1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ môn cơ sở văn hóa việt nam tính ngưỡng Ông táo trong văn hóa của người việt nam

15 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Ngưỡng Ông Táo Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam
Tác giả Trần Anh Thư
Người hướng dẫn Lê Quang Đức
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Táo trong văn hóa của người Việt Nam...9 3.. Tên gọi: Táo Quân hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH VIỆT NAM HỌC – CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÍNH NGƯỠNG ÔNG TÁO TRONG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

GVHD : LÊ QUANG ĐỨC SVTH : TRẦN ANH THƯ MSSV : 32000579 LỚP : 20030501

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2021

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 2

2 TỤC THỜ CÚNG TÁO QUÂN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 3

2.1 Tên gọi: 3

2.2 Nguồn gốc của ba vị Thần Bếp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam 3

2.3 Phong tục thờ cúng Ông Táo ở ba miền Bắc - Trung - Nam 5

a) Miền Bắc 5

b) Miền Trung 6

c) Miền Nam 8

2.4 Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Táo trong văn hóa của người Việt Nam 9

3 QUAN HỆ CỦA TÍN NGƯỠNG TÁO QUÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI 10

3.1 Hình tướng “2 ông 1 bà” trong sự tích Táo Quân giúp lý giải nhiều vấn đề xã hội .10

a) Chứng minh sự tồn tại của tư duy trọng mẫu trong văn hóa gia đình Việt Nam 10 b) Giải thích sự ra đời của các loại bếp cổ xưa như ba ông đầu rau, cà ràng của người Nam bộ 11

3.2 Sự biến tướng về tư duy văn hóa trong ngày cúng Táo Quân gây nên nhiều vấn đề bất cập 13

a) Đốt vàng mã quá nhiều gây lãng phí và ô nhiễm môi trường 13

b) Thả cá chép không đúng cách gây mất cảnh quan tự nhiên, làm giảm giá trị của phong tục truyền thống dân tộc 14

4 KẾT LUẬN 15

Tài liệu tham khảo 15

1 MỞ ĐẦU

Từ xa xưa, bếp được hầu hết các tộc người tôn kính Đối với người Việt, bếp không chỉ là nơi đun nấu thức ăn, mà còn là trung tâm cuộc sống của mỗi gia đình, là nơi các thành viên trong gia đình quây quần, hội tụ Sự thịnh vượng của một gia đình đều xuất phát từ bếp Tục thờ cúng Táo quân, vị thần trông coi “bếp lửa” cũng được khởi nguyên từ quan niệm đó Chính vì lẽ đó, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị mâm lễ tươm tất để làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu thượng

đế Với ước muốn Ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp trong năm cũ và phù hộ cho gia đình gặp được nhiều điều may mắn trong năm mới Theo thời gian, tín ngưỡng Táo Quân có nhiều sự thay đổi, khó bề truy cứu ra nguyên ủy của nó, thế nhưng trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Tết Táo Quân từ lâu đã trở thành một phong tục đẹp, một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc được nhiều thế hệ giữ gìn và phát huy

Trang 3

2 TỤC THỜ CÚNG TÁO QUÂN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

2.1 Tên gọi:

Táo Quân hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình Chiết tự cụ thể "Táo quân" được ghép từ 2 từ "táo" và "quân"

"Táo" (灶) là bếp, nhà bếp, lò nấu Từ "quân" là vua, người làm chủ một nước thời phong kiến: "quân vương, quốc quân… Vì thế dịch theo tiếng Trung thì Táo Quân có nghĩa là “Vua Bếp” Theo văn hóa Trung hoa, tên đầy đủ của Táo Quân là “Đông trù

Tư mệnh Cửu linh Nguyên vương Định phước Thần quân” Theo đó Đông trù và Táo (灶) trong tiếng Hán đều mang nghĩa chỉ nhà bếp hay bếp lửa

2.2 Nguồn gốc của ba vị Thần Bếp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng, tục thờ cúng Ông Táo của người Việt bắt nguồn từ 3 cơ sở: Thứ nhất là tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi phát triển; Thứ hai là dựa trên cơ sở sản xuất của nông nghiệp lúa nước; Thứ

ba là tín ngưỡng thờ đa thần, và thờ Táo Quân thực chất là thờ Thần Lửa

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng của người Việt có nguồn gốc từ ba vị thần của Lão Giáo Trung Quốc là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kì Nhưng được người Việt chuyển hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” là vị Thần Đất, vị Thần Nhà, vị Thần Bếp Núc Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo

Theo ghi chép trong văn hóa Trung Quốc việc cúng Táo quân tại đất nước này đã xuất hiền từ thời nhà Thương (1766 - 1122 TCN), người Trung Quốc thường gọi Táo quân

là Táo Thần hay Táo Công Theo dân gian Trung quốc, bên cạnh Táo Quân luôn có 2

vị thần tay sai là Thiện Quán và Ác Quán, giúp Táo Quân ghi chép lại những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm Có tới hơn 40 dị bản về truyền thuyết của vị Thần Bếp trong dân gian Trung Quốc, tại Việt Nam cũng có rất nhiều dị bản về sự tích Táo Quân, nhưng tụ chung vẫn là hình tượng “1 bà 2 ông”, với nội dung chính xoay quanh cuộc tình éo le, đầy ngang trái của một người phụ nữ có hai đời chồng Một dị bản phổ

Trang 4

biến về Sự tích Ông Công, Ông Táo được dân gian Việt Nam lưu truyền và kể lại như sau:

Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu nhưng vẫn chưa có con, cho nên người chồng là Trọng Cao thường sinh ra buồn phiền, hay lấy cớ cãi cọ với vợ Một hôm do không hài hòng một chút chuyện nhỏ, Trọng Cao đã gây sự, đánh và đuổi Thị Nhi đi Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra

đi, rồi lang thang đến một xứ khác và gặp được Phạm Lang Sự giúp đỡ và cưu mang của Phạm Lang đã khiến Thị Nhị động lòng, vì thế hai người đã kết nên vợ chồng Về phần người chồng cũ Trọng Cao, sau khi thôi giận, thấy vợ đã bỏ đi mất thì rất ân hận, liền khăn gói lên đường tìm kiếm khắp nơi Tìm mãi chẳng thấy vợ, gạo tiền mang theo đều hết dùng hết, nên Trọng Cao đành phải làm kẻ ăn xin dọc đường May cho Trọng Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, nàng nhận ra chồng cũ nhưng sợ Phạm Lang nghi ngờ, nên canh lúc Phạm Lang đi vắng, mời Trọng Cao vào nhà, nấu cơm cho ăn Khi họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, sợ chồng nghi oan, nên nàng đã giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn Phạm Lang về nhà lấy tro bón ruộng, nên đã đốt đống rơm sau vườn để lấy tro Trọng Cao đang ngủ say trong đống rơm không hề hay biết gì mà bị thiêu chết, thấy vậy Thị Nhi lao mình vào lửa muốn cứu Trọng Cao ra Phạm Lang thấy vợ nhảy vào đống lửa, vì thương vợ nên cũng nhảy theo Cả ba người đều chết trong đám lửa Thấy họ sống có tình có nghĩa, Ngọc Hoàng quyết định phong cho cả ba làm Thần Bếp Người chồng mới tên Phạm Lang được phong làm Thổ Công, trông coi việc bếp, danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân Người chồng cũ tên Trọng Cao được phong làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần Thị Nhi được phong làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, sự tích Ông Công, Ông Táo

do người Việt xây dựng, mang nhiều ý nghĩa nhân văn và tính sáng tạo thú vị Điển hình là ý nghĩa về tên của các nhân vật Theo đó, từ Nhi trong Thị Nhi có nghĩa Hán Việt là nấu chín, Cao trong Trọng Cao có nghĩa là tinh bột hay cơm, Lang trong Phạm Lang còn có âm đọc khách là Canh, nghĩa là món canh “ Trọng Cao - Phạm Lang-Thị Nhi” gộp chung là “Cơm - Canh - Nấu Chín”, tạo thành một bữa ăn mang đậm nét văn hoá của người Việt, đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn Bên cạnh đó, câu chuyện còn ẩn ý về một triết lí thâm sâu: lửa tuy có thể làm chín thức ăn giúp con người duy trì sự sống nhưng nó vẫn luôn ẩn chứa những nguy hiểm dẫn bến bi kịch

Trang 5

2.3 Phong tục thờ cúng Ông Táo ở ba miền Bắc Trung -Nam

a) Miền Bắc

Ở miền Bắc, lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời diễn ra khá sớm, bắt đầu từ ngày 20 cho đến 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, bởi theo quan niệm của dân gian, sau 12 giờ trưa ngày 23, Ông Táo đã về trời, nên sẽ không còn ở trần gian để nhận được đồ cúng Người miền Bắc rất coi trọng việc cúng ông Táo, vì họ cho rằng Tết Táo Quân là một cột mốc đánh dấu sự kết thúc năm cũ, mở đầu cho một chuỗi những lễ hội Tết đón năm mới Nên công tác chuẩn bị các lễ vật và mâm cổ cúng phải được thực hiện trang trọng và đầy đủ, nghi thức cúng Táo của người miền Bắc giống với người Việt Cổ Một mâm cỗ cúng ông Táo kiểu miền Bắc thường khá cầu kỳ với đầy đủ các món mặn ngọt như: 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 con gà luộc buộc chéo cánh ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa,1 bát canh măng hầm chân giò lợn hoặc 1 đĩa rau xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 cái bánh chưng hoặc xôi vò,1 đĩa chè (chè bà cốt, chè trôi nước, chè đậu kho),1 đĩa hoa quả (từ 3 – 5 loại quả),1 bình trà sen, 1 lọ hoa (thường là hoa sen), 1 đĩa muối,1 đĩa gạo [ 1]

Lễ vật để cúng Táo quân cũng rất đa dạng, gồm có: Ba chiếc mũ quan (2 mũ cho Táo ông, 1 mũ cho Táo bà), 3 chiếc áo quan, 3 đôi hia, giấy tiền vàng mã

Một nét đặc trưng riêng trong văn hóa cúng Ông Táo của người miền Bắc chính là dùng 3 con cá chép còn sống làm lễ vật, với ý nghĩa cá chép sẽ hóa rồng đưa ba vị Vua Bếp về trời Đây là một nét văn hóa mang đậm chất sông nước của làng quê đất Việt Cá chép sau khi cúng xong sẽ được gia chủ “phóng sinh” ra ao hồ, sông, suối gần nhà Lý do chọn cá chép làm vật cưỡi cho ông Công Ông Táo là vì theo quan niệm của người Việt, cá chép là loài cá đứng đầu trong các loài cá nước ngọt, chỉ có

cá chép mới xứng với Táo Quân - vị thần “ nhất gia chi chủ” và cá chép cũng là loài

cá nước ngọt duy nhất có thể hóa rồng khi vượt Vũ Môn dựa theo tích sự Cá chép vượt Vũ Môn của dân gian Việt Nam (Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Vũ Môn ở nước

ta là một dòng suối ba bậc ở dãy núi Khai Trướng (Giăng Màn) thuộc huyện Hương Khê, tỉnh

Hà Tĩnh Người xưa thường dùng câu ca dao “Tháng ba cá đi ăn thề/Tháng tư cá về, cá vượt

Trang 6

Vũ Môn" cốt là để nhắc đến hiện tượng cá chép lội ngược dòng Vũ Môn vào mỗi tháng 4 hằng năm để “hóa rồng”) Ngoài ra, cá chép còn đại diện cho sự phát triển và khả năng sinh sôi rất lớn Điều này tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt xưa Bên cạnh ý nghĩa về tâm linh thì việc phóng sinh cá chép vào ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ

Ảnh 1: Cúng ông Công ông Táo, người miền Bắc cúng cá chép [5]

b) Miền Trung

Người miền Trung thường cúng Ông Công, Ông Táo lúc khuya ngày 22 đến rạng ngày 23 tháng Chạp

So với miền Bắc và miền Nam, tục cúng Ông Táo của người miền Trung được cho là cầu kì nhất Trước lễ cần phải lau dọn bàn thờ ông Táo thật sạch sẽ tươm tất, làm sạch bát hương, dân gian gọi việc làm này là lễ quan soái, lễ này được hiểu là làm sạch bát hương, để lại 3 chân hương đẹp nhất lau sạch sẽ rồi cắm lại vào bát Theo đó, chỉ thực hiện lễ quan soái vào duy nhất một ngày trong năm, ngày 23 tháng Chạp, trước khi là

lễ cúng Táo quân diễn ra Sau lễ, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung sẽ được tiễn khỏi bàn thờ bếp, thay vào 3 tượng ông Táo mới Tập tục tiễn và rước ông Táo như vậy hàm chứa ý nghĩa của lễ tẩy uế và tái sinh, đón cái mới, vận hội mới, hy vọng mới, chu kì mới và ngọn lửa mới

Ở một số địa phương như Huế, Hội An thì chờ đến cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần

về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới Ngoài ra, còn có tục dựng cây nêu trước

Trang 7

sân nhà hay sân đình trong sáng 23 tháng Chạp hay cúng cá thu, các ngừ trong mâm cơm Đặc biệt, người miền Trung không cúng áo mũ cho các vị Thần Bếp

Nếu niềm Bắc cúng cá chép với ngụ ý “các chép hóa rồng” đưa các Táo về trời, thì người niềm Trung lại có quan niệm giống với người Trung Quốc rằng Ông Táo sẽ cưỡi ngựa về Trời nên thường dâng lên một con ngựa giấy với yên cương đầy đủ làm vật lễ

Ảnh 2: Không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ [5]

c) Miền Nam

Do có sự giao thoa văn hoá, nên việc thờ cúng ông Táo của người miền Nam có nhiều điểm khác biệt so với hai miền còn lại

Về thời gian, các gia đình miền Nam thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, khi gia đình không còn dùng bếp để nấu nướng, vì theo quan niệm của người miền Nam xưa, bếp lửa là do Ông Táo hóa thành, vì thế Thần Bếp sẽ không thể về trời nếu gia chủ còn dùng sử dụng lửa

Cũng như miền Bắc, người miền Nam cũng sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo làm lễ vật Tuy nhiên mâm cổ của niềm Nam đơn giản hơn và thường là đồ ngọt, trong đó không thể thiếu những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mạch nha, mè đen, đậu phộng Dụng ý là để ông Táo ăn đồ ngọt sẽ vui vẻ và chỉ tâu báo những điều tốt lành “ngọt ngào” cho gia chủ, không chỉ vậy chè và kẹo thường là những thứ dẻo,

Trang 8

khó nuốt, có thể dùng để “ trám miệng”, Táo Thần Tất nhiên đây chỉ là một cách giải thích vui, vì Táo Quân nguyên mẫu là vị thần công minh, chẳng dễ gì hối lộ Phương tiện di chuyển của các Táo ở miền Nam khá khác biệt so với các Táo ở miền Bắc và miền Trung Nếu miền Bắc cúng cá chép, miền Trung cúng ngựa giấy thì miền Nam là bộ "cò bay, ngựa chạy" Với ý nghĩa, Ông Táo sẽ đi ngựa trên đường bộ, khi bay lên Trời sẽ cưỡi cò Sở dĩ, người miền Nam dùng ngựa và cò làm vật cưỡi cho ông Táo về Trời là dựa theo nghi thức "xá mã, xá hạc", bắt nguồn từ nghi thức trong các buổi cúng tế của Đạo giáo và Phật giáo Xá là hình nộm bằng giấy tạo dáng hạc và ngựa, được “thầy dưng bông” hành lễ khai quang, điểm nhãn Người cúng sẽ gom tất

cả những vật lễ như phướn, sớ nhét vào ngựa giấy và hạc giấy rồi đem đốt với ý nghĩa nhờ ngựa và hạc mang những vật lễ trong trần gian đến tam giới

Ảnh 3: Những thứ không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Nam bộ [10].

Thần hiệu và vị trí thờ Ông Công, Ông Táo của người miền Nam cũng có nhiều biến đổi Tại các nhà ba gian ở vùng nông thôn Nam bộ ngày xưa, ngoài bàn thờ gia tiên đặt ở hai bên, còn có một trang thờ lớn ở giữa, thờ chung ba vị thần, lầm lượt từ trái sang phải là Đông Trù Tư Mạng Táo Phủ Thần Quân, Quan Thánh Đế Quân và Thổ Địa Phước Đức Chánh Thần Riêng tại nhà bếp sẽ có thêm bàn thờ cho Hoả Đức Táo Quân, vị thần chuyên trách việc củi lửa, đây là vị thần tay sai cho Táo Quân hay còn gọi là Táo tướng Nhưng do bất tiện trong việc cúng kiến, người dân đã thống nhất thờ Táo Quân ở một nơi là gian nhà bếp Sở dĩ có sự khác biệt này là vì dân gian miền Nam quan niệm rằng, tục thờ cúng Táo Quân thực chất là thờ Thần Lửa, nên phải thờ

ở hai vị trí là giữa nhà và sau bếp Lửa ở đây không chỉ là ngọn lửa để sưởi ấm, để dun

Trang 9

chín thức ăn mà còn là ngọn lửa của gia đình, của sự yêu thương Tuy nhiên dù thờ Ông Táo với mỹ hiệu, thần hiệu nào đi nữa thì chúng ta luôn thấy câu đối ghi ở bài vị xác định công năng của vị Thần Bếp vẫn là “ Hữu Đức Năng Ty Hỏa/Vô Tư Khả Đạt Thiên”, nghĩa là có đức nên có thể quản lý được lửa, vì vô tư, không thiên vị nên có thể thấu đến trời

2.4 Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Táo trong văn hóa của người Việt Nam

Ý nghĩa đầu tiên của phong tục thờ cúng Táo Quân là cầu mong sự no ấm, đủ đầy cho gia đình Vì thực chất khởi nguồn của nó là bếp lửa, thờ Táo Quân chính là thờ Thần Lửa Đối với người Việt, lửa có tới hai tầng nghĩa, một là ngọn lửa thể hiện trình độ văn minh của con người, giúp con người duy trì sự sống, hai là “ngọn lửa yêu thương” giúp hun đút tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Ngoài ra câu chuyện của vua Bếp còn là một bài học về cách ứng xử trong gia đình Giá như Trọng Cao không hành xử nặng lợi, vũ phu; Thị Nhi chịu nhẫn nhịn, kiềm chế cơn tức giận, thì cớ sự đã không dẫn đến bi kịch

Ngoài chức năng cai quản “ lửa bếp”, Táo Quân còn được mệnh danh là “định phước Táo Quân”, vị thần có chức năng định đoạt công tội cho con người Tương truyền, hằng năm Ngọc Hoàng sẽ phái Táo Quân xuống trần gian để quan sát và ghi chép việc làm thiện ác của gia chủ Sau đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép về Trời, tâu trình tình hình của gia chủ, để Ngọc Hoàng định đoạt công tội Do

đó, muốn được 3 vị Vua Bếp phù hộ phúc đức, may mắn cho gia đình, thì các thành viên phải làm việc đúng đạo lý, sống tốt đời đẹp đạo

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, nhiều loại bếp mới ra đời, an toàn hơn, tiện lợi hơn, nên chức năng quản lý “lửa” của Ông Táo dần lùi lại, nhường chỗ cho chức năng thẩm định công tội Thờ cúng Táo Quân không chỉ là kế thừa và duy trì một mỹ tục đẹp của dân tộc, mà còn giúp thế hệ trước truyền đạt những bài học nhân văn sâu sắc đến với thế hệ mai sau

Trang 10

3 QUAN HỆ CỦA TÍN NGƯỠNG TÁO QUÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI

3.1 Hình tướng “2 ông 1 bà” trong sự tích Táo Quân giúp lý giải nhiều vấn đề xã hội

a) Chứng minh sự tồn tại của tư duy trọng mẫu trong văn hóa gia đình Việt Nam

Không phải tự nhiên mà dân gian Việt Nam xây dựng hình tượng “hai ông một bà” để nói về sự tích Ông Công Ông Táo Khi phân tích về mặt kinh dịch, ta sẽ thấy được căn nguyên và sự hợp lý của vấn đề Theo đó, chữ 火( trong tiếng Hán có nghĩa là Táo, bếp) thuộc hành hoả, mà hành hoả lại thuộc quẻ ly ( ), gồm hai hào dương hai bên☲

và một hào âm ở giữa Dương đại diện cho nam, âm đại diện cho nữ Mấu chốt "hai ông một bà" chính là nằm ở đây

Người Việt xưa thường có câu “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà" Do chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, người Việt vốn không dễ dàng chấp nhận một cuộc hôn nhân một bà hai ông Thế nhưng, dựa vào câu ca dao phần nào đã thể hiện sự chấp nhận của người Việt về câu chuyện hai ông một bà trong sự tích Táo quân Điều này đã phần nào phản ánh cho sự tồn tại của tư duy trọng mẫu trong văn hóa gia đình của người Việt ngày xưa Ngoài ra, số hai luôn gấp đôi số một, cũng như trong văn hóa gia đình Việt, người chồng luôn gánh vác trách nhiệm gấp đôi người vợ Khác với văn hóa Trung Hoa coi trọng vai trò của người đàn ông, văn hóa gia đình Việt Nam lại tập trung nhấn mạnh trách nhiệm của người chồng, người cha

Từ xa xưa, trong văn hóa gia đình của người Việt, đàn ông luôn được đề cao, được xem là trụ cột của gia đình Không chỉ chịu trách nhiệm về kinh tế, họ còn phải gánh vác thêm việc chăm sóc, nuôi dạy con cái Theo đó, gia đình nào có người chồng gánh vác trách nhiệm gấp đôi người vợ thì cuộc sống luôn được hạnh phúc, ấm êm Như chiếc kiềng bếp phải có ba chân mới có thể tạo nên một thế vững chắc chống đỡ dụng

cụ nấu nướng, trong một gia đình cũng vậy người đàn ông phải gánh vác chống trụ hai chân, cùng người vợ chống trụ một chân thì mới có thể ấm êm vững chãi trước những

Ngày đăng: 03/10/2024, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w