Trong cộng đồng các DTTS nói chung và người Dao Đỏ nói riêng, thầy cúng là chủ thể văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành, sáng tạo, trao truyền các giá trị văn hoá truyền
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương
Phản biện 1: GS.TS Từ Thị Loan
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS Trần Hồng Hạnh
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường
Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tuyên Quang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hoá của địa phương Người Dao ở Tuyên Quang
có dân số đứng thứ 3 sau người Kinh, người Tày Dao Đỏ là một trong 9 nhóm địa phương của người Dao ở Tuyên Quang, phân bố chủ yếu ở ba huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và huyện Chiêm Hoá Sau dự án di dân tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang (năm 2002) một bộ phận người Dao
Đỏ ở Na Hang di dân tái định cư ở các huyện Yên Sơn và Hàm Yên Trong cộng đồng các DTTS nói chung và người Dao Đỏ nói riêng, thầy cúng là chủ thể văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành, sáng tạo, trao truyền các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn trong lịch sử cuộc đời, điều kiện lịch sử xã hội, họ giữ vị thế xã hội nhất định và đảm nhiệm các vai xã hội khác nhau trong cộng đồng Họ vừa là người hành nghề tâm linh, vừa là người thờ tổ tông của dòng họ, là người lập làng hay là cán bộ chính quyền đoàn thể các cấp Do đó, họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển, ổn định đời sống của cộng đồng Đặc biệt là các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người Dao Đỏ Chính vì vậy, nghiên cứu những người hành nghề thầy cúng từ góc độ vị thế và vai xã hội qua các bối cảnh lịch sử, xã hội và nhận diện ảnh hưởng, nâng cao vị thế và vai trò của họ trong việc ổn định đời sống, bảo tồn, phát huy các truyền thống văn hoá của người Dao Đỏ hiện nay là cần thiết
Những người hành nghề thầy cúng nói chung và thầy cúng người Dao nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tập trung ở người Tày, Nùng, người Dao Họ, riêng thầy cúng người Dao Đỏ chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
Với những lý do trên, NCS quyết định chọn đề tài: Thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang làm luận án Tiến sĩ,
chuyên ngành Văn hóa học của mình
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận án nhằm sử dụng lý
thuyết vị thế và vai xã hội để làm rõ vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang Qua đó, thấy được những ảnh hưởng của vị thế và vai xã hội đến vai trò của thầy cúng nhằm định hướng phát huy vai trò của thầy cúng thông qua vị thế và vai xã hội trong quá trình ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của người Dao Đỏ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về người Dao Đỏ và thầy cúng người Dao Đỏ; Làm rõ các quan niệm về thầy cúng, vị thế xã hội và vai xã hội và khái quát về người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Thứ hai, trình bày có phân tích các câu chuyện cuộc đời của thầy cúng: hành trình đến với nghề làm thầy cúng, quá trình đạt được vị thế, hình thành các vai xã hội, đời sống và ảnh hưởng của họ qua từng trường hợp cụ thể
Thứ ba, mô tả có phân tích về vị thế, các vai xã hội; những vận động, biến đổi các vai xã hội; mối quan hệ giữa vị thế và vai xã hội của thầy cúng
Thứ tư, luận án đưa ra những vấn đề cần bàn luận về thầy cúng trong đời sống của người Dao Đỏ Nhận diện và phát huy vai trò của thầy cúng thông qua việc nâng cao vị thế và ảnh hưởng tích cực của các vai xã hội trong quá trình ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của người Dao Đỏ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án trả lời các câu hỏi sau:
1/Thầy cúng có vị thế và vai xã hội như thế nào trong cộng đồng người Dao Đỏ?
2/ Vị thế và vai xã hội của thầy có sự tương tác và ảnh hưởng với nhau như thế nào qua các bối cảnh chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội ? 3/ Việc phát huy vai trò của thầy cúng có thể thực hiện được qua điều chỉnh vị thế và vai xã hội của thầy cúng không? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người Dao Đỏ?
Trang 53.2 Giả thuyết nghiên cứu:
Thầy cúng có vị thế nhất định trong cộng đồng và tương ứng với đó đảm nhiệm một hay nhiều vai xã hội khác nhau Các vai có thể xây ra mâu thuẫn xung đột vai thể hiện mối quan hệ tương tác của thầy cúng trong cộng đồng khi cùng lúc thực hiện nhiều vai xã hội Vị thế và vai xã hội có những tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau Từ đó, cho thấy ảnh hưởng của vị thế và vai xã hội đến vai trò của thầy cúng qua đó tác động đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là vị thế và các vai xã hội của các thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về vị thế và các vai xã hội của các thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ tại 4 xã thuộc 3 huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (xã Đà Vị và xã Sơn Phú, huyện Na Hang; xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình; xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn) Đồng thời Luận án mở rộng tìm hiểu thầy cúng tại các huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), tỉnh Bắc Kạn trong hai giai đoạn trước và sau năm 1986
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận chính là tiếp cận văn hoá học xém xét thầy cúng là chủ thể văn hoá sáng tạo, thực hành, trao truyền văn hoá; các quan điểm nhìn nhận, đánh giá về thầy cúng phải được đặt trong môi trường văn hoá của tộc người và tiếp cận liên ngành (dân tộc
học/nhân học, xã hội học, tôn giáo học)
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được vận dụng trong luận án
này là phương pháp nghiên cứu lịch sử cuộc đời (life history) và phương pháp điền dã dân tộc học Trong đó, phương pháp nghiên cứu lịch sử
Trang 6cuộc đời được thực hiện dưới dạng phỏng vấn sâu các cá nhân hay cộng đồng hồi ức về cuộc đời hay một quãng đời của họ trong hiện tại hoặc ước vọng tương lai Luận án chọn 07 mẫu phỏng vấn sâu về lịch sử cuộc đời gồm 07 thầy cúng (thầy Triệu Tài M, 80 tuổi, thầy Lý Văn T, 49 tuổi, thầy Phùng Thừa V (54 tuổi), thầy Đặng Ỳ T (84 tuổi), thầy Bàn Kim S (87 tuổi), thầy Bàn Tiến H (63 tuổi), thầy Chúc Tạ K (71 tuổi) và một số thầy cúng khác cùng thành viên trong và ngoài cộng đồng người Dao Đỏ
mà các thầy cúng có sự tương tác Bên cạnh phương pháp phỏng vấn sâu, NCS còn sử dụng phương pháp quan sát, tham dự,… các sự kiện, đời sống, hoạt động của các thầy cúng,… Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác: Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, so sánh vị thế và vai xã hội qua các thời kỳ, địa bàn khác nhau
6 Đóng góp mới của Luận án
6.1 Đóng góp khoa học
Luận án đầu tiên nghiên cứu về vị thế, vai xã hội thầy cúng người Dao
Đỏ ở Tuyên Quang, qua đó đóng góp những lập luận, phân tích để nhận diện những mâu thuẫn các vai xã hội, quan hệ vị thế và vai xã hội Từ đó, góp phần nghiên cứu ảnh hưởng, phát huy vai trò của thầy cúng trong đời sống kinh tế -
xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá người Dao Đỏ hiện nay
6.2 Về thực tiễn:
Cung cấp các dữ liệu mang tính hệ thống về thầy cúng văn hoá truyền thống người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, làm cơ sở để các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và cộng đồng người Dao Đỏ trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án để phát triển tầng lớp thầy cúng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của người Dao Đỏ, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng của địa phương
7 Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo kết cấu của luận án gồm 4 chương:
Trang 7Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát
về địa bàn nghiên cứu và người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Chương 2: Quá trình tập hợp vai xã hộ và đời sống của thầy cúng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Chương 3: Vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Chương 4: Một số bàn luận về thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI DAO ĐỎ
Ở TUYÊN QUANG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và thầy cúng của các tác giả nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và thầy cúng của các tác giả nước ngoài chủ yếu là những ghi chép của các học giả người Pháp trên các tạp chí Dân tộc học Đông Dương, Tạp chí Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO) của nhà ngôn ngữ học
A.Bonifacy, một số nghiên cứu của tác giả Ngọc Thời Giai, Trương Hữu Tuấn, Jacques Lemoine tại Hội thảo quốc tế người Dao tổ chức tại thành
phố Thái Nguyên tháng 12/1995 Đặc biệt là hai công trình nghiên cứu
về thầy cúng của tác giả Lê Công Chí và Linda S.McIntosh góp phần gợi
mở ý tưởng, cơ sở để nghiên cứu sinh tham chiếu để nghiên cứu về thầy cúng người Dao ở Việt Nam Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh thấy được tầm quan trọng, vị trí văn hoá của người Dao trong bức tranh văn hoá của các tộc người ở Việt Nam, cũng như nguồn gốc lịch sử, đặc trưng văn hoá và những biến đổi văn hoá sau di cư vào Việt Nam
Trang 81.1.2 Các công trình nghiên cứu về người Dao Đỏ và tôn giáo tín ngưỡng của người Dao của tác giả Việt Nam
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về người Dao Đỏ
Nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam nói chung có rất nhiều công trình nghiên cứu từ các vấn đề nguồn gốc lịch sử tộc người, các đặc trưng văn hoá đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội của người Dao ở Việt Nam Trong những năm trở lại đây, các công trình nghiên cứu về người Dao có xu hướng nghiên cứu theo từng nhóm và từng vấn đề nghiên cứu
cụ thể của từng nhóm Dao, đã làm rõ hơn tính đa dạng, phong phú trong bức tranh văn hoá của người Dao ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu
về người Dao Đỏ được thể hiện một số sách, bài viết của các tác giả như:
Phan Thị Phượng, Vi Văn An, Nguyễn Anh Cường, Nhưng các công
trình nghiên cứu người Dao Đỏ còn rất hạn chế, chưa được nghiên cứu chiều sâu, hệ thống, làm rõ các đặc trưng văn hoá hay tính địa phương của nhóm Dao Đỏ Đây là cơ sở để cho nghiên cứu sinh chọn đối tượng
nghiên cứu là nhóm Dao Đỏ ở tỉnh Tuyên Quang
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng và các nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của người Dao ở Việt Nam
Về tín ngưỡng tôn giáo và các nghi lễ trong tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam được các tác giả đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu với số lượng lớn có nội dung đa dạng, phong phú dưới dạng sách chuyên khảo, luận án, bài viết trên hội thảo khoa học, tạp chí, Các học giả tiêu biểu như: Phan Ngọc Khuê, Vương Duy Quang, Phạm Văn Dương, Bàn Tuấn Năng, Lý Hành Sơn, Trần Hữu Sơn, Chu Quang Cường, Tẩn Kim Phu, Liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng và nghi lễ người Dao Đỏ ở Việt Nam còn thiếu vắng, chủ yếu tập trung ở một số bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo chuyên ngành của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Bùi Duy chiến, Lý Hành Sơn, Trần Hữu Sơn, … Các thầy cúng được đề cập dưới góc độ mô tả là người thực hành nghi các nghi lễ, chưa đi sâu vào nhìn nhận vai trò của những người thực hành
Trang 9các nghi lễ đó, người có tính quyết định trong việc duy trì các nghi lễ hay truyền thống văn hoá của người Dao Đỏ Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, cũng như thầy cúng của người Dao Đỏ ở Việt Nam
1.1.2.3 Nghiên cứu về người Dao ở Tuyên Quang
Người Dao ở Tuyên Quang cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm thể hiện trên đề tài, luận án, các bài viết trên các tạp chí khoa học
xã hội Một số công trình của các tác giả đáng chú ý như: Các dân tộc
thiểu số ở Tuyên Quang, Hà Văn Viễn, Hà Văn Phụng, Ban Dân tộc
Tuyên Quang, Các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang do Nịnh Văn Độ (chủ biên), Văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở vùng lòng hồ
thủy điện Tuyên Quang của Bảo tàng dân tộc Việt Nam, Biến đổi sinh
kế và thích ứng văn hoá của cộng đồng người Dao vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang ở nơi tái định cư do Trần Văn Bình chủ biên và
nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Dân tộc học, Văn hoá nghệ thuật, văn hoá dân gian về văn hoá, tri thức dân gian của người Dao Đỏ ở Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang của các tác giả Nguyễn Trường Giang,
Lê Hải Đăng, Đỗ Thị Kiều Nga, … Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về người Dao ở Tuyên Quang vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa có các công trình chuyên sâu, chuyên khảo về bản sắc văn hoá của người Dao Đỏ
1.1.2.4 Nghiên cứu về người hành nghề thầy cúng, thầy cúng người Dao, thầy cúng người Dao Đỏ
Người hành nghề thầy cúng, thầy cúng người Dao, thầy cúng người Dao Đỏ đã có không ít công trình nghiên cứu về thầy cúng và vai trò của thầy cúng nhưng các công trình chủ yếu tập trung đối tượng nghiên cứu là người hầu đồng của người Việt, thầy cúng người Tày và một số dân tộc khác nhằm làm rõ bản chất và vai trò của họ trong các nghi lễ, trong đời sống tâm linh của cộng đồng Nghiên cứu
về thầy cúng người Dao đã có một vài công trình nghiên cứu rất hệ
Trang 10thống, chi tiết ở khía cạnh trang phục, bản chất, quá trình trở thành thầy cúng, thế giới thiêng, đời sống của thầy cúng, nhưng các công trình này chủ yếu tập trung ở nhóm người Dao Họ, người Dao Tuyển của tỉnh Lào Cai của các tác giả Phạm Văn Dương, Trần Hữu Sơn,
Và đây cũng là những cơ sở tư liệu quan trọng để tác giả kế thừa và phát huy trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án
1.2.1.1 Khái niệm về thầy cúng
Thầy cúng là từ dùng để chỉ những người hành nghề tâm linh, có khả năng thực hiện các công việc liên quan đến đời sống tâm linh như bói toán, phù phép, bùa chú, thực hành các nghi lễ, Các dân tộc khác nhau sẽ dùng
từ để gọi và phân loại các loại thầy cúng khác nhau phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng cũng như bản sắc văn hoá của họ
1.2.1.2 Vị thế xã hội, vai xã hội
Vị thế xã hội của một cá nhân được đặt trong mối quan hệ tương tác
xã hội với người khác và mối quan hệ với tổng thể xã hội Vai xã hội là một tập hợp chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định Tương ứng với vị thế đó sẽ có các vai xã hội khác nhau, gọi là tập hợp vai Vai xã hội luôn vận động, biến đổi trong các xã hội khác nhau và có thể xảy ra những xung đột, căng thẳng khi một cá nhân cùng lúc thực hiện nhiều vai xã hội khác nhau từ vị thế xã hội xác định nào đó Việc các cá nhân ưu tiên thực hiện các vai xã hội theo sự mong đợi của xã hội sẽ giúp chúng ta phát hiện cấu trúc tầng bậc của xã hội hay những giá trị xã hội mà xã hội đó đang quan tâm
1.2.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án
1.2.2.1 Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết nghiên cứu được sử dụng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của Luận án là lý thuyết tập hợp vai (role – set) hay vai tập hợp của nhà
Trang 11xã hội học người Mỹ Robert K.Merton Theo quan điểm lý thuyết của
Robert K.Merton, mỗi một vị thế của cá nhân đòi hỏi không chỉ có một vai mà hàng loạt các vai gọi là tập hợp vai (role – set) hay vai tập hợp trong mối tương tác với người khác Tập hợp vai là tập hợp
các vai gắn với một vị thế xã hội nhất định chứ không phải nhiều vai với nhiều vị thế Vì vậy, cần phân biệt tập hợp vai với vai đa dạng, bởi vai đa dạng là một loạt các vai của các vị thế xã hội khác nhau
1.2.2.2 Quan điểm của Đảng, nhà nước về việc phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được Đảng và nhà
nước, xem là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần đắc lực giúp các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, Nhà nước tổ chức thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời, thông qua họ nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân gửi tới Đảng, Nhà nước
1.2.2.3 Khung nghiên cứu của luận án
Từ những lập luận quan điểm trên, Luận án đưa ra quan điểm về cách
tiếp cận lý thuyết nghiên cứu trong trường hợp thầy cúng là: Thầy cúng là
người có vị thế quan trọng trong cộng đồng người Dao Đỏ, tương ứng với
vị thế xã hội của mình thầy cúng đảm nhiệm một hay nhiều vai xã hội khác nhau (tập hợp vai) và có thể xẩy ra những mẫu thuẫn, xung đột trong quá trình thực hiện các vai xã hội trong mối tương tác với cộng đồng và tổng thể xã hội Sự biến đổi vị thế đang có và khả năng sáng tạo ra vị thế mới
và tương ứng là tạo ra các vai xã hội mới cùng với việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các vai xã hội tạo ra cho thầy cúng nhiều vai trò khác nhau Nhận diện, phát huy tốt các vai trò của thầy cúng thông qua việc điều chỉnh vị thế và vai xã hội sẽ góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người Dao
Đỏ hiện nay
Trang 12Nguồn: NCS
Sơ đồ 1.2 Khung nghiên cứu của luận án
1.3.1 Khái quát chung về các địa bàn nghiên cứu
1.3.2 Khái quát về người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
1.3.2.1 Nguồn gốc, lịch sử tộc người
1.3.2.2 Địa bàn cư trú
1.3.2.3 Thế giới quan, nhân sinh quan
Họ quan niệm rằng thế giới có 3 tầng (tầng trời, tầng dương gian – mặt đất, tầng dưới mặt đất và dưới nước) và 2 thế giới (thế giới dương –
Trang 13thế giới trú ngụ của con người và muôn loài, thế giới âm – thế giới trú ngụ của các ma bao gồm các loại thần linh, ma tổ tiên, các loại ma quỷ, ) Họ tin rằng vạn vật và con người có phần hồn và xác
1.3.2.4 Tín ngưỡng dân gian và hệ thống các nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian
Xuất phát từ thế giới quan và nhân sinh quan trên, người Dao Đỏ có tín ngưỡng đa thần, họ coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và có hệ thống nghi lễ đa dạng, phong phú trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống như các nghi lễ liên quan thờ cúng tổ tiên, bệnh tật, nhà ở, nông nghiệp, rừng, nước, chu kỳ đời người, đặc biệt là Lễ Cấp Sắc và Tang ma là một trong hai nghi lễ lớn và mang bản sắc rất riêng của người Dao
Tiểu kết
Cũng như các dân tộc thiểu số ở Việt Nam khác, Người Dao ở Việt Nam là tộc người có lịch sử cư trú từ lâu đời, giàu bản sắc văn hoá Cộng đồng người Dao nói chung và các nhóm địa phương nói riêng từ lâu đã là đối tượng nghiên của rất nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước quan tâm Tuy nhiên, người Dao Đỏ ở Việt Nam nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết, … Trong đó, chưa có công trình nghiên cứu nào về thầy cúng người Dao Đỏ
Cũng như các nhóm Dao khác, họ cũng có nguồn gốc từ các tỉnh phía nam ở Trung Quốc, di cư vào Việt Nam qua nhiều con đường, cư trú tại nhiều địa bàn khác nhau trong tỉnh Quá trinh sinh sống và cư trú ở nơi đây,
đã tạo cho họ những giá trị văn hoá mang tính đặc trưng riêng như nhà ở, trang phục, phong tục tập quán, nghi lễ, … Hiện nay, các giá trị văn hoá, trong đó có tôn giáo tín ngưỡng và các nghi lễ của họ có ít nhiều thay đổi để thích ứng với điều kiện xã hội nhưng những cái mang bản sắc văn hoá và còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người Dao Đỏ vẫn được họ bảo tồn, duy trì qua các thực hành, sinh hoạt văn hoá của họ
Đó chính là môi trường để lớp người làm thầy cúng hình thành, tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, điểm tựa niềm tin cho con người