1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả quản lý thu thập và khai thác tài liệu nội sinh tại thư viện học viện hành chính quốc gia

68 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trần Mạnh Tuấn:“ Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp và quản lý kết quả hoạt động khoa học tại Việnthông tin Khoa học Xã hội Việt Nam” năm 2007 tập trung vào việc nghiên cứu về quảnlý và

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC––––––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNNÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, THU THẬPVÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU NỘI SINH TẠI THƯ VIỆN

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAMã số:

Chủ nhiệm đề tài : Trần Văn Thanh

Lớp: Quản trị thông tin 22A

Cán bộ hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Hồng Nhung

HÀ NỘI, 4/2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC––––––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNNÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, THU THẬPVÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU NỘI SINH TẠI THƯ VIỆN

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAMã số:

Chủ nhiệm đề tài: Trần Văn Thanh

Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Như QuỳnhĐinh Thị Luyến

Bùi Thị Hậu

Nguyễn Thị Thu Ngân

HÀ NỘI, 4/2024

Trang 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 7

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 9

5 Phương pháp nghiên cứu: 9

6 Giả thuyết nghiên cứu 10

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU NỘI SINH VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜIDÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 11

1.1 Cơ sở lý luận về tài liệu nội sinh 11

1.1.1 Khái niệm tài liệu nội sinh 11

1.1.2 Đặc điểm của tài liệu nội sinh 11

1.1.3 Vai trò của tài liệu nội sinh trong hoạt động thông tin thư viện 12

1.2 Khái quát về Thư viện Học viện Hành chính Quốc Gia 14

1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Học Viện Hành Chính Quốc Gia 16

1.3.1 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia 161.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Học viện Hànhchính Quốc gia 18

Trang 4

2.2.2 Công tác thu thập, xử lý và bảo quản tài liệu nội sinh tại cơ sở 36 Xuân

2.3.2 Dạng nguồn tin thường xuyên sử dụng 38

2.3.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu nội sinh của Thư viện Họcviện Hành chính Quốc gia 39

2.3.4 Địa điểm khai thác tài liệu nội sinh 40

2.4 Nhận xét và đánh giá về thực trạng thu thập, khai thác và quản lý tài liệu nội sinhtại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia 43

3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thu thập và quản lý nguồn tài 50

liệu nội sinh 46

3.1.1 Tăng cường kiểm soát chất lượng dữ liệu tài liệu nội sinh 46

3.2 Nhóm giải pháp tăng cường phát triển nguồn lực tài liệu nội sinh tại thư viện Họcviện Hành chính Quốc gia 46

3.2.1.Tăng cường phối hợp, chia sẻ nguồn tài liệu nội sinh giữa các thư viện463.2.2 Đẩy mạnh việc số hóa nguồn tài liệu nội sinh 48

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Nhu cầu tin theo nội dung (Giảng viên) 18

Biểu đồ 2 Nhu cầu tin theo nội dung (Sinh viên) 19

Biểu đồ 3 Hình thức khai thác tài liệu nội sinh tại thư viện đối với nhóm giảng viên 20

Biểu đồ 4 Hình thức khai thác tài liệu nội sinh tại thư viện đối với nhóm sinh viên 20

Biểu đồ 5 Mục đích sử dụng nguồn tài liệu nội sinh của NDT là giảng viên tạiHVHCQG 21

Biểu đồ 6 Mục đích sử dụng nguồn tài liệu nội sinh của NDT là sinh viên tạiHVHCQG 22

Biểu đồ 7: Tần suất sử dụng nguồn tài liệu nội sinh của NDT tại Thư viện HVHCGQ(Với giảng viên) 37

Biểu đồ 8: Tần suất sử dụng nguồn tài liệu nội sinh của NDT tại HVHCGQ (Sinh viên) 37

Biểu đồ 9 : Dạng nguồn tin được giảng viên sử dụng 38

Biểu đồ 10: Dạng nguồn tin được sinh viên sử dụng 39

Biểu đồ 11:Thống kê mức độ đáp ứng NCT tài liệu nội sinh cho NDT tại HVHCQG(Giảng viên) 39

Biểu đồ 12: Thống kê mức độ đáp ứng NCT tài liệu nội sinh cho NDT tại HVHCQG(Sinh Viên ) 40

Biểu đồ 13: Địa điểm khai thác tài liệu nội sinh đối với nhóm giảng viên 40

Biểu đồ 14: Địa điểm khai thác tài liệu nội sinh đối với nhóm sinh viên 41

Biểu đồ 15: Đánh giá của nhóm giảng viên (thầy cô) về cơ sở vật chất phục vụ khaithác tài liệu nội sinh 42

Biểu đồ 16: Đánh giá của nhóm sinh viên về cơ sở vật chất phục vụ khai thác tài liệunội sinh 42

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Số liệu tài liệu nội sinh tại 77 Nguyễn Chí Thanh tính đến 30/4/2024 30Bảng 2 2 Số liệu tài liệu nội sinh tại 36 Xuân La 33Bảng 2.3 Bảng tổng hợp tài liệu nội sinh tính đến 31/12/2023 tại Thư viện 77 NguyễnChí Thanh và 36 Xuân La 37

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TTKý hiệu chữ viết tắtChữ viết đầy đủ

1 CNH-HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá2 CSDL Cơ sở dữ liệu

Deleted[luyenlylyca]:

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Trong các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện nay, nhu cầu về tìm hiểu thông tin vànguồn lực thông tin phục vụ cho các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu là mộtphần quan trọng thiết yếu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc đảm bảochất lượng đào tạo Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện đang hướng tới việc tạo ra cácnguồn tài nguyên học tập, trung tâm tri thức, và trung tâm tri thức số phục vụ mục tiêuđào tạo và nghiên cứu khoa học Bên cạnh vô vàn nguồn tài liệu được lấy từ bên ngoài,mỗi trường đại học đều có một nguồn tài liệu có giá trị riêng được hình thành từ quátrình giảng dạy và học tập của trường học, HV Đó chính nguồn TLNS quý giá Tàiliệu nội bộ (còn gọi là tài liệu xám) là loại tài liệu không được truy cập công khai,không công bố rộng rãi, chỉ lưu trữ và thường được sử dụng trong nội bộ tổ chức, đơnvị, cơ quan và các doanh nghiệp Thường có một nội dung chi tiết Nguồn tài liệu nàycó nội dung quan trọng, phù hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, nghiên cứu,giảng dạy và học tập ở bậc đại học.

Với việc sáp nhập Đại học Nội vụ Hà Nội vào HVHCQG Theo Quyết định số22/2022/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ có thể thấyviệc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài liệu này bước đầu không tránhkhỏi những vướng mắc và khó khăn nhất định HVHCQG đã có truyền thống hơn 60năm hình thành và phát triển, đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ trong tất cảcác hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chính vì thế mà việc thu thậpđược đầy đủ, kiểm soát và khai thác tốt nguồn thông tin nội sinh phục vụ cho nhiệm vụđào tạo và nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việcphát triển nguồn lực thông tin của Thư viện, bởi lẽ đây sẽ là nguồn lực thông tin vôcùng quan trọng góp phần nâng cao, phát triển chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa

học của HV Do đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý, thu

thập và khai thác tài liệu nội sinh tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia” làm

đề tài nghiên cứu của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Hướng dẫn nghiên cứu trước đây đã có rất nhiều bài nghiên cứu về luận văn, luậnán, thảo luận chuyên ngành đăng tải trên các tạp chí khoa học… liên quan đến cácnguồn thông tin nội sinh như sau:

Trang 9

Đề tài cấp bộ của ThS Trần Mạnh1 Tuấn: “Thực trạng, và các biện pháp nâng cao

hiệu quả quản lý, khai thác nguồn tin khoa học nội sinh tại Viện Khoa học Xã hội ViệtNam” năm 2006 Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu về tình hình thực tế và các

giải pháp để hiệu quả hóa việc quản lý và khai thác nguồn thông tin khoa học nội sinhtại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Đề tài cấp viện của ThS Trần Mạnh Tuấn:

“ Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp và quản lý kết quả hoạt động khoa học tại Viện

thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam” năm 2007 tập trung vào việc nghiên cứu về quản

lý và khai thác kết quả hoạt động khoa học tại Viện thông tin Khoa học Xã hội ViệtNam.

Luận văn Thạc sĩ, Trần Thị Thanh Vân: “ Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức

quản lý nguồn tài liệu xám của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng phương thức đàotạo theo tín chỉ” năm 2008, Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu và cải thiện công

tác tổ chức quản lý nguồn tài liệu xám tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Mai Chi: “ Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nguồn tài liệu nội sinh

đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội” năm

2011 là một đề tài quan trọng trong lĩnh vực quản lý thông tin và tài liệu Dựa trênthông tin từ một số luận văn thạc sĩ khác, chúng ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu vàcải thiện công tác quản lý nguồn tài liệu nội sinh là một vấn đề quan trọng và cần thiết.

Trước đây cũng có một số tạp chí được đăng tải như: “Một số vấn đề xoay quanh

việc thu thập, khai thác tài liệu xám” của TS Nguyễn Viết Nghĩa tạp chí Thông tin –

Tư liệu số 3 năm 2005, cung cấp cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của việc thu

thập và sử dụng tài liệu xám trong lĩnh vực thư viện và thông tin “Về vấn đề quản lý

khai thác nguồn thông tin khoa học nội sinh” trên tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội

số 8 năm 2007, Bài viết này cung cấp cơ sở để hiểu rõ hơn về việc quản lý và khai thácnguồn thông tin khoa học nội sinh, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện và thông tin.

“Vai trò nguồn học liệu tại các trường đại học, học viện” , tác giả Thu Minh, tạpchí Thông tin- Tư liệu số 3 năm 2007 “ Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức,

nghiên cứu đào tạo hiện nay” TS Nguyễn Huy Chương.

“ Nguồn tin nội sinh phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường

đại học Sư phạm Hà Nội” trên Website: http://tuxa.hnue.edu.vn truy cập ngày

10/06/2010, đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn tin

1

Trang 10

nội sinh để phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của trường.

Ngoài các đề tài nghiên cứu còn đề cập đến các khía cạnh sau: nguồn thông tin số,xử lý nội dung tài liệu, sản phẩm, dịch vụ và nguồn thông tin thư viện Cho đến naychưa có đề tài nghiên cứu nào về vấn đề tổ chức, quản lý và phục vụ nguồn thông tin

nội sinh tại Thư viện Viện Hành chính Quốc gia Như vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả

quản lý, thu thập và khai thác tài liệu nội sinh tại thư viện Học viện Hành chínhQuốc gia” là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài nào đã nghiên cứu trước

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ thực trạng thu thập, quản lý và khai thác TLNS của

Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoànthiện và phát triển việc quản lý, sử dụng nguồn TLNS một cách hiệu quả.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu vai trò của TLNS với quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học- Nghiên cứu chu trình thu thập, quản lý và khai thác nguồn TLNS tại Thư việnHVHCQG.

- Đánh giá về các điểm mạnh, điểm còn hạn chế, xác định những nguyên nhân đểđề xuất ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nội sinh mộtcách khoa học.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nguồn tài liệu nội sinh tại Thư viện của HVHCQG (Luận

văn, Luận án, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tạp chí,…)

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi thời gian: Năm 2020 đến năm 2023.

Phạm vi không gian: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia (trụ sở chính 77Nguyễn Chí Thanh, cơ sở 36 Xuân La)

Phạm vi nội dung: Thu thập, quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong các giai đoạn nghiên cứu về đề tài, chúng tôi đã phối hợp và sử dụng nhữngphương pháp sau:

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu tài liệu nội sinh, tham khảo một số đề tài nghiêncứu, khoá luận, luận văn, bài tập lớn,…

Trang 11

- Nhóm phương Pháp lý luận : So sánh, Phân tích và tổng hợp tài liệu.- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp thống kê

6 Giả thuyết nghiên cứu:

Nguồn thông tin nội sinh là tài liệu quan trọng để Thư viện HVHCQG phục vụhiệu quả và đạt năng lực tích cực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của cácsinh viên, học viên và giảng viên của HV Tuy nhiên, trong công việc tổ chức, quản lý,thu thập và phục vụ nguồn thông tin nội sinh trong thư viện còn gặp nhiều những khókhăn, thử thách Nếu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các hoạt động liên quan đếnnguồn thông tin nội sinh: Hoàn thiện quá trình thu thập, quản lý và sử dụng nguồnthông tin nội sinh; Tăng cường cho cơ sở vật chất, nâng cấp các hệ thống quản lý vàtận dụng được các nguồn thông tin nội sinh; Nâng cao năng lực của ngũ cán bộ vànhững người có nhu cầu về sử dụng thông tin; Mở rộng và cải thiện hệ thống đối tác sẽgiúp nâng cao hiệu quả của thư viện, không những vậy nó còn góp phần vào việc nângcao chất lượng đào tạo của Học viện.

Trang 12

CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU NỘI SINH VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TINTẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

1.1 Cơ sở lý luận về tài liệu nội sinh

1.1.1 Khái niệm tài liệu nội sinh

Nội sinh có thể được hiểu là tất cả những gì được sản sinh ra từ bên trong bản thânsự vật, đối tượng được nhắc đến đến Với các cơ sở giáo dục đại học, ngay trong quátrình tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhà trường đã tạo ra một khối lượng tàiliệu có giá trị gọi là nguồn tin nội sinh Đó là các công trình nghiên cứu khoa học, luậnán, luận văn, sách tham khảo, tài liệu hội nghị, hội thảo Đây là nguồn tài liệu hếtsức có ý nghĩa, phục vụ thiết thực nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa họccủa cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường.

Trong xu hướng phát triển chung, hoạt động giảng dạy của các trường đại họcngày càng mở rộng, công tác nghiên cứu khoa học cũng không ngừng được đầutư và chú trọng Do đó nguồn tin nội sinh của từng trường cũng tăng cả về chấtlượng và chuyên sâu về nội dung kiến thức.

Tài liệu nội sinh có thể hiểu là các tài liệu được tạo ra thông qua quá trình mài giũahọc tập, nghiên cứu của cơ sở đào tạo, tài liệu này thuộc về chính chủ thể sáng tạo racác tài liệu Chúng ta đều biết rằng thông tin khoa học được tạo ra thông qua quátrình lao động khoa học của mỗi cá nhân, được lưu trữ và sử dụng dưới nhiều hìnhthức khác nhau, trong đó có hai dạng chính: Tài liệu xuất bản và tài liệu không xuấtbản hay còn gọi là TLNS Mặc dù là tài liệu không xuất bản nhưng loại tài liệu nàyvẫn được phát hành rộng rãi dưới nhiều kênh phân phối phổ biến và thu hút đượcsự chú ý của đông đảo những người làm công tác thông tin thư viện.

TLNS là một nguồn thông tin có giá trị cho các nhà nghiên cứu, học sinh và cácchuyên gia khác Nó có thể cung cấp thông tin cập nhật về các nghiên cứu và phát triểnmới nhất và có thể cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc về hoạt động nội bộ củacác tổ chức Chính vì thế, các cơ quan thông tin thư viện thuộc khu vực này khi quantâm đến việc phát triển nguồn tin khoa học nội sinh tương ứng thì cũng đồng nghĩa làcác cơ quan, tổ chức cũng đã chú trọng đến việc phát triển phần nguồn tin mà mình cóưu thế tuyệt đối so với các cơ quan khác.

1.1.2 Đặc điểm của tài liệu nội sinh

Trang 13

TLNS chính là những thành quả của các đơn vị, tổ chức tạo ra trong quá trình hoạtđộng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập Đối với các trường đại học, học viện,các tài liệu đó bao gồm: luận án, luận văn, công trình nghiên cứu, kỷ yếu hội nghị, hộithảo, các tài liệu liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học, bài giảng,

TLNS thường được tạo ra theo một chu trình nhất định dựa trên đặc điểm hoạtđộng của từng cơ sở đào tạo giáo dục Nội dung của tài liệu thường đa dạng và đồ sộ.Chuyên môn đào tạo của nhà trường cũng sẽ quyết định nội dung và các lĩnh vực cungcấp nguồn lực nội sinh này Hầu hết các nguồn TLNS đều được sử dụng nội bộ vàkhông được phát hành công khai.

Nguồn lực nội sinh phản ánh tiềm năng hoạt động và định hướng nghiên cứu pháttriển của trường Điều này đã được thể hiện thông qua số lượng luận văn, đề tài nghiêncứu khoa học ở các cấp (cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia) Ngoài ra, nguồn TLNS cònphản ánh các kết quả hoạt động và đào tạo của từng cơ sở giáo dục qua số lượng bàibáo, bài viết, kỷ yếu hội nghị,

1.1.3 Vai trò của tài liệu nội sinh trong hoạt động thông tin thư viện

1.1.3.1 Tài liệu nội sinh phục vụ công tác giảng dạy và học tập

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạymang tính quyết định là đội ngũ giảng viên và điều kiện học tập Trong đó vai trò củathư viện nói chung và nguồn TLNS của các cơ sở giáo dục đại học nói riêng đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại nhiều lợi ích khôngchỉ cho giảng viên và cả sinh viên, nhất là đối với công tác giảng dạy.

TLNS là nguồn bổ sung cho các nguồn lực thông tin khác, là tài liệu cung cấpthông tin chuyên sâu về các lĩnh vực cụ thể, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùngtin Cung cấp thông tin cập nhật, độc đáo, không được xuất bản ở các kênh truyềnthống Hỗ trợ nghiên cứu, học tập và công việc hiệu quả hơn cho người dùng tin.

Việc tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ giảng dạy và học tập cho cáchọc phần, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục có thể cung cấp thông tin mang tínhcập nhật, chuyên sâu về các lĩnh vực được đào tạo giúp sinh viên có được nguồn họcliệu đầy đủ và phong phú chất lượng đào tạo cũng sẽ tốt hơn Đồng thời, người họccũng có cái nhìn đa chiều về các vấn đề học tập.

Nguồn TLNS còn cung cấp cho giảng viên, sinh viên những tài liệu mới, thườngxuyên được cập nhật có giá trị thông tin cao do các TLNS thường gắn liền với các vấn

Trang 14

đề, nội dung nghiên cứu của cơ sở đào tạo, nội dung của TLNS rất phù hợp với cácngành/chuyên ngành để sử dụng trong giảng dạy và học tập, qua đó giúp giảng viêntăng cường tính tương tác và thu hút sinh viên trong giờ học.

TLNS còn giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, thu thập và sử dụng thôngtin Góp phần phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo của sinh viên Các tàiliệu như đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình giúp sinh viên ôn tập, củng cố kiếnthức, nâng cao tầm hiểu biết, là nguồn tài liệu/ học liệu tham khảo hữu ích cho các kỳthi và bài tập lớn, đặc biệt là các bài khoá luận tốt nghiệp hay làm đề tài nghiên cứukhoa học.

1.1.3.2 Tài liệu nội sinh phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học

Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọngcủa các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là đối với các trường đại học có định hướngnghiên cứu, kết quả của công tác nghiên cứu khoa học được xem là một trong các yếutố nâng cao vị thế của giáo dục đại học Nguồn TLNS của những trường đại học, họcviện được tạo thành bởi các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học Nguồn tin nàyphản ánh chính xác nhất, toàn diện về các kết quả cũng như năng lực và phươnghướng hoạt động của giáo dục đại học, nơi lưu trữ nguồn tài liệu vô giá của một nềngiáo dục Tài liệu và học liệu nội sinh đóng vai trò quyết định đối với các công trìnhnghiên cứu khoa học trong đó có tài liệu nội sinh TLNS đóng vai trò vô cùng quantrọng trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đem lại nhiều lợi ích cho các hoạtđộng nghiên cứu:

TLNS thường chứa đựng những thông tin mới nhất về các lĩnh vực nghiên cứu,không được xuất bản rộng rãi Giúp các nhà nghiên cứu cập nhật xu hướng nghiên cứumới nhất, tránh trùng lặp trong nghiên cứu Cung cấp thông tin về các lĩnh vực nghiêncứu chuyên sâu, ít được quan tâm Giúp các nhà khoa học tìm kiếm và khám phá ranhững góc nhìn mới mẻ, mở rộng phạm vi nghiên cứu.

Cung cấp dữ liệu chính xác, số liệu thực tế, phương pháp nghiên cứu có giá trị chocác nhà làm khoa học Giúp các nhà nghiên cứu bỏ ra ít thời gian và công sức hơntrong các hoạt động nghiên cứu Tạo cầu nối giữa các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnhvực Thúc đẩy chia sẻ thông tin, dữ liệu và kết quả nghiên cứu Giúp các nhà nghiêncứu củng cố luận điểm, lập luận trong nghiên cứu, nâng cao tính chính xác, tin cậy vàgiá trị khoa học của nghiên cứu.

Trang 15

1.2 Khái quát về Thư viện Học viện Hành chính Quốc Gia

Trung tâm công nghệ và Thư viện là đơn vị quan trọng thuộc HVHCQG, có chứcnăng tham mưu, giúp Giám đốc HV quản lý, tổ chức ứng dụng, nghiên cứu, triển khai,hoạt động công nghệ trong toàn hệ thống HV; xây dựng, vận hành hạ tầng kỹ thuật, cơsở dữ liệu, chuyển đổi số, khai thác thông tin, tư liệu, tài liệu giấy và điện tử; công tácthư viện; quản lý đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến và từ xa theo quy định của HV; thựchiện in ấn, phát hành sách, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiêncứu khoa của HV.

Trung tâm Công nghệ và Thư viện (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có các nhiệm vụvà quyền hạn sau:

1 Xây dựng kế hoạch dài hạn và hằng năm về công tác công nghệ, thông tin, xuấtbản, phát hành chương trình, giáo trình, tài liệu, công tác thư viện, quản lý hạ tầngcông nghệ phục vụ đào tạo trực tuyến và chuyển đổi số trình Giám đốc Học viện xemxét, quyết định.

2 Tổ chức, quản lý, ứng dụng, nghiên cứu, triển khai, hoạt động của công nghệtrong toàn hệ thống Học viện.

3 Quản trị hạ tầng công nghệ phục vụ các hoạt động của Học viện; tham mưu đềxuất Ban Giám đốc Học viện về kỹ thuật công nghệ để tổ chức triển khai quản lý khixuất hiện yêu cầu từ thực tiễn.

4 Thực hiện hoạt động xuất bản, phát hành chương trình, giáo trình, tài liệu:

a) Quản lý công tác xuất bản chương trình, giáo trình, tài liệu của Học viện theoquy định của pháp luật;

b) Giới thiệu và phát hành các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ công tácnghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng;

c) Sao chụp tài liệu nội bộ phục vụ hoạt động chuyên môn của các đơn vị thuộc vàtrực thuộc Học viện;

d) Quản lý kho sách, giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng,nghiên cứu khoa học của Học viện.

5 Quản lý thư viện, hiện đại hoá công tác thư viện tại Học viện:

a) Thực hiện các nghiệp vụ thư viện theo quy định của pháp luật và của Học viện;b) Tổ chức xây dựng và phát triển Thư viện điện tử, số hoá các tài liệu, công trìnhnghiên cứu, tiếp nhận và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của

Trang 16

Thư viện và Thư viện số;

c) Tiếp nhận, công bố luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trên cổng thông tin của Họcviện và lưu trữ theo quy định;

d) Thu nhận lưu chiểu, lưu trữ bảo quản toàn bộ các sản phẩm khoa học nội sinhcủa Học viện;

đ) Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thưviện;

đ) Xây dựng các bản tin.

7 Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến và từ xa theo quy định Họcviện.

8 Quản trị nội dung hệ thống đào tạo trực tuyến của Học viện.

9 Tham gia xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy chế của Học việnvà các văn bản khác khi được Giám đốc Học viện giao.

10 Tham gia biên soạn các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ nhiệm vụ đàotạo, bồi dưỡng khi được giao.

11 Nghiên cứu khoa học phục vụ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khi được giao.12 Giúp Giám đốc Học viện thống nhất quản lý các nội dung chuyên môn củaTrung tâm đối với các bộ phận có liên quan tại các Phân viện của Học viện Hànhchính Quốc gia theo quy định của Học viện.

13 Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, quản lý và lưu trữ hồ sơ của Trung tâm

Trang 17

theo quy định.

14 Quản lý viên chức, người lao động và tài sản được giao theo quy định của Nhànước và của Học viện.

15 Thực hiện các nhiệm vụ và những quyền hạn khác do Giám đốc Học viện giao.

1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Học Viện Hành Chính Quốc Gia

Nghiên cứu NDT và NCT là một trong những công việc quan trọng của các Thưviện để có thể nắm bắt được các nhóm người dùng tin khác nhau cũng như thoảmãn được nhu cầu thông tin của họ nhằm không ngừng nâng cao mức độ đápứng NCT tin của NDT Người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động của Thưviện chính là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan Thông tin – Thư viện nâng cao chấtlượng vốn tư liệu cũng như chất lượng sản phẩm và các dịch vụ Thông tin – Thư viện.

1.3.1 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia

Người dùng là yếu tố cốt lõi của bất kỳ dịch vụ thông tin nào Đây là chủ đề chínhthông tin và tài liệu Người sử dụng tin tức là chủ sở hữu của các trang web tin tứcnhưng đồng thời họ cũng chính là người sáng tạo ra chúng Đây cũng là những yếutố tác động hai chiều với các tổ chức đơn vị thông tin Người sử dụng thôngtin cũng là căn cứ xác thực nhất để có xác định phương thức hoạt động của các tổ chứcthông tin Người sử dụng thông tin tham gia vào phần lớn các hoạt động của tổ chứcthông tin Họ nắm bắt được những nguồn thông tin và có thể thông báo, đánh giáchúng Các chính sách bổ sung tuỳ thuộc vào nhu cầu của NDT NDT tại Thư việnHVHCQG chia thành những nhóm người dùng như sau:

1.3.1.1 Nhóm NDT là cán bộ quản lý và lãnh đạo:

Nhóm NDT này gồm: Ban Giám đốc, Trưởng – phó các phòng ban chức năng, cáckhoa, các bộ môn và toàn thể cán bộ công chức của Học viện Thuộc nhóm này, sốlượng không nhiều nhưng lại là nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng của Thư viện, vừalà người sử dụng thông tin để thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục và đàotạo của HV, vừa là nhóm người xây dựng các chiến lược phát triển của HV, nhiều cánbộ còn tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thông tin cũng là công cụ quản lý hiệu quả bởi vì quản lý là quá trình chuyểnhoá thông tin trở thành hành động Thông tin càng chính xác thì quá trình quản lý sẽcàng hiệu quả Vì vậy, thông tin dành cho đối tượng quản lý có quy mô rộng, phongphú bao gồm việc tổng hợp, phân tích, dự báo về các lĩnh vực khoa học tự nhiên,

Trang 18

nghiên cứu chính trị, lịch sử, văn hoá, về đường lối, chính sách, chủ trương, phápluật của Đảng, liên quan đến chiến lược phát triển và là thông tin phục vụ cho đốitượng này.

1.3.1.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy:

Là tập thể những người có trình độ chuyên môn cao, có bằng cấp học thuật, họtham gia vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên nghiên cứukhoa học, làm luận văn tốt nghiệp, luận án tiến sĩ, luận văn trong mọi lĩnh vực nghiêncứu Họ cũng là chủ thể, đối tượng đưa ra thông tin trong các bài báo, sách giáo khoa,các đề tài nghiên cứu khoa học, những hội thảo, diễn đàn, bài báo, tiểu luận Đồngthời, họ còn thường xuyên sử dụng các nguồn thông tin nói chung và tài liệu nội sinhnói riêng Họ còn tạo ra những TLNS có hàm lượng kiến thức rất cao.

Nhóm nghiên cứu này là những nhà nghiên cứu có kiến thức và hiểu biết sâu sắctrên nhiều lĩnh vực, đặc biệt quan tâm những nguồn tài liệu chuyên biệt cho một lĩnhvực khoa học nhất định và những nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho công tác nghiêncứu, giảng dạy và đào tạo… Nguồn thông tin phải luôn cập nhật và thực sự phù hợpvới nghiên cứu của họ Họ nắm vững nguồn tài liệu của ngành học và biết phươngpháp để tra cứu tài liệu trên các trang web và các nguồn tài liệu điện tử trên máy tính.Họ thông thạo máy tính và ngoại ngữ nên tìm tài liệu rất là nhanh chóng, dễ dàng trêninternet, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu Các loại tài liệu mà họ cần là những tài liệucó tính chất chính thống, thời sự, thông tin cập nhật về các thành tựu khoa học kỹ thuậtmới trong và ngoài nước, thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học, các đề tài đangđược tiến hành hoặc mới được hoàn thành, những nguồn thông tin khoa học có thể truycập được (CSDL) trực tuyến hoặc lưu trữ dưới dạng CD-ROM) Hình thức phục vụnhóm này là cung cấp thông tin chi tiết, chính xác cao, chuyên sâu về nhiều chủ đềsáng tạo, vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế Đặc biệt phải đảm bảo tính tổnghợp, bởi vì nhóm đối tượng này sử dụng thông tin từ chính những kết quả nghiên cứumà họ có được trong quá trình sử dụng thông tin, đó là những bài báo, những côngtrình nghiên cứu,… Vì không tham gia quản lý, nhóm đối tượng không có nhiều cơhội nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trên nhiều phương tiện: Thư mục chuyên đề, cácthông tin chọn lọc, thông tin chuyên đề, sách giáo khoa, giáo trình,

1.3.1.3 Nhóm NDT là sinh viên và học viên sau đại học:

Đây là nhóm NDT chủ yếu của Thư viện Nhu cầu thông tin của nhóm này vô

Trang 19

cùng đa dạng và phong phú, mục đích chính là tìm kiếm tư liệu phục vụ cho nhu cầu họctập và nâng cao kiến thức bản thân Họ chú trọng đến những thông tin, tài liệu liên quantới các lĩnh vực tổng hợp và chuyên ngành mà họ đang theo học Nhu cầu về sách giáotrình các môn học, giáo trình, bài giảng, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, đề tàinghiên cứu khoa học của Khoa/ ngành mà sinh viên đang theo học là rất cao.

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Học viện Hành chínhQuốc gia

Nhu cầu tin là đòi hỏi tất yếu của con người trong quá trình thu nhận và xửlí thông tin nhằm tồn tại và phát triển sự sống Nhu cầu thông tin xuất phát từ chínhnhu cầu hiểu biết của nhân loại, nó tăng trưởng và phát triển với tỷ lệ thuận cùng vớiđó là sự phát triển của các quan hệ xã hội, có tính chất tuần hoàn Nếu được thoả mãnnhu cầu tin một cách triệt để thì nhu cầu tin sẽ phát triển còn không thì ngược lại nhucầu tin sẽ bị suy giảm, tiêu diệt, biến mất đi khi nếu không được thoả mãn mộtcách triệt để, liên tục và thường xuyên Với sự đổi mới của ngành giáo dục và đào tạoở HVHCQG, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đã tác động rất mạnh mẽvà sâu sắc đối với người sử dụng tin và nhu cầu thông tin của họ Thông tin đã khôngthể thiếu trong quá trình nghiên cứu và đào tạo Mỗi cá nhân, cán bộ, giảng viên trongtrường cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu, trau dồi thêm nhiều kiến thức phục vụcho việc nghiên cứu, giảng dạy của mình.

1.3.2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin của người dùng tin tại Thư viện Học việnHành chính Quốc gia.

Biểu đồ 1 Nhu cầu tin theo nội dung ( Giảng viên)

Qua biểu đồ khảo sát trên ta nhận thấy rằng nhu cầu thông tin về chính trị xã hộiđược giảng viên quan tâm, chiếm 53,8%; nội dung thông tin về các chuyên ngành đàotạo tại Học viện cũng được quan tâm tìm kiếm và nghiên cứu, nội dung này chiếm tỉ lệ

Trang 20

49.5% câu trả lời; văn hoá nghệ thuật chỉ chiếm 26,9%, điều này cũng cho thấy nhucầu nội dung thông tin khá phù hợp với đối tượng là giảng viên vì đây là những vấn đềđược giảng viên quan tâm như chính trị xã hội, bên cạnh đó lĩnh vực chuyên môn cũngđược giảng viên hết sức chú trọng.

Biểu đồ 2 Nhu cầu tin theo nội dung ( Sinh viên)

Từ biểu đồ trên ta thấy rất rõ, nhu cầu sinh viên quan tâm nhất là chuyên ngànhđào tạo chiếm tới 65 phiếu chiếm tỉ lên 44,8%, cao nhất trong nhu cầu tin theo nộidung của sinh viên Điều này là hợp lý bởi lẽ sinh viên luôn muốn tìm tòi, học hỏi, bổtrợ thêm về chuyên ngành của bản thân phục vụ cho nhu cầu học tập là chủ yếu Tuynhiên, sinh viên vẫn có nhu cầu về các vấn đề xã hội như chính trị xã hội chiếm 22,8%,kinh tế chiếm 17,9%, lịch sử địa lý, văn hoá giáo dục, văn học nghệ thuật lần lượtchiếm tỉ lệ 6,2%, 4,8%, 3,4% Ngoài chuyên ngành theo học sinh viên rất quan tâmđến các vấn đề, lĩnh vực mở rộng khác để trau dồi, mở mang kiến thức từ thực tế.HVHCQG là Học viện đào tạo đa ngành do đó các TLNS rất đa dạng, phong phú, đểphục vụ cho nhu cầu bạn đọc.

1.3.2.2 Nhu cầu về hình thức khai thác tài liệu của người dùng tin tại Thư việnHọc viện Hành chính Quốc gia

Trang 21

Biểu đồ 3 Hình thức khai thác TLNS tại thư viện đối với nhóm giảng viên

Hiện nay, thư viện HVHCQG phục vụ bạn đọc với 2 hình thức chính là đọc trựctiếp tại thư viện và đọc trên thư viện số Từ đó, nhóm tác giả đã khảo sát bạn đọc về“hình thức khai thác tài liệu nội sinh” với từng nhóm người dùng tin như sau:

Đối với nhóm NDT là giảng viên, 40,9% cho biết rằng họ sử dụng kết hợp cả 2hình thức đọc trực tiếp và đọc trực tuyến, chiếm tổng số lớn nhất Việc luân chuyển sửdụng thư viện bằng 2 hình thức giúp cho nhóm NDT rút ngắn được thời gian tìm kiếmvà thuận tiện sắp xếp khoảng thời gian phù hợp với NDT 37,6% số phiếu chọn đọctrực tiếp trên thư viện số, dịch vụ này đã góp phần tìm kiếm thông tin được nhanhchóng hiệu quả và rõ ràng hơn Không mất nhiều thời gian và không gian, thuận tiện ởbất cứ đâu NDT đã có thể truy cập thư viện số 21,5% số phiếu vẫn lựa chọn đọc trựctiếp tại thư viện, đây là lựa chọn chiếm số phiếu ít nhất những khoảng cách chênh lệchkhông nhiều Môi trường, cơ sở vật chất và chất lượng TLNS của thư viện là yếu tốquyết định ảnh hưởng đến nhu cầu của NDT Hiện nay, thư viện HVHCQG đã tươngđối hiện đại và sẵn sàng phục vụ bạn đọc tốt nhất.

Biểu đồ 4 Hình thức khai thác TLNS tại thư viện đối với nhóm sinh viên

Trang 22

Trái ngược với nhóm giảng viên, nhóm sinh viên sử dụng hình thức khai thác tàiliệu số đông đảo nhất với 42,8% Con số này không nhiều chưa chiếm tới nửa số phiếunhưng cho ta thấy rằng, sinh viên vẫn ưu tiên sử dụng tài liệu số hơn TLNS củaHVHCQG là vô cùng lớn mà để tìm kiếm chúng khi không có sự giúp đỡ của cán bộthư viện là cực kỳ khó khăn Vì vậy, phần đa NDT nhóm sinh viên chọn tìm kiếm trênthư viện số Ngoài ra, NDT còn kết hợp cả 2 hình thức để phù hợp hơn với nhu cầu,mục đích của bản thân với 36,6% số phiếu chọn khai thác bằng cả 2 phương thức.Thấp nhất trong các hình thức vẫn là hình thức khai thác TLNS trực tiếp tại thư việnvới 20,7% Không ngẫu nhiên mà khai thác ít được ưa chuộng ở cả 2 nhóm NDT vớicông nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ như ngày nay Xây dựng các bộ sưu tập sốhóa toàn văn cho nguồn TLNS là mục tiêu quan trọng của Thư viện trong giai đoạnhiện nay.

1.3.2.3 Mục đích sử dụng thư viện của NDT tại Thư viện HVHCQG

Người dùng tin tại HVHCQG sử dụng nguồn TLNS vào mục đích khác nhau.Thông qua “phiếu khảo sát bạn đọc” nhóm tác giả đã gửi phiếu khảo sát theo trình tựsau: tổng số phiếu gửi đi là 250 phiếu, tổng số phiếu thu về là 238 phiếu, trong đó: 93phiếu thu về là cán bộ, quản lý, giảng viên 145 phiếu thu về của sinh viên các hệ đàotạo.

Biểu đồ 5 Mục đích sử dụng nguồn TLNScủa NDT là giảng viên tại HVHCQG

Theo khảo sát của nhóm về mục đích sử dụng nguồn TLNS của NDT tạiHVHCQG của nhóm giảng viên cho thấy tới 62 phiếu chiếm 66,7% cho rằng mục đíchsử dụng nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy Có thể thấy nhóm giảng viên chủ yếu

Trang 23

quan tâm đến những tài liệu giảng dạy phục vụ cho chuyên ngành giảng dạy mà họ đảmnhận Đây là mục đích mà số đông nhóm giảng viên cực kỳ quan tâm và hướng tới Bêncạnh đó, việc “nghiên cứu khoa học” là mục đích quan tâm tiếp theo của nhóm này khichiếm 60 phiếu và 64,5% chỉ xếp sau mục đích phục vụ cho công tác giảng dạy Điều nàycho thấy bên cạnh phải cung cấp chuyên môn giảng dạy nhóm giảng viên cần cập nhậtthông tin về vấn đề nghiên cứu khoa học Bởi các TLNS có thể bị lỗi thời nếu không cậpnhật liên tục Tài liệu khoa học giúp cho các nhà nghiên cứu tiếp nhận một cách nhanhchóng xu thế phát triển trong từng lĩnh vực Chỉ 1,1% còn lại cho rằng mục đích sử dụngTLNS là mục đích tìm kiếm tài liệu khác.

Biểu đồ 6 Mục đích sử dụng nguồn TLNS của NDT là sinh viên tại HVHCQG

Đối với các sinh viên, mục đích sử dụng TLNS của họ tại HVHCQG khá đa dạng.Có 82 phiếu cho rằng mục đích sử dụng là để phục vụ học tập chiếm tới 56,6% Điềunày là dễ hiểu bởi nhu cầu sinh viên chủ yếu hướng tới là những tài liệu liên quan đếnquá trình họ theo học để phục vụ quá trình học tập là chủ yếu Tiếp đó với 78 phiếudành cho việc nghiên cứu khoa học Cùng với giảng viên, đây là vấn đề mà hầu nhưbất kỳ nhóm nào cũng đều quan tâm tìm hiểu trong đó có cả sinh viên Các tài liệudùng để nghiên cứu khoa học được lưu trữ ở thư viện HVHCQG cũng chiếm đa số đểphục vụ một phần bạn đọc 31,7% sinh viên sử dụng TLNS nhằm mục đích giải trí, sốsinh viên này chiếm không nhiều Ngoài ra, còn có 0,7% sinh viên nhằm mục đíchkhác.

Trang 24

Tiểu kết chương 1

Qua chương 1 chúng ta đã được tìm hiểu sâu hơn về sự hình thành và phát triểncủa HVHCQG nói chung, về Trung tâm công nghệ và Thư viện nói riêng, là đơn vịquan trọng thuộc HVHCQG, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Học viện quảnlý, tổ chức ứng dụng, nghiên cứu, triển khai hoạt động công nghệ trong toàn hệ thốngHV Xây dựng và vận hành hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số, khai thácthông tin, tư liệu, tài liệu giấy và điện tử Qua đây cũng giúp chúng ta hiểu hơn về vaitrò quan trọng của TLNS đối với Trung tâm công nghệ và Thư viện thuộc HVHCQGtrong quá trình phục vụ công tác giảng dạy, chất lượng đào tạo cũng như đổi mớiphương pháp giảng dạy mang tính quyết định là đội ngũ giảng viên và điều kiện học tậptrong đó vai trò của thư viện và nguồn TLNS của các cơ sở giáo dục đại học đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo Nguồn TLNS còn giúp sinh viênrèn luyện kỹ năng tìm kiếm, thu thập và sử dụng thông tin Góp phần phát triển tư duyphản biện và khả năng sáng tạo của sinh viên Như chúng ta đã tìm hiểu Trường Hànhchính trực thuộc Bộ Nội vụ, tiền thân của HVHCQG được thành lập theo Nghị định số214-NV do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại ký với nhiệm vụhuấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện, góp phần xây dựng chính quyền cách mạng,hoàn thành mục tiêu kháng chiến và kiến quốc, với sứ mệnh cao cả là bồi dưỡng, đàotạo các cán bộ, công chức trong tương lai, góp một phần lớn vào việc xây dựng và pháttriển đất nước do vậy càng khẳng định tầm quan trọng của nguồn TLNS, nơi bao hàm làcác công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách tham khảo, tài liệu hội nghị,hội thảo Đây là nguồn tài liệu hết sức có ý nghĩa, phục vụ thiết thực nhu cầu học tập,giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường Số liệuphân tích được đưa ra để so sánh, đối chiếu, phân tích về đặc điểm NCT cũng như đặcđiểm NDT, và về hoạt động thu thập dữ liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đâylà những cơ sở thông tin cần thiết để thảo luận và định hướng phát triển các hoạt độngcủa trung tâm trong các giai đoạn tiếp theo, là cơ sở để đưa ra các giải pháp hữu hiệunhất cho hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong giai đoạn đổi mới.

Trang 25

2.1.1 Nguồn thu thập tài liệu nội sinh từ hoạt động đào tạo

Việc thu thập, quản lý nguồn TLNS của HVHCQG sau khi Đại học Nội vụ sáp nhậpđược thực hiện theo Quyết định số 72/QĐ – HCQG ngày 18 tháng 01 năm 2023 củaGiám đốc HVHCQG quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTrung tâm Công nghệ và Thư viện Công tác thu thập, quản lý nguồn TLNS được nêu rõtại khoản c, khoản d điều 4 của Quyết định này, đây chính là cơ sở, nền tảng để Trungtâm tiến hành thu thập, quản lý và tổ chức khai thác nguồn TLNS.

Giáo trình, bài giảng, tài liệu bồi dưỡng

Chương trình giảng dạy là tập hợp của tất cả các hệ thống chương trình của một mônhọc bất kỳ nào đó, là tài liệu phục vụ trong việc học, giảng dạy được thiết kế và biênsoạn dựa trên căn cứ theo chương trình môn học đó Mục đích là để làm tài liệu phục vụgiảng dạy chính thức trong những chương trình đào tạo cũng như các hoạt động đào tạo,dành cho đối tượng giảng viên và sinh viên.

HVHCQG là cơ sở đào tạo có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, dàydặn kinh nghiệm, phần lớn các giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên ngành trong lĩnhvực đào tạo của HVQHQG phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoahọc được chính đội ngũ giảng viên HV biên soạn Đây được coi là nguồn tài liệu có giátrị và ý nghĩa rất lớn, là nguồn học liệu chính đối với các học phần chuyên ngành củaNhà trường, là học liệu quan trọng phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tậpcủa sinh viên.

Luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp

Trong 30 năm qua, HVHCQG đã tổ chức đào tạo sau đại học, đào tạo sau đại họcsẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân tài chất lượng cao và ngày càng đáp ứngnhu cầu thực tiễn quản lý quốc gia Luận án tiến sĩ là các bài báo cáo khoa học tổng hợp lạitừ kết quả học tập và nghiên cứu của mỗi nghiên cứu sinh, thể hiện được sự nghiên cứucó năng lực, độc lập tìm tòi, sáng tạo tri thức mới có giá trị làm gia tăng thêm tri thức khoa

Trang 26

học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới cho những vấn đềvẫn còn vướng mắc diễn ra ở các lĩnh vực nghiên cứu Là nguồn TLNS quan trọng của Thưviện, đây chính là nguồn tài liệu chứa hàm lượng chất xám cao, đặc biệt là các luận án, luậnvăn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viêncủa HV.

2.1.2 Nguồn thu thập tài liệu nội sinh từ hoạt động nghiên cứu khoa học

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ trọng tâm cơ bản nhất trong cáccơ sở giáo dục đại học, hai nhiệm vụ này bổ trợ lẫn nhau và gắn bó hữu cơ vớinhau Nghiên cứu khoa học là tạo ra nguồn thông tin khoa học mới với chất lượng có thểvượt qua phản biện để công bố quốc tế, hướng đến thực tiễn, đưa ra vấn đề, và cuốicùng hướng đến giải quyết vấn đề.

Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm nhất củaHọc viện Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của HV không ngừngphát triển cả về số lượng và chất lượng Các đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thựctiễn cao, giúp nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn vàlà nguồn tin nội sinh tham khảo rất có ý nghĩa đối với người làm nghiên cứu khoa học đisau.

Kỷ yếu khoa học: Là bài tham luận, bài viết được trình bày tại các sự kiện lớn nhưhội thảo, hội nghị khoa học Hàng năm có nhiều hội thảo cấp trường, cấp khoa được tổchức, các bài viết tại hội thảo, hội nghị có tính chất tham khảo cao, phù hợp với nội dungđào tạo các ngành, nghề của Học viện Tuy nhiên, việc giao nộp tài liệu kỷ yếu khoa họccủa các khoa về Thư viện hiện nay chưa được thường xuyên và cập nhật dẫn đến việcthu thập TLNS vẫn còn có khó khăn nhất định điều này dẫn tới việc thu thập nguồn tinliệu nội sinh không được toàn vẹn dữ liệu.

2.1.3 Các nguồn khác

Xuất bản phẩm định kỳ (Tạp chí)

Luật Báo chí đã coi tạp chí khoa học chính là sản phẩm báo chí xuất bản theo địnhkỳ để công bố kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin về các hoạt động khoa học chuyênngành [khoản 16, điều 3 Luật Báo chí 2016] Thực tế cho thấy tạp chí khoa học là mộtdiễn đàn rất ổn định để công bố, giới thiệu, thảo luận về các kết quả nghiên cứu có tínhphát hiện, đăng tải các nội dung học thuật thuộc một lĩnh vực khoa học chuyên ngànhhoặc liên ngành Đây còn là kênh thông tin khoa học quan trọng trong hoạt động khoa

Trang 27

học và công nghệ, nơi thể hiện sản phẩm cuối cùng của các công trình nghiên cứu vàcũng là bệ đỡ để các công trình khoa học được công bố.

Với các nội dung nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa họchành chính và quản lý nhà nước, tạp chí Quản lý Nhà nước sẽ nguồn tài liệu tham khảocho nghiên cứu giảng dạy và học tập các ngành/ chuyên ngành đào tạo tại Học viện.

Tạp chí Quản lý nhà nước là cơ quan nghiên cứu và ngôn luận của HVHCQG, là tạpchí khoa học chuyên ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học hành chính và quản lýnhà nước; Tạp chí có nhiệm vụ đăng tải, công bố các công trình nghiên cứu khoa học; phảnánh các vấn đề liên quan đến thực tiễn quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội ở các ngành, các cấp trên phạm vi cả nước Tạp chí Quản lý nhà nước hoạt động theoGiấy phép xuất bản (ban đầu) số 183/BC-GPXB ngày 20/01/1993 của Bộ Văn hóa - Thôngtin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Tạp chí Khoa học Nội vụ (tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ) thuộcTrường Đại học Nội vụ Hà Nội, được xuất bản từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 11 năm2022 Với định kỳ 6 số/ năm Tạp chí khi được xuất bản, phát hành phải nộp về thư viện04 bản để lưu giữ và phục vụ bạn đọc, đây cũng được coi là nguồn tài liệu nội sinh cógiá trị của Thư viện vì nội dung phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường.

2.2 Công tác thu thập, xử lý và bảo quản tài liệu nội sinh tại Thư viện Học việnHành chính Quốc gia

Thu thập và bảo quản TLNS là quá trình xác định ra nguồn thông tin tài liệu, lựachọn ra tài liệu, giao nhận nó và để chuyển đến kho lưu trữ, bảo quản và phục vụ ngaytại Thư viện Thư viện nhận thức được vai trò quan trọng của TLNS và đã tiến hành sưutầm, lưu trữ nhiều loại tài liệu như luận văn; luận văn tốt nghiệp; khoá học; ý tưởng kinhnghiệm; dự án nghiên cứu khoa học các cấp; sách giáo khoa, tài liệu phát tay; bài báo,tạp chí, tài liệu biên bản hội nghị

2.2.1 Công tác thu thập, xử lý và bảo quản tài liệu nội sinh tại trụ sở chính 77Nguyễn Chí Thanh trước 01/01/2023

Công tác thu thập tài liệu nội sinh

Thu thập TLNS là quá trình vô cùng quan trọng trong xác định được nguồn tài liệu,để lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào lưu trữ, quản lý chúng và tổ chứcphục vụ cho người dùng tin tại Thư viện Thư viện HVHCQG đã tiến hành tổ chức thuthập, tổ chức quản lý và khai thác TLNS nhằm đa dạng hóa các nguồn lực thông tin và

Trang 28

phục vụ nhu cầu của các nhóm người dùng tin tại Thư viện

Luận án, luận văn, khoá luận.

Từ năm 2003 cho đến thời điểm nay, Học viện đã tổ chức 19 khoá đào tạo tiến sĩ vớihàng trăm nghiên cứu sinh tốt nghiệp Luận án tiến sĩ tại HVHCQG được coi là tài liệunghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực Quản lý công và một số chuyên ngành khác như:Luật hiến pháp và luật hành chính; Chính sách công Đây được coi là nguồn tài liệu cógiá trị chất xám rất cao của Thư viện, là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu các lĩnh vực đào tạo các hệ của Học viện.

Thư viện HVHCQG đã thực hiện công tác thu thập luận án tiến sĩ từ năm 2007, đếnnay đã có 244 luận án tiến sĩ được đưa vào quản lý và phục vụ người dùng tin Nghiêncứu sinh sau khi bảo vệ thành công sẽ nộp cho thư viện 01 cuốn luận án bản cứng và 01đĩa CD toàn văn luận án.

Đào tạo trình độ lên thạc sĩ được tổ chức kể từ năm 1995, cho đến nay Học viện đãđào tạo ra được 20 khoá tốt nghiệp Số lượng luận văn thạc sĩ thư viện đã thu thập đượclà 4480 cuốn, đây là số lượng tài liệu khá phong phú, làm gia tăng nguồn lực thông tincho Thư viện nói chung và nguồn TLNS nói riêng.

Khoá luận tốt nghiệp đại học cũng được Thư viện chú trọng quan tâm thu thập,nguồn tài liệu này hiện đang có 1.101 cuốn, sinh viên sau khi bảo vệ thành công khoáluận phải nộp về cho thư viện 01 cuốn.

Giáo trình, tài liệu bồi dưỡng

Học viện đã tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tàiliệu giảng dạy theo hướng chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, huấn luyện tácnghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực của cán bộ, công chức từ những vị trí, lĩnhvực cụ thể luôn là nhiệm vụ trọng tâm của HV Thời gian qua, công tác đổi mới chươngtrình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của nước ta vàvới xu thế đào tạo chung, được tiến hành ở tất cả các loại hình, cấp độ đào tạo, bồidưỡng của HV Đã và đang góp phần xây dựng được một hệ thống chỉnh thể chươngtrình, giáo trình của các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, theo các cấp độ khác nhau, bổ sung,đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực đa dạng của người học trên nền tảng phát triển thốngnhất: từ bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính đến chuyên viên cao cấp; từ đào tạocử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ; từ đào tạo, bồi dưỡng.

Học viện đã tổ chức biên soạn và xuất bản 157 Tên giáo trình phục vụ nghiên cứu,

Trang 29

giảng dạy và học tập Giáo trình được xuất bản, phát hành sẽ nộp về cho Thư viện 15cuốn để lưu trữ và phục vụ người dùng tin.

Đề tài nghiên cứu khoa học

Trong lịch sử phát triển của HVHCQG, hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấnchính sách luôn gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và trở thành nòng cốt khẳng địnhvai trò quan trọng của HV Hoạt động nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh và đạtđược nhiều những kết quả tốt, phục vụ trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng của Họcviện, tham gia giải đáp những vấn đề cấp thiết nhất của thực tiễn cải cách hành chính đãyêu cầu đặt ra, tư vấn chính sách đối với Bộ Nội vụ, các cơ quan quản lý nhà nước ởTrung ương và địa phương Nhiều chương trình được tổ chức, đề tài, đề án nghiên cứukhoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở đã được hoàn thành, khẳng định được tầm vóc,vị thế và vai trò to lớn của Học viện Hành chính Quốc gia.

Theo Báo cáo số 651/BC - HCQG ngày 11 tháng 3 năm 2024 của HVHCQG, sốlượng đề tài nghiên cứu khoa học các cấp từ năm 2019 đến hết 2023 là 197 đề tài Nhưđã phân tích ở mục 2.1.2, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song hành củacơ sở giáo dục đào tạo, qua số liệu (Phụ lục nội dung 2) chúng ta thấy rằng, hoạt độngnghiên cứu khoa học của HV ngày càng tăng về số lượng và đây sẽ là nguồn tài liệutham khảo hữu ích cho các tác giả làm nghiên cứu về sau nói chung và người dùng tin tạiThư viện nói riêng Tuy nhiên, thực tế hiện nay các kết quả của đề tài nghiên cứu khoahọc các cấp sau khi bảo vệ thành công chỉ đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu khoahọc hành chính mà các tác giả đều không phải nộp về cho Thư viện.

Tạp chí Quản lý nhà nước

Tạp chí được xuất bản từ năm 1993, khi phát hành Tạp chí Quản lý Nhà nước đềunộp lưu chiểu về cho Thư viện 77 Nguyễn Chí Thanh 03 bản, từ 01/01/2023 sau khi sápnhập Thư viện đã được nhận 05 bản/số.

Kỷ yếu hội nghị, hội thảo:

Kỷ yếu khoa học là bao gồm tất cả các bài như tham luận, cũng như bài viết đượctrình bày, triển lãm tại các sự kiện lớn như hội thảo, hội nghị khoa học Hàng năm, cácBan/ Phòng/Khoa tại Học viện thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo chuyênmôn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị mình cũng như côngtác giảng dạy, hoạt động này rất có ý nghĩa trong việc khuyến khích các nhà khoa họcđưa ra các quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề hội thảo, hội nghị nghiên cứu.

Trang 30

Tuy nhiên, việc thu thập tài liệu Hội nghị, hội thảo không được Thư viện thực hiện,hàng năm các đơn vị tổ chức Hội nghị, hội thảo khoa học sẽ lưu tại đơn vị thực hiện màchưa có quy chế nộp lưu chiểu về cho Thư viện.

Công tác xử lý tài liệu nội sinh tại Thư viện 77 Nguyễn Chí Thanh

Sau khi TLNS được thu thập về thư viện, thư viện tiến hành phân loại sơ bộ theo nộidung từng chuyên ngành lớn ứng với từng môn loại tri thức của Khung phân loại, sau đótiến hành xử lý tài liệu Tiếp đó thì, tài liệu sẽ được đưa vào và chuyển sang khâu xử lýtài liệu bao gồm cả xử lý hình thức như là: (vào sổ đăng ký tổng quát, đóng dấu, dánnhãn, ghi số đăng ký cá biệt vào trang tên sách và trang 17, dán số đăng ký cá biệt) vàxử lý nội dung như là : phân loại, làm tóm tắt, định từ khoá tài liệu Công tác xử lý tàiliệu nội sinh tại thư viện đảm bảo các tiêu chuẩn và nghiệp vụ thư viện như biên mụcISBD, ,…

Công tác tổ chức kho và bảo quản tài liệu nội sinh tại Thư viện 77 Nguyễn ChíThanh

Hiện nay, Thư viện tổ chức và quản lý nguồn tin nội sinh dưới hình thức kho kho mở.Độc giả được trực tiếp, tiếp cận đối với kho tài liệu, họ có thể dễ dàng xem lướt để có thểbiết tài liệu mình đang có cần không hoặc nếu cuốn họ biết không có, họ có thể mượnnhững tài liệu khác có trong nội dung tương đương đặt cạnh ngay sát đó, họ không cầnphải ghi lại phiếu yêu cầu, không phải đợi chờ lâu, bạn đọc sẽ không cảm thấy tốn thờigian, không phải phiền hà đến thủ thư Thư viện Cách tổ chức này rất tốt dễ dàng đápứng các nhu cầu độc giả, độc giả sẽ hứng thú hơn, muốn lui tới thư viện một cách thườngxuyên hơn, vòng quay của tài liệu ở kho mở lớn hơn kho đóng Cán bộ thư viện khôngphải trực tiếp thu nhận phiếu yêu cầu, không phải vào kho lấy tài liệu Tài liệukho mở luôn được sắp xếp theo môn loại khoa học, vì đây tài liệu có nội dung liênquan, giống nhau được sắp xếp cùng một nơi, cuốn này không có thì sẽ mượn cuốnkhác đặt ngay cạnh đó và có nội dung liên quan.

Công tác bảo quản tài liệu được quan tâm chú trọng, tất cả đều được sắp xếp trên giá,kệ đảm bảo tài liệu được bảo quản ở điều kiện tốt nhất.

Tổ chức khai thác và phục vụ tài liệu nội sinh

Việc khai thác TLNS tại Thư viện được tổ chức thông qua hình thức đó là đọc trực tạichỗ, không được mượn về nhà, tổ chức kho TLNS được tổ chức theo hình thức kho mở.Việc tổ chức kho mở độc giả được trực tiếp tiếp cận với kho tài liệu, họ có thể xem lướt

Trang 31

để xác định tài liệu đó có cần không hoặc nếu cuốn họ biết không có, họ có thể mượn tàiliệu khác có nội dung tương tự xếp cạnh đó, mà không cần phải viết lại phiếu yêu cầu,không phải chờ đợi, bạn đọc luôn cảm thấy không mất thời gian, không phải phiền hàđến thủ thư Cách tổ chức này dễ thoả mãn nhu cầu độc giả, độc giả thích thú hơn, nênđến thư viện nhiều hơn, vòng quay của tài liệu ở kho mở lớn hơn kho đóng Cán bộ thưviện không phải trực tiếp nhận phiếu yêu cầu, không phải vào kho lấy sách.

Bạn đọc có thể tra cứu TLNS thông qua hệ thống phiếu mục lục tại Thư viện.(Phụ lục ảnh 5) Hệ thống mục lục phiếu (mục lục truyền thống) là hệ thống tập hợp cácphiếu mô tả được sắp xếp theo trật tự nhất định, phản ánh nguồn tin của thư viện.

Stt Tên tài liệu Số lượng

Bảng 2 1 Số liệu TLNS tại 77 Nguyễn Chí Thanh tính đến 30/4/2024

2.2.2 Công tác thu thập, xử lý và bảo quản tài liệu nội sinh tại cơ sở 36 Xuân Latrước 01/01/2023

Công tác thu thập tài liệu nội sinh

Việc thực hiện công tác thu nhập TLNS tại Thư viện 36 Xuân La, tầng 3 của thưviện được thực hiện tại Phòng Báo, tạp chí và TLNS, điều này cũng khẳng định sự quantâm, chỉ đạo sát sao từ Ban Giám hiệu, lãnh đạo Thư viện trong việc thu thập, quản lý vàkhai thác TLNS của Trường Những dạng tài liệu này rất đa dạng được tiến hành thuthập bao gồm: Luận văn, khoá luận, đề tài nghiên cứu khoa học của người học và giảngviên, kỷ yếu khoa học, luận án, luận văn của cán bộ, giảng viên, nhân viên,

Thu thập luận văn, khoá luận tốt nghiệp

Với luận văn thạc sĩ của học viên bảo vệ tại các lớp đào tạo của các cơ sở (cơ sở HàNội, phân hiệu Quảng Nam và phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh) Mặc dù việc tổ chứcđào tạo thạc sĩ được tiến hành đào tạo tại các cơ sở và phân hiệu khác nhau nhưng khihọc viên bảo vệ luận văn thạc sĩ, các lớp đào tạo này đều phải nộp về Trung tâm Thôngtin Thư viện tại Hà Nội 01 bản đóng bìa cứng theo quy định, đã chỉnh sửa và có ý kiếnxác nhận của Hội đồng, 01 bản tóm tắt, 01 đĩa CD có nội dung toàn văn của cuốn luận

Trang 32

văn Toàn bộ các cuốn luận văn bản cứng sau khi được xử lý nghiệp vụ đưa vào phục vụđọc tại chỗ, đĩa CD chuyển đổi sang file PDF, biên mục theo chuẩn nghiệp vụ thư việnđược đưa lên website của Thư viện.

Luận án, luận văn của giảng viên, nhân nhân Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi bảovệ thành công trong và ngoài nước cũng đều phải nộp 01 bản cứng, 01 file mềm về Thưviện và bộ phận Thư viện có trách nhiệm xác nhận việc giao nộp này Việc quy địnhTrung tâm Thông tin Thư viện là đơn vị chịu trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành giaonộp tài liệu của viên chức, người lao động Nhà trường cũng góp phần giúp cho việc thuthập TLNS của trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thuận lợi và đầy đủ hơn trong quátrình thu thập TLNS.

Khoá luận tốt nghiệp đây là tài liệu được coi là một trong những nguồn TLNSphong phú nhất của Thư viện Sinh viên phải nộp cho thư viện 01 bản cứng (đóng bìacứng), 01 bản tóm tắt và 01 đĩa CD hoặc file mềm toàn văn nội dung luận văn Toàn bộdanh sách sinh viên thuộc các khoa, trung tâm làm khoá luận đều được gửi về Thư việnđể quản lý và kiểm soát việc giao nộp trước khi được xét tốt nghiệp, việc quy định nàygiúp cho Thư viện có thể thu thập được số lượng tài liệu khoá luận tốt nghiệp của sinhviên tương đối đầy đủ.

Công tác thu thập giáo trình, bài giảng:

Giáo trình, tập bài giảng do giảng viên Nhà trường biên soạn và tổ chức phát hành inấn Đây là tài liệu rất quan trọng đối giảng viên và sinh viên, giáo trình được sử dụngtrong giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với những yêu cầu về nội dung mỗi học phần,từng chương trình đào tạo và cả trình độ đào tạo,

Giáo trình, tập bài giảng của Trường khi được xuất bản sẽ nộp lưu chiểu tại thư viện20 bản quy định của Nhà trường Tại Thư viện 36 Xuân La (trước là trường Đại học Nộivụ Hà Nội) tính từ năm 2015 đến hết năm 2022 đã biên soạn được 51 tên giáo trình, bàigiảng Đây được coi là nguồn tài liệu có giá trị và ý nghĩa rất lớn, là nguồn học liệuchính đối với các học phần chuyên ngành của Nhà trường, là học liệu quan trọng phụcvụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên Trường Đại học Nội vụHà Nội.

Công tác thu thập đề tài nghiên cứu khoa học:

Việc thu thập đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của sinh viên và giảng viên sau khibảo vệ thành công đều nộp 01 bản cứng và 01 bản mềm về thư viện có xác nhận của hội

Trang 33

đồng hoặc người hướng dẫn Việc xác nhận của thư viện là căn cứ để tác giả hoàn thiệncác quy định và thủ tục thanh toán với Nhà trường.

Thư viện HVHCQG cơ sở 36 Xuân La đang lưu giữ và phục vụ gần 500 đề tàinghiên cứu khoa học các cấp của giảng viên, sinh viên Tuy nhiên việc thu thập đề tàinghiên cứu khoa học còn có khó khăn nhất định trong việc phối hợp giữa Thư viện vớicác khoa, trung tâm do còn một số cá nhân không chủ động nộp sản phẩm nghiên cứukhoa học về cho Thư viện, ngoài ra trong quá trình nộp sản phẩm còn chưa thống nhấtquy định chuẩn việc lưu tên file dữ liệu trên đĩa CD nên gây khó khăn và nhiều thời giancủa nhân viên thư viện.

Kỷ yếu khoa học là tổng hợp các bài tham luận, cũng như bài viết được trình bày tạicác sự kiện lớn như hội thảo, hội nghị khoa học Hàng năm có nhiều hội thảo cấp trường,cấp khoa được tổ chức, các bài viết tại hội thảo, hội nghị có tính chất tham khảo cao, phùhợp với nội dung đào tạo các ngành, nghề của Trường Tuy nhiên, việc giao nộp tài liệukỷ yếu khoa học của các khoa về Thư viện chưa được thường xuyên và cập nhật dẫn đếnviệc thu thập TLNS vẫn còn có khó khăn nhất định Số lượng kỷ yếu hội thảo khoa họcđược lưu giữ tại thư viện 36 Xuân La còn hạn chế, chỉ có 38 tên.

Tạp chí Khoa học Nội vụ (tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ) thuộcTrường Đại học Nội vụ Hà Nội, được xuất bản từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 11 năm2022 Với định kỳ 4 số/ năm Tạp chí khi được xuất bản, phát hành phải nộp về thư viện04 bản để lưu giữ và phục vụ bạn đọc, đây cũng được coi là nguồn TLNS có giá trị củaThư viện vì nội dung phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường.

Trang 34

Việc thu nhận, giao nộp TLNS như Luận văn, khoá luận tốt nghiệp, đề tài nghiêncứu khoa học tại Trung tâm Thông tin Thư viện được thực hiện theo 2 hình thức: Tác giảcó thể nộp trước bản mềm theo hình thức “Nộp sản phẩm khoa học trực tuyến” tại địachỉ website của Thư viện là:

Stt Tên tài liệu Sốlượng

chú2019 2020 2021 2022 2023

3 Khoá luận tốt nghiệp 1.012 117 96 58 101 144 Đề tài NCKH 542 82 103 86 110

Bảng 2 2 Số liệu tài liệu nội sinh tại 36 Xuân La

http://113.190.240.60:8080/phamquangquyen/ và bản cứng trực tiếp cho cán bộ thưviện và nhận phiếu xác nhận (Phụ lục ảnh số 5)

Nguồn:https://docs.google.com/spreadsheets/d/1gtAyuT31PnTNlY8SA9dQ87I5H1GuAiLV2zV7W2tPkV4/edit?fbclid=IwAR09Y_9WD4mk_iRozp5MaOZXsX56ir8Bz046PNlqF_3TTVQf1jLNQNThHkk#gid=777152693

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w