1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài tìm hiểu về hiệp định đối tác toàn diện vàtiến bộ xuyên thái bình dương cptpp

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Tác giả Võ Văn Phát, Nguyễn Văn Trường, Lê Văn Hiếu, Nguyễn Hoàng Uyển Nhi, Đinh Thị Huyền Trang, Hoàng Thị Minh Yến
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 794,89 KB

Nội dung

Như vậy, CPTPP tạo ra ngoại lệ về phạm vi áp dụng đối với các biện pháp tự vệ toàn cầu theo WTO. Tự vệ trong thời gian chuyển đổi: Một nước thành viên được phép tiến hành điều tra và áp

Trang 1

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp học phần: IBS3004_47K01.6

Nhóm thực hiện: 5

Sinh viên thực hiện: Võ Văn Phát

Nguyễn Văn Trường

Lê Văn Hiếu Nguyễn Hoàng Uyển Nhi Đinh Thị Huyền Trang Hoàng Thị Minh Yến

Đà Nẵng, 2023

Trang 2

Học phần Kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhóm 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

I Tóm tắt Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 1

1 Tổng quan về hiệp định: 1

2 Các mốc thời gian 1

II Các cam kết về phòng vệ thương mại trong CPTPP 2

1 Tự vệ thương mại 2

2 Chống bán phá giá, chống trợ cấp 3

III Lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại trong CPTPP 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

i

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

TPP Trans-Pacific Partnership Agreement - Hiệp định Đối tác

Xuyên Thái Bình Dương

MFN Most Favoured Nation – Tối huệ quốc

WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới

PVTM Phòng vệ thương mại

I Tóm tắt Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

1 Tổng quan về hiệp định:

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại Hiệp định bao gồm 11 nước thành viên: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Vương quốc Anh Việc ký kết hiệp định này giúp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập quốc dân, nhưng cũng khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị các quốc gia khác chống lại

ii

Trang 4

Học phần Kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhóm 5

2 Các mốc thời gian

 Tháng 3/2010, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đàm phán, bao gồm 12 nước thành viên là Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

và Việt Nam

 Tháng 1/2017, Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu

 Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

 Ngày 8/3/2018, lễ ký kết chính thức được tổ chức tại Santiago, Chile

 Ngày 20/12/2018, thỏa thuận có hiệu lực

II Các cam kết về phòng vệ thương mại trong CPTPP

1 Tự vệ thương mại

Các nước trong CPTPP có thể duy trì 02 nhóm biện pháp tự vệ là tự vệ toàn cầu (tự vệ theo WTO như trước nay vẫn áp dụng, cộng với ngoại lệ riêng của CPTPP) và tự vệ trong thời gian chuyển đổi (tự vệ riêng của CPTPP)

 Tự vệ toàn cầu: Với cam kết CPTPP, một nước CPTPP khi áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu có thể loại trừ các sản phẩm có xuất xứ CPTPP được nhập khẩu theo diện áp dụng hạn ngạch thuế quan mà nước thành viên CPTPP đã cam kết trong Phụ lục A thuộc Phụ lục 2-D của nước đó trong CPTPP Điều kiện để thực hiện loại trừ là việc nhập khẩu các hàng hoá này không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước đó Như vậy, CPTPP tạo ra ngoại lệ về phạm vi áp dụng đối với các biện pháp tự vệ toàn cầu theo WTO

 Tự vệ trong thời gian chuyển đổi: Một nước thành viên được phép tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ chỉ đối với hàng hoá của một hoặc nhiều nước thành viên CPTPP khác trong thời gian chuyển đổi (là khoảng thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào lộ trình cắt giảm thuế của hàng hoá bị áp dụng), nếu việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP đối với hàng hoá đó dẫn đến lượng nhập khẩu gia tăng đột biến và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu

 Các biện pháp tự vệ có thể áp dụng bao gồm: i) Ngừng cắt giảm thuế quan theo lộ trình cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm bị áp dụng, hoặc ii) Tăng thuế quan của sản phẩm bị áp dụng lên mức thuế MFN;

 Thời gian áp dụng biện pháp tự vệ này là không quá 02 năm, có thể được gia hạn thêm 01 năm trong trường hợp cần thiết;

 Thông báo và tham vấn: Trong quá trình điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ theo dạng này, nước điều tra phải thông báo bằng văn bản cho nước bị điều tra về việc khởi xướng điều tra, đưa ra quyết định về thiệt hại, quyết định áp dụng hoặc gia hạn biện pháp tự

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

vệ, quyết định sửa đổi biện pháp tự vệ.

Ngoài ra còn có biện pháp tự vệ đền bù Nước áp dụng biện pháp này phải đền bù cho các nước bị áp dụng cho những thiệt hại từ việc bị áp dụng biện pháp tự vệ đó Hai bên

sẽ thống nhất với nhau về mức đền bù; nếu không thống nhất được thì bên bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể chủ động đình chỉ việc thực hiện một số cam kết CPTPP dành cho bên kia ở mức lợi ích tương đương[ CITATION Tru \l 1066 ]

2 Chống bán phá giá, chống trợ cấp

Khác với biện pháp tự vệ, về các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, CPTPP không có cam kết về cơ chế nào mới đối với các biện pháp này mà chỉ khẳng định lại các nguyên tắc của WTO trong Hiệp định về chống bán phá giá, chống trợ cấp

và các biện pháp đối kháng của WTO Các nước thành viên CPTPP phải tuân thủ các quy định nêu trong Hiệp định chống bán phá giá và chống trợ cấp của WTO Ngoài ra, CPTPP bổ sung một số cam kết mới về hợp tác, ghi nhận một số thông lệ tốt về minh bạch và quy trình điều tra, áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp Các thông lệ này mang tính khuyến nghị và nếu nước nào không tuân thủ thì các nước khác cũng không thể kiện theo Cơ chế giải quyết tranh chấp cấp Nhà nước của CPTPP[ CITATION Tru \l 1066 ]

Trong phụ lục 6-A, Chương 6: Phòng vệ Thương mại, Hiệp định CPTPP về nội dung cam kết TPP - CPTPP tiếp tục tất cả các cam kết TPP ngoại trừ các nội dung tạm hoãn (được đánh dấu chú thích bởi TTWTO-VCCI) có đề cập về các thông lệ Liên quan đến Thủ tục Chống bán phá giá và Chống trợ cấp như sau:

Phụ lục 6-A Thông lệ Liên quan đến Thủ tục Chống Bán phá giá và Thuế Đối kháng

Các Bên công nhận tại Điều 6.8 (Thuế Chống Bán phá giá và Thuế Đối kháng) về quyền của các Bên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với Điều VI Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Chống Bán phá giá và Hiệp định Trợ cấp, và công nhận các thông lệ sau 1 nhằm thúc đẩy các mục tiêu minh bạch hóa và quy trình đúng đắn đối với các biện pháp phòng vệ thương mại:

a) Khi nhận được hồ sơ hợp lệ về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và đối kháng đối với hàng nhập khẩu từ một Bên khác, và không quá 7 ngày trước khi khởi xướng điều tra, Bên đó cần đưa ra văn bản thông báo đã nhận được yêu cầu của Bên kia

b) Đối với bất kỳ thủ tục nào khi cơ quan điều tra xác định sẽ tiến hành xác minh trực tiếp thông tin do bên bị điều tra cung cấp 2 và thông tin này liên quan đến việc tính toán biên độ phá giá hoặc mức độ trợ cấp đối kháng, cơ quan điều tra sẽ thông báo ngay lập tức cho mỗi bên bị điều tra về dự định của họ, và:

iv

Trang 6

Học phần Kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhóm 5

i cung cấp cho mỗi bên bị điều tra trong vòng ít nhất 10 ngày làm việc một thông báo trước về thời gian các cơ quan chức năng có ý định tiến hành xác minh thông tin trực tiếp;

ii ít nhất 5 ngày trước khi tiến hành xác minh trực tiếp, cung cấp cho bên bị điều tra một tài liệu nêu những chủ đề mà bên bị điều tra phải chuẩn bị để giải quyết trong thời gian xác minh và mô tả các loại tài liệu hỗ trợ sẵn có thể

rà soát được; và

iii sau khi việc xác minh trực tiếp được hoàn thành, và theo quy định bảo mật thông tin , ban hành một báo cáo bằng văn bản mô tả các phương pháp

và thủ tục tiếp theo trong việc thực hiện xác minh và mức độ các thông tin bên bị điều tra cung cấp được hỗ trợ bởi các tài liệu rà soát trong quá trình xác minh Báo cáo này cần cho các bên quan tâm được biết trong khoảng thời gian phù hợp để bảo vệ lợi ích của họ

c) cơ quan điều tra của một Bên duy trì tài liệu công khai cho mỗi cuộc điều tra

và rà soát bao gồm:

i tất cả các tài liệu không bí mật là một phần của hồ sơ điều tra hoặc rà soát;

ii các bản tóm tắt không bí mật về thông tin bí mật có trong hồ sơ của mỗi cuộc điều tra hoặc rà soát ở mức độ không tiết lộ các thông tin bí mật Nếu các thông tin riêng lẻ không nhạy cảm để tóm tắt thì có thể được cơ quan điều tra thu thập

Các tài liệu công khai và danh sách tất cả các tài liệu có trong hồ sơ điều tra hoặc rà soát cần được có sẵn để thẩm tra và sao chép trong giờ làm việc bình thường của cơ quan điều tra hoặc có sẵn bản điện tử để tải về

d) Nếu một hành động chống bán phá giá và áp dụng thuế đối kháng liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ một Bên khác, cơ quan điều tra của một Bên xác định rằng phản hồi của một Bên đối với một yêu cầu cung cấp thông tin dù kịp thời nhưng lại không phù hợp với yêu cầu của Bên đó, cơ quan điều tra sẽ thông báo cho bên quan tâm nguyên nhân thiếu sót ở mức độ khả thi, trong giới hạn thời gian cho phép đủ để hoàn thành hành động chống bán phá giá và áp dụng thuế

v

Trang 7

đối kháng Nếu Bên quan tâm đưa thêm thông tin để bổ sung cho thiếu sót đó và

cơ quan điều tra nhận thấy vẫn chưa hài lòng với phản hồi này, hoặc phản hồi này được đưa ra quá thời gian giới hạn cho phép, và nếu cơ quan điều tra bác bỏ tất

cả hoặc một phần của phản hồi ban đầu hoặc phản hồi tiếp sau đó, cơ quan điều

ra phải giải thích rõ trong quyết định hoặc các tài liệu bằng văn bản khác về lý do bác bỏ những thông tin này

(e) Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, cơ quan điều tra thông báo cho tất cả các Bên quan tâm các lập luận quan trọng hình thành cơ sở quyết định liệu có áp dụng biện pháp cuối cùng hay không Vì các thông tin này cần phải giữ bí mật,

cơ quan điều tra có thể sử dụng bất kì cách thức hợp lý nào để tiết lộ các lập luận cần thiết, bao gồm một báo cáo tổng kết các dữ liệu trong hồ sơ, dự thảo hoặc quyết định sơ bộ để cung cấp cho các Bên quan tâm cơ hội phản hồi đối với việc tiết lộ các lập luận cần thiết

Trong mục B, Chương 6 của CPTPP về nội dung cam kết TPP - CPTPP tiếp tục tất cả các cam kết TPP ngoại trừ các nội dung tạm hoãn (được đánh dấu chú thích bởi TTWTO-VCCI) có đề cập về một số cam kết về Thuế Chống bán phá giá và Thuế Chống trợ cấp như sau

Điều 6.8: Thuế Chống Bán phá giá và Thuế Đối kháng

1 Mỗi Bên duy trì quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều VI Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định trợ cấp

2 Không có điều nào trong Hiệp định này được hiểu là tạo thêm quyền hoặc nghĩa vụ nào liên quan đến thủ tục hoặc biện pháp được tiến hành theo Điều VI Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá hoặc Hiệp định trợ cấp

3 Không Bên nào được áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết Tranh chấp) đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo mục này hoặc Phụ lục 6-A (Thông lệ Liên quan đến Thủ tục Chống Bán phá giá và Thuế Đối kháng)

Một số cam kết về phòng vệ thương mại (chống bán phá giá) chính trong CPTPP ở Điều VI Hiệp định GATT 1994[ CITATION Thư \l 1066 ]:

Điều 8: Cam kết về giá:

1 Các thủ tục có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ Khoản giá tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được

vi

Trang 8

Học phần Kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhóm 5

cao hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước

2 Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra

3 Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc vì tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm

cả các lý do liên quan đến chính sách chung Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý

do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực

có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện

4 Nếu như một cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về bán phá giá và tổn hại sẽ vẫn được hoàn thành nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy Trong trường hợp đó, nếu như kết luận là không có việc bán phá giá hoặc không có tổn hại thì cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, trừ khi kết luận đó là kết quả của cam kết về giá hiện hành Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu duy trì cam kết trong một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các quy định của Hiệp định này Trong trường hợp quyết định khẳng định có việc bán phá giá

và tổn hại, cam kết về giá sẽ được tiếp tục phù hợp với các quy định của Hiệp định này

5 Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu đưa ra cam kết về giá, tuy nhiên nhà xuất khẩu sẽ không bị buộc phải đưa ra cam kết

về giá Việc các nhà xuất khẩu không đưa ra cam kết hoặc không chấp nhận đề nghị đưa ra cam kết sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xem xét trường hợp đó Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có quyền cho rằng đe dọa gây ra tổn hại sẽ lớn hơn nếu như việc bán phá giá hàng nhập khẩu được tiếp tục

6 Các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu các nhà xuất khẩu đã có cam kết giá được chấp nhận phải cung cấp các thông tin định kỳ liên quan đến việc hoàn thành cam kết đó và việc xác định độ xác thực của các thông tin liên quan Trong trường hợp có vi phạm đối với cam kết, các cơ quan có thẩm quyền tại Thành viên nhập khẩu có quyền sử dụng các thông tin tốt nhất sẵn có để nhanh chóng

áp dụng các hành động, trong đó bao gồm áp dụng ngay các biện pháp tạm thời theo đúng các quy định của Hiệp định này Trong trường hợp đó, thuế ở mức nhất định có thể được áp dụng theo đúng Hiệp định này đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu thụ không sớm hơn 90 ngày trước khi bắt đầu áp dụng các biện pháp tạm thời, với điều kiện việc áp dụng hồi tố như vậy không được áp dụng cho hàng được nhập khẩu trước khi có vi phạm cam kết về giá

Điều 9: Đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá

1 Quyết định về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng và quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu quyết định Việc đánh thuế trên lãnh thổ của tất cả các

vii

Trang 9

Thành viên, không nên cứng nhắc và nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước

2 Khi thuế chống phá giá được áp dụng đối với một sản phẩm nào đó, thuế đó sẽ được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những nguồn đã có cam kết về giá được chấp nhận theo như quy định tại Hiệp định này Các

cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ tên các nhà cung cấp sản phẩm liên quan Tuy nhiên, nếu như có nhiều nhà cung cấp từ cùng một nước và việc nêu tên các nhà sản xuất này không thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ nêu tên nước liên quan Nếu như có nhiều nhà cung cấp từ nhiều nước, cơ quan có thẩm quyền có thể nêu tên tất cả các nhà cung cấp hoặc, nếu như không thể làm như vậy, thì nêu tên các nước liên quan

3 Mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá được xác định theo như Điều 2

3.1 Khi thuế chống bán phá giá được thu trên cơ sở hồi tố, việc quyết định nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được thực hiện càng nhanh càng tốt, thông thường trong khoảng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ sau ngày quyết định được mức thuế chống bán phá giá phải nộp Tất cả các khoản hoàn thuế đều phải được tiến hành nhanh chóng và trong khoảng thời gian không vượt quá 90 ngày

kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng phải nộp theo như quy định tại đoạn này Trong mọi trường hợp, nếu như việc hoàn thuế không được thực hiện trong vòng 90 ngày thì các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích khi được yêu cầu

3.2 Khi thuế chống bán phá giá được xác định cho giai đoạn tương lai thì phải có quy định hoàn thuế nhanh chóng đối với những khoản nộp vượt quá biên độ phá giá khi được yêu cầu Việc hoàn thuế đối với khoản thuế nộp vượt quá biên độ phá giá thực tế đó thông thường phải được tiến hành trong vòng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được muộn hơn 18 tháng kể

từ ngày nhà sản xuất sản phẩm chịu thuế chống bán phá giá đó gửi đơn yêu cầu kèm theo các đầy đủ bằng chứng Khi đã được cho phép hoàn thuế, việc hoàn thuế thông thường phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định đó

3.3 Để quyết định có hoàn thuế hay không và nếu có thì ở mức nào trong trường hợp giá xuất khẩu được xây dựng như được quy định tại khoản 3 Điều 2, các cơ quan có thẩm quyền phải tính đến thay đổi về trị giá thông thường, về chi phí phát sinh giữa giai đoạn nhập khẩu và bán lại hàng hóa, biến động về giá bán lại mà được phản ánh bởi giá bán sau đó, phải tính toán giá xuất khẩu không có khấu trừ đối với mức thuế chống bán phá giá

đã nộp nếu như bằng chứng mang tính quyết định đã được cung cấp

4 Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền hạn chế phạm vi điều tra như quy định tại câu thứ 2 của khoản 10 Điều 6, các mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không thuộc diện điều tra không được vượt quá các mức sau:

(i) số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà

viii

Trang 10

Học phần Kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhóm 5

sản xuất được lựa chọn điều tra; hoặc

(ii) trong trường hợp nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá được tính toán trên cơ sở trị giá thông thường trong tương lai thì không được vượt mức chênh lệch giữa số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với giá xuất khẩu của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra,với điều kiện là các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi quy định tại khoản này sẽ không xét tới các trường hợp biên độ bán phá giá bằng không hoặc ở mức không đáng kể hoặc mức biên độ được xác định theo như khoản 8 Điều 6 Các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng mức thuế riêng cho mỗi trường hợp hoặc áp dụng trị giá thông thường đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra nhưng đã cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra như đã qui định tại đoạn 10.2 Điều 6

5 Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại Thành viên nhập khẩu, các

cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định biên độ phá giá cho từng trường hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó sang Thành viên nhập khẩu vào thời gian tiến hành điều tra với điều kiện là các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này phải chứng minh được rằng mình không có liên hệ gì với các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu đang phải chịu thuế chống bán phá giá này Việc xem xét lại nói trên phải được tiến hành trên cơ sở khẩn trương hơn so với việc định thuế thông thường và các thủ tục rà soát tại Thành viên nhập khẩu Không được phép đánh thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất đang thuộc diện xem xét lại Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền có quyền giữ mức định thuế và/hoặc yêu cầu bảo lãnh để có thể đảm bảo được rằng nếu như việc xem xét lại đưa đến kết quả là phải đánh thuế đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này thì thuế chống bán phá giá đó có thể được thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu việc xem xét lại

Các cam kết về phòng vệ thương mại trong CPTPP nhằm ngăn chặn việc bán hàng nhập khẩu với giá bán thấp hơn giá sản xuất thực tế, gây ra sự cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệp trong nước Quy định này bao gồm các biện pháp phòng

vệ, như thuế chống bán phá giá (anti-dumping duties), để bảo vệ các doanh nghiệp khỏi bị tổn thương do bán phá giá Những cam kết này nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch trong thương mại quốc tế, giúp bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh và sẽ được áp dụng bởi các nước thành viên CPTPP Nội dung đáng chú ý nhất về vấn đề này đối với Việt Nam là Việt Nam đã nhận được Thư của Canada và Mexico (văn kiện bên ngoài, không nằm trong Chương 6 của CPTPP) công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các

vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp Đây là một điều kiện thuận lợi để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện cạnh tranh bình đẳng trên thị trường của hai nước này[ CITATION Tru \l 1066 ]

III Lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại trong CPTPP

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, Việt Nam nổi tiếng với các vụ kiện bởi không chỉ các khối nước trong CPTPP mà với nhiều nước trên toàn thế giới liên quan

ix

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w