
Sát cảnh cùng gia đình Việt của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM trong
thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm của chương trình phát thanh
Sát cánh cùng gia đình Việt của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát chương trình Sat cảnh cùng gia đình Việt trong 104 kỳphát sóng thời gian năm 2020 -2021 dé nhận diện đặc điểm của chương trình từ
nội dung đến hình thức, nhằm làm nỗi bật lên các cách thức vận dụng ngôn ngữ,
gồm câu từ, thành ngữ, vận dụng lời nói dé truyền tải thông tin đến các thính giả
và làm thế nào để phát huy hơn nữa những đặc điểm này để chương trình ngày một hấp dẫn hơn nữa Chương trình được phát sóng trên Radio, một dạng phát thanh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, va đang được sử dụng ở các hệ VOH
(AM 610 khz, FM 99.9MHz) và trên website https://voh.com.vn, facebook
“Satcanhcunggiadinhviet” từ năm 2011 đến năm 2021 Tính đến thời điểm hiện
nay, đây là chương trình phát thanh nhân đạo từ thiện tạo được hiệu ứng xã hội
13
Trang 16noi bật Do vậy cần được nghiên cứu dé có hướng phát triển chương trình tốt hơn
trong tương lai Ngoài ra, đây cũng là chương trình phát thanh đã nhận được sự
tín nhiệm và tạo được chỗ đứng trong lòng bạn nghe Đài trên cả nước, thậm chí
đã có nhiều thính giả ở nhiều nước trên thế giới cũng đã nghe, quan tâm và ủng
hộ cho các hoạt động của chương trình.
Mặc dù trong thời gian qua, tại Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM — VOH cũngxây dựng một SỐ chương trình nhân đạo xã hội có tương tác với bạn nghe Đài
nhưng hau như chưa có chương trình nào đạt được mức độ thành công như chươngtrình Sat cánh cùng gia đình Việt.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên chủ nghĩa Mac-Lé nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng, nhiệm
vụ, nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng Đây chính là nền tảng phương pháp luận dé tác giả dựa vào đó, đưa ra các luận điểm, kết luận về vai trò củachương trình Sat cảnh cùng gia đình Việt trong quá trình vận động hoạt động từ thiện, nhân đạo xã hội Bên cạnh đó còn là lý luận báo chí và báo chí phát thanh;của Luật báo chí và những quy định về đạo đức nhà báo Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu một số sách, báo, tài liệu về
các chương trình phát thanh, báo phát thanh, ngôn ngữ báo phát thanh đề tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích nội dung: tổng số chương trình được chọn khảo sát
là 104 chương trình, bao gồm năm 2020, 2021 Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã
có, chúng tôi phân tích, đánh giá những nội dung của chương trình phát thanh Sat
cánh cùng gia đình Việt, từ đó, đi đến những kết luận mang tính khoa học
14
Trang 17- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp biên tập viên chính vàekip thực hiện chương trình, phỏng vấn thính giả của chương trình Số lượng mẫuphỏng vấn bao gồm khoảng 30 mẫu, trong đó có nhân vật đã từng được hỗ trợ,
thính giả nghe chương trình, nhà tải trợ, ekip thực hiện chương trình, ban giám
đốc Các nội dung phỏng vấn xoay quanh lịch sử, cách thức thực hiện chương
trình, hướng phát triển trong tương lai, giải pháp cải tiến nội dung và hình thức
của chương trình trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: các trường hợp được lựa chọn trongcác chương trình đã được phát sóng Trong quá trình khảo sát sẽ lựa chọn một số
chương trình với câu chuyện, tình cảnh tiêu biéu để nghiên cứu về đặc điểm của
nội dung cũng như hình thức của chương trình.
- Phương pháp quan sát và chứng thực: với tư cách là người có nhiều năm
theo dõi sự phát triển của chương trình Sát cánh cùng gia đình Việt, có sự thammưu cho ban biên tập cũng như lãnh đạo Đài về quy trình tô chức sản xuất chươngtrình, phương thức thực hiện cũng như sự gắn kết với công chúng trong các hoạtđộng nhân đạo từ thiện nhăm đưa ra những nhận định sát với thực tiễn và có gócnhìn so sánh đánh giá trung thực, khách quan hơn về chương trình
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Thông qua 200 phiếu thăm
dò ý kiến của thính giả ở nhiều độ tuổi và nghề nghiệp từng biết đến chương trình
ở nhiều tỉnh thành khác nhau nhằm thu thập thông tin, tìm hiểu môi trường tiếpcận thông tin, nội dung mà ho quan tâm về chương trình Sdt cánh cùng gia đìnhViệt cùng những ý kiến của họ về việc cải tiến chương trình từ nội dung đến hìnhthức Từ đó có thêm dữ liệu để đánh giá và xây dựng những giải pháp phát huyđặc điểm nồi bật của chương trình
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Là luận văn đâu tiên nghiên cứu chuyên sâu về chương trình Sát cánh cùng
gia đình Việt, luận văn sẽ mang những ý nghĩa sau đây
15
Trang 18Luận văn làm sáng tỏ những đặc điểm đặc biệt của chương trình phát thanhthực tế Sát cánh cùng gia đình Việt từ nội dung đến hình thức, góp phần trả lờicác câu hỏi: Tại sao chương trình Sat cánh cùng gia đình Việt có thê tồn tại vàphát triển cho đến thời điểm hiện nay thu hút được nguồn tài trợ cũng như tạo
được uy tín cho Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM và biên tập viên chương trình Bằng việc vận dụng kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần giúp cho Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM tô chức tốt hơn mảng công tác xã hội, nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền giữ được chỗ đứng trong lòng công chúng.
Luận văn có thê là đê tài tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên và trong các cơ sở đào tạo báo chí truyên thông có nội dung liên quan đên lĩnh vực công
tác xã hội.
7 Ket cau của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung chính gồm có 3 chương bao gồm:
- Chương 1: Một số van dé chung về đặc điểm của chương trình phát thanh
- Chương 2: Nhận diện đặc điểm của chương trình Sdt cánh cùng gia đình
Việt của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM
- Chương 3: Khuyến nghị nhằm phát huy các đặc điểm của chương trình Sat
cánh cùng gia đình Việt của Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM
16
Trang 19Chương 1:
MOT SO VAN DE CHUNG VE ĐẶC DIEM CUA
CHUONG TRINH PHAT THANH1.1 Cac khai niém
Sự ra đời và phát triển của phát thanh gắn liền với những thành tựu khoa học
công nghệ vĩ đại trong lĩnh vực truyền thông, nó đã và đang tiến những bước dai
trong việc phục vụ nhu cầu con người Trong thông điệp nhân kỷ niệm ngày Phát
thanh thé giới (13/2/2017) ba Irina Bokova — Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục,khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc cho rang, “trong bối cảnh thé giới cónhiễu biến động như hiện nay, phát thanh là một phương tiện giúp kết nối cộngdong, là nguon cung cấp thông tin quan trọng Phát thanh cũng đại diện cho tiếng
nói của những nhóm người dé bị tổn thương trong xã hội, công cụ của nhân quyén
và góp phan đưa ra giải pháp cho các thách thức mà thé giới đang đối mặt Phát thanh cung cấp cho chúng ta một nên tảng lâu dài nhằm đưa các cộng đồng xích lại gan nhau Phát thanh trao tiếng nói cho thính giả, dù họ là đàn ông hay phụ
nữ, người già hay người trẻ, dù họ ở bat cứ đâu Phát thanh cũng can lắng nghe
và phản hôi lại các nhu cẩu của thính giả dé thực sự trở thành người bạn tâm
giao của chính những thính gia của minh.” [44]
Tác giả Đức Dũng trong cuốn “Lý luận báo phát thanh ”, (2003) cho rang:
“Phát thanh là sản phẩm của giai đoạn khởi nguyên nên kỹ thuật điện tử, phátthanh đã từng là loại hình bao chi độc tôn trong thời gian dai Sự sinh động ky
điệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói được truyễn tai qua làn song radio đã được
thính giả đón nhận nông nhiệt trong suốt gan một thé kỷ qua” [1, tr.36]
17
Trang 20Trong cuốn Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh, tác giả Lois Baird
(đã đưa ra các đặc điểm của phát thanh như sau:
- “Radio là hình anh
- Radio là thân mật, riêng tư
- Radio là dễ tiếp cận và dễ mang
- Radio gợi lên cảm xúc
- Radio làm công việc thông tin và giáo duc
- Radio là âm nhạc.”[50]
Trong cuỗn Những vấn dé cơ bản của báo phát thanh, (2003) tác giả Paul Chantler và Peter Stewart viết: “Radio là phương tiện truyén thông tốt nhất dé kích thích trí trởng tượng”; “phát thanh là phương tiện truyền thông mang tính
riêng tư [53,tr10]
Tài liệu Handbook for the URN Advanced Radio Journalism Course in Plitical Reporting cua Ivor Gaber, Paul Kavuma, Stephen Eriaku nhan dinh: “Voi
tu cach là một loại hình truyền thông đại chúng, báo phát thanh có khả năng:
- Cung cấp tin tức trực tiếp
- Phan ánh không khí và các sự kiện
- Dễ dàng thực hiện
- _ Công nghệ nhẹ nhàng và có thể sử dụng linh hoạt
- Không yêu cầu cả một nhóm kỹ thuật" [51, tr.9]
18
Trang 21Những cách nhìn nhận này cho thấy, phát thanh mang những đặc điểm riêngbiệt, có thê thấy rất rõ khi so sánh với các phương tiện truyền thông đại chúng
khác.
Trong cuốn Các thể loại báo chí phát thanh, (2009), tác giả Xmirnop cho
rang: “phát thanh ” là sự noi tiếp tự nhiên kinh nghiệm đã tích lũy của loài người
trong việc phản ánh và tổ chức thông tin xã hội, là kênh chuyển tải những nghệ
thuật âm thanh khác, bằng lời thoại, chuyển tải những khối lượng lớn hoạt động sáng tạo của mình; là sản phẩm của thực té ngôn ngữ mới, sự tôn tại của ngônngữ trong éphia (không trung) [55, tr.9)
Tác gia Robert Mcleish trong cuốn Radio Prodution, (2005) viết: “Phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng Khái niệm phát thanh chỉ ra rằng phát thanh mang âm thanh truyền tới đông đảo công chúng” [54, tr.2)
Trong cuốn Báo phát thanh do PGS,TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, khái
niệm báo phát thanh được dùng từ việc mở rộng và phát triển khái niệm báo chí
“Bao phat thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện
tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản cua nó là dùng thé giới âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) dé chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ
thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác của công
Như vậy, các cách định nghĩa báo phát thanh của các nhà khoa học quốc tế
và trong nước đều thống nhất những điểm chung về báo phát thanh, đó là tính chất
truyền tai thông tin thông qua âm thanh Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, báo phát thanh không chỉ truyền phát thông tin thông qua sóng điện từ
19
Trang 22và hệ thống truyền thanh mà còn đến được công chúng thông qua cáp, vệ tinh vàđặc biệt là qua nền tảng số trên môi trường truyền thông Internet.
Bồi cảnh truyền thông số cũng mang đến cho báo phát thanh diện mạo mới
khi báo phát thanh thích ứng với những xu hướng truyền thông mới, trên những
nên tảng mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng hiện đại Trong bối cảnh
đó, nhiều ý kiến cho răng, báo phát thanh đã biến đổi theo hướng đa phương tiện,
sử dụng không chỉ âm thanh mà còn chữ viết, các hình thức tương tác Môi trườngInternet khiến cho loại hình báo chí có sự giao thoa mạnh mẽ Tuy nhiên, phátthanh vẫn là phát thanh khi dòng âm thanh trong tác phẩm, sản phẩm tự nó đãchuyên tải trọn vẹn thông tin, các yêu tố khác là những yếu tổ bổ trợ giúp cho phátthanh thông tin sinh động, hấp dẫn và tương tác hiệu quả hơn Tác giả Đồng MạnhHùng trong bài báo Phát thanh trong môi trường truyền thông 4.0 cho rằng: “sự
thay đổi về công nghệ tạo điều kiện để thay đổi phương thức sản xuất chương trình phát thanh từ gián tiếp sang trực tiếp giúp những người làm phát thanh từ biên tập viên đến kỹ thuật viên, đạo diễn chương trình déu có diéu kiện dé thay đổi kết cau chương trình và phương thức làm việc cho phù hợp với yêu cau chung
của nhịp sống công nghiệp hoa” [21, tr.48]
Do đó, từ những thông tin, cách định nghĩa nói trên, chúng ta có thể kế thừa
và phát triển khái niệm về phát thanh như sau: “Báo phát thanh là loại hình báo
chí sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc
dé truyén tải thông tin”.
Trong ba thành tô trên của phát thanh, thì lời nói đóng vai trò then chốt Lời
nói cung cấp, truyền tải thông tin, chuyên chở tư tưởng, khơi đậy cảm xúc, là cầu nối hữu hiệu giữa đài phát thanh và công chúng thính giả Theo tác giả Đức Dũng,
Lý luận báo phát thanh: “Lời nói là một ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng
giao tiếp tốt nhất, là ký hiệu đặc biệt người bởi nó không chỉ có tính chất thông báo mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào đó Lời nói chiếm một tỉ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp Đáy là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt
cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí khác [T, tr.48]
20
Trang 23Lời nói trong phát thanh được cấu thành bởi 3 yếu tố: từ vựng, ngữ pháp vàngữ âm (có thê gọi tương đương là ngôn từ, cách đọc, cách nói trên sóng) Ba yếu
tố này có mối quan hệ chặt chẽ trong việc hỗ trợ lời nói thực hiện chức năng thông
tin, tuyên truyền Bằng cách lựa chọn ngôn từ cấu thành câu, thành bài, băng khả năng vận dụng giọng đọc mang day cảm xúc, giọng nói truyền cảm, mà các phát
thanh viên, nhà báo, phóng viên như vẽ ra trong tâm trí người nghe một thế giới
hiện thực, sống động, phong phú Và đường như có thé đưa người nghe hóa thân thành các nhân vật, có thê đến bất cứ đâu, gặp bất kỳ ai Và người tạo ra sự khác
biệt đó, chính từ những người chắp bút (phóng viên, nhà báo) trong cách dùng từ,đặt câu và từ những giọng đọc tai năng có khả năng vận dụng các yếu tô tốc độ,
độ cao, cường độ, trường độ, nhip độ, âm sắc
Theo tác giả Đức Dũng, trong cuốn Lý luận báo phát thanh (2003) ông cho
rằng, “chương trình phát thanh là sự sắp xếp một cách hop lý các thành phan tin,
bài, băng âm thanh trong một chỉnh thể với khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyén của cơ quan phát thanh và mang lại hiệu quả cáo nhất
doi với người nghe Chương trình phát thanh là một đơn vi tôn tại độc lập, mỗi
một chương trình phản ánh một lĩnh vực nhất định, phục vụ một lứa tuổi nhất định Chương trình phát thanh có khung thời lượng xác định và thời gian ồn định Trong mot chương trình phat thanh, bố cục chương trình rất quan trọng Mục tiêu của chương trình phát thanh là thu hút, lôi cuốn thính giả bằng những thông tin
21
Trang 24mà nó dem đến cho họ Một chương trình phát thanh luôn cố gắng tạo ra bản sắcriêng ở giọng đọc, thể loại, ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, đối tượng tiếp nhận,dong thời nó cũng hỗ trợ, phối hop với các chương trình khác nhằm mục dich
tăng cường sức tác động tới công chúng [7, tr.36]
Một số tài liệu khác định nghĩa, chương trình phát thanh là sự liên kết, sắpxếp hợp lý của các tin, bai, tư liệu âm thanh, âm nhạc, được mở đầu bang nhac
hiệu và kết thúc bang lời chào kết của phát thanh thanh viên nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của một cơ quan báo chí mang lại hiệu quả cao nhất cho thính
giả.
Chương trình phát thanh là kết qua sáng tạo của nhiều công đoạn và tồn tại
ở nhiều mức độ khác nhau Quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp được gọi là
lên chương trình Chương trình phát thanh là tổng hợp của nhiều loại đề tài liênquan đến các van dé chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Là kết quả, sản phẩmlao động của tập thê từ đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, nội dung, hậu cần trong
đó phóng viên là người trực tiếp tạo ra các sản phâm báo phát thanh cả về mặt
sáng tạo và sản xuât chương trình.
Trong cuốn Các thể loại báo chí phát thanh tác giả V.V Xmirnôp cho rằng
“sự cảm thụ các chương trình phát thanh không những chịu ảnh hưởng bởi kinh
nghiệm sống của moi con người, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quan niệm của
mỗi con người về thé giới, mà còn chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm giao tiếp với kênh phát thanh, thái độ của người ấy đối với chương trình phát thanh Những
trông đợi, tâm trạng cảm xúc của người nghe đối với chương trình cũng quan
trọng đối với hiệu quả tiếp xúc Việc tạo ra một tác phẩm phát thanh là một quá trình sáng tạo Xét về ban chất và đặc điển của hoạt động sáng tạo phát thanh
thì công việc nhà báo xử lý một tài liệu nào đó được quyết định bởi những khả
năng của nhà báo ấy Mà những khả năng ấy lại gắn với sự phản ánh thực tế bằng
âm thanh, thông qua âm thanh ”[55.,tr.76 |
22
Trang 25Những phương tiện định hình và diễn đạt chính yếu của loại hình phát thanhchính luận là lời nói, âm nhạc, những tiếng động và công việc dựng ghép Tất cảnhững phương tiện ấy đều phục vụ nhiệm vụ mà nhà báo đề ra cho mình và được
nhà báo ấy thể hiện trong quá trình sáng tao Cơ sở của tất ca các thé loại báo chí phát thanh là những bản lời thoại thé hiện dưới hình thức văn viết rất đa dạng (được viết trước) và những yếu tô ngẫu hứng của một bài nói Mỗi thé loại phát thanh tô chức nên một chỉnh thể lời thoại, thống nhất về mặt âm thanh Cơ sở hình thành chỉnh thê ấy là sự lệ thuộc nội tại lẫn nhau giữa các yếu tố, cùng hướng tới
giải quyết một nhiệm vụ chung”
Do đó, từ những thông tin, cách định nghĩa nói trên, luận văn tiếp cận kháiniệm chương trình phát thanh như sau: “Chương trình phát thanh là một chỉnh thểtrong đó các thành phan tin bài, âm nhạc, lời dẫn được bố trí sắp xếp một cáchhợp lý trong một khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ của cơ quan
truyền thông va mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe”.
Chương trình phát thanh chuyên đề:
Chương trình phát thanh chuyên đề là một chỉnh thé trong đó các thành
phan tin bài, âm nhạc, lời dẫn được bố tri sắp xếp một cách hợp lý trong mộtkhoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ của cơ quan truyền thông vàmang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe Chương trình chuyên đề sẽ thôngtin một cách đầy đủ và sâu sắc nhất và có trọng tâm đến các đối tượng tiếp nhậnkhác nhau, chăng hạn như chương trình giáo dục, thanh niên, phụ nữ, thiếu niênnhi đồng, quân đội nhân dân, an ninh tổ quốc, ca nhạc Kết cấu của một chương
trình phát thanh chuyên dé thường có phan giới thiệu chuyên dé, phan tin chuyên
dé, phan bài, diễn đàn hoặc phỏng van, mau chuyện hoặc tiêu phẩm.
Hoạt động từ thiện xã hội là hoạt động nhân đạo, phù hợp với văn hóa đạo
đức của nhân dân ta, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các khó
khăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các địa phương vùng sâu, vùng xa còn thiêu thôn về điêu kiện cơ sở vật chat hạ tang, các điêu
23
Trang 26kiện chăm lo về đời sống vật chất, tỉnh thần của người dân, đặc biệt trong hoàncảnh thiên tai, địch họa Đề cập đến nội dung chuyên sâu về nội dung nhân đạo từthiện, hiện nay hau hết tất cả các Đài PTTH đều có xây dựng nội dung về nhân
đạo từ thiện xã hội Tập trung vào các hoạt động như học bồng, điều trị bệnh tật,
mô tim, câp vôn dạy nghê
Theo tác giả Dinh Thị Thu Hang, Báo phát thanh hiện đại “ phát thanh có
nhiều uu thé dé truyền thông hiệu quả trong tình huống khẩn cấp Thứ nhất, phát thanh là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc trợ giúp người dân trong công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai và nhờ vậy giảm thiểu toi da thiệt hại về người và
của Thứ hai phát thanh có thể hoạt động như một hệ thong báo động dé giảmthiểu nguy cơ xảy ra thiên tai Thứ ba, phát thanh giúp truyền tải thông tin tớivùng bi ảnh hưởng và thúc day hành động của các tổ chức nhân đạo Thứ tư,
radio là thiết bị kỹ thuật có thể chịu được sức ảnh hưởng của thiên tai Trong thoi gian khủng hoảng, radio vẫn có thể hoạt động với khả năng truyền và nhận tín hiệu ngay cả khi mạng lưới điện bị sập Điều này khiến cho radio trở thành thiết
bị để giữ liên lạc giữa người bị nạn và lực lượng cứu hộ [ 15, tr52]
Khái niệm đặc điểm và đặc điểm của chương trình phát thanh
Khái niệm đặc điểm:
Theo Tir điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Hồng Đức, giải thích từ “đặc điểm”
tức điểm đặc biệt, chỗ đáng chú ý Giải thích từ chương trình là toàn bộ những dựkiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một khoảng thời gian nhất
định Hoặc đây cũng là toàn bộ nội dung học tập, giảng dạy được quy định chính
thức cho từng môn, từng lớp hoặc từng cấp học bậc học Một cách hiéu khác, dãy
các chỉ lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình, có cú pháp nhất định, chỉ thị
cho một máy tính thực hiện một bai toán sao cho đúng với cách thức đã định.[30, tr.256]
Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Y (chủ biên), (2011) giải thích từ đặcđiêm có nghĩa là nét vẽ làm nên diện mạo con người, sự vật, hiện tượng: đặc diém
24
Trang 27tâm lý, đặc điểm khí hậu nhiệt đới, tìm ra những đặc điểm chính Đồng thời giảithích từ chương trình tức là toàn bộ nói chung những gì dự kiến hoạt động thựchiện theo một trình tự nhất định Dãy các mệnh lệnh được viết theo cú pháp nhất
định, mô tả cách giải quyết một bài toán trên máy tính hay trong một ngôn ngữlập trình [46, tr.483]
Một số từ điển khác giải thích đặc điểm là từ được dùng để chỉ nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó Khi nhắc đến đặc điểm, người ta thường chú trọng đến vẻ bên ngoài mà có thé cảm nhận thông qua các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác), đó là các đặc trưng về màu sắc,
hình khối, hình dáng, âm thanh của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, hầu hết các sựvật đều có những đặc trưng trong cấu tạo và tính chất mà chỉ có thể nhận biết quaquá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận
Từ những khái niệm đặc diém ở trên, ta có thê rút ra định nghĩa vê từ chỉ đặc điêm là từ được dung đê mô tả đặc trưng của một sự vật, hiện tượng về hình dang, màu sac, mùi vi và các đặc diém khác Chang hạn như một sô từ sau: đỏ, nâu, tam giác, tròn, vuông, trong suôt, đặc quánh,
Là những mô tả cụ thể, chi tiết về những nét khác biệt, những điểm đặc thùcủa một người hay một vật, một điều nào đó Thuật ngữ đặc điểm gồm có “đặc”
là những gì đặc thù, đặc trưng riêng biệt, không có, không giống giữa người nàyvới người kia, hay điều này với điều kia Còn “điểm” là những dấu hiệu, nhữngnét thuộc về một người, một điều nào đó
Trên thực tế trong hoạt động nghiên cứu, việc tìm ra cách đặc điểm, những
nét riêng biệt sẽ giúp cho hoạt động so sánh, phân biệt g1ữa các vấn đề, các sự vật,
sự việc được rõ ràng và sáng tỏ hơn Những nét đặc thù và riêng biệt đó có thể sẽ nói lên nguồn gốc của sự ra đời, hoàn thành và môi trường hình thành hay những
nhân tố nào tác động lên sự vật, sự việc hoặc con người đó và quy định nên những
nét riêng có đó Từ đó, hoạt động nghiên cứu sẽ chỉ ra được nguyên nhân của
25
Trang 28những đặc điểm đó cũng như có các giải pháp khắc chế, phát huy những ưu nhược điểm.
Khái niệm đặc điểm chương trình phát thanh
Theo giáo trình Nhập môn phát thanh truyền hình của Tác giả Kim NgọcAnh (2016) thì đặc điểm của chương trình phát thanh — truyền hình “ Thứ nhất làsản phẩm phi vật chất mang hàm lượng tri thức cao Thứ hai là sản phẩm mangquan điểm, tư tưởng của cơ quan phát thanh — truyền hình và của nhà báo Thứ
ba không vi phạm các chuẩn mực đạo đức báo chí cách mang Thứ tư có nhac
hiệu, lời xướng, có hình hiệu, lời mở đâu, khi mở dau chương trình và cuối cùng
là có lời chào kết thúc chương trình ”[3, tr.36]
Trong cuốn Các thé loại báo chí phát thanh của tac giả V.V Xmirnôp, tác
giả cho rằng, nội dung và hình thức đó là nhiệm vụ được thé hiện một cách sáng
tạo trong một bải viết, là kết quả có sẵn, được thể hiện trong một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh Những đặc điểm của các thể loại báo chí phát thanh được quyết định bởi tính chất đặc thù của kênh phát thanh và bởi hình thức thể hiện giao tiếp băng lời nói sống động.
Tác giả Đức Dũng — Ly luận báo phát thanh (2003) cho rằng, “ Có thé coilời nói, tiếng động, âm nhạc là ba màu cơ bản làm nên đặc điểm của chương trình
phát thanh Lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú có thể
kết hợp với nhau một cách vô cùng linh hoạt, năng động để tạo nên những bức
tranh âm thanh tác động vào sự liên tưởng của thính giả Một chương trình phátthanh là sự phối hợp với những mức độ khác nhau của ba màu cơ bản này.”[1,
tr.53]
Đặc điểm của chương trình phát thanh là những nét khác biệt, điểm đặc thùcủa một chương trình phát thanh rất riêng giúp người nghe có thể phân biệt đượcchương trình này với chương trình khác, những sự hấp dẫn và tính chất đặc thù
riêng có của chương trình đó Qua đó người ta có thé năm bắt giờ phát sóng các chương trình mà mình yêu thích, đồng thời chủ động đón nghe chương trình.
26
Trang 291.2 Đặc điểm chung của chương trình phát thanh
Trong cuốn Báo phát thanh — lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Tác giả Dinh Thị Thu Hằng phân tích các chương trình phát thanh có những đặc điểm chung như
sau:
- “Thoi lượng co tính ổn định và thời điểm phát xác định
Ví dụ chương trình Cửa số tình yêu phát vào lúc 10h sáng chủ nhật hàng tuần trên VOV3 với thời lượng 1 giờ đồng hồ Chương trình thời sự 18 giờ (gọi tên theo thời điểm phát) phát lúc 6 giờ tối có thời lượng 30 phút Chương trình thời
sự của Đài Tiếng nói nhân dan TPHCM buổi sáng hiện nay được phát sóng vàolúc 5h30 trên kênh AM 610 khz và có thời lượng 30 phút, chương trình budi chiềuđược phát vào 17h15, thời lượng 45 phút Chương trình Sài gòn buôi sáng của ĐàiTiếng nói nhân dân TPHCM, phát sóng FM 99,9 Mhz thời lượng 60 phút bắt đầu
từ 6 giờ Thời lượng của chương trình giới hạn khoảng thời gian dé truyền tải thông tin Thời điểm phát sóng có ý nghĩa mang lại sự tiếp nhận tiện lợi và góp phần tạo thói quen tiếp nhận cho công chúng Việc xác định thời lượng, thời điểm phải căn cứ vào thói quen, thị hiếu, đặc điểm sinh hoạt của nhóm công chúng mà
chương trình hướng tới Chang hạn như các chương trình thiếu nhi sẽ không phátvào khung giờ các em đang đi học Thời lượng và thời điểm phát sóng của chươngtrình có tính 6n định, chỉ có thé thay đôi khi có một sự thay đôi về mặt cơ cấu, tô
chức, sắp xếp lớn nào đó.
- Hướng đến một nhóm đối tượng nhất định
Việc hình thành các chương trình phải luôn dựa trên nhu cầu của đối tượng,
nhằm phục vụ một nhóm đối tượng Nhóm đối tượng đó có vai trò quyết định tới
quá trình tổ chức một chương trình, quyết định nội dung, cách thiết kế trình baymột thông điệp Chương trình phát thanh cũng luôn tự điều chỉnh để phù hợp hơn
với nhu cầu và thị hiếu của thính giả nghe Đài Do vậy, chương trình phát thanh
luôn mang tính đối tượng Thậm chí nhiều chương trình còn thé hiện tính đối
tượng ngay trong tên chương trình Ví dụ như chương trình Dành cho dong bào
27
Trang 30Việt Nam ở xa Tổ quốc, tên của chương trình đã nói lên đối tượng hướng tới củachương trình là ai; chương trình Thanh niên, chương trình Thiếu nhi cũng vậy.Các chương trình trên kênh VOV giao thông lại hướng đến nhóm đối tượng lànhững người tham gia giao thông Hoặc Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM cũng có
Kênh giao thông đô thi FM 95,6, các chương trình xây dựng trên kênh sẽ theo 2
xu hướng là các vấn đề đô thị cũng như giao thông.
- Pham vi nội dung xác định
Do tính đối tượng quy định nên phạm vi nội dung chương trình cũng đượcgiới hạn Chang hạn như chương trình thanh niên sẽ chuyên phan ánh những van
đề thuộc về thanh niên, được thanh niên quan tâm, chương trình Thời sự sẽ cung
cấp những thông tin mới nhất về mọi mặt đời sống, các chương trình chuyên đề
sẽ đào sâu một mang nội dung nào đó, như chương trình Mồi trường cuộc sống,chương trình Nông thôn ngày nay, chương trình phụ nữ Phạm vi nội dung được
quy định ngay trong chức năng, nhiệm vụ của mỗi chương trình phát thanh, theo
đó các chương trình phát thanh tô chức thông tin, định hướng có chiều sâu, có
hiệu quả cho nhóm công chúng của mình.
- C6 câu trúc tương doi ôn định
Ngoài nhạc hiệu, chương trình, lời chào, phần giới thiệu nội dung chính
phần chào kết thúc thì các phần mục, chuyên mục, trang trong chương trình phát
thanh thường được duy trì nhằm tạo sự sáng tỏ, mạch lạc về nội dung đồng thờitạo nên thói quen tiếp nhận cho thính giả Chang hạn chương trình phát thanh thời
sự thường có phần tin trong nước, tin quốc tế, các bải, tiết mục, phần dự báo thời
tiết, tin thể thao, nhắc lại những nội dung chính đã phát trong chương trình Các
chương trình chuyên đề của Đài Tiếng nói Việt Nam thường có kết cấu: phần tinchuyên đê, bai chuyên dé, diễn đàn hoặc phỏng van, mâu chuyện hoặc tiêu phâm.
- Thuong gan với một nhạc hiệu và một phong cách thê hiện.
Đối với nhiều thính giả, khi tín hiệu thân thuộc của nhạc hiệu chương trình
họ quan tâm vang lên là thời điểm lắng nghe đã đến Nhạc hiệu được xem là gương
28
Trang 31mặt của chương trình là cái đầu tiên phân biệt chương trình này với chương trìnhkia Nội dung mỗi số chương trình phát sóng là khác nhau nhưng cùng chung mộtnhạc hiệu Những người xây dựng chương trình luôn cố gang tìm một nhạc hiệu
vừa phù hợp vừa gây được ấn tượng và tạo ra nét khác biệt cho chương trình.
Phong cách thê hiện cho chương trình cũng vậy, có những nét khác nhau do chínhđối tượng và tính chất thông tin quyết định Khi nghe chương trình thời sự, ngườinghe cảm nhận được tính chất sang trọng, quy thức Nghe chương trình ca nhạc
Quick and Snow show, thì lại là phong cách tự nhiên, đối thoại thân thiện, trẻ trung, hài hước Hay nghe chương trình Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ
quốc, chúng ta nhận thấy những tiếng nói thủ thi, tâm tình sâu lắng, gợi nhớ quêhương Một trong những điều tạo nên phong cách thê hiện chương trình chính làngười dẫn Người dẫn chương trình với vai trò giới thiệu, dan dat các phần nhưnội dung, giao tiếp với thính giả Họ đã dé lại phong cách của mình và góp phan
vào việc khang định phong cách của chương trình Chang hạn như trước đây tại
Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, chương trình Làn Sóng Xanh với sự dẫn dắt củaĐông Quân và Mai Trinh đã đi vào tâm trí của nhiều thính giả Trải qua nhiều thế
hệ dẫn chương trình nhưng cái tên Đông Quân và Mai Trinh thì vẫn được những
thính giả thời kỳ đầu nhớ mãi [16, tr.154,155,156]
1.3 Tiêu chí nhận diện đặc điểm của chương trình phát thanh
Dựa trên các phương diện cau thành chương trình phát thanh, các phươngdiện chương trình phát thanh tác động đến công chúng, chúng ta có thể đưa ra cáctiêu chí để nhận diện đặc điểm của chương trình phát thanh như sau:
Về mặt nội dung:
Với sự phát triển của công nghệ số, một chương trình phát thanh được xem
là hấp dẫn thi phần nội dung phải hay, đổi mới và luôn sáng tạo, có những nét
riêng tiêu biểu Người nghe phát thanh là đối tượng tác động và là mục tiêu hướng tới của chương trình Do vậy trong quá trình lựa chọn khai thác đề tài cần chú ý khai thác những đề tài gần gũi đời sống dân sinh, được dư luận quan tâm, tạo ra
29
Trang 32được hiệu ứng xã hội tốt Kết nối cộng đồng, kêu gọi sự trợ giúp lẫn nhau, đồngthời nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ Tác giả Dinh Thị Thu Hang trongsách chuyên khảo Báo phát thanh hiện đại (2020) cho biết “Việc ứng dụng công
nghệ số trong nhiều khâu sản xuất chương trình còn giúp các chương trình phát thanh thay đối về nội dung và hình thức dé đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacông chúng.” [15, tr.71]
Tính nhân văn, chân thực trong những câu chuyện được chuyên tải Đây cũng
là một trong những đặc điểm quan trọng của phát thanh Trong cuốn Lý luận bdo
phát thanh của tác giả Đức Dũng, (2003) ông cũng cho rằng, “ Các chương trình
phát thanh đòi hỏi một sự thân mật, gân gũi với cuộc sống Radio đáng tin cậybởi nguồn gốc những tin tức của nó gan liền với những sự kiện xảy ra ở mọi lúc
mọi noi.”[7, tr38] Do vậy việc dam bảo cho nội dung mang tính chân thực, cham được vào trái tim của người nghe vô cùng quan trong.
Nội dung mang nhiều ý nghĩa tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế xãhội, góp phan thay đổi cuộc sống cho những nhân vật được tiếp cận
Chương trình phát thanh tạo được sự tương tác nhiều chiều với công chúng.
Sách chuyên khảo Báo phát thanh hiện đại, Tác giả Dinh Thị Thu Hằng (chubiên), “ các chương trình phát thanh có tính mở là cách thức để cập nhật thôngtin nhanh chóng, thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung của chươngtrình, làm tăng tính thiết thực gân gũi của chương trình đông thời tăng tính khách
quan, nhiều chiêu cho nội dung thông tin.” [L5, tr.38]
Sự phát triển của các ứng dụng công nghệ số còn giúp tăng cường sự tương tác của công chúng phát thanh Với một cuộc điện thoại, một tin nhắn hoặc một
lá thư điện tử, công chúng phát thanh có thé dé dàng tương tác với các chương
trình phát thanh mà họ quan tâm Việc tương tác sẽ dé dàng hơn khi các chương
trình phát thanh có fanpage trên mạng xã hội Sau khi nhận thông tin từ các
chương trình phát thanh, quá trình phản hồi của công chúng trở lại đài đang đượcthực hiện nhanh chóng và tiện lợi nhờ những ứng dụng của công nghệ số Không
30
Trang 33những thế, việc trả lời phản hồi từ phía đài phát thanh cũng nhanh chóng hơn, tạo
sự tin tưởng cho thính giả, thúc day sự tương tác tiếp tục tăng lên Dưới sự tácđộng của công nghệ số, phát thanh Việt Nam có nhiều chuyền biến Tác giả PhạmThị Thanh Tinh trong bài Tính tương tác trên báo phát thanh truyền thong và phát
thanh hiện đại co đề cập “ tính tương tác trên báo phát thanh là sự giao lưu, tác động qua lại giữa những người thực hiện chương trình phát thanh và thính giả về các nội dung mà chương trình đề cập, nhằm mục dich trao đồi, thỏa mãn nhu cầu thông tin đa chiều của chủ thể và khách thể" [39, tr.45]
Về mặt hình thức:
Phong cách thé hiện chương trình tạo được dấu ấn riêng Theo tài liệu Đường
vào nghề phát thanh truyền hình của tac giả Nhật An (2006), “ Phát thanh viên radio không can có ngoại hình đẹp nhưng diéu quan trọng nhất là giọng nói, cách
thể hiện bản tin Sở hữu một giong đọc chuẩn, truyền cảm, mượt mà có thể tạo
nên được dau ấn riêng của mình trên con đường sự nghiệp Giọng đọc có thể làmnên tên tuổi của phát thanh viên bởi người nghe không biết ban là ai, mọi cảm
nhận hay sự tưởng tượng của họ sẽ được hình thành nhờ vào giọng doc của ban.
Có thể thay, đây là một nghề đòi hỏi nhiều thứ, sự chuẩn xác trong cách phát âm,
sự linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ, truyền cảm trong các truyền tải thông tin đến thính giả Dé lam được điều này thì phải rèn luyện mỗi ngày” [1, tr.70].
Theo tác giả Dinh Thị Thu Hằng trong sách chuyên khảo Dan chương trình phát
thanh, truyền hình, “Người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng
chủ động nhất dé cau trúc một chương trình Dan chương trình là yếu to quantrọng gop phan tạo nên sức hap dan và sự thành công cho các chương trình phátthanh, truyền hình Hoạt động nghiệp vụ dẫn chương trình trên mọi loại hình báophát thanh, truyền hình hiện nay không chỉ mang những yếu to công việc dẫn
chương trình nói chung mà còn phải đảm bảo những yêu câu của hoạt động báo chi như góp phan chuyển tải thông tin moi, thể hiện tính định hướng, giáo dục, đáp ứng nhu cầu về thông tin của con người Do vậy, người dẫn chương trình phát thanh, truyền hình hiện nay được quan niệm là người thể hiện được những
31
Trang 34tô chất của một nhà bdo cùng với những kỹ năng giao tiếp, khéo léo, linh hoạt
trong các dạng chương trình khác nhaw” [17, tr.20]
Kết cau chương trình sinh động cuốn hút, thông qua các khía cạnh khác nhaucủa câu chuyện giúp cho người nghe nhận diện được chương trình Cách sử dụng
tiếng động, âm nhạc tạo nên một sự tổng hòa trong toàn bộ chương trình, tạo sự
liền lac từ đầu cho đến cuối Theo Tác giả Đức Dũng trong Ly /uận báo phát
thanh, (2003) ông khẳng định, “ Lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng
động phong phú là những phương tiện cơ bản để báo phát thanh dựng lên một thể giới sinh động, chân thực và gan gũi với cuộc sống đời thường qua hàng ngàn,
tin bài với những thông tin đa diện, đem đến cho thính giả những bức tranh sốngđộng về đời sống hiện thực vừa đáp ứng nhu cầu được thông tin ngay lập tức vềcái mới, đông thời làm phong phú đời sống tình cảm, tỉnh than của hàng triệu
thính gia.” [7, tr.46].
Xu hướng của phát thanh hiện dai là tang cường các hình thức đối thoại, tạo
ra không khí đối thoại tích cực trên Sóng nhăm hạn chế tối đa sự nhàm chán, tẻnhạt của lời nói độc thoại đơn điệu Tác gia Dinh Thị Thu Hằng trong sách chuyên
khảo Báo phát thanh hiện đại (2020) nhận định: “ Tiếng động làm tăng sắc thái biểu cảm và mang đến cho thính giả sự liên tưởng sâu sắc, làm cho tác phẩm phátthanh thêm khách quan, chan thực, sinh động Làm phong phú, da dạng âm thanhcho tác phẩm phát thanh Âm nhạc không chỉ thực hiện chức năng giải trí mà còn
có tác dung tái hiện, tạo dựng không khí, tạo ra sự hưng phan dé tiếp nhận thông
tin, bồ trợ, làm tăng hiệu quả tác động.” [15, tr.42,43]
Ngôn từ khi viết cho phát thanh phải ngăn gon, dé hiểu, làm thế nao dé người nghe có thể tiếp nhận được thông điệp sống ý nghĩa và tích cực Tác giả Đức
Dũng, Lý luận báo phát thanh,(2003), “ thính giả tiếp nhận qua radio không có
khả năng nhìn được bằng mắt như trong trường hợp truyền thông mặt đối mặt Người nghe không thé nhìn thấy những dấu hiệu khác gắn lién với giao tiếp trực tiếp như biểu đạt bằng nét mặt, sử dụng tay dé minh họa hay các hình thức giao
32
Trang 35tiếp bằng mắt, ngôn ngữ của thân thể Bởi vậy nếu những lời phát ra càng ngắngon, dé hiéu thi sé cang tao ra duoc su cuốn hút đối với họ” [7, tr.36]
Chương trình sử dung âm thanh tổng hop bao gém lời nói, tiếng động, âm nhac dé tác động vào đối tượng vào thính giác của đối tượng tiếp nhận Tác giả Đức Dũng, Lý luận báo phát thanh (2003) nhận định: “Phát thanh nổi lên ở một điểm quan trọng nhất- đó là việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói tiếng động, âm nhạc) tác động vào thính giác.” [T, tr.46)
1.4 Các yếu tố tác động đến đặc điểm chương trình phát thanh
Phát thanh hiện dai là sự kế thừa và phát triển của phát thanh truyền thống
Do là sự thay đổi về phương thức sản xuất các chương trình phát thanh sao chophù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng Là sự kết hợp giữa
nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại Sự thay đổi này không chỉ dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, mà còn đòi hỏi về thay đôi về kỹ
năng để tạo ra được một chương trình có nội dung thật sự chất lượng, với diện
mạo, hình thức (format) mới, luôn thay đổi, không rập khuôn và qua đó có thể
hình thành nên những đối tượng công chúng mới.
Có nhiều yếu tố tác động đến đặc điểm của chương trình phát thanh trong đó
có thé kế đến một số yếu tổ sau đây:
Thứ nhất là công chúng của chương trình Công chúng vừa là một yếu tô quan trọng quyết định tính chat, đặc điểm củachương trình phát thanh, bởi công chúng nào, chương trình đó.
Bắt kỳ một chương trình phát thanh nào cũng hướng đến đối tượng tiếp nhận
thông tin đó chính là người nghe Việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác thường
có liên tưởng rất phong phú, điều này đòi hỏi người làm chương trình phải tận dụng được lợi thế này đề phối hợp giữa tiếng nói và âm thanh một cách hài hòa,
tạo cảm giác hứng thú cho thính giả Ngoài ra, việc điều chỉnh nhịp độ, cường độ
của lời nói cũng giúp cho người nghe như đang hóa thân thành nhân vật và đang
tham gia sự kiện mà chương trình phát thanh hướng đến
33
Trang 36Trong thời đại công nghệ số, công chúng vừa là người tiếp nhận, người đánhgiá chất lượng sản pham, vừa là người tham gia, vừa là yếu tố quyết định nộidung, cách thức chuyển tải, do vậy các chương trình phát thanh cũng phải có
những sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu tiếp nhận Tác giả Dinh Thị Thu Hang, Báo phát thanh hiện đại, (2020) “ Công chúng không muốn thụ động đón nhận thông tin mà họ muốn chủ động cập nhật thông tin ở bất cứ thời điểm nào, ở bắt
cứ đâu, lực chon bat cứ thông tin nào mà mình yêu thích Họ cũng có nhu cầu được tham gia vào việc sáng tạo ra các sản phẩm báo chí, được tương tác và thể
hiện quan điểm cá nhân Phương tiện thu nhận thông tin cũng khác trước, tính cơ
động, thuận tiện được đặt lên hàng đâu Công chúng đòi hỏi thông tn phải mới
nhất, ngắn nhất và sống động nhất Họ cũng không dễ dàng thỏa mãn với cách
tuyên truyện một chiêu, khen ngợi nhiều hơn phê phán, cách thể hiện khô cứng, thiếu hơi thở cuộc sóng” [15, tr.63]
Các chương trình phát thanh hiện đại đều hướng đến chương trình phát thanh
mở, mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách Một
trong các cách tiếp cận này, đó chính là tạo đường dây điện thoại dé liên lạc trực
tiếp Theo đó, thính giả khi theo dõi một chương trình cụ thể, có thé gọi điện thoạiqua số hotline trực tiếp đến phòng thu, bay tỏ quan điểm của mình Những ý kiến,
quan điểm này được đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách
quan trong cách tiếp cận và phân tích vấn đề Khi có được sự tham gia của thínhgiả, của công chúng, thì thông tin từ chương trình sẽ được truyền tải nhanh hon,nhân rộng hơn, làm tăng tính đời thường của chương trình, tính gần gũi của phátthanh, làm cho phát thanh giống như người bạn, người tri kỷ, một diễn dan nơi
mà mọi người có thể chia sẻ quan điểm, ý kiến Đồng thời, với sự tham gia của
công chúng, thì thông tin trở nên đa dạng, phong phú hơn, chân thực và khách
quan, và làm tăng khả năng thu hút thính giả theo dõi nhiều hơn nữa
Tác giả Đinh Thi Thu Hằng — sách chuyên khảo Báo phát thanh hiện dai,
(2020), “ Khác với trước đây khi mà công chúng chỉ có thể tiếp cận với phát thanh qua chiếc đài trong gia đình hoặc hệ thống loa phát thanh của xã, phường, thị
34
Trang 37tran, giò đây, công chúng hoàn toàn có thé nghe phát thanh ở mọi lúc, mọi nơivới điện thoại cam tay gọn nhẹ, chiếc máy tính kết nối Internet hoặc hệ thống tíchhợp phát thanh trên xe ô tô Bên cạnh đó, với sự phát triển của nhiều dạng thức
phát thanh như hiện nay, công chúng phát thanh hoàn toàn có thể nghe lại bắt kỳ chương trình phát thanh nào mà mình mong muốn một cách dễ dàng Sự phát triển của công nghệ số đã thay đổi cách nghe, cách tiếp nhận thông tin của công
chúng phat thanh.
Do xuất hiện ngày càng nhiễu phương tiện số hiện đại có thể tiếp cận với
phát thanh mà nhóm thính giả của phát thanh Việt Nam cũng ngày cảng mở rộng.
Trước đây, phat thanh thường được xem là loại hình báo chí dành cho người gia, nhưng vài năm trở lại đây phat thanh đã và đang thu hút được đông đảo các nhóm
đổi tượng khác như giới trẻ, trung niên [15, tr.73]
Tác giả Phạm Thị Thanh Tinh, trong bai báo Tinh tương tác trên báo phát
thanh truyền thong và phát thanh hiện đại cho rang “ Tương tác là một trongnhững chìa khóa làm gia tăng giá trị của phương tiện truyén thông, là cơ chế décông chúng trở thành chủ thể truyén thông, do đó nó góp phan tao ra sự bình
đẳng trong truyền thông Trong môi trường truyền thông hiện nay, rất khó để phân biệt đâu là nguồn, đâu là đích, đâu là chủ thể, đâu là khách thể của truyén thông vì mỗi cá nhân, mỗi công dân đều có thé trở thành chủ thể của một kênh truyền thông, một cơ hội truyền thông và một thị trường truyén thông Tương tác làm cho truyền thông trở thành phi biên giới và không còn bị giới hạn về đối
tượng”.[41, tr.45] Còn trong bài báo May vấn dé của công chúng phát thanh hiện
đại, Tác gia Phạm Thị Thanh Tinh phân tích “ Thính giả ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia các chương trình phát thanh Họ luôn có sự
so sánh, đánh giá, nhận xét về những vấn đề được nêu ra Trả lời được câu hỏi
đó cũng chính là đáp ứng nhu câu thông tin thiết thực của thính giả Năng lực củabáo phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi kha năng giao lưu, tro
chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính
gia Day chính là điều kiện dé thính giả có cơ hội tham gia vào quá trình thực
35
Trang 38hiện chương trình Qua theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình phát
thanh bao giờ cũng ty lệ thuận với mức độ tham gia cua họ Người nghe có những
cách thức tiếp cận khác nhau và họ muốn có những chương trình ngắn gọn với
những chỉ tiết chân thực, những người thật, việc thật với tiếng nói giản di củahọ.”[40, tr.46]
Trong một bài trả lời phỏng vấn của tác giả Thành Tuyên, Đài Tiếng nói ViệtNam, Ông Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho
rằng “Khái niệm nội dung ngày nay cũng không đơn thuần là nhanh và đúng, mà còn là độc đáo và tạo được cảm xúc và sức hấp dẫn cho người nghe Có nghĩa là
người làm phát thanh phải luôn luôn mang tới cho công chúng những thông tin
mới lạ, độc đáo chỉ có trên đài phát thanh hoặc rất hấp dẫn trên đài phát thanh.Phải tim được góc tiếp cận mới trong những van dé dang được nhiễu báo chí dé
cập; phát thanh phải tạo diéu kiện dé công chúng nói lên tiếng nói của họ trên SÓNG Dé cham tới trái tim thính giả, người làm phát thanh phải có được những câu chuyện, những chỉ tiết, những nhân vật điển hình, trong cuộc sống doi thường; phải kế sao dé người nghe không những hiểu, mà còn được cam, duoc
vui, được buôn, được động viên, được chia sẻ Muốn vậy, phát thanh phải luônhiểu công chúng cần gì? Va minh phải đáp ứng như thé nào? Vẻ hình thức, phát
thanh không chỉ đơn thuần là lời nói, mà còn phải làm sinh động hơn bằng âm
nhạc, bằng tiếng động hiện trường Chỉ khi nào nghe phát thanh mà như đượcsống, được thở trong cuộc sống thực thì lúc đó phát thanh mới có được sự chú ý,
sự ung hộ, sự đón đợi cua công chúng [29, tr.49] Do vậy, muốn thu hút được công chúng thi tat cả các chương trình đều phải có sự đổi mới từ nội dung cho tới
hình thức Nội dung hấp dẫn luôn là chất liệu quý giá làm nên thương hiệu của
chương trình, bám sát vào những gì mà công chúng cần mới là điều kiện quan
trọng dé mỗi chương trình phát triển và hình thành nên những đặc điểm riêng biệtvốn có của mình Công chúng của phát thanh rộng lớn và đa dạng, đó là quan thédân cư không phân biệt trình độ học vấn, mọi đối tượng (chỉ trừ người khiếmthính) đều có thể nghe và tiếp nhận thông tin qua radio Âm thanh không phụ
36
Trang 39thuộc vào hình ảnh hoặc chữ in nên rất thuận lợi trong quá trình khai thác và sử
dụng, kích thích trí tưởng tượng, tác động mạnh vào tâm trạng.
Một điểm đáng chú ý về công chúng phát thanh nữa là công chúng có 2 dạng,
công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp Công chúng trực tiếp nghe cácchương trình, còn công chúng gián tiếp là được nghe thông tin lại, ké lại từ côngchúng trực tiếp Điều này rat quan trong nhất là đối với các chương trình nhân
đạo, từ thiện xã hội, có thê thính giả chưa từng biết đến chương trình nhưng khi được nghe giới thiệu họ sẽ tìm hiểu để ủng hộ hoặc nhờ hỗ trợ, làm cầu nối giới thiệu các trường hợp cần hỗ trợ hay ủng hộ Ứng dụng tất cả các kênh tương tác
dé quảng bá có thể giúp thu hút lượng công chúng nhất định
Thứ hai là mục đích của chương trình phát thanh
Mỗi chương trình đều có một mục đích riêng, được coi như tôn chỉ củachương trình Mục đích đó nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng, qua đó nâng cao
nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng về một vấn đề nào đó mà đời sống đang đặt ra Mục đích do vậy gắn liền với nhóm công chúng của chương trình, là yếu tô quyết định nội dung, hình thức chuyển tải của chương trình.
Khi xây dựng nội dung các chương trình phát thanh, ban biên tập sẽ luôn
hướng đến những đối tượng cụ thé sao cho phù hợp, ví dụ như phụ nữ, thanh niên,
thiếu nhi, nữ công nhân, nam giới Tùy theo từng đối tượng mà đề ra khung
chương trình, kết cầu chương trình khác nhau cũng như cách cập nhật tin tức, dẫndắt và tạo cơ hội tương tác mới có thê đáp ứng được nhu cầu của công chúng phát
thanh hiện nay Chương trình phát thanh thanh niên thì mục đích là hướng tới
thanh niên, nhưng van có nhiều đối tượng khác vô tình nghe được, nhưng chủ yếu
họ nghe theo sở thích và nhu cầu Hay với các chương trình giao thông được các
Đài chú ý khai thác nhiều trong thời điểm hiện nay các đô thị đều bị rơi vào tìnhtrạng kẹt xe vào những giờ cao điểm, xen lẫn các thông báo kẹt xe sẽ là bài hát,
tư vấn, mẹo vặt, các van dé thời sự dân sinh đáp ứng nhu cầu nghe của nhiều đốitượng công chúng khiến họ cảm thấy không nhàm chán và tìm được những nội
37
Trang 40dung mà mình yêu thích trong các chương trình tổng hợp mang tính dân sinh nhưthé Tuy vậy, các thông tin được chuyền tải phải thật chính xác, chân thực chính
là một điều kiện tiên quyết đối với thông tin đại chúng Bên cạnh đó, các thông
tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chỉ tiết của sự kiện, chính xác với những con số được đưa ra nhằm mục đích như
`
thê nào.
Với công chúng nghe Đài hiện nay họ cũng không còn ngồi hàng giờ hoặc
tại chỗ dé nghe mà có thé di chuyển và nghe qua những thiết bị điện tử, qua app,
họ thường chỉ nghe một phần của chương trình phát thanh và có mong muốn được
biết những thông tin hap dẫn từ chương trình mà mình yêu thích Do vậy, nếuchương trình không hấp dẫn và không theo sát tôn chỉ, mục đích được đề ra ngay
từ ban đầu dé khiến cho người ta chuyền thông tin hoặc bỏ theo dõi Với manglưới thông tin phong phú và đa dạng nhiều nguồn tin có sẵn trên mạng Internet,
các biên tập viên hiện nay có thể tăng được tính tương tác và nhận được nhiều phản hồi hấp dẫn Mục đích là làm cho chương trình phát thanh trở nên gần gũi,
tăng tính đời thường, làm cho phát thanh giống như một người bạn thủ thi tâmtình, nơi mà mọi người có thể chia sẻ cảm xúc, ý kiến của mình mà không cảmthấy e ngại
Trong một sản phẩm phát thanh, dấu ấn cá nhân rất quan trọng, điều này thể
hiện rõ nét trong tố chất của các phóng viên, người dẫn chương trình, đạo diễn, tổng đạo diễn, phát thanh viên Tính cá nhân ở đây không phải là sự ích kỷ cánhân trong lao động sáng tạo báo chí, mà là khả năng độc lập và tự chủ trong tác
nghiệp, tính cá nhân tạo nên bản sắc riêng của từng chương trình Phong cách đọcvăn bản phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanhviên, phóng viên biên tập viên với thính giả Nhiều thính giả sẽ nhớ về chương
trình Lần Sóng Xanh kênh FM 99,9 Mhz với Đông Quân, Mai Trinh, Công Vinh
hoặc những giọng đọc đã đi vào huyền thoại như Kim Tiến, Kim Cúc hay nghệ sĩ nhân dân Tuyết Mai, giọng đọc đã tạo nên thương hiệu của nhiều chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam như “ Đọc truyện đêm khuya”, “ Tiếng
38