1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực dinh i tp đà lạt công suất 150m3 ngày đêm

215 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO KHU NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP TẠI KHU DINH I – TP. ĐÀ LẠT CÔNG SUẤT 150M3/NGÀY ĐÊM
Tác giả Trương Xuân Sơn
Người hướng dẫn TH.S Trần Thị Tường Vân
Trường học ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Thể loại KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Năm xuất bản 2010
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 2,35 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (13)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (14)
  • 3. Nội dung thực hiện và phạm vi thực hiện (14)
  • 4. Phương pháp thực hiện (14)
  • 5. Ý nghĩa của đề tài (15)
  • PHAÀN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHệễNG I TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (16)
    • 1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt (17)
    • 1.2 Đặc tính nước thải sinh hoạt (0)
    • 1.3 Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt (20)
    • 1.4 Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt (21)
  • CHệễNG II TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (17)
    • 2.1 Phương pháp cơ học (23)
      • 2.1.3. Bể lắng cát (24)
      • 2.1.4. Bể điều hoà (25)
      • 2.1.5. Beồ laộng 1 (25)
      • 2.1.6. Bể vớt dầu mỡ (26)
      • 2.1.7. Bể lọc cơ học (26)
    • 2.2 Phương pháp hoá học (26)
      • 2.2.1 Phương pháp trung hoà (27)
      • 2.2.2 Phương pháp keo tụ ( đông tụ keo) (27)
      • 2.2.3 Phương pháp Ozone hoá (27)
      • 2.2.4 Phương pháp điện hoá (27)
    • 2.3. Phương pháp hoá lý (28)
      • 2.3.1 Haỏp phuù (28)
      • 2.3.2 Trích ly (28)
      • 2.3.3 Chửng bay hụi (chửng caỏt) (28)
      • 2.3.4 Tuyeồn noồi (28)
      • 2.3.5 Trao đổi ion (28)
      • 2.3.6 Tinh thể hoá (29)
      • 2.3.7 Các quá trình màng (29)
    • 2.4. Phương pháp sinh học (29)
    • 2.5 Quy trình xử lý nước thải (32)
  • CHệễNG III GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN KHU NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP TẠI KHU DINH I – TP ĐÀ LẠT (37)
    • 3.1 Tên Dự án (37)
    • 3.3 Vị trí địa lý của Dự án (37)
    • 3.4 Điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực Dự an (38)
      • 3.4.1 ẹieàu kieọn veà ủũa hỡnh ủũa chaỏt (38)
    • A, ẹũa hỡnh (38)
    • B, ẹũa chaỏt (39)
      • 3.4.2 Điều kiện về khí tượng thủy văn (43)
    • A, Khí tượng (43)
    • B, Thuûy vaên (48)
      • 3.4.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên (49)
    • A, Hiện trạng chất lượng môi trường không khí (49)
    • B, Hiện trạng chất lượng nước mặt (50)
    • C, Hiện trạng tài nguyên rừng (51)
      • 3.5 Nội dung chủ yếu của Dự án (52)
        • 3.5.1 Tổng vốn đầu tư (52)
        • 3.5.2 Hiện trạng sử dụng đất (52)
    • A, Hiện trạng về các công trình hiện hữu được giữ lại (52)
    • B, Hiện trạng về cơ sở hạ tầng (52)
      • 3.5.3 Giải pháp quy hoạch kiến trúc cảnh quan (54)
    • A, Quan điểm nâng cấp cải tạo công trình hiện hữu (54)
    • B, Quan điểm quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu cực xây mới (54)
    • C, Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (55)
      • 3.5.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (59)
    • A, Heọ thoỏng giao thoõng (59)
    • C, Hệ thống thoát nước thải (62)
    • D, Heọ thoỏng caỏp ủieọn (65)
    • E, Hệ thống phòng cháy chữa cháy (66)
      • 3.5.5 Nguồn nhân lực của Dự án (67)
      • 3.5.6 Tiến độ thực hiện Dự án (68)
    • CHệễNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO KHU NGHỈ DƯỠNG (113)
      • 4.1 Thành phần tính chất nước thải và yêu cầu về mức độ xử lý (69)
      • 4.2 Cơ sở lực chọn công nghệ xử lý (0)
      • 4.3 Dây chuyền công nghệ xử lý (71)
      • 4.4 Tính toán các công trình đơn vị (73)
        • 4.4.1 Thoâng soá thieát keá (73)
        • 4.4.2 Song chắn rác (SCR) (73)
        • 4.4.3 Beồ gom (75)
        • 4.4.4 Bể điều hòa (76)
        • 4.4.5 Beồ laộng 1 (81)
        • 4.4.6 Beồ Aerotank (85)
        • 4.4.7. Beồ laộng 2 (93)
        • 4.4.8. Bể khử trùng (96)
        • 4.5.1 Vốn đầu tư xây dựng (101)
        • 4.5.2 Chi phí quản lý vận hành (0)
  • PHAÀN III KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN (105)
    • 2. KIEÁN NGHÒ (107)

Nội dung

CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi đã sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặ

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là đưa ra phương án xử lý nước thải một cách hợp lý và hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển của khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu Dinh I – TP Đà Lạt, góp phần cải thiện chất lượng môi trường khu nghỉ dưỡng và khu vực xung quanh, đồng thời góp phần đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp để bảo vệ sức khỏe con người.

Nội dung thực hiện và phạm vi thực hiện

Nội dung và phạm vi thực hiện của đề tài gồm các vấn đề sau:

- Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính và các vấn đề môi trường có liên quan của nước thải sinh hoạt

- Thu thập tài liệu tổng quan về các phương pháp và quy trình xử lý nước thải

- Thu thập dữ liệu của dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Dinh I – TP Đà Lạt và điều kiện tự nhiên, môi trường của khu vực đặt dự án

- Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý cho nước thải sinh hoạt của dự án

- Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải đã đề xuất và dự toán kinh phí đầu tư.

Phương pháp thực hiện

+ Thu thập tài liệu lý thuyết và các dữ liệu của dự án

+ Phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu thu thập được để đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho dự án

+ Tính toán, thiết kế chi tiết các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.

Ý nghĩa của đề tài

Với hy vọng cải thiện chất lượng môi trường của khu nghỉ dưỡng, đề tài được thực hiện trên cơ sở các số liệu khảo sát thực tế, các tài liệu liên quan và tuân thủ các nguyên tắc lý thuyết, các tiêu chuẩn xây dựng, do đó đề tài hoàn toàn có khả năng triển khai thực hiện nếu tiếp tục được nghiên cứu xem xét toàn diện và chi tieát hôn.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHệễNG I TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Đặc tính nước thải sinh hoạt

1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi đã sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào số dân, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm

Nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt khác như : cặn từ nhà bếp, các chất thối rữa, kể cả từ làm vệ sinh sàn nhà

1.2 Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt

Thành phần và các chất chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất hữu cơ, các chất vô cơ và các vi sinh vật

1/ Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50-60% tổng các chất, bao gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy…và các chất hữu cơ động vật: chất bài tiết của người và động vật, xác động vật… Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm 40-60%) hydrat carbon (25-50%); và các chất béo, dầu mỡ (10%) Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải sinh hoạt

2/ Chất vô cơ trong nước thải chiếm 40-42% gồm chủ yếu cát, đất sét, cát acid, bazơ vô cơ, dầu khoáng…

3/ Nhiều dạng vi sinh vật có mặt trong nước thải gồm: vi khuẩn, virus, nấm, rong tảo, trung giun sán… Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tuy thuộc vào mức sống và thói quen của người dân, có thể được ước tính bằng 80% lượng nước được cấp Nước thải sinh hoạt thường chiếm từ 65 – 85% lượng nước cấp đi qua đồng hồ các hộ dân, các cơ quan, bệnh viện, trường học, khu thương mại, khu giải trí, 65% áp dụng cho hơi nóng, khô, nước cấp dùng cả cho việc tưới cây cỏ Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có một mối tương quan nhất định Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người trong điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 lít/ngày được trình bày trong bảng 1.1 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt được trình bày ở bảng 1.2

Bảng 1.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người

Các chất Tổng chất thải

Chất thải hữu cơ (g/người.ngày)

Chất thải vô cơ (g/người.ngày) Tổng lượng chất thải

(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, Lâm

Bảng1.2 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Các chất (mg/l) Mức độ ô nhiễm

Chất rắn không hòa tan

Tổng chất rắn lơ lửng

(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, Lâm

Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: CODP0mg/l, BOD5%0mg/l, TSr0mg/l, SS"0mg/l, Photpho=8mg/l, Nitô NH3 và Nitơ hữu cơ@mg/l

Như vậy, nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học Thông thường các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1

Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn Đối với nước thải ra từ các nhà vệ sinh công cộng cũng như từ hộ dân sẽ theo hệ thống thoát nước qua bể tự hoại 3 ngăn Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 3 - 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan Nước thải lắng trong bể với thời gian thích hợp sẽ đảm bảo hiệu suất xử lý cao Tuy nhiên, nước sau qua bể tự hoại không đạt tiêu chuẩn thải, do đó nước thải sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được xả vào hệ thống cống thải chung của khu dân cư Hệ thống cống thải này sẽ dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt

Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt là do các thành phần tồn tại trong nước thải gây ra

- COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như: H2S, NH3, CH4,… làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường

- SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí

- Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…

- N, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng Nếu nồng độ trong nước quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các vi sinh vật, trong khi đó nồng độ oxy ban ngày rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra)

- Màu: gây mất mỹ quan

- Dầu mỡ; gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bền mặt.

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Phương pháp cơ học

Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theo, như rơm cỏ, gỗ mẫu, bao bì chất dẻo, giấy, giẻ, dầu mỡ nổi, cát, sỏi, vv…Ngoài ra còn có các loại hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng Xử lý cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định Phương pháp cơ học được thực hiện ở các công trình xử lý sau :

2.1.1 Song chắn rác, lưới chắn rác

Dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc dạng sợi như giấy, rau cỏ rác ( hầu hết là các chất bẩn có nguồn gốc hữu cơ)…được gọi chung là rác Rác thường được chuyển tới máy nghiền rác, sau khi được nghiền nhỏ sẽ được đưa trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân huỷ cặn

* Bảo vệ bơm, van, đường ống, cánh khuấy…

* Khi song chắn rác kết hợp thiết bị nghiền rác giúp giảm được các bước bên ngoài (thu gom rác, chuyên chở…), giảm các vấn đề chôn lấp xử lý rác

* Sử dụng máy nghiền rác để nghiền rác nhỏ ra giúp giảm công tác vận chuyển rác đến nơi cần xử lý, và giảm diện tích chôn lấp rác khi xử lý

Hình 2.1: Song chắn rác 2.1.2 Ngăn tiếp nhận :

Nước thải được đưa đến bằng bơm và đường ống áp lực đến ngăn tiếp nhận Ngăn tiếp nhận nứơc thải được đặt ở vị trí cao để nước thải từ đó chảy qua từng công trình đơn vị của trạm xử lý

2.1.3 Bể lắng cát Được thiết kế trong quy trình xử lý nước thải nhằm tách các tạp chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn ( như cát, sỏi, xỉ than…), các tạp chất này không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh hoá nước thải và xử lý cặn cũng như không có lợi đối với các thiết bị công nghệ trong quy trình do có khả năng gây tắc nghẽn hệ thống Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở sân phơi sau đó có thể tận dụng lại cho những mục đích xây dựng

Hình 2.2: Bể lắng cát ngang

Lưu lượng và chất lượng nước thải từ cống thu gom chạy về trạm xử lý nước thải, đặc biệt đối với dòng thải công nghiệp và dòng thải nước mưa thường xuyên dao động theo thời gian trong ngày Khi xây dựng bể điều hoà có thể đảm bảo cho các công trình xử lý làm việc ổn định và đạt được giá trị kinh tế

2.1.5 Beồ laộng 1 Để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi trên mặt nước Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và bọt nổi (gọi chung là cặn) lên công trình xử lý cặn Hàm lượng chất lơ lửng sau bể lắng đợt I cần đạt < 150(mg/l)

Hỡnh 2.3: Beồ laộng 1 2.1.6 Bể vớt dầu mỡ

Thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải của một số xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp ép dầu…), nhằm tách các tạp chất nhẹ Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi

Nhằm tách các tạp chất phân tán nhỏ ra khỏi nước mà bể lắng không lắng được Nước thải được cho đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc, công rình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nước thải công nghiệp

Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải 60% tạp chất không hoà tan và 20% BOD, và thường thì xử lý cơ học giữ vai trò xử lý sơ bộ trước khi qua các giai đoạn xử lý sinh học, hoá học.

Phương pháp hoá học

Thực chất của phương pháp hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng hoặc tạo các dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường

Theo giai đoạn và mức độ xử lý, phương pháp hoá học sẽ có tác dụng tăng cường quá trình xử lý cơ học hoặc sinh học Những phản ứng diễn ra trong quá trình này có thể là phản ứng oxy hoá khử, các phản ứng kết hợp tạo kết tủa, phản ứng trung hoà, phản ứng phân huỷ các chất độc hại

Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axid vô cơ hoặc kiềm về dạng trung tính có pH = 6,5 – 7,5 Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải có tính acid với nước thải có tính bazơ; bổ sung thêm các tác nhân hoá học; lọc qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa axid bằng nước thải chứa kiềm,…

2.2.2 Phương pháp keo tụ ( đông tụ keo)

Dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng các chất keo tụ ( phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và dạng keo có trong nước thải thành những dạng bông cặn có kích thước lớn có thể lắng

Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất vô cơ dạng hoà tan và dạng keo bằng ozone Ozone dễ dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cô

Có tác dụng phá huỷ các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hoá điện hoá trên cực anode hoặc dùng để thu hồi các chất quý ( đồng, chì, sắt…) Thông thường hai nhiệm vụ kể trên được giải quyết đồng thời

=> Phương pháp xử lý hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp Tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép, phương pháp này có thể thực hiện ở giai đoạn sơ bộ ban đầu hay có thể hoàn tất ở giai đoạn cuôí cùng của quy trình xử lý.

Phương pháp hoá lý

Những phương pháp hoá lý đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: hấp phụ, hấp thụ, tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng các màng, chưng cất, trích ly, cô đặc…

Dùng để tách các chất hữu cơ và khí hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất hấp phụ ( hấp phụ hoá lý hoặc bằng các tương tác hoá học giữa các chất bẩn hoà tan với các chất rắn (hấp phụ hoá học)

Dùng để tách các chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung môi không hoà tan vào nước, nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn nước

2.3.3 Chửng bay hụi (chửng caỏt)

Là quá trình cấp nhiệt liên tục để hoá hơi nước thải, trong đó các chất hoà tan cùng bay hơi lên theo Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn đã bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra

Là phương pháp dùng để loại bỏ các chất bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo các bọt khí Người ta cho vào nước chất tuyển nổi hoặc các tác nhân tuyển nổi để thu hút và kéo các chất tuyển nổi lên mặt nước, sau đó loại hỗn hợp chất bẩn và chất tuyển nổi ra khỏi nước Khi tuyển nổi người ta thường dùng các bọt khí nhỏ li ty, phân tán và bão hoà trong nước Những hạt chất bẩn chứa trong nước ( dầu, sợi giấy, cenllulose, len…) sẽ dính vào các bọt không khí và cùng các bọt không khí nổi lên mặt nước, rồi được loại bỏ khỏi nước

Là phương pháp thu hồi các anion bằng các chất trao đổi ion (ionide) Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo Chúng không hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion Phương pháp trao đổi ion cho phép thu được những chất quý trong nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao

Là phương pháp loại các chất bẩn khỏi nước ở trạng thái tinh thể

Là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng thấm chọn lọc Đó là các màng xốp cấu tạo đặc biệt có khả năng cho nước thải đi qua trong khi đó các hạt keo sẽ bị giữ lại trên bề mặt lớp màng Tùy yêu cầu và khả năng kỹ thuật cho phép có các kích thước phù hợp của các loại màng: màng vi lọc ( microfiltration), màng siêu lọc ( ultrafiltration), màng lọc nano( nanofiltration), màng lọc thẩm thấu ngược (reverse osmosis), điện thẩm tách ( electro dialysis) Thường sử dụng xử lý nước thải ở bậc cao

Ngoài các phương pháp phổ biến ở trên, để xử lý chất bẩn trong nước thải, người ta còn dùng các phương pháp như: khử hoạt tính phóng xạ, khử mùi, khử khí, khử muối trong nước thải.

Phương pháp sinh học

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để oxy hoá các liên kết hữu cơ phân tán dạng keo và dạng hoà tan có trong nước thải Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như: Cacbon, Nitơ, Phosphor, Kali … Vi sinh vật sử dụng vật chất này để kiến tạo tế bào cũng như tích luỹ năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chính vì vậy sinh khối vi sinh vật không ngừng tăng lên Trên cơ sở đó có thể phân loại như sau:

+ Quá trình sinh học hiếu khí ( aerobic)

+ Quá trình sinh học kỵ khí (anaerobic)

Ngoài ra còn có hai quá trình phụ

+ Quá trình thiếu khí (anoxic0

+ Quá trình tuỳ nghi (facultative)

Cáùc công trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:

+ Nhóm các công trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên; hồ sinh vật, hệ thống xử lý bằng thực vật nước ( lục bình, lau, sậy, tảo….), cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, đất ngập nước, bãi lọc ngầm,vv…

+ Nhóm các biện pháp xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo; quá trình bùn hoạt tính ( activated sludge process), quá trình dính bám (attached growth processes), hồ sinh học kết hợp thổi khí, mương oxy hoá (oxydation ditch), đĩa quay sinh học, màng lọc sinh học, ao hồ ổn dịnh nước thải, bể UASB, bể tạo khí sinh học (biogas)… Do các điều kiện nhân tạo của quá trình có thể điều khiển được nên quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn và có thể kiểm soát được

Quy trình xử lý nước thải

Tuỳ theo yêu cầu xử lý và khả năng kỹ thuật, chúng ta lựa chọn phương pháp xử lý và kết hợp các phương pháp lại thành một quy trình xử lý liên tục Quy trình xử lý thường gồm các giai đoạn sau: tiền xử lý hay xử lý sơ bộ, xử lý sơ cấp ( bậc 1), xử lý thứ cấp ( bậc 2), xử lý bậc cao, khử trùng và xử lý cặn

Bảng 2.1: Các giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải

NHIEÄM VUẽ COÂNG TRèNH ẹIEÅN HèNH

Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ

Bảo vệ máy bơm, loại bỏ phần lớn cặn nặng, vật nổi ( dầu, mỡ, bọt…) có thể gây cản trở, tắc nghẽn cho các công trình xử lý tiếp theo

Song chắn rác, máy nghiền cắt vụn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ, bể làm thoáng sơ bộ, bể điều hoà lưu lượng và nồng độ

Xử lý sơ cấp (bậc

Loại bỏ bớt một phần cặn lơ lửng và các chất nổi như dầu mỡ Có thể đồng thời với việc phân huỷ kỵ khí cặn lắng ở phần dưới của các công trình ổn định cặn

Các loại bể lắng: bể lắng hai vỏ, bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng radian, vv…

Xử lý thứ caáp hay xử lý bậc

Phân huỷ sinh học các chất hữu cơ dạng phức, mạch vòng hay dạng polymer thành các chất hữu cơ monomer, chất hữu cơ ổn định, các đơn chất vô cơ Các chất này sau phân huỷ kết thành bông cặn để loại bỏ ra khỏi nước thải

Bể Aerotank, bể lọc sinh học, bể SBR, mương oxy hoá, vv…

Trong trường hợp thực hiện trong điều kiện nhân tạo thì yêu cầu phải có thêm công đoạn lắng các cặn sinh học( bông bùn hay màng vi sinh vật) gọi là bể lắng đợt 2

Xử lý bậc cao hay xử lý bậc

Tiếp tục giảm bớt nồng độ bẩn (theo chất lơ lửng, BOD, COD, Nitơ, Phosphor và các chất khác…), nâng cao chất

Tuyển nổi dạng bọt, phương pháp keo tụ và hấp phụ, nung đốt ( oxy hoá bằng oxy không khí thường ở điều kiện nhiệt độ

300 0 C và áp suất 100 at ), đốt cháy hay lượng nứơc thải đã được xử lý để có thể xả vào nguồn tiếp nhận với yêu cầu vệ sinh cao hoặc ứng dụng cho mục đích sử dụng lại trong các quá trình sản xuất bơm sâu xuống lòng đất qua các giếng khoan; khử hoạt tính nước thải chứa các chất phóng xạ

Mục đích của quá trình này nhằm đảm bảo loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh chứa trong nước thải, khử màu, khử mùi trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

Có thể tiến hành khử trùng bằng clo, ozone, tia cực tím, ion bạc, vv…nhưng cần cân nhắc kỹ về mặt kinh tế Phổ biến là dùng clo và các hợp chất chứa clo

Xử lý cặn Nhiệm vụ của xử lý cặn là: làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và sử dụng cặn

Chứa cặn vô cơ trong đầm, hồ, khu đất trống Khi điều kiện về mặt bằng hạn chế dùng các thiết bị: làm khô cặn trên máy lọc chân không, máy quay ly tâm, máy lọc ép chân không vv…

Trong mọi trường hợp chúng ta phải cân nhắc để lựa chọn phương pháp xử lý hay tái sử dụng nước thải một cách hiệu quả nhất, kinh tế nhất về xây dựng và quản lý

Bậc I xử lý bậc II

Hình 2.8: Quy trình xử lý nước thải phổ biến

Hình 2.9: Ví dụ về sơ đồ xử lý nước thải sơ cấp và thứ cấp

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN KHU NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP TẠI KHU DINH I – TP ĐÀ LẠT

Tên Dự án

Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu Dinh I – TP Đà Lạt, quy mô 181.828,96 m 2

Công ty trách nhiệm hữu hạn KGIM

- Đại chỉ trụ sở chính 38-23 Samsung-dong, Gangnam-gu, Seoul – Korea

- Đại diện Oâng Lee Don Young

- Chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Công ty TNHH AGIM được thành lập theo giấy chứng nhận Đầu tư số

421043000306 do UBND Tỉnh Lâm Động cấp ngày 16/07/2008 với các ngành ngheà kinh doanh chính: a, Đầu tư nâng cấp Dinh I để kinh doanh dịch vụ và du lịch; b, Đầu tư xây dựng khách sạn để kinh doanh du lịch và các ngành nghề lieân quan; c, Dịch vụ quản lý, Điều hành các dịch vụ khách sạn.

Vị trí địa lý của Dự án

Khu vực dự án nằm ở Dinh I, số 01 đường Trần Quang Diệu – Phường 10 – TP Đà Lạt Vị trí này yên tĩnh, biệt lập, không quá xa trung tâm thành phố và rất thuận lợi cho việc đi lại

- Phía Bắc : giáp Khu phố 7, phướng 10, TP Đà Lạt;

- Phía Nam : giáp Khu nhà ở ( tập thể Dinh I);

- Phía Đông : giáp Đường Trần Thái Tông;

- Phía Tây : Giáp đường Trần Quang Diệu

Khu vực dự án được phân định thành 2 khu vực:

- Khu vực I: Gồm các công trình kiến trúc hiện hữu, hệ thống đường hầm dưới đất, sân vườn thượng uyển, vườn hoa, đường đi gắn liền với công trình Khu vực này phải được bảo vệ nguyên trạng

- Khu vực II: Đất rừng cảnh quan hiện hữu Khu vực này được phép xây dựng các công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích.

Điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực Dự an

3.4.1 ẹieàu kieọn veà ủũa hỡnh, ủũa chaỏt

ẹũa hỡnh

Độ cao trung bình của tp Đà Lạt là 1.500m so với mặt biển Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng (1.523m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2m) Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai phần rõ rệt:

Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm cáo dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25 – 100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m

Bao quanh khu vực lòng chảo nảy là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m) Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169m, kéo dài theo trục Đông Bắc – Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa

Me (đổ vào Đạ Đờng) Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giũa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691m) và You Lou Rouet (1.632m)

Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 – 900m Chính đặc điểm đại hình đa dạng, bình nguyên xen kẽ thung lũng đã tạo nên những biến đổi của các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng và tạo ra những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cho thành phố du lịch

Khu vực quy hoạch Dự án nằm trên địa bàn phường 10 – tp Đà Lạt Do đó, địa hình cũng mang đặc điểm chung của vùng cao nguyên, có độ dốc cao khoảng 700, dễ bị xói mòn, rửa trôi làm thoái hóa đất.

ẹũa chaỏt

Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo sát là 25m Nền đất tại khu vực khảo sát được cấu tạo bởi 03 lớp đất chính và lớp đất thấu kính (chỉ xuất hiện cục bộ) được thể hiện rõ như sau:

• Lớp đất số 1: Đất sét bột màu nâu vàng, trị số chùy tiêu chuẩn N = 9 – 15 Lớp đất 1 xuất hiện các vị trí hố khoan với chiều sâu mặt lớp, đáy lớp và bề dày tại các vị trí hoá khoan:

Mặt lớp Đáy lớp Bề dày lớp Độ sâu (m) Cao độ (± m) Độ sâu(-m) Cao độ(± m) (m)

(Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất – Công ty Cổ phần TM & DV xây dựng Phương ẹoõng)

- Lực dính đơn vị C = 0,246 kg/cm 2

• Lớp đất số 2: Á sét màu nâu vàng xám trắng, trạng thái dẻo cứng, trị số chùy tiêu chuẩn

N = 14 - 25 Lớp đất số 2 chỉ xuất hiện tại vị trí hố khoan BH1 với bề dày 11.2m Tính chất cơ lý đặc trưng như sau:

- Lực dính đơn vị C = 0,292 kg/cm 2

• Lớp đất thấu kính (KT): Á sét sỏi sạn màu xám trắng, trạng thái cứng, trị số thùy tiêu chuẩn N = 31 – 35 Lớp đất KT xuất hiện tại vị trí hố khoan với chiều sâu mặt lớp, đáy lớp và bề mặt dày tại các vị trí hố khoan như sau:

Bảng 3.2: Lớp đất thấu kính

Mặt lớp Đáy lớp Bề dày lớp Độ sâu (-m) Cao độ (± m) Độ sâu (-m) Cao độ (± m) (m)

(Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất – Công ty Cổ phần TM & DV xây dựng Phương ẹoõng)

Tính chất cơ lý đặc trưng:

- Lực dính đơn vị C = 0,537 kg/cm 2

• Lớp đất số 3: Đất sét bột màu nâu vàng đốm đỏ, trạng thái nửa cứng đến cứng, trị số chùy tiêu chuẩn N = 16 – 36 Lớp đất số 3 xuất hiện tại các vị trí hố khoan với chiều sâu mặt lớp, đáy lớp và bề dày tại các vị trí hố khoan sau:

Mặt lớp Đáy lớp Bề dày lớp Độ sâu (-m) Cao độ (± m) Độ sâu (-m) Cao độ (± m) (m)

(Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất – Công ty Cổ phần TM & DV xây dựng Phương ẹoõng)

Tính chất cơ lý đặc trưng:

- Lực dính đơn vị C = 0,381 kg/cm 2

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp tính chất cơ lý lớp đất

Chùy tiêu chuẩn Độ ẩm Dung trọng (g/cm 3 )

Thí nghiệm cắt Hệ số nén a v (1- kG/cm 2 )

Mô duyn tổng biến dạng (E 0 /1- 2kG/cm2) Ướt Khô C j

(N) W% gw gd GS kG/c m 2 % cm 2 /kG kG/cm 2

1 Đất sét bột màu nâu vàng, trạng thái dẻo cứng

2 Á sét màu nâu vàng xám trắng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng

TK Á sét sỏi sạn màu nâu vàng, trạng thái cứng

4 Đất sét bột màu nâu vàng đốm đỏ, trạng thái cứng đến nửa cứng

(Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất – Công ty Cổ phần TM & DV xây dựng Phương ẹoõng) Đánh giá kết quả khảo sát địa chất

Kết quả công tác khảo sát địa chất công trình tại khu vực dự kiến xây dựng “Đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao tại khu Dinh I: với 5 hố khoan sâu đến 25m cho thấy các loại đất tại đây có các đặc điểm sau:

- Lớp đất 1: Đất sét bột trạng thái cứng dẻo, bề dày từ 4,5m – 10m Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình

- Lớp đất 2: Á sét trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, chỉ xuất hiện ở hố khoan BH1 với bề dày 11,2m Lớp đất này có sức chịu tải trung bình

- Lớp đất TK: Á sét sỏi sạn trạng thái cứng, chỉ xuất hiện tại vị trí hố khoan BH1 và BH4 Với bề dày thay đổi từ 2,1m – 3,4m Lớp đtấ này có sức chịu tải cao

- Lớp đất số 3: Đất sét bột, trạng thái nửa cứng nửa đến cứng, bề dày 3,8m tại vị trí hố khoan BH4, bề dày phát hiện thay đổi từ 5,0m – 25m Lớp đất này có sức chịu tải từ trung bình đến cao

3.4.2 Điều kiện về khí tượng, thủy văn

Khí tượng

Theo phân loại khí hậu, tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới gió mùa

Nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ không khí càng cao thí tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh, thúc đẩy quá trình bay hơi dung môi hữu cơ càng mạnh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động

Bảng 3.5: Nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt

Tháng 1 16.1 15.4 16.8 16.3 Tháng 2 16.6 17.5 17.4 16.7 Tháng 3 18.2 17.5 18.3 18.0 Tháng 4 19.1 18.9 18.9 19.0 Tháng 5 18.9 18.8 19.6 19.5 Tháng 6 18.6 19.6 19.3 19.4 Tháng 7 18.5 18.5 18.7 18.8 Tháng 8 18.2 18.3 18.5 19.3 Tháng 9 18.7 18.6 18.8 18.9 Tháng 10 17.7 18.4 18.2 18.0 Tháng 11 17.6 17.9 18.1 16.7 Tháng 12 15.7 16.8 16.7 16.8

(Nguồn: trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lâm Đồng, 2008)

• Độ ẩm Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ, là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản nhiên liệu, chuyển hóa chất ô nhiễm và sức khỏe người lao động tại khu vực Độ ẩm tương đối của không khí trong các mùa mưa khá cao (83 – 92%)

Tháng 7, 8, 9 và 10 có độ ẩm rất lớn (trên 90%) Các tháng mùa khô từ 76 – 83%

Bảng3.6: Độ ẩm trung bình tại Đà Lạt( đơn bị tính: %)

(Nguồn: trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lâm Đồng, 2008)

Mưa có tác dụng lọc bớt các chất ô nhiễm không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong môi trường nước Vì vậy, vào mùa mưa, các chất ô nhiễm trong không khí thường xuyên thấp hơn vào mùa khô Tuy nhiên, mùa mưa cũng dễ dàng kéo theo các chất ô nhiễm xuống nguồn nước, làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt

Số ngày mưa trung bình trong năm 162 ÷ 195 ngày Vào mùa khô chỉ có 15 ÷

20 ngày mưa ở vùng ít mưa và 40 ngày ở nơi mưa nhiều

Tháng ít mưa nhất là tháng 1 hoặc tháng 2 lượng mưa trung bình thnag1 vào khoảng 6 ÷ 14mm ở nơi mưa ít, 41 ÷ 52mm ở nơi mưa nhiều Thời gian còn lại của mùa khô có lượng mưa tháng trung bình từ 16 ÷ 40mm Mùa mưa thường bắt đầu vào trung tuần tháng 5 và kết thúc vào hạ tuần tháng 10 hoac đầu tháng 11 mưa rào và dông vào buổi chiều Từ tháng 6 trở đi, khi gió mùa Tây Naam đã ổn định thì thường mưa cả ngày

Trong màu mưa, tháng nào cũng có mưa trên 150mm, càng về giữa mùa lượng mưa càng lớn Vùng phía Nam, Tây Nam lượng mưa chỉ một cực đại vào tháng 7 hoặc 8, các nơi khác chỉ có một cực đại chính vào tháng 9 lượng mưa tháng trung bình của những tháng này đạt 250 ÷ 300mm ở nơi mưa ít và 300 ÷ 400mm ở nơi mưa nhiều, cực đại phụ xảy ra đầu mùa mưa (tháng 5 với lượng mưa tháng trne6

Lượng mưa tháng 11 ở tất cả các nơi đều nhỏ hơn so với tháng 10 từ 85 ÷

147mm Số ngày mưa các tháng 7, 8, 9 dao động 25 ÷ 28 ngày/tháng, tháng 1, 2 số ngày mưa khôn quá 4 ngày; các tháng còn lại số ngày mưa trung bình vào khoảng 5 ÷ 24 ngày

Bảng 3.7: Lượng mưa vào các năm (đơn vị tính: mm)

(Nguốn: trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lâm Đồng, 2008)

Tháng 5 168 172 176 339 Tháng 6 348 183 162 147 Tháng 7 331 199 165 205 Tháng 8 254 258 281 530 Tháng 9 120 354 349 294 Tháng 10 42 263 306 208

Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và phát tán, biến đổi chất ô nhiễm

- Số giờ nắng trung bình : 2.079h/năm

- Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất : 236h/tháng

- Số giờ chiếu nắng trung bình tháng ít nhất : 126h/tháng

Bảng3.8 : Số giờ chiếu nắng vào các tháng trong 4 năm

2.221 1.941 2.192 1.961 Tháng 1 222 268 212 170 Tháng 2 229 248 216 251 Tháng 3 227 239 235 204 Tháng 4 184 208 194 204 Tháng 5 175 183 197 199 Tháng 6 131 157 162 164 Tháng 7 158 112 105 128 Tháng 8 98 119 120 104

(Nguốn: trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lâm Đồng, 2008)

Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn Ngược lại, khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung tại khu vực gần nguồn

Vùng Đà Lạt ở xa biển nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng trong năm tốc độ gió trung bình tương đối lớn so với một số vùng đồng bằng Tốc độ gió mùa đông lớn hơn mùa hè Hướng gió trong các mùa tương đối ổn định Tốc độ gió trung bình là 2,1m/s, tốc độ gió cực đại ghi được ở Đà Lạt là 23m/s

• Hiện tượng thời tiết khác: Đà Lạt còn có những hiện tượng thời tiết đáng chú ý như sương mù, sương muối, mưa dông và mưa đá Những hiện tượng này khôn có tính chất định kỳ, song đây cũng là một trong những đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn của Đà Lạt

Bảng 3.9: Số ngày có giông và sương mù trung bình tháng

Tháng Ngày có dông Ngày có sương mù Đà lạt Liên Khương Đà lạt Liên Khương

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm đồng)

Thuûy vaên

Lâm Đồng – Đà Lạt có khá nhiều sông suối, mật độ phân bố đều, trung bình khoảng 0,6km/km 2 , với 3 sông chính: Đa Dâng, Đa Nhim và La Ngà Do đặc điểm địa hình đồi núi nhiều nên hầu hết các sông suối ở đây có lưu vực khá nhỏ, tạo nên nhiều ghềnh thác ở phía thượng nguồn rấ đẹp như thác Cam Ly, Prenn, Liên Khương, Đatanla,Gougah, Hang Cọp, Bảo Đại, Pongour, Đambri (Bảo Lộc), Bảy Tầng (Bảo Lộc)

Ngoài ra còn có nhiều hồ nước mặt, phần lớn là hồ nhân tạo để phục vụ cho thuỷy ủieọn (nhử hoà ẹa Nhim), cho noõng nghieọp (nhử hoà Quang Hieọp, Pro, ẹa Teỷ ) và đặc biệt là để tạo thắng cảnh du lịch như Hồ Xuân Hương, hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm

3.4.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên (không khí, nước) tại khu vực thực hiện dự án đã được Công ty TNHH AGIM kết hợp với các đơn vị đo đạc: phòng thí nghiệm hóa lý, vi sinh, vật liệu xây dựng – Trung tâm ứng dụng KHCN

& tinh học Lâm Đồng, Trung tâm phân tích – Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt đo đạc, lấy mẫu và phân tích.

Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Bảng 3.10: Kết quả phân tích bụi và hơi bụi

Trong khu đất dự án 0,046 0,103 0,037 2,3 Tại đường giao thông, ranh giới của dự án 0,121 0,212 0,201 15,6

(Nguồn: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt, 09/2009) Ghi chuù:

- TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

- So sánh kết quả phân tích bụi và hơi khí tại khu vực dự án với TCVN

5937:2005 cho thấy các thông số đo đạc đều đạt tiêu chuẩn quy định

Bảng 3.11: Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn

1 Trong khu đất dự án 20,6 80 45- 50

2 Tại đường giao thông, ranh giới của dự án 20,6 80

(Nguồn: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt, 09/2009)

TCVN 5949 – 1998: Aâm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép

So sánh kết quả đo tiếng ồn tại khu vực dự án với TCVN 5949 – 1998 cho thấy tiếng ồn tại các khu vực đo đều hợp tiêu chuẩn quy định.

Hiện trạng chất lượng nước mặt

Trong khu vực dự án nhóm khảo sát chỉ quan sát thấy có một con mương nhỏ là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực cùng với nước mưa tập trung đổ xuống mương hở qua vườn các hộ dân sinh sống sau khu dự án và đổ về suối nhỏ nằm dưới vực sâu nơi dân cư làm vườn

Thời điểm khảo sát là mùa khô Đà Lạt nên hiện trạng mương này hầu như chỉ có nước thải sinh hoạt Đề đánh giá chất lượng nước mặt khu dự án, chúng tôi đã lấy nước và phân tích mẫu nước hồ ( một phần diện tích là hồ tắm Bảo Đại cũ và một phần cơi nới ra) tại hộ ông Lê Văn Tới, sống dưới chân khu vực dự án về phía khu nhà vườn, kết quả như sau:

Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

T Chỉ tiêu, đơn vị tính Kết qủa

4 Hàm lượng NH4 +,mg/L 0,81 0,5 TCVN 5987:1995

5 Hàm lượng Photpho tổng, mg/L 2,0 - TCVN 2661:1978

6 Hàm lượng cặn lơ lửng,mg/L 76 50 TCVN 4560:1988

7 Hàm lượng dầu mỡ,mg/L 8,4 0,1 TCVN 5070:1995

8 Hàm lượng chì,mg/L KPH 0,05 PPNB-TN001

9 Hàm lượng Cyanua,mg/L KPH 0,02 Cực phổ

(Nguồn: Trung tâm ứng dụng KHCN & tin học Lâm Đồng, 03/2009)

- QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- Thông số in đậm vượt quy chuẩn cho phép

- So sánh kết quả phân tích chất lượng nước mặt với QCVN

+ Các thông số như pH, BOD, COD, Pb, Cyanua và Coliform đều đạt quy chuaồn quy ủũnh

+ Các thông số NH4 +, dầu mỡ, cặn lơ lửng không đạt quy chuẩn quy định.

Hiện trạng tài nguyên rừng

Tổng diện tích khu vực dự án là 181828,96 m 2 , trong đó rừng và cảnh quan là

163057,45m 2 chiếm gần 90% diện tích toàn khu

Hệ thực vật ở đây đa phần là cây lá kim, bao gồm thông, tràm, hệ cây bụi Trong đó, tông 3 lá chiếm diện tích khá lớn Đa phần là cây non, chậm phát triển, phân bố đều với mật độ khá dày phía sau Dinh I Khu vực phía trước Dinh tập trung một số thông trưởng thành đường kính 40 – 60cm, mật độ thưa và một số cây tràm lâu năm

3.5 Nội dung chủ yếu của Dự án

Tổng vốn đầu tư: 5.000.000 USD

- Vốn vay (tài trợ, ngân hàng): 1.500.000 USD

+ Gốm máy móc thiết bị (900.000 USD) và kiến trúc (3.250.000USD)

+ Gốm tiền mặt (300.000 USD), chi phí ban đầu ( 150.000 USD), chi phí khác ( 200.000 USD)

3.5.2 Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng về các công trình hiện hữu được giữ lại

A.1 Công trình hiện hữu ở khu đất đô thị và cảm quan Dinh I

- Dinh I (ký hiệu E.1): 02 tầng, mái ngói, diện tích xây dựng 424m 2

- Nhà bảo vệ (ký hiệu E.2): 01 tầng, mái ngói, diện tích xây dựng 60m 2

A.2 Công trình hiện hữu ở đất rừng cảm quan

- Biệt thự (ký hiệu E.4 và E.5): 02 nhà, cao 02 tầng và 01 hầm, mái lợp ngói (có tầng áp mái); diện tích xây dựng 267m 2

- Sân vườn thượng uyển (ký hiệu E.3); diện tích xây dựng 513m 2

Hiện trạng về cơ sở hạ tầng

- Khuôn viên bên ngoài khu vực Dự án hiện kết nối với đường Trần Quang Diệu và đường đá nối ra đường Hùng Vương

- Việc giao thông đi lại giữa các khu vực Dự án với bên ngoài rất thuận lợi vì khu biệt thự này bản thân là khu dân cư

- Nguồn điện cung cấp cho khu quy hoạch được cấp từ đường day cao thế có trên đường Trần Quang Diệu

- Nguồn nước cấp: sử dụng hệ thống nước máy của thành phố được cấp theo tuyến ống hiện hữu trên đường Trần quang Diệu

- Thoát nước mưa: cốt nền hiện trạng từ 1458-1550m nước mưa được thoát tự nhiên theo các kênh mương, rãnh dẩn nước ra ngoài nhà để thấm tự nhiên vào lòng đất Theo kế hoạch, nước mưa của từng khu nhà sẽ được đua vào mương thoát nước của đường Trần Thái Tông

- Nước thải: nước thải sinh hoạt hiện chủ yếu đổ vào hệ thống hầm rút, song một số khác lại đổ tự nhiên ra môi trường xung quanh.theo kế hoạch, nước thải sinh hoạt được xử lý thông qua hệ thống xử lý nước thải đúng quy các theo TCVn, sau đó được tái sử dụng 80% để tưới cây và 20 % sẽ thoát vào hệ thống mương hiện hữu trân đường Trần Thái Tông chảy về suối nhỏ phía chân ngọn đồi, cách ranh giới dự án 500m về hướng Đông

B.5 Hệ thống thông tin liên lạc

- Đã xây dựng cáp đện thoại đấu nối đến khu Dự án Tuy nhiên, Dự án được xây lắp mới hệ thống thông tin liên lạc

B.6 Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: hiện tại đang sử dụng bình chữa cháy do cảnh sát PCCC cung cấp Công ty sẽ lắp đặt cho Dự án hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn toàn tự động mới

3.5.3 Giải pháp quy hoạch kiến trúc cảnh quan

Quan điểm nâng cấp cải tạo công trình hiện hữu

Dinh I và các villa ở đây được thiết kế theo trào lưu kiến trúc tân cổ điển của châu Aâu Hiện trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, công ty TNHH

AGIM dự kiến tiến hành bảo tồn, tôn tạo nguyên trạng Dinh I theo tiêu chí tôn trọng đối với các công trình di tích, di sản văn hóa của Nhà nước Tận dụng không gian nội ngoại thất hiện có, công ty AGIM hi vọng sẽ mang lại một dáng vẻ mới, sang trọng nhưng không làm mất đi vẻ cổ điển, uy nghi của các công trình Mục tiêu cua AGIM là sử dụng Dinh I làm trung tâm tổ chức hội họp cấp cao và tiệc cưới sang trọng.

Quan điểm quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu cực xây mới

- Từ điểm nhấn chính là Dinh I, công ty triển khai xây dựng mới khu phức hợp khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao với mật độ xây dựng toàn khu khá thấp (5,54%) Khách sạn được đầu tư xây dựng với hai loại công trình chính là khách sạn và dạng nhà nghỉ liên kế (phòng suit) cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ Việc tổ chức quy hoạch được nghiên cứu trên cơ sở phù hợp với định hướng quy hoạch chung khu vực và không làm ảnh hưởng tới kiến trúc cảnh quan cua Dinh I

- Quy hoạch phù hợp với đặc điểm của địa phương về địa hình, địa chất, khí hậu thủy văn, cảnh quan hiện trạng, kinh tế và tiềm năng phát triển, để phát triển các cụm nhà có giá trị kinh tế cao

- Công trình kiến trúc được xây dựng với khu cây xanh – thể dục thể thao, khu vui chơi, khu massage, xông hơi thẩm mỹ … đáp ứng nhu cầu và tiện nghi khách sạn 5 sao, đảm bảo môi trường và giữ gìn cảnh quan hiện trạng

- Trên cơ sở cơ cấu quy hoạch của phương án chọn, việc tổ chức không gian quy hoạch đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Lấy Dinh I làm điểm nhấn của Dự án

+ Tạo một không gian tiện nghi hiện đại xen lẫn cổ điển phù hợp với những khuynh hướng phát triển trong tương lai

+ Cây xanh được xem là yếu tố cần thiết để giữ gìn cảnh quan khu vực.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

C.1 Cơ cấu sử dụng đất

Bảng 3.13: Bảng cân bằng đất đai

STT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)

1 Đất đô thị và cảnh quan Dinh 1 18.653.3 10,26 Đất xây dựng hiện trạng giữ lại 484,0 2,59 Đất xây dựng mới 2.314,5 12,41

2 Đất rừng cảnh quan 163.175,66 89,7 Đất xây dựng hiện trạng giữ lại 267,0 0.16 Đất xây dựng mới 7.011,6 4,30

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở, Công ty TNHH AGIM) C.2 Phân khu chức năng

+ Diện tích xây dựng hầm 2 (cao độ: 1532):4.162,6m 2

+ Diện tích xây dựng hầm 1 (cao độ: 1536):3889,9m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 1 (cao độ:1541):2.337,4m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 2 (cao độ: 1546): 2.084,2m 2

+ Tổng diện tích sàn xây dựng: 12.474m 2

+ Chiều cao xây dựng: 4 tầng (2 bán hầm + 2 tầng)

+Chiều cao xây dựng tối đa: 25 m

+ Aùp dụng cho 2 công trình: 2A, 2D

+ Diện tích xây dựng hầm 2 (cao độ: 1528): 565m 2

+ Diện tích xây dựng hầm 1 (cao độ: 1532): 565m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 1 (cao độ:1536): 850m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 2 (cao độ: 1541): 502m 2

+ Tổng diện tích sàn xây dựng: 2.482,2m 2

+ Chiều cao xây dựng: 4 tầng (2 bán hầm + 2 tầng)

+Chiều cao xây dựng tối đa: 22 m

+ Aùp dụng cho 2 công trình: 2B, 2C

+ Diện tích xây dựng hầm 2 (cao độ: 1532): 631,4m 2

+ Diện tích xây dựng hầm 1 (cao độ: 1536): 869,7m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 1 (cao độ:1541): 1040,1m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 2 (cao độ: 1546): 1040,1m 2

+ Tổng diện tích sàn xây dựng: 3.677,6m 2

+ Chiều cao xây dựng: 4 tầng (1 bán hầm + 3 tầng)

+Chiều cao xây dựng tối đa: 25 m

Mẫu nhà nghỉ liên kế:

+ Aùp dụng cho 6 công trình: 3A, 3B, 3C, 3D, 3E, 3F

+ Diện tích xây dựng hầm 2 (cao độ: 1533): 201,4m 2

+ Diện tích xây dựng tầng 1 (cao độ: 1537): 201,4m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 1 (cao độ:1541): 201,4m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 2 (cao độ: 1545): 208,61m 2

+ Diện tích xây dựng sàn tầng 3 (cao độ: 1549): 138,5m 2

+ Diện tích xây dựng khối thang chung cho 6 công trình: 589,2m 2

+ Tổng diện tích sàn xây dựng của 6 công trình: 6.297m 2

+ Tầng cao xây dựng: 4 tầng (1 bán hầm + 3 tầng)

+ Chiều cao xây dựng tối đa: 23

C.3 Tổ chức không gian trong công trình:

+ Khách sạn chính được xây dựng dưới dạng 2 tầng bán hầm và 2 tầng cao + Tổng diện tích sàn xây dựng: 12.474m 2

+ Hai tầng bán hầm được xây dựng một phần nằm âm dưới mặt đất, một phần nằm trên mặt đất ( do cao độ mặt đất khác nhau) có chức năng là khu công cộng phục vụ cho các phòng khách sạn phía trên và tại các công trình lân cận Gồm các không gian công cộng chủ yếu như đại sảnh (tiếp tân), khu vui chơi, khu tập thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe, khu massage, thẩm my, phòng chơi game, hồ bơi, khu quản lý khách sạn, nhà hàng, và khu karaoke, khu kỹ thuật cơ điện chung cho toàn bộ Dự án

+ Hai tầng trên được bố trí chủ yếu là sảnh tầng và các phòng khách sạn với tổng số phòng là 60 phòng

+ Giao thông theo chiều đứng là 4 thang bộ loại chữ U chữ L và 4 thang máy (trong đó có 1 thang bộ thoát hiểm) từ tiền sảnh tại tầng hầm 2 lên đến các taàng

+ Giao thông theo chiều ngang là sự kết hợp giữa hành lang và sảnh tầng Mẫu khách sạn phụ 2A, 2D

+ Khách sạn phụ 2A, 2D được xây dựng dưới dạng gồm 2 khối: 1 khối cao

4 tầng và 1 khối thấp 3 tầng (2 tầng bán hầm và 1,5 tầng cao)

+ Tổng diện tích sàn xây dựng 2.482,2m 2

+ Hai tầng bán hầm được xây dựng nỏ bằng 1 nửa các tầng trên, một cạnh sau của 2 tầng này được áp vào mặt đất tự nhiên Chức năng chử yếu là phòng ngủ khách sạn

+ Tầng 1 được bố trí có 1 dãy cửa hàng phía trước, phía sau là dãy phòng khách sạn

+ Tầng 2 được giảm diện tích ở 1 bên khối nhà, phần xây dựng chỉ chiếm 50%, có chức năng là phòng khách sạn Tổng số phòng khách sạn của mẫu công trình này là 36 phòng

+ Giao thông theo chiều đứng là 1 tang bộ loại chữ U từ tiền sảnh tại tầng hầm 2 lên đến các tầng

+ Giao thông theo chiều ngang là sự kết hợp giữa hành lang và sảnh tầng Mẫu khách sạn phụ 2B, 2C

+ Khách sạn phụ 2B, 2C được xây dựng dưới dạng gồm 1 khối cao 3 tầng (1 tầng bàn hầm và 2 tầng cao)

+ Tổng diện tích sàn xây dựng 3.677,6m 2

+ Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ bằng 1 nửa các tầng trên, một cạnh sau của 2 tầng này được áp vào mặt đất tự nhiên Có chức năng chủ yếu là phòng ngủ khách sạn

+ tầng 1 được bố trí có 1 dãy của hàng phía trước, phía sau là dãy phòng khách sạn

+ Tầng 2 và tầng 3 có chức năng là phòng khách sạn Tổng số phòng khách sạn của mẫu công trình này là 50 phòng

+ Giao thông theo chiều đứng là 1 thang bộ loại chữ U từ tiền sảnh tại tầng hầm 1 lên đến các tầng

+ Giao thông theo chiều ngang là sự kết hợp giữa hành lang và sảng tầng Mẫu nhà nghỉ bậc thang 3A, 3B, 3C, 3D, 3E, 3F

+ Nhà nghỉ liên kế 3A, 3B, 3C, 3D, 3E, 3F được xây dựng dưới dạng giật cấp theo chiều đứng cao 5 tầng (2 tầng bán hầm và 3 tầng cao)

+ Tổng diện tích sàn xây dựng mỗi khối nhà là 951,3m 2 , ngoài ra còn 5 khối tầng đii chung cho 6 mẫu nhà có tổng diện tích xây dựng là 589,2m 2 Như vậy có 6 khối nhà có tổng diện tích xây dựng : 6.297m 2

+ Hai tầng bán hầm được xây dựng có một cạnh sau của hai tầng này được áp vào mặt đất tự nhiên

+ Các tầng đều được bố trí theo chức năng là phòng ngủ khách sạn Mỗi một tầng của 1 khối nhà là một cacn8 hộ khách sạn dạng suit, gồm đầy đủ phòng khách, bếp ăn và bar và 2 phòng ngủ

+ Tổng số căn hộ khách sạn của khối công trình này là 5 căn hộ x 6 khối 30 căn hộ

+ Giao thông theo chiều đứng là 3 thang bộ dạng chữ U

+ Giao thông theo chiều ngang là sảnh tầng (2 phòng chung 1 sảnh)

3.5.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Heọ thoỏng giao thoõng

- Hệ thống giao thông sân đường;

- Giao thông đối ngoại: kết nối với đường Trần Quang Diệu và đường đá hiện có nối ra Hùng Vương;

- Giao thông đối nội: đường hiện trạng từ cổng chính đến Dinh I, nag6 cấp thảm bê tông nhựa, bề rộng mặt đường 5m;

- Đường vòng cho xe bus chở khách đến công trình khách sạn chính và tập kết ra sân bãi đậu xe trung tâm thảm bê tông nhựa 3,5m nối với đường tham quan hiện có;

- Các đường còn lại chủ yếu là đường dạo bộ, lối ra vào của nhân viên, đường chở hành lý bằng xe chuyên dụng hoặc ôto nhỏ, lát đá chẻ hoặc tấm bê tông đúc sẵn rộng từ 1,5m đến 3,5m nối từ đường chính dẫn vào từng công trình trong khu vực

- Nguồn cấp nước : sử dụng nguồn nước máy của thành phố cấp theo tuyến ống hiện hữu trên đường Trần Quang Diệu

- Tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt : qsh = 300 lít/người/ngày

- Tiêu chuẩn cấp nước tưới cây : qtc = 0,4 lít/m2

- Tiêu chuẩn cấp nước rửa sàn : qtc = 0,5 lít/m2

- Tiêu chuẩn cấp nước cho nhà hàng, quầy bar và các dịch vụ khác : qtc = 30% * qsh

- Tiêu chuẩn cấp nước chữu cháy : qtc = 10 lít/s cho một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng

- Tỷ lệ cấp nước dân cư : 100%

- Nước dự trữ cứu hỏa : 82m 3

Tính toán lưu lượng nước cần dùng

Bảng 3.14: Nhu cầu dùng nước của dự án

Stt Đối tượng dùng nước Tiêu chuẩn Quy mô

1 Cấp nước sinh hoạt cho khách

340 người 102 Cấp nước sinh hoạt cho nhân viên

2 Cấp nước tưới cây và đường 4 lít/m 2 6.991 m 2 28

3 Cấp nước rửa sàn 0,5 lít/m 2 31.495 16

4 Dịch vụ nhà hàng, quầy bar 30% qsh 36,2

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở, Công ty TNHH AGIM)

- Với quy mô số khách và số nhân viên phục vụ vào thời điểm dự tính sẽ cần nhu cầu nước tối đa Qmax = 200 m 3 /ngđ

- Phương án thiết kế mạng lưới cấp nước: mạng lưới cấp nước sinh hoạt được bố trớ dạng mạng vũng với tuyến ống chớnh cú đường kớnh ị 150 được nối mạng vào đường ống hiện có và các tuyến nhánh dạng duct

- Bố trớ 03 trụ cứu hỏa ị 100 tại cỏc ngó ba đường giao lộ Khoảng cỏch tối đa đến công trình xa nhất không quá 75m

• Mô tả hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước sinh hoạt (CNSH) cho Khu khách sạn 5 sao Dinh I được thiết kế bao gồm hệ thống cấp nước lạnh và cấp nước nóng dùng cho sinh hoạt cho khách ở tại khách sạn và can hộ, và nhân viên làm việc tại các khu công cộng khác

Hệ thống cấp nước chữa cháy cho khu khách san 5 sao Dinh I bao gồm các thieỏt bũ chớnh nhử sau:

- 01 hồ chứa nước sinh hoạt + hồ nước chữa cháy có thể tích hiệu dụng 300 m 3 , ở tầng 1 khu khách sạn chính

- 03 bơm chữa cháy động cơ điện: 4100 lít/ phút, 60m cột áp, cở tầng 1 khu khách sạn chính

- 03 cụm van một chiều báo động cháy, ở tầng hầm

- 01 trụ nước chữa cháy bên ngoài công trình (Hydrant ), lắp dọc tuyến đường, phía trước bên ngoài công trình

- 39 hộp chữa cháy vách tường (Hosereel), lắp bên trong công trình ở mỗi taàng laàu

- Đầu phu chữa cháy tự động, lắp mọi nơi bên trong các tòa nhà từ tầng hầm cho đến tầng thượng

- Hệ thống đường ống chữa cháy, van & phụ kiện

Bên cạnh lượng nước cấp phục vụ cho sinh hoạt và công trình công cộng thì lượng nước cấp còn cấp cho chữa cháy và hồ bơi:

- Chủ đầu tư thiết kế 1 hồ bơi có diện tích 500 m 2 , chiều sâu của hồ bơi khoảng 2,5m Nước trong hồ sẽ được tuần hoàn thông qua hố cân bằng có Vaccem thu rác, bình định lượng châm clo và hệ thống cấp nhiệt Ước tính lượng nước chứa trong hồ bơi chiếm 100% thể tích thực tế của hồ Như vậy, lượng nước cấp cho hồ bơi là Qhồ bơi = 100%*(2,5*500) = 1.250 m3

• Mô tả hệ thống cấp nhiệt cho hồ bơi: Để cung cấp nước nóng cho hồ bơi, chủ đầu tư dẽ trang bị thiết bị cấp nhiệt sử dụng điện Bên cạnh khả năng sinh nhiệt từ điện, thiết bị này sẽ tích hợp lượng nhiệt thừa phát sinh từ hoạt động của Dự án như: nhiệt từ máy phát điện, nhà bếp, không khí nóng do thời tiết … nhằm tiết kiệm điện

Do khu vực dự án nằm ở vị trí cao, diện tích bề mặt hồ bơi tương đối lớn nên vào những ngày trời nắng nóng, nước bề mặt hồ sẽ được làm ấm, do đó làm giảm tiêu thụ điện cho việc cung cấp nhiệt.

Hệ thống thoát nước thải

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với nước thải sinh hoạt Phân chia lưu vực thoát nước mưa thành nhiều lưu vực nhỏ, tạo điều kiện thoát nước mưa nhanh nhất Do điều kiện địa hình rộng, là đối núi phức tạp cũng như đa phần là đất cây xanh nen phương án thoát nước mặt là nước sẽ chảy tự nhiên và tự ngấm vào lòng đất

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế dạn chữ T có tuyến ống chính đường kớnh ị600 nằm ngầm một bờn vỉa hố đường chớnh cựng thoỏt ra theo cống thoát nước mưa chung khu vực nằm dọc tuyến đường Trần Thái Tông

- Tính toán mạng lưới thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn với các tham số tính toán theo quy phạm hiện hành

- Công thức tính toán: Q = 0,278 KIA (m 3 /s)

+ A: diện tích khu đất xây dựng (km 2 )

+ I: cường độ mưa trung bình cao nhất (mm)

+ K: hệ số chảy tràn b, Thoát nước thải

Tiêu chuẩn thải nước lấy 80% tiêu chuẩn cấp nước Nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, dịch vụ và hồ bơi sau xả định kỳ

- Lượng nước cấp sinh hoạt và dịch vụ: 172m 3 /ngđ ( không tính lượng nước tưới cây)

- Lượng nước thải sinh hoạt là 138m 3 /ngđ

- Lượng nước thải của hồ bơi sau khi xả định kỳ 1 tuần 1 lần và được tuần hoàn sử dụng để tưới cây, tưới đường

• Giải pháp thoát nước thải

Hệ thống nước thải sinh hoạt cho khu khách sạn 5 sao Dinh I được thiết kế bao gồm những hệ thống sau:

- Hệ thống thoát nước thải từ nhà vệ sinh

- Hệ thống thoát phân từ bồn cầu

Hệ thống thoát nước sinh hoạt cho Khu khách sạn 5 sao Dinh I bao gồm các thiết bị chính như sau: hệ thống hố ga, đường ống thoát nước sinh hoạt, van phụ kieọn

Nguyên lý và phạm vi hoạt động của hệ thống thoát nước sinh hoạt cho Khu khách sạn % sao Dinh I được mô tả như sau:

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt cho Khu khách san 5 sao Dinh I được thiết kế là hệ thống dạng chữ T, các tuyến ống nhánh thoát nước thải từ các tòa nhà được thoát xuống hố ga ở tầng dưới cùng, đầu nối tuyến ống chính đi ngầm thoát ra hệ thống xử lý nước thải

- Nước thải và phân từ bồn cầu ở mỗi tầng sẽ theo độ dốc của ống nhánh chảy vào đường ống thoát nước phân và nước thải chính âm đất, sau đó được đua vào hệ thống xử lý nước thải trung tâm bên ngoài âm đất để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT và sẽ được thoát ra nguồn tiếp nhận

- Ở các ống đứng thoát nước, cứ mỗi bốn tầng ta lại đặt một ống kiểm tra phòng trường hợp ống bị tắc

- Tất cả các ống đứng thoát nước đều phải có ống thông hơi Các ống thông hơi này phải cao hơn mái nhà 1,5m

Nước thải sinh hoạt được xử lý theo 2 cấp

- Cấp thứ nhất: nước thải được xử lý thông qua bể tự hoại (3 ngăn)

Hình 3.1: Bể tự hoại 3 ngăn

Hình 3.2: Mặt bằng bể tự hoại 3 ngăn ống thoát hơi nước thải vào

Hình 3.3: Mặt cắt dọc bể tự hoại 3 ngăn

- Cấp thứ 2: nước thải được xử lý tập trung tại trạm xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Heọ thoỏng caỏp ủieọn

- Lấy từ nguồn lưới điện thành phố

• Tính toán phụ tải: Ống thoát ra hệ thống chung ∅150 Ống thông hơi ∅65 Ống thoát NT rửa ∅65 Ống thông hơi ∅65 Ống dẫn phân vào ∅100 Nắp thăm bảo trì 300x300 Ống dẫn phân vào ∅100 nướcthải ra

- Chỉ tiêu cấp điện: 0,5 ÷ 0,7KW/người(1500 ÷ 2100KWh/người/năm)

- Nguồn điện cấp cho khu quy hoạch được cấp từ đường day cao thế hiện có trên đường Trần Quang Diệu

- Xây dựng mới 1 trạm biến áp phân phối 15/0,4KV, gồm 1 trạm 2 máy, loại máy được đạt kín trong phòng với công suất đơn vị: 2*1500KVA

- Xây dựng mới tuyến áp ngầm trung thế 15KV để cấp d9ein65 cho các trạm biến áp phân phối xây dựng mới Sử dụng cáp đồng các điện XLPE – 24KV, tiết diện M – 240 chôn ngầm trong đất

- Xây dựng mới tuyến cáp ngầm hạ thế 0,4KV để cấp điện cho sinh hoạt Sử dụng cáp đồng cách điện XLPE – 0,4KV, tiết diện M – 120 chôn ngầm trong đất

- Xây dựng mới tuyến cáp ngầm hạ thế 0,4KV để cấp điện chiếu sáng giao thông Sử dụng cáp đồng cách điện XLPE – 0,4KV, tiết diện M – 16, chôn ngầm trong đất

- Hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn cao áp Sodium 150 ÷250W-220v, có khóa và cần đèn đi trne6 trụ thép tráng kẽm, chiều cao treo đèn 8 ÷ 12m

- Với tính chất và đặc thù của khu nghỉ dưởng và để đảm bảo tính liên tục và độ an toàn cấp điện cũng như mỹ quan, tất cả các tuyến điện trong khu vực đều được đi ngầm Dùng cáp cách điện XLPE của CADIVI, luồn trong ống PVC để bảo vệ.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Phương án PCCC được thiết lập trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước Hệ thống PCCC cho Khu khách sạn 5 sao Dinh I được thiết kế bao gồm nhữn thế hệ sau:

- Hệ thống trụ nước chữa cháy bên trong nhà

- Hệ thống chữa cháy vách tường bên trong nhà

- Hệ thống chữa cháy bên ngoài nhà

- Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy xách tay

- Hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler)

Hệ thống PCCC bao gồm các thiết bị chính như sau:

- 01 hồ nước chữa cháy + sinh hoạt, thể tích hiệu dụng = 300m 3 , ở tầng 1 khối khách sạn chính

- 03 bơm chữa cháy động cơ điện: 4100 lít/phút @ 60m cột áp, ở tầng 1 khối khách sạn chính

- 03 cụm van một chiều báo động cháy, ở tầng hầm

- 01 trụ nước chữa cháy bên ngoài công trình (Hydrant), lắp dọc tuyến đường, phía trước bên ngoài công trình

- 39 hộp chữa cháy vách tường (Hosereel), lắp bên trong công trình ở mỗi taàng laàu

- Đầu phun chữa cháy tự động, lắp mọi nơi bên trong các tòa nhà từ tầng hầm cho đến tầng thượng

- Hệ thống đường ống chữa cháy, van & phụ kiện

Bố trí, lắp đặt hệ thống chống sét tại những điểm cao và phân bố đều trong khu vực để phòng chống cháy nổ do sét một cách hợp lý và có hiệu quả Hệ thống thu sét, thu tĩnh điện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

3.5.5 Nguồn nhân lực của Dự án

Bảng 3.15: Nguồn nhân lực của Dự án

STT Loại lao động Người Việt nam Người nước ngoài

4 Nhân viên đơn giản 40 Không

Tổng số nhân lực cần thiết ước tính 185 người

Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng loa động dự vào nhu cầu từng giai đoạn Cán bộ quản lý là những người đã từng có kinh nghiệm quản lý khách sạn và được đào tạo nghiệp vụ Nhân viên lành nghề được tuyển dụng nagy từ abn đầu hoặc được Doanh nghiệp đào tạo tại chỗ hoặc được cử đi tào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc Lao động đơn giản được tuyển dụng và đào tạo tại chỗ trong thời gian ngắn hạn Nhu cầu lao động được tính toán dựa trên cơ sở tham khảo thực tế tại một số khu nghỉ dưỡng 5 sao tại tp Hồ Chí Minh và Hà Nội

3.5.6 Tiến độ thực hiện Dự án

Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới khu nghỉ dưởng cao cấp 5 sao tại khu vực Dinh I có tiến độ thực hiện theo 4 giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn 1: Quý IV 2009 hoàn tất thủ tục cấp phép xây dựng, tôn tạo Dinh

I và khởi công xây dựng

- Giai đoạn 2: Từ 2010 đến 2011: thi công xây dựng khách sạn chính và 2 khối khách sạn phụ

- Giai đoạn 3: Từ 2011 đến 2012: hoàn tát thi công hai khối khách sạn phụ còn lại và sáu khu nhà nghỉ liên kế

- Giai đoạn 4 từ 2013 hoàn tất, đưa vào hoạt động

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO KHU NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP TẠI KHU DINH I – TP ĐÀ LẠT

4.1 Thành phần tính chất nước thải và yêu cầu về mức độ xử lý

Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt đầu vào của hệ thống xử lý nước thải được tham khảo từ dãy giá trị đặc trưng đối với nước thải sinh hoạt trong giáo trình Công nghệ xử lý nước thải của Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999 Sau hệ thống xử lý, 80% nước thải được sử dụng cho việc tưới cây rửa đường và 20% nước thải được thải vào hệ thống thoát nước của TP Đà Lạt Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt mức A của QCVN14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Bảng 4.1: Đặc tính và giới hạn cho phép của nước thải sinh hoạt

Stt Thông số Đơn vị Nồng độ trung bình QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, K = 1,0

4.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý

Tuỳ theo đặc tính và lưu lượng nước thải, các phương pháp xử lý được phối hợp thành một chuỗi các công trình liên tiếp để tạo ra hệ thống xử lý nước thải Dây chuyền công nghệ và các công trình xử lý nước thải phải được lựa chọn trên các cơ sở sau:

- Tớnh chất thành phần của nước thải vàứ tiờu chuẩn xả thải

- Mức độ và các giai đoạn xử lý nước thải cần thiết

- Qui mô (công suất) và đặc điểm đối tượng thoát nước (lưu vực phân tán của đô

- Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó

- Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất thủy vaên

- Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích kinh tế tại địa phương (nuôi cá, tưới ruộng, giữ mực nước tạo cảnh quan đô thị…)

- Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải tại địa phương

- Diện tích và vị trí đất đai sử dụng để xây dựng trạm xử lý nước thải

- Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác

Sau khi cân nhắc các yếu tố có liên quan, đề tài lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu Dinh I – TP Đà Lạt như trình bày trong mục 4.3 sau đây

4.3 Dây chuyền công nghệ xử lý

Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 150 m 3 /ngày

Hóa chất khử trùng (Clorine) Beồ gom

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN14:2008, mức A

Caáp khí Nước thải sinh hoạt Nước thải từ hầm tự hoại Nước thải nhà ăn

Tưới cây Nguồn tiếp nhận

Bể chứa nước Buứn tuaàn hoàn

Thuyeỏt minh quy trỡnh coõng ngheọ

Nước thải từ nhà vệ sinh của Dự án được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại 3 ngăn trước khi đến bể gom của trạm xử lý nước thải Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, nhà ăn cũng như các hoạt động khác như tắm giặt, vệ sinh được đưa trực tiếp đến bể gom xủa trạm xử lý

Trước bể gom có đặt song chắn rác để giữ lại các tạp chất như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, các mẫu đá, gỗ và các vậ thải khác để tránh các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý như tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn đảm bảo an toàn điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý

Nước thải từ bể gom sau khi tách rác sẽ được bơm đến bể điều hòa có hệ thống sục khí để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải Tại đây nước thải được loại bỏ một phần các hợp chất rắn hữu cơ

Sau đó nước thải được bơm lên bể lắng đứng đợi I Tại đây các cặn lớn nhỏ được lắng xuống đáy bể, các chất nổi như dầu mỡ nổi lên trên mặt nước được thu vao ống thu chất nổi, nước sau lắng chảy qua hệ thống máng thu răng cưa chảy sang beồ Aerotank

Bể Aerotank là công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện nhân tạo oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng có trong nước thải, làm sạch nước thải tới tiêu chuẩn cho phép thải vào nguồn tiếp nhận nhờ các vi sinh vậy dưới dạng bùn hoạt tính

Sau đó nước thải tự chảy đến bể lắng 2 để tách bùn sinh học ra khỏi nước thải, Cuối cùng nước thải được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật còn lại trong nước thải cho đến khi đạt quy chuẩn cho phép

Nước thải sau xử lý đạt QCVN14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt mức A

Bùn từ bể lắng 2 sẽ được tuần hoàn một phần về bể sinh học để tăng hiệu quả xử lý của bể Aerotank, phần còn lại được đưa đến bể chứa bùn

Bùn của bể chứa bùn từ lắng 1 và lắng 2, được định kỳ thu gom và hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý cùng với chất thải nguy hại

Ngoài ra , 80% lượng nước thải sau xử lý được đưa vào bể chứa nước dung tích 150m3 để sử dụng cho việc tưới cây và rửa đường

4.4 Tính toán các công trình đơn vị

Trong đó: k là hệ số không điều hòa ngày của nước thải sinh hoạt của khu dân cư, lấy k = 1,15 ÷ 1,3 chọn k = 1,3 (điều 2.1.2 TCXD 51-84)

- Chọn bề rộng mương dẫn : Bk = 100 mm

- Chọn loại thanh chắn tinh : b = 16 mm

- Vận tốc trung bình qua các khe hở : vk = 0,8 m/s

) Xác định song chắn rác

- Số khe hở song chắn rác (SCR)

Chọn loại SCR có 2 thanh đặt sát tường

SCR đặt trong mương dẫn nên bề rộng SCR bằng bề rộng mương:

Bk = 100 mm Chiều rộng SCR được tính theo công thức:

= − b S b n B S Ư Chọn n = 3 thanh Ư Số khe hở = 3 + 1 = 4 khe

- Độ sâu mực nước trong mương dẫn n k b v h Q h k b v n Q

1 max vsc = 0,8 m/s k : hệ số tính đến sự thu hẹp dòng chảy : 1,05 h 1,05 0,062m

- Tổn thất áp lực qua SCR max 2 s 2 h v k ξ g

Chọn loại thanh chắn vuông βâ = 2,42 ζ : hệ số tổn thất cục bộ ( ) s 4 3 sin ξ β= × b × α

⎜ ⎞ × ⎛ ξ = k : hệ số tính tới sự tăng tổn thất áp lực do do vướng mắc ở SCR : k = 3 vmax : vận tốc lớn nhất qua SCR, vmax = 0,8 m/s cm m h S 3 0,08 8

- Chiều cao xây dựng song chắn rác

- Chiều cao song chắn rác :

- Hình chiếu song chắn rác lên phương ngang: d = HSC x cos60 = 0,24 x cos60 = 0.12 m

Chọn chiều dài mương dẫn đặt song chắn rác là 1,5 m

Bảng 4.2: Thông số thiết kế song chắn rác

Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị

Chiều dài xây dựng mương dẫn 1,5 m

Soá thanh song chaén 3 thanh

Chọn thời gian lưu nước trong bể gom (t) là 15 phút

Chọn chiều sâu hữu ích h = 1,5m Chiều cao an toàn hf = 0,5m Chiều sâu tổng cộng:

Chọn bể gom hình tròn, đường kính:

Kích thước bể gom tiếp nhận:

Chọn bơm chìm đặt tại bể gom có công suất

Công suất thực của máy bơm :

Chọn 2 bơm hoạt động luân phiên công suất 0,16(kW) hay 1hp

Chọn thời gian lưu nước trong bể là: t = 4h

Thể tích bể điều hòa :

Thể tích thực của bể điều hòa :

Chiều cao xây dựng bể

H : chiều cao công tác của bể, H = 3m hbv : chiều cao bảo vệ, hbv = 0,5 m

Chọn bể có tiết diện ngang hình chữ nhật

- Thể tích thực theo thiết kế :

- Tính bơm nhúng chìm trong bể điều hòa:

Chọn 2 bơm hoạt đđộng luân phiên, Q = Qtb h = 6,25 m 3 /h, cột pH = 10 m

Hb = cột áp bơm, Hb m η= hiệu suất bơm, 70%

Công suất thực của máy bơm :

Chọn 2 máy bơm khí công suất 0,48(kW) hay 1hp

- Đường kính ống dẫn nước vào bể v

Q max h : lưu lượng nước thải lớn nhất theo giờ, Q max h = 8,125(m 3 /h) v : vận tốc nước chảy trong ống v = 1,2 m/s

Vậy chọn ống dẫn nước với đường kính ∅ 50

- Đường kính ống dẫn nước qua bể lắng 1: v

Q tb h : lưu lượng nước thải trung bình theo giờ, Q tb h = 6,25(m 3 /h) v : vận tốc nước chảy trong ống v = 1,2 m/s

Vậy chọn ống dẫn nước với đường kính ∅ 50

Tính toán hệ thống cấp khí cho bể điều hòa:

Trong bể điều hòa bố trí hệ thống ống sục khí để đảm bảo quá trình hòa trộn

- Lượng khí cần cung cấp cho bể điều hòa

Trong đó : q : lượng khí cần cung cấp cho 1 m 3 dung tích trong bể trong 1 phút, q 0,01 ữ 0,015 m 3 khớ/m 3 beồ.phuựt

V : thể tích thực của bể điều hòa

- Đường kính ống phân phối khí chính

= × × vk : vận tốc khí trong ống chính, vk = 10 m/s m v

Chọn ống nhựa PVC ∅ 40 cung cấp khí vào bể điều hòa

Chọn 3 ống nhánh cấp khí cho bể điều hòa, mỗi ống cách nhau 0,9 m

- Lượng khí qua mỗi ống nhánh

- Đường kính ống nhánh dẫn khí

= × × vk : vận tốc khí trong ống nhánh, vk = 10 ÷ 15 m/s, chọn vk = 10m/s

Chọn ống nhánh bằng nhựa PVC, có đường kính ∅20

- Cường độ sục khí trên 1 m chiều dài ống

L m q =q khí = với L : chiều dài ống khí tối đa

Sử dụng ống khớ ủục lỗ ủể sục khớ

= × trong đó : vlo : vận tốc khí qua lỗ, vlo = 5 ÷ 20 m/s (TCXD-51-84), chọn vlo = 15m/s dlo : đường kính lỗ, dlo = 2 ÷ 5 mm, chọn dlo = 4 mm

Tính toán máy nén khí

- Áp lực cần thiết của hệ thống phân phối khí

Trong đó : hc : tổn thất cục bộ, hd + hc ≤ 0,4m, chọn hd + hc = 0,3 m hf : tổn thất qua thiết bị phân phối khí, hf ≤ 0,5 m, chọn hf = 0,4 m

H : chiều sâu công tác của bể điều hòa, H = 3 m

- Công suất máy nén khí

Trong đó: η : hiệu suất máy bơm, η = 0,7

Qkk: lưu lượng không khí cần cung cấp, Qkk= 0,01(m 3 /s)

Công suất thực của máy nén khí :

Chọn 2 máy nén khí công suất 0,9(kW) hay 1hp

Hàm lượng SS và BOD5 của nước thải sau khi qua bể điều hòa giảm 5%, còn lại: l mg BOD

Bảng 4.3: Thông số tính toán thiết kế bể điều hòa

Thông số thiết kế Giá trị Đơn vị

Số ống dẫn nước vào 1 Ống Đường kính ống dẫn nước 0,049 m Đường kính ống khí chính 0,036 m

Số ống khí nhánh 3 Ống Đường kính ống khí nhánh 0,02 m

Số máy nén khí 2 Cái

Công suất 1 máy nén khí 0,9 kw

Ngày đăng: 22/09/2024, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN