Có thể nói “một số kỹ năng cần thiết”: Khả năng giao tiếp, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ, hành vi ứng xử, thái độ, tư duy, làm việc nhóm, kỹ năng phản biện và giải quyết vấn đề, kỹ năng th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
Môn học: Kỹ năng mềm
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu kỹ năng mềm đối vớ sinh viên
Sinh viên: Lê Đức Tuấn Tú
Mã sinh viên: 2113110012
Lớp: KD15DCKD01
Giảng viên HD: Nguyễn Thị Thu Hà
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2021
Trang 2MỤC LỤC
I Mở đầu: Khái quát về kỹ năng mềm ( trang 1)
II Nội dung:
1 Kỹ năng làm việc nhóm (trang 2)
2 Kỹ năng tư duy phản biện (trang 3)
3 Kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt vấn đề một cách chính xác (trang 5)
4 Kỹ năng thuyết trình (trang 7)
III Kết luận (trang 9)
Trang 3MỞ ĐẦU
Kỹ năng mềm ngày càng trở nên phổ biến hơn và gắn liền với công việc, cuộc sống Kỹ năng mềm là một yêu cầu khá quan trọng đối với các sinh viên khi bước ra khỏi trường và bắt đầu cầm hồ sơ đi sinh việc Vậy kỹ năng mềm là gì?
I Khái niệm
Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tế Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm được, là một quá trình tích lũy thông qua những buổi học Nó liên quan đến hoạt động trong cuộc sống Có thể nói
“một số kỹ năng cần thiết”: Khả năng giao tiếp, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ, hành vi ứng xử, thái độ, tư duy, làm việc nhóm, kỹ năng phản biện và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình…Các kỹ năng cần thiết giúp ta ứng tuyển vào các công ty và nhờ vậy họ đánh giá được khả năng làm việc trong một tập thể của ta,
từ đó xem xét sự phù hợp với môi trường làm việc
II Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
“Theo thống kê, những người thành công chỉ dựa trên nền tảng 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là 75% kỹ năng mềm mà họ tích lũy đúc kết được.”
“Khác với những kỹ năng cứng có thể học được một cách dễ dàng, kỹ năng mềm không có tính chuyên môn cần phải trải qua thời gian rèn luyện mới đạt được kết quả tốt, bởi đó, hiện nay có rất nhiều các cơ sở kết hợp mở lớp đào tạo kỹ năng mềm mong muốn đem lại cho các bạn sinh viên khả năng khám phá bản thân, xác định được mục tiêu trong cuộc sống, học tập và xa hơn nữa là công việc sau này
“Một người có kỹ năng chuyên môn giỏi là điền kiện cần nhưng để thành công thì kỹ năng mềm lại là điều kiện đủ Nhìn vào thực tế hiện nay, rất nhiều học sinh/ sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường thì kết quả học tập rất đỉnh, nhưng đến khi đi làm lại không đạt được thành công như mong muốn.”
Trang 4KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
I Mục đích
- Hiểu được vai trò và bản chất của nhóm
- Biết cách tổ chức nhóm và hoạt động nhóm, có mục đích, dẫn dắt và quản lý tốt, bằng không sẽ trở thành một nhóm vô định
- Biết cách giải quyết các hành vi xung đột giữa các thành viên trong nhóm
1 Định nghĩa nhóm
Nhóm là tập hợp hai người trở lên, là quá trình phối hợp, tương tác với mục đích cuối cùng là hoành thành công việc cùng mục đích
Đặc biệt, các thành viên trong nhóm phải có chuyên môn để hỗ trợ lẫn nhau Tựa như việc làm kinh doanh, các thành viên trong nhóm phải hỗ trợ lẫn nhau để có doanh số tốt nhất và mang lại lợi nhuận cho công ty
2 Vai trò của nhóm
- Phát huy tốt tiềm năng của từng người:“làm việc theo nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp họ bổ sung các khiếm khuyết cho nhau để hoàn thành công việc tốt hơn.”
- Giảm bớt khối lượng hoạt động để tăng đạt kết quả tốt nhất:“sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn so với việc tận dụng sức mạnh của từng người riêng lẻ mà thiếu đi sự liên kết.”
- Truyền cảm hứng:“Một trong những lợi ích của làm việc nhóm lớn nhất mà ta không thể không nhắc tới đó là nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ kết quả của các cuộc thảo luận nhóm Từ đó cho thấy, tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm thể hiện rất rõ ràng Khi một ý tưởng hay được đưa
ra từ một người thì đó vẫn là một viên ngọc thô mang đậm tính cá nhân Nhưng nếu có sự hợp tác của các thành viên còn lại cùng nhau mài giũa, góp ý, chỉnh sửa thì kết quả cuối cùng mới là một viên ngọc sáng thật sự.”
II Ý nghĩa của làm việc nhóm:
Làm việc nhóm giúp ta giảm thiểu được áp lực trong khi giải quyết một số vấn đề Sự hợp tác của các thành viên là động lực giúp bạn trở nên tự tin và cởi
mở hơn tăng hiệu quả trong công việc và những ý tưởng đột phá cao
Trang 5Ngoài ra, còn giúp các thành viên trong nhóm bổ sung các khuyến khiếm cho nhau và đạt kết quả tốt hơn nhờ tận dụng được tất cả sức mạnh của mọi người
III Các vai trò trong nhóm
- Người lãnh đạo
- Người điều phối
- Người giám sát
- Người góp ý
- Người giao dịch
- Người khích lệ động viên
“Ken Blanchard – tác giả cuốn sách “Vị giám đốc 1 phút” từng nói:
“Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta Đoàn kết sẽ tạo
ra sức mạnh nâng đỡ các cá nhân Từ các công ty nổi tiếng như Apple, Disney đến các tập thể đơn lẻ thành công đều được xây dựng và tiếp sức từ những đội nhóm để thành công Hay câu chuyện đàn chim luôn bay hình chữ V để vừa lợi dụng lực vỗ cánh, vừa dễ dàng thay thế, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. ”
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.Có thể thấy, làm việc nhóm là kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong công việc và cuộc sống cần phải rèn luyện mỗi ngày
KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN
I Khái niệm
Kỹ năng tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng, được coi trọng trong giáo dục và công việc Nó giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện
kỹ năng mềm cho chính mình, nhằm làm cuộc sống trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn
Tư duy phản biện là một quá trình bao gồm hai bước là phân tích đánh giá thông tin Từ đó đưa ngược lại những chất vấn về giả thiết của vấn đề được đặt
ra Như vậy có thể hiểu là:
Trang 6- Sự tiếp nhận, khả năng nắm bắt nguồn thông tin.
- Phân tích, đánh giá vấn đề giả định
Tư duy phản biện bên cạnh việc thúc đẩy quá trình suy nghĩ chủ động của bản thân Còn tác động, làm nâng cao khả năng phản biện ở người khác
II Các loại tư duy phản biện
Tư duy phản biện được chia làm hai loại:
- Tư duy phản biện tự điều chỉnh: Trước một vấn đề nào đó, trong suy nghĩ của bản thân mỗi người sẽ đưa ra những ý kiến chủ quan của mình, điều đó có thể đúng hoặc sai Nhưng để đánh giá được điều đó cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh Đây là quá trình mà bản thân mỗi người sẽ tự suy nghĩ và đánh giá quan điểm của mình trong nội tâm Tự hoàn thiện và đưa ra nội dung phản biện chính xác nhất
- Tư duy phản biện ngoại cảnh: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những cách suy nghĩ và tư duy lập luận khác nhau Từ đó, quan điểm, ý kiến cũng sẽ khác nhau và có thể sai với chân lý Tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành nhằm giải quyết vấn đề này Nó được diễn ra theo trình tự 3 bước:
1 Nhận thức: Nhân thức được vấn đề và điều khác biệt của vấn đề Nhận thức được tổng thể ý kiến, quan điểm của người khác
2 Đánh giá: Sau khi nhận thức rõ ràng về nội dung trong ý kiến phản biện của người khác và của bản thân Đưa ra đánh giá khách quan nhất
3 Phản biện vấn đề: Từ những đánh giá của bản thân Phản biện lại những ý kiến sai lệch và đưa ra thông tin chính xác
III Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào?
Phương pháp rèn luyện:
- Không ngừng chau dồi kiến thức cho bản thân Học thêm những điều mới mẻ
- Đánh giá mọi việc khách quan
- Luôn đặt ra giả định và lật lại, xem xét lại vấn đề
- Kết luận của vấn đề phải được đưa ra dựa trên tình hình thực tế
Trang 7KỸ NĂNG PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ
MỘT CÁCH CHÍNH XÁC
“Hằng ngày, mỗi chúng ta đều gặp phải khá nhiều vấn đề không lường trước.Ví dụ bạn đang chạy xe đi học vô tình cán trúng đinh, hay ai đó hiểu nhầm bạn nhưng thực ra lại không phải vậy Vậy trong những trường hợp ấy bạn làm thế nào để giải quyết? Bất cứ ai cũng có vấn đề của riêng mình và phải đối diện với hàng loạt vấn đề trong cuộc sống Bên cạnh đó con người có khát vọng được làm chủ thiên nhiên, xã hội và làm chủ bản thân Luôn tò mò và tìm hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh, khám phá các quy luật để giải thích thế giới Những câu hỏi cái gì, tại sao, vì sao, lúc nào… luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết, và làm sáng tỏ Câu hỏi luôn kích thích sự suy nghĩ.”
Phát hiện vấn đề là gì?
“Đầu tiên là phải tự đặt câu hỏi cho bản thân, và tìm câu trả lời Những câu hỏi khiến ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc, động não và kích thích tìm kiếm những câu trả lời đúng đắn Các câu hỏi cung cấp cho tâm trí ta mục tiêu
để bắt đầu quá trình tìm và thấy Các câu hỏi là chiếc đèn soi gọi mọi vấn đề Việc đặt câu hỏi có vai trò quan trọng trong việc xác định vấn đề thực chất là gì? Giải quyết vấn đề nhằm mục đích gì?”
Phương pháp phát hiện vấn đề
Có thể áp dụng một số phương pháp phát hiện vấn đề sau:
- Đọc sách, tài liệu, các quá trình nghiên cứu của những người đi trước
- So sánh một lý thuyết sẵn có so với thực tại đang chứng kiến
- Quan sát thực tế và lắng nghe
- Quan sát thực tế và phát hiện mâu thuẫn
- Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế
- Tích cự tham dự các hội nghị, hội thảo và lắng nghe tranh luận
- Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận
- Nghĩ ngược lại với cách nghĩ thông thường
Trang 8- Ghi lại những ý nghĩ bất chợt nảy sinh, những câu hỏi bất chợt.
Đặt vấn đề là gì?
“Đặt vấn đề còn được gọi là báo cáo vấn đề nào đó bằng hình thức văn bản nhằm giải thích cho vấn đề muốn truyền tải tới người đọc Thông thường, đặt vấn đề sẽ xuất hiện ở phần mở đầu của một biên bản hoặc báo cáo.”
Ý nghĩa của việc đặt vấn đề
“Mỗi việc trong cuộc sống xảy ra là đều có nguyên nhân của chúng, và một khi nó xảy ra rồi là nó nằm ở quá khứ Nếu muốn thay đổi quá khứ thì nó là điều không thể Ta chỉ thể khắc phục nó ở hiện tại và tương lai sau này Có thể nói ta hoàn toàn có thể giải quyết và trở nên một tốt hơn những điều tiêu cực trong cuộc sống Việc gì cũng có hướng giải quyết và một trong số những cách người
ta hay làm là đặt vấn đề.”
Cách bước đặt vấn đề hiệu quả:
- Mô tả hiện trạng
- Giải thích vấn đề
- Dự trù tài chính của vấn đề
- Hỗ trợ các khẳng định
- Đưa ra giải pháp và lợi ích kèm theo
- Kết luận cho đặt vấn đề
“Đặt tên cho vấn đề cần phải suy nghĩ hết sức cẩn thận vì tên đề tài nghiên cứu tác động mạnh đến người đọc đầu tiên Trong nhiều trường hợp nguyên nhân khiến mọi người chú ý và chọn đề tài của mình để đọc là vì tên đề tài đó đúng với vấn đề mà người ta đang tìm kiếm, quan tâm đến nó, hoặc đơn giản là tên đề tài ấy hay, có sức hút, nổi bật hơn các cái tên khác dẫn đến sự thu hút chú
ý người đọc Tên không hay sẽ không hấp dẫn được người đọc và bài viết, công trình mình bỏ ra khá nhiều tâm huyết để nghiên cứu và hoàn thành sẽ dễ bị bỏ qua hoặc ít người tiếp cận Hãy cố gắng diễn tả vấn đề bằng ngôn ngữ chuẩn mực.”
Trang 9KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
I Khái niệm
“Trước tiên, ta cần biết thuyết trình là gì? Thuyết trình là một kỹ năng cần thiết không thể thiếu từ lúc ta còn đi học trên trường cho tới khi ra đời đi làm Là trình bày trước nhiều người về một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin, tri thức cần thiết cho đối tượng nghe Ví dụ: Sinh viên thuyết trình trước lớp để nêu lên kiến thức của bản thân.”
II Tầm quan trọng và lợi ích của kỹ năng thuyết trình
“Nhà tỷ phú người Mỹ đã nói rằng: “Với một số người nó là tài sản quý giá,nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới
50 hay 60 năm”.”
“Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng Vậy cụ thể, tầm quan trọng và lợi ích của kỹ năng thuyết trình là gì?”
1 Thể hiện giá trị của bản thân khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng
“Xin việc làm là một thử thách đầu tiên của mọi sinh viên khi vừa ra trường, cũng là bước khởi đầu đặt chân vào công việc thực tế tại các doanh nghiệp Tham gia phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề sẽ được nhà tuyển dụng chú trọng.”
2 Rèn luyện được tự tin trước đám đông
Đối với những người có kỹ năng thuyết trình tốt chắc chắn sẽ rất tự tin, dám nêu ra quan điểm trước đám đông Đây là lợi thế rất lớn mà bạn có thể có được so với những người không có kỹ năng thuyết trình tốt
Nếu có sự rèn luyện thường xuyên thì kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ được cải thiện nhờ đó sẽ tự tin đối diện với vấn đề tốt hơn, khả năng phản xạ với
Trang 10thử thách nhạy bén hơn Một khi bạn đã làm tốt việc thuyết trình, bạn sẽ cảm thấy tự hào bản thân hơn, ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn
3 Nâng cao kỹ năng giao tiếp trong công việc
“Điều này vô cùng quan trọng với những người thường xuyên làm việc với khách hàng Những người có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khác nhanh chóng hơn.”
4 Cơ hội thăng tiến cao hơn
“Sự tin tưởng có thể cần rất nhiều thời gian thông qua cách làm việc, xử lý công việc của bạn Nhưng nếu bạn có khả năng thuyết tình tốt, chỉ cần khoảng vài phút, bạn có thể thay đổi và giành được sự tín nhiệm từ những người xung quanh Hay nói cách khác, thuyết trình là một trong những cách ngắn nhất để bạn thể hiện năng lực của bản thân mình Khi ấy bạn có cơ hội để phát triển và thăng tiến cao hơn rất nhiều Năng lực của bạn trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo cũng sẽ được đánh giá cao hơn.”
Trang 11KẾT LUẬN
“Nhìn chung, các nhà tuyển dụng rất coi trọng kỹ năng mềm, bởi vì đây là một kỹ năng mà họ nhìn vào sẽ đánh giá, kiểm tra thực lực của một người lao động khi muốn tuyển vào làm việc cũng như nhận xét về năng lực làm việc của người lao động Vì thế, các bạn học sinh sinh viên nên rèn luyện các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ nếu như muốn có nhiều cơ hội để tham gia phỏng vấn xin việc làm vào các công ty mơ ước, có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau khi
ra trường nhất là các sinh viên năm nhất.”
Trang 12TƯ LIỆU THAM KHẢO
https://nghenghiep.vieclam24h.vn/lam-viec-nhom-mang-den-nhung-loi-ich-va-y-nghia-noi-troi-nao
https://kyna.vn/bai-viet/vai-tro-cua-ky-nang-lam-viec-nhom-nen-tang-cho-tuong-lai.html
https://cefacom.vn/2021/06/04/ky-nang-mem-la-gi-nhung-ky-nang-mem-can- thiet-trong-cong-viec/?gclid=Cj0KCQjw18WKBhCUARIsAFiW7Jy1c-s6P6uvMaDNlaPwpDqJu0R9sXEfqt52eKHfwOtJ8B0YSw8juTkaAjGlEALw_ wcB
https://kenhtuyensinh.vn/tam-quan-trong-cua-ky-nang-mem-doi-voi-gioi-tre-hien-nay
http://foreman.nexo.com/kynang
https://chefjob.vn/ky-nang-mem-la-gi
https://khotrithucso.com/doc/p/tieu-luan-sinh-vien-va-ky-nang-mem-259190 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi/ky-nang-mem/bao-cao-ky-nang-mem/15554072
http://www.ketnoisunghiep.vn/ky nang lam viec nhom
https://teky.edu.vn/blog/ren-luyen-tu-duy-phan-bien/
https://toc.123docz.net/document/870656-chuong-4-ky-nang-pha-t-hie-n-va-n-de-va-da-t-va-n-de-mo-t-ca-ch-chi-nh-xa-c.htm
Trang 13NHẬN XÉT TIỂU LUẬN