ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN THỚI BÌNH CỦA TỈNH CÀ MAU VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020” Ngành: KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CN SINH HỌC Chuyên ngành:
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Thới Bình nằm về phía Bắc của tỉnh Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên 63.645,8 ha gồm 12 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 11 thị xã) Ranh giới hành chính được xác định:
- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang,
- Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu,
- Phía Tây tiếp giáp với Huyện U Minh,
- Phía Nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau,
Huyện Thới Bình có vị trí giáp thành phố Cà Mau, khu liên hợp khí điện đạm Cà Mau, có các trục kết nối giao thông khá phát triển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tuyến giao thông đường thủy phía Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long đi qua Vì vậy khả năng thu hút vốn đầu tư vào huyện sẽ được tăng lên, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu bán đảo Cà Mau có chế độ gió mùa cận xích đạo, với nền nhiêt cao đều quanh năm, lựong mưa lớn phân hóa theo mùa
Lượng mưa trung bình hằng năm 2.000 -2.200mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 chiếm 90% lượng mưa cả năm, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm 10-15% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thới Bình Trong năm gió thịnh hành theo hai mùa: Mùa khô có gió Đông Bắc, Mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam hoặc gió Tây Trong mùa mưa thường xảy ra dông, có lốc
7 xoáy có gió mạnh cấp 7, cấp 8, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,6 0 C độ ẩm không khí trung bình 85-86%
Với khí hậu phân chia hai mùa rỏ rệt nên có nhiều thuận lợi cho nhân dân trong việc bố trí cây trồng hợp lý, chủ động tưới tiêu mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Địa hình, địa mạo
Huyện Thới Bình thuộc vùng đầm lầy, đọng nước, đây là vùng bán đảo Cà Mau có nguồn gốc do hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất thuộc vùng biển cạn với rừng ngập mặn và sau đó nước biển hạ thấp nên dần hình thành vùng đồng bằng như ngày nay
Vì vậy, huyện có địa hình bằng phẳng, cao trung bình từ 0,2-0,4m, một số ít có địa hình cao hơn có cao trình 0,8-1,2m, một số khu vực thấp trũng như khu vực Cây Sộp, xóm Hồ Thị Kỷ, khu vực Thới Hòa, Chàm Thẻ…và có hệ thống sông, kênh rạch tương đối dày đặc, phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích
Với địa hình này, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thích hợp cho các hoạt động giao thông đường thủy Tuy nhiên lại rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và xây dựng nhà ở, các công trình dân dụng, trong sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô.
Đặc điểm thủy văn
Hệ thống thủy văn chịu ảnh hưởng tồng hợp của triều Biển Đông và Biển Tây, rất phức tạp Nơi tiếp giáp của hai chế độ thủy triều là vùng nước ứ đọng nước sông hay kênh rạch không lưu thông, nước đứng, làm lắng tụ nhiều phù sa
Trên địa bàn huyện hình thành một số vùng giáp nước (theo tuyến kênh Đường Xuồng, kênh Cây Gừa, kênh Bảy Ngàn…) nên những vùng trũng này khó tiêu thoát úng trong mùa mưa và cấp thoát nước phục vụ nuôi trồng tôm tai một số vùng
Sông Trẹm khởi nguồn tè Cái Tàu (U Minh) dài 36 km chảy vào sông Ông Đốc Sông Trẹm có độ sâu trung bình 2.5-3m, chiều rộng 80-100m và có màu nước thay đổi theo mùa Mùa mưa, nước sông có màu đỏ do các kênh rạch nối liền với rừng Tràm U Minh Thượng và U Minh Hạ đổ ra Về mùa khô, nước sông có màu trắng đục của phù sa từ biển Tây đổ vào dọc sông Trẹm là cánh đồng lúa bạt ngàn, vườn cây ăn trái, vườn mía.
Các nguồn tài nguyên
Nước mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt (nhất là đối với vùng Biển Bạch, Tân Bằng việc khai thác gặp khó khăn) Ở những vùng sản xuất nông nghiệp hệ sinh thái nước ngọt thì nước mưa cuối vụ có thể được bao giữ lại trong kênh rạch để tưới bổ sung cho lúa hai vụ, cho mía và sản xuất vụ màu
Hiện nay nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa từ biển vào hoặc được pha trộn với nước mưa Trong mùa khô độ mặn nước sông tăng cao hơn so với mùa mưa do có sự hòa lẫn nước mưa Trong mùa mưa độ mặn giảm nhanh ở cả nước sông và nước đầm nuôi tôm, một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể luân canh sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa mang lại hiệu quả cao và phát triển khá bền vững
Trên địa bàn huyện có 04 di tích lịch sử (khu căn cứ Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương của Miền Nam tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, nhà máy xay lúa bên dòng sông Trẹm), trong đó có 01 khu di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền thờ Bác Hồ) tại xã Trí Lực, 2 bia chiến thắng và bia lưu niệm và có đình Thần làng
Với truyền thống của dân tộc,truyền thống cách mạng, người dân cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh ngiệm, thành quả đạt được cùng với đội ngủ trí thức, cán bộ khoa học Được sự quan tâm của cấp trên, trong thời gian tới, huyện Thới Bình sẽ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh nền kinh tế xã hội.
Thực trạng môi trường
Địa bàn huyện chưa hình thành các khu công nghiệp, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn với quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên ít tác động đến môi trường Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên của thị trấn do tác động của quá trình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, rác thải sinh hoạt, tác động đến môi trường nước và môi trường đất
Các hoạt động kinh tế chủ yếu có tác động đến môi trường như: sử dụng nhiều hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất dùng để xử lý hầm nuôi tôm, cá và dùng để đánh bắt thủy sản Các hoạt động khai thác chế biến thủy hải sản, giao thông vận tải hàng hóa bằng đường thủy qua các kênh rạch đã thải vào môi trường không ít rác thải, dầu làm thay đổi thành phần vật chất trầm tích, nước ven biển.
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê tại thời điểm tháng 3 năm 2011 dân số của huyện Thới Bình là 140.600 người so với dân số năm 2009 đã tăng thêm 6.144 người Bình quân dân số tăng thêm của huyện thấp hơn so với các huyện khác Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện khá cao đầu năm 2011 là 1,24%, dân số cơ học giảm
Mật độ dân số trung bình của huyện là 219 người/km 2 bình quân toàn tỉnh là 226 người/km 2 Dân số trong huyện phân bố không đều, các xã có điều kiện kinh tế xã hội
10 khó khăn như Tân Lộc Đông, Biển Bạch Đông, Tân Bằng có mật độ dân số thấp hơn khá nhiều so với một số xã
Mật độ dân số theo từng xã trong huyện Thới Bình được nêu trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Dân số và mật độ dân số theo đơn vị hành chính
STT Đơn vị xã Dân số Mật độ
“Nguồn: số liệu Phòng Thông kê huyện Thới Bình dân số thời điểm tháng 3/2010”
Huyện Thới Bình có các dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người Khmer đầu năm 2011 có 1.626 hộ với 7.614 người, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Lộc, Tân Lộc Đông, Hồ Thị Kỷ, ngoài ra còn có dân tộc Hoa 137 hộ với 608 người và một số dân tộc khác khoảng 3 hộ với 11 người Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh
11 nhiều con hơn, bình quân số là 4,4 người/hộ, riêng các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 4,8 người/hộ
1.2.1.2 Lao động việc làm và thu nhập Đầu năm 2011 toàn huyện có 92.865 người trong độ tuổi lao động, chiếm 66% dân số Lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực tốt, nhưng trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo Tỷ lệ lao động được đào tạo, dạy nghề tập huấn trong huyện chiếm khoảng 8% ,riêng số lao động có trình độ từ công nhân kỉ thuật trở lên đến cuối năm 2010 chiếm 3,84%
Nguồn lực lao động của huyện chưa được sử dụng có hiệu quả vẩn còn một số lao động nhàn rổi ở địa phương Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện, số lao động có việc làm ổn định là 80.820 người chiếm 87,5% Số lao động nử tham gia làm việc trong các ngành kinh tế của huyện chỉ chiếm 34% Vì vậy cần tạo nhiều việc làm phù hợp để lao động nữ tham gia làm việc, có thu nhập, làm chủ cuộc sống Do cơ cấu kinh tế huyện chủ yếu là nông ngư nghiệp, nên số lao đông nông nghiệp chiếm trên 83% lao động công nghiệp xây dựng chiếm 5,7%; lao động dịch vụ chiếm 11,3%.
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng giá trị tăng thêm của huyện năm 2010 tăng gấp 3,45 lần năm 2000, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 là 13,2%, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 16% và giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân là 10,4% Tính chung cả thời kỳ 10 năm 2001-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thới Bình bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Cà Mau
Lĩnh vực dịch vụ tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân hàng năm đạt 16,8% (giai đoạn 2006-2010 tăng 15,1% so với nghị quyết là 13,75%); đồng thời lĩnh vực công nghiệp xây dựng giai đoạn 2006-2010 củng có tốc độ tăng cao (18% so với Nghị quyết
20,56%) Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005 do gia tăng diện tích nuôi tôm, giai đoạn 2006-2010 tăng 7,6% (so với Nghị quyết là 8,21%)
Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng của các khu vực đã có sự thay đổi Nông lâm ngư nghiệp đã giảm dần từ 70% trong 5 năm đầu 2001-2005 xuống 50-52% trong giai đoạn 2006-2010
1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Thới Bình có tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm hơn so với các huyện khác của tỉnh Cà Mau: tỷ trọng công nghiệp xây dựng còn rất thấp (kế hoạch năm 2010 là 9% so với chỉ tiêu Nghị quyết là 10%), tỷ trọng kinh tế nông nghiệp năm 2009 còn 63,3% kế hoạch năm 2010 là 62% Tỷ trọng dịch vụ năm 2009 là 28,3%, kế hoạch
Cụ thể mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện (%) qua các năm được nêu trong bảng 1.2
Bảng 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 2000 đến 2010
“Nguồn: Quy hoạch PTKT-XH đến năm 2010 của huyện Thới Bình”
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1.2.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp a Cây lúa
Lâu nay cây lúa vẫn được xem là cây trồng chính của huyện, nhưng một diện tích lớn canh tác lúa người dân đã tự phát đưa nước mặn vào nuôi tôm Diện tích gieo trồng lúa của huyện đã giảm từ 57.768 ha năm 2000 xuống 20.323 ha năm 2005, năm 2009 đạt 30.325 ha và đầu năm 2011 là 30.000 ha
Diện tích lúa luân canh trên đất nuôi tôm khá tăng nhanh do nông dân đã nhận thức được hiệu quả của mô hình lúa – tôm Diện tích lúa – tôm của huyện từ 13.924 ha năm 2001 đã tăng lên 20.000 ha vào năm 2009 đến đầu năm 2011 đã lên đến 24.000 ha Diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm còn thấp chỉ chiếm 55% toàn huyện, những năm qua sản xuất lúa trên đất nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bấp bênh do huyện chưa khép kín được các tiểu vùng thủy lợi b Cây mía
Huyện Thới Bình là vùng mía tập trung của tỉnh Cà Mau Diện tích mía được trồng nhiều ở các xã Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Đông, Biển Bạch, phục vụ nguyên liệu cho nhà máy đường Thới Bình (công suất 1000 tấn mía/ngày), do thu nhập từ trồng mía không cao nên đến nay nông dân đã chuyển đổi hơn một nửa diện tích trồng mía sang nuôi tôm Diện tích mía giảm từ 5.269 ha năm 2000 xuống còn 3.109 ha năm
2005 và đến năm 2009 là 1.459 ha Sản lượng mía giảm từ 316.140 tấn năm 2000 xuống 202.267 tấn năm 2005, năm 2009 còn khoảng 102.442 tấn Diện tích mía giảm sút nhanh chóng nên không đáp ứng được mía nguyên liệu tại chổ cho nhà máy đường
1.2.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2009 đạt khoảng 193.8 tỷ đồng, đầu năm 2011 là 220 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 khoảng 11,9%, riêng giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 17,2% Nguyên nhân là do nhà máy đường Thới Bình đã tăng cường mua thêm mía nguyên liệu ngoài tỉnh, một số cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động (nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Hồ Thị kỷ, máy chế phẩm phân bón sinh học Minh
14 phú) Một số dự án công nghiệp khác như nhà máy chế biến thủy sản Quốc Ái, nhà máy thủy sản Khánh An, nhà máy chế biến lương thực ở xã Trí Phải… đang được đầu tư xây dựng
Tuy tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng cao, nhưng quy mô sản xuất còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp so với toàn tỉnh Năng lực sản xuất còn hạn chế, số cơ sở sản xuất công nghiệp ít, quy mô sản xuất nhỏ, các nghành nghề chủ yếu là xay xát lúa gao, sản xuất nước đá, cơ khí nhỏ sửa chửa, mộc gia dụng, trình độ lao động chủ còn hạn chế Các doanh nghiệp và hộ sản xuất còn khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm Các nghề thủ công truyền thống bị thu hẹp
1.2.3.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Kinh tế dịch vụ của huyện phát triển nhanh, từng bước vươn lên chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2009 chiếm 28,3%), đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
Ngoài trung tâm thương mại ở thị trấn Thới Bình, hệ thống chợ nông thôn ở các xã của huyện phát triển khá, hiện nay toàn huyện có 10 chợ loại 3 với tổng số 1.013 điểm kinh doanh Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ năm 2009 đạt khoảng 258 tỷ đồng năm 2010 lên đến 291 tỷ đồng tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2001-2010 là 16,8%, riêng giai đoạn 2006-2010 là 15,1%
Trên địa bàn huyện Thới Bình có 2.685 cơ sở, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2009 đạt khoảng 1.240 tỷ đồng năm 2010 khoảng 1.410 tỷ đồng bình quân đầu người 10.3 triệu đồng/năm, nhu cầu của các hộ gia đình tại địa bàn huyện Thới Bình còn thấp hơn khá nhiều so với bình quân toàn tỉnh Cà Mau
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân Toàn huyện có 86 hộ kinh doanh dịch vụ vận
15 tải, kho bãi tập trung ở thị trấn Thới Bình, xã Tân Phú Khối lượng vận tải hành khách năm 2009 đạt trên 46,2 nghìn lượt người, năm 2010 khoảng 51 nghìn lượt người Do giao thông đường bộ phát triển, khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ phát triển nhanh Khối lượng vận chuyển vận chuyển hàng hóa năm 2009 đạt 45.000 tấn, năm 2010 đạt 50.000 tấn tăng bình quân hàng năm là 11%.
Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
1.2.4.1 Thực trạng phát triển đô thị
Thới Bình là một huyện nghèo của tỉnh Cà Mau, dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, trình độ dân trí thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Địa bàn huyện chỉ có một đô thị huyện lỵ loại V, dân số 5.349 người (năm 2009), chỉ chiếm 8.52% dân số toàn huyện, dân số đô thị tập trung chủ yếu ở thị trấn Thới Bình
Hiện trạng kết cấu hạ tầng đô thị dù đã xúc tiến nhanh về vốn nhưng tiến độ xây dựng vẩn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị hiện đại
Hạ tầng giao thông nội thị: Một số tuyến đường phố chính ở thị trấn gần đây được nâng cấp, tuy nhiên còn nhiều tuyến đang bị xuống cấp và bề rộng mặt đường nhỏ hẹp, chưa đảm bảo an toàn giao thông đô thị
Hạ tầng cấp thoát nước đô thị: hiện nay nhà máy nước đáp ứng được nhu cầu nước máy sinh hoạt, tỉ lệ hộ khu vực đô thị sử dụng nước sạch đạt 70%
Hạ tầng điện và viển thông được đầu tư xây dựng khá tốt, đảm bảo cung cấp điện ổn định và các dịch vụ viển thông cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
1.2.4.2 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn có diện tích 7.940,02 ha chiếm 12,47% diện tích toàn huyện Các khu dân cư nông thôn phát triển theo kiểu truyền thống của vùng đồng bằng sông
16 nước, chủ yếu phân bố theo các tuyến sông, kênh rạch lớn Tuy có khó khăn trong việc bố trí phát triển hạ tầng và các công trình dịch vụ xã hội nhưng lại rất thuận lợi về việc xây dựng nhà cửa, giao thông đi lại và điều kiện canh tác sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nuôi tôm quản canh
Số dân cư trong khu vực nông thôn có 128.956 người, với khoảng 28.656 hộ chiếm 92.39% trên tổng số dân toàn huyện Đến nay còn 3 xã chưa có đường ô tô vào được đến trung tâm xã, 80% ấp xe ô tô đi lại được cả hai mùa, hệ thống thủy lợi được tăng cường quản lí hơn 100% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 95%, riêng xã Trí Lực tỷ lệ này là 82,70%, cao hơn tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh (85,9%) Ngoài sử dụng điện thắp sáng, sinh hoạt, điện sử dụng cho sản xuất ngày càng tăng
Nhìn chung, đời sống nhân dân vùng nông thôn đã được cải thiện rõ rệt, bên cạnh đó đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào Khơmer Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo còn tiềm ẩn.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh nhờ có trục quốc lộ
63, tuyến đường Láng Trâm – Thới Bình, các tuyến đường đến trung tâm xã, đường giao thông nông thôn Đến cuối năm 2009, Thới Bình là huyện đầu tiên của tỉnh Cà Mau hoàn thành chương trình xây dựng đường ô tô về trung tâm xã Như vậy tổng chiều dài các tuyến đường ô tô trên địa bàn huyện Thới Bình là 160,7km, mật độ đường bình quân đạt 0,26 km/km 2 , cao hơn mật độ toàn tỉnh (0,2 km/km 2 )
Phong trào xây dựng giao thông nông thôn của phát triển rất mạnh Các tuyến đường giao thông nông thôn từ xã đến ấp và liên ấp cũng được đầu tư theo hình thức ngân sách nhà nước hổ trợ nhân dân đóng góp và vận động tài trợ
Giao thông đường thủy: tổng chiều dài các tuyến đường thủy chủ yếu của huyện khoảng 246 km, trong đó có 3 tuyến chính là sông Trẹm, tuyến kênh Chắc Băng, kênh Chợ Hội – Huyện Sử
Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp với các mục tiêu ngăn mặn, tiêu úng giữ ngọt cho vùng lúa 2 vụ, vùng mía, ngăn và chặn mặn cho vùng sản xuất lúa – tôm Nhiều năm qua, hệ thống thủy lợi của huyện đã được đầu tư thông qua nhiều chương trình, nguồn vốn khác nhau nhưng chưa hoàn chỉnh, các ô thủy lợi nhỏ cũng đã được xây dựng nhưng chưa khép kính Tình trạng nông dân tự phát đưa nước mặn vào đất lúa, đất mía nuôi tôm cũng làm phá vỡ mục tiêu đầu tư, đồng thời do hệ thống thủy lợi ngăn mặn đầu mối toàn vùng chưa được khép kính nên bị hạn hán kéo dài hoặc các đợt triều cường thì lúa trên đất nuôi tôm bị nhiễm mặn, bị chết
Mạng lưới trường học các cấp của huyện Thới Bình đã tương đối hoàn chỉnh và phân bố khá hợp lý, do giao thông nông thôn phát triển khá nên mật độ trường cơ bản đảm bảo về khoảng cách đến trường của học sinh Tuy nhiên việc bố trí trường trung học phổ thông còn hạn chế, số học sinh tại các xã Biển Bạch, Tân Bằng đến trường còn khá xa
Giáo viên và cán bộ quản lý các cấp được bố trí đủ về số lượng và đạt chuẩn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy, quản lý giáo dục
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều tra thực địa
Khảo sát trên thực địa toàn huyện Thới Bình, đào các phẫu diện đất để nghiên cứu hình thái đất, khoan thăm dò để xác định ranh giới các loại đất, lấy mẫu tiêu bản đất và mẫu đất phân tích đại diện, khoanh vẽ hiện trạng sử dụng đất Điều tra nông hộ để nắm được đầu tư sản xuất, sử dụng cải tạo đất trên địa bàn huyện Thu thập các số liệu tài liệu liên quan
Phương pháp phân tích đất
2.2.1 Phân tích cấp phối hạt a Nguyên lý
Huyền phù sau khi đã khuếch tán được xác định các cấp cát bằng cách tách các cỡ hạt cát bằng rây có kích thước lưới khác nhau Các hạt nhỏ hơn lọt qua sàng rây là hạt thịt và sét được xác định bằng phương pháp hút pipet b Kết quả và sơ đồ đường cấp phối hạt
Qua bảng kết quả phân tích ta thấy số lượng hạt có đường kính nằm trong khoảng từ 0,002mm đến 0,05mm (đất thịt) là lớn nhất dao động từ trên 30% - trên 70% chiếm tỉ trọng thành phần cơ giới đất, tiếp đó là cấp hạt có đường kính 70 cm, pH(H20)lên đến 7,0- 8,4; độ chua tiềm tàng pH(H202) cũng đạt 4,0- 5,0
+ Mùn và đạm tổng số đều đạt mức khá (2,8- 3,6%OM và 0,17- 0,23%N) Lân tổng số trung bình thấp đến khá, thay đổi từ 0,03- 0,08%P2O5, lân dễ tiêu từ nghèo đến khá cao (1,7- 19,1 mg/100gđ), Kali tổng số giàu (1,0- 1,3%K2O)
+ Cation trao đổi trung bình khá, Ca 2+ đạt 2,5- 4,2 me/100gđ, Mg 2+ thường đạt 4,4- 6,2 me/100gđ
+ CEC, đạt 18,5- 19,1 me/100gđ Bão hoà bazơ đạt 50- 60%
+ Các độc chất trong đất như SO4 2-, Cl - và Al 3+ … nhìn chung rất thấp c Hiện trạng và khả năng sử dụng: Đất mặn ít được đánh giá là một loại đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp so với các đất có trong huyện Nhiều loại hình sử dụng đất nông nghiệp như lúa 2 vụ, lúa 1 vụ, lúa+ cá đồng, hoa màu, cây ăn quả được phát triển trên đất này Hạn chế chính cho bố trí cây trồng chủ yếu là do khan hiếm nguồn nước ngọt vào mùa khô Vì vậy, để gia tăng hiệu quả sử dụng đất, cần phải đẩy mạnh công tác thuỷ lợi nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi cho bố trí tăng vụ cây trồng trên loại đất này
3.1.1.2 Đất mặn nhiều Đất mặn nhiều tập trung nhiều ở các xã Thới Bình, Hồ Thị Kỷ… a Đặc điểm phát sinh và phân loại Đất có những điều kiện hình thành tương tự như đất mặn nặng, tuy nhiên, do nằm sâu trong nội đồng nên độ mặn ở các lớp đất mặt giảm.so với đất mặn nặng
Theo phân loại của FAO/WRB, đất mặn trung bình tương đương với đơn vị đất phụ Hapli- Salic Fluvisols b Tính chất lý- hoá- nông học đất
Kết quả phân tích đất và mô tả phẫu diện cho thấy:
+ Hình thái phẫu diện đất tương đối phát triển, kiểu A-Bw-BC và thường tạo thành một tầng loang lổ vàng đỏ (tầng Bw)
+ Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét khá cao (51-67%)
+ Phản ứng đất gần trung tính, pHH2O đạt 6,6-7,3 ; độ chua tiềm tàng (pHH2O2): 4,0 + Mùn và đạm tổng số trung bình (1,8 -2,1%OM và 0,11-0,14%N) Lân tổng số trung bình thấp (0,04- 0,06%P2O5), lân dễ tiêu thấp (3,5-4,5mg/100gđ) Kali tổng số giàu (1,1-1,2%K2O)
+ Cation trao đổi cao (Ca 2+ : 3,7-4,0 me/100gđ, Mg 2+ : 6,5-7,2 me/100gđ
+ CEC khá (16,4-18,7 me/100gđ) Bão hoà bazơ đạt 60 - 65%
+ Độ mặn và sắt hoà tan lớp đất mặt thấp (0,09% Cl - và 0,26 mgFe 3+ /100gđ); ở các tầng sâu tương đối cao (0,4-0,5%Cl - và 8,6-10,8mg Fe 3+ /100gđ) c Hiện trạng và khả năng sử dụng: Đất mặn trung bình là một loại đất có độ phì khá, độ độc thấp Hầu hết diện tích đất mặn trung bình đang được sử dụng để trồng hoa màu, rau đậu và lúa nước Hạn chế về độ mặn và sắt hoà tan không đáng kể, vì vậy đất mặn trung bình có thể sử dụng để trồng trọt, nuôi tôm, cá là tuỳ thuộc vào việc khống chế và điều tiết nguồn nước
Các đất phát triển trên trầm tích Holocene có nguồn gốc đầm lầy biển (mb QIV 3) thường chứa nhiều pyrite (FeS2) Khối vật liệu chứa pyrite này (sulfidic material) có màu xanh đen hoặc nâu sậm và tồn tại khá ổn định trong môi trường yếm khí Khi quá trình ôxy hoá xảy ra (do thoát thuỷ tự nhiên hoặc xới xáo nhân tạo) pyrite biến thành jarosite có màu vàng rơm; đồng thời giải phóng ra một lượng sulphate (SO4 2-) lớn làm cho pH đất giảm xuống mạnh (pHH2O 3,5) gây độc cho cây
32 Đất phèn ở Thới Bình được phân chia ra 2 nhóm phụ: Đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động Đồng thời căn cứ vào độ sâu xuất hiện các tầng phèn kết hợp với độ mặn trong đất đã phân chia chi tiết ra 18 đơn vị chú dẫn bản đồ như sau
Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Sp 1 Mn) a Đặc điểm phát sinh và phân loại Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Sp1Mm) có tầng phèn tiềm tàng xuất hiện ở độ sâu 0-50cm và phân bố trong khu vực bị ngập triều Theo phân loại của FAO/WRB, đất Sp1Mn tương đương với đơn vị đất phụ Stagni Salic, Epiproto-Thionic Fluvisols… b Tính chất lý- hoá- nông học đất
Kết quả phân tích đất và mô tả phẫu diện, cho thấy:
+ Hình thái phẫu diện đất kiểu A-ACp với các phụ Cpg-Cg Toàn bộ cột đất là những lớp sét hữu cơ có glây, không thuần thục, mềm nhão, ít dính; tỷ lệ sét lên đến 43- 51%
+ Phản ứng đất ít chua; độ chua hoạt tính (pHH2O) và độ chua trao đổi (pHKCl) theo thứ tự đạt đến 5,6- 6,7 và 5,4- 5,8 Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng (pHH2O2) lại rất cao, đặc biệt là trong các tầng phèn, trị số pHH2O2 chỉ đạt khoảng 1,5
+ Mùn rất giàu (4,2-9,1%OM); đạm tổng số ở mức trung bình khá (0,17- 0,25%N) Lân tổng số thấp (0,03-0,05%P2O5), lân dễ tiêu nghèo (7,4-7,9 mg/100gđ) Kali tổng số giàu (1,2-1,3%K2O)
+ Canci trao đổi (Ca 2+ ) thấp, chỉ đạt 1,4-1,5 me/100gđ; tuy nhiên magne trao đổi (Mg 2+ ) lại cao (9,5-10,0 me/100gđ)
+ CEC rất cao (25,3-30,5 me/100gđ)
+ Các độc chất trong đất đều ở mức khá cao, đặc biệt là ở các tầng phèn (SO4 2-: 0,18-0,20%, Fe 3+ : 20,6 -22,2 mg/100gđ, Al 3+ : 2,5-2,9 me/100gđ, Cl - :1,17-1,42%.) Đất Sp1Mm có độ phì tương đối khá nhưng lượng độc chất khá cao Tuy nhiên, do tính đối kháng giữa mặn với phèn nên các loài sinh vật chịu mặn vẫn sinh trưởng và phát triển rất tốt trên loại đất này
Tài nguyên đất huyện Thới Bình
Hai yếu tố chủ đạo chi phối đến sản xuất nông nghiệp ở huyện Thới Bình là yếu tố: (1) Đất và (2) Nước Để xác định đặc điểm đất đai của huyện Thới Bình cần phải xem xét những yếu tố đất (thổ nhưỡng) trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường tự nhiên khác như điều kiện nguồn nước, khả năng xâm nhập mặn, địa hình…
Bằng phương pháp chồng xếp (overlay) các yếu tố liên quan đến đất và nước, đã xây dựng được bản đồ Tài nguyên đất đai (hay còn gọi là Bản đồ Đơn vị đất đai – Land Unit Map) Mỗi khoanh đất trên bản đồ sẽ mang những thuộc tính môi trường tự nhiên liên quan đến hai yếu tố trên
3.2.1 Lựa chọn phân cấpcác đặc tính đất đai
Các đặc tính đất đai là những tính chất của môi trường tự nhiên (như khí hậu, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng ) có ảnh hưởng sâu sắc đến sử dụng đất Nhằm đánh giá tài nguyên đất đai ở Thới Bình có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố môi trường tự nhiên được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:
+ Đặc điểm tự nhiên của vùng
+ Các nguồn thông tin hiện có và kết quả điều tra bổ sung về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất trong vùng nghiên cứu
+ Yêu cầu về chất lượng đất đai của các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn nghiên cứu
Trong thực tế, các đặc tính đất đai được lựa chọn thế nào để các đơn vị đất đai đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Đơn vị đất đai càng đơn giản, càng đồng nhất càng tốt và được dựa trên các đặc tính dễ nhận dạng ngoài đồng
+ Các đơn vị đất đai phải có giá trị thực tế cho các sử dụng đất được đề xuất
+ Có thể phân định được các đơn vị đất đai trên bản đồ
+ Các đơn vị đất đai phải được xác định dựa trên các tính chất tương đối ổn định của đất và bề mặt đất
Như vậy, các đặc tính đất đai được sử dụng trong đánh giá phải vừa liên quan đến sử dụng đất lẫn chất lượng của đơn vị đất đai trong vùng nghiên cứu
Nhìn chung, các yếu tố môi trường tự nhiên ở Thới Bình khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp Trong đó, hai yếu tố môi trường tự nhiên chi phối mạnh mẽ đến các loại hình sử dụng đất trong tỉnh là: (a) đất và (b) nước mặt Những yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, địa chất, đặc tính lý hoá học hoặc là đồng nhất, hoặc gắn liền trong các yếu tố trên nên không được xem xét đến
Dựa trên các điều tra đất tỉnh Cà Mau gần đây nhất (Phân Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp 1998-2002), tài nguyên nước (Viện Nghiên Cứu Khoa Học Thuỷ Lợi Nam Bộ, 1995; Phân Viện Quy Hoạch Thuỷ Lợi Nam Bộ, 1995-1998), kết hợp với kết quả điều tra phỏng vấn nông dân trên các vùng đất khác nhau về mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất, các đặc tính đất đai được lựa chọn và phân cấp, làm cơ sở cho việc đánh giá đất đai cho huyện Thới Bình bao gồm: a Nhóm đất
Qua các đặc điểm các loại đất đã được trình bày, chúng ta nhận thấy rằng giữa các nhóm đất có những tính chất rất khác nhau tuỳ vào nguồn gốc và bản chất vật liệu trầm tích Vì vậy, khả năng sử dụng giữa các nhóm đất cũng khác nhau, liên quan đến tính chất hoá lý của từng loại đất Đặc tính này được chia thành 9 cấp:
- So1: Đất mặn trung bình và ít (M, Mi) ít có hạn chế cho cây trồng nếu phân bố trong vùng ít bị ảnh hưởng của nước mặn
- So2: Đất phèn sâu, mặn trung bình và ít (Sj2 M/Mi, Sj2pM/Mi, Sp2M/Mi) Hạn chế chính là do độ sâu xuất hiện tầng phèn (hoạt động hoặc tiềm tàng) trong đất
- So3: Đất phèn nông, mặn trung bình và ít (Sj1M/Mi, Sj1pM/Mi, Sp1M/Mi) Hạn chế chính là do độ sâu xuất hiện tầng phèn (hoạt động hoặc tiềm tàng) trong đất
- So4: Đất mặn nặng và mặn dưới rừng ngập mặn (Mn và Mm) Hạn chế chính là do độ mặn trong đất
- So5: Đất phèn sâu, mặn nặn và mặn dưới rừng ngập mặn (Sj2Mn, Sp2Mn,
Sp2Mm) Hạn chế chính là độ sâu xuất hiện tầng phèn (hoạt động hoặc tiềm tàng) và độ mặn trong đất
- So6: Đất phèn nông, mặn nặn và mặn dưới rừng ngập mặn (Sj1pMn, Sp1Mn,
Sp1Mm) Hạn chế chính là do độ sâu xuất hiện tầng phèn (hoạt động hoặc tiềm tàng) và độ mặn trong đất b Độ sâu xuất hiện tầng Jarosite
Tầng Jarosite là tầng tích tụ phèn chuyển hoá do quá trình oxi hoá pyrite và có chứa nhiều độc tố như KFe3(SO4)2(OH)6, Al 3+ , Fe 2+ , Độ sâu xuất hiện tầng Jarosite ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển bộ rễ, nhất là các cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu hoặc điều kiện xây dựng kênh mương đồng ruộng Căn cứ vào những kết quả điều tra thực tế và tỷ lệ bản đồ, chúng tôi chia đặc tính đất đai này thành 3 cấp:
- j1: không có tầng jarosite Ở cấp này, nếu bên dưới không xuất hiện tầng pyrite thì không có hạn chế gì cho cây trồng nông lâm nghiệp
- j2: tầng jarosite xuất hiện nông (50cm) Ở cấp này, tầng jarosite chủ yếu ảnh hưởng đến các cây lâu năm có bộ rể sâu, có thể lên liếp trồng các cây hàng năm
43 c Độ sâu xuất hiện tầng Pyrite
Tầng Pyrite còn gọi là tầng phèn tiềm tàng, thường ổn định và ít độc khi ở trong môi trường khử Tuy nhiên, khi bị oxi hoá chuyển qua phèn hoạt động thì khả năng gây độc cho cây trồng rất lớn Đặc tính này được chia thành 3 cấp:
- p3: Không xuất hiện tầng Pyrite (từ 0 đến 150cm tính từ mặt đất) Không có hạn chế nhiều cho cây trồng nếu không có tầng jarosite ở bên trên
- p1: Tầng Pyrite xuất hiện nông (50cm): tương đối ít gây độc cho cây trồng nếu quản trị nước thích hợp d Thành phần cơ giới:
Thành phần cơ giới là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đến suất đầu tư (đầu tư cơ bản và đầu tư hàng năm) cho các loại hình sử dụng đất khác nhau Thành phần cơ giới được chia thành 2 cấp:
- Te1: Sét e Độ mặn trong đất:
Trong đánh giá về ảnh hưởng độ mặn, người ta thường dựa vào 2 chỉ tiêu là phần trăm trọng lượng của muối tan (Percent of Soluble Salt- PSS) hoặc độ dẫn điện (Electrical Conductivity -EC) của đất ẩm Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng độ dẫn điện (EC) như là một đặc tính đất đai để đánh giá độ mặn trong đất Dựa theo phân cấp mức độ ảnh hưởng của EC lên cây trồng (Agricultural Compedium for Rural
Development in the Tropics and Subtropics của Elsevier, 1985), độ dẫn điện được chia thành 3 cấp
- Sa1(Mặn ít): EC: 4- 8 mS/cm: Không ảnh hưởng hoặc tương đối ảnh hưởng đến sinh lý cây trồng
- Sa2(Mặn trung bình): EC: 6- 15 mS/cm: ảnh hưởng tương đối đến sinh trưởng cây trồng
Hiện trạng sử dụng đất huyện Thới Bình
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 63.645,80 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 93,11%, với 59.262,43 ha, còn lại là đất phi nông nghiệp với 4.383,37 ha Qua đó cho thấy Thới Bình là huyện thuần nông với các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và toàn bộ diện tích đất đai của huyện đã được đưa vào khai thác sử dụng một cách triệt để, nên hiên tại Thới Bình không còn đất chưa sử dụng
Bảng 3.4 Diện tích hiện trạng các loại đất chính của huyện năm 2010
STT Loại đất Mã Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên 63.645,80 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 41.117,86 64,60
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18.144,57 28,51
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.383,37 6,89
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 26,44 0,04
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 18,96 0,03
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình) 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
53 Đất nông nghiệp của Thới Bình có 02 loại là đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 69,38% tổng diện tích đất nông nghiệp, gồm 2 loại đất:đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm Đất trồng lúa với 32.367,96 ha, chiếm 78,72% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Qua đó cho thấy, cây lúa vẩn đóng vai trò chủ đạo trong nền sản xuất nông nghiệp huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau Đất nuôi trồng thủy sản với 18.144,57 ha, chủ yếu là thủy sản nước mặn, chiếm 30,62% diện tích đất nông nghiệp, chứng tỏ nuôi trồng trủy sản củng là một nghành chủ đạo của huyện Thới Bình những năm vừa qua
Bảng 3.5 Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp
STT Loại đất Mã Diện tích
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 34.205,89 57,72
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước
1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác
1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.911,97 11,66
1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC
1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm
1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18.144,57
1.3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn
1.3.2 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
“Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình”
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất ở chiếm khoảng 16%, đất chuyên dùng chiếm khoảng 53%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm khoảng 29,50% con lại là đất tôn giáo, tín ngưỡng và đất nghĩa trang, nghĩa địa
Do là một huyện nông nghiệp, quá trình đô thị hóa còn chậm nên đất ở đô thị của huyện còn khá thấp, chỉ có 41,15 ha, tập trung chủ yếu ở thị trấn Thới Bình, còn lại là đất ở nông thôn với 656,01 ha Đối với đất khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo phương án quy hoạch đến năm 2010 đạt 268,85 ha ,đến năm 2010 chưa có diện tích đất khu cụm công nghiệp mà chỉ có đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chiếm khoảng 7,75 ha Riêng loại đất này thực hiện không đạt theo phương án đặt ra trong giai đoạn 2002-2010 Đất chuyên dùng với 2.347,53 ha, trong đó chủ yếu là đất có mục đích công cộng, chiếm 96% tổng diện tích đất chuyên dùng, còn lại khoảng 4% phân bổ cho các loại đất trụ sở cơ quan, đất quốc phòng - an ninh và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Bảng 3.6 Diện tích hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp
STT Loại đất Mã Diện tích
1 Đất phi nông nghiệp PNN 4.383,37 100,00
1.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 656,01 14,97
1.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 41,15 0,94
1.2.1 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp
1.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh
1.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.253,66 51,41
1.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 26,44 0,60
1.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 18,96 0,43
1.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình)
56 Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011
ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Huyện thới bình, là huyện qũy đất đai đã được khai thác khá mạnh mẽ trong vài thập niên gần đây, tài nguyên rừng đã và đang bị tàn phá, môi trường sinh thái đang có những diễn biến phức tạp, có chiều hướng bị ô nhiễm và suy thoái Vì vậy quan điểm hàng đầu trong sử dụng đất cho hiện tại cũng như sau này là sử dụng đất một cách tiết kiệm, trước hết phải nghiên cứu và đưa vào sử dụng hết đất chưa sử dụng, phải tính đúng, tính đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành Đề xuất phương án quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao để ứng phó hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế xã - hội của tỉnh theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, tham gia cùng Quốc gia và cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội
Huyện Thới Bình có 2 nhóm đất chính là đất phèn và đất mặn, trong đó đất phèn hoạt động nông chiếm 50% diện tích tự nhiên của huyện Đây là hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp, mặt khác nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu là nước lợ, nước mặn
Theo kết quả đánh giá thích nghi đất đai tiềm năng thực tại đối với đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp là rất lớn với khoảng 59.000 ha Tiềm năng cho từng loại hình sử dụng đất như sau:
4.1.1 Đất trồng cây hàng năm (lúa, mía, màu):
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm
2008, giai đoạn sau năm 2010, vùng phía bắc Cà Mau cơ bản được ngọt hoá (theo
58 chương trình ngọt hoá vùng bán đảo Cà Mau của Bộ Nông nghiệp và PTNT), vùng Nam Cà Mau được đầu tư khép kín các tiểu vùng thủy lợi Diện tích đất lúa của huyện Thới Bình khoảng 50.000 ha Trong đó diện tích đất luân canh 1 vụ lúa + 1 vụ tôm khoảng 33.000 – 35.000 ha, Diện tích chủ yếu là đất mặn ít và đất mặn trung bình Ở các khu vực có hệ thống thủy lợi khá phát triển như Trí Phải, Biển Bạch… đảm bảo giử ngọt quanh năm ưu tiên phát tiển trồng lúa, mía rau màu Thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu giống lúa năng suất cao và các biện pháp thâm canh để tăng năng suất lúa
4.1.2 Đất trồng cây lâu năm : Định hướng sử dụng đất trồng cây lâu năm trong thời gian 20 năm tới chủ yếu là cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái, cây công nghiệp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích Cây lâu năm trên địa bàn huyện chủ yếu là cây dừa, cây ăn trái chiếm diện tích khoảng 6.000 – 7.000 ha
4.1.3 Đất nuôi trồng thủy sản : Đất nuôi trồng thủy sản sẽ chiếm một tỷ lệ rất lớn do chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang Diện tích nuôi tôm khoảng 18.000 – 19.000 ha Diện tích nuôi tôm theo mô hình 1 vụ lúa + 1 vụ tôm trên địa bàn kha lớn khoảng 33.000 – 35.000 ha Đây là những vùng có điều kiện rửa mặn, giử ngọt tốt có thể luân canh sản xuất 1 vụ lúa mang lại hiệu quả cao và phát triển bền vững.
Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp
4.2.1 Định hướng đất cơ sở hạ tầng, đô thị và khu dân cư nông thôn
Việc lựa chọn đất đai cho xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng Khi đất đai được lựa chọn một
59 cách hợp lý, đô thị và khu dân cư nông thôn có khả năng phát triển bền vững cho một môi trường sinh thái ổn định
Huyện Thới Bình với đặc trưng là đồng bằng nên thuận lợi để hình thành và phát tiển các khu dân cư Tuy nhiên với hệ thống kênh rạch dày đặc sẽ rất tốn kém cho việc xây dựng hệ thống đường, cầu, đê bao và các công trình hạ tầng xã hội Trong tương lai, với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các khu dân cư phát triển theo hướng cụm, tuyến tập trung dọc theo các tuyến giao thông, các tuyến kênh và tập trung phát triển hai khu vực cụ thể:
+ Thị trấn Thới Bình hiện là đô thị trung tâm huyện, hướng phát triển của thị trấn mở rộng theo hướng kênh Xáng Chắc Băng và tuyến hành lang ven biển phía Nam
+ Thị trấn Trí Phải được nâng cấp từ xã Trí Phải sẽ được đầu tư nâng lên đô thị loại V trong giai đoạn 2016-2020 với hướng phát triển theo kinh xáng Chắc Băng và tuyến quốc lộ 63
4.2.2 Định hướng đất phát triển dịch vụ - du lịch
Với vị trí tiếp giáp thành phố Cà Mau, thuận tiện về giao thông và có các địa điểm có giá trị về lịch sử, nhân văn như khu căn cứ xứ Ủy Nam Bộ, Trung Ương cục Miền Nam tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, di tích về nhà máy xay lúa bên dòng sông Trẹm, đình Thần làng và các vườn cây trái … huyện Thới Bình có điều kiện để phát triển du lịch lịch sử gắn với du lịch sinh thái