1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Đặc điểm Phật giáo thời Trần và giá trị của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN VĂN LUYỆN

ĐẶC DIEM PHẬT GIÁO THỜI TRAN VÀ GIA TRI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN VĂN LUYỆN

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thúy Thơm

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trungthực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác.

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Luyện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thay, Cô giáo trong Bộ môn Tôngiáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đềlý luận và phương pháp luận dé hoàn thành tốt luận văn nay Đặc biệt, tác giảxin trân thành cảm ơn TS Nguyễn Thúy Thơm - người thầy đã nhiệt tìnhhướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Tác giả xin trân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Luyện

Trang 5

Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẶC ĐIÊM PHẬT GIÁ THỜITRẢN 2-5 2S221221221221122112711271211 111211 T11 1 1 1 111g 27

2.1 Phật giáo Nhất Tơng -¿- ¿2 ©ESE+SE+EE2EE2EEEEEEEEEEE1217112117171 11111 xe 272.2 Tinh than nhập thế - Hộ quốc an dân 2-2 ++£+++£x++++z£++zx+zxzxz 402.3 Phật giáo thời Tran gắn bĩ mật thiết với làng xã Việt Nam 512.4 Lý sự viên dung trong Phật giáo thời Trần - 2-2-2 s2 z2£s+£xerxzez 57Tidu két ChUONG 288 63

Chuong 3 GIA TRI CUA PHAT GIAO THOI TRAN DOI VOI XA HOI VIET)/985i1258.521272 5 :.:‹.:11 66

3.1 C00003 91 Ữää 663.2 Giá tri lịch sử và văn hĨa - - c 13111111211 1118511 118 1111181111182 1kg 71

3.3 Gid tri tu trong ái 0n 80

Tiểu kết chương 32 ceecesessessessessessessesscsvcscsecsessessesscsussussvcsessessesussussesscsecsesseseeescaee 83

KẾT LUẬN 0ovcecscssssssssssesssecssessssssecssecsusssssssesssessssssssssecsuessusssesssesssessesssesssecsussssesesesecs 85

TÀI LIEU THAM KHẢO - - c6 E9EESE+EEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkrrrrkrree 87

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử dân tộc, triều đại nhà Trần không chỉ vang danh muôn thuở với

những danh tướng lẫy lừng và những chiến công chói lọi trong ba lần đánh thắng

giặc Nguyên — Mông mà còn dé lại cho hậu thế những giá trị tư tưởng văn hóa có ýnghĩa vô cùng to lớn Nói đến triều đại nhà Trần là nói đến thời kì vàng son củaPhật giáo Việt Nam- thời đại Phật giáo Việt Nam thống nhất và hưng thịnh nhấttrong lịch sử Đó là sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một dòng Thiền giàu

bản sắc của dân tộc Việt, đưa đến sự hình thành và phát triển của Phật giáo Nhấttông và giáo hội Trúc Lâm, đánh dấu bước ngoặt mới của nền Phật giáo nước nhà.

Sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm không chỉ là dấu ấn lịch sử của Phật giáo nóiriêng mà còn góp phan làm giàu đẹp thêm cho nền văn hóa truyền thống đầy phongphú và giá trị của dân tộc Việt Nam Trong suốt hai thế kỷ, với một luồng gió mới,Phật giáo thời Trần thực sự hòa nhập vào lòng dân tộc Phải chăng sự dung hợpgiữa nên chính trị quốc gia và những giá trị cốt lõi lớn lao của Phật giáo thời Trần là

cội nguồn sức mạnh để nhân dân ta viết nên những trang sử hào hùng, góp phần

quan trọng đưa quốc gia Đại Việt vươn tới đỉnh cao trên vũ đài chính trị.

Có thể nói, giá trị Phật giáo thời Trần đã tỏa sáng và ăn sâu vào tâm thức củamỗi người con đất Việt Những di sản của Phật giáo Trúc Lâm đã bat chấp thời gianvà những thăng tram thé sự, vẫn được tồn tại và truyền lưu cho đến hôm nay Đókhông chỉ là những di sản vật thé như những dấu tích kiến trúc chùa tháp cô, những

“trang sử đá” — văn bia hay ván khắc — mộc ban, mà còn là những di sản phi vật thé

có giá trị không thé đo đếm được về văn hóa, tâm linh Tư tưởng “hòa quang đồngtrân”, “cu tran lạc dao” — nét đặc sắc của Thiền phái Trúc Lâm luôn là kim chỉ namtrong mọi hoạt động ích đời lợi đạo của những người con Phật trên dải dat hình chữS Phật giáo đời Trần đã dé lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu, từ môhình thống nhất tô chức giáo hội, mối quan hệ quốc gia — đạo pháp, đến bài học về

Trang 7

sự thịnh suy Tinh thần nhập thế sống động của Phật giáo thời Trần đã tạo nên âm

hưởng vang dội không chỉ một thời mà còn vang vọng mãi ngàn sau.

Trong thời đại ngày nay, nền văn minh nhân loại có nhiều tiến bộ vượt bậcnhưng đồng thời chúng ta cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức như cáccuộc khủng hoảng, dịch bệnh, chiến tranh làm cho tâm lý con người thêm bất ồn.Trong xã hội Việt Nam hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đem lạicho người dân đời sống tốt đẹp hơn về mọi mặt Tuy nhiên, hệ lụy của nó là lốisông thực dụng, chạy theo vật chất, kim tiền, hư danh, quyền lực dẫn tới nhiều tệnạn xã hội, nhất là sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức, lối sống của một bộphận không nhỏ người dân không kể ở nông thôn hay thành thị Vậy làm sao dé conngười có thé chiến thắng những mê hoặc và cám dỗ đó? Lam sao có thé có được sự

an định trong Tâm?

Việc nghiên cứu về Đặc điểm Phật giáo thời Tran và giá trị đối với xã hộiViệt Nam hiện nay, trước hết nhằm khơi gợi lại một thời kỳ vàng son trong lịch sử

dân tộc và Phat giáo Việt Nam Qua đó không chi khang định mối quan hệ khang

khít của Phật giáo đối với đời sống nhân dân mà còn làm nổi bật vai trò của Phậtgiáo trong suốt quá trình đồng hành cùng dân tộc Từ đó góp phần khơi gợi lòng tựhào dân tộc, định hướng và giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ trong việc tudưỡng đạo đức, nuôi dưỡng Thiện Tâm trở thành những con người có phâm chấtđạo đức tốt, hình thành lối sống văn hóa, xây dựng một xã hội tốt đẹp, an vui Đồng

thời, từ những bài học trong quá khứ, góp phần tìm ra phương hướng, giải pháp

trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đi sản quý báu của Phật giáo thời Trần nói

riêng và Phật giáo nói chung trong giai đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu

Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thời Trần nói riêng là một đề tàinghiên cứu được đông đảo giới khoa học trong và ngoài Phật giáo hết sức quan tâm.Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Đặc điểm Phật giáo thời Tran vàgiá trị đối với xã hội hiện nay, chúng tôi đã được tiếp cận nguồn tài liệu vô cùng

phong phú Trong đó, chúng tôi tập trung vào các nhóm tài liệu sau đây:

Trang 8

Một là, những công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung vàPhật giáo thời Tran nói riêng.

Từ những thập niên đầu thế kỷ XX đến nay, nhà khoa học đã có nhiều côngtrình nghiên cứu một cách công phu và toàn diện về lịch sử và vai trò của Phật giáoViệt Nam Các công trình nghiên cứu có giá trị cần phải nói tới là: “Phat giáo ViệtNam từ khởi nguyên đến thé kỷ XIII (Le Bouddhisme en AnNam)” của Trần VănGiáp; “Việt Nam Phật giáo Sử lược” của Hòa thượng Thích Mật Thể; “Việt Nam sửlược” của Trần Trọng Kim; “Việt Nam Phật giáo sw luận” của Nguyễn Lang; “Máy

vấn dé về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”

của Viện Triết học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam; “Lịch sử Phật giáo Việt

Nam” của Lê Mạnh Thát; “Khái lược Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Cao Thanh;

“Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu; “Tự tưởng Phậtgiáo Việt Nam”, “Triết học Phật giáo” của Nguyễn Duy Hinh; Các tác phẩm

trên đều đề cập đến các van dé cơ bản của Phật giáo nói chung như nguồn gốc ra

đời, lịch sử phát triển với sự phân chia, hình thành các tông phái; các giáo lý cơ bảncủa Phật giáo Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích, nghiên cứu về nhiều khíacạnh của Phật giáo Việt Nam như quá trình du nhập, sự phát triển qua các thời kỳlịch sử; tư tưởng và giá trị của Phật giáo trong nền văn hóa dan tộc; vai trò và ảnhhưởng của Phật giáo trên các lĩnh vực qua từng bước thăng trầm của đất nước.

Trong những công trình nghiên cứu trên, các học giả đã ít nhiều dành sự

quan tâm đặc biệt tới tình hình Phật giáo dưới triều đại nhà Trần Trong tập I cuốn

“Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nguyễn Lang đã dành hon nửa số trang dé trình bayvề nền tảng của Phật giáo đời Tran, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, TrầnNhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang vànhững gương mặt Phật tử khác Trong phần Tổng luận vẻ Phật giáo đời Trần, tácgiả đã có những đánh giá tổng quan về nhiều nội dung cơ bản như: Chủ lực của vănhóa đời Trần, các khuynh hướng tư tưởng trong Phật giáo thời Trần, vai trò của văn

hóa và chính trị của Phật giáo thời Trần.

Trang 9

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu riêng về Phậtgiáo thời kỳ này với nhiều cách tiếp cận khác nhau dưới nhiều góc độ văn hóa, sử

học và triết học Có thé kế đến một số sách như: “Nhà Trần trong văn hóa Việt

Nam” của N guyén Bich Ngoc, Nxb Thanh Nién (2012); “Triét hoc Phat giáo Việt

Nam thời Trần” của Nguyễn Hương Giang , Nxb Khoa học Xã hội (2017); “Phật

giáo đổi với tín ngưỡng của người Việt thời Tran” của Nguyễn Thúy Thơm (Ni su

Thich Minh Thịnh), Nxb Tôn giáo (2018);

Ngoài ra, tác giả Lê Tâm Đắc trong bài viết “tim hiểu Phật giáo thời Tran

qua thư tịch và dấu vết liên quan đến các ngôi chùa, tháp”; Mai Thị Thom trong bài

viết “Chuông thời Lý — Tran” đăng trên tạp chí Xưa & Nay số tháng 5 năm 2009;Dinh Khắc Thuan trong bài viết “Văn bia chùa thời Tran”, Tạp chí Nghiên cứu lichsử, số 9 năm 2015; cũng đã đề cập đến những giá trị văn hóa phi vật thể mà Phậtgiáo thời Trần còn dé lại cho hậu thé ngày nay.

Hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị tư tưởng của

Phật giáo thời Tran.

Năm 1981, tập thé các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sử học cùng một số nhànghiên cứu lịch sử, văn hóa thuộc các cơ quan nghiên cứu khác đã cho ra mắt cuốnsách “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý — Tran” Trong công trình chuyên khảo đầutiên về lịch sử xã hội Đại Việt dưới hai triều đại Lý — Trần này, sự phát triển và vaitrò của Phật giáo được các tác giả không chỉ nhắc tới khi luận bàn về văn hóa tưtưởng mà còn trong cả hình thái kinh tế, thé chế chính trị và kết cau đăng cấp thờiLý — Tran Đặc biệt, qua chuyên luận “Tim hiểu ý nghĩa xã hội của phái Trúc Lâmthời Trần”, Nguyễn Duy Hinh đã có cái nhìn tổng thé và đưa ra những phân tích,đánh giá khách quan, tạo tiền đề cho những nghiên cứu về sau.

Trong tác phâm “Thiên học đời Trần” ấn hành năm 1992, các nhà nghiên

cứu trong Ban Phật giáo Việt Nam và Ban Phật học chuyên môn thuộc Viện Nghiên

cứu Phật học Việt Nam đã lược kể những nét độc đáo của Phật học thời ky ấy qua

những ngọn đuốc sáng của Thiền học đời Trần Năm 1997, Hòa thượng Thích

Thanh Từ - người nặng lòng với Thiền phái Trúc Lâm đã dùng văn học dé biểu đạt

Trang 10

thân thế, sự nghiệp của ba vị tổ Trúc Lâm trong cuốn “Triic Lâm Tam tổ giảnggiải” Cũng trong thời gian đó, với công trình “Lược khảo tư tưởng Thiên Trúc Lâm

Việt Nam”, Nguyễn Hùng Hậu đã nghiên cứu một cách hệ thống về tư tưởng Phật

giáo thời Tran Tác phâm gồm 7 chương, trình bày về hoàn cảnh chính trị, kinh tế,văn hóa xã hội dé hình thành thiền Trúc Lâm Yên Tử; Trần Thái Tông người đặtnền móng cho thiền Trúc Lâm Yên Tử; Tuệ Trung Thuong Sĩ người thay tư tưởngvĩ đại của thiền Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông người sáng lập ra thiền TrúcLâm Yên Tử, Tư tưởng triết học Phật giáo của Nhị tô Pháp Loa; Biện chứng giải

thoát trong tư tưởng của Tam tổ Huyền Quang; Một số tư tưởng triết học Phật giáo

của Ngô Thì Nhậm Bên cạnh đó, trong cuốn “Tu ứưởng Triết học của Thiên pháiTrúc Lâm đời Trần”, Trương Văn Chung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, đãtrình bày tiền đề hình thành, phát triển và tư tưởng triết học của Phật giáo Trúc Lâmđời Trần.

Năm 2013, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ra mắt cuốn Phật hoàng Trần

Nhân Tông (1258 - 1308) Con người và sự nghiệp, do Thích Thanh Quyết, Nguyễn

Quốc Tuấn đồng chủ biên, tập hợp 68 bài viết của các nhà nghiên cứu văn hóa Phậtgiáo và các nhà tu hành Sách gồm 3 phan: Thời đại nhà Trần và vua Trần NhânTông; Vua Trần Nhân Tông — Anh hùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng va bảovệ Tổ quốc; Di sản tư tưởng và văn hóa của thời đại nhà Trần, của vua Trần NhânTông Năm 2019, Viện Trần Nhân Tông và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

cũng ấn hành cuốn sách “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm — đặc sắc tư

tưởng và văn hóa” Công trình gồm nhiều bài viết của các học giả trong và ngoàinước tập trung vào các chủ đề như: hành trạng, đặc sắc tư tưởng, văn hóa của Trần

Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm; vai trò, ảnh hưởng trong lịch sử, hiện tại và xuhướng trong tương lai.

Ngoài ra, luận văn còn tham khảo những tài liệu nói về ảnh hưởng của

Phật giáo thời Trần déi với xã hội Việt Nam hiện nay thông qua một số các sáchvà luận án như: Nguyễn Tai Thư, Ảnh hưởng của các tư tưởng và tôn giáo đối với

con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia (1997); Nguyễn Đăng Duy,

Trang 11

Phật giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội (1999); Trần Văn Giàu, Đạo đức Phậtgiáo trong thời hiện đại, Nxb Tp Hồ Chí Minh (1993); Học Viện Phật giáo Việt

Nam, Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb Tôn giáo (2008); Đặng Thị Lan, Đạo

đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội(2006); Tăng Xuân Dẫn (Thich Quảng Tiếp), Vai trò của các Thiên sư trong Vanhóa Đại Việt thời Lý — Tran và ý nghĩa doi với Việt Nam hiện nay, Luận án Tiên siTriết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội (2015); Đặng

Ánh Tuyết, Tu tưởng Thiên học đời Trần và giá trị của nỗ đối với xã hội đương

thoi, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học Xã hội (2016);

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Muc đích nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận khái quát chung về triều đại nhà Trần và sự phát triển

của Phật giáo thời Trần, luận văn chỉ ra những đặc điểm của Phật giáo thời Trần Từđó luận văn chỉ ra những giá tri của Phật giáo thời Trần đối với xã hội hiện nay trên

các phương diện: giá tri tôn giáo, giá tri lịch sử và văn hóa, giá tri tư tưởng đạo đức.

- _ Nhiệm vụ nghiên cứu:

Dé thực hiện được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vu:

+ Thứ nhất: Dựa vào các tư liệu lịch sử, khái quát chung về triều đại Nhà

Trần và sự phát triển của Phật giáo thời Trần

+ Thứ hai: Phân tích những đặc điểm cơ bản của Phật giáo thời Trần.

+ Thứ ba: Chỉ ra giá trị của Phật giáo thời Trần đối với xã hội Việt Nam hiện

4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm

Phật giáo thời Trần và giá trị cuả nó đối với xã hội hiện nay.

- Pham vi nghiên cứu:+ Không gian: Việt Nam

Trang 12

+ Thời gian: dưới thời Trần và trong giai đoạn hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luan văn thực hiện dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩaMác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm và chính sách của Dang Cộng sảnViệt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứuduy vật biện chứng và duy vật lịch sử như phương pháp logic lịch sử, phương pháp

tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu

Đồng thời, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tôn giáo họcnhư: Phương pháp tiếp cận từ nhu cầu tín ngưỡng, phương pháp xuất phát từ cấu

trúc chức năng tôn giáo.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác và phương

pháp khảo sát điền da dé tìm hiểu một số giá trị của Phật giáo đời Trần trong thời

đại ngày nay.

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn có thê làm tài liệu tham khảo cho công tác học tập, giảng dạy,

nghiên cứu tôn giáo hoặc cho việc hoạch định chính sách của các nhà nghiên cứu.

Luận văn cung cấp những luận cứ, luận chứng cụ thể nhằm gìn giữ, bảo tồn

và phát huy những giá trị của Phật giáo thời Trần nói riêng và những giá trị văn hóa

tôn giáo tốt đẹp nói chung, khắc phục những hạn chế còn tồn động trong giai đoạn

hiện nay.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.

Trang 13

Chương 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VE TRIEU ĐẠI NHÀ TRAN VÀ SỰPHAT TRIEN CUA PHẬT GIÁO THỜI TRAN

1.1 Khái quát chung về triều dai nhà Trần

Từ những năm cuối thé kỷ XII, sau gần ba thé kỷ tôn tại và phát triển hưng

thịnh, nhà Lý bắt đầu bước vào thời kỳ suy yếu, không thé tiếp tục sứ mệnh lãnh

đạo quốc gia Trong cảnh loạn ly của đất nước, thế lực họ Trần đã dần chinh phụcđược các lực lượng cát cứ nồi loạn, thâu tóm được moi quyền lực trong triều đình.Tháng Chạp năm Ất Đậu (1225), dưới sự đạo diễn đầy mưu lược của Trần Thủ Độ,

Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của triều Lý đã nhường ngôi cho chồng là Trần

Cảnh — Trần Thái Tông, lập ra triều đại nhà Trần Nếu không tính thời Hậu Tran,

vương triều Trần tồn tại 175 năm, trải qua 12 đời vua, bắt đầu từ khi vua Trần Thái

Tông lên ngôi năm 1225 và chấm dứt khi vua Thiếu đế, khi đó mới 5 tuổi, bị épthoái vị nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly vào năm 1400.

%* Chính trị kinh tế, xã hội.

Nhà Tran thay nhà Lý đã mở ra một thời kỳ phát triển cao hơn của xã hộiĐại Việt Khi bắt tay vào tổ chức, xây dựng triều chính, phát triển kinh tế, văn hóaxã hội, nhà Trần một mặt kế thừa những thành quả đã có từ đời trước, mặt khác đãcó những thay đổi đáng ké dé phù hợp với hoàn cảnh và nhu cau thực tiễn Nhờ sựvững vàng mà năng động, chính quyền nhà Trần đã nhanh chóng tạo ra một nềnthông nhất và ôn định cho đất nước.

Về chính trị: Nhà Trần lên nắm quyền trong bối cảnh xã hội mục ruỗng mà

nhà Lý để lại, nhu cầu bức thiết đặt ra là nhanh chóng ôn định chính trị, củng cố trật

tự xã hội, một mặt nhằm đảm bảo lợi ích của giai cấp cầm quyền, mặt khác là thống

nhất quốc gia dân tộc về cả tư tưởng và thể chế Do đó, trong những năm đầu triều,các vua Trần ra sức xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủtrung ương tập quyền, ban hành các bộ luật thành văn, củng cô lực lượng quốc

Trang 14

phòng vững mạnh, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống lại

giặc ngoại xâm.

Dưới thời Trần, chính quyền trung ương ương tập quyền được tăng cườngmọi mặt Nhà vua tự đề cao vị trí của bản thân, đồng nhất ngôi vua với đất nước.Triều đình Thăng Long trong thời gian này, trước hết là tổ chức chính quyền củatầng lớp quý tộc tôn thất họ Trần Đề xây dựng, duy trì nền chính trị quân chủ tôngtộc, nhà Trần đã thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng, chế độ thái ấp - điền trangvà chế độ hôn nhân nội tộc Ngoài kinh thành Thăng Long, Tức Mặc được xây dựngnhư kinh đô thứ hai của đất nước.

Theo chế độ Thái thượng hoàng, vua cha chỉ làm việc một số năm rồi lui vềTức Mặc, truyền ngôi báu lại cho con Trên danh nghĩa, Thái thượng hoàng giữ vaitrò có van cho vua trẻ, song thực chất là hai vua cùng tri vì thiên hạ, Thái thượngHoàng vẫn là người quyết định mọi công việc của quốc gia Triều đình đặt ra PhủTông Nhân chuyên trách quản lý trông coi về trật tự thế thứ của quý tộc họ Trần.Vua Trần Thánh Tông cử Nhân Túc Vương giữ chức nhập nội phán đại tông chínhtrông coi việc biên soạn gia phả và theo dõi, giúp đỡ người trong họ Các vương hầungoài việc độc quyền nắm giữ các chức vụ cao cấp trong triều đình còn được phái đitran trị các lộ, phủ quan trọng.

Phương thức tuyển dụng quan lại thời Trần chủ yếu là nhiệm tử, người nămchính quyền được bồ nhiệm theo ho hàng (mà trước hết là nội tộc) Tuy nhiên, do

yêu cầu của việc xây dựng và quản lý đất nước, nhất là ở giai đoạn về sau, nhà Trần

còn tuyên chọn quan lại qua thiw cử Khối liên kết dòng họ Trần với bộ phận quanliêu ở các cấp chính quyền ngày càng được mở rộng Năm 1230, trên cơ sở khảo xétlệ của triều trước, nhà Trần cho biên soạn “Quốc triéu thông chế”, quy định bộ máynhà nước có kỷ cương, hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình mới Sau nhiều lần sửađổi, bố sung, nhà Tran ban hành “Quốc triéu hình luật” Sau đó, mỗi triều vua lại b6sung thêm Năm 1244, nhà Trần định các điều về hình luật; Năm 1341, thời Trần

Du Tông lai sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biện định bộ “Hinh Thu”

trên cơ sở bộ Hình luật của thời Lý.

Trang 15

Về kinh tế: Chính quyền phong kiến nhà Tran đã thực sự tiễn thêm một bướctrong việc xác định quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước trong toàn bộ ruộng đất

của xã hội Việc ban cấp thái ấp và ban hành điều lệ điền trang được xem là chính

sách kinh tế quan trọng nhằm tao ra cơ sở xã hội, thúc day quá trình phong kiến hóa

về ruộng đất.

Thái ấp là hình thức cấp bổng lộc của nhà Trần cho các quý tộc và triều thầncó công Theo các tài liệu ghi lại, quy mô thái ấp không lớn lắm, thường chỉ băngmột hai làng Nhìn chung, nguồn đất ban đầu của thái ấp vốn là ruộng dat công làng

xã hoặc ruộng hoang thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng khi ban cấp thành

thái ấp thì thuộc chiếm hữu tư nhân Việc xây dựng các dinh thự của vương hầu ởthái ấp chứng tỏ nó gần như biến thành một làng riêng của người được cấp Ngườichủ thái ấp được tùy tiện thu tô thuế của cư dan trong thái ấp Tuy nhiên, sau khichủ quản mắt, thái ấp không phải là tài sản thừa kế mà trở lại trạng thái một làng xãthông thường, chịu nghĩa vụ đối với nhà nước.

Bên cạnh thái ấp, điền trang là điểm dân cư đặc trưng của hình thái kinh tế

xã hội thời Trần Điền trang là những trang trại lớn của quý tộc thời Trần, do quýtộc trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động của gia nô, nô tỳ, có quyền thừa kế Năm1266, do nhu cầu khẩn trương mở rộng diện tích canh tác, xây dựng và củng cốthêm thé lực quý tộc, triều đình xuống chiếu cho các vương hau, công chúa, pho mãcung tần được phép chiêu tập dân phiêu tán, không có sản nghiệp làm nô tì để khaikhẩn ruộng hoang lập điền trang Trong những diém dân cư ấy, ruộng đất được chiathành từng phần nhỏ, lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất Điền trang thời Trầnđược xem là khu vực kinh tế hỗn hợp của những hình thức bóc lột nông nô, nô tì vànông dân lệ thuộc Ngoài ra, nhà Trần còn cho phép bán ruộng công cho nông dânthành ruộng tư, miễn giảm thuế mỗi khi thiên tai hoặc mùa màng thất bát, nhờ đósớm khắc phục tình trạng đói kém, loạn ly, phiếu tán, đồng thời tạo tâm lý chongười dân yên tâm sản xuat.

Ngay khi vừa nắm chính quyền, để khôi phục sức sản xuất bị đình đốn từ

cuôi thời Lý, vua quan nhà Trân đã có chính sách nhanh chóng phục hôi sản xuât

10

Trang 16

nông nghiệp, áp dụng nhiều biện pháp khuyến nông, trong đó có tổ chức khai khẩnđất hoang và làm thủy lợi trên phạm vi cả nước Năm 1248, Trần Thái Tông xuống

chiếu đắp đê, lại đặt ra cơ quan Hà đê, có các chức Hà đê Chánh sứ và Phó sứ để

trông coi đốc thúc việc đê điều ở các lộ phủ Công việc sửa chữa đê điều hằng năm

được coi là nghĩa vụ của toàn dân, không kế sang hèn hay già trẻ Cùng với việc đắp

đê phòng lũ lụt, nhiều vương hau, quý tộc và cư dân ven bién thời Trần còn ra sứcđắp đê ngăn mặn dé mở mang diện tích Bên cạnh đó, nha nước còn chú ý tới công

cuộc xây dựng thủy nông như khơi sông Tô Lịch, sông Thiên Đức, đào sông ởThanh Hóa, Nghệ An Những công trình trị thủy và thủy nông của nhà nước cùng

nhiều đê đập, kênh ngòi mà nhân dân tự làm đã tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho sựphát triển của kinh tế nông nghiệp thời Trần.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thủ công nghiệp, nhà Trần vẫn tiếp tục duy trìchế độ Quan xưởng có từ thời Lý với nhiều ngành nghề khác nhau như nghề dệt,nghề gốm và chế tạo vũ khí Bên cạnh đó là sự phát triển của thủ công nghiệp nhân

dân trong một số ngành nghề thiết yếu Nét đặc trưng nỗi trội của thời kỳ này là sự

định hình những trung tâm gốm sứ - đất nung lớn như Bát Tràng (Gia Lâm, Hà

Nội), Vĩnh Ninh Trường (Thanh Hóa).

Đồng thời, nhờ sự mở rộng hệ thống giao thông thủy bộ và việc đưa tiền tệ

trở thành phương tiện lưu thông hàng hóa nên thương nghiệp và thành thị có sự phát

triển mạnh mẽ với mạng lưới các thương cảng và hệ thông chợ, phố kết hợp ở cácđịa phương Sự phát triển kinh tế ở Kinh thành Thăng Long và các vùng ven vôcùng nhộn nhịp Người buôn bán và sản xuất chủ yếu là người trong các phường ởThăng Long Ngoài ra, còn có thương nhân nước ngoài, chủ yếu là người Tống Tuy

nhiên, đô thị thời ky này không chỉ có Thăng Long ma còn có khu Tức Mặc — Thiên

Trường, cảng Vân Đồn, cảng Thanh — Nghệ - Tĩnh Những phát hiện khảo cổ họccủa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản tại Hà Tĩnh đã cho thấy Sự giaothương tập nap của các cảng thị Bắc Trung Bộ với quốc tế từ thé ky XIII — XIV.

Nhìn chung, sự khôi phục và phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tếnông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã giúp Đại Việt thời Trần đảm bảo

11

Trang 17

thực túc binh cường, tạo nền tảng vững chắc dé xây dựng nên chính trị vững mạnh,xã hội 6n định, đất nước thái bình.

Về xã hội: Trên cơ sở sự phân hóa xã hội theo hướng phong kiến kiểu Trung

Hoa đã diễn ra từ thời Bắc thuộc và không ngừng được đây mạnh dưới các vương

triều trong giai đoạn đầu giành được nền độc lập, xã hội Đại Việt thời Trần cũng có

sự phân hóa mạnh mẽ, biến động sâu sắc về mặt kết cấu giai cấp Tuy nhiên, trongthời kỳ thái bình thịnh trị đầu triều Trần, các giai tầng trong xã hội không hề nảysinh mâu thuẫn mà chung sống rất hài hòa.

Giai cấp thống trị nhà Trần mang trong mình tất cả những đặc quyền đặc lợicủa một đăng cấp thống trị phong kiến bóc lột, có một lối sống khác biệt về cơ banvới đông đảo quần chúng nhân dân Tuy nhiên, nội bộ giai cấp thống trị đã phân hóathành hai tầng lớp có sự khác nhau về kinh tế và địa vị xã hội Tầng lớp quý tộc tônthất là những người họ hàng thân thích của nhà vua, có thế lực ngày càng lớn Họkhông chỉ được độc quyền nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong triều mà

còn có ruộng phong, có trang ấp, phủ đệ, gia nô, nô tỳ với số lượng lớn Ngược lại,

tầng lớp quý tộc quan liêu là các quan lại được tuyên chọn thông qua chế độ khoacử tuy có bồng lộc nhưng không được phong cấp đất dai, cũng không có nô tỳ.

Bên cạnh sự thành thành tầng lớp quý tộc tôn thất, quan liêu thời Trần là sựhình thành tầng lớp thứ dân gồm đông đảo những người nông dân sống trong cáclàng xã, là thợ thủ công, thương nhân sống chủ yếu ở đô thị hoặc các làng nghề

truyền thống, là các nho sĩ, sư tăng hay đạo sĩ Họ là lực lượng sản xuất chính làm

ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời gánh vác hầu hết nghĩa vụ của xã hội nhưnộp tô thuế, đi lính, lao dịch Lớp địa chủ phi quan chức tuy có đời sống kinh tếkhả giả hơn nhưng cùng nằm trong giai cấp bị trị cùng thuộc loại thứ dân.

Tận cùng bậc thang xã hội thời Trần là tầng lớp nông nô, nô tỳ với nhiều têngọi khác nhau như gia nô, gia đồng, nô tỳ, điền nhi, lộ ông, hoành Đây là di sản củaxã hội cổ xưa Mặc dù, nhà Trần đã có sự hạn chế nhưng sự phát triển của điềntrang, thái ấp khiến lực lượng này ngày càng đông đảo Họ không chỉ là người hầukẻ hạ, mà còn là lao động chính trong các phủ đệ, thái ấp, điền trang của quý tộc tôn

12

Trang 18

thất nhà Trần Đa số nô tỳ là những người dân tự do bị sa cơ lỡ bước mà thànhnhưng họ hoàn toàn không lệ thuộc chủ, họ vẫn có quyền tự do nhân thân, có gia

đình và tài sản Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, những gia nô, gia

đồng của các quý tộc nhà Trần là một lực lượng quân sự có nhiều đóng góp, tiêubiểu phải kế đến những tam gương như Yết Kiêu, Giã Tượng,

s* Quân su, ngoại giao

Về quân sự: Nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theophương châm “binh lính cot tinh nhué không cốt nhiễu” Ngoài lực lượng quân độichính quy, nhà Trần còn cho phép các vương hầu, chủ trại, phụ đạo tự lập quânđội riêng Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh lo bảo vệ trật tự trị an,khi có giặc thì tham gia chiến đấu Chính sách “ngu binh nông” là sự kết hợp tàitình giữa quốc phòng và kinh tế, tạo ra gan bó mật thiết giữa quân — dân nhà Tran.Trong thời bình, nhà nước phong kiến có lực lượng làm kinh tế, không tốn phínuôi quân mà khi chiến tranh vẫn nhanh chóng động viên đông đảo đinh tráng vào

quân đội.

VỀ ngoại giao: Chính sách đôi ngoại của vương triều Trần đối với các nướclân bang rất khôn khéo, mềm dẻo nhưng cũng đầy kiên quyết, vững vàng Nhờ đó,trong gan hai thé ky, dù có lúc vận nước như “ngan cân treo sợi tóc” nhưng quândân nhà Trần vẫn giữ yên bờ cõi.

Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), nhân dân ta đã phải ba lần đương đầu vớimột kẻ thù lớn mạnh, một tên dé quốc hung hãn nhất thế giới lúc bay giờ Từ dauthé kỷ XIII, đế chế Mông Cổ đã bành trướng và có một lãnh thổ mênh mông trảirộng từ bờ biển Hắc Hải cho đến Thái Bình Dương Vó ngựa của đội quân thiệnchiến và tan bạo này đã làm chan động và trở thành nỗi ám ảnh khắp A — Âu Saukhi thôn tính Trung Quốc, Mông Cổ nhanh chóng bộc lộ dã tâm đánh chiếm Dai

Việt, lập bản đạp cho các cuộc viễn chinh xâm lược xuống Đông Nam Á Nhưng

đối mặt với dao quân khét tiếng của dé quốc Mông — Nguyên, dân tộc ta lại càng

kiên cường, anh dũng, lập nên những chiến thắng vẻ vang khiến quân thù khiếp sợ.

13

Trang 19

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của thời đại nhà Trần là một bảnanh hùng ca bất tử, thể hiện khí phách anh hùng, nghệ thuật quân sự đầy thôngminh, sáng tạo, sức mạnh của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết được nhân dân ta

hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

“+ Tự tưởng, giáo dục và văn hóa

Trên cơ sở đời song chinh tri, kinh tế và xã hội phát triển, nền văn hóa tỉnhthần Đại Việt thời Trần cũng ngày càng nảy nở Bức tranh văn hóa tư tưởng thời kỳnay cũng tiếp nối câu chuyện “Tam giáo đồng nguyên” và nền văn minh Đại Việt đã

có từ thời Lý nhưng có thêm nhiều đặc sắc.

Nhà Trần đã kế thừa, phát huy những giá trị của nền văn minh sông Hồng —nền văn minh đầu tiên đặt nền tảng vững chắc khăng định những giá trị mang tínhbản sắc riêng và bền vững của lịch sử văn hóa Việt Nam Trong suốt hơn một nghìnnăm Bắc thuộc, chính quyền phong kiến Trung Hoa đã tìm mọi kế sách hòng đồnghóa nhân dân ta nhưng đều thất bại Ý thức dân tộc đã hình thành, tồn tại và phát

triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, gian khổ của dân

tộc Việt Nam Sau khi giành được nền độc lap, tự chủ, nhân dân ta đã xây dựng mộtđất nước vững mạnh, có một nền văn hóa riêng và đặc biệt phát triển trong thời kỳ

Đại Việt.

Với tinh thần khai phóng, chính quyền phong kiến nhà Tran đã chủ trươngkhoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo cũng như

các tín ngưỡng dân gian Nền văn hóa Đại Việt thời kỳ này được xem là sự pha trộn

và đan xen giữa Nho, Phật, Đạo; giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan

liêu cung đình Có thê nói, lúc này cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã phát huytính ưu việt của mình Do đó, đặc trưng tư tưởng nổi bật là hiện tượng Tam giáo

dong nguyên hay còn gọi là Tam giáo đông quy, Tam giáo tinh ton Đạo học cùng

Phật học và Nho học đã được đưa vao nội dung các kỳ thi Tam giáo dé tuyén chonnhân tài Đội ngũ trí thức ra đời từ các trung tâm giáo duc Phật học thời Lý va đầuthời Trần đều là những người tinh thông cả Nho — Phật — Lão.

14

Trang 20

Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thờ than linh, vật linh,

tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo giữ một vị trí quan

trọng trong đời sống tâm linh của cư dân Đại Việt vẫn được tự do phát triển.Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, nhiều vị thiên thần

và nhân thần, các anh hùng, danh nhân đã được truyền thuyết hóa và tôn vinh.

Hình tượng Phật Mẫu Man Nương có nguồn gốc từ chùa Dâu cũng được sùng báivà thờ cúng ở rất nhiều nơi.

Trong nền văn hóa phong phú và đặc sắc của Đại Việt thời Trần, dấu ấn văn

hóa Phật giáo vô cùng đậm nét Phật giáo thời Trần không chỉ được coi trọng mà

còn phát triển đến cực thịnh, đánh dau mốc vàng son trong lịch sử của Phật giáoViệt Nam Phật giáo tiếp tục được coi là quốc giáo Vai trò quan trọng của phậtgiáo được thể hiện trên nhiều phương diện, cũng như nền giáo lý và tín ngưỡngđược áp dụng một cách rộng rãi trong văn học, kiến trúc xây dựng, nghi lễ tínngưỡng văn hóa Chùa chiền có ở khắp nơi Số tăng sĩ ngày càng đông đảo.

Các vua đầu triều Trần đều sùng Phật, sai dựng chùa xây tháp, tô tượng đúc

chuông, dịch kinh soạn sách Phật Đóng góp lớn nhất là sự hình thành của thiềnphái Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền Đại Việt Việc định hình một dòng Thiềnkhông phải bắt nguồn từ Trung Quốc hay phương Nam như thời Lý trở về trước,mà là một Thiền phái của người Việt như Trúc Lâm đã thể hiện tinh thần tự chủ,tự tôn quốc gia quân chủ của triều Trần.

Do nhu cầu phát triển của chế độ quân chủ tập quyền, nhà Trần vừa tôn sùng

Phật giáo, vừa dựa vào Nho giáo Với sự phát triển của chế độ giáo dục và khoa cửtheo Nho học, tầng lớp Nho sĩ ngày càng được bổ sung và có địa vị trong xã hội.Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên, đặt ra học vị Thái học sinh Năm 1246,định lệ thi tiễn si, cứ 7 năm mở | khoa thi Bên cạnh Quốc học Viện dành cho con

em quý tộc, quan lại và các trường học của nhà nước, các nhà Nho còn lập ra trường

học ở các xóm làng Do đó, Nho học cũng từng bước phát trién.

Với ý thức dân tộc sâu sắc, trên cơ sở chữ Hán, nhân dân ta đã sang tao ra

chữ “quốc âm” — con gọi là chữ Nôm Dén thoi Tran, sau quá trình từng bước hoàn

15

Trang 21

thiện, chữ Nôm mới được hệ thống hóa và phé biến Lúc này, chữ Nôm không chỉlà thứ văn tự bổ sung ghi chép lại những tên đất, tên người mà chữ Hán không ghi

được, mà còn phát triển thành chữ viết văn học Những sáng tác thơ văn băng chữ

Nôm ngày càng nhiều Nền văn học nghệ thuật thời kỳ này được đánh giá là vô

cùng phong phú và đặc sắc Tên tuổi của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần

Hưng Dao,Tran Quang Khải, Trương Hán Siêu, Tuệ Trung Thượng Sĩ không chỉđược lưu danh là những vua sáng tôi hiền với chiến công hiển hách mà còn là tácgiả của những ang thơ văn thắm đẫm tinh thần dân tộc Những công trình chùa tháp,

đền đài, cung điện đều có tính nghệ thuật cao Trong cả dân gian lẫn cung đình, âm

nhạc và sân khẩu đều phát triển với nhiều loại hình như chèo, tuông, múa rối Bên

cạnh đó, khoa học kĩ thuật cũng đạt nhiều thành tựu.

Như vậy, trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng các triều đại trước, thờiTrần tiếp tục củng cô quốc gia thống nhất, tăng cường lực lượng quốc phòng vàphát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

1.2 Sự phát triển của Phật giáo thời Trần

Phật giáo là một tôn giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất lâu đời Trảiqua nhiều thế kỷ tồn tại va phát triển, Phat giáo đã trở thành cốt tủy và hòa nhập vào

nền văn hóa dân tộc Việt Nam Nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam với hơn hai

ngàn năm trên đất nước ta, có thé chia thành các giai đoạn như sau:

- Tir dau Công nguyên đến thé kỷ X: thời kỳ du nhập và truyền bá- Từ thé kỷ X — XV: thời kỳ hưng thịnh và phát triển đạt đỉnh cao- _ Từ thé kỷ XV — dau thé kỷ XX: Thời kỳ suy thoái

- Tue dau thé kỷ XX đến nay: Thời kỳ chan hung và phát triển

Theo một số nhà nghiên cứu, Phật giáo đã xuất hiện ở nước ta từ thời đạiHùng Vương, qua các truyền thuyết kế về Chử Đồng Tử - Tiên Dung Tuy nhiên,căn cứ vào nhiều nguồn sử liệu trong và ngoài nước, đông đảo các nhà khoa họcđều cho rang Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam từ những năm đầu Côngnguyên, bằng cả đường biển từ phương Nam và đường bộ từ phương Bắc Trung

16

Trang 22

tâm Phật giáo được hình thành sớm nhất của Giao Châu lúc bấy giờ là Luy Lâu, còngọi là vùng Dâu, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sau gần 10 thế kỷ du nhập và truyền bá, đạo Phật đã từng bước ăn sâu bám

rễ trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân ta Đặc biệt, từ sau chiến thắng Bạch

Đăng năm 938, đất nước bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, Phật giáo được các triều

đại phong kiến Việt Nam nâng đỡ nên phát triển ngày càng mạnh mẽ Trên cơ sở tưtưởng dân chủ và phóng khoáng cùng tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, bìnhdang của nhà Phật, kết hợp với cacshh ứng xử dễ thích nghỉ của cư dân người Việt,

các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý — Trần đều chọn Phật giáo làm ý thức hệ

chính thống Sự tham gia tích cực vào công việc xây dựng chính quyền của một sốnhà sư như Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh v.v đã thể hiệnvai trò lớn mạnh của Phật giáo trong các triều đại Ngô — Đinh — Tiền Lê lúc baygiờ Dưới thời Lý — Trần, Phật giáo được coi là quốc giáo và phát triển tới cực thịnhtrong các thế kỷ XI — XI.

Như một cái cây được ươm mam từ ngản năm trước, sự phát triển của Phật

giáo thời Trần nằm trong giai đoạn đỉnh cao, có thể xem như đã gặt hái được những

hoa thơm trai ngọt Day là thoi dai mà Phat giáo thật sự hòa nhập vào lòng dân tộc

về cả hình thức lẫn nội dung Các vua Trần và các vị Thiền sư đã tạo ra một nềnPhật giáo Việt Nam phát triển toàn diện, hoàn toàn khác biệt với Phat giáo TrungHoa hay Ấn Độ trong cả tư tưởng và hành động Sự phát triển thịnh đạt của Phậtgiáo thời Trần không phải chỉ tồn tại dưới dạng một tín ngưỡng tôn giáo thôngthường trong dân gian với sự hành đạo của các nhà sư, cũng không chỉ biểu hiện ởviệc xây chùa, dựng tháp, đúc chuông, tô tượng mà còn thé hiện bằng triết lý và thégiới quan tôn giáo của mình Phật giáo lúc này còn biểu hiện trên lĩnh vực tư tưởngthông qua thơ văn và những lời phát biéu của các cao tăng và tín đồ Phật giáo.

Khi nhà Trần thành lập (1226 - 1400), lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ghinhận những trang sử hào hùng mới Nếu như Phật giáo thời Lý là sự phát triển khởi

đầu đáng ghi nhận với nhiều thành tựu từ việc xây chùa độ Tăng đến các chính sách

an dân trị quốc được thực thi trên nền tảng trí tuệ va từ bi cua giáo ly Phật da, thì

17

Trang 23

Phật giáo thời Trần là sự kế thừa và phát triển rực rỡ, huy hoàng nhất Bởi các vuaTrần không chỉ là những Phật tử thuần thành mà còn là những hành giả thực thụ và

đều thâm chứng Phật pháp Hành trạng nhập thế độ sanh của các vua Trần chính là

hình ảnh sinh động phản ánh toàn bộ bức tranh xán lạn của Phật giáo trong suốt gần

hai thế kỷ dưới triều đại nhà Trần.

Dưới thời các vua đầu triều Trần, từ vua quan đến thứ dân đều một lòng mộPhật Các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần AnhTông, Trần Minh Tông đều là những Phật tử vô cùng đặc biệt Trong đó, vua TrầnThái Tông tuy không xuất gia tu hành nhưng là người được ngợi ca là Vua — Phật.Ngay khi đọc Thiên tông chỉ Nam do nhà vua soạn, Quốc sư Phù Vân đã phải thốt

lên: Tâm Đức Phật ở đây hết rồi Lịch sử ghi lại rằng, năm 20 tuổi, Trần Thái Tông

đã từng trốn khỏi hoàng cung lên núi Yên Tử diện kiến Thiền sư Trúc Lâm (tứcĐạo Viên) để xin xuất gia làm đệ tử Nhưng do nhà Trần vừa thành lập, vì lợi ích

dòng họ cũng như của giang sơn xã tắc ông không thể vì sự tu cho riêng mình nên

phải trở lại Thăng Long Sau khi ở núi Yên Tử về được 2, 3 năm, Trần Thái Tôngcho lập viện Ta Nhai để làm nơi học tập đạo Phật va mời các bậc kì đức đến damđạo về Thiền học Trong suốt 32 năm ngồi trên ngôi báu, Trần Thái Tông khôngmàng đến phú quý vinh hoa mà dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh điển, tậptrung viết sách dé tim ra lỗi đi mới cho đất nước và cho Phật giáo nước nhà Trongđó, ông đã xây dựng quan điểm Phật tại lòng Quan điểm này xuất phát từ Trúc LâmĐại Sa Môn trên núi Yên Tử: Phật ở ngay trong lòng Lòng lặng là hiểu, đó chínhlà chon Phật Sinh thời, ông đã dé lại nhiều trước tác có giá trị như: Thién Tông ChiNam Kim Cang Tam Muội Kinh Chú giải, Lục Thời sim hối Khoa Nghi, Bình DangLễ Sam Văn, Khóa Hư Lục, Phổ Khuyến Phát Bồ Dé Tam

Chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của vua cha, Trần Thánh Tông cũng là một

vị Phật tử có đạo hạnh đặc biệt Tuy là bậc dé vuong phai ngay dém cham lo chinhsự nhưng ông van phát tâm trường trai chay lạt và dé tâm rất nhiều vào việc học

Phật Về sau, Trần Thánh Tông đắc pháp với thiền sư Đại Đăng.

18

Trang 24

Tiếp nối tư tưởng của ông nội và vua cha, Trần Nhân Tông không chỉ một

nhà chính trị tài ba đức độ, mà còn được cung kính tôn vinh là Vua Phật Ngay từ

khi lên 3 tuổi, hoàng tử Tran Kham đã được vua Trần Thánh Tông gửi cho Tuệ

Trung Thượng Sĩ Từ thuở nhỏ, ông đã muốn nhường ngôi thái tử cho em, chỉ muốn

chuyên tâm học Phật Đến khi lên ngôi, Trần Nhân Tông cảng nỗ lực tu học, tinh

tấn tham thiền cùng các bậc cao tăng thạc đức, nhờ đó mà chứng ngộ Năm 1299,vua xuất gia tại chùa Hoa Yên, lay hiệu Huong Vân Đầu Đà, sau đổi lại là TrúcLâm Đầu Đà Trên cơ sở thống nhất các tô chức thiền phái đã có, Trần Nhân Tôngđã sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử và xây dựng nên Phật giáo Trúc Lâm,một tổ chức giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước ta Đây là dòng Phậtgiáo thuần Việt, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần đưa Phật giáo phát triển đếnđỉnh cao với chủ trương: “Cự Trần lạc đạo”, “Tức Tâm Tức Phật” - Ở đây ĐứcPhật rất gần gủi với con người Phật thể hiện qua Tâm trong hình tượng Bụt màNgài khái quát trong bài phú chữ nôm: “Cự trdn lac dao” Sau khi xuất gia, Trần

Nhân Tông đã dành thời gian thực hiện trách nhiệm thiêng liêng của người Tăng sĩ

là du phương hóa độ chúng sanh Ngoài thời gian kiết hạ hàng năm, Ngài đã đikhắp nơi thuyết pháp giảng kinh, khuyên chúng dân tu hành thập thiện, phá bỏdâm từ Tương truyền, Ngai đã để lại nhiều tác pham như: Trúc Lâm Hậu Lục,Thạch Thất Mi Ngữ, Dai Hương Hải An Thi Tập và Tăng Già Todi Sự Ngài làtam gương tiêu biểu nhất trong công cuộc dem đạo vào đời một cách tích cực của

Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo Trúc Lâm ra đời gan liền với tên tuổi của ba vị sư tô là Vua TrầnNhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Trên thực tế, tư tưởng của Phật giáo Trúc

Lâm đã hình thành từ thời Tran Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, là kết tinhthành tựu Phật giáo của nhiều thế hệ Kế vị Trần Nhân Tông, các vị vua Trần AnhTông và Trân Minh Tông cũng rất sùng kính Phật, luôn nhiệt thành ủng hộ Phật sựcủa giáo hội Trúc Lâm Cuối năm 1304, vua Trần Anh Tông mời vua cha về cung

và xin thọ Bồ Tát Giới tại gia Nhiều vương công quan lại trong triều thấy vậy cũng

nguyện xin theo và trở thành Phật tử Đến đời vua Trần Hiển Tông, Phật giáo không

19

Trang 25

còn phát triển mạnh mà từng bước nhường chỗ cho Nho Giáo Phái Thiền Trúc Lâm

Yên Tử cũng không còn chiếm được ưu thế trong cung đình như trước nữa Tuy

nhiên, nhiều Thiền sư và Phật tử tại gia về sau vẫn ngưỡng mộ và tự xưng là hậu thế

của Trúc Lâm Yên Tử.

Phật giáo Việt Nam thời Trần vừa kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tỉnh

hóa của giáo lý triết học truyền thống, lại vừa rộng mở, linh hoạt vận động theohướng Việt hóa cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Trong đó, đậm nét nhất là

hướng tùy tục và bình dân hóa Nó không chỉ dung hợp các tông phái Phật giáo mà

còn dung hòa cả những tư tưởng ngoài Phật giáo Điển hình là sự hòa hợp với dao

Nho, đạo Lão cùng các tín ngưỡng dân gian bản địa Nhờ đó, Phật giáo thời Trần đãtạo nên bản sắc riêng, phù hợp với tâm lý xã hội, hòa nhập và gắn bó mật thiết vớicuộc sống đời thường Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo thời Trần là sự kết hợp giữađạo với đời Như Trần Thái Tông nói: “Dao Phật không chia nam, bắc, déu có thétu cầu; tính người có hiển ngu; đều cùng được giác ngộ; vì vậy đại giáo của Đức

Phật là phương tiện dé mở lòng mê muội, là con đường soi rõ lẽ tử sinh ” Thêm

nữa với quan điểm “Phật ở trong lòng, lòng lặng lẽ và sáng suốt, đó chính là chânPhật' nghĩa là “giác ngộ được chân tâm có thé thành Phật” Chính tư tưởng đócùng những giáo lý Phật đã khiến cho cả vua và dân đều tu đạo Đến nối TrươngHán Siêu phải thốt lên rang: Thién hạ năm phan thì sư tăng chiếm một Con nhà

Nho Lê Quát thì nhận xét: “phân nửa thiên hạ di tu’.

Có thê nói, thời kỳ này Phật giáo không chỉ được chính quyền ủng hộ mà dân

chúng cũng rất mực tin theo Không chỉ nhà nước và vua quan đứng ra xây chùa màtrong dân chúng người người đua nhau hằng tâm cúng đường làm chùa đắp tượng.Sử cũ phi lại sự ton tại đáng kế của ruộng đất của các chùa, hay còn gọi là ruộngtam bảo Các vua Trần cũng nhiều lần xuống chiếu cấp tiền bạc, thợ thuyền, nôngnô cho các nhà chùa Năm 1308, vua Anh Tông lay 100 mẫu ruộng cúng vào chùaBáo Ân Năm 1312, vua lại lấy thêm 500 mẫu ruộng của Niệm Như trang để cúng

cho chùa Năm 1313, Bảo Từ Hoàng Thái hậu cúng vào chùa Siêu Loại 300 mẫu

ruộng nhà Bên cạnh đó, các vương hâu, quý tộc nhà Trân cũng là những người trực

20

Trang 26

tiếp quyên góp nhiều nhất cho việc xây dựng chùa chiền và trang trải cho Phật sự.Thậm chỉ, có người còn xây dựng riêng cơ sở thờ Phật ngay trong Phủ đệ, thái ấp

của mình Trường hợp cúng ruộng nhiều nhất được ghi lại là vào đời Trần Minh

Tông, năm 1324, Tư đồ Huệ Văn Vương đã cúng 300 mẫu ruộng ở Gia Lâm và hơn

1000 mẫu điền thé ở trang Đông Gia và trang An Lưu cùng 1000 nông nô dé làm

của riêng thường trú của viện Quỳnh Lâm Thời đó, chàu Quỳnh Lâm được coi là

chùa có nhiều ruộng nhất vì có trên 2000 mẫu ruộng và hàng ngàn tam bảo nô.Chính vì lẽ đó, dân gian truyền tụng câu ca: “Wgõ chùa Lân, sân chùa Muống,

ruộng chùa Quỳnh".

Dưới thời Trần, đặc biệt từ sau khi Phật giáo Trúc Lâm được thành lập,những cảnh quan tôn giáo như chùa, tháp, miéu, am được trùng tu, xây mới ở khắpnơi Trên văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự, nhà Nho Lê Quát đã phản ánhviệc xây dựng chùa chiền lúc bấy giờ vô cùng sôi nổi Theo nhà nghiên cứu NguyễnLang phỏng đoán thời Trần có khoảng 9.500 ngôi chùa và 30.000 tăng sĩ Trong đó

có 15 quốc tự, 330 chùa do vương hau và người giàu có tạo dựng, còn lại khoảng

9000 chùa do quần chúng nhân dân xây cất Đáng chú ý là sự xuất hiện của nhiềutrung tâm chùa, tháp lớn và hàng trăm những ngôi chùa nhỏ Hệ thống Phật giáoTrúc Lâm với bốn trung tâm lớn là Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Thanh Mai, Quỳnh Lâm

đã hoàn thiện.

Ngôi chùa thời Trần được sử sách nhắc đến sớm nhất là chùa Phố Minh, toa

lạc ở phía tây cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam

Định, tỉnh Nam Định) Chùa, tháp Phổ Minh được xây dung từ thời Lý, nổi danhvới chiếc vac đồng — một trong “An Nam tứ đại khí” của nước ta thời phong kiến.Năm 1262, chùa Phổ Minh được vua Trần Anh Tông cho xây cất trang hoàng, mở

mang với quy mô rộng lớn dé vua cha sớm hôm cúng Phật Tháng giêng năm HưngLong thứ 11 (1303), nhân dip Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ Chiêm Thành về

phủ Thiên Trường, nghỉ tại cung Trùng Quang, vua Anh Tông đã cho mở hội “vô

lượng Phật pháp” tại chùa Phố Minh, ban phát vàng bạc, tiền, lụa cho dân nghèo,

phát kinh giới cho thiên hạ .

21

Trang 27

Tiếp đến là những ngôi chùa được Thiền sư Pháp Loa xây dựng và tôn tạo,tiêu biểu nhất là chùa Vĩnh Nghiêm, còn gọi là chia Đức La (Yên Dũng, Bắc

Giang), chùa Báo Ân (Gia Lâm, Hà Nội), chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng

Ninh) Trong đó, Yên Tử là nơi phát tích của Thiền phái cũng là trị sở nên được gọi

là Trúc Lâm — Yên Tử Chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là một trung tâm Phật giáo

lớn thời Trần mà còn là trụ sở trung ương của giáo hội Trúc Lâm Riêng chùaQuỳnh Lâm, năm 1314, thiền sư đã cho xây 33 cơ sở Phật điện, gác chứa kinh, tăng

đường Năm 1316, lại thành lập Quỳnh Lâm viện, xem như trường đại học Phat

giáo đầu tiên của nước ta Bên cạnh đó, Nhị tổ còn cho dựng tháp Linh Tế ở núi

Dục Thúy (Ninh Bình), tháp Hiển Diệu ở Hoa Lư (Ninh Bình) Ngoài ra, chùa TháiLạc (Mỹ Văn, Hưng Yên), chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội) cũng là nhữngngôi chùa Trần tiêu biểu.

Bên cạnh những ngôi chùa lớn tại những trung tâm Phật giáo Trúc Lâm là

hàng trăm những ngôi chùa nhỏ rải rác ở các làng quê Hầu như mỗi xóm làng vùng

đồng bằng Bắc Bộ đều có chùa Làng lớn có đến hơn mười chùa, làng nhỏ cũng có

chừng năm, sáu, ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son Riêng vùng đất Ninh Bình

ngày nay, đã có hàng chục tự viện được xây dựng mới hay sửa chữa và tôn tạo dưới

thời Tran Tại Hành cung Vũ Lâm (nay thuộc quan thé danh thắng Tràng An, NinhBình) nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia, vua đã cho xây nhiều chùa như: chùa Sơ,

chùa Tông ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải; chùa Khả Lương, chùa Khai Phúc ở xã

Ninh Thắng, chùa Á Nậu thuộc thành phố Ninh Bình hiện nay Đặc biệt, các chùathời Trần không chỉ được xây dựng ở chốn kinh thành và vùng đồng bằng đông đúcdân cư mà còn xuất hiện cả ở những vùng núi cao và vươn xa ra cả ngoài hải đảo.Minh chứng cho điều này là những dấu tích của chùa Hang ở xã Đồng Tâm, huyệnLục Yên, tỉnh Yên Bái Trong hang núi đặt chùa còn có bài thơ thời Trần được khắcbăng đất nung.

Gắn liền với việc hưng công, phục dựng các chùa là việc đúc chuông tô

tượng Theo nhiều tư liệu, tính đến cuối đời Trần, trong việc đắp tượng chỉ riêng

Thiền sư Pháp Loa đã cho đúc tới 1.300 tượng Phật bằng đồng lớn nhỏ, trong đó có

22

Trang 28

tượng Di Lac lớn đặt tại chùa Quỳnh Lâm Lễ hội Nghin Phật cũng được tô chức tạichùa Quỳnh Lâm trong 7 ngày đêm với nhiều chủng loại tượng Phật Năm 1308,

vua Trần Anh Tông đã cho đúc hai pho tượng của Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ bằng vàng,

một pho dé ở chùa Báo Ân, một pho dé ở chùa Vân Yên Nhân ngày lên làm Thái

thượng hoàng, vua Anh Tông cũng cho đúc tượng A Di Đà, Thich Ca va Di Lac,

mỗi tượng cao tới 17 thước.

Có thể nói, sự xuất hiện với mật độ lớn và phân bố rộng khắp của hệ thốngchùa tháp đã khăng định vai trò cũng như tầm ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đờiTrần đối với đời sống tâm linh của con người Đại Việt lúc bấy giờ.

Về Kinh sách: Cũng như thời Lý, chính quyền phong kiến nhà Trần đã tạođiều kiện cho phát triển kinh kệ, kinh điển, Phật pháp Việc xin kinh Tam Tang từTrung Quốc, xây dựng các chùa lớn, làm nhà chứa kinh được sự chu cấp của nhànước và ủng hộ của các tầng lớp trong xã hội Vua Trần Anh Tông không chỉ thỉnhĐại Tạng Kinh tại Trung Hoa về tôn thờ mà còn cho khắc bản pho kinh tạng lớn

nhất này Năm 1311, Nhị tổ Phap Loa phụng chiếu tiếp tục in bộ Đại Tạng kinh là

Phật sự trọng đại mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã giao phó và hoàn vào năm1319 Sách Tam Tổ Thực lục ghi rang: Tháng 12 năm Kỷ Mùi (1319), Su Pháp Loakêu gọi Tăng chúng và cư sĩ chích máu in Đại Tạng kinh hơn 5.000 quyền, để tạiViện Quỳnh Lâm Năm 1322, Ngài cho khắc ván in quyển Tứ Phan Luật, đến hơn5.000 bản và mời Quốc sư Tông Kính ở núi Tiên Du cùng Quốc sư Bảo Phác ở núi

Vũ Linh chùa Siêu Loại giảng bộ luật này” [36, tr.47-48].

Dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Trúc Lâm, Phật giáo thời Trần rất chú trọnggiảng dạy kinh điển, phát triển theo hướng “thién giáo nhất chi” Phong trào Phậthọc được mở rộng và đại chúng hóa Bên cạnh những tác phẩm liên quan đến Phậtgiáo cùa Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông như đã nói ở trên, các thiền sư lỗi lạcnhư Tuệ Trung Thượng Sỹ, Pháp Loa, Huyền Quang đã dành thời gian chú giảikinh điển, sáng tác nhiều sách giáo khoa Phật học và biên tập về các nghi thức, nghỉlễ Phật giáo Tuy nhiên, khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã tìm mọi

cách thu hêt sách vở đem vê Kim Lăng, nên hâu hêt các tác phâm có giá trị đêu bị

23

Trang 29

thất truyền Trừ quyền “Khóa hư luc” của Trần Thái Tông ra thì các người về sauchi dé lại những bài thơ ca và mau chuyện đối đáp và vài ba bài kệ Khóa hue lụccủa Trần Thái Tông là một bản kinh nhật tụng dùng cho tín đồ tụng niệm 6 lầntrong một ngày đêm Mỗi lần tụng niệm nhằm răn day một trong lục căn: nhẫn căn,nhĩ căn, ty căn, thiện căn, thận căn, ý căn Tuy nhiên, do viết bằng chữ Hán nên“Khóa hư lục” được ít người biết đến Sau này, Tuệ Tĩnh phải giải nghĩa bộ Kinhnày bằng quốc âm dé được phổ biến rộng rãi trong tín đồ của đạo Phật Tác pham“Cự trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông được viết bằng chữ Nôm nên phô biến rộng

rãi, giúp cho tư tưởng Phật giáo đến gần với quảng đại quần chúng.

Trong việc thờ cúng tổ tiên của vương tộc Trần gắn liền với việc lưu hành vàphô biến một số kinh sách của Phật giáo như: Kinh Thiện Sinh trích ra từ Trường A

Hàm, kinh Tương Ứng, kinh Tăng Chi, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan Báo Ân,

Hanh Phúc Kinh , Những kinh này không chỉ nêu bật giá tri đạo đức, tâm linh của

việc thực hành đạo Hiếu mà còn có những chỉ dẫn khá cụ thể về những lễ nghi thực

hành, có tác động không nhỏ đến việc thực hành để rồi tạo nên những giá trị trong

việc củng cố Vương tộc nhà Trần.

Nhìn chung, Phật giáo thời Trần là một nền Phật giáo dân tộc góp phần xâydựng ý thức hệ độc lập, không đặc quyền đặc lợi Nếu ở thời kỳ đầu độc lập và đặcbiệt là thời Lý, triều đình nhờ cậy vào sự giúp đỡ của các Thiền sư thì đến thờiTrần, Phật giáo tác động vào chính sự chủ yếu qua hệ tư tưởng Các nhà sư khôngtrực tiếp tham gia vào hệ thống cai trị mà thường lui về các chùa chiền, nhường chỗcho Nho giáo đang lên trong vai trò trị nước Do đó, nhiều người đánh giá Phật giáothời Trần nhập thế nhưng không trụ thé Vương triều Trần đã xây dựng đường lồi trịnước trên cơ sở đức tri, lay tinh than từ bi, hy xả, khoan dung, độ lượng của nhàPhật dé giáo huấn nhân dân, qua đó khơi dậy tinh thần nhân văn, nhân ái.

Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, khi Nho giáo ngày càng chiếm vị thế cũnglà lúc Phật giáo bị hạn chế và dần suy yếu Trước những ảnh hưởng tiêu cực trongxã hội như nạn mê tín dị đoan, nhiều Nho sĩ đã không ngừng lên tiếng phản đối vàbài xích đạo Phật Hồ Quý Ly đã ra lệnh sa thải bớt tăng đồ, ai chưa đến 50 tuổi đều

24

Trang 30

phải hoàn tục Tuy nhiên, sự đi xuống của Phật giáo từ nửa sau thế kỷ XIV khônghoàn toàn là sự suy thoái của đạo Phật mà đó là quy luật tất yếu lịch sử khi hệ tư

tưởng tôn giáo không được sự ủng hộ của quyền lực thế tục Từ đó về sau, Phật giáo

cung đình lui dan về chốn dân gian nhưng sức ảnh hưởng của Phật giáo van rat sâuđậm trong xã hội Tư tưởng giác ngộ và tinh thần giải thoát của Phật giáo vẫn ănsâu trong nếp sống, tình cảm và tín ngưỡng của người dân nước Việt.

Tiểu kết chương 1:

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Trần tuy không phải triều đại trị vì

lâu dài nhất nhưng là một trong những vương triều được đánh giá là phát triển rực

rỡ nhất Do là thời đại Hào khí Đông A vang đội bốn phương, với tinh than SátThat, ý chí quật cường va sự đoàn kết muôn người như một, vua tôi nhà Trần đã délại những mốc son chói loi Với kỳ tích ba lần đánh thang quân xâm lược Nguyên —Mông, dé quốc hung bạo nhất lúc bay giờ, nhà Trần đã chứng tỏ sức mạnh của mộtvương triều biết trọng dụng nhân tài, thu phục lòng dân Lịch sử mãi lưu danh tên

tuổi của các vị vua anh minh như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân

Tông, và những danh tướng lẫy lừng như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toan,

Phật giáo thời Tran phát triển trong bối cảnh lịch sử Dai Việt tap trung toànlực vào nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền độc lập, tự chủ của dântộc, trên cơ sở sự vận động biến đổi của các nhân tố kinh tế va xã hội Sự phát triển

của các loại hình sở hữu ruộng đất khác nhau không những tiến bộ hơn các thời kỳ

trước, thúc đây sản xuất nông nghiệp mà còn trở thành động lực cho sự phân hóagiai cấp trong xã hội Sự xuất hiện và ngày càng lớn mạnh của tầng lớp quý tộc tônthất họ Trần đã bộc lộ mầm mong đầu tiên của những mâu thuẫn mới trong xã hội.

Đề củng cố chế độ quân chủ phong kiến và duy trì một xã hội yên bình, nha Trần đã

lây tư tưởng Phật giáo làm phương tiện giải thoát, dựa vào Nho giáo để xây dựngtôn ty trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho Tam giáo đồng hành hòa hợp Trong đó,Phật giáo không chỉ được coi trọng mà còn phát triển đến cực thịnh, đánh dấu mốc

vàng son trong lịch sử Phật giáo nước ta.

25

Trang 31

Sự phát triển của Phật giáo thời Trần không những phản ánh những hiệntượng kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ mà còn là kết quả của sự tiễn triển nội tại

của Phật giáo Việt Nam Có thé nói, Phật giáo thời Trần là bước nhảy vọt của Phật

giáo Việt Nam về cả chất và lượng Đỉnh cao là sự ra đời của Thiền phái Trúc LâmYên Tử và Giáo hội Trúc Lâm đưa tới thời đại Phật giáo Nhất tông Thiền phái TrúcLâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập là dòng Thiền Việt, đã đáp ứng đượcyêu cầu của lịch sử và thời đại Nó vừa kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tính hoacủa giáo lý triết học truyền thống, lại vừa rộng mở, linh hoạt vận động theo hướngViệt hóa cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Trong đó, đậm nét nhất là hướng tùy

tục và bình dân hóa Nó không chỉ dung hợp các tông phái Phật giáo mà còn dung

hòa cả những tư tưởng ngoài Phật giáo Điển hình là sự hòa hợp với đạo Nho, đạoLão cùng các tín ngưỡng dân gian bản địa Nhờ đó, Phật giáo thời Trần đã tạo nênbản sắc riêng, phù hợp với tâm lý xã hội, hòa nhập và gắn bó mật thiết với cuộc

sông đời thường.

Dưới thời Tran, Phật giáo được xem là quốc giáo, trở thành “bệ đỡ tu tưởng”của triều đình phong kiến trong việc lãnh đạo, quản lí và điều hành đất nước Cũngnhờ đó, Phật giáo có cơ hội để được phát triển toàn diện về mọi mặt từ giáo lí,

giáo luật, thực hành, nghi lễ đến các hoạt động xây dựng Chùa Chién, phat trién

cua tang doan, tô chức Phat sự Hiém có một giai đoạn nào từ vua quan đến thứdân đều một lòng mộ Phật Hành trạng nhập thế độ sanh của vua và Thiền sư đờiTrần chính là hình ảnh phản ánh bức tranh xán lạn của Phật giáo nước ta trongsuốt gần hai thế kỷ.

26

Trang 32

Như nhà tôn giáo học H.C Kapystin từng khăng định: Mọi hình thức tôn giáo

mới đều là kết quả của sự dung hợp, pha trộn những nhân tố cũ và mới của các tôn

giáo Nó là sự hợp nhất khái niệm, tư tưởng, tín ngưỡng và lễ nghi trên cơ sở thích

ứng với điều kiện khách quan Xét về mặt tôn giáo, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là

kết quả của quá trình dung hợp, pha trộn giữa các tôn giáo ở Việt Nam từ thế kỷ Iđến thế ky XIII Một mat, Phật giáo hòa đồng với các tín ngưỡng bản địa để phùhợp với truyền thống tinh thần dân tộc và xác lập vị trí của mình Mặt khác, do

những hoàn cảnh lịch sử của dân tộc mà Phật giáo dung hợp với các tôn giáo khác

như Nho giáo và Đạo giáo Cuối cùng là sự tiễn triển của nội tại, có tính chất kế

thừa của bản thân Thiền tông Việt Nam từ Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô NgônThông, Thảo Đường, dé rồi hợp nhất làm một ở Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Nhìn lại lịch sử Phật giáo, sau khi Phật tịch diệt, Phật giáo không những chia

thành hai ngành lớn là Đại Thừa và Tiểu Thừa mà còn phân ra thành nhiều tông Do

quá trình du nhập vào nước ta từ nhiều con đường khác nhau cũng như do sự tiếp

thu của người dân Việt đương thời, Phật giáo không có một dòng duy nhất mà tồntại nhiều tông phái khác nhau Có dòng hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của ngườiViệt cô truyền, có dòng thiên về Mật Tông, có dòng tu ở chùa, thoát tục, lại có dòng

tu tại gia, lấy “Tâm” làm gốc nhưng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là của Phật giáo

Thiền Tông Do đó, không phải ngẫu nhiên khi nhắc đến Phật giáo, nhà chùa, người

Việt thường nói đên yêu tô Thiên như Thiên sư, cửa Thiên, mùi Thiên

27

Trang 33

Tiếp thu tinh thần và lý thuyết Phật giáo, các Phật tử Việt Nam đã sớm có ýthức muốn xây dựng một nền Phật giáo riêng Trước khi Thiền phái Trúc Lâm Yên

Tử ra đời, Phật giáo nước ta đã lần lượt hình thành ba Thiền phái: Tỳ Ni Da Lưu

Chi, Vô Ngôn Thông va Thảo Đường Về nguồn gốc, ba Thiền phái này xuất phát

từ ba nguồn khác nhau trên cơ sở của ba mối giao lưu, tiếp biến, từ đó mà phát

s* Thiền phái Ty Ni Da Lưu Chỉ:)

Thiên phái Tỳ Ni Đa Luu Chi (còn gọi là dòng Thiền Nam Phương) xuất

hiện vào cuối thời hậu Ly Nam Dé, do Thiền sư Tỳ Ni Da Lưu Chi dòng dõi Bà La

Môn, gốc Nam Thiên Trúc sáng lập Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ là học trò củaTăng Xán, tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc Sau khi đắc pháp, Thiền sư đượcTổ chỉ dạy về phương Nam hóa đạo Năm 580, thiền sư tới chùa Pháp Vân (chùaDâu - Bắc Ninh), gặp nhà sư người Việt có tên là Quán Duyên đang dạy thiền hoccho đồ chúng nên ở lại tu Tỳ Ni Da Lưu Chi đã chọn Pháp Hiển, trước có học thiền

cùng Quán Duyên làm đệ tử và cùng học trò của mình gây dựng nên một Thiền phái

với tư tưởng “nguồn gốc của Phật giáo nam ngay ở sự giác ngộ của từng người”,gọi là Thiền phái Ty Ni Da Lưu Chi.

Sự xuất hiện của Thiền phái Tỳ Ni Da Lưu Chi là cột mốc đánh dấu Thiềnhọc Việt Nam thực sự trở thành tông phái Ty Ni Da Lưu Chi được coi là Tổ củaThiền tông nước ta Theo tác giả Nguyễn Lang: “Đây là thién phái rất có tính cách

dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa

biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quan chúng nghèo khổ" [26, tr.145].Tư tưởng của dòng Thiền Tỳ Ni Da Lưu Chi mang màu sắc của cả Thiền Tông An

Độ và Thiền Tông Trung Quốc, trong đó sắc thái Ấn có vẻ néi trội hơn và đã được

gạn lọc qua lăng kính Việt Nam Bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và HoaNghiêm, Thiền phái Ty Ni Da Luu Chi có khuynh hướng thiên về Mật giáo Quanđiểm “Tâm ấn” của Thiền phái Tỳ Ni Da Lưu Chi muốn chi cái tâm đã vắng lặng,

đã được ân chứng tự tính của nó.

28

Trang 34

Trong suốt hơn 6 thé kỷ, phái Thiền Tỳ Ni Da Luu Chi truyền thừa19 thế hệvới 29 đại sư nối tiếp nhau hoằng dương Chánh pháp Trong đó có những thiền sư

danh tiếng, có công lao trong việc phục hưng đất nước như: Sùng Phạm, Định

Không, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Diệu Nhân

s* Thiền phái Vô Ngôn Thông:

Thiển phái Vô Ngôn Thông (còn gọi dòng Quán Bích, hoặc Kiến So) ra đờivào khoảng thế kỷ IX do Thiền sư Vô Ngôn Thông, vốn người Quảng Châu, Trung

Quốc sang nước ta truyền đạo Sư người họ Trịnh, ban đầu tu học tại chùa Song

Lãnh, tỉnh Triết Giang Sư rất thông minh, thấu đạt sự lý, nhưng tính tình tram mặc,it nói nên người đương thời gọi Sư là Vô Ngôn Thông Về sau Sư đi tham học vàngộ đạo nơi Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải thuộc Thiền Tông Trung Hoa Năm820, Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu sang nước ta, tu ở chùa Kiến Sơ (nay thuộc xãPhù Đồng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) Tương truyền, lúc ở chùa này, Sư có phongthái rất đặc biệt, ngoài hai bữa com cháo thì đành hết thời giờ vào việc thiền tọa,

xây mặt vào vách, không nói năng gì Cuối đời, Sư Vô Ngôn Thông truyền “Tâm

ấn” cho một học trò người Việt là sư trụ trì Lập Đức, hiệu Cảm Thành, hình thànhphái Thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Phái Thiền Vô Ngôn Thông đã truyền thừaqua 17 thé hệ với 40 vị đại sư.

Thiền phái Vô Ngôn Thông chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng, nghi lễ và tôchức Tăng viện của Thiền Nam tông Trung Quốc Các Thiền sư không chỉ dùngkinh Bát Nhã mà còn sử dụng rất nhiều loại kinh điển khác như kinh Viên Giác,Pháp Hoa Dù xuất hiện muộn hơn, nhưng thiền phái Vô Ngôn Thông đã thu hútđược nhiều tín đồ và giữ vị trí quan trọng trong hệ thống Phật giáo nước ta Tưtưởng căn bản của thiền phái Vô Ngôn Thông là quan niệm về “Tâm địa” và “Đốnngộ” Khái niệm về tâm địa đã được nói đến nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm vàKinh Tâm Dia Quán Quan niệm về “Tâm địa” là sự kế thừa các quan niệm về “Vôtâm” của Bồ Đề Đạt Ma và “vô niệm” của Lục Tổ Huệ Năng Về cơ bản, khái niệm“Tâm ấn' của Thiền phái Tỳ Ni Da Lưu Chi và “Tâm địa” của Vô Ngôn Thông làkhá giống nhau Điểm khác biệt trong tư tưởng cơ bản của phái Vô Ngôn Thông là

29

Trang 35

chân lý không phải ở đâu xa, mà ngay ở hiện tiền, ở trong bản thân mỗi người.Nhưng chân lý đó chỉ có thể tu chứng trực tiếp, chứ không thể nào nắm bắt qua

ngôn ngữ, văn tự, sách vở, đó là “đốn ngộ”, cũng là tinh thần tiêu biéu của dòng

Thiền Nam Tông Trung Quốc thể hiện qua câu nói của Thiền sư Bạch Trượng:

“Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu” (nghĩa là: nếu đất tâm trồng rỗng, mặt

trời trí tuệ sẽ tự chiếu sáng) Khi đến Việt Nam, Thiền sư Vô Ngôn Thông đã dunhập quy chế sinh hoạt và tu học ở các Thiền viện của Tổ Bạch Truong Tinh thanquy chế ấy đã tao cho các Tăng sĩ tu Thiền một nếp sinh hoạt và tu học thường ngày

giúp cho sự định tâm Trải qua thời gian, phái Vô Ngôn Thông gắn liền với tên tuổi

của nhiều nhà sư thông tuệ, tiêu biểu như Khuông Việt, Thông Biện, Mãn Giác,

Minh Không, Giác Hải

Nhìn chung, hai Thiền phái Ti Ni Da Luu Chi và Vô Ngôn Thông đều pháttriển song song và ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhau nhưng không rõ rệt So vớiphái Thiền Tỳ Ni Da Lưu Chi, phái Thiền Vô Ngôn Thông có sự tiến thêm một

bước về giải thích nội dung khái niệm Tâm và Phật Nó đề cập đến các mối quan hệ

giữa tâm — Phật, tâm — không, Phật — cảnh, tâm — cảnh, sống — chết, là những vẫn

đề lớn của thực tế cuộc sống Những đặc trưng chủ yếu của Thiền phái Vô NgônThông đã đặt cơ sở lý luận cho khuynh hướng triết lý hướng nội và biện tâm củaTrần Thái Tông cũng như có nhiều ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Trần NhânTông và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

s* Thiền phái Thảo Đường:

Thiển phái Thảo Đường xuất hiện vào thé ky XI, dưới thời nhà Lý Sư tôThiền phái là Thiền Sư Thảo Đường, vốn người Trung Quốc, là đệ tử nối pháp củaThiền sư Tuyết Đậu Minh Giác thuộc dòng Thiền Vân Môn Trung Hoa Sau khi đắcpháp, Sư sang Chiêm Thành truyền giáo và bị bắt làm tù binh về Thăng Long sau

cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm 1069 của vua Lý Thánh Tông Khi biết đượcthân thế và đạo hạnh của Sư, vua Lý Thánh Tông thỉnh ngài về trụ trì chùa Khai

Quốc, phong làm Quốc sư Về sau, Thiền sư Thảo Đường đã truyền tâm ấn cho Lý

30

Trang 36

Thánh Tông và hình thành phái Thảo Đường - một phái Thiền thứ ba ở nước ta sausau phái Thiền Tỳ Ni Da Lưu Chi và phái Thiền Vô Ngôn Thông.

So với các thiền phái khác, những ghi chép trong sử sách và tài liệu về Thiền

phái Thảo Đường quá mỏng và ít ỏi Theo Thiên uyén tập anh, Thiền phái nàytruyền thừa qua 5 thế hệ với tổng cộng 18 thành viên Thiền phái Thảo Đường thuộcPhật giáo cung đình vì chủ yếu phát triển trong dòng tộc, quan lại Trong năm thếhệ, chỉ có 10 vị là người xuất gia, còn lại là những cư sĩ mà phan lớn là vua quan

nhà Lý như các vua: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và các quan đại

thần: Đỗ Vũ, Ngu Ích Nội dung tư tưởng Thảo Đường là sự hỗn hợp từ Mật Tông

đến Thiền Tông, dung hòa cả tư tưởng của Không Tử lẫn Lão Trang Điểm nỗi bậtcủa phái Thiền này là mở rộng truyền Pháp cho Phật tử tại gia nhằm đáp ứng truyềnbá Phật giáo rộng rãi và góp phần thống nhất ý chí trong dân chúng Thiền pháiThảo Đường chỉ tổn tại trong một thời gian ngắn, khi nhà Ly bị nhà Tran thay thécũng đồng nghĩa với sự chấm dứt của phái Thảo Đường.

Nhìn chung, cả ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và ThảoĐường dù có điểm khác biệt nhau về nguồn gốc, giáo lý, tô chức, nhưng đều dựatrên những giáo lý cơ bản của Thiền tông như Tâm, Phật, Đốn Ngộ, Sinh Tử Giữa chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau và đều gắn bó với văn hóa và cùng chungvận mệnh dân tộc Trong đêm trường đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa,các Thiền sư đã tích cực tham gia vận trù kế sách “hộ quốc an dân”, góp phần xứng

đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị phương Bắc và xây dựng

đất nước cường thịnh, điển hình là dưới vương triều Lý.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xuất hiện vào thời Trần (1225 — 1400), đượcxem như sự kế thừa và hợp nhất các dòng phái Phật giáo đã có mặt ở nước ta từtrước, trở thành dòng Phật giáo chính thức của quốc gia Đại Việt lúc bay giờ.

Căn cứ vào tài liệu Tam Tổ thực luc, Tam tổ hành trạng, Thiên Tông bảnhạnh, Thánh đăng luc, chúng ta thấy tiễn trình hình thành và phát triển của Thién

phái Trúc Lâm Yên Tw có một bề dày trong lich sử Phật giáo Đại Việt Quay lại

vòng thời gian trong giai đoạn gạch nối của Phật giáo Lý — Trần, việc Thiền sư

31

Trang 37

Thường Chiếu vốn thuộc phái Vô Ngôn Thông được người của phái Tỳ Ni Da LưuChi mời về làm trụ trì một ngôi tổ đình lớn của họ là chùa Lục Tổ có thể được xemnhư khởi đầu cho sự tổng hợp các Thiền phái Phật giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Thiền sư Thường Chiếu có ba đệ tử quan trọng là Hiện Quang, Thông Thiền và

Thần Nghi, từ những thiền sư này đã đào tạo nên một đội ngũ tăng chúng và cư sĩthâm chứng Phật pháp, làm rạng rỡ tông môn Các vị vua nhà Trần như Trần TháiTông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, cũng như Tuệ Trung Thượng Sĩ, đều làhang đệ tử đắc pháp từ hàng môn đệ của thiền sư Thường Chiếu Theo “Thién uyén

tập anh” thiền sư Hiện Quang là thé hệ thứ 14 của dong Vô Ngôn Thông nhưng là

người có công khai sơn Yên Tử, lập chùa Hoa Yên và được xem là Tổ thứ nhất củanhánh Yên Tử Sau khi thién sư thị tịch, dé tử là Thiền sư Đạo Viên kế thừa VuaTrần Thái Tông từng lên núi học đạo với Thiền sư Đạo Viên, phong hiệu là TrúcLâm Quốc sư Đại sa môn Truy nguyên lại nguồn gốc thì Thiền phái Trúc Lâm YênTử là sự tiếp nối từ dòng thiền Yên Tử do Thiền sư Hiện Quang sáng lập Trongphô hệ truyền thừa Yên Tử, Trần Nhân Tông thuộc đời thứ 6, được coi là đệ tử nốipháp của thiền sư Huệ Tuệ, nhưng lại là Sơ tổ khai sáng Thiền phái Trúc Lâm.Cũng từ đây, trên đất Việt thực sự có một dòng Thiền Phật giáo của người Việt, do

chính người Việt sáng lập nên.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời trên cơ sở hợp nhất ba thiền phái hiện

diện đương thời là Ty Ni Da Luu Chi,Vô Ngôn Thông và Thao Đường, với tinh

thần “cha rõ thì chia làm ba giáo, hiểu rồi thì cùng một ngộ tâm” Nhưng đây

không phải sự tổ hợp một cách ngẫu nhiên, tự phát mà là một quá trình suy tư, trăntrở để lựa chọn từ Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ đến Điều Ngự Giác hoàngTrần Nhân Tông Sinh thời, cả Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông tuy ở ngôi vuanhưng đều là những vị cư sĩ, Phật học uyên bác lại thâm ngộ Thiền cơ Ngay từ khimới thành lập vương triều, các vua Trần đã ý thức rất rõ yêu cầu của thời đại là xây

dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất, dé khang dinh quyén độc lập tự chủ của

quốc gia dân tộc trên mọi phương diện, trong đó có tôn giáo Cuộc ra đi của hai ông

cháu Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông là minh chứng hùng hồn nhất cho khao

32

Trang 38

khát đó Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh: “một nhiệm vụ mới đã trở thành

cấp bách đặt ra trước mắt các nhà lãnh đạo quốc gia họ Lý, họ Tran: xây dung một

ý thức hệ độc lập thống nhất nhằm 4 mục đích:

1 Thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước ngoài dé thanh

toán hoàn toàn mọi cơ sở của nước xâm lược.

2 Làm cơ sở tư tưởng dé thong nhất ý thức dân tộc trên cơ sở thống nhấtdân tộc về mặt chính trị để củng CỔ sự thống nhất dân tộc một nước nữa.3 Lam công cu thong nhất quyên lực vào chính quyên Trung ương, tuc quy

tr.500-Khi nghe lời khuyên của quốc sư Phù Vân, vị vua trẻ Trần Thái Tông dường

như đã ngộ ra trong cơ sở lý luận dé xây dựng một quan điểm mới thì ý tưởng thống

nhất các thiền phái thành Phật giáo nhất tông là điều tiên quyết đối với cả sứ mệnhquốc gia và đạo pháp Nhờ sự thâm chứng Phật pháp và uy tín lớn của vua TrầnThái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và nhất là sự sát nhập các thiền phái từ thời thiềnsư Thường Chiêu đã dẫn đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Thiền pháiYên Tử để rồi từ đó hình thành nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Vì thế, có thé nói

người có công sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, nhưng

những người đã đặt nền móng tư tưởng, đồng thời dẫn dat mở đường dé Trần NhânTông trở thành Vua — Phật không ai khác chính là Trần Thái Tông và Tuệ Trung

Thuong Si Chính bởi lẽ đó, đã có nhận định cho rằng mô hình Phật giáo Nhất tông

đã được thiết kế từ thời vua Trần Thái Tông, nhưng đến Trần Nhân Tông mới thực

sự hoạt động thực tiễn mạnh mẽ.

Sau khi dẹp tan quân xâm lược và 6n định tình hình đất nước, Trần Nhân

Tông rũ bỏ ngai vàng, quyết tâm xuất gia tu đạo đề thực hiện chí nguyện lớn lao mà

ông nội đã đặt nền tảng từ nhiều năm trước Năm 1293, Trần Nhân Tông truyền

33

Trang 39

ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái Thượng Hoàng Mùa đông năm1299, Ngài chính thức xuất gia, vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh cho đến ngàythành đạo Với tinh thần và trách nhiệm hội tụ, Trần Nhân Tông đã hợp nhất cáchệ phái còn sinh hoạt riêng lẻ, rời rạc lúc bấy giờ thành Thiền phái Trúc Lâm Yên

Tử và thống nhất toàn bộ Phật giáo trong cả nước vào một tô chức: Giáo hội Trúc

Lâm Chính sự kiện này đã đưa Phật giáo thời Trần thành thời đại Phật giáo NhatTông — tức “thời đại Phật giáo duy nhất Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm YênTử không đơn thuần là sự ra đời một thiền phái tiếp nối mà giống như một lần “kế:

tập” Phật giáo để tổng kết, đánh giá, bổ sung và nâng cao cả về phương diện lý

luận và thực tế.

Về cơ bản, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đáp ứng được những yêu cầu từviệc thống nhất được ý thức hệ của thời đại; biểu lộ tính độc lập và mang bản sắcĐại Việt vô cùng rõ nét Đồng thời, đây cũng là mốc son đánh dấu sự kết thúc thời

kỳ các tông phái Phật giáo Việt Nam do người nước ngoài sáng lập, chứng minh

Phật giáo thực sự bắt rễ tại Việt Nam Nói một cách khác, Thiền phái Trúc Lâm đã

Đại Việt hóa tư tưởng Thiền dao và sáng tạo thêm một số tư tưởng thích hợp vớihoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, làm nên bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam Theonhà nghiên cứu Nguyễn Lang, “Phật giáo Trúc Lâm là một nên Phật giáo độc lập,uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh than của quốc gia Đại Việt Nó là xương sốngcủa một nên văn hóa Việt Nam độc lập Nên Phật giáo này tuy có tiếp nhận những

ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, An Độ và Tây Tạng nhưng van giữ cá tính

đặc biệt cua minh” [26, tr 482].

Có thể nói, Phật giáo Nhat tông thời Tran là một bước nhảy vọt của tư tưởngPhật giáo Việt Nam Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một dòng Thiền độc đáo mangđậm bản sắc dân tộc với hệ thống tô chức, giáo lý và kinh điển theo mô hình nhưmột tôn giáo độc lập Trong đó, giáo chủ không ai khác chính là Kim Phật - TrầnNhân Tông - Trúc Lâm đệ nhất Tổ Năm 1299, đức vua Trần Nhân Tông xuất giatại chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà Việc xuấtgia lần này của Phật hoàng Trần Nhân Tông được đánh giá là hiện tượng có một

34

Trang 40

không hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam Sự kiện này có thể xem như mốc sonđánh dấu sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Nhà nghiên cứu Nguyễn DuyHinh đã nhận định: “Tw bản thân Tran Nhân Tông và nhân dân thời Tran đã biếnThái tử Kham thành Kim Phật (Biến Chiếu Tôn) — tái hiện những hành vi cầu đạo

của Thái Tử Siddhartha để rồi trở thành một “giáo chủ mới” — Trúc Lâm đệ nhất

tổ Trúc Lâm đệ nhất tô là hiện thân của Phật ở Đại Việt với nhiễu nét riêng biệt,phong cách riêng biệt khác với các tông phái Thiên tông khác đã lưu hành trong

nước trước đó Nó không phải là chỉ nhánh Phật giáo từ bên ngoài vào, nó bắt

nguồn tại chỗ, tức từ một vị Phật đâu thai, thuyết pháp, giáo hóa cứu vớt chúng

sinh” [62, tr 506] Theo truyền thuyết, ông vốn là một vị Phật xuống Tran Mẹ ôngnằm mơ thấy một vị thần ban cho một thanh kiếm do đó có mang và sinh ra mộthoàng tử mình vàng bèn đặt tên là Kim Phật Quá trình từ lúc xuất gia đến khi ngộđạo, hoằng hóa độ sanh của Phật hoàng Trần Nhân Tông được truyền tụng thựcchăng khác gì Đức Phật Thích Ca khi thuở trước Trần Nhân Tông giã từ hoàng

cung vào núi Yên Tử, tắm gội ở Ngự Dội, lên ngồi dưới gốc tùng tư duy thiền định.

Rồi cũng mô phỏng Phật, Trần Nhân Tông dắt hai môn đệ Pháp Loa và HuyềnQuang như Phật với Ca Diếp và A Na Đà, đi thuyết pháp ở Sùng Nghiêm, SiêuLoại Sau khi viên tịch, xá lợi của Ngài thờ ở tháp Huệ Quang, được tô chức băngnghi lễ trang trọng với đông đảo tín đồ vừa đi vừa đọc kinh thé hiện niềm tin với

giáo chủ của mình.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được hình thành và phát triển qua 23 đờitruyền thừa, trong đó công lao lớn nhất thuộc về ba vị Tổ sư là Sơ Tổ Trần NhânTông, Nhị tổ Pháp Loa và Tam tổ Huyền Quang Nếu như Phật hoàng Trần NhânTông có công khái sáng, thiết kế chủ trương, hoạt động của Thiền phái thì Nhị tổPháp Loa là người thực thi, kiến tạo cơ sở vat chất, xây dựng hệ thống tổ chức điềuhành và Tam tổ Huyền Quang là người hoàn thiện về mặt lý thuyết và kinh sách.

Với tư tưởng từ bị, bác ái và chủ trương mở phóng khoáng, khả năng dung hợp

nhiều tư tưởng khác nhau, Phật giáo Trúc Lâm đã tỏ ra ưu việt hơn hắn so với các

hệ tư tưởng đương thời.

35

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN