1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại bệnh viện phổi Đăk lăk

79 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện Phổi Đắk Lắk
Tác giả Bùi Thuý Hằng
Người hướng dẫn TS. Phạm Thu Thủy
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Công
Thể loại Định Hướng Ứng Dụng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do xây dựng đề án (9)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án (13)
  • 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án (14)
  • 7. Kết cấu của đề án (14)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP (15)
    • 1.1. Khái quát về TSC tại bệnh viện công lập (15)
      • 1.1.1. Tài sản công (15)
      • 1.1.2. Tài sản công tại bệnh viện công lập (15)
      • 1.1.3. Đặc điểm của tài sản công tại bệnh viện (17)
    • 1.2. Quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập (18)
      • 1.2.1. Khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập (18)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập (20)
      • 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC tại bệnh viện công lập (25)
      • 1.2.4. Kinh nghiệm quản lý tài sản công ở một số bệnh viện (27)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐĂK LĂK (31)
    • 2.1. Khái quát về Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (31)
      • 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (31)
      • 2.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (32)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (33)
      • 2.1.4. Nhân sự của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (34)
    • 2.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk (35)
      • 2.2.1. Thực trạng quản lý hình thành tài sản công (35)
      • 2.2.2. Thực trạng quản lý quá trình sử dụng tài sản công (44)
      • 2.2.3. Quản lý xử lý tài sản (54)
    • 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài sản công (56)
      • 2.4.1. Kết qủa đạt được (56)
      • 2.4.2. Những hạn chế (57)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (60)
  • Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐẮK LẮK (62)
    • 3.1. Định hướng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (62)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLTSC tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk (0)
      • 3.2.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư mua sắm TSC cho bệnh viện (63)
      • 3.2.2. Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi TSC, quản lý chặt chẽ tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết (68)
      • 3.2.3. Thực hiện tốt việc sử dụng, thanh lý tài sản công (70)
      • 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý sử dụng tài sản công (71)
      • 3.2.5. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản (72)
    • 3.3. Kiến nghị các cơ quan chức năng và cấp trên sửa đổi cơ chế, chính sách và hỗ trợ (73)
    • 3.4. Lộ trình áp dụng các giải pháp và nguồn lực thực hiện (74)
      • 3.4.1. Lộ trình (74)
      • 3.4.2. Nguồn lực (75)
      • 3.4.3. Phân công thực hiện (75)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................. 68 (76)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản lý tài sản công ở bệnh viện đã được một số tác giả thực hiện nghiên cứu như: Hoàng Đình Sơn 2015, Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại B

Lý do xây dựng đề án

Tài sản công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các bệnh viện công lập Đối với hệ thống các bệnh viện công lập, nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân Để thực hiện các mục tiêu trên, cần phải có các tài sản công như nhà làm việc, phòng khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế…, đây là nguồn lực hỗ trợ tích cực không thể thiếu trong quá trình khám chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế khác Số lượng, chất lượng tài sản công và hiệu quả công tác quản lý tài sản công tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ y tế, qua đó mà ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh, đến tính mạng và sức khoẻ của người dân Do đó, các tài sản luôn được bệnh viện chú trọng đầu tư Quản lý tài sản tốt sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên môn cho cán bộ y tế

Mặt khác, tài sản công tại các bệnh viện có nhiều đặc thù khác biệt so với tài sản công tại các đơn vị khác Tài sản trong các bệnh viện công lập có nhiều chủng loại, thường có giá trị lớn nên quản lý rất phức tạp Điều đó bao gồm không chỉ là thiết bị y tế được sử dụng trong chăm sóc trực tiếp, mà còn là máy tính và các tài sản khác mà các bệnh viện dựa vào để quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán y tế và các quá trình khác diễn ra trong hoạt động Điển hình là nguồn hình thành tài sản công tại các bệnh viện không chỉ gồm nguồn NSNN cấp trực tiếp mà còn hình thành từ các nguồn khác có nguồn gốc từ NSNN Trong quá trình quản lý, sử dụng, các bệnh viện được thu một phần viện phí để bù đắp chi phí hình thành nên các tài sản này Ngoài ra, còn có nguồn viện trợ, tặng cho Chính vì vậy, công tác quản lý tài sản công tại các bệnh viện cũng có nhiều phức tạp nhất định

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm qua, ngành

Y tế đã thực hiện đầu tư nâng cấp tài sản công cho các cơ sở y tế, đặc biệt là các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến cơ sở gần dân Mục tiêu là nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên và tạo sự tin tưởng từ người dân Các đơn vị y tế tuyến tỉnh và các tuyến dưới đã được cung cấp các tài sản, công cụ và dụng cụ cần thiết để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Bệnh viện Phổi Đăk Lăk cũng được đầu tư từ nhiều nguồn, bao gồm ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, viện trợ từ dự án Hà Lan, viện trợ ODA, quỹ toàn cầu, dự án phòng chống Lao quốc gia và từ các đề án xã hội hóa y tế

Những năm qua, với tài sản công hiện có, Bệnh viện Phổi Đăk Lăk đã khai thác tốt để phục vụ việc khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn và khu vực lân cận Tuy nhiên, số lượng trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh Nhiều thiết bị lạc hậu, cũ kỹ Bệnh viện vẫn thiếu thốn những máy móc hiện đại phục vụ chẩn đoán, xét nghiệm Công tác quản lý tài sản công ở bệnh viện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: xây dựng kế hoạch mua sắm còn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng Các loại sổ sách, giấy tờ trong quá trình quản lý máy móc, trang thiết bị chưa đầy đủ Một số tài sản còn thiếu hồ sơ nguồn gốc xuất xứ; hồ sơ, lý lịch máy móc, thiếu tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn đi kèm, chưa được lập đầy đủ và giao trực tiếp cho nhân viên sử dụng bảo quản và thực hiện kiểm tra khi có yêu cầu Một số máy móc, thiết bị chưa được xây dựng quy trình vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng cụ thể Hơn nữa, tài sản và máy móc thiết bị không được giao cụ thể cho từng người trong các khoa, phòng quản và lý sử dụng Công tác kiểm kê còn chưa được coi trọng đúng mực nên việc thất thoát, hư hỏng tài sản trong quá trình sử dụng còn diễn ra Một số tài sản một số tài sản chưa được sử dụng hiệu quả Việc thanh lý tài sản còn chưa đúng quy trình…Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến chất lượng

3 và số lượng tài sản, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện

Hiện trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đòi hỏi phải đánh giá và nhận định chính xác để chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý Việc nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện, thu hút bệnh nhân, giảm tải cho tuyến trên, mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong tỉnh, giúp họ tiếp cận dịch vụ y tế chuyên khoa ngay tại tuyến tỉnh, giảm chi phí đi lại không cần thiết.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản lý tài sản công ở bệnh viện đã được một số tác giả thực hiện nghiên cứu như:

Hoàng Đình Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế,

Luận văn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bãi Cháy dựa trên đánh giá thực trạng Giải pháp này bao gồm định hướng đầu tư vào trang thiết bị y tế để phát triển các chuyên khoa mũi nhọn, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng phát triển của bệnh viện Mục đích là tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong tỉnh và các vùng lân cận.

Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh,

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện

4 đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk Dựa trên kết quả đánh giá, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới [21]

Trương Thị Hồng Linh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học

Nghiên cứu này tập trung vào quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị Qua đó, đề tài cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý trang thiết bị y tế cho các nhà quản lý bệnh viện Bằng việc phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế của bệnh viện trong thời gian qua, đề tài xác định những hạn chế và nguyên nhân tồn tại Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế trong tương lai.

Hoàng Thu Thuỷ (2018) “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị

Việt Đức”, luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa hoc Xã hội Dựa trên việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản công trong các bệnh viện, đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức [13]

Nguyễn Việt Hùng, (2023) “Quản lý công sản tại hệ thống các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột”, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Là công trình nghiên cứu tương đối cơ bản và có hệ thống đối với quản lý nhà nước về tài sản công tại hệ thống các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Luận văn đánh giá khái quát và có trọng tâm về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại hệ thống các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Luận văn đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm đổi mới quản lý

5 tài sản công tại hệ thống các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Tuy nhiên, nghiên cứu không làm rõ công tác quản lý tài sản công tại một bệnh viện nào [16]

Nhìn chung đã có một số công trình nghiên cứu liên quan về quản lý tài sản công ở bệnh viện công lập Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý tài sản công ở Bệnh viện Phổi Đắk Lắk Mỗi bệnh viện có những đặc điểm riêng về tài sản, cần có sự quan sát, đánh giá kỹ lưỡng để có thể đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại bệnh viện.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk trong thời gian tới, dựa trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản công trong các bệnh viện, đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý TSC tại các bệnh viện

- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý TSC tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

- Phân tích kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong quá trình thực hiện đề án; các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: đề án sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu từ các tài liệu thứ cấp Nguồn số liệu được lấy từ báo cáo của bệnh viện Ngoài ra, đề án cũng thu thập thông tin từ các tài liệu, trang web, giáo trình và nghiên cứu liên quan đã được xuất bản

- Sau khi thu thập, dữ liệu được phân tích và xử lý thành các nhóm chỉ khác nhau, từ đó phát hiện các biến động Đồng thời, phân tích dữ liệu phương pháp so sánh và đề xuất những hành động tốt nhất

So sánh cho phép đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian thông qua việc thu thập dữ liệu tại các thời điểm khác nhau Điều này giúp làm rõ cách các chỉ số thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, cung cấp cái nhìn toàn diện về các xu hướng và mô hình.

Hiệu quả/ lợi ích của đề án

Kết quả nghiên cứu trong đề án có tính ứng dụng cao trong quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh Không chỉ vậy, đề án còn là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho các đơn vị y tế công lập quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài sản công.

Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP

Khái quát về TSC tại bệnh viện công lập

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý [18]

Trong các loại tài sản công, tài sản công trong bệnh viện công lập thuộc nhóm tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

1.1.2 Tài sản công tại bệnh viện công lập

Tài sản công của bệnh viện công lập trong lĩnh vực y tế rất đa dạng Có thể phân loại như sau:

1.1.2.1 Phân loại tài sản công theo nguyên giá và thời gian sử dụng

* Tài sản cố định: là những tài sản có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên và có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm: Nhà làm việc; Vật kiến trúc; Xe ô tô; Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của bệnh viện; máy móc, thiết bị chuyên dùng.[4]

Trong bệnh viện, tài sản là các trang thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khám chữa bệnh Trang thiết bị y tế được quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP và Nghị định 07/2023/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế [9] [10]

Máy móc, thiết bị được coi là máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

+ Là các trang thiết bị y tế

+ Đủ tiêu chuẩn tài sản cố định theo quy định của chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại đơn vị

Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là trang thiết bị y tế chuyên dùng) bao gồm:

+ Trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù, như: Hệ thống X - quang, Hệ thống CT - Scanner, Hệ thống chụp cộng hưởng từ >= 1.5 Tesla, Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), Máy siêu âm, Máy xét nghiệm sinh hóa các loại, Máy xét nghiệm miễn dịch các loại, Máy thận nhân tạo, Máy thở, Máy gây mê, Máy theo dõi bệnh nhân, Bơm tiêm điện, Máy truyền dịch, Dao mổ, máy phá rung tim, máy tim phổi nhân tạo, Hệ thống phẫu thuật nội soi, Đèn mổ treo trần, Đèn mổ di động, Bàn mổ, Máy điện tim, Máy điện não, Hệ thống khám nội soi, máy soi cổ tử cung, máy theo dõi sản khoa 2 chức năng, Thiết bị xạ trị [7].

+ Trang thiết bị y tế khác Ví dụ: máy đo thân nhiệt, Máy đo huyết áp cá nhân, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) loại dùng pin kẹp ngón tay, Máy hút mũi trẻ em, Các trang thiết bị y tế được sử dụng để đo đường huyết cá nhân: máy đo đường huyết, bút lấy máu, que thử, kim lấy máu, dung dịch chuẩn, dung dịch chứng, …

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập….[4]

Những tài sản không đủ điều kiện là tài sản cố định được xếp vào nhóm công cụ dụng cụ hoặc vật tiêu hao

1.1.2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng

- Tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị gồm: hoạt động phòng bệnh, khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực y tế và các hoạt động khác theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt

Tài sản phục vụ hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị y tế bao gồm: cung cấp dịch vụ ăn uống, trông giữ xe; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh, cung cấp sản phẩm y tế; giặt là, khử khuẩn, vệ sinh; lưu trú cho người nhà bệnh nhân Những dịch vụ này phục vụ cán bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách đến giao dịch, công tác tại đơn vị.

1.1.2.3 Phân loại theo nguồn gốc hình thành

Theo tiêu thức này, có thể chia TSC các bệnh viện công lập thành TSC do Nhà nước giao đầu tư, mua sắm, có nguồn gốc từ NSNN và TSC từ nguồn khác (vay, tài trợ, viện trợ, tặng cho ) [18]

1.1.3 Đặc điểm của tài sản công tại bệnh viện

- TSC ở bệnh viện đa dạng và phong phú về chủng loại Đặc biệt là các tài sản là trang thiết bị y tế với số lượng lớn

Tài sản công tại bệnh viện thường có giá trị lớn, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân Do đó, việc quản lý tài sản công tại bệnh viện cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, bao gồm cả quy trình quản lý tài sản và quản lý chuyên môn Việc quản lý chặt chẽ tài sản công tại bệnh viện không chỉ giúp bảo toàn tài sản của nhà nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

- TSC tại bệnh viện thường gắn liền với công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào việc sử dụng các trang thiết bị y tế Xuất phát từ tính ứng dụng khoa học – công nghệ cao nên hệ thống tài sản cũng sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những hao mòn vô hình Đây cũng là lý do khiến cho công tác quản lý khấu

10 hao tài sản công bệnh viện trở nên khó khăn hơn do phải tính toán những ảnh hưởng bất lợi từ hao mòn vô hình

Tài sản công tại bệnh viện công lập được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và xã hội hóa Các tài sản được đầu tư xây dựng và mua sắm bằng kinh phí NSNN, bao gồm: vốn từ NSNN hoặc các nguồn vốn đầu tư khác, trừ một số trường hợp đặc biệt như đất đai và tài sản được chuyển giao từ sở hữu Nhà nước Ngoài ra, bệnh viện còn có tài sản hình thành từ viện trợ không hoàn lại và tài trợ của cá nhân/tổ chức Đối với tài sản này, dù không do NSNN trực tiếp đầu tư nhưng phải xác lập quyền sở hữu Nhà nước trước khi giao cho bệnh viện sử dụng.

Quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập

1.2.1 Khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động

Từ đó có thể hiểu: Quản lý TSC tại các bệnh viện công lập là sự tác động của bộ máy quản lý đến sự hình thành, sử dụng và xử lý TSC theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao cho bệnh viện công lập

Quản lý tài sản công trong bệnh viện có những đặc điểm cơ bản khác biệt so với tài sản công của các đơn vị hành chính sự nghiệp khác như sau: Đối tượng quản lý là tài sản công trong các bệnh viện, vốn có đặc điểm đa dạng, phong phú và yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao Các tài sản này không

Quản lý tài sản công tại các bệnh viện đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân Quy trình quản lý tài sản và quy trình quản lý chuyên môn trở thành cơ sở quan trọng nhằm thực hiện nghiêm ngặt các quy định nghiêm ngặt khi quản lý loại tài sản có giá trị lớn này.

Công tác quản lý tài sản công trong các bệnh viện liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng trang thiết bị y tế Để tối ưu hóa việc khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn thiết bị, bệnh viện cần tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Đồng thời, việc nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng cho đội ngũ chuyên môn cần được thực hiện khi đào tạo cán bộ kỹ thuật, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị Do các tài sản công trong bệnh viện công lập sử dụng với tần suất cao và chịu tác động mạnh mẽ của hao mòn vô hình do hàm lượng công nghệ cao, công tác quản lý khấu hao tài sản công gặp nhiều khó khăn hơn, vì cần phải tính toán các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình

1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập

Mọi tài sản công trong bệnh viện đều phải được giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho các bộ phận, cá nhân trong đơn vị nhằm đảm bảo tài sản được quản lý chặt chẽ, dễ dàng quy trách nhiệm

Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật

Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật

Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng

Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật [18]

1.2.2 Nội dung quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập

1.2.2.1 Quản lý quá trình hình thành của tài sản

Quản lý quá trình hình thành tài sản công là giai đoạn đầu tiên, quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến các giai đoạn tiếp theo Việc quản lý tài sản hình thành khác nhau tùy thuộc vào phương thức hình thành: tài sản có thể được hình thành qua bàn giao, điều chuyển, đầu tư xây dựng, hoặc mua sắm mới Đối với tài sản được hình thành từ đầu tư và mua sắm mới, quyết định chủ trương đầu tư, xây dựng hoặc mua sắm tài sản phải dựa trên định mức và tiêu chuẩn sử dụng tài sản, chế độ quản lý hiện hành, tình hình thực tế và nhu cầu về tài sản công, cũng như khả năng tài chính của đơn vị Những yếu tố này sẽ làm cơ sở để xây dựng kế hoạch mua sắm hợp lý

Sau khi có chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản phải tuân thủ theo các quy trình nghiệp vụ, quy định về đầu tư và xây dựng, quy định về mua sắm tài sản công

Một là, quản lý quá trình hình thành tài sản thông qua đầu tư xây dựng: tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công và pháp luật về đầu tư công, đấu thầu, xây dựng

Quản lý tài sản y tế công lập được hình thành thông qua việc mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu hoạt động Các bệnh viện công lập mua sắm trang thiết bị mới hoặc thay thế những tài sản đã hư hỏng để đảm bảo phục vụ tốt cho công tác khám, chữa bệnh.

Mua sắm là giai đoạn khởi đầu quan trọng trong quá trình quản lý tài sản công, đóng vai trò nền tảng cho việc đảm bảo hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản Thực hiện tốt công tác mua sắm không chỉ giúp tiết kiệm và chống lãng

13 phí mà còn đảm bảo chất lượng và hiệu quả phục vụ của tài sản đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ phát sinh tiêu cực, do đó, việc mua sắm tài sản công cần phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, phương thức và hình thức mua sắm Mua sắm tài sản công phải phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý hiện hành, đồng thời thực hiện công khai, theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật về đấu thầu

Thứ ba, quản lý tài sản hình thành từ việc Nhà nước giao hoặc nhận điều chuyển từ các đơn vị khác Đối với tài sản do bàn giao hoặc điều chuyển (bao gồm cả tài sản mới mua sắm và tài sản đã qua sử dụng), bệnh viện công lập cần dựa trên biên bản giao nhận và các tài liệu liên quan để lập hồ sơ tài sản Hồ sơ này phải bao gồm các thông tin như nguyên giá, năm đưa vào sử dụng, giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại, và hiện trạng tài sản Những thông tin này là cơ sở để ghi chép vào sổ sách quản lý tài sản và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định, đồng thời phục vụ cho việc bố trí, khai thác, sử dụng, bảo trì, và bảo dưỡng tài sản

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐĂK LĂK

Khái quát về Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, trước đây là bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, được thành lập năm 2007 theo Quyết định 1324/QĐ-UBND ngày 18/6/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk Là bệnh viện chuyên khoa hạng III, có quy mô ban đầu là 50 giường bệnh với 50 cán bộ viên chức Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động khám chữa bệnh là từ tháng 04/2008 [24]

Ngày 24/6/2019, bệnh viện được công nhận là bệnh viện chuyên khoa hạng II theo Quyết định số 1553/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk.Ngày 26/8/2022, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Phổi theo Quyết định số 1919/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk [25] Năm 2022 quy mô giường bệnh kế hoạch là 100 giường và thực kê là 140 giường

Xác định hoạt động đào tạo là một trong những nhiệm vụ cấp bách để thực hiện chiến lược phát triển của Bệnh viện Bệnh viện đã cử nhiều lượt cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý bệnh viện và quản lý nhà nước, đồng thời mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ Y tế các tuyến về công tác phòng và điều trị bệnh Lao, áp dụng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng và chữa bệnh có hiệu quả

Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng hoàn thiện đã làm nên uy tín của Bệnh viện trong ngành Y tế tỉnh Công tác chỉ đạo tuyến được thực hiện hiệu quả, các bác sĩ thường xuyên phối hợp với y tế tuyến dưới để tư vấn, hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến y tế cơ sở.

24 chuyên môn Hệ thống quản lý hoạt động Bệnh viện bằng công nghệ thông tin, nhà chờ khám khang trang sạch đẹp

Trong giai đoạn 2018-nay, Bệnh viện đã nâng cao đáng kể chất lượng và quy mô phục vụ Đội ngũ nhân sự có chuyên môn sâu được bổ sung để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh cho người dân tỉnh nhà và tỉnh Đắk Nông Bệnh viện cũng đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, bao gồm máy X-quang kỹ thuật số, máy nội soi phế quản, máy xét nghiệm GENE-XPERT, BACTEC MGIT 320, 960 Các kỹ thuật mới cũng được triển khai rộng rãi, chẳng hạn như nội soi phế quản ống mềm có sinh thiết, nội soi màng phổi, nuôi cấy vi khuẩn lao và ngoài lao, kháng sinh đồ vi khuẩn ngoài lao và lao hàng I, thở máy xâm nhập và không xâm nhập.

Hoạt động các tổ chức đoàn thể trong đơn vị luôn được chú trọng và phát huy, tập thể lãnh đạo đoàn kết, thống nhất với một quyết tâm cao xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển Có thể nói Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đã lớn mạnh cùng với sự phát triển của ngành Y tế Thực hiện tốt chức năng của một Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, chỉ đạo chuyên môn cho cả 15 huyện/thành/thị trong toàn tỉnh và 02 trại giam của Bộ Công an về công tác phòng chống lao

2.1.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk 2.1.2.1 Vị trí

Bệnh viện Phổi Đắk Lắk là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế; có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và hoạt động tài chính, cơ sở vật chất của Sở Y tế nhằm đảm bảo thống nhất quản lý của ngành y tế; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của ủy ban nhân dân tỉnh

Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đảm nhiệm các chức năng chính là khám và điều trị các bệnh lý về Lao và phổi trong địa bàn toàn tỉnh; triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y tế; phòng chống dịch tễ; hợp tác quốc tế; chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới theo phạm vi phân công của tỉnh và khu vực.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Cơ cấu tổ chức của bệnh viện phổi Đắk Lắk gồm có 11 phòng ban, trong đó:

- Ban lãnh đạo bệnh viện: gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc

- Các phòng chức năng có 3 phòng:

+ Phòng Kế hoạch - Chỉ đạo tuyến;

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ;

+ Phòng Điều dưỡng - Công tác xã hội và Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Các khoa chuyên môn có 7 Khoa:

+ Khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu;

+ Khoa Lao phổi - Lao kháng thuốc và HIV;

+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng hô hấp;

+ Khoa Dược - Vật tư thiết bị y tế

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

(Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, 2023)

2.1.4 Nhân sự của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Số lượng: Hiện tại tổng số cán bộ viên chức là 98 người

* Sau đại học: 14; trong đó: Tiến sĩ: 01, CKII: 02, CKI:8, Thạc sỹ: 3

* Cao đẳng và Trung học: 17

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

2 Phòng Kế hoạch - Chỉ đạo tuyến

Công tác xã hội và Kiểm soát nhiễm khuẩn

1.Khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu

4.Khoa Lao phổi- Lao kháng thuốc và HIV

2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng hô hấp

3 Khoa Dược- Vật tư thiết bị y tế

Thực trạng quản lý tài sản công tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk

2.2.1 Thực trạng quản lý hình thành tài sản công

2.2.2.1 Kết quả đầu tư cho mua sắm TSC tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Từ năm 2007, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đã được cấp trang thiết bị y tế từ nhiều nguồn, bao gồm ngân sách nhà nước, quỹ BHYT, viện trợ từ dự án Hà Lan, ODA, quỹ toàn cầu và các đề án xã hội hóa y tế Nhờ đó, trang thiết bị y tế của bệnh viện tương đối đầy đủ.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk hàng năm đều tăng Cụ thể, năm 2021 tổng nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản là 11.057 triệu đồng, đến năm 2022 tổng nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản là 14.100 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2021 Đến năm 2023 tổng giá trị nguồn vốn đầu tư cho tài sản là 15.813 triệu đồng, tăng

Trong quá trình đầu tư tài sản thì nguồn vốn từ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu Năm 2021 với số tiền đầu tư là 7.580 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 71% tổng nguồn vốn Năm 2022 số tiền đầu tư là 9.670 triệu đồng

28 chiếm tỉ lệ 69% tổng nguồn vốn Năm 2023 giá trị nguồn vốn NSNN là 10.800 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 68% tổng nguồn vốn đầu tư

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (NSNN), Bệnh viện Phổi Đắk Lắk còn có nguồn đầu tư tài sản từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp và vốn viện trợ ODA Quỹ phát triển sự nghiệp là nguồn vốn được tích lũy từ các hoạt động khám chữa bệnh, dịch vụ y tế, hợp đồng nghiên cứu khoa học, hoạt động khác Vốn viện trợ ODA là nguồn vốn không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển hỗ trợ cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bảng 2.1: Nguồn vốn đầu tư tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk ĐVT: Triệu đồng

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 So sánh

Quỹ phát triển sự nghiệp

(Nguồn: Phòng Tổ chức HC - TV, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, năm 2021-2023)

Về kế hoạch phân bổ nguồn vốn, trong năm thực hiện kế hoạch 2023 Bệnh viện đã sử dụng các nguồn vốn chính từ nguồn NSNN, quỹ phát triển sự nghiệp và nguồn viện trợ ODA Tổng số vốn đầu tư của 3 nguồn này là 15.813 triệu đồng Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, Bệnh viện đã sử dụng nguồn vốn đầu tư cho tài sản nhiều nhất là nguồn NSNN với tổng số tiền là 9.870 triệu đồng, chiếm 91% so với vốn kế hoạch, sau đó là nguồn quỹ phát triển sự nghiệp với số tiền là 2.665 triệu đồng, chiếm 98% so với vốn kế hoạch Tiếp

29 theo là nguồn viện trợ ODA với số vốn là 2.000 triệu đồng, chiếm 87% so với vốn kế hoạch (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện mua sắm tài sản theo nguồn vốn năm 2023 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tổ chức HC - TV, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, năm 2023)

Tỷ lệ vốn thực hiện thấp hơn vốn kế hoạch do trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thông qua đấu thầu đã tiết kiệm kinh phí so với dự toán

Đến ngày 31/12/2023, Bệnh viện báo cáo tổng giá trị tài sản công là 213.104 triệu đồng, tương ứng với giá trị nguyên giá trên sổ sách Quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất với 65%, tương ứng 138.497 triệu đồng Tài sản hữu hình bao gồm nhà cửa, công trình kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, các tài sản khác chiếm 35%, tương ứng 74.607 triệu đồng.

Tỉ lệ so với vốn kế hoạch

2 Quỹ phát triển sự nghiệp

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản công của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk tại thời điểm 31/12/2023

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ, BV Phổi Đắk Lắk năm 2023)

Báo cáo kiểm kê tài sản công của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk tại thời điểm 31/12/2023 cũng cho thấy phần tài sản công là nhà cửa chiếm 20,9%, tương ứng 15.578 triệu đồng; vật kiến trúc chiếm 5,9%, tương ứng 4.401 triệu đồng Bên cạnh đó tài sản công là máy móc thiết bị chiếm 66,4%, tương ứng 49.559 triệu đồng; phương tiện vận tải chiếm 6,8%, tương ứng 5.070 triệu đồng (xem biểu đồ 2.2) Hằng năm, Bênh viện đều chú trọng đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nên máy móc thiết bị của bệnh viện chiếm tới 66,4% Điều này cũng thể hiện đặc điểm của tài sản công của bệnh viện, nơi mà các máy móc thiết bị y tế quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho các y bác sĩ trong khám chữa bệnh

CƠ CẤU TÀI SẢN NĂM 2023

Giá trị quyền sử dụng đấtTài sản hữu hình

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk năm 2023

(Nguồn: Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ, BV Phổi Đắk Lắk năm 2023)

Hiện nay, đa số tài sản của bệnh viện đều đã hết thời hạn sử dụng, việc tính hao mòn đã hoàn tất Chỉ có trang thiết bị y tế là có tài sản còn mới Đây là sự cố gắng của bệnh viện trong đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh khi dành mọi nguồn lực có được đầu tư cho trang thiết bị y tế Tình trạng tài sản công cho thấy bệnh viện cần có thêm nguồn lực đầu tư vào mua sắm mới tài sản, đặc biệt là các thiết bị công nghệ cao còn thiếu

CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

Nhà cửaVật kiến trúcMáy móc thiết bịPhương tiện vận tải

Bảng 2.3: Báo cáo kiểm kê tài sản cố định, nhà cửa, vật kiến trúc và thiết bị máy móc năm 2023 ĐVT: 1.000đ

Số lượng Thành tiền Giá trị còn lại

Nhà, công trình xây dựng

Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi

2 Các vật kiến trúc khác 11 2.947.933 - 11 -

IV Máy móc thiết bị - - -

1 Máy vi tính xách tay 10 351.148 - 10 -

(hoặc thiết bị điện tử tương đương)

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác

5 Máy vi tính để bàn 46 625.337 156.519 46 156.519

Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác

11 Tủ lạnh, máy làm mát 4 37.400 2.080 4 2.080

Thiết bị mạng, truyền thông

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - TV, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, năm 2023)

Hầu hết các tòa nhà phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đã xuống cấp, hết thời hạn sử dụng, dẫn đến nhu cầu cải tạo và nâng cấp rất lớn Trong khi đó, nguồn ngân sách và nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện lại hạn hẹp, khiến công tác cải tạo, nâng cấp tài sản gặp nhiều khó khăn.

14 Thiết bị điện văn phòng 1 22.500 - 1 -

Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật

18 Máy điều hòa không khí 12 157.100 105.700 12 105.700

Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác

VI Quyền sử dụng đất - - -

Phương tiện vận tải chỉ có xe X Quang lưu động và xe vận chuyển chất thải là mới, còn lại các phương tiện khác cũng đã cũ Máy móc thiết bị (trừ máy móc thiết bị chuyên dùng) cũng đã tính hao mòn xong

2.2.1.2 Quy trình mua sắm tài sản công tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Trong những năm qua, công tác tổ chức và thực hiện mua sắm tài sản công tại đơn vị đã được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ, Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của

Bộ Tài chính, cùng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Từ 2024 trở đi thực hiện theo Luật Đấu thầu 2023 và các văn bản hướng dẫn) Các tài sản được mua sắm hàng năm đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng và nhiệm vụ của đơn vị Các hình thức lựa chọn nhà thầu cạnh tranh như chào hàng cạnh tranh, đấu thầu được thực hiện phổ biến Quy trình và thủ tục trong việc mua sắm và sửa chữa máy móc, thiết bị, tài sản được thể hiện qua sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.2: Quy trình mua sắm tài sản công của Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

(Nguồn: Tác giả mô hình hóa) (Nguồn: Tác giả mô hình hóa)

Qua nghiên cứu hồ sơ đấu thầu mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, tác giả nhận thấy bệnh viện đã tuân thủ đầy đủ quy trình và thủ tục liên quan đến việc mua sắm tài sản Số lượng đơn vị tham gia đấu thầu ngày càng gia tăng, với đa số các gói thầu mua sắm và sửa chữa tài sản công được

Lập, duyệt kế hoạch mua sắm,

Tổng hợp kết quả, xác định đơn vị trúng thầu

Thương thảo, ký hợp đồng

Bàn giao, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ

Bệnh viện thực hiện phương thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh, tạo điều kiện lựa chọn nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh và thời gian hợp đồng theo yêu cầu Trung bình có 8 đơn vị tham gia đấu thầu năm 2021, 9 đơn vị năm 2022, 11 đơn vị năm 2023, đều là các đơn vị giàu kinh nghiệm cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công trong lĩnh vực y tế.

Biểu đồ 2.3: Tổng hợp số đơn vị dự thầu

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Khoa Dược - VTTB tế qua các năm 2021-2023)

2.2.2 Thực trạng quản lý quá trình sử dụng tài sản công

Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài sản công

Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể thấy rằng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đã đạt được một số thành tựu đáng kể:

Thứ nhất, Về quản lý quá trình hình thành tài sản, công tác lập kế hoạch đầu tư và mua sắm tài sản công tại bệnh viện trong những năm qua đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật và quy chế quản lý tài sản công của bệnh viện Các kế hoạch đầu tư tài sản được đánh giá kỹ lưỡng, dựa trên nhu cầu thực tế của các khoa, phòng và khả năng tài chính của bệnh viện Điều này giúp quản lý hiệu quả các công tác đầu tư tài sản, giảm thiểu lãng phí và ngăn ngừa việc sử dụng tài sản sai mục đích Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đã bước đầu đầu tư sửa chữa các hạ tầng xuống cấp và đầu tư các trang thiết bị hiện đại

Thời gian qua Bệnh viện đã tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ khám chữa bệnh nên triển khai được nhiều kỹ thuật mới; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Tài sản được sử dụng hiệu quả, đóng góp vào việc mở rộng dịch vụ và tăng thu sự nghiệp của bệnh viện

Thứ hai, Về quản lý và sử dụng tài sản, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đã dựa vào các quy định pháp luật để xây dựng, ban hành và thực hiện "Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công." Quy chế này được cập nhật hàng năm và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý Trong quy chế, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá nhân, cũng như các khoa và phòng trong việc quản lý và sử dụng tài sản được quy định rõ ràng Các tài sản như nhà làm việc, công trình sự nghiệp, thiết bị, và máy móc được sử dụng đúng mục đích và theo tiêu chuẩn định mức, không có hiện tượng sử dụng tài sản công cho mục đích cá nhân hoặc trục lợi Công tác khấu hao và hao mòn cũng được thực hiện nghiêm túc theo trình tự pháp luật Ý thức trong quản lý và sử dụng tài sản công được nâng cao, và tài sản công của bệnh viện chưa sử dụng hết công suất đã được đưa vào kinh doanh hoặc cho thuê theo quy định Việc này đã làm cho số lượng dịch vụ được cung cấp và nguồn thu bệnh viện tăng lên

Thứ ba, quá trình xử lý tài sản, chủ yếu thông qua thanh lý, đã được thực hiện chặt chẽ theo các quy định pháp luật về thẩm quyền, hình thức, quy trình và thủ tục thanh lý.

Nhìn chung, mức độ tuân thủ quy định trong quản lý tài sản công của bệnh viện Phổi Đắk Lắk ở mức tốt

Việc lập kế hoạch mua sắm tài sản gặp nhiều khó khăn, khó đáp ứng nhu cầu của các bộ phận trong đơn vị Do nguồn kinh phí của tỉnh còn nhiều khó khăn, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế còn nhiều đơn vị cần đầu tư nên nguồn vốn phân cấp cho xây dựng, sửa chữa chưa được đáp ứng được với nhu cầu của

50 bệnh viện Nhìn chung, mặc dù Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đã có sự đầu tư vào tài sản công, hiện tại vẫn còn thiếu hụt và chưa đồng bộ Một số trang thiết bị còn lạc hậu so với các bệnh viện khác ở các địa phương khác Nhiều thiết bị chưa được kiểm chuẩn, bảo dưỡng hoặc sửa chữa định kỳ Bên cạnh đó, sự không đồng bộ và lạc hậu của trang thiết bị, cùng với việc thiếu các trang thiết bị đặc thù, đã gây khó khăn cho việc sử dụng chung giữa các khoa Nguồn ngân sách vẫn là nguồn chính để mua sắm tài sản trong bệnh viện

Mặc dù nội quy sử dụng tài sản và thiết bị y tế đã được cập nhật đầy đủ và rõ ràng, nhưng hoạt động quản lý hồ sơ giấy tờ tài sản vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Cụ thể, vẫn còn thiếu một số loại sổ sách và giấy tờ cần thiết để quản lý máy móc và trang thiết bị, chẳng hạn như tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn vận hành và hồ sơ nguồn gốc xuất xứ của một số tài sản Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, tiềm ẩn rủi ro thất thoát hoặc hư hỏng không đáng có.

Hồ sơ và lý lịch của máy móc cũng chưa được lập đầy đủ, và việc giao trực tiếp hồ sơ cho nhân viên sử dụng, bảo quản phục vụ kiểm tra khi có yêu cầu vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ

Một số máy móc và thiết bị hiện chưa có quy trình cụ thể về vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng; sổ nhật ký theo dõi tài sản cũng không được ghi chép đầy đủ Hơn nữa, tài sản và thiết bị chưa được phân công rõ ràng cho từng cá nhân trong các khoa và phòng để quản lý và sử dụng, điều này gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của họ đối với tài sản được giao Bệnh viện đã thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về cách sử dụng và bảo quản tài sản mà họ trực tiếp quản lý, nhằm giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình vận hành và bảo quản máy móc, trang thiết bị nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành

Công tác kiểm tra và đánh giá hiện trạng của từng loại tài sản chưa được Ban Giám đốc chú trọng đầy đủ và chưa có quy trình cụ thể về đánh giá, thời gian thực hiện, và các phương pháp xử lý cho từng loại tài sản Việc kiểm tra

51 và đánh giá công tác quản lý tài sản chỉ được thực hiện khi có lịch công tác từ đoàn thanh tra hoặc kiểm tra gửi về Trong những năm qua, do bệnh viện đang trong quá trình xây dựng và cải tạo, cùng với việc kiểm kê chưa được quan tâm đúng mức, đã dẫn đến tình trạng thất thoát và hư hỏng tài sản trong quá trình sử dụng Qua khảo sát thực tế tại kho lưu trữ tài sản hư hỏng chờ thanh lý, có nhiều tài sản có thể sửa chữa được, nhưng do trình độ kỹ thuật của nhân viên sửa chữa còn yếu, chi phí sửa chữa cao, giá trị tài sản còn lại thấp và thiết bị lạc hậu, việc sửa chữa không được thực hiện, nên số lượng này hầu như phải tiến hành thanh lý

Công tác quản lý xe con sử dụng cho lãnh đạo bệnh viện và các trưởng, phó khoa phòng còn chưa thực sự chặt chẽ Hiện chưa có sổ lưu trữ lịch trình và cung đường vận chuyển, dẫn đến việc đôi khi xe bị sử dụng không đúng mục đích

Quá trình quản lý tài sản công tại bệnh viện chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn đến việc một số thiết bị không được sử dụng đúng chức năng Đáng chú ý, máy vi tính và máy in tại các khoa điều trị không được sử dụng và không được điều chuyển đến các phòng ban cần.

Trong quá trình nâng cấp và sửa chữa tài sản, các khoa phòng chức năng chưa đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của công tác này Việc lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc và thiết bị chưa được chú trọng đúng mức; kế hoạch thường còn sơ sài và thiếu chi tiết Điều này dẫn đến việc một số máy móc hoạt động với cường độ cao và công suất lớn không được bảo dưỡng kịp thời, gây ra chi phí sửa chữa lớn do thiếu bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên Sổ bảo dưỡng thiết bị ghi chép còn qua loa, thiếu nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch bảo trì trong thời gian tới Nội dung bảo dưỡng và bảo trì cũng chưa được ghi chép chi tiết, mà chỉ được ghi chung chung là “đã được bảo dưỡng”

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐẮK LẮK

Định hướng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Bệnh viện Phổi Đắk Lắk định hướng sẽ trở thành một bệnh viện chuyên khoa hô hấp hoàn chỉnh, điều trị các bệnh hô hấp có chất lượng cao với quy mô đến năm 2025 đạt 150 giường bệnh kế hoạch Đồng thời, phấn đấu trở thành đơn vị đào tạo và thực hành các bệnh lý Hô hấp; thành lập thêm khoa Phổi nhi, Khoa thăm dò và phục hồi chức năng hô hấp để phục vụ tốt hơn cho chẩn đoán, điều trị; đẩy mạnh những phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu về hô hấp, vi sinh, giải phẫu bệnh (CT Scanner, kháng sinh đồ lao, tế bào, giải phhẫu bệnh…) giúp người bệnh được tiếp cận với kỹ thuật cao, kỹ thuật khó ngay tại tuyến tỉnh, không phải chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí và giảm tải cho bệnh viện tuyến trên

Xác định công tác quản lý tài sản công của bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, trong thời gian tới công tác này sẽ hoàn thiện theo định hướng như sau:

Từng bước hiện đại hóa tài sản công nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn, phát huy khả năng thực hiện điều trị những ca bệnh chuyên sâu về Phổi, áp dụng được những kiến thức và vận hành tốt những kỹ thuật đã nhận chuyển giao để phục vụ cho người bệnh; giảm thiểu số ca chuyển tuyến tránh gây quá tải cho các đơn vị tuyến trên

Nâng cao trình độ của nhân sự trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì và sửa chữa tài sản công, đặc biệt là trang thiết bị y tế, là cần thiết để làm chủ hoàn toàn các máy móc và thiết bị hiện đại Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thuê ngoài sửa chữa mà còn nâng cao hiệu suất sử dụng của tài sản.

Giải pháp nâng cao hiệu quả QLTSC tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk

Quản lý, sử dụng tài sản tiết kiệm, hiệu quả hơn nữa tài sản công hiện có, tránh thất thoát lãng phí Tuân thủ đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản công

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại bệnh viện Phổi Đắk Lắk

3.2.1 Tăng cường huy động vốn đầu tư mua sắm TSC cho bệnh viện

Tài sản công trong các bệnh viện là những tài sản đặc thù, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Đối với hệ thống bệnh viện công lập, nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân, để thực hiện các mục tiêu trên, cần phải có các tài sản công như nhà làm việc, phòng khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế…, đây là nguồn lực hỗ trợ tích cực không thể thiếu trong quá trình khám chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế khác Số lượng, chất lượng tài sản công và hiệu quả công tác quản lý tài sản công tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ y tế, qua đó mà ảnh hưởng đến kết quả khám chữa bệnh, đến tính mạng và sức khoẻ của người dân Trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, có tiêu chí “điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh”; “điều kiện chăm sóc người bệnh”, “chất lượng xét nghiệm” … đều liên quan đến chất lượng và số lượng tài sản công của bệnh viện Bản thân người dân đi khám chữa bệnh cũng lựa chọn các cơ sở y tế ngoài trình độ chuyên môn của y bác sĩ, còn vì máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất chăm sóc người bệnh Vì thế, trong quản lý và sử dụng tài sản công ở bệnh viện, việc đầu tư mua sắm, cải tạo cơ sở vật chất cần được quan tâm

Tuy nhiên, việc đầu tư vào vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các tài sản này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và yêu cầu kỹ thuật cao Do đó, đơn vị cần tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ nhiều thành phần kinh tế trong

56 xã hội để hiện đại hóa tài sản y tế Qua đó, sẽ thúc đẩy phát triển công tác chuyên môn của bệnh viện

Thực trạng tài sản ở Bệnh viện Phổi Đắk Lắk cho thấy tài sản của bệnh viện hầu hết đã cũ kỹ, đã hết hao mòn, nhiều tài sản lạc hậu Để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần một lượng vốn đầu tư rất lớn Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách cấp eo hẹp, bệnh viện cần tính tới việc tăng cường huy động các nguồn thu khác

Bảng 3.1: Nhu cầu bổ sung máy móc thiết bị của các phòng khám điều trị năm 2023 ĐTV: Cái

STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng

2 Giường bệnh nhân đa chức năng 5

7 Máy đo tốc độ lắng máu 1

8 Máy đo khí máu động mạch 1

9 Máy lọc và khử khuẩn không khí 5

10 Máy thở xâm nhập và không xâm nhập 3

12 Bình hút dẫn lưu màng phổi kín di động 5

16 Máy đo chức năng hô hấp 1

18 Máy hút áp lực âm 1

20 Máy huyết học tự động 25 thông số 1

21 Máy sinh hóa tự động 1

22 Máy siêu âm màu có máy in 1

23 Thiết bị xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm 1

24 Máy nội soi phế quản ống mền có Video 1

Máy nuôi cấy và làm kháng sinh đồ vi khuẩn lao tự động 1

27 Máy theo dõi bệnh nhân 7 thông số 10

28 Thiết bị xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm 1

29 Hệ thống nội soi lồng ngực ống mềm 1

31 Hệ thống cung cấp điều hòa ôxy 1

33 Máy huyết học 20 thông số 1

(Nguồn: Phòng TC-HC-TV, BV Phổi Đắk Lắk, năm 2023)

Do nguồn thu sự nghiệp của đơn vị không đủ để mua sắm đầy đủ các máy móc thiết bị y tế chuyên dùng nên ngoài việc tăng cường vốn từ nguồn thu khác thì bệnh viện rất cần sự hỗ trợ thêm của NSNN để đầu tư, mua sắm các TTBYT có giá trị cao Hàng năm đơn vị đã báo cáo thực trạng và nhu cầu mua sắm tài sản, máy móc thiết bị chuyên dung gửi Sở Y tế phê duyệt (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2: Báo cáo thực trạng máy móc, thiết bị chuyên dùng và nhu cầu mua sắm năm 2023 ĐVT: Triệu đồng

Tiêu chuẩn, định mức được trang bị theo quy định hiện hành

Số lượng đã được trang bị

Hiện trạng đến thời điểm báo cáo (hư hỏng, hết khấu hao…)

Nhu cầu cần phải mua sắm năm

Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

1 Nồi hấp tiệt trùng 2 1 2019 Hư hỏng 1 1 850

3 Máy phân tích đông máu tự động 1 - 1 1 660

4 Máy đo độ đục xét nghiệm vi sinh 1 - 1 1 65

5 Máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động 1 - 1 1 1.800

6 Ghế tập cơ tứ đầu đùi 2 1 1 14

8 Máy xét nghiệm sinh hóa các loại 3 1 2010 Hư hỏng 1 1 1.760

10 Tủ an toàn sinh học 5 3 2010 1 1 160

13 Cân phân tích điện tử 1 - 1 1 36

(Nguồn: Phòng TC-HC-TV, BV Phổi Đắk Lắk, năm 2023)

Bệnh viện cần tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA và viện trợ Đồng thời, cần vận dụng đúng các quy định pháp luật liên quan đến quyền tự chủ tài chính

59 để tạo nguồn thu sự nghiệp lớn hơn, từ đó có chênh lệch thu chi đáng kể hơn và trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Điều này sẽ giúp phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và cải thiện hiệu quả chuyên môn của đơn vị

Thời gian qua, nguồn thu viện phí của bệnh viện đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ Để duy trì và phát huy kết quả này, bệnh viện cần tăng cường phát triển dịch vụ khám theo yêu cầu, linh hoạt trong thời gian khám chữa bệnh, và đáp ứng yêu cầu của người bệnh về lựa chọn nhân sự khám và điều trị Công tác phối hợp giữa các khoa phòng cũng cần được chú trọng trong việc xây dựng và triển khai các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh toàn diện, nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ Nguồn thu dịch vụ tăng sẽ làm cho bệnh viện có thêm nguồn để đầu tư cơ sở vật chất và quay trở lại tăng dịch vụ

Liên doanh và liên kết giữa các đơn vị sự nghiệp công lập với doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ công là một trong những cách thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước Các hoạt động liên doanh, liên kết cho phép huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, từ đó nâng cao khả năng cung ứng, đa dạng hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, các chính sách xã hội hóa dịch vụ công cũng được chú trọng Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và quy định pháp luật để định hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ công Mục tiêu là xây dựng một thị trường dịch vụ đa dạng và chuyên sâu, giúp người dân có nhiều lựa chọn phù hợp và tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, đặc biệt là đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cơ bản và thiết yếu

Do đó, Bệnh viện cần nghiên cứu xây dựng đề án liên doanh liên kết hiệu quả nhằm thu hút nguồn đầu tư cho máy móc trang thiết bị hiện đại và mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ y tế Bệnh viện sở hữu mặt bằng và phòng khám hiện tại chưa được sử dụng hết công suất nên có tiềm năng hợp tác với các đối tác để khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, tăng cường chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

60 bệnh viện có đủ điều kiện để sử dụng các tài sản này để tham gia liên doanh liên kết Đối tác tham gia sẽ cung cấp nguồn tài chính để đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong khám chữa bệnh trên địa bàn Tránh việc người dân có thu nhập phải đi về các thành phố lớn, như TP Hồ Chí Minh để khám chữa bệnh mà bệnh viện có thêm thu nhập, từ đó tăng thu sự nghiệp và trích quỹ phát triển sự nghiệp để đầu tư trở lại tài sản

3.2.2 Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi TSC, quản lý chặt chẽ tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết

3.2.2.1 Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi tài sản công Để quản lý tài sản công một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí ngân sách đầu tư, các bệnh viện công lập, bao gồm cả Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc quản lý tài sản Việc theo dõi và quản lý tài sản chưa được chú trọng đúng mức có thể dẫn đến nguy cơ mất mát tài sản và bị xử phạt Đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc áp dụng nguyên tắc này trong quản lý tài sản công Hiện tại, Bệnh viện Phổi Đắk Lắk đang làm chưa tốt việc ghi chép thông tin tài sản, như việc không ghi đầy đủ tên người quản lý và sử dụng, và số tài sản với số đăng ký theo dõi chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định Việc ghi chép còn qua loa, thiếu rõ ràng, không phản ánh đầy đủ tình trạng hoạt động của tài sản sau mỗi lần sử dụng Đây là những điểm cần khắc phục sớm để nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản công tại bệnh viện trong thời gian tới Bệnh viện cần thực hiện việc ghi chép đầy đủ nhật ký sử dụng tài sản và phân công rõ ràng người quản lý từng tài sản Sau mỗi lần sử dụng, cán bộ quản lý tài sản phải ghi nhận chi tiết thời gian sử dụng và tình trạng của máy móc để xác định rõ trách nhiệm và vai trò của từng cá nhân trong quá trình vận hành và sử dụng tài sản của bệnh viện

Ngoài ra, việc kiểm kê tài sản hàng năm cần được thực hiện nghiêm túc Đây là yêu cầu bắt buộc để xác định số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản cũng như nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê, nhằm so sánh với số liệu trong sổ kế toán Quá trình này giúp phát hiện tài sản thừa hoặc thiếu, xác định nguyên nhân và quy trách nhiệm quản lý tài sản cho các tổ chức và cá nhân liên quan

Việc kiểm kê tài sản định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm trước khi lập báo cáo tài chính Quá trình này cần dán tem hoặc đánh dấu riêng biệt giữa tài sản đã và chưa kiểm kê, đồng thời đếm chi tiết từng loại tài sản Sau khi kiểm kê, kế toán nội bộ lập báo cáo tổng hợp kết quả Nếu có sai lệch giữa thực tế và chương trình theo dõi tài sản, cần tìm nguyên nhân, lập phiếu phản ánh sai lệch và cập nhật kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

3.2.2.2 Quản lý chặt chẽ tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết

Tài sản công là công cụ mà Nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng nhằm thực hiện các công việc, nhiệm vụ của Nhà nước, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho người dân Do đó, đơn vị sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết, đơn vị phải tuân thủ để việc khai thác tài sản công mà Nhà nước giao hiệu quả, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

Kiến nghị các cơ quan chức năng và cấp trên sửa đổi cơ chế, chính sách và hỗ trợ

Kiến nghị với Chính phủ:

Nghị định 151/2017/NĐ-CP hiện nay chưa hướng dẫn cụ thể nhiều vấn đề trong quản lý và sử dụng tài sản công, đặc biệt là liên quan đến kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết Vì vậy, để hoàn thiện các quy định chi tiết về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, đề nghị Chính phủ ban hành chính sách sửa đổi, bổ sung quy định để tạo thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như bệnh viện công trong liên doanh liên kết, tăng đầu tư tài sản và cung cấp dịch vụ

Kiến nghị đối với Bộ Y tế

Vì quản lý tài sản y tế gặp nhiều khó khăn đặc thù, Bộ Y tế cần hướng dẫn kỹ lưỡng các qui định về vay vốn, huy động vốn, liên doanh liên kết, cho

66 thuê tài sản Ban hành thông tư riêng để hướng dẫn về các vấn đề này cho các bệnh viện

Kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk

Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung trang thiết bị y tế hiện đại cho Bệnh viện Phổi Đắk Lắk và các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.

Kiến nghị với Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Sở Y tế cần thiết lập các chính sách cụ thể để đào tạo cán bộ chuyên trách quản lý tài sản, loại bỏ cơ chế kiêm nhiệm hiện tại đang không hiệu quả Đồng thời, cần xây dựng ngân sách hàng năm cho việc đầu tư và sửa chữa tài sản dựa trên tình hình thực tế của các bệnh viện Sở Y tế cũng nên tổ chức thường xuyên các lớp hội thảo, tập huấn và bồi dưỡng, nhằm trao đổi kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng trong việc sử dụng và QLTS cho nhân sự phụ trách công tác này.

Lộ trình áp dụng các giải pháp và nguồn lực thực hiện

Các giải pháp đều có thể được áp dụng ngay trong năm 2024 như: Bệnh viện đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản

- Tăng cường huy động vốn đầu tư mua sắm tài sản công cho bệnh viện từ các nguồn thu khác và nguồn ngân sách nhà nước đồng thời thực hiện nghiêm túc việc theo dõi tài sản công, quản lý chặt chẽ tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết

- Thực hiện tốt việc sử dụng, thanh lý tài sản công

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý sử dụng tài sản công trong bệnh viện thực hiện hàng năm

3.4.2 Nguồn lực Đa số các giải pháp không quá tốn kém về tài chính Một số chi phí có thể phát sinh như chi phí nâng cấp phần mềm quản lý tài sản, chi phí đào tạo kiến thức kỹ năng quản lý tài sản có thể được dùng từ nguồn chi thường xuyên tự chủ của bệnh viện Với mua sắm tài sản, căn cứ vào khả năng tài chính từ nguồn ngân sách, nguồn thu sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Tuy nhiên cần chú ý việc huy động nguồn xã hội hoá

Các giải pháp khác chỉ yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của chính bệnh viện

Lãnh đạo bệnh viện cần chỉ đạo các bộ phận Hành chính, Tài vụ và các khoa phòng chấn chỉnh ngay công tác quản lý tài sản công

Kế toán phối hợp với các phòng ban để xây dựng đề án sử TSC vào mục đích liên doanh liên kết Lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm mới trang thiết bị Phối hợp với các phòng ban bổ sung ngay tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị Xây dựng quy trình vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng cụ thể với từng loại tài sản

Bộ phận Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt và quản lý tài sản của doanh nghiệp thông qua các nhiệm vụ sau:* Lập và quản lý sổ sách ghi chép đầy đủ thông tin tài sản, bao gồm cả những thay đổi về tình trạng và giá trị của tài sản.* Thực hiện báo cáo định kỳ về tình trạng tài sản sau khi sửa chữa hoặc bảo dưỡng, giúp theo dõi và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng và bảo vệ tài sản.* Hoàn thiện quy trình thanh lý tài sản đúng quy định, đảm bảo ghi nhận chính xác và kịp thời các khoản thu liên quan đến việc thanh lý tài sản.* Nâng cấp phần mềm quản lý tài sản để tự động hóa các tác vụ, nâng cao tính chính xác và hiệu quả trong quản lý tài sản.

Bộ phận Tổ chức - Hành chính xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng về quản lý tài sản công trong bệnh viện

Các khoa phòng khác: Phối hợp trong nội dung quản lý tài sản công có liên quan

Ngày đăng: 07/10/2024, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Mai Văn Cương (2018), Luận văn “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội
Tác giả: Mai Văn Cương
Năm: 2018
13. Hoàng Thu Thuỷ (2018)“Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
16. Nguyễn Việt Hùng, (2023) “Quản lý công sản tại hệ thống các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: 16. Nguyễn Việt Hùng, (2023) “Quản lý công sản tại hệ thống các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
1. Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (2023), Báo cáo tổng kết hoạt động Bệnh viện năm 2021,2022, 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 Khác
2. Bệnh viện Phổi Đắk Lắk (2023), Kỷ yếu Bệnh viện Phổi Đắk Lắk năm 2023 Khác
3. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 144 Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Khác
4. Bộ Tài chính (2023), Thông tư số 23/2023/TT-BTC, hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tải sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Khác
5. Bộ Tài chính (2022), Thông tư 56/2022/TT-BTC, hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập Khác
6. Bộ Tài chính (2017) Thông tư 144/2017/TT-BTC, hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Khác
7. Bộ Y tế (2019), Thông tư 08/2019/TT-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế Khác
8. Chính phủ (2017), Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Khác
9. Chính phủ (2021) Nghị định 98/2021/NĐ-CP Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế Khác
10. Chính phủ (2023), Nghị định 07/2023/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế Khác
11. Chính phủ (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, ngày 21 tháng 6 năm 2021 quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Khác
14. Hoàng Đình Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh Khác
15. Khoa quản lý Tài chính công - Học viện Hành chính (2008), “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính - sự nghiệp hiện nay ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa Khác
18. Quốc hội (2008), Luật số 09/2008/QH12 về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước Khác
19. Quốc hội (2017), Luật số 15/2017/QH14 về quản lý, sử dụng tài sản công Khác
20. Thủ tướng Chính phủ (2017) Quyết định 50/2017/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị Khác
21. Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w