1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài tìm hiểu nét đẹp văn hóa xứ huế

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những nét đẹp trong văn hóa vànghệ thuật của Huế.- Về thời gian: các thông tin trong tiểu luận được đúc kết trong suốt quátrì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA NGOẠI NGỮ



MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NÉT ĐẸP VĂN

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

2.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1 Khái quát về vùng văn hóa xứ Huế 7

1.1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số 7

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Huế - một mảnh đất lãng mạn, mộng mơ, đậm chất thơ, một miền di sản có một không hai về vẻ đẹp rất riêng, rất ngọt ngào mà lại tĩnh lặng là những mỹ từ để giới thiệu về Huế Hiện nay, thành phố này là một trong ba vùng du lịch lớn của cả nước, có bề dày lịch sử văn hóa lâu năm Đây là nơi bảo tồn, phát triển nhiều danh lam thắng cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận.

Để có được như ngày hôm nay, Huế đã trải qua hơn bảy thế kỉ hình thành và phát triển, từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và cuối cùng là Huế ngày nay, cố đô vẫn giữ trong mình nét đẹp trầm mặc, cổ kính mà du khách không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S Cố đô Huế bây giờ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước

Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa xứ Huế” để có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về vùng đất nên thơ này.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nét đẹp về văn hóa xứ Huế - Nét đẹp về nghệ thuật xứ Huế

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những nét đẹp trong văn hóa và

nghệ thuật của Huế.

- Về thời gian: các thông tin trong tiểu luận được đúc kết trong suốt quá

trình hình thành và phát triển của Huế.

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 6

Tìm hiểu sâu sắc hơn về những nét đẹp cổ kính, nên thơ của vùng đất xứ Huế thơ mộng

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

5 Bố cục tiểu luận- Phần mở đầu- Phần nội dung:

Chương 1: Khái quát về vùng văn hóa xứ Huế Chương 2: Văn hóa xứ Huế

Chương 3: Âm nhạc, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh - Phần kết luận

Trang 7

NỘI DUNG1 Khái quát về vùng văn hóa xứ Huế

1.1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số

- Vị trí địa lý: Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông Có vị trí địa lý:

o Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị và Biển Đông o Phía đông giáp biển Đông

o Phía tây giáp tỉnh Quảng Trị và tỉnh Saravane của Lào

o Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và giáp tỉnh Sekong của Lào

- Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 675 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 94 km về phía bắc với ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã.

- Diện tích, dân số: Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km² Tính đến năm 2007, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.145.259 người Về phân bố, có 397.328 người sinh sống ở thành thị, 747.931 người sinh sống ở vùng nông thôn Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh

1.2 Khí hậu

Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa Vùng duyên hải đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có khi lên tới gần 40oC Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, bão, lụt, nhiệt độ

Trang 8

thường dao động quanh 19,7 C, lạnh nhất là 8,8 C Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất là 9 C và cao nhất là 29ooC.

1.3 Lịch sử

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có vị trí khá quan trọng Những phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy, con người đã sinh sống trên mảnh đất này trong khoảng thời gian từ trên dưới 4.000 năm đến 5.000 năm

Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng là địa bàn cư trí của nhiều dân tộc Tương truyền vào thời Văn Lang - Ân Lạc, Thừa Thiên Huế là một vùng đất của bộ Việt Thường Đầu thời Bắc thuộc, vùng đất này thuộc Tượng Quận Năm 116 trước công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt giành được độc lập Trải qua nhiều thế kỉ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa Với lời sấm truyền “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ Thuận Hóa, khởi đầu cơ nghiệp của các chúa Nguyễn Từ đây, quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong Phú Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong (1687-1774), rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều vua Quang Trung (1788-1801) và cuối cùng là kinh đô nước Việt Nam trong gần 1,5 thế kỷ dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945), Thừa Thiên Huế đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước từ những thời kỳ lịch sử ấy.

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình xâm lược, tiếp đó là đế quốc Mỹ nhảy vào Việt Nam Cùng với cả nước, nhân dân Thừa Thiên Huế đã trải qua hai cuộc kháng chiến

Trang 9

chống ngoại xâm giành hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc với biết bao chiến tích và sự tích anh hùng Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực để bắt kịp nhịp độ phát triển của cả nước Những bài học thành công và hạn chế đều kết tinh thành nghị lực, hành trang cho Thừa Thiên Huế bước vào kỷ nguyên đổi mới với tất cả niềm tin tưởng, quyết tâm xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng với công lao của tiền nhân đã dày công vun đắp nên mảnh đất anh hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và một quần thể di tích được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại.

2 Văn hóa xứ Huế

2.1 Con người

Thừa Thiên Huế từng là một vùng đất định đô của vua chúa suốt nhiều thế kỷ Về mặt tâm linh và tư tưởng, người dân đa số thấm nhuần Phật giáo và Nho giáo Trong khi Phật giáo dẫn đạo tư tưởng ở bình diện trừu tượng và siêu hình, thì Nho giáo thâm nhập trực tiếp hơn vào đời sống hàng ngày của người dân và được xem như một “đạo làm người” hay như một “thuật xử thế” đi vào phong tục, tập quán.

- Về ứng xử trong gia đình: Người dân Huế đặc biệt nặng lòng với gia đình, có khi sống khuôn vào gia đình.

- Về ứng xử ngoài xã hội: Con người ở đây có những cảm nghĩ và hành động nhiều khi đối nghịch nhau, ngay trong ăn uống, nói năng hay trong ứng xử Huế là một trung tâm của lối ăn chay, tức là ăn lạt, nhưng người ở đây lại thích ăn cay Nói năng từ tốn, điềm đạm (thiếu nữ Huế nổi tiếng dịu dàng, e lệ, rụt rè), nhưng lại quả quyết, dứt khoát Trong ứng xử, phản ứng đầu tiên được thể hiện bằng tiếng “dạ” nghe như bằng lòng, chấp thuận, nhưng tiếp theo đó là cân nhắc, suy tính Dân nghèo nhưng sang

Trang 10

(người ta bảo đó là tính “đài đệ”, tính “đế đô”), ít nói nhưng hay bắt bẻ, lý sự, còn trong lòng chất chứa nhiều mối giằng co.

- Đối với khách, con người Huế thường dè dặt, thận trọng trong lời nói, thái độ, có khi như thiếu cởi mở, nói chung hiếu khách nhưng vẫn tỏ ra chừng mực, có khi bảo thủ, vì e ngại ngộ nhận.

2.2 Kiến trúc

Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều các vua Nguyễn.

Kiến trúc Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông, cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, hài hòa với các yếu tố tự nhiên: núi Ngự Bình, sông Hương, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, cồn Hến…

Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, Huế vẫn bảo tồn được diện mạo của một kinh đô xưa, với hàng trăm công trình nghệ thuật tuyệt mỹ, vừa có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa, vừa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc Huế…

Kiến trúc đô thị Huế có truyền thống trên nền kiến trúc "tạo cảnh"- thiên nhiên, kiến trúc và con người hoà quyện vào nhau: quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế

Kiến trúc truyền thống Huế: Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

Trang 11

Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu sau: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai cung, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan,…

2.3 Trang phục

Các thiết kế hiện đại của áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại Huế ở thế kỷ 18 Một khoảng thời gian trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đựa ra các quy tắc ăn mặc như sau:

- Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở Chỉ duy nhất khi đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn có ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép.

Trang phục này phát triển thành áo dài ngũ thân, một năm loại áo choàng phổ biến của các quý tộc mặc trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 Lấy cảm hứng từ thời trang của Paris, Nguyễn Cát Tường và các nghệ sĩ khác đã kết hợp với Trường Đại học Hà Nội thiết kế lại áo dài ngũ thân như là trang phục hiện đại trong những năm 1920 và 1930 Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người Việt là xuất phát từ Huế Màu tím đặc trưng của áo dài phổ biến ở Huế, màu sắc đặc biệt đó đã làm áo dài trở thành di sản của thành phố, một cố đô.

2.4 Ẩm thực

Ẩm thực Huế là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý chế biến, trang trí, phong cách dọn ăn, mời uống và những thói quen ăn uống

Trang 12

nói chung của người Huế, Việt Nam Theo thời gian, ẩm thực Huế chịu ảnh hưởng của những luồng văn hoá đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau và những đặc thù của xứ sở nên mang những sắc thái riêng trở thành một phần của văn hóa Huế cũng như văn hoá Việt Nam với sự lan tỏa của mình.

Nhìn chung, các món ăn kiểu Huế khá cầu kì do chịu ảnh hưởng của văn hoá cung đình và kiểu cách của con người xứ Huế, chú trọng thưởng thức chứ không cốt để ăn cho no, bữa ăn hoặc bữa tiệc, cổ bàn được trình bày mỗi món một chút chút chứ không bày thịnh soạn, la liệt Bản sắc ẩm thực Huế đã lan toả khắp cả nước với những món ăn đậm đà chất Huế như bún bò Huế, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh in, cơm hến, chè đậu ván, chè đậu xanh, chè bột lọc, bia Huda

Được tiếng là thanh lịch, người Huế lại tỏ ra sành điệu trong ăn uống, không chỉ trong khâu chọn nguyên vật liệu mà còn cầu kỳ từ việc nêm nấu chế biến cho đến cách bày biện trang trí, cứ như mỗi món ăn được nâng lên hàng một tác phẩm nghệ thuật.

Có thể nói, người Huế đến với ẩm thực không theo cái nghĩa sinh học giản đơn, mà thưởng thức bằng cả khứu giác, thị giác và cả… thính giác Nói như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời, người Huế thích ăn bằng mắt Nhưng dù huy động toàn bộ giác quan cho việc hấp thụ dinh dưỡng, người Huế cũng chỉ cốt “ăn lấy hương lấy hoa”, như họ thường tự nói về mình Sự thanh thản ấy có thể nhận biết trên những chiếc bánh bèo nhỏ xíu như chực tan ngay đầu lưỡi, những lá bánh nậm mỏng tang cánh chuồn, tô bánh canh Nam Phổ bày biện như bức tranh nhiều màu sắc, chén chè bắp Cồn Hến mát lịm mà hương thơm theo vào tận giấc mơ… Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ngậm mà nghe”, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy.

Trang 13

Dường như qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ, món ăn đã được thổi vào cái hồn và chút gì đó tâm linh của Huế.

Huế đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ Các món ăn dân giã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo, thông minh với kỹ thuật nấu nướng giỏi giang, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế Ngoài ra, nếu ai đã từng thưởng thức một bữa cơm chay Huế, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị tinh khiết tuyệt vời của những món ăn Huế.

Ẩm thực Huế được biết đến qua thời gian bởi những gia đình có truyền thống nấu nướng, những đầu bếp giỏi và những làng nghề nổi tiếng, với những món đặc sản địa phương.

Làng Kim Long với các loại bánh in, bánh gấc, bánh phu thê, bánh ít đen ; làng bánh ướt chợ Thông; làng bánh gói chợ Cầu.

Làng Nam Phổ với món bánh canh Nam Phổ, làng bún Vân Cù với những sợi bún trong và mềm đã theo chân người làng toả đi từ tinh mơ để phục vụ bữa điểm tâm cho người dân Huế.

3 Nghệ thuật và danh lam thắng cảnh xứ Huế3.1 Nghệ thuật

3.1.1 Nhã nhạc cung đình

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam Nhã

Trang 14

nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003 Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia" "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất" Cùng với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức ghi danh

Về cơ bản, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam, nhạc tế trong các đình làng cũng như loại nhạc nghi thức được chơi trong đám cưới hay đám tang, tất cả thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm phe văn và nhóm phe võ Việc phân chia của các nhóm nhạc cụ hòa tấu trong dàn nhạc cung đình ở Huế từ đầu thế kỷ XIX và nguồn gốc của nó đã được tìm thấy trong các quy luật của nhiều nghi thức cung đình tại các làng xã của người Việt ở Bắc Bộ từ nhiều thế kỷ trước đây.

Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc -trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX.

3.1.2 Vũ khúc cung đình

Múa cung đình Huế là hình thức phục vụ cho vua, quan trong triều Mang đậm triết lý Phương Đông chính là nghệ thuật múa cung đình Loại hình nghệ thuật là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong di chuyển, khéo léo trong từng động tác Điển hình nhất phải nói đến các điệu nhảy như: Trình tường tập khánh, lục cúng hoa đăng….Múa cung đình nói chung và các vũ khúc múa cung đình Huế nói riêng là sự kế thừa những tinh hoa được kết tinh hàng nghìn năm trong chế độ phong kiến dưới thời nhà Nguyễn.

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w