Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là cần thiết để có
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án phát sinh từ HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu ở nhiều hướng, và mức độ tiếp cận khác nhau Các bài viết, công trình nghiên cứu đã góp phần
Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thế chấp nói chung và tranh chấp hợp đồng thế chấp có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật để nâng cao chất lượng xét xử, hiệu quả công việc trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp.
- Luận văn thạc sỹ luật kinh tế của tác giải Nguyễn Văn Lâm (2017) với đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương"
- Luận văn thạc sỹ luật kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hải (2018) với đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng Toà án từ thực tiễn Toà án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”
- Luận văn thạc sỹ luật kinh tế của tác giả Trần Võ Hữu Chánh (2019) với đề tài: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”
- Luận văn thạc sỹ luật kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Duyên (2021) với đề tài: “ Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng Tòa án theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”;
Luận văn thạc sỹ luật kinh tế của tác giả Phạm Thị Ngọc Ngà (2023) nghiên cứu chuyên sâu về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà trên đất Luận văn này tập trung vào thực tiễn giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, cung cấp những thông tin hữu ích về các tình huống tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này và cách thức giải quyết của các cơ quan tư pháp.
- Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả Trần Thị Thùy Trang (2014) với đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”
Ngoài những công trình nghiên cứu trên phải kể đến một số bài viết trên các Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Luật sƣ Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật… Các công trình, các bài viết đã tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật để giải quyết các tranh chấp HĐTD nói chung
4 và tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng Tòa án luôn có tính thời sự, bởi lẽ các qui định pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng cũng nhƣ giải quyết vụ án Do đó, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thực tiễn giải quyết tại Toà án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Về không gian, Luận văn nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án nhân dân tại địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Về thời gian, các số liệu trong luận văn nghiên cứu hoạt động giải quyết tranh chấp HĐTD của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan, trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng cũng như các chính sách của Nhà nước
Bên cạnh phương pháp luận, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các quy phạm pháp luật, các vụ việc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra khi nghiên cứu nội dung đề tài luận văn Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số vụ án trên thực tế phát sinh để phân tích, bình luận dưới góc độ khoa học pháp lý.
Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu
Với sự nỗ lực của tác giả, tác giả hy vọng kết quả của luận văn góp phần làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bất động sản gắn liền với đất tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, luận văn đưa ra các giải pháp như nâng cao trình độ chuyên môn cho thẩm phán, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tranh chấp và tài sản liên quan, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan như cơ quan địa chính, đăng ký đất đai và các ban, ngành khác.
Ngoài ra, Luận văn còn có thể đƣợc sử dụng phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, là một nguồn tài liệu đối với những Thẩm phán, Thƣ ký trong ngành Tòa án nói riêng và ngành tƣ pháp nói chung góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao kết hợp HĐTD và giải quyết tranh chấp HĐTD bằng Tòa án.
Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án về
Hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng Tòa án.
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1 1 1 hái niệm, đ c đi m c a hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng đầu tư (HĐTD) là một loại hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 Về bản chất, HĐTD là hợp đồng cho vay giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay sử dụng và bên vay có trách nhiệm trả lại tài sản cùng loại, chất lượng khi đến hạn Tuy nhiên, chỉ trường hợp có thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật thì hợp đồng mới phải trả lãi.
HĐTD nếu các bên cho vay là TCTD, mà hiện nay chiếm đa số là các Ngân hàng Theo đó, có thể hiểu “Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định (bên vay), theo đó TCTD chuyển giao một số tiền cho bên vay sử dụng vào mục đích và trong một thời hạn được xác định, khi đến hạn, bên vay phải trả cả gốc và lãi được xác định theo lãi suất mà các bên đã thỏa thuận” [5, tr2]
Với định nghĩa này, có thể thấy ngoài những dấu hiệu chung của hợp đồng, HĐTD có những dấu hiệu đặc trƣng sau đây:
Về chủ thể, một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là TCTD TCTD đƣợc hiểu là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động tín dụng TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định
Về đối tƣợng, đối tƣợng của HĐTD là tiền Số tiền này phải đƣợc xác định và phải đƣợc các bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng
Về hình thức, HĐTD luôn luôn đƣợc lập thành văn bản HĐTD đa phần là hợp đồng theo mẫu
Về tính rủi ro, HĐTD vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay Lý do là bởi theo cam kết trong HĐTD, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn Do đó, các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng thường hay xảy ra
Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ, trong HĐTD, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải đƣợc thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay
Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh đƣợc rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng HĐTD cho bên vay, khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính nhƣ sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi…)
Tranh chấp HĐTD là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên vay (khách hàng) Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản đảm bảo, thế chấp… [6, tr6]
Qua định nghĩa trên, có thể thấy, tranh chấp HĐTD có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, giá trị của tranh chấp HĐTD thường có giá trị lớn
Mục đích vay của các khách hàng trong HĐTD thường là do sự thiếu hụt, nhu cầu về vốn mà chủ thể đi vay không thể tự mình xoay xở đƣợc hoặc khó có thể vay từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài do nguồn vốn khá lớn Nhu cầu đó thường rất đa dạng như bổ sung vốn kinh doanh, vay để phát triển kinh tế đối với cá nhân, hộ gia đình Về phía bên cho vay là ngân hàng hoặc các TCTD, bên cạnh vai trò là chủ thể cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các TCTD còn đóng vai trò là người đi vay của các chủ thể khác để cho vay lại Các TCTD thường kí kết các HĐTD dựa vào việc định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm cho vay Thông thường, số tiền cho vay không vượt quá 70% trị giá của các tài sản bảo đảm Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên vay không tuân thủ các cam kết trong hợp đồng, không trả nợ cho các TCTD sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của TCTD đó, cá biết có trường hợp TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả do “nợ xấu” Khi các khách hàng vay vốn không thể thanh toán
9 đƣợc nợ, tranh chấp xảy ra thì TCTD sẽ là chủ thể bị thiệt hại lớn vì nguồn vốn bị ứ đọng, phải thực hiện các biện pháp khắc phục, mục đích lợi nhuận ban đầu không những không đạt được mà còn bị giảm, gián đoạn Trường hợp tranh chấp HĐTD phải khởi kiện tại Tòa án thì càng khó khăn bởi các TCTD và người vay khi này thường không đạt được sự thỏa thuận do một số những nguyên nhân nhưng chủ yếu là người đi vay không còn có khả năng trả nợ cho TCTD Mặt khác, khi tranh chấp HĐTD xảy ra thì TCTD sẽ mất lòng tin với khách hàng vay vốn, các HĐTD tiếp theo sẽ khó mà thực hiện, kể cả khi bên đi vay chứng minh lại đƣợc khả năng tài chính của mình Do đó, có thể nói tranh chấp HĐTD là loại tranh chấp có giá trị thiệt hại lớn, không chỉ ảnh hưởng đến bên cho vay mà còn cả đối với bên đi vay Thậm chí nếu tranh chấp xảy ra nhiều thì ảnh hưởng đó không chỉ ảnh hưởng đến một TCTD mà có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các TCTD khác trong nền kinh tế
Trong các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng (HĐTD), chủ thể bao gồm hai bên: bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD) và bên vay là các tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện vay vốn quy định Trong các vụ kiện liên quan đến HĐTD, TCTD thường là nguyên đơn, bên vay là bị đơn.
Thứ ba, những tranh chấp chủ yếu liên quan đến HĐTD là các tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền gốc, lãi cho bên cho vay, tranh chấp về các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD
Thứ tư, tranh chấp HĐTD thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác nhƣ hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh
1 1 2 hái niệm Hợp đồng thế chấp tài sản Điều 317 BLDS năm 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên
(sau đây g i là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của m nh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và kh ng giao tài sản cho bên kia (sau đây g i là bên nhận thế chấp)” Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình gọi là bên thế chấp Bên có quyền đƣợc gọi là bên nhân thế chấp Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đủ điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung Bên thế chấp tài sản có thể chính là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa
10 vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, có thế là người thứ ba thế chấp bảo đảm cho bên có nghĩa vụ
1 1 3 Hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay, TCTD có thể lựa chọn giữa việc cho khách hàng vay vốn với điều kiện có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay không cần bảo đảm bằng tài sản Thực tế ở Việt Nam các TCTD chủ yếu cho vay trên cơ sở điều kiện bảo đảm bằng tài sản Điều này cũng dễ hiểu, bởi nếu muốn an toàn trong cho vay, chỉ có thể trông chờ vào cái “phao cứu sinh” đƣợc coi là hiệu quả nhất, đó là yêu cầu khách hàng phải có sự bảo đảm bằng các tài sản cho nghĩa vụ hoàn trả nợ vay khi đến hạn thanh toán đối với TCTD Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm có rất nhiều ƣu thế so với các biện pháp bảo đảm khác xét từ góc độ tính tiện dụng cho các bên liên quan (bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm) Vì lẽ đó, các TCTD và khách hàng vay trong quan hệ vay vốn thường ưu tiên lựa chọn biện pháp bảo đảm này
Tài sản thế chấp bao gồm tài sản hiện tại và tương lai, có thể là vật thể, quyền tài sản, giấy tờ có giá trị Bên thế chấp có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài sản, bao gồm cả vật phụ Trường hợp thế chấp bất động sản, pháp luật quy định chặt chẽ hơn về điều kiện chủ thể, hình thức, trình tự thế chấp Bên thế chấp chỉ chuyển giao giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở Trong thời gian thế chấp, bên thế chấp vẫn là chủ thể chiếm hữu, hưởng lợi ích từ bất động sản nhưng bị hạn chế quyền định đoạt.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng Tòa án
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD tại Toà án bao gồm các quy định điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động giải quyết tranh chấp lĩnh vực này Vấn đề này được quy định chi tiết trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ 01/7/2016) và các văn bản liên quan như Luật Thương mại năm 2005, Nghị quyết số 103/2015/QH13 về thi hành BLTTDS năm 2015, Nghị quyết số 02/2016 và 04/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13.
Nội dung pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD bao gồm những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng về giải quyết tranh chấp HĐTD; thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD
Những nguyên tắc là nội dung cơ bản và xuyên suốt trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD tại toà án Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được ghi nhận tại BLTTDS là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho các hoạt động tố tụng tại Toà án Nhằm cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014,
BLTTDS năm 2015 bên cạnh việc kế thừa những nguyên tắc của BLTTDS năm
2004 đã sửa đổi, bổ sung một số nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự và chia thành hai nhóm nguyên tắc: Nhóm nguyên tắc chính và nhóm nguyên tắc đặc thù của BLTTDS Mỗi nguyên tắc đƣợc ghi nhận tại một điều luật riêng biệt được cụ thể hoá tại chương II của BLTTDS năm 2015 Chúng là cơ sở cho hoạt động giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng mang tính bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia Dựa vào những nguyên tắc này, Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng được định hướng để tiến hành giải quyết tranh chấp một cách thuận lợi, nhanh chóng hơn, các đương sự được đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng một cách hiệu quả hơn Hơn nữa việc tuân thủ các nguyên tắc trong giai đoạn tố tụng còn có vai trò to lớn trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại toà án, trong khoa học pháp lý, thẩm quyền đƣợc hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định, theo đó Toà án đƣợc tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật Trong pháp luật tố tụng dân sự, thẩm quyền là một trong những quy định quan trọng Nó là cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu đƣợc bảo vệ quyền khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Bên cạnh đó dựa vào những quy định về thẩm quyền, Toà án xác định đƣợc phạm vi quyền hạn của mình trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết những vụ việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh việc giải quyết không đúng thẩm quyền, đùn đẩy trách nhiệm hay chồng chéo nhiệm vụ khiến cho việc giải quyết tranh chấp khó khăn, thậm chí không mang lại hiệu quả Thẩm quyền của toà án đƣợc pháp luật quy định bao gồm bốn loại thẩm quyền: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
Về chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp HĐTD, đó là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự nói chung bao gồm các nhóm chủ thể: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Việc quy định các chủ thể tham gia, quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng chủ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp có ý nghĩa thực tiễn, to lớn trong việc hỗ trợ hiệu quả giải quyết tranh chấp Trước tiên là giúp các
19 chủ thể nắm rõ đƣợc nhiệm vụ và quyền hạn của mình để từ đó thực hiện đúng khuôn khổ pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp đƣợc thuận lợi, tránh lạm quyền dẫn đến những hiểu biết không mong muốn Đối với trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD tại Toà án đƣợc xem là thức đo đánh giá sự tuân thủ về hình thức Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về tranh chấp đƣợc hiểu là những cách thức đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp Pháp luật tố tụng Việt Nam quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại phần II và phần III của BLTTDS năm 2015 bao gồm tất cả các giai đoạn từ khi khởi kiện, thụ lý vụ án, hoà giải chuẩn bị xét xử, thu thập chứng cứ, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo thủ tục thông thường và thủ tục rút gọn, xét lại Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, công nhận và cho thi hành Bản án Việc BLTTDS quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tạo đƣợc khung pháp lý chặt chẽ để các chủ thể dễ dàng thực hiện các bước trong quá trình giải quyết tranh chấp, thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình Từ đó, tranh chấp đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả
Chương 1 nghiên cứu các khái niệm cơ bản về hợp đồng thế chấp (HĐTD) có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phân tích đặc điểm, tranh chấp và phương thức giải quyết Đồng thời, làm rõ pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD bằng Tòa án Tiếp theo, chương trình bày thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá những hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi phía bắc, đƣợc thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập năm 1997
Vĩnh Phúc là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi, phía bắc, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân Với hệ thống giao thông phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng luôn được đầu tư đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức độ cao và tương đối ổn định, tỉnh Vĩnh Phúc luôn có sức hút mạnh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đang ngày càng phát triển và có thể nói là phát triển rất nhanh tại tỉnh Vĩnh Phúc Huyện Yên Lạc đƣợc tái thành lập năm 1996, huyện Yên Lạc gồm có 15 xã, 02 thị trấn Từ nhiều năm nay, lãnh đạo của địa phương đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng, quyết định đến giải quyết việc làm bền vững, tăng thu nhập, nâng mức sống của người dân Những năm gần đây, huyện Yên Lạc đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Lạc đã thành lập đƣợc 6 CCN với tổng diện tích gần 110 ha, gồm CCN Yên Đồng, CCN làng nghề - chợ sắt Tề Lỗ, CCN làng nghề xã Đồng Văn, CCN làng nghề Minh Phương, CCN làng nghề Trung Nguyên, Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc Ngoài việc phát triển công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng đƣợc huyện đƣợc quan tâm, chú trọng, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hiện nay, huyện Yên Lạc có 8 làng nghề đƣợc tỉnh công nhận nhƣ: Mộc xây dựng,
35 mộc mỹ nghệ; chăn ga, gối đệm, khung màn, bông vải sợi, tái chế nhựa, phá dỡ máy móc, cơ khí, ngành chế biến…
Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đóng trên địa bàn thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn từ năm 2019 tới nay, về cơ bản chỉ tiêu biên chế của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đƣợc phân bổ 16 cán bộ, công chức, người lao động gồm 13 biên chế và 03 cán bộ hợp đồng dài hạn trong đó có 02 Thẩm phán trung cấp, 05 Thẩm phán sơ cấp, 05 thƣ ký, 01 kế toán
Cùng với việc đang phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nên các vụ án tranh chấp HĐTD đƣa ra giải quyết tại Tòa án khá cao, Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc luôn nằm trong tốp đầu những Tòa án có số lƣợng giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD nhiều nhất của tỉnh Vĩnh Phúc
2 2 1 Tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Theo thống kê báo cáo hàng năm, từ năm 2019 đến hết năm công tác 2023, tình hình giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD (bao gồm cả án kinh doanh thương mại và dân sự), có thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể nhƣ sau:
Bảng số#liệu#thống#kê#các#vụ án về tranh chấp HĐTD (có thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đƣợc giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, thời kỳ 2019-2023
Năm Thụ lý Số vụ án đã giải quyết Số vụ còn tồn lại Đình chỉ Công nhận Xét xử
Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, từ 2019 đến 2023, các tranh chấp HĐTD chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng số các vụ án kinh doanh thương mại, dân sự liên quan đến tranh chấp hợp đồng Trong đó, cá biệt năm 2019, 2023 Năm 2021, 2022, các vụ án tranh chấp HĐTD có dấu hiệu hạ nhiệt hơn Nguyên nhân của việc phát sinh các tranh chấp HĐTD này xuất phát từ một trong những đối tƣợng cơ bản của HĐTD nói chung đó là kinh doanh tiền tệ Đây là một trong những đối tƣợng kinh doanh luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của các TCTD Qua việc các đương sự lựa chọn Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã rất cố gắng, nỗ lực thể hiện ở việc tỷ lệ án công nhận và án đình chỉ giải quyết vụ án chiếm phần lớn trong số liệu các vụ án đã giải quyết, xét xử Số liệu các vụ án Tòa án phải xét xử các năm 2019 và 2020 là tương đối cao tuy nhiên, cùng với việc đề cao công tác hòa giải, cũng nhƣ kỹ năng, trình độ Thẩm phán ngày càng đƣợc nâng cao số liệu các vụ án phải tiến hành xét xử năm 2021 đã giảm xuống và năm
2022, Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc không phải xét xử vụ án nào
2 2 2 Đánh giá công tác giải quyết, xét xử các vụ án về tranh chấp Hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐTD tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định Cụ thể là:
Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp HĐTD đã đƣợc thống nhất theo trình tự thủ tục đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Điều này, đã tiết kiệm được thời gian, sức người, sức của cho các cơ quan tư pháp và cho chính các bên tranh chấp trong vụ án
Thứ hai, các vụ án đƣợc Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc xét xử đảm bảo tuân thủ về trình tự thủ tục, trong thời hạn theo quy định của pháp luật
Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc đã áp dụng đúng quy định pháp luật, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan để xét xử hiệu quả, giải quyết các yêu cầu, ý kiến của đương sự, đúng theo quy định pháp luật Giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự Ngoài ra, Tòa án huyện Yên Lạc còn chú trọng công tác hòa giải, phát huy tính đặc thù của việc giải quyết tranh chấp HĐTD như giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, nhằm giảm thiểu thiệt hại về vật chất và giữ uy tín cho các bên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đối với giải quyết tranh chấp HĐTD vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến quá trình giải quyết còn chƣa thực sự có hiệu quả
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tố tụng
Bộ luật tố tụng dân sự là một công cụ quan trọng giúp các Thẩm phán, Thƣ ký trong việc giải quyết vụ án tranh chấp HĐTD Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các vụ án, có một số những quy định của BLTTDS còn chƣa hợp lý, quy định còn chung chung dẫn tới việc áp dụng các quy định còn nhiều khó khăn, nhiều cách hiểu khác nhau giữa các Thẩm phán Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là hết sức cần thiết, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thị trường tín dụng ở nước ta
Thứ nhất, nhằm đảm bảo các quyền của tổ chức, cá nhân, cơ quan cần hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Cụ thể, cần quy định rõ ràng về quyền khởi kiện và thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự; cơ chế giám sát việc tiếp nhận đơn, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, thụ lý đơn khởi kiện; việc trả lời người khởi kiện khi đã nhận được đơn gửi qua đường bưu điện bằng văn bản; thực hiện đúng thời hạn khởi kiện, thụ lý vụ án nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thực hiện khởi kiện Hạn chế các trường hợp được tạm đình chỉ giải quyết vụ án, tránh việc lợi dụng quy định này để kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử
Thứ hai, về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh thương mại liên quan đến tranh chấp Hợp đồng tín dụng
Theo quy định của BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM là
2 (hai) tháng, kể từ ngày thụ lý Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể đƣợc gia hạn thêm 1 (một) tháng Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng nhất là các vụ án có tài sản thế chấp thì thời hạn trên là quá ngắn bởi không phải vụ án nào các đương sự cũng hợp tác với Tòa án mà rất nhiều trường hợp các đương sự không hợp tác, không có mặt để tham gia tố tụng khi đƣợc triệu tập, cố tình lẩn tránh không hợp tác, không cung cấp tài liệu, chứng cứ Tòa án phải tiến hành thu thập chứng cứ ở nhiều nơi, nhiều cơ
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán ngoài giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại còn phải giải quyết nhiều loại vụ án khác như hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính Vì vậy, không phải lúc nào Thẩm phán cũng có thể tập trung ưu tiên xử lý vụ án kinh doanh thương mại mặc dù thời hạn giải quyết chỉ có 4 tháng (có thể gia hạn thêm 2 tháng) Do đó, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án kinh doanh thương mại cần được điều chỉnh hợp lý như các loại vụ án dân sự khác.
Thứ ba, hoàn thiện quy định phương thức tống đạt văn bản tố tụng Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Hiện nay, đất nước Việt Nam đang thực hiện tiến trình chuyển đổi số quốc gia trong đó có việc phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ dựa trên cơ sở việc công dân làm căn cước công dân gắn chíp của Bộ Công an Nhiều trường hợp đương sự không hợp tác, Tòa án đã xác minh tại cơ quan công an địa phương để tìm được địa chỉ hiện tại của đương sự trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp như Vụ án thứ tư tại chương 2 Luận văn tác giả đã nêu Với phương thức tống đạt văn bản tố tụng Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng này vẫn còn nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau Do vậy, quan điểm tác giả cho rằng cần thiết có văn bản phối hợp của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ công an trong việc thực hiện thủ tục tống đạt cho đương sự Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn chi tiết về nội dung thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng Về phía Bộ Công an sẽ hỗ trợ xác minh trong trường hợp Tòa án thực hiện thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng không có kết quả hoặc khi đương sự có đề nghị
Thứ tư, hoàn thiện quy định phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử Điều 176 BLTTDS năm 2015 quy định: “Việc cấp, tống đạt, th ng báo bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”
Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 92/2015/QH13 và Luật Tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.
Nghị quyết số 04 hướng dẫn việc dùng phương tiện điện tử trong khởi kiện, trao đổi tài liệu, chứng cứ, cũng như cấp, tống đạt văn bản tố tụng Tuy nhiên, nhiều tòa án hiện vẫn chưa triển khai việc này, lý do bao gồm khó khăn trong sử dụng chữ ký số và đăng ký chữ ký số cho người liên quan.
Cùng với thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nước ta đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, trong đó, việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ là là xu hướng của toàn cầu Ngoài ra, nước ta có hệ thống mạng không dây internet rất phát triển, với chi phí truy cập mạng thấp (có thể dùng miễn phí ở các quán café, trà đá, cửa hàng…), tỷ lệ người dân sở hữu điện thoại thông minh tại là rất cao (theo thống kê số lượng dự kiến người Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh là khoảng 63,8 triệu người, tỷ lệ người sử dụng Internet năm 2023 là 78.59%) Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử cho các đương sự bởi phương thức tống đạt điện tử sẽ tiết kiệm rất nhiều ngân sách khi thay thế tống đạt qua hình thức gửi thƣ bảo đảm qua bưu điện hoặc Văn phòng Thừa phát lại Ngoài ra, còn giảm được thời gian, công sức cho cán bộ, công chức ngành Tòa án cũng nhƣ cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ công tác, làm việc với đơn vị
Thứ năm, quy định về biện pháp cưỡng chế đối với các đương sự
Thực tế hiện nay rất nhiều vụ án tranh chấp HĐTD bị kéo dài thời gian giải quyết là do bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cố tình không hợp tác gây khó khăn cho Tòa án cũng như phía nguyên đơn Nhiều trường hợp, các Thƣ ký, Thẩm phán phải đi lại rất nhiều lần để phục vụ cho các công việc
55 nhƣ: Xác minh thu thập chứng cứ về các vấn đề nhƣ tình trạng pháp lý, hoạt động của công ty, tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án…Việc phải đi lại nhiều lần khiến vụ án phải kéo dài thời gian giải quyết do phải làm thủ tục tố tụng đảm bảo theo quy định của pháp luật Việc này gây tốn kém về chi phí cũng nhƣ quyền lợi cho nguyên đơn và Tòa án
Vì vậy, để đảm bảo công tác tố tụng đƣợc diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, pháp luật cần quy định những chế tài đối với các trường hợp không hợp tác của các đương sự hoặc cơ quan hữu quan khác như bổ sung việc xử phạt hành chính đối với những trường hợp nhiều lần cố tình vi phạm hoặc quy định cụ thể hậu quả pháp lý nếu các đương sự không hợp tác Việc này nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức của các đương sự, của các tổ chức, cá nhân hữu quan trong công tác cung cấp chứng cứ cho Tòa án cũng nhƣ việc tuân thủ tham gia vụ án
Thứ sáu, bổ sung các quy định của BLTTDS về phần giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng, phải được bổ sung theo hướng quy định rõ căn cứ, nội hàm, phạm vi, căn cứ xác định án lệ, tập quán làm cơ sở giải quyết tranh chấp, nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, phạm vi những quy định pháp luật được phép sử dụng làm pháp luật tương tự khi giải quyết tranh chấp
Thứ bảy, BLTTDS cần bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến thu thập, lưu trữ, sử dụng nguồn chứng cứ, chứng cứ là dữ liệu điện tử, về thụ lý, xử lý đơn khởi kiện qua thư điện tử nhằm tạo điều kiện cho các đương sự cũng như Thẩm phán giải quyết vụ án đƣợc nhanh gọn, giảm thiểu thời gian thực hiện Thứ tám, cần có hướng dẫn về hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại khoản 7 Điều 70 và khoản 2 Điều 106 BLTTDS năm 2015
Khoản 7 Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền của đương sự nhƣ sau:
“Điều 70 Quyền, nghĩa vụ c a đương sự
7 Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà h đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó;….”
Khoản 2 Điều 106 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền đề nghị Toà án yêu cầu cơ quan tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ:
“Điều 106 Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung
Theo thống kê tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc thấy rằng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất là một trong những tài sản đƣợc thế chấp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay nhiều nhất Việc xử lý tài sản thế chấp khi người vay không có khả năng trả nợ giúp các TCTD tránh được nợ xấu cũng nhƣ các rủi ro phát sinh, bảo đảm đƣợc nguồn tiền cho vay không bị thất thoát Với các TCTD thì thường muốn được trả nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm nhưng các đương sự thì muốn trốn tránh nghĩa vụ cũng như không đồng ý việc xử lý tài sản thế chấp, thường viện ra nhiều lý do khác nhau để trì hoãn, gây khó khăn…Do vậy, pháp luật cần hoàn thiện hơn để việc giải quyết các vụ án đƣợc thuận lợi, đúng pháp luật Theo quan điểm của tác giả, một số vấn đề liên quan đến pháp luật nội dung nhƣ Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật nhà ở, pháp luật Ngân hàng và các luật chuyên ngành cần hoàn thiện nhƣ sau:
Thứ nhất, các quy định về chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản cần phải xác định rõ ràng
Việc hiệu quả hóa thế chấp quyền sử dụng đất đòi hỏi phải có những điều chỉnh phù hợp từ cả luật dân sự và luật đất đai Những điều chỉnh này bao gồm:
Việc xác lập các quyền về tài sản cho hộ gia đình cần chi tiết các tiêu chí và dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự Tiêu chí để xác định rõ các thành viên hay đại diện trong hộ gia đình cần đƣợc cụ thể Đối với Luật đất đai để tránh tranh chấp cần minh bạch và xác minh rõ tài sản Bên cạnh đó pháp luật cần bổ sung các quy định về quản lý đăng ký thành viên hộ gia đình (đăng ký lần đầu, thay đổi, chấm dứt) cần đƣợc bổ sung và làm rõ trong pháp luật Mục đích bổ sung cụ thể các quy định trên nhằm để xác định tƣ cách thành viên hộ
Theo quy định cụ thể và rõ ràng, các hộ gia đình được thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền của mình đối với đất đai, bảo đảm quyền lợi chính đáng của 58 gia đình liên quan.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về xử lý tài sản bảo đảm
Theo Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên xử lý tài sản đảm bảo được phép xử lý đồng thời các bộ phận của tài sản đảm bảo Tuy nhiên, hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý quyền sử dụng đất trong trường hợp chủ sở hữu chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất không được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều này gây khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là tài sản gắn liền với đất.
Thứ ba, cần bổ sung quy định về định giá khi phải xử lý tài sản bảo đảm Liên quan đến vấn đề định giá tài sản bảo đảm, Điều 306 BLDS năm 2015 có quy định: “1 Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá th ng qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm Trường hợp kh ng có thỏa thuận th tài sản được định giá th ng qua tổ chức định giá tài sản.” trong khi Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày
19/3/2021 của Chính phủ Quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không có hướng dẫn gì thêm đối với nội dung này Do đó, đề nghị Chính phủ bổ sung quy định về định giá tài sản bảo đảm nhƣ sau: “Khi ký hợp đồng bảo đảm, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm”
Thứ tƣ, cần xây dựng, đồng bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Hiện tại các quy định pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đƣợc quy định tại văn bản khác nhau nhƣ BLDS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Công chứng, Luật Hôn nhân và gia đình, BLTTDS Ngoài ra, các quy định của pháp luật còn được hướng dẫn áp dụng bởi nhiều nghị định nhƣ Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của
Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Nhà ở và các văn bản sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai và nhiều thông tƣ, thông tƣ liên bộ của các bộ, ngành được ban hành để hướng dẫn áp dụng các nghị định trên Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn Việc xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ sẽ giúp giải quyết một cách hiệu quả, nhanh gọn các tranh chấp liên quan đến chủ thể trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Thứ năm, về vấn đề định giá tài sản bảo đảm tại Khoản 2, Điều 306 BLDS năm 2015 đặt ra yêu cầu “việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường” Đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì việc định giá cũng rất khó khăn khi có nhiều yếu tố tác động đến việc định giá nhƣ lƣợng cung, cầu, quy hoạch,… Do đó, đây là một yêu cầu phù hợp nhằm tránh việc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đƣợc định giá dưới mức giá thị trường làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thế chấp Tuy nhiên, tại quy định này chưa nêu rõ yêu cầu này có áp dụng cho trường hợp TCTD và bên thế chấp có thỏa thuận về giá tài sản thế chấp hay không, nhất là khi giá thỏa thuận này lại thấp hơn mức giá thị trường của tài sản bảo đảm Theo quan điểm của tác giả, cần thiết có quy định hướng dẫn cách thức định giá tài sản bảo đảm nhất là việc định giá tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm đảm bảo quyền lợi cho các TCTD cũng nhƣ bên thế chấp
Thứ sáu, về thứ tự ƣu tiên thanh toán tài sản bảo đảm Trên thực tế, có trường hợp khi TCTD xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trên đất, chủ nợ (bên xây dựng công trình, bên cung cấp vật liệu xây dựng, bên tƣ vấn thiết kế, có chi phí đóng góp hình thành tài sản thế chấp đề nghị đƣợc ƣu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp Trong trường hợp này, một số Tòa án đã có quan điểm xác định TCTD được ưu tiên thanh toán trước, tuy nhiên một số Tòa án lại có quan điểm xác định chủ nợ có chi phí đóng góp hình thành lên tài sản thế chấp thì được ưu tiên thanh toán trước BLDS năm 2015 hiện chưa quy định
60 rõ về thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa TCTD và chủ nợ có chi phí đóng góp hình thành lên tài sản thế chấp
Bên cạnh đó, theo Điều 372 BLDS năm 2015, một trong những căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự là “nghĩa vụ dân sự đƣợc bù trừ” Tuy nhiên, hiện chƣa rõ thứ tự ƣu tiên giữa quyền bù trừ nghĩa vụ dân sự và quyền phát sinh từ giao dịch bảo đảm Vì vậy, để đảm bảo pháp luật đƣợc áp dụng thống nhất, cần bổ sung quy định về thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa bên nhận tài sản đảm bảo với chủ nợ có chi phí đóng góp hình thành tài sản đảm bảo, giữa bên nhận bảo đảm với bên đƣợc bù trừ nghĩa vụ và các chủ thể khác có quyền đối với tài sản.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về giải quyết
Trên cơ sở nội dung phân tích tại Chương 2, tác giả có một số đề xuất giải pháp nhằm tăng tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại TAND huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc:
Một là, thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ giữa các Thẩm phán tại TAND huyện Yên Lạc về phương pháp giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tòa án Nhất là những vụ án có tài sản bảo đảm thuộc sở hữu/quyền sử dụng của hộ gia đình mà chƣa có cở sở xác định đƣợc tất cả các thành viên trong hộ gia đình Thêm vào đó, các cán bộ Thẩm phán cũng có thể tự trau dồi nghiệp vụ bằng cách tham gia các khóa tập huấn, bồi dƣỡng do Tòa án cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Việc bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cần đi vào trọng tâm, trọng điểm, nội dung cụ thể và đáp ứng các yêu cầu (i) làm rõ nội hàm của các vụ án tranh chấp HĐTD có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất mà Tòa án thụ lý: Trong các đợt bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ, nội dung này là cần thiết để các Thẩm phán, các cán bộ Tòa án nhận thức đƣợc tính chất, nội dụng vụ việc trong quá trình thụ lý, giải quyết các tranh chấp, từ đó nắm chắc các nguyên tắc chỉ đạo, áp dụng các quy định pháp luật về ngân hàng, đất đai cũng nhƣ các quy định pháp luật về tố tụng dân sự nhằm giải quyết vụ án có hiệu quả, chất lƣợng; (ii) Bồi dƣỡng, tập huấn về kỹ năng nghề nghiệp trong việc thụ lý, giải quyết các
61 tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát sinh từ HĐTD, cụ thể nhƣ: kỹ năng nhận và xem xét đơn khởi kiện tranh chấp HĐTD; xây dựng hồ sơ vụ án tranh chấp HĐTD; kỹ năng tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Ngoài ra, Thẩm phán giải quyết vụ án cần tuân thủ quy định của BLTTDS trong quá trình thu thập chứng cứ, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan về tài nguyên môi trường, cơ quan thẩm định, định giá, giám định để thu thập chứng cứ nhằm phục vụ giải quyết vụ án
Hai là, các Thẩm phán cần cập nhật các Án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về các tranh chấp có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trên cơ sở đó, các Thẩm phán cần đánh giá các sai sót, định hướng cách hiểu và áp dụng quy định pháp luật phù hợp
Ba là, TAND huyện Yên Lạc tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án Điều này giúp cho việc lưu trữ hồ sơ, tra cứu thông tin cũng nhƣ báo cáo cho các cấp Tòa án tuyến trên đƣợc thuận tiện, chính xác hơn Song song với đó, tổ chức các lớp đào tạo cho các Thẩm phán, thƣ ký tham gia nhằm nâng cao kĩ năng trong ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới thực hiện các nghiệp vụ qua hệ thống thông tin điện tử nhƣ tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử, các nghiệp vụ điện tử khác theo quy định của pháp luật
Bốn là, với vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp, trước và sau mỗi phiên tòa xét xử, Tòa án nên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất cho các đương sự được nắm rõ Từ đó giúp các đương sự có hiểu biết về quy định pháp luật thế chấp tài sản nói chung và tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất nói riêng, nâng cao hiệu quả quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Toà án, giảm thiểu đến mức tối đa các tranh chấp HĐTD
Năm là, tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án các cấp trong hoạt động thụ lý tranh chấp HĐTD có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
62 với đất Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lƣợng thụ lý, xét xử và thống nhất áp dụng pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Tòa án Việc tổng kết, rút kinh nghiệm, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động thụ lý tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án có ý nghĩa rất lớn đối với yêu cầu bảo đảm chất lƣợng áp dụng pháp luật của hoạt động này Bên cạnh việc tổng kết hàng tháng, quý, năm, Tòa án cũng cần tự đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân và trách nhiệm trong việc thụ lý tranh chấp HĐTD không có căn cứ pháp luật để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời
Cùng với việc tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án, cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giải quyết, xét xử Việc xây dựng chuyên đề thụ lý tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có sự tham gia của các Tòa chuyên trách, Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án hai cấp và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, đất đai Chuyên đề cần đƣợc đƣa ra hội thảo và áp dụng vào thực tiễn công tác thụ lý, xét xử tranh chấp HĐTD để phát huy hiệu quả cao
Dựa trên phân tích một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Chương I và nghiên cứu, đánh giá từ thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp về HĐTD có thế chấp tài sản là quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc trong Chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tố tụng và quy định pháp luật về nội dung nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp này
Mặc dù những đề xuất của tác giả có thể chƣa đầy đủ nhƣng đó cũng là giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh từ HĐTD có tài sản thế chấp là quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời góp phần giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án nói chung cũng nhƣ Tòa án tại TAND huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng sẽ đƣợc hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các tranh chấp về hợp đồng tín dụng sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn dẫn tới việc giải quyết các tranh chấp của Tòa án ngày một gia tăng Do vậy, chất lƣợng giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng cần phải nâng cao hơn, giải quyết triệt để hơn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “ Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng
Tòa án về Hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn đã làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng, về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đã chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng cũng như được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn, các Thẩm phán hỗ trợ nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức còn hạn chế nên những vấn đề nêu trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và các nhà nghiên cứu để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn
1 Nguyễn Văn Lâm (2017), đề tài “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD từ thực tiễn tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương";
2 Nguyễn Thị Hải (2018), đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh từ HĐTD bằng Toà án từ thực tiễn Toà án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Viện Đại học mở Hà Nội;