1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn quản trị tài chính quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài công ty toyota việt nam

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Công Ty Toyota Việt Nam
Tác giả Tăng Thị Yến Nhi, Trần Gia Linh, Bùi Kim Anh, Châu Thị Thiên Thanh, Nguyễn Âu Đoan Trang, Nguyễn Thị Ngọc Trân
Người hướng dẫn ThS. Dé Thi My Huong
Trường học Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Thứ hai, việc liên doanh với các bên đã có vị trí ở tại thị trường đó góp phần hỗ trợ Toyota nắm rõ thông tin về thị trường và có thể tránh được những khó khăn ban đầu của hoạt động kinh

Trang 1

TONG LIEN DOAN LAO DONG VIET NAM PAI HOC TON DUC THANG KHOA QUAN TRI KINH DOANH

DAI HOC TON DUC THANG

TON DUC THANG UNIVERSITY

BAO CAO MON QUAN TRI TAI CHINH QUOC TE

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM

GVHD: ThS Dé Thi My Huong

Nhóm thực hiện: 05

Tăng Thị Yến Nhi

Trần Gia Linh Bùi Kim Anh Thi

Châu Thị Thiên Thanh 71901083 Nguyễn Âu Đoan Trang 71901190 Nguyễn Thị Ngọc Trân 71901179

TP.HCM, tháng 04 năm 2022

Trang 2

PHAN I: GIOI THIEU

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này

Sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng đầu tư trực tiếp THƯỚC ngoài toàn cầu năm 2021 Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),

dòng vốn FDI toàn cầu ước tính giảm từ 30 - 40% trong giai đoạn 2020 - 2021, đặc biệt là FDI

trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến tiêu dùng như hàng không, khách sạn, nhà hàng, vui

chơi giải trí Theo Báo cáo đầu tư 2021 của UNCTAD, dòng vốn FDI toàn cầu năm 2020 đã

giảm 35% Đây là mức thấp nhất kế từ năm 2005 và thấp hơn gần 20% so với mức đáy năm

2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song dự kiến năm 2021 sẽ phục hồi và tăng 10 - 15% so với năm 2020 Điển hình trong quý 3 năm 2021, dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục có xu hướng tăng 3% so với quý 2 Dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục vượt mức trước đại dịch, trong chín tháng đầu năm 2021, cao hơn 43% so với mức ghi nhận trong chín tháng đầu năm 2019

Về thị trường Việt Nam, mặc dù các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dòng vốn FDI, nhưng FDI vào các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đã tăng lên Theo báo cáo đầu tư 2021 của UNCTAD, với tổng số vốn 16 tỷ USD

FDI, Việt Nam lần đầu tiên năm trong top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất trong năm 2020 Năm

2021, Việt Nam thu hút được hơn 31,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm vốn

đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cô phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 9,2% so với cùng kỳ Đáng chú ý dòng vốn hướng vào chất lượng hơn là số lượng Ngay trong 20 ngày của tháng đầu tiên năm 2022, nước ta đã thu hút trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2%

so với cùng kỳ năm 2021, Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 1,61 tỷ USD

cũng tăng 6,8%, cho thấy tiềm năng của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa này

Công ty Toyota

Nói chung về Toyota Motor Corporation- nhà sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản được thành

lập năm 1920 bởi Eji Toyoda có trụ sở chính tại thành phố Toyota, tinh Aichi, Nhat Ban True

day, Toyota la nha san xuat 6 t6 lớn thứ ba thế giới về số lượng sản xuất sau General

Trang 3

Motors và Ford của Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử sản xuất nhiều xe hơn Ford vào năm 2005, và vào năm 2006 thậm chí còn nhiều hơn General Motors và là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới

tính theo số lượng sản xuất kế từ đó, ngoại trừ năm sóng thần 2011 Tính đến tháng 7/2014,

Toyota là công ty đại chúng lớn nhất Nhật Bán tính theo giá trị vốn hóa thị trường (gấp hơn hai lần giá trị của SofBank, đứng thứ hai) Toyota là nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thề giới sản xuất

hơn 10 triệu xe mỗi năm, kể từ năm 2012, khi hãng này cũng báo cáo sản xuất chiếc xe thứ 200

triệu của mình Và theo báo cáo tháng tháng 9 năm 2018, Toyota là công ty lớn thứ sáu trên thé giới tính theo doanh thu

Nói riêng về Toyota Motor Việt Nam (TMV) là một doanh nghiệp liên doanh bởi Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp - VEAM (20%) và công ty TNHH Guo Singapore (10%) thanh lâm tháng 9/1995, Là một trong những liên doanh ô tô ra đời

sớm nhất tại Việt Nam, TMV luôn cam kết phát triển bền vững, “đi tới tương lai” cùng Việt

Nam TMV da, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và dich vu sau bán hàng hoàn háo, mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Kẻ từ khi thành lập đến nay, TMV không ngừng lớn mạnh không chỉ về quy mô sán xuất mà còn cả về doanh sé Hiện tại, TMV luôn giữ

vững vị trí dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam, với sản lượng xuất xưởng hàng năm hơn 30.000 xe Doanh số bán hàng cộng dồn của TMV vượt 305.799 chiếc, với các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn Với “Ngày mai phải tốt hơn hôm nay” là triết lý mà Toyota Việt Nam luôn theo đuổi

từ khi thành lập Toyota đã trở thành một thương hiệu đáng tin cậy và được yêu mến với giá trị

cốt lõi là nâng cao chất lượng và quyết tâm đóng góp vào sự phát triển của công ty và đất nước Cho đến nay, đã có gần 700.000 chiếc xe mang thương hiệu Toyota được người tiêu dùng Việt

Nam chọn làm bạn đồng hành Nhờ sự ủng hộ của khách hàng, Toyota luôn giữ vững vị trí dẫn

đầu trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong nhiều năm, và ngày càng phát triển về năng

lực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Trang 4

PHAN IL: NOI DUNG

Câu 1: Các phương thức kinh doanh quốc tế của Toyota kể từ khi thâm nhập Việt Nam

Phân tích ưu, nhược điểm các phương thức

Năm 1991, Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bán (TMC) đã có quyết định đầu tư dự án vào thị trường

Việt Nam Bỏ qua những khó khăn về cơ sở hạ tang, han ché trong chinh sach đầu tư và quy mô

thị trường, sự hấp dẫn của một đất nước với dân số tré, đang từng ngày phát triển đã tạo ấn tượng

tốt và thúc đây nhanh chóng việc triển khai dự án Toyota ở Việt Nam Năm 1992, đại diện

Toyota tiền hành nghiên cứu thị trường Việt Nam, tìm hiểu về chính sách của Chính phủ về phát

triển kinh tế và xã hội và nhu cầu của người dân và quyết định xây dựng nhà máy Toyota tại Việt Nam

Được thành lập vào ngày 5/9/1995 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/1996, Công ty Toyota Việt Nam (TMV) là sự liên doanh giữa Công ty Toyota Nhật Bản, Tổng công ty Máy Động lực và Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và Công ty KUO (châu Á), tỷ lệ góp vốn giữa các

bên là Toyota 70% - VEAM 20% - KUO 10% với tổng vốn đầu tư 49,14 triệu USD Trong giai

đoạn đó, vì tình hình chính trị đặc thù tại Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp có 100% vốn

đầu tư nước ngoài là chưa được cho phép, vì thé liên doanh lúc này trở thành lựa chọn duy nhất cho Toyota nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung để thâm nhập và hoạt động tại thi trường Việt Nam Cùng với đó là các mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Toyota tại Việt

Nam sau đây:

1996: Xây dựng nhà máy Toyota tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, ra mat mau xe

Hiace

1997: Khai trương Trung tâm Đào tạo tại Trụ sở chính tại Thành phố Hề Chí Minh

1998: Khai trương chi nhánh Hà Nội

2000: Mở rộng và nâng cấp Trung tâm đào tạo tại trụ sở chính

2001-2002: Ra mat mau xe Corolla Altis va Camry

2004: Khai trương Trung tâm Xuất khâu Phụ tùng Toyota, giới thiệu dịch vụ Bảo dưỡng nhanh

2005: Thành lập Quỹ Toyota Việt Nam (TVF), đạt doanh số bán cộng dồn 50.000 xe 2008: Khai trương Xưởng sản xuất Khung gầm xe

3

Trang 5

Hình thức liên doanh mang đến ưu và nhược điểm cho Toyota như sau:

Ưu điểm:

Thứ nhất, với hình thức liên doanh Toyota có được điều kiện gia nhập thị trường mới một cách hiệu quả và để dàng hơn, với sự giúp đỡ của các tô chức nội địa để mở rộng thương hiệu, danh

mục đầu tư của họ ở các khu vực và lĩnh vực khác nhau

Thứ hai, việc liên doanh với các bên đã có vị trí ở tại thị trường đó góp phần hỗ trợ Toyota nắm

rõ thông tin về thị trường và có thể tránh được những khó khăn ban đầu của hoạt động kinh

doanh Từ đó thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, nhà cung cấp và các nhà phân

phối nhằm đưa ra các chiến lược phù hợp kiêm soát phát triển sản phẩm thích nghi tốt hơn với

điều kiện thị trường ở đó

Thứ ba, việc tổng hợp và tận dụng các nguồn lực và năng lực của các bên liên doanh sẽ cung cấp thêm tệp khách hàng địa phương sẵn có, khả năng phân phối để tiếp cận họ và nhân viên địa phương có kinh nghiệm sẽ giúp tiếp cận thị trường lớn hơn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn hoặc chuỗi cung ứng hiệu quả hơn

Thứ tư, việc liên doanh cũng góp phân giảm áp lực vẻ chi phí như chí phí về nhân công, vận tải

và có thêm cả sự chia sẻ về rủi ro khi vốn đầu tư và các nguồn lực cần thiết được chia sẻ giữa các

bên tham gia liên doanh Điều này làm giảm nguy cơ dự án bị thua lỗ nặng Đồng thời, khi xảy ra rủi ro, thì mỗi bên đối tác sẽ chỉ chịu rủi ro đối với phần đóng góp của mình

Nhược điểm:

Thứ nhất, với hình thức liên doanh vẫn có các nhược điểm, như việc xung đột của các nên văn

hóa, quy trình và cách tiếp cận khi 3 công ty Toyota, VEAM và KUO làm việc cùng nhau Kỹ

năng và khả năng quản lý khác nhau, quy trình nhân sự xưng đột và văn hóa nơi làm việc có thể khiến các liên doanh khó đạt được thành công

Thứ hai, công việc và nguồn lực không được phân phối đồng đều có thê dẫn đến bất đồng xảy ra trong thời gian hoạt động về việc tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên tham gia trong quá trình

phân chia lợi nhuận giữa các đối tác với nhau

Thứ ba, ràng buộc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp liên doanh bắt buộc phải chặt

chẽ dẫn đến liên doanh bị hạn chế về tính linh hoạt do việc đưa ra quyết định chiến lược cần sự

thống nhất của các bên liên doanh trước khi tiến hành

Trang 6

Câu 2: Theo quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài, đâu là động cơ để đầu tư ra nước ngoài bao gồm động cơ liên quan đến doanh thu và động cơ liên quan đến chỉ phí? Áp dụng

ví dụ về công ty Toyota dé minh hoa va hé tro các câu trả lời

2.1 Động cơ liên quan đến doanh thu

2.1.1 Mở rộng thị trường

Toàn cầu hóa là xu hướng của thế giới ngày nay, đến một lúc nào đó khi thị trường nội địa không

còn nhiều cơ hội nữa hoặc chỉ đơn giản là các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm

thị trường mới thì sẽ đầu tư ra nước ngoài Việc mở rộng thị trường, tiếp xúc nhiều lượng khách hàng hơn, từ đó tăng doanh thu của công ty Doanh nghiệp có thẻ tiếp cận thị trường bằng nhiều

cách như xuất nhập khẩu, liên doanh hay thành lập công ty mới tại quốc gia đó, sẽ có cả ưu và nhược điểm cho mỗi hình thức, về chiến lược sẽ có chiến lược về giá hoặc sự khác biệt của sản phẩm Một thị trường mà chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp chiếm

lĩnh thị trường và nâng cao doanh thu hiệu quả nhất

2.1.2 Khai thác nhu cầu mới và đa dạng của khách hàng

Do mỗi quốc gia, khu vực với những văn hóa, đặc điểm, truyền thống tiêu dùng khác nhau Các

sản phẩm, dịch vụ mới triển khai của doanh nghiệp có thể không phù hợp với bộ phận người tiêu dùng ở thị trường này, nhưng lại phù hợp và được hưởng ứng ở thị trường khác, các nhà đầu tư

có thé tận dụng điểm này để khai thác nhụ cầu đa dạng của khách hàng ở các phân khúc thị trường khác nhau để có những sản phẩm đáp ứng phù hợp, đồng thời cũng làm đa dạng dòng sản phẩm của công ty và tăng doanh thu Khách hàng có thể chưa hình thành nhu cầu sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ thì chính doanh nghiệp sẽ là bên cung cấp, để khách hàng tiếp xúc với sản

phẩm dịch vụ và họ sẽ phát hiện sự cần thiết phải sử dụng sản pham, dich vu nay Vi du như trước khi xe ôm công nghệ xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì khách hàng van đi lại bằng xe

ôm truyền thống, khi xe ôm công nghệ xuất hiện thì nhu cầu có lộ trình đi, giá cả, thông tin tai xế

rõ ràng làm khách hàng phát hiện được nhu cầu này và chuyên sang sử dụng xe ôm công nghệ ngày một nhiều hơn

2.1.3 Tận dụng chênh lệch mức sống tại các thị trường khác nhau

Mức sống, thu nhập bình quân đều là những yếu tố để doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, thu nhập cao thì mức tiêu dùng cũng cao và việc sẵn sàng chỉ trả cho sản phẩm cũng lớn Sản

phẩm có thể được xem là đắt với một thị trường cụ thể khiến việc tiêu thụ kém hơn, phân khúc

khách hàng với mức thu nhập cụ thé dé san sàng chi tra cho sản phẩm ít sẽ ảnh hưởng đến doanh

Trang 7

thu của công ty, nên việc tìm kiếm những thị trường khác là điều tất yếu Thậm chí ở những thị trường mà khách hàng có mức thu nhập cao thì sản phẩm có được mức giá tốt hơn nếu không

quá chênh lệch với chất lượng thì van được tiêu thụ tích cực

2.1.4 Lợi thế người đi đầu

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể chiếm được lợi thế người đi đầu nếu là doanh nghiệp

thâm nhập thị trường trước các đối thủ, có thể chiếm được vị thế và thị phần tốt nhất, xây dựng

long tỉn đối với khách hàng đến khi các đối thủ xuất hiện thì doanh nghiệp đã sở hữu những khách hàng trung thành Tuy nhiên cần không ngừng lắng nghe thị trường và khách hàng, không ngừng cải tiến sản phẩm, nếu quá chủ quan sẽ dẫn đến thất bại và đánh mắt vị thế ban đầu, ví dụ điển hình là BlackBerry đã quá chủ quan và tự tin vào sán phâm của mình, để khi đối thủ đến sau vượt mặt thì đã quá muộn để bắt đầu học hỏi và nghiên cứu sản phâm mới, nên đã bị bỏ lại phía sau

2.1.5 Loi thé déc quyén va loi thé canh tranh

Một doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm, dịch vụ, một giá trị nào đó mà họ có thể cung cấp cho khách hàng mà đối thủ không có hoặc đối thủ khó sánh bằng, khó bắt chước được, sẽ thật

lãng phí nếu doanh nghiệp đó chỉ hoạt động trong nước mà không đầu tư nước ngoài để khai thác

tốt hơn lợi thế độc quyền Việc độc quyền còn khiến giá bán cao hơn, từ đó tăng doanh thu về lợi thế cạnh tranh thì có dùng công cụ VRIO để xác định lợi thế cạnh tranh, xem xét những gỉ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng là có giả trị, hiểm, khó để bắt chước và vận hành để đạt

được giá trị Ví dụ về hệ điều hành IOS chỉ được sử dụng cho các sản phẩm của Apple và với điện thoại thì là Iphone, một cửa hàng có thể bắt chước cách trang trí hay thậm chí là cách pha chế của The Coffee House nhưng không khí mà The Coffee House mang lại cho khách hàng thi khó hoặc không thẻ bắt chước được đây là thê hiện cho lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có

thể tận dụng để đầu tư vươn ra thị trường quốc tế

2.1.6 Đa dạng hóa quốc tế

Tình hình, biến động kinh tế giữa các quốc gia là không giống nhau nên việc đầu tư ở các quốc

gia, khu vực khác nhau sẽ chia sẻ được những rủi ro khi dòng tiền bị biến động, từ đó dòng tiền

ròng của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn

2.1.7 Phản ứng với các hạn chế thương mại

Các MNC có thẻ lựa chọn đầu tư trực tiếp vào một quốc gia đề tránh các rào cản thương mại như thuế quan nhập khẩu do các quốc gia có các chính sách bảo hộ một số ngành trong nước

Trang 8

Ví dụ: Khi đã thành công tại thị trường nội địa Toyota nhận thay can phải mở rộng thị

trường đề tăng doanh thu Toyota thâm nhập vào các thị trường ô tô lớn như châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, đến nay thì Toyota đã có mặt tại 160 quốc gia trên toàn thể giới, đứng thứ 3 thế giới về doanh thu và doanh số trong ngành sản xuất ô tô 5,5 triệu sản phẩm trong một năm Đối với các quốc gia hạn chế nhập khâu ô tô như Việt Nam thì sẽ có các rào cản gây khó khăn nên Toyota chủ trương đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia này để vượt qua rào can, thang 9/1995 công ty

ô tô Toyota Việt Nam chính thức được thành lập Mặc dù không phải là thương hiệu xe đầu tiên

xâm nhập vào thị trường Việt Nam tuy nhiên vào những năm trước 1995 thì thị trường xe ô tô Việt Nam khá am đạm do ảnh hưởng từ chiến tranh nên Toyota cũng được xem là một trong

những dòng xe đặt chân vào thị trường Việt Nam sớm nhất Vậy nên sau hơn 20 năm hoạt động tại tị trường Việt Nam thì Toyota chiếm một vị thế lớn và mức doanh thu cao trong ngành ô tô Việt Nam, là hãng xe bán chạy nhất năm 2021 tại thị trường này và doanh số bán hàng hơn

69.000 xe, những thành tích mà Toyota đạt được những đối thủ gia nhập sau khó mà bắt kịp 2.2 Động cơ liên quan đến chỉ phí

2.2.1 Lợi thế về quy mô kinh tế

Khi đầu tư mở rộng thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hơn và chỉ phí giảm khi dàn trái trên số lượng lớn hàng hóa Các công ty sản xuất với chỉ phí có định lớn như máy móc, thiết bị sản xuất sẽ có nhiều khá năng hưởng lợi từ quy mô kinh tế hơn

2.2.2 Sử dụng các nguồn lực nước ngoài

Các doanh nghiệp có xu hướng đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia có đất đai và nhân công giá

rẻ Ngày nay, các công ty nước ngoài tập trung đặt nhà máy tại các nước đang phát triển, nơi mà nhân lực đồi dào và giá rẻ, chi phí về mặt bằng cũng rẻ hơn giúp tiết kiệm được chỉ phí Bên cạnh đó các nguyên liệu đầu vào giá rẻ do nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, tận dụng nguồn nguyên liệu thô và bán thành phẩm sang các thị trường có giá hơn, thay vì nhập khẩu nguyên liệu

từ các nước thì việc đặt nhà máy tại quốc gia đó sẽ tiết kiệm được chỉ phí vận chuyển nhưng

cũng cần xét đến những chỉ phí phát sinh khác

2.2.3 Hưởng lợi từ các chính sách

Yêu cầu, tiêu chuẩn để đủ điều kiện thành lập một nhà máy sản xuất, thành lập công ty là khác

nhau giữa các quốc gia nên việc tìm hiểu và tận dụng những chính sách đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí Ví dụ như đề thành lập nhà máy sản xuất tại Mỹ thì vấn để môi trường sẽ

bị yêu cầu, kiểm soát gắt gao và các loại phí cũng cao, thay vào đó các doanh nghiệp đặt nhà

Trang 9

máy tại các quốc gia đang phát triển có chính sách mềm mỏng như Việt Nam thì sẽ tiết kiệm chỉ phí hơn và các yêu cầu cũng dễ đáp ứng

2.2.4 Sử dụng công nghệ nước ngoải

Vì sự phát triển của doanh nghiệp và để cạnh tranh với đối thủ thì các công ty tiến hành liên

doanh hoặc mua lại các cơ sở sản xuất để học hỏi, sử dụng công nghệ tiên tiến mà ban than

doanh nghiệp không có Sau khi có được công nghệ để vận dụng vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất, hiệu quả của cá doanh nghiệp, bao gồm các công ty con ở các quốc gia khác nhau

2.2.5 Phản ứng với biến động tỷ giá hối đoái

Một quốc gia, thị trường mà tại đó đồng tiền bị đánh giá thấp, thì nhà đầu tư có thể xem xét đầu

tư vào quốc gia này vì chỉ phí ban đầu sẽ thấp hơn các quốc gia khác

Ví dụ: Toyota thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995 và doanh nghiệp cũng đã chuyên giao những năng lực cốt lõi đã thành công ở thị trường nội địa như đặc tính sản phẩm bèn, tiết kiệm nhiên liệu phù hợp với khách hàng tại Việt Nam, nên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực,

nên từ lâu Toyota đã chiếm một vị thế quan trọng và cũng chiếm thị phần cao nhất trong ngành

sản xuất ô tô tại Việt Nam, điều nay giúp Toyota đạt được lợi thế về quy mô Toyota khi đầu tư

vào thị trường Việt Nam thì nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao chưa nhiều, nhưng với

tầm nhìn xa Toyota nhận thay nguén nhân lực giá rẻ tại thị trường này là rất lớn với những ưu

điểm như siêng năng, ham học hỏi, thông minh nên ngay từ đầu Toyota chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đề phát triển trong tương lai Đến nay Toyota sở hữu 1.700 công nhân viên và hon 4000

nhân viên tại các đại lý, chỉ nhánh trên khắp đất nước Việt Nam,

Câu 3: Phân tích tác động của đại dịch Covid- 19 lên giá trị của công ty đa quốc gia này dựa

trên mô hình định giả

Đại dịch SARS-CoV-2 (Covid-19) xuất hiện vào năm 2019 và xuất hiện lần đầu tại Việt Nam vào đầu năm 2020, bùng phát đữ đội nhất vào năm 2021 và kéo đài cho đến hiện tại Đối mặt với

trận đại dịch toàn cầu này, nên kinh tế của toàn thế giới bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng và

công ty đa quốc gia Toyota tại Việt Nam cũng không ngoại lệ Và sau đây là những tác động của

đại dịch Covid- 19 lên công ty Toyota Việt Nam dựa trên mô hình định giá

Exposure to foreign economies

Tại Việt Nam vào khoảng nửa cuối năm 2021 là thời gian đại dịch Covid-L9 lan rộng mạnh mẽ

nhất và gây ảnh hưởng nhất vì phải thực hiện cách ly toàn xã hội Năm 2021, tuy mức tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2.58% là mức tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua nhưng so với

Trang 10

tình hình chung của toàn cầu, Việt Nam không những không sụt giảm mà lại tăng thì là một ấn tượng tốt Điều này cũng giúp cho công ty Toyota tại Việt Nam có thể có được hi vọng trong khó

khăn của toàn cầu Trong bối cảnh đại dịch, Toyota Việt Nam hoạt động với triết lý “Khách hàng

là trọng tâm của mọi hoạt động” Công ty đã thay đổi linh hoạt với thời cuộc, chuyên đổi đây

mạnh các hoạt động online, đám bảo công ăn việc làm cho nhân viên và triển khai các hoạt động

hướng tới khách hàng, cộng đồng Dưới tác động của đại dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh của Toyota Việt Nam tuy vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do dịch song van duoc duy tri va

đang dần hồi phục Năm 2019, khi địch Covid-19 chưa xuất hiện tại Việt Nam, doanh số bán

hàng của Toyota đạt 80,837 xe Đến năm 2020-2021, đại dịch ngày càng lan rộng và phải trái qua thời kỳ cách li xã hội, doanh số bán hàng đã giảm mạnh xuống còn 72,136 xe vào năm 2020

và giám nhẹ còn 69,002 xe vào năm 2021 Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gấy do ảnh hưởng của dai dịch dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung chip nên hoạt động sản xuất của Toyota Việt Nam trong ba năm gần đây cũng sụt giám Năm 2019 , sản lượng sản xuất của Toyota Việt Nam đạt

50,114 xe Đến năm 2020 và 2021, sản lượng sản xuất đã giảm xuống còn 43,243 xe và 30,330

xe Tuy nhiên, kim ngạch xuất khâu phụ tùng từ năm 2019 đạt mức 64 triệu USD đã giám mạnh

còn 51.2 triệu USD tại năm 2020 thì năm 2021 đã có dấu hiệu tăng trở lại và cao hon ca so với

năm 2019 khi đạt ở mức 70.8 triệu USD Bên cạnh đó, từ năm 2019, công ty cũng đóng góp là 1,188 triệu USD; 901.9 triệu USD và 1,001 triệu USD vào ngân sách nhà nước Đến năm 2021,

Toyota Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng như là doanh nghiệp thống trị thị trường ô tô du lịch tại Việt Nam với thị phần chiếm hơn 21%; được trao tang Co thi dua vi

những thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh; nhận bằng khen đóng góp cho công tác

chống dịch Covid-19 và đặc biệt là doanh nghiệp ô tô duy nhất tại Việt Nam nhận giải “Rồng

Vàng” trong hạng mục “10 doanh nghiệp FDI phát triển bền vững” được tổ chức bởi Tạp chí

Kinh tế Việt Nam

Ngày đăng: 03/10/2024, 16:04