1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh

147 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh
Tác giả Bùi Văn Vốn
Người hướng dẫn Nguyễn Hà Minh Thi
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Kế Toán Kiểm Toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,4 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (16)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 5. Kết cấu đề tài (17)
  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH (18)
    • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG (18)
    • 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH (18)
    • 1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (19)
      • 1.3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH (19)
      • 1.3.2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐỨC (20)
        • 1.3.2.1. Mục tiêu (20)
        • 1.3.2.2. Quan điểm, phương châm (20)
      • 1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý (21)
      • 1.4.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban (21)
    • 1.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY (22)
      • 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán (22)
      • 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành (22)
      • 1.5.3. Hình thức kế toán (24)
      • 1.5.4. Các loại sổ và trình tự ghi sổ (24)
        • 1.5.4.1. Các loại sổ (24)
        • 1.5.4.2. Trình tự ghi sổ (24)
      • 1.5.5. Hệ thống chứng từ sử dụng (25)
      • 1.5.6. Hệ thống tài khoản (25)
      • 1.5.7. Hệ thống báo cáo kế toán (25)
      • 1.5.8. Chính sách kế toán áp dụng (26)
      • 1.5.9. Ứng dụng trong công tác kế toán (26)
  • CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH (27)
    • 2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (27)
      • 2.1.1. Nội dung (27)
        • 2.1.1.1. Khái niệm (27)
        • 2.1.1.2. Mục đích, ý nghĩa (27)
      • 2.1.2. Phương pháp lập BCĐKT (28)
        • 2.1.2.1. Nguyên tắc lập BCĐKT (28)
        • 2.1.2.2. Quy trình lập BCĐKT (30)
        • 2.1.2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCĐKT (giả định hoạt động liên tục _ mẫu B1I-DN) (32)
      • 2.1.3. Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh (38)
        • 2.1.3.1. Phân tích tổng quan BCĐKT (38)
        • 2.1.3.2. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn (41)
        • 2.1.3.3. Phân tích tình hình tài sản dài hạn (44)
        • 2.1.3.6. Phân tích các chỉ tiêu liên quan (48)
    • 2.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (50)
      • 2.2.1. Nội dung (50)
        • 2.2.1.1. Khái niệm (50)
        • 2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa (50)
      • 2.2.2. Nguyên tắc và phương pháp lập (50)
        • 2.2.2.1. Nguyên tắc lập báo cáo KQHĐKD (50)
        • 2.2.2.2. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (51)
      • 2.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (54)
        • 2.2.3.1. Phân tích biến động doanh thu giai đoạn 2017 – 2019 (54)
        • 2.2.3.2. Phân tích biến động chi phí giai đoạn 2017 – 2019 (56)
        • 2.2.3.3. Phân tích biến động lợi nhuận giai đoạn 2017 – 2019 (60)
        • 2.2.3.4. Phân tích các chỉ số liên quan (62)
    • 2.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (64)
      • 2.3.1. Nội dung (64)
      • 2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp lập (65)
        • 2.3.2.1. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (65)
        • 2.3.2.2. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (68)
      • 2.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (71)
        • 2.3.3.1. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt đông kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 (71)
        • 2.3.3.2. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giai đoạn 2017 – 2019 (72)
        • 2.3.3.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giai đoạn 2017 – 2019 (74)
    • 2.4. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (74)
      • 2.4.1. Nội dung (74)
      • 2.4.2. Nguyên tắc và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính (75)
        • 2.4.2.1. Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính (75)
        • 2.4.2.2. Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính (75)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (89)
    • 3.1. NHẬN XÉT (89)
      • 3.1.1. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty (89)
      • 3.1.2. Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty (89)
    • 3.2. KIẾN NGHỊ (90)
      • 3.2.1. Một số kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty (90)
      • 3.2.2. Một số kiến nghị về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty (91)
  • KẾT LUẬN................................................................................................... 72 (92)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về cách lập và phương pháp lập báo cáo tài chính tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thiết bị Tin học Đức Anh.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Dựa vào báo cáo tài chính phân tích các số liệu từ đó đưa ra nhận xét về sự tăng giảm, cũng như hiệu quả kinh doanh tại công ty. Áp dụng kiến thức đã học để tiếp cận thực tế, từ đó so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn để hoàn thiện một phần về kiến thức chuyên môn.

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh các năm 2017, 2018 và 2019.

Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích số liệu theo chiều ngang và chiều dọc, đồng thời tính toán các chỉ số liên quan nhầm làm rõ và đưa ra nhận xét tổng quan, chính xác hơn. Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu của các anh chị khóa trước hoặc các bài báo học tập.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Khái quát về Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh.

Chương 2: Tìm hiểu Báo cáo tài chính.

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

GIỚI THIỆU CHUNG

- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh.

- Tên gọi khác: Đức Anh Computer.

- Địa chỉ công ty: 35/4 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành Phố

- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoa (Giám đốc).

- Địa chỉ người đại diện: Thôn Mỹ Lộc 2, xã Việt Hùng, Huyện Vũ Thư,

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước.

- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 10/08/2016.

- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Gò Vấp.

- Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT).

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh.

- Tên gọi khác: Đức Anh Computer.

- Địa chỉ công ty: 35/4 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành Phố

- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoa (Giám đốc).

- Địa chỉ người đại diện: Thôn Mỹ Lộc 2, xã Việt Hùng, Huyện Vũ Thư,

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước.

- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 10/08/2016.

- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Gò Vấp.

- Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT).

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

- Công ty thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2016 Trong năm đầu công ty hoạt động chưa mạnh mẽ, khách hàng thường là những đối tượng khách hàng đơn lẻ và không quá chú trọng vào quy mô, cũng như khách lâu dài.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Với tầm nhìn dài hạn, công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tin Học Đức Anh đã và đang trên đường khẳng định mình qua các năm về chất lượng kinh doanh cũng như khách hàng, đối tác.

- Sau 4 năm năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Thương Mại VàDịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh đã định hướng vững bước trở thành một địa chỉ của lòng tin, trên tinh thần hợp tác, lắng nghe và chia sẻ.

ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân.

- Loại hình kinh doanh: TNHH 2 thành viên trở lên.

- Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hóa.

- Ngành nghề chính: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

- Cấp chương: (754) Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh.

- Loại khoản: (194) Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe cộ động cơ khác).

Bảng 1.1 Ngành nghề kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thiết Bị Tin

STT Ngành nghề kinh doanh

1 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

2 Lập trình máy vi tính

3 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi

4 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viên thông

5 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

1.3.2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐỨC ANH COMPUTER

Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh hay Đức Anh Computer là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ và giải pháp máy tính được khách hàng các nhân và doanh nghiệp biết đến như một địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực cung cấp về các giải pháp và sản phẩm thiết bị tin học văn phòng.

Với tôn chỉ hành động: “Khi bạn quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm, chất lượng tuyệt vời, ổn định là nhắc đến tiêu chí đánh giá sự thành công của Đức Anh Computer” Chính vì điều này mà đơn vị Đức Anh luôn nỗ lực từng ngày để cập nhật các công nghệ mới và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng các giải pháp hoàn hảo với những dịch vụ cộng thêm.

1.3.2.2 Quan điểm, phương châm 1.3.2.2.1 Với Đức Anh Computer

- Phát triển có định hướng, chú trọng đầu tư về con người – liên tục đổi mới về công nghệ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và xã hội.

- Nhân lực là mục tiêu trung tâm, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Đức Anh Computer.

1.3.2.2.2 Với đối tác và khách hàng:

- Đức Anh Computer luôn cam kết đồng hành, lắng nghe và chia sẽ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác một cách tốt và tối ưu.

- Sự hài lòng của khách hàng cũng là sự thành công của Đức Anh Computer.

- Tiên phong trong công nghệ, đột phá, sáng tạo trong giải pháp nhầm đem đến những sản phẩm, dịch vụ ưu việt để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

- Chất lượng nguồn nhân lực và sự gắn bó là động lực thúc đẩy sự phát triển, đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Đức Anh Computer luôn quan tâm, chia sẻ, lắng nghe với quý khách hàng. Đối tác để cùng tạo ra nhưng sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo và đẳng cấp nhất.

- Sẵn sàng đàm phán với các đối tác để hợp tác cùng phát tiển.

- Cam kết gắn liền hoạt động kinh doanh với lợi ích nhâ viên, khách hàng, cổ đông và xã hội.

1.3.2.2.4 Đơn vị hoạt động vì cộng đồng:

- Chia sẻ các khó khăn với cộng đồng xã hội Việt Nam thông qua các hoạt động truyền thông.

- Xây dựng các chương trình mang tính cộng đồng, hướng đến khẳng định trách nhiệm xã hội của Đức Anh Computer.

1.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH 1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kinh doanh

1.4.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban

- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động của công ty, đại diện cho công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với nhà nước và các tổ chức kinh tế khác.

+ Tìm kiếm nguồn hàng cung ứng.

+ Phát triển thị trường trong nước.

+ Tham mưu, đề xuất mở rộng thị trường.

+ Tiến hành thương lượng, bán hàng cho khách hàng.

+ Thực hiện công tác vận chuyển, lắp đặt chạy thử.

+ Tư vấn kỹ thuật sản phẩm.

+ Tiến hành bảo hành nếu có lỗi kỹ thuật sản phẩm.

+ Ghi chếp, phản ánh quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh tại Công ty.

+ Quản lý chi phí theo quy định hiện hành.

+ Quản lý thông tin và công nợ của khách hàng.

+ Quản lý tiền, vật tư, hàng hoạt của công ty.

+ Quản lý giá trị tài sản, công cụ dụng cụ.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng, kiêm kế toán thuế

Kế toán lương, thủ quỹ Kế toán ngân hàng, doanh thu, tiền và công nợ

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành

- Kế toán trưởng, kiêm kế toán thuế:

+ Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận kế toán.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán, thống kê thông tin kế toán. + Có quyền phân công và chỉ đao trực tiếp các thành viên của bộ phận kế toán trong công ty.

+ Kiểm soát, ký duyệt các chứng từ thu, chi, nhập, xuất.

+ Tổ chức kiểm kê vật tư, tài sản, hàng tồn kho.

+ Giao dịch với các cơ quan liên quan, đảm bảo áp dụng và thực hiện các chính sách của Nhà nước.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn.

+ Lập báo cáo quyết toán hóa đơn bán hàng.

+ Lập báo cáo quyết toán thuế.

- Kế toán lương, kiêm thủ quỹ:

+ Tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên.

+ Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời. + Thu, chi và kiểm tra tình hình tồn quỹ.

+ Hàng tháng chi trả lương cho nhân viên, chi trả các khoản tạm ứng.

- Kế toán ngân hàng, doanh thu, tiền và công nợ:

+ Kiểm tra các chứng từ gốc như: ủy quyền chi, chi séc chuyển khoản, + Quản lý thu, chi, đồng thời theo dõi phải thu, phải trả khách hàng.

Sơ đồ 1.3 Trình tự luân chuyển chứng từ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

1.5.4 Các loại sổ và trình tự ghi sổ

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hặc Bảng tổng hpwj chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

+ Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

+ Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đươc in ra giấy, đóng thành quyển và thưc hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

1.5.5 Hệ thống chứng từ sử dụng

- Các phiếu thu – chi, giấy tạm ứng, hoàn ứng.

- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.

- Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế.

- Phiếu xuất kho, nhập kho vật tư, hàng hóa.

Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh hiện đang sử dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 của Bộ Tài Chính Ngoài các chứng từ sử dụng theo Thông tư 200, Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh không sử dụng bất kỳ chứng từ kế toán khác biệt nào.

1.5.7 Hệ thống báo cáo kế toán

- Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

1.5.8 Chính sách kế toán áp dụng

- Niên độ kế toán: Năm (bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12).

- Đơn vị tiền sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng.

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200.

- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá hàng tòn kho: Ghi nhận theo giá gốc.

+ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương phấp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh.

1.5.9 Ứng dụng trong công tác kế toán:

Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học áp dụng tin học trong kế toán bằng sử dụng phần mềm MISA để quản lý và thực hiện công tác kế toán.

Hình 1.1 Giao diện phần mềm kế toán MISA của công ty (Nguồn: Phòng Kế toán)

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một Báo cáo tài chính (BCTC) chủ yếu phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, năm, quý).

BCĐKT là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình của doanh nghiệp.

Thông qua BCĐKT, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như mối quan hệ khác Và thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc mối quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt độn, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch,

Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng, biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp Tất cả các tài sản đều phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu Một phần đều có ý nghĩa pháp lý riêng:

- Đối với phần tài sản:

+ Về mặt pháp lý: phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

+ Về mặt kinh tế: các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kể các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định.

+ Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ của doanh nghiệp.

+ Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu của nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

2.1.2.1 Nguyên tắc lập BCĐKT 2.1.2.1.1.Kết cấu của BCĐKT

- Các chỉ tiêu trong BCĐKT phản ánh giá trị tài sản của đơn vị ( thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài) theo hai góc độ:

+ Kết cấu vốn kinh doanh

+ Nguồn hình thành vốn kinh doanh

- Các chỉ tiêu được chi thành hai phần:

+ Phần Tài sản: Phần này phản ánh tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh; + Phần Nguồn vốn: Phần này phản ánh tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Sơ đồ 2.1 Kế cấu nội dung của Bảng cân đối kế toán

Tài sản ngắn hạn Tài sản

Tài sản dài hạn Nội dung

Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn

- Về mặt hình thức thể hiện:

+ Cách bố trí hai phần (Phần I, Phần II) có thể theo chiều dọc (trình bày hết các chỉ tiêu thuộc phần I sau đó đến các chỉ tiêu thuộc phần II) hoặc có thể theo chiều ngang (các chỉ tiêu thuộc phần I được trình bày song song với các chỉ tiêu thuộc phần II).

+ Mỗi phần của bảng đều được phản ánh theo 3 cột: Mã số, Số đầu năm, số cuối năm Cơ sở dữ liệu lập bảng căn cư vào sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối kế toán kỳ trước.

- Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” thì khi lập và trình bày BCĐKT thì phải tuân thủ theo nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC Ngoài ra, trên BCĐKT, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

 Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá

12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo thì được xếp vào ngắn hạn;

 Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo thì được xếp vào dài hạn.

+Đối với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD bình thường dài hơn 12 tháng, thì TS và NPT được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

 TS và NPT được thu hồi trong vòng một chu kỳ SXKD bình thường thi xếp vào loại ngắn hạn.

 TS và NPT được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ SXKD bình thường được xếp vào loại dài hạn

+ Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ SXKD để phân biệt ngắn hạn hay dài hạn thì các TS và NPT được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BC KQHĐKD là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh, kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh với mục đích là thu được lợi nhuận để vốn của họ tăng lên.

Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp, cũng như những người có quyền lợi liên quan cho nên việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi lỗ của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong việc ra quyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư cho vay của những người liên quan.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho việc xây dựng các kế hoạch tương lai phù hợp.

2.2.2 Nguyên tắc và phương pháp lập

2.2.2.1 Nguyên tắc lập báo cáo KQHĐKD 2.2.2.1.1 Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo.

- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng.

- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm.

- Cột số 5: Số liệu năm trước (để so sánh).

2.2.2.1.2 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dung cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.2.2.2 Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các số liệu ở cột “Năm nay” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu: thuế

GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.

- Các khoản giảm trừ donh thu (Mã số 02): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10): Mã số 10

- Giá vốn hàng bán (Mã số 11): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế số phát sinh bên Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20): Mã số 20 Mã số 10 – Mã số 11.

- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): số liệu được ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh”.

- Chi phí tài chính (Mã số 22): số liệu được ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phất sinh bên Có 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh”.

- Chi phí lãi vay (Mã số 23): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào

Sổ kế toán chi tiết TK 635.

-Chi phí bán hàng (Mã số 25): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ

TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 25 - Mã số 26

- Thu nhập khác (Mã số 31): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

- Chi phí khác (Mã số 32): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

- Lợi nhuận khác (Mã số 40):

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50): Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh

8211 đối ứng bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo (trường hợp này số liệu được ghi âm dười hình thức đặt trong ngoặc.

- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 52): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với ben Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo (trường hợp này số liệu được ghi âm dưới hình thức đặt trong ngoặc).

Tài sản thuế Chênh Giá trị được khấu Thuếsuất thu nhập lệch tạm trừ chuyển sang thuế thu doanh = thời được + năm sau của khoản X nhập doanh nghiệp hoãn khấu trừ lỗ tính thuế và ưu nghiệp lại đãi thuế chưa sử dụng

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60); Mã số 60 = Mã số

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70):

- Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

LSGTCP= ℎ ặ ỗ ℎ ổ ô ở ℎữ ổ ℎ ế ℎổ ℎô − ố í ℎ ỹ , đươ ề ợ ắ ℎạ ố ủ đươ ề ợ ắ ℎạ ư ℎà ℎ ỳ+ ố ượ ự ế ượ ℎá ℎì ℎ ℎê đươ ề ợ ắ ℎạ

2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.3.1 Phân tích biến động doanh thu giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.16 Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bảng 2.17 Phân tích tình hình doanh thu - theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bảng 2.18 Phân tích tình hình doanh thu - theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

LCTT là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền và các khoản tương đương tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Dựa vào Báo cáo LCTT, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần trong doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.

Hay nói cách khác, Báo cáo LCTT cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được vấn đề sau:

 Tiền được tạo ra từ các HĐ nào của doanh nghiệp, nguyên nhân của số dư tiền trong kỳ?

 Tiền được sử dụng vào những công việc gì?

 Giúp đánh giá khả năng trả nợ, khả năng chi trả cổ tức của DN?

 Giúp đánh giá nhu cầu của DN đối với các nguồn tài trợ bên ngoài?

 Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và số tiền mặt thực nhận.

 Dự đoán khả năng và độ tin cậy ủa các luồng tiền trong tương lai của DN

2.3.2 Nguyên tắc và phương pháp lập

2.3.2.1 Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.3.2.1.1 Nguyên tắc lập

(1) Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.

(2) Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.

(3) Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

(4) Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:

+ Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;

+ Thu tiền và chi tiền với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.

(5) Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.

(6) Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ví dụ: + Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;

+ Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;

+ Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.

(7) Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.

(8) Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.

(9) Trường hợp doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể:

+ Số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính;

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Số tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả cho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.

(10) Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc: + Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (Thí dụ trong giao dịch hàng đổi hàng không tương tự );

+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Thí dụ bù trừ tiền bán hàng phải thu với khoản đi vay ).

2.3.2.1.2 Kết cấu Báo cáo LCTT

- Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu và các hoạt động khác.

+ Chi trả tiền cho nhà cung cấp, lương, bảo hiểm, thuế, phí, lãi vay phục vụ SXKD, tiền bồi thường, công tác phí…

+ Thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ khác,…

- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư:

+ Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho DN: mua sắm, xây dựng TSCÐ…

 Chi mua sắm, xây dựng, chi triển khai được vốn hóa là TSCÐ.

 Thu từ nhượng bán TSCÐ, thanh lý TSCÐ.

+ Đầu tư vào các đơn vị khác: góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh – liên kết, đầu tư cho vay, …

 Chi cho vay, mua CK…

 Thu hồi các khoản đầu tư, lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia…

- Luồng tiền từ hoạt động tài chính:

+Phát sinh từ các hoạt động tạo ra sự thay đổi về qui mô, kết cấu của vốn CSH, vốn vay của DN.

+ Chi trả vốn góp cho CSH, trả nợ gốc, trả cổ tức và LN cho CSH

+ Thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp CSH, vay ngắn hạn, vay dài hạn,…

2.3.2.2 Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.3.2.2.1 Cơ sở lập

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả HĐKD

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

 Sổ KT tiền, phải thu, phải trả…được mở chi tiết để theo dõi sự biến động của tiền theo 3 hoạt động

2.3.2.2.2 Phương pháp lập (PP trực tiếp: phân tích và xác định các khoản thực thu, thực chi theo ghi chép của kế toán.)

Bảng 2.24 Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Chỉ tiêu Mã số Năm nay

I Lưu chuyển tiền thuần từ Bên Nợ Bên Có hoạt động kinh doanh

1 Tiền thu từ bán hàng, cung 01 111, 112, các 511, 131 hoặc 515, cấp dịch vụ và doanh thu khoản phải thu 121 khác (tiền thu trả nợ ngay)

2 Tiền chi trả cho người 02 331, 15*, …(ghi 111,112,các cung cấp hàng hóa và dịch vụ âm) khoản phải thu và đi vay (tiền đi vay nhận được trả nợ ngay)

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

3 Tiền chi trả cho người lao 03 334 (ghi âm) 111, 112 động

4, Tiền lãi vay đã trả 04 335,635,242…(ghi 111,112,113 âm)

5 Thuế TNDN đã nộp 05 3334(ghi âm) 111, 112, 113

6 Tiền thu khác từ HĐKD 06 111,112 711,333,141,244…

7 Tiền chi khác cho HĐKD 07 811, 161, 244, 133, 111,112,113

Lưu chuyển tiền từ hoạt 20 = MS 01 +02 + 03 +04 +05 +06 +07 động kinh doanh

II Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

1 Tiền chi mua sắm, xây 21 211,213,217, 111,112,113 dựng TSCĐ và các TS dài 241…(ghi âm) hạn khác

2 Tiền thu thanh lý, nhượng 22 111,112,113/ 711, 5117, 131, bán TSCĐ và các TS dài hạn 811,632 (ghi âm 111, 112, 113 khác nếu thực thu < thực chi)

3 Tiền chi cho vay và mua 23 128,171(ghi âm) 111, 112, 113 các công cụ nợ của đơn vị khác

4 Tiền thu hồi cho vay, bán 24 111, 112, 113 128,171 lại công cụ nợ của đ.vị khác

5 Tiền chi đầu tư góp vốn 25 221,222,2281, 111, 112, 113 vào đơn vị khác 331…(ghi âm)

6 Tiền thu hồi đầu tư vốn 26 111, 112, 113 221,222,2281, vào đơn vị khác 131…

7 Thu lãi tiền cho vay, cổ tức 27 111, 112 515 và lợi nhuận được chia

Lưu chuyển tiền thuần từ 30 = MS 21 +22 +23 +24 +25 +26 +27 hoạt động đầu tư

III Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

1 Tiền thu từ phát hành CP, 31 111, 112, 113 411 nhận vốn góp của CSH

2 Tiền trả lại vốn góp cho 32 411, 419 (ghi âm) 111, 112, 113 các CSH, mua lại CP đã phát hành

3 Tiền thu từ đi vay 33 111, 112, 113 171, 3411, 3431,

4 Tiền trả nợ gốc vay 34 171, 3411, 34131, 111, 112

5 Tiền trả nợ gốc thuê TC 35 3412(ghi âm) 111, 112, 113

6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả 36 421,338 (ghi âm) 111, 112, 113 cho CSH

Lưu chuyển tiền thuần tư 40 = MS 31 +32 +33 +34 +35 +36 hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần 50 =MS20+30+40 trong kỳ

Tiền và tương đương tiền 60 MS 110 Bảng CÐKT/cột đầu kỳ đầu kỳ Ảnh hưởng của thay đổi tỷ 61 +/- Tổng CLTG do ĐGL số dư CK của giá hối đoái quy đổi ngoại tiền và tương đương tiền tệ

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Tiền và tương đương cuối kỳ

2.3.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.3.3.1 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt đông kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.25 Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐKD giai đoạn 2017 -2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng 2.26 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – Theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào các bảng số liệu trên, ta thấy:

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC doanh nghiệp dùng để mootar mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trên BCĐKT, BCKQHĐKD và lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.4.2 Nguyên tắc và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính 2.4.2.1 Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính

Khi lập BCTC năm, doanh nghiệp phải lập Thuyết minh BCTC theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày BCTC” và hướng dẫn tại chế độ BCTC này.

Khi lập BCTC giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ hoặc tóm lược) doanh nghiệp phải lập Thuyết minh BCTC chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tu hướng dẫn.

Thuyết minh BCTC cần phải trình bày những nội dung dưới đây:

- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và sựu kiện quan trọng.

- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong BCTC khác (Các thông tin trọng yếu).

- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho viêc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Căn cứ vào BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT năm báo báo.

- Căn cứ vào sổ tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

- Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.

2.4.2.2 Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính

 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ: a) Hình thức sở hữu vốn: Là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh rõ: Tên quốc gia và vùng lãnh thổ của từng nhà đầu tư trong doanh nghiệp (bao gồm chủ đầu tư có quốc tịch VN và

Bùi Văn Vốn - 1821001470 quốc tịch nước ngoài) và biến động về cơ cấu vốn chủ sở hữu giữa các nhà đầu tư (tỷ lệ % góp vốn) tại thời điểm kết thúc năm tài chính. b) Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh. c) Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính (Nội dung thuyết minh về hoạt động kinh doanh chính dẫn chiếu theo quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam) và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp. d) Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực. đ) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến BCTC: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp. e) Cấu trúc doanh nghiệp

– Danh sách các công ty con: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ tại từng công ty con;

– Danh sách các công ty liên doanh, liên kết: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của doanh nghiệp tại từng công ty liên doanh, liên kết;

– Danh sách các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ từng đơn vị

 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán a) Kỳ kế toán năm: ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm. b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng a) Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào

(Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ). b) Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.

 Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

(1) Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam: Việc áp dụng tỷ giá khi chuyển đổi Báo cáo tài chính có tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Chế độ kế toán doanh nghiệp không (tài sản và nợ phải trả theo tỷ giá cuối kỳ, vốn đầu tư của chủ sở hữu theo tỷ giá tại ngày góp vốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỷ giá thực tế hay tỷ giá bình quân).

(2) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán:

- Ngân hàng lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán;

- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản;

- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận, đánh giá lại tài sản;

- Các loại tỷ giá áp dụng trong giao dịch khác.

(3) Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế (hay còn gọi là lãi suất hiệu lực): dùng để chiết khấu dòng tiền đối với các khoản mục được ghi nhận theo giá trị hiện tại, giá trị phân bổ, giá trị thu hồi…

(4) Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

- Nêu rõ tiền gửi ngân hàng là tiền gửi cos kỳ hạn hay không kỳ hạn;

- Nêu rõ vàng tiền tệ gồm những loại nào, có sử dụng như hàng tồn kho hay không;

- Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?

(5) Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính Đối với

– Thời điểm ghi nhận (đối với chứng khoán niêm yết thuyết minh chứng rõ là T+0 hay thời điểm khác)

– Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc; kinh

– Căn cứ trích lập dự phòng giảm giá. doanh Đối với các – Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc; khoản

– Căn cứ xác định khoản tổn thất không thu hồi được;

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

NHẬN XÉT

Qua tìm hiểu và tiếp cận trong thời gian Thực hành nghề nghiệp, em cảm thấy tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Một Thành Viên Kha Hưng tương đối hoàn chỉnh.

3.1.1 Nhận xét về công tác kế toán tại công ty

- Công ty tổ chức bộ máy kế toán tương đối đơn giản, theo hình thức tập trung, phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác liên quan đến kế toán của công ty, bố trí các đơn vị kế toán làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu giản đơn gửi về Phòng Kế toán cũng như kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công việc của Phòng Kế toán trong công ty.

- Tổ chức công tác kế toán ở công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức kinh doanh Bộ máy kế toán của công ty rất gọn gàng với việc phân công lao động cụ thể, trách nhiệm, nhiệm vụ từng nhân viên, từng bộ phận của Phòng Kế toán Mọi phần hành của công tác kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ, đúng quy định, cụ thể là kế toán trưởng trực tiếp giám sát Hình thức tổ chức này khá phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, kế toán trưởng là người có quyền quyết định cao nhất tại Phòng Kế toán và chịu mọi trách nhiệm trước Giám đốc công ty.

3.1.2 Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

- Tổng tài sản tại công ty ngày một lớn dần, mặc dù công ty chỉ mới thành lập vào giữa cuối năm 2016 nhưng giai đoạn 2017 – 2018 nguồn hình thành tài sản ngày càng được mở rộng Điều này cho thấy công ty đang vươn mình phát triển, hội nhập nhanh với thị trường, sẵn sàng cạnh tranh với các công ty đối thủ Trong đó, tiền và hàng tồn kho luôn tăng qua các năm, đông thời vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, qua đây có thể thấy công ty đang phát triển với hiều hướng tích cực.

- Các chỉ số tài chính luôn ở mức an toàn, có thể chấp nhận được Điều này khẳng định công ty rất tự chủ tài chính, khả năng thanh toán là rất cao Chính vì vậy công ty có thể huy động thêm vốn kinh doanh bằng vay vốn để tận dụng vào đấy nâng

Bùi Văn Vốn - 1821001470 cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty mà không quá ái ngại về khả năng hoạt động của công ty.

- Công ty luôn chấp hành tốt quy định về hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng tiến độ Đồng thời, quản lý tài sản đảm bảo tính minh bạch và công khai về tài chính.

- Mặc dù công ty mới thành lập nhưng kết quả quá trình kinh doanh ngày một tăng lên để khẳng định vị thế của mình với đối tác trên thị trường Mặc dù các chỉ số không khá cao nhưng đủ để khẳng định công ty đang trên đà bước tới sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

- Do công ty mới thành lập nên khả năng cạnh tranh với đối thủ để mang về hiệu quả kinh doanh cũng như đối tác chưa cao lắm vầ chênh lệch qua các năm chưa rõ rệt cho lắm.

- Vì công ty nhập hàng từ đối tác về bán lại, chính vì vậy, công ty phải đối mặt với rủi ro đối tác tăng giá bán cho mình, đồng thời chống chọi lại rủi ro hàng nhập về bị giảm giá làm giảm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

KIẾN NGHỊ

3.2.1 Một số kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty

- Vì thực hiện thao tác hạch toán trên phần mềm, đồng thời hệ thống tự động kết chuyển cho nên việc xảy ra sai sót là có thể Do đó, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, cần có thêm nhân viên am hiểu về công cụ này cũng như công nghệ thông tin, cụ thể là phần mềm kế toán MISA để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.

- Về bảo quản, lưu trữ chứng từ: cần đảm bảo cơ sở vật chất để bảo quản chứng từ tốt hơn, hạn chế tối đa sự cố thất thoát, lạc mất chứng từ Cần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng, ban để đảm bảo cho việc luân chuyển chứng từ một cách logic, an toàn hơn.

- Cần tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn cho nhân sự làm công tác kế toán nhằm nâng cao chuyên môn, sự hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất hoạt động

Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi của công ty, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên các dữ liệu số của chứng từ cũng như trên các báo cáo kế toán.

- Cần cải thiện đường truyền tin nội bộ nhằm hỗ trợ công tác truyền tin nội bộ nhanh chóng hơn.

- Cần thiết lập các chương trình chống virus uy tín và kế toán cần in các sổ sách vào cuối mỗi tháng đề phòng khi mất dữ liệu do virus gây ra.

3.2.2 Một số kiến nghị về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

- Công ty cần đẩy mạnh chiến lược nhầm mở rộng thị trường và đối tác bởi vì nguồn lực của công ty về tài sản của công ty đang bị ự đọng, không được tối ưu hóa một cạch hiệu quả.

- Công ty cần đẩy mạnh công tác làm giảm giá trị hàng tồn kho, đồng thời tăng giá trị doanh thu góp phần đưa tỷ số vòng quay hàng tồn kho về mức lý tưởng.

- Công ty cần tận dụng một cách triệt để các nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm đưa hiệu quả hoạt động lên tối đa.

Ngày đăng: 28/09/2023, 20:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thiết Bị Tin Học Đức Anh - (Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh
Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thiết Bị Tin Học Đức Anh (Trang 19)
1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý - (Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh
1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý (Trang 21)
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán - (Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 22)
1.5.3. Hình thức kế toán - (Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh
1.5.3. Hình thức kế toán (Trang 24)
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập BCĐKT - (Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập BCĐKT (Trang 31)
Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn – Theo chiều ngang - (Tiểu luận) đề tài tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thiết bị tin học đức anh
Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn – Theo chiều ngang (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w