TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 14001:2010 CHO CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 cho chi nhánh công ty cổ phần xi măng Hà Tiên – Trạm nghiền Phú Hữu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Một trong những yếu tố cạnh tranh hiện nay cần quan tâm đó là chứng tỏ cho khách hàng và các bên hữu quan thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh nghiệp Họ có thể tìm thấy điều này khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 (TCVN ISO 14001:2010) Tuân thủ và đạt được giấy chứng nhận TCVN ISO 14001:2010 là cách chứng minh nhanh nhất và thuyết phục nhất
Nắm bắt được vấn đề đó, TNPH chi nhánh công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 đã mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 như một bước khởi đầu cho doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh cải thiện hình ảnh thương hiệu thân thiện hơn, xanh hơn trong cách nghĩ, cách nhìn của người dân thành phố
Trong quá trình áp dụng TCVN ISO 14001:2010 tại TNPH để đạt hiệu quả điều cần thiết là phải hiểu được yêu cầu các điều khoản, tuân thủ những điều nêu trong tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 và biết đánh giá được hiện trạng đạt được thông qua các khóa đào tạo Kết quả của các cuộc đánh giá sẽ tạo điều kiện cho quá trình sửa đổi và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) của trạm nghiền Phú Hữu Với kinh nghiệm có được từ việc áp dụng ISO 14001 tại TNPH, người nghiên cứu hy vọng với những kết quả nghiên cứu được trong đề tài sẽ góp phần một phần nào giải quyết những khó khăn của các doanh nghiệp đã, đang và chuẩn bị áp dụng TCVN ISO 14001:2010 sẽ dễ dàng hơn đạt được những hiệu quả kinh doanh to lớn mà đáp ứng được các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập thông tin: kế thừa chọn lọc các liệu có sẵn từ trạm nghiền Phú Hữu, công ty xi măng Hà Tiên 1 Tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn về ISO 14001 (tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009) Từ sách, báo, thư viện, internet
- Tổng hợp, biên hộ các tài liệu đã có: báo cáo đánh giá tác động môi trường của trạm nghiền Phú Hữu, tài liệu của trạm nghiền Phú Hữu, hướng dẫn sản xuất sạch hơn – ngành xi măng, tài liệu giảng dạy môn Quản lý môi trường của Chế Đình Lý, TCVN ISO 14001:2010 hệ thống quản lý môi trường – quy định và hướng dẫn, tài liệu internet ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu lý thuyết về bộ tiêu chuẩn ISO
14000 và tiêu chuẩn ISO 14001 thông qua sách, các đề tài và tài liệu tham khảo
- Phương pháp khảo sát thực tế tại trạm nghiền Phú Hữu: tìm hiểu công nghệ, quy trình sản xuất xi măng; khảo sát hiện trạng môi trường và quá trình áp dụng ISO 14001 tại trạm nghiền Phú Hữu
- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu về nồng độ nước thải với QCVN
14:2008/BTNMT So sánh các số liệu về nồng độ bụi và các chất ô nhiễm không khí với QCVN 05:2009/BTNMT và TCVN 7365:2003 So sánh nồng độ bụi tổng tại ống xả nguồn thải trạm nghiền phú hữu với QCVN 23:2009/BTNMT
So sánh các số liệu đo đạc về tiếng ồn với QCVN 26:2010/BTNMT So sánh đối chiếu với những cải tiến trong phiên bản mới và phiên bản cũ của ISO 14001
- Phương pháp xác định khía cạnh môi trường: nhằm tìm ra những hoạt động gây ra tác động đến môi trường, dựa trên một số yếu tố sau:
Tần suất xảy ra: Hàng ngày, hàng tuần, >1 tuần – 1 tháng, > 1 năm
Khiếu nại từ cộng đồng, yêu cầu pháp luật
Tác động xấu đến sức khỏe, cảnh quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy giảm tài nguyên
Mức độ ảnh hưởng: tiêu thụ tài nguyên, sự cố,…
Phương pháp xác định khía cạnh môi trường tại TNPH ( Xem chi tiết chương 3 )
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi ý kiến: dựa theo phiếu điều tra với các câu hỏi và nội dung khảo sát về sự hiểu biết của cán bộ công nhân viên trong trạm về tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ đó xử lý kết quả thu được
Phiếu điều tra: 100 phiếu, phát ngẫu nhiên cho tất cả phòng ban (5 phòng ban) và phân xưởng (2 phân xưởng)
Nguyên tắc đặt câu hỏi: từ dễ đến khó, từ môi trường chung đến sự hiểu biết về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Nội dung: tập trung vào sự quan tâm và hiểu biết về môi trường, tình hình áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001, những thuận lợi khó khăn khi Trạm áp dụng ISO 14001 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Mục đích: thu thập ý kiến của cán bộ, công nhân viên trong trạm nhằm đánh giá kết quả áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 tại TNPH
- Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia: tham gia khóa học nhận thức về
ISO 14001 Cụ thể, người nghiên cứu đã học lớp “ Diễn giải nhận thức về ISO
14001 và Đánh giá nội bộ’’, ngày 18/7 – 20/7/2012 tại Công ty SGS Việt Nam
- Phần mềm được sử dụng: Words, Excel.
Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 và Trạm nghiền Phú Hữu trực thuộc công ty xi măng Hà Tiên 1
- Hiện trạng môi trường và các biện pháp đang được áp dụng tại Trạm nghiền Phú Hữu
- Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 tại trạm nghiền Phú Hữu Đánh giá kết quả áp dụng TCVN ISO 14001:2010 tại trạm.
Cấu trúc của đề tài
Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 03 phần: mở đầu, 05 chương nội dung và kết luận – kiến nghị
- Mở đầu: đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Chương 1: Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001, tình hình áp dụng ISO 14001 hiện nay, tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng hiện nay
- Chương 2: Tổng quan về chi nhánh công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 –
Trạm nghiền Phú Hữu và khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 : 2010
Trình bày tổng quan về công ty, tình hình sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường tại công ty và khả năng áp dụng
- Chương 3: Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại trạm nghiền Phú
Trình bày cách xác định khía cạnh môi trường, xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại TNPH
- Chương 4: Triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 14001:2010 tại Trạm nghiền Phú Hữu
Chương này trình bày nội dung và các yêu cầu cần thiết để xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho TNPHS; Bước đầu triển khai áp dụng ISO 14001 tại trạm nghiền Phú Hữu
- Chương 5: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 14001:2010 tại Trạm nghiền Phú Hữu
Chủ yếu trình bày sổ tay môi trường và các quy trình Đánh giá quá trình áp dụng ISO 14001 tại TNPH thông qua phát phiếu điều tra Lợi ích mang lại cho TNPH khi áp dụng ISO 14001
- Kết luận và kiến nghị
Tổng kết đề tài và đề nghị các giải pháp cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Tổ chức ISO (International Standard Organization) có trụ sở chính tại Genever (Thụy Sĩ) là một tổ chức quốc tế lớn nhất về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa Năm 1946: ISO được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947 Mục đích : Thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn và đạt được hiệu quả Đầu tiên ISO chỉ chuyên về các tiêu chuẩn sản xuất và sản phẩm kỹ thuật, sau đó còn đưa ra các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng và hiện nay là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện
Là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của 155 nước Tại Việt Nam tổ chức tiêu chuẩn hóa là tổng cục tiêu chẩn – đo lường – chất lượng, thuộc bộ khoa học – công nghệ và môi trường
1.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [5]
Các tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản: Việc QLMT càng được cải thiện thì tác động đối với môi trường càng cải thiện, hiệu quả càng cao và thu hồi vốn càng nhanh
- Năm 1991: ISO lập ra nhóm hành động chiến lược về môi trường SAGE
( Strategic Action Group on the Environment ) để đề xuất các tiêu chuẩn môi trường quốc tế
- Năm 1992: SAGE đề nghị thành lập ủy ban kỹ thuật quản lý môi trường EMS chung cho toàn cầu
- Tháng 6/1993: Ủy ban kỹ thuật mới ISO /TC 207 họp lần đầu tiên Vào lúc này SAGE được giải thể
- Năm 1996: Phiên bản đầu tiên của ISO 14000 ra đời ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tháng 11/2004: ISO 14001 và ISO 14004 được ban hành lại thành ISO 14001:2004 và ISO 14004:2004
- Năm 2008: Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nâng cấp lên ISO 9001:2008, điều này dẫn đến trong tiêu chuẩn ISO 14001:2004 những nội dung có đề cập đến chữ ISO 9001:2000 không còn phù hợp
- Tháng 7/2009: tổ chức ISO đã tiến hành đính chính những nội dung trong tiêu chuẩn ISO 14001:2004, tiêu chuẩn có mã hiệu mới là ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính:
Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường
Nhóm hướng dẫn hỗ trợ về sản phẩm
Nhóm hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT)
1.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [5]
Hình 1.1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 Đánh giá tổ chức Đánh giá sản phẩm
Hệ thống quản lý môi trường
ISO 14004 Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE) ISO 14031 ISO 14032
Kiểm toán môi trường (EA) ISO 14010 ISO 14011 ISO 14012 ISO 14013 ISO 14014 ISO 14015 Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) ISO 14040 ISO 14041 ISO 14042 ISO 14043
Dán nhãn môi trường (EL) ISO 14020 ISO 14021 ISO 14022 ISO 14023 ISO 14024
Tiêu chuẩn về khía cạnh môi trường của sản phẩm (EAPS) ISO 14060 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường
14001 Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng
14002 Hướng dẫn hệ thống quản lý môi trường cho xí nghiệp vừa và nhỏ
14004 Hệ thống quản lý môi trường – hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
14010 Hướng dẫn kiểm toán môi trường Những nguyên tắc chung
14011 Hướng dẫn kiểm toán môi trường – các thủ tục kiểm toán – phần
1: kiểm toán hệ thống quản lý môi trường
14012 Hướng dẫn kiểm toán môi trường_Các chuẩn cứ về trình độ đối với kiểm toán viên về HTQLMT
14013 Quản lý các chương trình kiểm toán môi trường
14014 Hướng dẫn tổng quan môi trường
14015 Hướng dẫn đánh giá nhãn hiệu môi trường
14020 Nhãn môi trường – những nguyên lý cơ bản
14021 Nhãn môi trường – tự khai báo – thuật ngữ và định nghĩa
14022 Nhãn môi trường – biểu tượng
14023 Nhãn môi trường – phương pháp thử và kiểm tra
14024 Nhãn môi trường – nguyên lý hướng dẫn, thực hành
14031 Hướng dẫn về đánh giá hoạt động môi trường
14032 Các chỉ thị môi trường công nghiệp cụ thể
14040 Đánh giá vòng đời sản phẩm – nguyên lý và tổ chức
14041 Đánh giá vòng đời sản phẩm – Mục tiêu và định nghĩa/phạm vi và các phân tích kiểm kê
14042 Đánh giá vòng đời sản phẩm – đánh giá tác động
14043 Đánh giá vòng đời sản phẩm – đánh giá cải tiến
14050 Quản lý môi trường – Thuật ngữ và định nghĩa
14060 Hướng dẫn tiêu chuẩn khía cạnh môi trường của sản phẩm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường – Định nghĩa và hướng dẫn sử dụng” xác định tất cả các yếu tố then chốt của một hệ thống quản lý môi trường và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ 14000 dùng để đánh giá cấp chứng nhận Tuy nhiên, một chứng nhận ISO cấp cho một tổ chức không đảm bảo rằng tổ chức sẽ đạt chất lượng môi trường tốt tuyệt đối, bởi vì đôi lúc việc xảy ra bất trắc và tình trạng khẩn cấp là không thể tránh khỏi ISO 14001 đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống có thể tạo ra các kết quả môi trường được cải tiến liên tục, nhất quán và hợp lý
Các đặc điểm của tiêu chuẩn ISO 14001:
- Áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động
- Khuôn khổ cho việc quản lý các khía cạnh và tác động môi trường đáng kể
- Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống
- Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp từ thấp đến cao, xác định rõ vai trò, trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực và hỗ trợ động viên
1.2.2 Qúa trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
Xem xét của lãnh đạo
Kiểm soát và hành động khắc phục
Thực hiện và điều hành
Hình 1.2 Mô hình tiêu chuẩn ISO 14001 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.3 Yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 [6]
Yêu cầu về pháp luật và những yêu cầu khác
Mục tiêu, chỉ tiêu và (các) chương trình quản lý môi trường
Thực hiện và điều hành
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đối phó các tình trạng khẩn cấp
Đánh giá mức độ tuân thủ
Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
Đánh giá nội bộ môi trường
Xem xét của Ban lãnh đạo
Những điểm mới của phiên bản ISO 14001:2010 so với phiên bản ISO 14001:2004
- Giống nhau: Nội dung của tiêu chuẩn, từ Chương 1 đến Chương 4 của TCVN
ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004) và nội dung của phần hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục A được giữ nguyên không thay đổi
- Khác nhau: Chỉ có Phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
Những thay đổi chính trong phiên bản mới
Trang iii, Bảng nội dung ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong dòng áp chót, thay thế “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO 9001:2000” với “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”
Trang v, Giới thiệu đoạn, thứ sáu, dòng cuối cùng
Thay thế “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008”
Trang 19, Phụ lục B, Bảng B.1 – Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và
TCVN ISO 9001:2008: Thay thế toàn bộ bảng
Trang 21, Phụ lục B, Bảng B.2 – Sự tương ứng giữa TCVN ISO 9001:2008 và
TCVN ISO 14001:2010: Thay thế toàn bộ bảng
Trang 23, tài liệu tham khảo
Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9000:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9000:2007”; “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008” và “ISO 19011:2002” được đổi thành “TCVN ISO 19011:2003”.
Quy trình chuẩn bị ISO 14001 cho tổ chức, công ty
Để dễ nhận thức các bước đi xây dựng HTQLMT, dưới đây tóm tắt các bước chính trong quá trình xây dựng HTQLMT cho tổ chức, công ty theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ISO 14001
Hình 1.3 Các bước chính thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án
Xây dựng và lập văn bản HTQLMT
Thực hiện và theo dõi HTQLMT
Bước 4 Đánh giá và xem xét nội bộ
Bước 5 Đánh giá chứng nhận hệ thống ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.5 Lợi ích và khó khăn trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 [5]
Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra
Về mặt quản lý rủi ro:
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chi phí tăng Áp dụng ISO phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn bao gồm chi phí: tư vấn, thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 14001; chi phí chứng nhận Ngoài ra còn chi phí đầu tư cải thiện trang thiết bị, cơ sở vật chất và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài, không…) thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001 Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định
Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
Nhận thức về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở việt nam còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Người tiêu dùng trong nước vẫn chưa nhận thức nhiều về hệ thống quản lý môi trường nên áp lực đối với các doanh nghiệp chưa nhiều Vì vậy, nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 còn thấp
Hiện nay ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đã đạt được chứng chỉ ISO
14001 phần lớn là các công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài.
Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam
1.6.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Theo kết quả điều tra thường niên tính đến cuối tháng 12 năm 2010, có ít nhất 250.972 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và các nền kinh tế Như vậy năm 2010 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên 27.823 chứng chỉ ở 155 quốc gia và nền kinh tế so với năm 2009 Sự tăng trưởng này là 12% chứng chỉ so với năm 2009
Bảng 1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Kết quả khảo sát Tháng
Tháng 12/2010 Toàn thế giới 128.211 154.572 188.815 223.149 250.972 Quốc gia phát triển 170.48 26.361 34.243 34.334 27.823
Số quốc gia và nền kinh tế 140 148 155 159 155
(Nguồn: http://www.iso.org/iso/iso-survey2010.pdf)
Bảng 1.3 Danh sách 10 quốc gia có lượng chứng chỉ ISO 14001 nhiều nhất năm
STT Quốc gia Số lượng STT Quốc gia Số lượng
2 Nhật Bản 35.016 7 Ru – ma – ni 7.418
3 Tây Ban Nha 18.347 8 Cộng hòa Séc 6.629
5 Vương Quốc Anh 14.346 10 Thụy Điển 4.622
(Nguồn: http://www.iso.org/iso/iso-survey2010.pdf)
1.6.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam [5]
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998, tính đến tháng 12/ 2009, có 497 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 14001
Thời gian đầu, tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Nhật Bản là quốc ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 16 gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Với văn hóa bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 của Công ty mẹ bên Nhật, các công ty con trong đó có công ty con ở Việt Nam cũng phải xây dựng và áp dụng ISO 14001 Những doanh nghiệp này góp phần cùng với các công ty lớn của Việt Nam như Xi măng Sài Sơn, Giày Thụy Khuê Một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha… gây dựng phong trào áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam
Các tổ chức trong nước cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001
Số DN Việt Nam được cấp giấy chứng nhận từ năm 1999 - 2009
(Nguồn: http://www.vinacert.vn)
Hình 1.4 Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như: Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch - Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 17 chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường
Một số cơ quan chứng nhận ISO 14000 ở Việt Nam (Phụ lục C)
1.6.3 Tình hình áp dụng ISO 14001 trong ngành xi măng
Tại Việt Nam, do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa, do phải cạnh tranh trong đấu thầu với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng cũng như đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công ty xây dựng nước ngoài, hoạt động áp dụng và chứng nhận ISO 9000, ISO 14000 trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá sớm
Với ISO 14000, các đơn vị được chứng nhận trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là các công ty Xi măng
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam ngày càng ý thức rõ ràng vị trí của mình trong các vấn đề môi trường Mục tiêu của của các doanh nghiệp là đạt được các thành tích về bảo vệ môi trường trong các hoạt động của công ty mình, nâng cao lợi thế cạnh tranh và quảng bá hình ảnh thương hiệu xi măng thân thiện môi trường
Nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Hải Phòng vào ngày 25/12/1889 và đến nay, Việt nam đã có trên 100 công ty, chi nhánh, đơn vị tham gia trực tiếp vào sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước [2]
Nhưng hiện nay mới chỉ có khoảng 07 công ty áp dụng ISO 14001
Trong xu hướng hiện nay, ngành xi măng cung đang nhiều hơn cầu nên để quảng bá hình ảnh thương hiệu xi măng của mình áp dụng hệ thống quản lý môi trường nói chung, tiêu chuẩn ISO 14001 nói riêng đã trở thành những công cụ quản lý hữu hiệu và không thể thiếu trong quá trình phát triển và hội nhập của một số doanh nghiệp sản xuất xi măng có tên tuổi ở Việt Nam ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.4 Danh sách một số doanh nghiệp sản xuất xi măng áp dụng ISO 14001
STT Tên công ty được chứng nhận
Tiêu chuẩn ISO áp dụng
Quacert (Việt Nam) TUV (Đức)
3 Công ty CP xi măng Hoàng Mai Nghệ An Quacert 14001:1996 8/2004
4 Công ty CP xi măng Tây Đô Cần Thơ Quacert 14001:2004 8/5/2009
5 Công ty CP xi măng Cẩm Phả
Công ty TNHH 1 thành viên Vicem
Tình hình sản xuất – tiêu thụ xi măng trên thế giới và việt nam
Xi măng là vật liệu xây dựng cơ bản rất quan trọng, sử dụng trong các chương trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
Nhu cầu tiêu thụ xi măng trên toàn cầu không ngừng tăng Từ năm 1950 đến nay, sản lượng xi măng liên tục tăng cùng với sự phát triển trong công nghệ sản xuất xi măng Lượng xi măng tiêu thụ năm 2005 trên toàn thế giới là 2.283 triệu tấn và đến năm 2010 đã lên tới 3.294 triệu tấn (Hình 1.5) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 1.5 Tiêu thụ xi măng trên thế giới
Tại Việt Nam xi măng là một trong những ngành công nghiệp cơ bản và được hình thành sớm nhất ở Việt Nam, cùng với ngành dệt may, than, đường sắt Nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Hải Phòng vào ngày 25/12/1889 và đến nay, Việt nam đã có trên 100 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp vào sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước
Do nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng ở phía Bắc dồi dào nên hầu hết các nhà máy tập trung nhiều ở khu vực này
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cung cấp gần 40% xi măng toàn quốc với các doanh nghiệp lớn như Hà Tiên 1, 2, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng và hơn 33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ phần, liên doanh do tổng công ty nắm quyền chi phối Các doanh nghiệp xi măng nhỏ và liên doanh cung cấp khoảng 31% và 29% xi măng trên thị trường
Từ năm 2008, công nghiệp sản xuất xi măng tăng mạnh do sản lượng xi măng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ (Hình 1.6) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Nguồn: theo báo cáo tổng kết năm 2008 và 2009 của tổng công ty xi măng Việt Nam gửi thủ tướng chính phủ)
Hình 1.6 Tiêu thụ và sản lượng xi măng Việt Nam từ 1998 – 2009
Năm 2008, ngành công nghiệp xi măng trong nước sản xuất được 38,6 triệu tấn, mức tiêu thụ trong nước là 40,19 triệu tấn, nhập khẩu là 3,6 triệu tấn
Năm 2009, cả nước sản xuất được 43,5 triệu tấn, tiêu thụ trong nước là 45,5 triệu tấn, nhập khẩu là 3,2 triệu tấn Đến năm 2010, năng lực sản xuất xi măng đã vượt nhu cầu Theo số liệu của
Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), cả nước hiện có 105 nhà máy sản xuất xi măng sản xuất ở mức 52 triệu tấn Trong khi đó, nhu cầu xi măng của cả nước chỉ vào khoảng 49 triệu tấn Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong năm nay sẽ ở mức 3 triệu tấn
Hiện nay ngành xi măng Việt Nam đã cung cấp đủ xi măng cho thị trường nội địa và bắt đầu mở sang thị trường xuất khẩu Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker sang Singapore và một số nước châu Phi
1.7.3 Tác nhân gây ô nhiễm của ngành sản xuất xi măng
Sản xuất xi măng thuộc ngành công nghiệp nặng tiêu thụ nhiều tài nguyên (đá vôi, đất sét,…), năng lượng (điện, nhiệt…), và phát sinh bụi, tiếng ồn và nhiệt thải cao Các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất xi măng chủ yếu là khí thải (bụi,
NOx, SOx, CO2, CO,…) là các vấn đề môi trường chính được quan tâm trong quá trình sản xuất xi măng Các phát thải này đều có tác động tiêu cực tới môi trường Còn vấn đề nước thải và chất thải không đáng kể ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong khi đó, sức ép từ cộng đồng, chính phủ, các quy định luật pháp ngày càng chặt chẽ và nhất là ý thức người tiêu dùng về sự thay đổi môi trường đối với cuộc sống của họ nên họ nhạy cảm hơn trong việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp
Từ những thực tế trên, đòi hỏi ngành xi măng phải tìm được giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất xi măng đảm bảo được chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ góp phần cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần người lao động, hình ảnh của công ty cũng như mối quan hệ với khách hàng, chính quyền và cộng đồng địa phương ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN
Vài nét về công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty Cổ phần XMHT1, tiền thân là nhà máy Xi măng Hà Tiên đươc khởi công xây dựng năm 1960 và chính thức đưa vào hoạt động 21/03/1964, thiết bị do hãng VENOT – PIC (Pháp) cung cấp Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức.
- Đến ngày 01/01/1993 Phát triển thành Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (Thủ Đức) và Công ty Xi măng Hà Tiên 2 (Kiên Lương), cả 2 trực thuộc tổng công ty Xi măng Việt Nam
- 30/12/2003: Lễ động thổ dự án nhà máy Xi măng Bình Phước, tổng công suất 2,2 triệu tấn/năm
- 06/02/2007 Chính thức chuyển thành Công ty cổ phần XMHT1
- 29/3/2007: Lễ khởi công xây dựng Trạm Nghiền và Phân phối Xi măng Phía Nam tại Phú Hữu, Quận 9, TP Hồ Chí Minh Đi vào sử dụng 20/07/2009 thành lập trạm nghiền Phú Hữu
- 11/2007: Công ty Xi măng Hà Tiên 1 chào đón tấn Xi măng thứ 33.333.333 Với con số này Hà Tiên 1 được công nhận là Công ty có số lượng Xi măng bán ra nhiều nhất trên thị trường phía Nam
- 29/12/2009: Sáp nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, đánh dấu bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới là Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền
Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức – TPHCM
Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM
Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh, địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã Cam Thịnh Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa
2.1.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự toàn công ty ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần XMHT1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.1.3 Các sản phẩm chính của công ty
- Các chủng loại xi măng đều mang nhãn hiệu kỳ lân xanh
- Các sản phẩm mới: vữa xây, vữa tô, gạch lát tự chèn, gạch block
Giới thiệu về trạm nghiền Phú Hữu
- Tên cơ sở sản xuất: Chi nhánh Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 – Trạm nghiền Phú Hữu (Tên ban đầu: Dự án xây dựng Trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối Xi măng phía Nam)
- Địa điểm: Tổ 8, Khu phố 4, Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM
- Giám đốc: Ông Triệu Quốc Khải
- Hướng Bắc giáp với công ty sửa chữa tàu biển
- Hướng Đông Nam tiếp giáp với bờ hạ lưu sông Đồng Nai
- Hướng Tây Bắc và Tây Nam tiếp giáp đất Nông nghiệp
Ngày 29/03/2007 Công ty Cổ phần XMHT1 khởi công xây dựng Trạm nghiền Phú Hữu với diện tích 20 ha tại Tổ 8, Khu phố 4, Phường Phú Hữu, Quận 9 TP.HCM
20/07/2009: Trạm nghiền Phú Hữu đi vào sử dụng
Công suất thiết kế: 2.400.000 tấn Xi măng PCB/năm, bao gồm cầu cảng tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000DWT
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận tại TNPH
Sơ đồ tổ chức của TNPH theo Hình 2.2
Chức năng của các phòng ban
- Phân xưởng xi măng (PXXM)
Sản xuất Xi măng theo chính sách chất lượng của Công ty và quy định của Nhà nước, bao gồm từ tiếp nhận nguyên liệu, phụ gia, nghiền cho đến khi xuất Xi măng, giao sản phẩm cho khách hàng Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Phòng kế toán tài chính (P.KTTC)
Kế toán, kiểm soát, hạch toán chi phí, kết quả kinh doanh, tài sản, vật tư, vốn theo quy chế, quy định và phân cấp của Trạm Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm nghiền Phú Hữu
- Phòng công nghệ thông tin (P.CNTT) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh; trong toàn bộ hoạt động của trạm Quản trị:
Phần cứng: Hệ thống máy tính, hệ thống mạng
Phần mềm: Cơ sở dữ liệu, chương trình quản lý và xử lý dữ liệu, các dịch vụ tiện ích trên hệ thống mạng
Khai thác dữ liệu: Kịp thời, ổn định, an toàn và bảo mật
Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm nghiền Phú Hữu
- Phòng Hành chánh – Nhân sự (P.HCNS)
Thực hiện các hoạt động hành chánh văn phòng, nhân sự của Trạm nghiền Phú Hữu, bao gồm: hành chánh, đối ngoại, lễ tân, nhân sự, lao động tiền lương, bảo vệ, y tế, nhà ăn, ISO, an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Các phân công khác của Giám đốc trạm
Cung cấp vật tư, thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu…cho hoạt động của Trạm Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm
- Phòng Thí nghiệm – KCS ( P.TN – KCS) Đảm trách công tác phân tích cơ - lý – hóa và kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm của Trạm nghiền Phú Hữu Đáp ứng các phân công khác của Giám Đốc Trạm
- Phân xưởng sửa chữa (PXSC)
Sửa chữa máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, phương tiện vận chuyển, cơ giới, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng, điện thoại, cho các đơn vị thuộc TNPH Các phân công khác của Giám đốc Trạm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Phòng Nghiên cứu triển khai - Môi trường (P.NCTK – MT)
Nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật về Xi măng và các sản phẩm từ Xi măng và ứng dụng nó vào công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm về Xi măng, từ Xi măng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty Xây dựng và chủ trì triển khai các đề án áp dụng bí quyết, tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm về Xi măng và từ Xi măng với hiệu quả cao cho Công ty
Phối hợp với phòng nghiên cứu – triển khai của Công ty trong các lĩnh vực thuộc về chính sách của Công ty áp dụng bí quyết, tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sản xuất Xi măng và chịu sự chỉ đạo gián tuyến của Phòng Nghiên cứu - triển khai Công ty Phối hợp với Ban ISO – An toàn và Môi trường của Công ty để quản lý công tác ISO – An Toàn Lao động – Vệ sinh Môi trường của Trạm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức TNPH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.3 Các sản phẩm và thị trường tiêu thụ
- TNPH chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ trong ngành xây dựng như: Xi măng PCB30, PCB40, PCB50, PC30, PC40, PC50 Trong đó sản phẩm chính là
Xi măng PCB40, PC50 (Xá công nghiệp)
- Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ
2.2.4 Hiện trạng sử dụng mặt bằng tổng thể của TNPH
TNPH được xây dựng và hoạt động trên lô đất có tổng diện tích là: 200.000m 2 (trong đó, diện tích đất sử dụng là 178.000m 2 ) Với các hạng mục: khu vực sản xuất, văn phòng, nhà bảo vệ, đường giao thông, cây xanh,… Trong đó:
Bản đồ mặt bằng phân khu vực quản lý môi trường (Phụ lục F)
2.2.5.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.3 Quy trình sản xuất Xi măng PCB
Clinker, thạch cao, đá vôi, đá Puzolan
Silo Xi măng thành phẩm
Khu đóng bao xi măng
Nguyên liệu Bụi thải Điện
Nguyên liệu Bụi thải Điện
Tiêu thụ Điện Tiêu thụ nguyên liệu Bụi thải Khí thải Nước giải nhiệt
Tiêu thụ Điện Bụi thải, Khí thải Rác thải Điện
Tiêu thụ điện Bụi thải Điện
Sản phẩm Tiêu thụ điện
Bụi thải ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.4 Quy trình sản xuất Xi măng xá công nghiệp
Clinker, thạch cao, đá vôi, đá Puzolan
Silo Xi măng thành phẩm
Nguyên liệu Bụi thải Điện
Nguyên liệu Bụi thải Điện
Tiêu thụ Điện Tiêu thụ nguyên liệu Bụi thải Khí thải Nước giải nhiệt
Xi măng, Điện Tiêu thụ Điện
Tiêu thụ điện Bụi thải
Bụi thải ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.5 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất Xi măng tại TNPH
2.2.5.2 Mô tả quy trình sản xuất
Nguyên liệu được vận chuyển từ Kiên Lương, Bình Phước, Thái Lan, vận chuyển về TNPH bằng tàu và sà lan về cầu cảng (có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 tấn) Tại đây cẩu KE bốc dỡ nguyên liệu (công suất 1000 tấn/h) nguyên liệu được vận chuyển vào kho chứa qua hệ thống băng tải
Clinker theo hệ thống băng tải riêng về Silo chứa các nguyên liệu khác như Puzzolan, đá Vôi, Thạch Cao theo hệ thống băng tải về kho nguyên liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sau đó, qua các thiết bị cào rút và hệ thống băng tải, nguyên liệu được đưa tới khu vực định lượng trước khi để vào máy nghiền đứng
Các nguyên liệu sau khi qua băng tải định lượng sẽ đổ chung vào một băng tải sau đó đi đến máy nghiền đứng (được gia nhiệt bằng dầu HFO) Sản phẩm thu được sau khi nghiền được dẫn qua hệ thống lọc bụi chính rồi theo hệ thống máng trượt vận chuyển về Silo Xi măng (Silo chứa)
Tại silo Xi măng, xi măng được rút xuống hệ thống máy đóng bao và xuất Xá, cho phép xuất xi măng theo hai loại xi măng Bao và xi măng Xá Xi măng bao theo hệ thống băng tải ra bến xuất thủy chất lên các phương tiện vận chuyển bằng đường thủy Còn xi măng Xá công nghiệp được vận chuyển bằng xe bồn và bơm lên bồn chứa trên sà lan
2.2.6 Nguyên nhiên vật liệu, chất thải, thiết bị sản xuất
Bảng 2.1 Định mức tiêu hao nguyên liệu sản xuất
TT Tên nguyên liệu/hóa chất
Công đoạn sử dụng Đơn vị tính Định mức
I Xi măng xá công nghiệp
5 Vỏ bao Vô bao Cái/TXM 20,04
6 Điện Nghiền và vô bao kWh/TXM 37,5
(Nguồn: Chi nhánh công ty cổ phần XMHT1 – TNPH)
Ghi chú: T: tấn TXM: Tấn Xi măng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 2.2 Điện năng và nhiên liệu sử dụng ở mức tối đa khi hoạt động với công suất thiết kế
TT Tên nguyên liệu Mục đích sử dụng Đơn vị tính Lượng tiêu thụ trung bình tháng
1 DO Xe cơ giới Lít 600
Xe cơ giới và thiết bị
3 Mỡ bôi trơn các loại Kg 500
4 Dầu HFO Hot Gas Lít 51.000
5 Điện năng Sản xuất, sinh hoạt kWh 2.750.000
(Nguồn: Chi nhánh công ty cổ phần XMHT1 – TNPH, 4/2012)
Bảng 2.3 Danh mục máy móc thiết bị chính sử dụng tại TNPH
TT Tên máy móc, thiết bị Số lượng Nước sản xuất
Năm sản xuất Công suất
2 Máy đánh đống liệu 1 Đức 2007 750T/h
3 Máy cào rút liệu 1 Đức 2007 300T/h
6 Máy phát điện dự phòng 1 Thụy Sĩ 2007 500KVA
(Nguồn: Chi nhánh công ty cổ phần XMHT1 – TNPH, tháng 5/2012)
Ngoài ra còn có một số loại máy móc thiết bị khác phục vụ cho nhu cầu cá nhân như: máy lạnh, hệ thống chiếu sáng, quạt công nghiệp và 1 số thiết bị khác…
2.2.7 Nhu cầu điện, nước và lao động
Hiện trạng môi trường của Trạm nghiền Phú Hữu
Nguồn điện sử dụng cho hoạt động của Trạm nghiền Phú Hữu hiện nay là được cấp từ mạng lưới điện quốc gia Máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi trường hợp cúp điện Tổng lượng điện sử dụng là 20.000kWh/ngày
Tổng số lao động làm việc tại trạm nghiền 265 người (tính đến tháng 05/2012)
Bảng 2.4 Cơ cấu nhân sự tại Trạm nghiền Phú Hữu
Cao Đẳng CNKT&TCCN Khác
Số ca làm việc: làm việc theo chế độ 3 ca 4 kíp, 3ca/ngày, 8h/ca
2.2.8 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
TNPH là một trong 6 chi nhánh của Công ty Cổ phần XMHT1 trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam Nhãn hiệu XMHT1 là thương hiệu lớn được nhiều người biết đến với các sản phẩm uy tín và chất lượng cao Hiện tại, TNPH đang có những thuận lợi về sở hữu nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao Với những công nghệ máy móc tiên tiến nhất, đội ngũ nhân viên sửa chữa bảo trì thường xuyên, đảm bảo cho các thiết bị trong dây chuyền công nghệ luôn hoạt động tốt và kịp thời khắc phục những sự cố nhằm sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tối đa các tác động môi trường có thể phát sinh trong quá trình sản xuất
2.3 Hiện trạng môi trường tại TNPH
2.3.1.1 Phát thải bụi tại nguồn
Nguồn phát sinh bụi từ : Công đoạn bốc dỡ Clinker và phụ gia bằng cẩu
KE, tiếp nhận Clinker vào Silo chứa và nhập phụ gia về kho chứa, định lượng Clinker và phụ gia, cấp Clinker và phụ gia vào máy nghiền, nghiền hỗn hợp Clinker và phụ gia đến độ mịn yêu cầu của Xi măng, vận chuyển Xi măng đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Silo, đóng bao Xi măng và ngoài ra bụi còn phát sinh ở các vị trí chuyển tiếp giữa các băng tải vận chuyển sẽ được trình bày dạng sơ đồ khối theo Hình 2.6 Tại các vị trí thải của ống xả lọc bụi tại các vị trí sản xuất của TNPH đo đạc được các giá trị của nồng độ bụi Kết quả nồng độ bụi đo được sẽ được trình bày trong bảng 2.5
Bảng 2.5 Kết quả phân tích bụi tổng tại ống xả nguồn thải TNPH
(mg/Nm 3 ) Ống xả lọc bụi 661 BF1 (Đo tại nguồn thải) 63,8 Ống xả lọc bụi 662 BF1 (Đo tại nguồn thải) 62,7 Ống khói lọc bụi chính line 2 (Đo tại nguồn thải) 60 Ống xả lọc bụi 551 BF1 (Đo tại nguồn thải) 58,7 Ống xả lọc bụi cẩu KE (Đo tại nguồn thải) 61
QCVN 23:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp sản xuất Xi măng – Cột B2 (K p =0,8; K v =0,8) 100
(Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động, tháng 4 năm 2012)
Nhận xét: Chất lượng khí thải phát sinh từ đầu các ống xả lọc bụi tại các vị trí thải của TNPH có kết quả sau: các giá trị đo đạc của thành phần bụi tổng tại các vị trí ống xả của lọc bụi tại các vị trí sản xuất đều đạt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 23:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng cột B2 (Kp= 0,8;
Kv= 0,8) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.6 Sơ đồ khối nguồn phát sinh bụi
Puzzolan, Đá Vôi, Thạch Cao Định lượng
Vận chuyển lên máy nghiền Kho phụ gia
Vận chuyển Xi măng về Silo
Cẩu KE Cẩu KE Định lượng
Vận chuyển lên máy nghiền Đóng bao
Bụi thải ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.3.1.2 Chất lượng không khí xung quanh
Bảng 2.6 Kết quả phân tích môi trường không khí bên trong khu vực làm việc và khu vực xung quanh TNPH
Khu vực phía sau văn phòng 0,22 1,34 0,040 0,010
Nhà điều khiển trung tâm 0,22 2,12 0,056 0,015
QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh 0,3 30 0,35 0,2
Khu vực bến xuất thủy 0,27 1,07 0,040 0,020
TCVN 7365:2003 về không khí vùng làm việc- Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí
(Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động )
Nhận xét: Giá trị đo đạc các thông số chất ô nhiễm tại các vị trí giám sát thấp hơn giá trị giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh và TCVN 7365:2003 về không khí vùng làm việc – Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí
2.3.2 Tiếng ồn và vi khí hậu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 2.7 Kết quả đo đạc vi khí hậu và tiếng ồn tại TNPH Điểm đo Cường độ ồn (DBA)
Tốc độ gió (m/s) Ánh sáng (Lux)
Khu vực phía sau văn phòng 53-55 30,1 71,9 0,9 ASTN
Khu vực văn phòng 51-53 32,9 58,1 0,4 ASTN
Nhà điều khiển trung tâm 54-56 30,0 68,7 0,5 ASTN
Máy nghiền dây chuyền 1 68-70 30,2 70,8 0,5 ASTN
Khu vực cầu cảng 65-67 32,6 62,8 1,2 ASTN
Khu vực bến xuất thủy 74-76 30,9 65,3 1,0 ASTN
QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn
(Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động)
Nhận xét: Tại vị trí khu vực bến xuất thủy giá trị cường độ ồn cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn khu vực thông thường Các vị trí đo khác các giá trị cường độ ồn đo đạc thấp hơn so với giá trị giới hạn của QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn khu vực thông thường
- Không có nước thải công nghiệp
- Nước mưa được thu hồi bằng hệ thống mương thoát nước xung quanh trạm trước khi chảy trực tiếp ra sông Đồng Nai
- Nước thải sinh hoạt: từ hoạt động sinh hoạt như nhà ăn, khu vực tắm rửa, khu nhà vệ sinh, … của nhân viên, công nhân trong trạm nghiền Lượng nước thải sinh hoạt khoảng 15m 3 /ngày Hiện Trạm đã đầu tư xây dựng xong hệ thống nước thải sinh hoạt với công suất 20m 3 /ngày hiện đang hoạt động, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 40 hệ thống xử lý nước thải của trạm hoạt động liên tục 24/24 Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (k=1,2), thải ra sông Đồng Nai khu vực quy định dành cho mục đích giao thông đường thủy
Bảng 2.8 Kết quả giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt
3 TSS (Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 43 50
4 TDS (Tổng chất rắn hòa tan) mg/l 120 500
7 Nitrat (NO3) (Tính theo N) mg/l 0,21 30
(Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động, Tháng 4/2012)
Nhận xét: Kết quả đo đạc, giám sát cho thấy chất lượng nước thải sau khi xử lý tại TNPH đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt (Loại A, k=1,2)
Rác sinh ra do hoạt động sinh hoạt của công nhân viên, hoạt động chế biến của nhà bếp, căn tin,… trong Trạm nghiền Phú Hữu bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, giấy, lon, chai lọ Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 100kg/ngày
- Chất thải rắn công nghiệp không gây hại
Bụi nguyên liệu: thu gom từ hoạt động vệ sinh nhà xưởng trong quá trình sản xuất và tái sử dụng Sắt thép từ thiết bị, máy móc loại bỏ (do thay thế, sửa chữa) với khối lượng khoảng 500kg/tháng Xà bần, gạch vụn,…
- Chất thải rắn nguy hại (CTNH)
Các loại CTNH phát sinh chủ yếu là: thùng chứa dầu nhớt, giẻ lau dính dầu mỡ trong quá trình vệ sinh, lau chùi các máy móc và phương tiện vận chuyển, bóng đèn huỳnh quang hư hỏng…Khối lượng phát sinh khoảng 80kg/tháng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 2.9 Danh sách chất thải rắn nguy hại
Trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, bùn)
1 Giẻ lau, bao tay dính nhớt Rắn 20 180201
2 Linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải Rắn 0.5 160113
3 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 5 160106
4 cặn nhớt dầu thải Lỏng 400 170203
5 Dầu nhiên liệu thải (diezel, ) Lỏng 50 170601
6 Bao bì, chai lọ có chứa thành phần nguy hại thải Rắn 20 180101
8 Hộp mực in thải Rắn 2 080204
9 Phế thải kim loại bị nhiễm các thành phần nguy hại (que hàn) Rắn 30 110401
10 Hỗn hợp hoá chất từ phòng thí nghiệm thải Lỏng 20 190502
(Nguồn: Sổ đăng ký nguồn thải có mã số QLCTNH 79.002301.T do Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cấp ngày 19.05.2011)
Nhận xét: TNPH đã đăng ký hợp đồng với công ty TNHH công nghệ môi trường Bình Phước Xanh đến để thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại theo các điều khoản thuộc hợp đồng số 36/2011/HĐKT/BPX ký ngày 31/10/2011.
Công tác quản lý môi trường tại TNPH
2.4.1 Công tác bảo vệ môi trường và công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
2.4.1.1 Công tác bảo vệ môi trường
Ngay từ khi khánh thành TNPH Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần XMHT1 và Giám đốc chi nhánh TNPH đặc biệt quan tâm đến chất lượng môi trường xem ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 42 môi trường là một phần không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững TNPH đã quan tâm đến các hoạt động môi trường và có một số giải pháp để cải thiện tình trạng môi trường và nâng cao nhận thức của nhân viên về an toàn và vệ sinh công nghiệp Đây là những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Năm 2012, TNPH với hai mục tiêu lớn trong ngân sách phải đạt được gồm chỉ tiêu sản lượng 1.100.000 tấn xi măng và đẩy mạnh cải thiện hình ảnh thương hiệu thân thiện hơn, xanh hơn trong cách nghĩ, cách nhìn của người dân thành phố Nắm được ý nghĩa đó, ngoài việc đẩy mạnh công tác Trong hoạt động kinh doanh mỗi công ty, việc xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên sự thành công
Ban giám đốc TNPH cam kết duy trì áp dụng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/ Cor 1.2009
2.4.1.2 Công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
Công tác an toàn lao động tại TNPH quy định:
- Máy móc thiết bị có nội quy vận hành, sử dụng an toàn lập thành bảng gắn tại vị trí hoạt động Được kiểm tra, bảo dưỡng theo kế hoạch đảm bảo tốt
- Thường xuyên huấn luyện cho công nhân thực thi đầy đủ và kiểm soát không để xảy ra tai nạn lao động do không thực hiện nội quy
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, nút tai chống ồn, kính chắn bụi, khẩu trang… cho công nhân tại các phân xưởng sản xuất
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại trạm
- Phòng ngừa khả năng cháy nổ: tất cả các hạng mục, công trình trong trạm đều bố trí các bình cứu hỏa cầm tay và vòi chữa cháy
Tại TNPH ngoài ô nhiễm không khí do bụi, vệ sinh công nghiệp cũng là một trong những vấn đề đáng lưu ý Trên tổng thể mặt bằng cũng như trong từng vị trí sản xuất, vấn đề vệ sinh công nghiệp chưa được thực hiện tốt Một số vị trí băng tải, máy móc, nhà xưởng bị bụi bám, nguyên nhân:
- Đường nội bộ, gói thầu xây dựng line 2 chưa hoàn tất ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Bụi xi măng, nguyên liệu phát sinh khi thiết bị gặp sự cố chưa được làm vệ sinh và thu gom
2.4.2 Các giải pháp môi trường đã áp dụng tại TNPH
Phương án giám sát và quản lý chất lượng môi trường
Giám sát chất lượng không khí
Vi khí hậu: Bụi tổng, CO, SO2, NO2 Điều kiện sản xuất trong môi trường lao động: Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng
Vị trí đặt giám sát
- Vi khí hậu và tiếng ồn: Gồm 07 vị trí trong khuôn viên Trạm nghiền
- Bụi tổng: Tại ống xả nguồn thải gồm 06 vị trí
Tần suất thu mẫu phân tích: 02 lần /năm
Tiêu chuẩn so sánh: Dựa theo QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn QCVN QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh TCVN 7365:2003 về không khí vùng làm việc - Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí QCVN 23:2009/BTMNT về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng
Giám sát chất lượng môi trường nước
Thông số chọn lọc: pH, SS, BOD5, COD, MNP/100ml
Vị trí khảo sát: Tại vị trí đầu ra của bể khử trùng
Tần suất thu mẫu: 02 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Nước tại khu vực cầu cảng
Thông số chọn lọc: pH, Độ đục, BOD5 ở 20 o C, COD, DO, SS, Tổng N, Tổng
P, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ, Tổng Coliform
Vị Trí khảo sát: Vị trí neo đậu của xà lan bốc dỡ Xi măng
Tần suất thu mẫu: 02 lần/năm
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giám sát chất thải rắn Đăng ký sổ quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về quản lý chất thải nguy hại Đã được sở tài nguyên môi trường cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại 79.002301.T do Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cấp ngày 19/05/2011 với các danh mục:
Danh mục chất thải nguy hại đăng ký phát sinh trung bình trong 1 tháng tại cơ sở
Danh mục chất thải khác đăng ký phát sinh trung bình trong 1 tháng tại cơ sở
- Trạm phát động phong trào ngày chủ nhật xanh kêu gọi đoàn viên thanh niên các chi đoàn trực thuộc phân xưởng tổ chức làm vệ sinh các khu vực trong khuôn viên
- Gói thầu trồng cây xanh trong Trạm nghiền đang thực hiện
- Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải
- Hạn chế ô nhiễm, tránh sử dụng nhiều các nguyên liệu và hóa chất độc hại Tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn và thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường T.P HCM
Hệ thống xử lý nước thải công suất 20m 3 /ng.đ của TNPH hiện đang vận hành và đã được Sở Tài Nguyên Môi trường TP.HCM cấp Giấy phép xả thải ngày 06/03/2012, số giấy phép 215/GP – TNMT – QLTN giấy phép xả thải vào nguồn nước ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sơ đồ Công nghệ hệ thống xử lý nước thải:
Hình 2.7 Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt từ nhà ăn, nhà vệ sinh,… được thu gom vào hố gas tự hoại, sau đó được dẫn về cống đặt song chắn rác Tại đây, song chắn rác sẽ giữ lại các loại rác thải có kích thước lớn, trước khi dẫn về bể tập trung sau đó qua hệ thống bơm chìm bơm vào bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ làm cho nồng độ cũng như lưu lượng nước thải được điều hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các thiết bị và các bể xử lý ở phía sau (cần lưu lượng ổn định)
Bể sinh học hiếu khí tiếp xúc
Bể lắng Bể phân hủy bùn
Bùn tuần hoàn Cấp khí
Song chắn rácNước thải ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể sinh học hiếu khí tiếp xúc Tại bể này, khí được thổi liên tục Trong điều kiện sục khí liên tục, các vi khuẩn hiếu khí sẽ oxy hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải Quá trình xử lý hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí, các chất hữu cơ có hại cho môi trường sẽ được các vi khuẩn hiếu khí chuyển hóa thành các chất vô cơ (CO2, H2O)
Phương trình cơ bản của quá trình oxy hóa chất hữu cơ
Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ + O2 Tế bào mới + CO2 + H2O
Nước thải từ bể sinh học hiếu khí tự chảy qua bể lắng Tại đây, lượng bùn hoạt tính có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể Lượng bùn hoạt tính này được bơm tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí Nước thải sau khi lắng được dẫn qua bể lọc áp lực, để lọc các chất rắn lơ lửng còn trong nước thải Nước sau khi đi qua bể lọc áp lực được dẫn về bể khử trùng, trước khi dẫn ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai
Nước phục vụ sản xuất
Khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
Trang 49 huấn luyện diễn tập theo phương án PCCC có sự phê duyệt của cơ quan PCCC địa phương
Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện PCCC Lắp hệ thống chống sét
Trong những trường hợp có sự cố, công nhân vận hành sẽ được hướng dẫn và thực tập xử lý theo quy tắc an toàn Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành
Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài các giải pháp kỷ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm
Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải
Hạn chế ô nhiễm, tránh sử dụng nhiều các nguyên liệu và hóa chất độc hại
2.5 Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 tại TNPH
TNPH là Trạm nghiền hoạt động với quy mô công suất lớn 2.400.000 tấn Xi măng PCB/năm, gồm 1 cầu cảng tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 DWT Trạm được đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại
Tình hình sản xuất của công ty chưa khả quan lắm, do tình hình lạm phát của nền kinh tế hiện nay nên số lượng xi măng tiêu thụ giảm đáng kể Cho nên doanh thu công ty cũng có phần giảm sút
Hiện tại TNPH, hai dây chuyền sản xuất đã hoạt động với các máy móc thiết bị được trang bị đồng bộ, mới và hiện đại
Trên mỗi dây chuyền, tại các điểm chuyển tiếp của băng tải, các vị trí phát sinh bụi đều có lắp đặt thiết bị lọc bụi tay áo, tổng cộng 23 cái/dây chuyền (không bao gồm lọc bụi chính) Riêng tại mỗi máy nghiền lắp đặt lọc bụi xi măng công suất 504.000 m 3 /h với 32 đơn nguyên vừa thu hồi xi măng vừa bảo vệ môi trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TNPH đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 20m 3 /ng.đ với mức đầu tư 250.000.000 VNĐ
Với năng lực tài chính trên, TNPH đủ khả năng đáp ứng các chi phí liên quan đến xây dựng và thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010
2.5.2 Khả năng về nhân sự
Hiện tại, TNPH đang sở hữu nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao Nhân viên trong Trạm nghiền đã được đào tạo nhận thức về ISO 14001, riêng nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo sẽ được đào tạo chuyên sâu Để tăng cường năng lực về quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Công ty và Trạm đã tiến hành học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị tổ chức xây dựng ISO 14001 thành công, cụ thể đã tổ chức tham quan học tập tại Xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương) cho các cán bộ trong ban điều hành dự án ISO 14001
Bên cạnh việc đào tạo đánh giá viên nội bộ do đơn vị tư vấn tổ chức, Ban ISO – AT & MT từ Công ty phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức thêm lớp tập huấn chuyên sâu cho các đánh giá viên nội bộ
Do đó, khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì Trạm hoàn toàn có đủ nhân lực để thực hiện
2.5.3 Cam kết của ban lãnh đạo trạm nghiền Phú Hữu
Giám đốc TNPH cam kết xây dựng, duy trì một cách có hiệu lực và cải tiến liên tục HTQLMT của Trạm nghiền phù hợp TCVN ISO 14001:2010 cụ thể là:
Truyền đạt trong Trạm từ cấp cao nhất đến nhân viên về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng/khiếu nại của cộng đồng cũng như các yêu cầu của luật định đối với môi trường Tinh thần này còn luôn được thể hiện trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo Trạm, họp sản xuất, giao ban hàng tháng và trong chương trình đào tạo;
Tuân thủ chính sách môi trường của Trạm; ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chỉ đạo Phòng Nghiên cứu Triển khai - Môi trường thu thập và thống kê số liệu để đảm bảo việc thiết lập Mục tiêu môi trường đúng và phù hợp với cam kết trong Chính sách môi trường của Trạm Đảm bảo HTQLMT được xây dựng được duy trì một cách hiệu lực cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện chính sách môi trường, mục tiêu môi trường và thỏa mãn yêu cầu luật định cũng như các khiếu nại của cộng đồng về lĩnh vực môi trường;
Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo tại TNPH, so sánh các kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, quyết định các hành động cần thiết liên quan đến chính sách, mục tiêu, phòng ngừa sự không phù hợp có thể xảy ra và cải tiến liên tục HTQLMT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA TẠI TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU
Định nghĩa
- Khía cạnh môi trường: Các yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường
- Khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Là một khía cạnh môi trường có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường
- Tác động môi trường: Là bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường dù là có hại hay có lợi, toàn bộ hay từng phần do các hoạt động sản xuất của Trạm gây ra.
Cách xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại TNPH
Xác định các khía cạnh môi trường và tác động môi trường trong các hoạt động tại TNPH Nhằm kiểm soát những khía cạnh môi trường có thể hoặc gây tác động đến môi trường, làm cơ sở thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
3.2.2 Cơ sở để xác định khía cạnh môi trường
- Tần suất xảy ra: Hàng ngày, hàng tuần, >1 tuần – 1 tháng, > 1 năm
- Khiếu nại từ cộng đồng, yêu cầu pháp luật
- Tác động xấu đến sức khỏe, cảnh quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, suy giảm tài nguyên
- Mức độ ảnh hưởng: tiêu thụ tài nguyên, sự cố,…
- Phạm vi ảnh hưởng
3.2.3 Cách xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm việc xác định các khía cạnh môi trường trong bộ phận của mình, liệt kê các hoạt động tại các công đoạn thuộc sự kiểm soát của bộ phận mình theo Các yếu tố sau sẽ được xem xét: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Xem xét đầu vào và đầu ra của hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ hàng ngày, định kỳ
- Ở mỗi hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp
- Khả năng xảy ra sự cố
Phương pháp xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
3 3 1 Đánh giá các khía cạnh môi trường
Dựa vào kết quả xác định khía cạnh môi trường, nhân viên phụ trách ISO ở các đơn vị xác định điểm tương ứng cho từng khía cạnh theo ba mục A, B, C Dựa trên tổng điểm
= A+B+C để đánh giá một khía cạnh môi trường có ý nghĩa hay không
Mục A - Khía cạnh tác động: Cho 1 điểm nếu khía cạnh môi trường có ảnh hưởng trong các cột thứ 4, 5, 6, 7, 8, 9 ở bảng 3.5
Mục B – Lượng hóa các tác động: B = D*E*F
- Tần suất D xác định như sau :
Tần suất Hiếm xảy ra (>
Thỉnh thoảng xảy ra (> 1 tuần tới 1 tháng)
Xảy ra hàng tuần
Xảy ra hàng ngày
- Phạm vi ảnh hưởng E xác định như sau :
Bảng 3.2 Phạm vi ảnh hưởng Điểm 1 2 3 4
Phạm vi ảnh hưởng
Chỉ ảnh hưởng tới người sử dụng Ảnh hưởng ở phạm vi Trạm
- Mức độ ảnh hưởng F: căn cứ vào bảng 3.10 và bảng 3.11 để xác định điểm đối với cột thứ 12 trong mục (B) – Lượng hóa tác động Cho 1 điểm đối với những khía cạnh không nêu trong bảng 3.10 và bảng 3.11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Mục C - Yếu tố tăng nặng
Khiếu nại của cộng đồng và yêu cầu pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của công ty, cho nên công ty quyết định cho điểm lớn hơn các yếu tố khác để quan tâm và giải quyết kịp thời để không làm mất hình ảnh của công ty
- Khiếu nại từ cộng đồng về môi trường:
Bảng 3.3 Cấp giải quyết khiếu nại từ cộng đồng Điểm 0 1 5 10
Cấp giải quyết Không khiếu nại Nhân viên Trưởng đơn vị Ban Giám đốc
- Yêu cầu pháp luật về lĩnh vực môi trường
Đối với những yêu cầu không có thông số cụ thể thì cho 1 điểm nếu không vi phạm và 20 điểm nếu vi phạm
Đối với những yêu cầu có thông số cụ thể thì tính theo bảng sau:
Bảng 3.4 Mức độ đáp ứng yêu cầu pháp luật Điểm 1 10 20
Mức độ đáp ứng Đạt yêu cầu và cách giới hạn cho phép hơn 10% Đạt yêu cầu và cách giới hạn cho phép ≤ 10%
Vượt giới hạn cho phép Tổng điểm khía cạnh môi trường được tính như sau: Tổng điểm = A+ B+C
3.3.2 Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa được xác định và ghi nhận dựa trên tổng điểm Đối với các khía cạnh môi truờng có yếu tố tăng nặng thì xác định là khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Với Tổng điểm = A+B+C trong cột 15 ≥ 18 điểm thì xác định là khía cạnh môi trường có ý nghĩa và lập chương trình để kiểm soát ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sau khi xác định được khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các đơn vị gửi kết quả để kiểm tra xác nhận
3.3.3 Lập bảng khía cạnh môi trường có ý nghĩa của TNPH
Căn cứ bảng kết quả xác định được khía cạnh môi trường có ý nghĩa của các đơn vị, Phòng NCTK-MT tổng hợp lập Bảng ghi nhận các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Trạm
Dựa vào Bảng xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Trạm, Phòng NCTK-MT và đại diện lãnh đạo xem xét tính khả thi cho việc thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường chung của Trạm Sau khi đã có ý kiến của đại diện lãnh đạo, Phòng NCTK-MT cùng các đơn vị liên quan thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu
- Với các khía cạnh môi trường có ý nghĩa mà không thiết lập mục tiêu môi trường thì cần phải lập các thủ tục kiểm soát
- Tại đơn vị cần căn cứ vào kết quả bảng xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa của đơn vị tự lập mục tiêu, chỉ tiêu tại đơn vị mình
3.3.5 Chương trình quản lý môi trường
Dựa vào các mục tiêu và chỉ tiêu đã được phê duyệt, Phòng NCTK-MT và đại diện lãnh đạo về môi trường cùng các bộ phận liên quan thiết lập chương trình quản lý môi trường Tuỳ và từng chương trình quản lý môi trường mà qui định trách nhiệm và thời gian giám sát thích hợp ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 3.5 Bảng đánh giá các khía cạnh môi trường
Khía cạnh tác động (A) = (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6) Lượng hóa tác động
Yếu tổ tăng nặng (C)
(A)+(B)+(C) Ảnh hưởng cảnh quan (1) Ảnh hưởng sức khỏe (2) Ô nhiễm nước (3) Ô nhiễm không khí (4) Ô nhiễm đất (5)
Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên (6)
Phạm vi ảnh hưởng (E)
Mức độ ảnh hưởng (F)
Vi phạm yêu cầu pháp luật
Cơ sở xây dựng thang điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng (F)
3.4.1 Tiêu thụ và hàm lượng: dựa vào định mức hàng năm và thực tế sản xuất của
Clinker xi măng PCB 40 và Clinker xi măng XCN: dựa vào định mức mà
Tổng công ty Xi măng Việt Nam giao cho các thông ty thành viên thực hiện (PCB 40 ≤ 71% / tấn xi măng nghiền, XCN ≤ 88% / tấn xi măng nghiền) và thực tế sản xuất trong 3 năm tại TNPH (Khoảng dao động PCB 40 q – 72 % / tấn xi măng nghiền, có khi 73% nhưng rất ít, XCN = 88 – 89 % / tấn xi măng nghiền) Cho nên nếu tỷ lệ Clinker nằm trong định mức mà Tổng Công ty Xi măng Việt Nam giao cho thì đánh giá 1 điểm, còn lớn hơn thì thang điểm tăng dần Điện năng: dựa vào lượng điện tiêu thụ trung bình 3 năm và quý I năm 2012 tại
TNPH và định mức trong 3 năm và qúy I mà TNPH đưa ra (Theo báo cáo sản xuất của TNPH)
Bảng 3.6 Định mức tiêu thụ điện năng tại TNPH
NĂM 2009 2010 2011 2012 Định mức tiêu thụ điện năng trong sản xuất xi măng tại TNPH (Kwh/tấn xi măng nghiền) 36 35 34 34 Dựa vào định mức tiêu thụ điện năng nếu lượng điện tiêu thụ < 34 đánh giá 1 điểm, từ 34 ≤ 35 đánh giá 2 điểm, từ 35 ≤ 36 đánh giá 3 điểm, > 36 đánh giá 4 điểm
Nước trong sản xuất: thực tế sản xuất trung bình trong 3 năm và Qúy I năm
2012 tại TNPH thì lượng nước sản xuất < 0,10 m 3 /tấn xi măng (Theo báo cáo sản xuất của TNPH)
Dầu HFO: định mức sử dụng 3 năm của TNPH (Báo cáo sản xuất TNPH)
Bảng 3.7 Định mức tiêu thụ dầu HFO tại TNPH
NĂM 2009 2010 2011 2012 Định mức tiêu thụ dầu HFO 0,69 0,68 0,67 0,67
Dựa vào định mức tiêu thụ nguyên liệu tiêu thụ dầu HFO các năm tại TNPH lấy định mức thấp nhất của các năm < 0,67 thì đánh giá 1 điểm, từ 0.67 0.68 đánh giá là 2 điểm, từ 0,68 0,69 đánh giá 3 điểm, > 0,69 đánh giá 4 điểm
Nhớt : Báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của PXSC các năm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 3.8 Tiêu thụ nhớt tại PXSC
Tiêu thụ nhớt (lít/năm) 5.000 4.000 4.500 Dựa vào bảng tiêu thụ nhiên liệu của PXSC các năm nếu tiêu thụ nhớt < 4000 lít/năm thì sẽ cho 1 điểm, còn từ 4000 – < 4500 thì cho 2 điểm, 4500 – 5000 thì cho
3 điểm, còn > 5000 thì cho 4 điểm
Vỏ bao (cái): định mức tiêu thụ hàng năm tại TNPH các năm
Bảng 3.9 Định mức tiêu thụ vỏ bao tại TNPH
NĂM 2009 2010 2011 2012 Định mức tiêu thụ vỏ bao trong sản xuất xi măng tại TNPH (cái/tấn xi măng nghiền) 20,24 20,14 20,04 20,04 Dựa vào định mức các năm thấy định mức năm 2012 là thấp nhất nên chọn mức
< 20,04 cái/tấn xi măng đánh giá 1 điểm, từ 20,04 cái ≤ 20,14 cái đánh giá 2 điểm, 20,14 cái ≤ 20,24 đánh giá 3 điểm, > 20,24 đánh giá 4 điểm
Mực in (hộp): thống kê lượng mực in sử dụng từng đơn vị, tính trung bình thì mỗi đơn vị sử dụng khoảng 10 hộp/năm
Giấy in (ream): thống kê từng đơn vị/phòng ban trong TNPH, tính lượng giấy đơn vị sử dụng trung bình
Hóa chất độc môi trường: danh mục hóa chất phòng Thí nghiệm – KCS đăng ký với TNPH để mua về năm 2010, 2011
Sơn: Báo cáo tiêu thụ vật liệu, nguyên – nhiên liệu của TNPH các năm: năm
2010 là 400, năm 2011 là 300 Nếu lượng sơn tiêu thụ năm < 300 thì đánh giá 1 điểm, nằm giữa khoảng 300 ≤ 400 thì đánh giá 2 điểm, còn > 400 thì cho 3 điểm
Giẻ lau: Báo cáo tiêu thụ vật liệu năm 2009 là 500, 2010 là 400, 2011 là 400 của TNPH gửi công ty XMHT1 Nếu nằm ở < 400 thì đánh giá 1 điểm, 400 ≤
500 cho 2 điểm, còn lại > 500 cho 3 điểm Độ ồn: dựa vào quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT
Khí thải lọc bụi tay áo: dựa vào quy chuẩn QCVN 23:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất Xi măng, với nồng độ bụi ≤ 64mg/m 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Mực in (vỏ bao), dung môi pha mực in: dựa vào số liệu thống kê nguyên – nhiên – vật liệu sử dụng trong sản xuất xi măng trong báo cáo sản xuất của Phân xưởng xản xuất xi măng năm 2010 – 2011
Nước sử dụng: báo cáo sản xuất của TNPH thống kê lượng nước tiêu thụ năm
2009 là 250.000 m 3 /năm, 2010 và 2011 là 230.000 m 3 /năm Cho nên chia thành
3 mức để đánh giá nếu < 230.000 m 3 /năm thì đánh giá 1 điểm, từ 230.000 ≤
250.000 m 3 /năm thì đánh giá 2 điểm, còn lại > 250.000 m 3 /năm đánh giá 3 điểm
Nước thải sinh hoạt: dựa vào quy chuẩn QCVN 24:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, loại A
Máy X – Ray: theo công nghệ sản xuất của nhà sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn Khi máy hoạt động mà nắp đang đóng thì lượng bức xạ không vượt quá giới hạn cho phép (tiêu chuẩn Châu Âu) Khi mở nắp tia X thoát ra ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người sử dụng, cho nên khi mở thiết bị sẽ tự động ngắt nguồn điện để giảm ảnh hưởng đó Nếu thiết bị gặp trục trặc không tự động ngắt khi mở nắp thiết bị TNPH cho đó là mức cao nhất cần quan tâm nên cho 6 điểm để quan tâm và giải quyết ngay
Hơi khí độc: ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe nên Trạm đưa ra hai mức không xử lý và xử lý Cho không xử lý là 6 điểm để Trạm quan tâm và ưu tiên giải quyết, nếu xử lý thì cho 1 điểm
3.4.2 Sự cố: đánh giá theo cấp giải quyết và thời gian xử lý
Tràn đổ hóa chất: từ khi hoạt động TNPH đã xảy ra 1 lần, lần đó do trưởng đơn vị và phó giám đốc Trạm phụ trách phân công và biện pháp xử lý Nên nếu sự cố xảy ra mà nghiêm trọng nhất sẽ chọn người giải quyết cao nhất là giám đốc trạm và cho điểm cao nhất, mức độ giảm dần cấp giải quyết giảm dần và điểm cũng giảm dần
Tràn đổ dầu: do TNPH chưa có đường nội bộ dẫn vào Trạm nên vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa bằng đường thủy Nên sự cố tràn dầu tại cảng là có thể xảy ra Xử lý phụ thuộc vào thời gian nên TNPH đưa ra các mức thời gian để đánh giá mức độ của sự cố (Do chưa xảy ra lần nào nên mức thời gian chỉ là theo ý kiến của TNPH) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Phát sinh bụi: sự cố hư hỏng thiết bị lọc bụi phải sữa chữa hay thay thiết bị phụ thuộc vào người quyết định nên đánh giá sẽ dựa vào cấp giải quyết
Cháy nổ: khi xảy ra cháy cần có người đứng ra chỉ đạo ngay, nếu sự cố cháy nổ lớn gây ảnh hưởng đến môi trường và khu vực xung quanh thì giám đốc TNPH phải đứng ra chỉ đạo giải quyết sự cố nên cho mức điểm cao nhất là 4 điểm, còn cháy nổ nhỏ mà nhân viên/công nhân giải quyết được tại chỗ thì cho 1 điểm
Rò rỉ tại kho chứa chất thải nguy hại: phụ thuộc vào thời gian xử lý Do chưa xảy ra nên thời gian dự kiến xử lý đưa ra theo khả năng của trạm
Xác định khía cạnh môi trường tại Trạm nghiền Phú Hữu
3.5.1 Bảng hỏi trong quy trình xác định khía cạnh môi trường
Bảng 3.12 Bảng hỏi trong quy trình xác định khía cạnh môi trường
Phòng ban/đơn vị Hoạt động Vấn đề quan tâm Có/không Khía cạnh
PXSX Có sử dụng tài nguyên thiên nhiên không?
Các phòng ban, phân xưởng
Có sử dụng tài nguyên khác (nhựa, giấy, gỗ,…) không?
Có sử dụng vật liệu phụ nào khác không?
Các phòng ban, phân xưởng
Có sử dụng năng lượng không?
P.TNKCS Có sử dụng hóa chất không?
P.TNKCS Có hơi khí độc không?
PXSX Có phát thải khí trực tiếp ra ngoài thông qua ống khói không?
PXSX Có phát thải nhiệt không?
PXSX Có bụi thải không?
Có nước thải không? ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Các phòng ban, phân xưởng
Có chất thải rắn không?
Có tái chế nguyên vật liệu không?
Có chất thải nguy hại không?
Cố tiếng ồn không?
Các phòng ban, phân xưởng
Có rủi ro cháy/nổ không?
P.HC Có sự cố tràn dầu không?
Có rò rỉ/tràn đổ hóa chất, nhiên liệu (trường hợp khẩn cấp) không? ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.5.2 Quy trình xác định khía cạnh môi trường
Bảng 3.13 Lưu đồ xác định khía cạnh môi trường
Nhân viên phụ trách ISO của các đơn vị Xác định các khía cạnh môi trường
Nhân viên phụ trách ISO của các đơn vị Đánh giá các khía cạnh môi trường
Nhân viên phụ trách ISO của các đơn vị Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Phòng NCTK – MT Kiểm tra
Phòng NCTK – MT Lập bảng xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Trạm
Phòng NCTK – MT Mục tiêu/Chỉ tiêu
Phòng NCTK – MT Chương trình thực hiện
Phòng NCTK – MT Giám sát tiến độ
3.5.3 Bảng xác định khía cạnh môi trường của từng đơn vị
Dựa trên quy trình, bảng hỏi cho các phòng ban/phân xưởng tại TNPH xác định KCMT cho từng phòng ban/ phân xưởng Do giới hạn về số trang và bảng này quá dài nên sẽ được trình bày xác định KCMT cho các đơn vị ở phụ lục B.1
3.5.4 Bảng đánh giá khía cạnh môi trường của từng đơn vị
Trình bày bảng đánh giá KCMT cho các đơn vị còn lại sẽ được trình bày ở phụ lục B.2
3.5.5 Bảng ghi nhận các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của từng đơn vị
Trình bày bảng ghi nhận KCMT cho các đơn vị sẽ được trình bày ở phụ lục B.3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.5.6 Bảng ghi nhận khía cạnh môi trường có ý nghĩa của TNPH
Qua thống kê các khía cạnh môi trường có ý nghĩa từ các phòng ban/phân xưởng tại TNPH (trình bày ở phụ lục B3) có 14 khía cạnh Trong đó xác định được 13 khía cạnh môi trường có ý nghĩa có điểm ≥ 18, nhưng tổng hợp chung toàn TNPH thì có
Bảng 3.14 Khía cạnh môi trường có ý nghĩa của TNPH
STT Khía cạnh môi trường có ý nghĩa Thuộc đơn vị Ghi chú
01 Chất thải nguy hại Phòng Thí nghiệm – KCS,
HCNS, Hậu cần, CNTT, NCTK-MT, PXXM, PXSC
02 Cháy nổ Phòng Thí nghiệm – KCS,
HCNS, Hậu cần, CNTT, NCTK-MT, PXXM, PXSC
03 Nước thải Phòng NCTK – MT 20 Đ
05 Tràn dầu tại cảng P.HC 18 Đ
Dựa trên KCMT có ý nghĩa, TNPH thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý, phân công trách nhiệm, thực hiện và điều hành, kiểm tra và hành động khắc phục, hệ thống tài liệu của TNPH sẽ được trình bày ở chương 4 và chương 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 14001:2010 TẠI TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU
Nội dung triển khai
Để xây dựng TCVN ISO 14001:2010 tại TNPH có hai nội dung chính cần triển khai thực hiện:
Nội dung 1: Hoàn thiện các cơ sở vật chất, thủ tục môi trường cần thiết để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường và quy định pháp luật hiện hành Điều này có vai trò quyết định sự thành công trong việc xây dựng HTQLMT
Nội dung 2: Triển khai chương trình tổng thể về mặt đào tạo, hệ thống hóa tài liệu môi trường, tiếp đến triển khai áp dụng trong thực tế, đánh giá nội bộ và hiệu chỉnh trước khi đánh giá chứng nhận Kế hoạch triển khai được thực hiện dưới sự tư vấn của đơn vị chức năng và một số giai đoạn có thể sẽ được triển khai đồng thời nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí Kế hoạch triển khai sẽ được chia thành 5 giai đoạn cụ thể trong Bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1 Nội dung chương trình xây dựng ISO 14001
Giai đoạn Nội dung công việc chính Phân công công việc
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch dự án;
Thời gian thực hiện: 1 tháng
Thành lập ban chỉ đạo dự án ISO
14001, bao gồm các nội dung sau:
- Cơ cấu tổ chức ban điều hành dự án ISO 14001
- Thành phần nhân sự trong ban dự án, qui chế hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ của ban dự án và của các thành
- Các đơn vị đã cử 01 đại diện có trình độ kỹ sư trở lên, nhiệt tình và năng động tham gia công tác xây dựng hệ thống tài liệu cũng như triển khai ISO
- Đại diện lãnh đạo về môi trường là trưởng phòng NCTK - MT
- Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 69 viên trong ban dự án
- Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR) Đào tạo nhận thức ISO 14001:
- Đào tạo các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001
- Đào tạo phương pháp nhận diện các khía cạnh môi trường
- Đào tạo cách lượng giá các mối nguy môi trường cho các nhân viên chủ chốt của công ty
Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn lượng giá khía cạnh môi trường
- Hướng dẫn cách thức lập tài liệu đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường
- Đào tạo kiến thức cơ bản đã tổ chức cho toàn bộ công nhân viên Trạm nghiền
- Riêng nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo đã được đào tạo chuyên sâu
- Để học hỏi kinh nghiệm các đơn vị đã tổ chức xây dựng thành công ISO
14001, đã tổ chức đợt tham quan học tập tại Xi măng Hoàng Thạch cho các cán bộ chủ chốt trong ban điều hành dự án ISO 14001
- Ngân sách xây dựng, cải tạo và phục hồi cho cơ sở vật chất liên quan đến môi trường: Hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải do TNPH thực hiện
- Chi phí tư vấn, đánh giá chứng nhận do Ban ISO – AT &
MT Công ty xây dựng
Các đơn vị liên quan cần khảo sát, xem xét kỹ các công tác do mình đảm trách để xây dựng ngân sách đầy đủ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giai đoạn 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
Thời gian thực hiện: 02 tháng
Hướng dẫn xác định các yêu cầu pháp luật liên quan
Thực hiện việc xác định các khía cạnh môi trường, lượng giá, đánh giá xếp thứ tự ưu tiên
Hướng dẫn xác định mục tiêu và xây dựng các biện pháp để giải quyết mối nguy môi trường hoàn thành mục tiêu
Góp ý hiệu chỉnh các tài liệu đã xây dựng
Góy ý hoàn thiện các biện pháp giải quyết mối nguy môi trường
Xây dựng các quy trình giải quyết tình huống khẩn cấp Đơn vị tư vấn cùng với ban chỉ đạo dự án và lãnh đạo Công ty xây dựng chương trình quản lý môi trường Đã lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống
Giai đoạn 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
Thời gian thực hiện: 01 tháng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hướng dẫn triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường
- Cung cấp các hướng dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu về nhận thức, đào tạo và thông tin liên lạc để thực hiện HTQLMT một cách hiệu quả;
- Hỗ trợ các cán bộ chủ chốt thực hiện các mặt hoạt động của HTQLMT, trong đó bao gồm các quy trình, để có sự chuẩn bị và ứng phó kịp thời;
- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện HTQLMT và đề xuất các hành động cần thực hiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, sổ tay quản lý môi trường;
Các chuyên gia tư vấn đã có những hỗ trợ cần thiết để Công ty thực hiện hệ thống quản lý môi trường đã được xây dựng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giai đoạn 4: Đánh giá và xem xét nội bộ Đào tạo đánh giá viên nội bộ về môi trường
Rà xét hệ thống tài liệu về môi trường, báo cáo tổng hợp tình hình cho lãnh đạo
Hướng dẫn thực hành đánh giá nội bộ về môi trường
Khắc phục các vấn đề phát hiện, Xem xét và điều chỉnh hệ thống quản lý môi trường
Tiếp tục đánh giá việc áp dụng trên thực tế và kiểm tra hiệu quả khắc phục
Bên cạnh việc đào tạo đánh giá viên nội bộ do đơn vị tư vấn tổ chức, Ban ISO -AT&MT đã tổ chức thêm lớp tập huấn chuyên sâu cho các đánh giá viên nội bộ
Giai đoạn 5: Đánh giá chứng nhận hệ thống
Thời gian thực hiện: 02 tháng
Hướng dẫn việc tổ chức xem xét của lãnh đạo về việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường
Rà soát lần cuối việc áp dụng hệ thống quản lý, xem xét hiệu quả về bảo vệ môi trường
Hướng dẫn nộp hồ sơ cho tổ chức chứng nhận
Theo dõi và hướng dẫn việc sửa chữa các thiếu sót do tổ chức chứng nhận đánh giá Đơn vị tư vấn đã tham gia với tư cách là “cố vấn” trong quá trình đánh giá thực tế của cơ quan chứng nhận và giúp Công ty thực hiện kịp thời các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết những điểm không phù hợp phát hiện trong quá trình đánh giá Đơn vị tư vấn sẽ hỗ trợ Công ty về mặt kỹ thuật cho đến khi Công ty nhận chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 từ phía cơ quan chứng nhận ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TNPH tiến hành lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời triển khai chương trình đào tạo và kế hoạch triển khai các văn bản thủ tục
Các nội dung chính trong kế hoạch triển khai xây dựng cơ sở vật chất bao gồm:
Hiệu chỉnh đường ống, lắp đặt, kiểm tra hệ thống lọc bụi
Kiểm tra sửa chữa hệ thống băng tải
Trang bị các thiết bị đo môi trường, rữa đường
Hoàn thành công tác xây dựng đường nội bộ, mương thoát nước và hệ thống cây xanh thảm cỏ
Xây dựng kho chứa chất thải nguy hại thay kho tạm chứa chất thải nguy hại, trang bị thêm thùng rác và các hướng dẫn
Vận hành hệ thống xử lý nước thải để chạy đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
Trang bị phương tiện cô lập dầu tràn
Các nội dung chính trong kế hoạch triển khai văn bản thủ tục bao gồm:
Hướng dẫn phổ biến cách phân loại rác thải
Lập danh mục các hoá chất sử dụng
Xây dựng kế hoạch tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
Bước đầu triển khai áp dụng ISO tại trạm nghiền Phú Hữu
4.2.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức ISO 14001 cho trạm nghiền Phú Hữu
Hình 4.1 Sơ đồ chỉ đạo theo hệ thống quản lý môi trường của TNPH
MT ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Chính sách môi trường được lập thành văn bản
- Thực hiện, duy trì và thông tin liện lạc tới các nhân viên và nhà thầu về chính sách bằng cách :
Tóm tắt chính sách môi trường cho các nhân viên, nhà thầu mới
Tóm tắt lại chính sách môi trường trong các cuộc họp với nhân viên hoặc nhà thầu
Đưa chính sách môi trường lên các bảng thông báo, các biểu ngữ
Cung cấp thông tin về chính sách môi trường trên các bản tin của công nhân
Đưa chính sách môi trường vào hợp đồng làm việc
Để chính sách môi trường tại các khu vực như nhà ăn, nơi để máy photocopy hoặc máy fax
- Công bố chính sách môi trường ra cộng đồng bằng cách đưa chính sách môi trường vào báo cáo cho các bên hữu quan, tài liệu quảng bá của Trạm nghiền và trên trang Web
TNPH luôn nâng cao tính hiệu lực của HTQLMT, thông qua chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu, hành động cải tiến, khắc phục phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo về môi trường
Ngoài cuộc họp xem xét của Lãnh đạo, các trưởng đơn vị xác định các cơ hội cải tiến trên cơ sở các thông tin phản hồi hàng ngày từ các hoạt động của đơn vị mình và phạm vi liên quan
Dựa trên đánh giá hiện trạng và các yêu cầu của một chính sách môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, người thực hiện đề xuất nội dung cụ thể của chính sách như sau: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VIXEM HÀ TIÊN luôn hướng đến mục tiêu Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất – kinh doanh bằng các cam kết sau:
Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường có hiệu quả tại các công đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm Đảm bảo xử lý khí thải, nước thải nằm trong giới hạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và xử lý chất thải rắn đúng quy định
Mỗi cán bộ công nhân viên của công ty đều được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết nhờ thông qua các khóa huấn luyện – đào tạo định kỳ hoặc chuyên sâu để xây dựng ý thức và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường
Hướng đến cải tạo và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu có hiệu quả Không ngừng cải tiến các phương pháp bảo vệ môi trường để hướng đến phát triển bền vững
Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các quy định thích hợp khác liên quan đến các tác động môi trường của công ty với mục tiêu luôn hướng về cộng đồng dân cư
GIÁM ĐỐC TRẠM NGHIỀN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4.2.3 Bảng khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại TNPH
Trình bày ở bảng 3.14, mục 3.5.6, chương 3
4.2.4 Xác định yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác
Quy trình đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Hình 4.2 Quy trình đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
TNPH thường xuyên cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác từ:
Các phương tiện thông tin đại chúng và từ internet
Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Y tế và các cơ quan ngang Bộ, Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, Phòng Tài nguyên & Môi trường Quận 9…
Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Công ty
Cập nhật các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
Xác định các yêu cầu
Tiếp cận các yêu cầu
Kiểm soát Đánh giá sự tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
Phân tích các yêu cầu
Phân phối các bộ phận liên quan
Các đơn vị khác trong Công ty, các bên hữu quan khác và cộng đồng dân cư lân cận…
Tiếp cận yêu cầu: Đối với những yêu cầu khác gửi tới TNPH bằng văn bản Phòng Hành chính Nhân sự cập nhật và trình Ban giám đốc xem xét Đối với những thông tin mà Phòng NCTK – MT thu thập qua những nguồn khác thì trình Ban giám đốc xem xét chỉ đạo;
Sau khi tiếp nhận các yêu cầu từ Ban giám đốc nếu yêu cầu không liên quan thì loại bỏ hoặc tham khảo Nếu yêu cầu bắt buộc thực hiện thì Phòng NCTK – MT đóng dấu “tài liệu bên ngoài” và phân phối các bộ phận liên quan;
Phòng NCTK – MT chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu chung của toàn Trạm và các đơn vi khác thực hiện các yêu cầu của đơn vị (nếu có);Đại diện lãnh đạo kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu và cập nhật các kết quả đánh giá sự tuân thủ Định kỳ tại các cuộc họp xem xét lãnh đạo, Phòng NCTK – MT sẽ trình kết quả đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu cho Ban giám đốc xem xét
Các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà TNPH phải tuân thủ có liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của tổ chức đã được xác định ở bảng 3.14, mục 3.5.6, chương 3 sẽ được trình bày ở bảng 4.3
Danh mục văn bản pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động của TNPH ( Xem thêm ở phụ lục E )
Bảng 4.3 Một số yêu cầu pháp luật phải tuân thủ tại Trạm nghiền Phú Hữu
Khía cạnh Yêu cầu pháp luật
Chất thải nguy hại Thông tư 12:2011/TT – BTNMT quản lý chất thải nguy hại
Nước thải QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Loại A, k=1,2)
Khí thải - QCVN 05:2009/BTNMT: Chất lượng không khí xung ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- TCVN 7365:2003 về không khí vùng làm việc – giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí
- QCVN 23:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp sản xuất Xi măng – Cột B2 (KP=1, KV=1)
Tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Cháy nổ Luật PCCC, ngày 27/6/2011
Bụi thải, an toàn lao động
Quyết định số: 3733/2002/QĐ-BYT: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động
4.2.5 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
Dựa trên bảng khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại TNPH đã xác định ở chương 3 gồm 04 khía cạnh và các yêu cầu pháp luật, Trạm xây dựng mục tiêu môi trường chung cho toàn TNPH nhằm quản lý các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đó Sau đây là một số mục tiêu của TNPH: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG NĂM 2013 TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU
1 Thực hiện mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu chính và điện năng cho mỗi tấn xi măng như sau: