1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn cuối kỳ môn quản trị tài chính quốc tế

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 782,42 KB

Nội dung

Hãy viết về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích bạn đã thu được từ học phần này.Mô tả vấn đề này và giải thích tại sao những vấn đề này lại quan trọng và hữu ích, và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA/VIỆN: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

- 

-BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ

MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ VŨ HÀ SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NGỌC QUỲNH

MÃ SINH VIÊN: 20050515

TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

MÃ LỚP HỌC PHẦN: INE3066 10

Hà Nội – Tháng 2 Năm 2023

1

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA/VIỆN: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

- 

-BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ

MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ VŨ HÀ SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NGỌC QUỲNH

MÃ SINH VIÊN: 20050515

TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

MÃ LỚP HỌC PHẦN: INE3066 10

Hà Nội – Tháng 2 Năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

3

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN để hoàn thành bài tập lớn này Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy, và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến TS Nguyễn Vũ Thu Hà, người trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để em hoàn thành bài tập lớn này Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Bài 1(2.5 điểm): Bạn đã học xong học phần Quản trị Tài chính quốc tế Hãy viết về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích bạn đã thu được từ học phần này

Mô tả vấn đề này và giải thích tại sao những vấn đề này lại quan trọng và hữu ích, và những vấn đề này có thể được sử dụng như thế nào trong thực tế hay công việc của bạn ở hiện tại và trong tương lai (Không vượt quá 5 trang đánh máy)

Trong suốt quá trình học tập môn Quản trị tài chính quốc tế, em nhận thấy có hai vấn đề

mà em thấy chú trọng nhất Một là, lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến TGHĐ (hiệu ứng Fisher quốc tế - IFE) Hai là, quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Vấn đề 1: Lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến TGHĐ (hiệu ứng Fisher quốc tế - IFE)

Lãi suất là một trong những vấn đề thường được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô bởi vì nó có những tác động nhất định đến nền kinh tế Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng hoặc 1 năm) Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng tỷ lệ phần trăm Lãi suất (interest rate) cũng được xem là tỷ lệ sinh lời (rate of return) mà người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay Bên cạnh đó, lãi suất còn là một công cụ thường được ngân hàng trung ương sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu kinh

tế vĩ vô và nó có thể ảnh hưởng đến lạm phát của mỗi quốc gia

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền

5

Trang 6

của nước khác hay nói khác đi, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ

Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) là lí thuyết kinh tế trong đó sự thay đổi tỉ giá hối đoái dự

kiến của hai loại tiền tệ sẽ tương đương với mức chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa hai quốc gia đó IFE dựa trên phân tích lãi suất liên quan đến các khoản đầu tư phi rủi ro hiện tại và tương lai (ví dụ: trái phiếu kho bạc) và được sử dụng để dự đoán biến động của tiền tệ

Điều này trái ngược với các phương pháp khác chỉ sử dụng tỉ lệ lạm phát để dự đoán thay đổi tỉ giá hối đoái Thay vào đó, lí thuyết này hoạt động như một quan điểm kết hợp ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến sự tăng giá hoặc giảm giá của tiền tệ

Hiệu ứng Fisher quốc tế được coi là quan trọng bởi ngày nay, các nhà kinh tế đồng ý rằng: trong thời gian ngắn (1-2 năm) thì cung tiền có ảnh hưởng đến các biến thực tế, nhưng trong dài hạn thì đúng là tiền có tính trung lập

Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát

Theo lý thuyết về số lượng tiền (MV = PY) thì tăng cung tiền dẫn đến tăng giá (lạm phát) Thì theo công thức trên, ta thấy, tăng cung tiền thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng Trong dài hạn, tăng cung tiền thì sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ lạm phát Do đó, Hiệu ứng Fisher quốc tế cho ta thấy được chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các nước phản ánh tốc độ thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền của họ

Công thức hiệu ứng Fisher quốc tế:

E = (i1- i2)/ (1+ i2) ≈ i1 -i2

Trong đó:

Trang 7

E = phần trăm thay đổi trong tỷ giá hối đoái

i1 = lãi suất của quốc gia A

i2 = lãi suất của quốc gia B

Ví dụ:

Nếu lãi suất của Mỹ là 10% và lãi suất của Anh là 5% thì đồng tiền của của Anh sẽ tăng giá khoảng 5% so với Mỹ Áp dụng hiệu ứng Fisher cho biết lãi suất của Mỹ cao hơn nên cũng sẽ có xu hướng có tỷ lệ lạm phát cao hơn Lượng lạm phát gia tăng sẽ làm cho đồng tiền của Mỹ có lãi suất cao hơn giảm giá so với Anh có lãi suất thấp hơn

Hiện nay, ứng dụng của hiệu ứng Fisher quốc tế ngày càng được sử dụng rộng rãi, hiệu ứng giúp các nhà kinh tế thấy rằng vì lãi suất danh nghĩa phản ánh tỷ lệ lạm phát dự đoán

và sự thay đổi tỷ giá hối đoái được thúc đẩy bởi tỷ lệ lạm phát Đặc biêt, trong dài hạn, IFE được xem như một biến số đáng tin cậy hơn để xác định ảnh hưởng của những thay đổi trong lãi suất danh nghĩa đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái

Ngoài ra, hiệu ứng Fisher quốc tế cũng được ứng dụng trong ngắn hạn Bởi đặc điểm của hiệu ứng là ước tính sức mua theo tỷ lệ lạm phát Do đó bạn có thể sử dụng nó ngay cả khi xác định tỷ lệ hoàn vốn thực của bất kỳ khoản đầu tư nào để xem bạn có thể mua lợi nhuận nào

Vấn đề 2: Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro

tỷ giá Rủi ro tỷ giá còn được là gọi là rủi ro tiền tệ, rủi ro ngoại hối, rủi ro tỷ giá hối đoái Đây là loại rủi ro đề cập đến những tổn thất mà một giao dịch tài chính quốc tế có thể phải chịu do biến động tiền tệ, nó mô tả khả năng giá trị đầu tư có thể giảm do thay đổi giá trị tương đối của các loại tiền tệ liên quan Hiện nay, diễn biến tỷ giá đang bị rối loạn

7

Trang 8

đòi hỏi các nhà xuất khẩu/ nhập khẩu và các nhà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế cần phải càng chú trọng vào quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Vậy quản trị rủi ro TGHĐ là gì?

Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái là quá trình tiếp cận một cách khoa học, toàn diện nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ xảy ra do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra, để từ đó có thể kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và giảm thiểu tổn thất, thông qua việc lập nên các chính sách, chiến lược hoạt động và sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro tỷ giá

Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái bao gồm 3 loại quản trị: Quản trị rủi ro giao dịch; Quản trị rủi ro kinh tế và Quản trị rủi ro chuyển đổi

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tỷ giá?

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều có nguy cơ gặp phải rủi

ro Đặc biết là đối với các ngân hàng thương mại với hoạt động tiền tệ - một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, luôn luôn gây ra những tiềm ẩn những tổn thất ngoài ý muốn và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh Cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại đang có được những cơ hội phát triển lớn song bên cạnh đó họ cũng gặp phải những thách thách lớn Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích lớn mà quản trị rủi ro tỷ giá mang lại:

Thứ nhất, Quản trị rủi ro tỷ giá góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp, từ đó tối đa háo lợi nhuận và giá trị cổ đông,

Thứ hai, Quản trị rủi ro góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín

Thứ ba, Quản trị rủi ro tỷ giá tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ đó doanh nghiệp những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp

Trang 9

Nhìn vào những lợi ích trên, em nhận thấy rằng trong tất cả hoạt động kinh doanh hiện nay thì Quản trị rủi ro là quá trình không thể thiếu trong mỗi quyết định của doanh nghiệp

để phòng tránh các rủi ro gây ra Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại Là một sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng, em thấy rõ hiện nay các ngân hàng thương mại hầu hết đều thực hiện quản trị rủi ro tỷ giá, nhưng hoạt động động này tại các ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện Chính vì thế, các Ngân hàng thương mại cần phải củng cố lại hoàn thiện lại quy trình về quản trị rủi ro tỷ giá tốt hơn Vì nếu quản trị rủi ro tỷ giá càng hoàn thiện thì các NHTM không chỉ đạt được những lợi ích đã nêu trên mà qua đó các NHTM góp phần tăng lòng tin nơi khách hàng và các đối tác quan trọng trong và ngoài nước Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng , phát triển ổn định đất nước

9

Trang 10

Bài 2 (2.0 điểm) Công ty của bạn có một khoản phải thu/phải thanh toán sau một năm bằng ngoại tệ Giả thiết bạn đang cân nhắc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và thị trường tiền tệ

để phòng ngừa rủi ro cho các khoản phải thu hay phải trả này

Từ tệp EXCEL gửi kèm,

a (0.5 điểm) Hãy xác định trường hợp phòng ngừa rủi ro cho công ty của bạn (phòng ngừa khoản phải thu hay phải thanh toán), số tiền nhận được hay phải trả, và các số liệu

về tỷ giá và lãi suất Trong tệp EXCEL, sử dụng số thứ tự của bạn và số thứ tự của phương án để xác định trường hợp phòng vệ rủi ro của bạn

b (1.0 diểm) Hãy xác định số tiền thu được hay số tiền phải trả bằng đô-la Mỹ (tùy thuộc vào việc bạn được giao phòng vệ các khoản phải thu hay phải trả) khi phòng vệ rủi ro sử dụng thị trường kỳ hạn và thị trường tiền tệ (Lưu ý: hãy mô tả cụ thể các bước phòng vệ

và thực hiện các tính toán cho từng bước)

c (0.5 điểm) Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền thu được hay phải trả bằng đô-la khi sử dụng thị trường tiền tệ Trong trường hợp của bạn, hãy giải thích sự khác biệt giữa

số tiền thu được hay phải trả khi phòng vệ sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường kỳ hạn (trường hợp nào có số tiền thu được hay phải thanh toán cao hơn và vì sao)

Bài làm

Trang 11

Số thứ

tự

phương

án

Đồng

tiền phải

thu/phải

thanh

toán

Phòng ngừa khoản phải thu/Phải trả

Số tiền phải thu/phải thanh toán bằng ngoại tệ sau 1 năm

Lãi suất đô-la kỳ hạn 1 năm (%)

Lãi suất đồng tiền phải thu/phải thanh toán kỳ hạn 1 năm (%)

Tỷ giá giao ngay hiện tại với đô-la

Mỹ ($)

Tỷ giá

kỳ hạn một năm với đô-la

Mỹ (yết tại thời điểm hiện tại,

$) 34

Đô-la

b

Số Đô la nhận được trong 1 năm trên thị trường kỳ hạn:

Dòng tiền tính theo USD = Khoản phải thu Tỷ giá kỳ hạn

= 100,000 $ 0.840 = $84,000 Lượng tiền cần vay để hoàn trả toàn bộ khoản vay trong 1 năm:

Lượng đôla nhận được từ khoản vay là:

Lượng đola nhận được trên 1 năm trong thị trường tiền tệ là:

Bài 3 (4.0 điểm): Một công ty Mỹ có kế hoạch tăng doanh số trên thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông qua việc xác lập một chi nhánh (nhà máy) ở nước ngoài Hiện tại, công ty chưa có bất kỳ một hoạt động

11

Trang 12

kinh doanh quốc tế nào Sản phẩm của công ty cũng không có các sản phẩm thay thế trên thị trường Mỹ và thị trường nước ngoài Sản phẩm tại nhà máy xây dựng ở nước ngoài dự định được bán trên thị trường của nước nơi công ty đặt chi nhánh cũng như xuất khẩu về Mỹ Công ty cũng xem xét sử dụng một phần nguyên vật liệu tại nước nơi công ty đặt chi nhánh bên cạnh nguyên vật liệu từ Mỹ cho hoạt động sản xuất của chi nhánh đặt tại nước ngoài Tác động của việc xuất khẩu sản phẩm từ chi nhánh ở nước ngoài về Mỹ tới doanh số của công ty tại Mỹ là không đáng kể Sản phẩm của chi nhánh ở nước ngoài xuất khẩu về Mỹ và nguyên vật liệu mà chi nhánh nhập khẩu từ Mỹ đều được định giá bằng đô-la Mỹ

Số vốn đầu tư ban đầu dự tính là 10 triệu đô-la Mỹ và được tài trợ hoàn toàn từ công ty mẹ ở Mỹ Việc đầu tư sẽ được thực hiện trong một năm Nhà máy tại nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi kết thúc đầu tư và hoạt động trong bốn năm Công ty dự định sẽ chấm dứt hoạt động và bán lại nhà máy vào cuối năm thứ tư Sản lượng của chi nhánh tại nước ngoài được dự tính là 100,000 đơn vị mỗi năm và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh Dòng tiền mặt ròng của chi nhánh ở nước ngoài được chuyển về Mỹ vào cuối mỗi năm Giả thiết là không có thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về Mỹ và thuế suất thu nhập công ty là 25% Công ty cũng đưa ra các ước tính về giá sản phẩm, chi phí biến đổi tính trên mỗi đơn vị sản lượng và các loại chi phí khác, ổn định trong thời gian hoạt động của nhà máy Tỷ giá hối đoái được dự báo cho năm đầu khi chi nhánh đi vào hoạt động và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh

Trong giai đoạn phân tích tiền khả thi, công ty xem xét một số địa điểm xây nhà máy ở nước ngoài Công ty cũng cân nhắc các phương án kinh doanh khác nhau liên quan đến việc bán hàng trên thị trường Mỹ và thị trường địa phương nơi công

ty đặt chi nhánh, cũng như việc sử dụng nguyên vật liệu từ Mỹ và nguyên vật liệu địa phương

Trang 13

Bạn được yêu cầu tham gia vào việc đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy ở nước ngoài Công ty đã chuẩn bị sẵn các số liệu đầu vào như vốn đầu tư, sản lượng, giá cả, tỷ giá, khối lượng hàng hoá được bán tại Mỹ và tại nước đặt chi nhánh, chi phí cho một số phương án kinh doanh Từ tệp EXCEL gửi kèm, hãy xác định phương án kinh doanh mà bạn được yêu cầu đánh giá và các số liệu đầu vào của phương án Số thứ tự của bạn chính là số thứ tự của phương án

Sử dụng số liệu cho phương án mà bạn được giao, hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

a (1.0 điểm) Hãy xác định doanh số, chi phí và dòng tiền mặt ròng của dự án và điền số liệu vào bảng dưới đây (Lưu ý: Điền số liệu vào bảng 3.1 và giải thích ngắn gọn về cách tính các chỉ tiêu.)

Số thứ tự phương án: 34 Đơn vị Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Tổng doanh thu của chi nhánh

Tổng chi phí của chi nhánh

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị thanh lý

Dòng tiền chuyển về công ty

mẹ

Ngoại tệ Dòng tiền chuyển về công ty

• Tổng doanh thu của chi nhánh = (khối lượng bán hàng tại Mỹ x giá bán ở Mỹ)/

tỷ giá ngoại tệ + khối lượng bán tại nước đặt chi nhánh x giá bán ở nước đặt chi nhánh

• Tổng chi phí của chi nhánh = (khối lượng bán hàng tại Mỹ x chi phí biến đổi tại Mỹ)/ tỷ giá ngoại tệ + khối lượng bán hàng tại chị nhanh x chi phí biến đổi tại chi nhánh + khấu hao TSCĐ hang năm + chi phí cố định

13

Trang 14

• Lợi nhuận trước thuế = tổng doanh thu – tổng chi phí

• Lợi nhuận sau thuế = LN trước thuế - thuế suất thu nhập công ty

• Dòng tiền chuyển về từ công ty mẹ (ngoại tệ) = LN sau thuế + giá trị thanh lý

• Dòng tiền chuyển về từ công ty mẹ (Đô la Mỹ) = Dòng tiền (ngoại tệ) x tỷ giá ngoại tệ

b (1.5 điểm) Giả thiết 75% số vốn đầu tư ban đầu được tài trợ từ vốn chủ sở hữu của công ty mẹ ở Mỹ, và 25% còn lại được tài trợ thông qua vay tại Mỹ với lãi suất 8% trước thuế Biết rằng lợi suất bình quân hàng năm của thị trường chứng khoán Mỹ là 15% Lãi suất phi rủi ro ở Mỹ là 5%, và beta của công ty là 1.3 Công

ty mẹ tại Mỹ chịu thuế thu nhập với thuế suất 25% Các dự án đề xuất ở nước ngoài đều có mức rủi ro tương đối thấp, và công ty xác định mức lợi nhuận yêu cầu đúng bằng chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty

Hãy tính chi phí vốn sử dụng vốn bình quân và giá trị hiện tại ròng (NPV) của nhà máy ở nước ngoài Điền số liệu về giá trị hiện tại theo mẫu bảng dưới đây Từ kết quả tính toán, liệu dự án xây dựng nhà máy tại nước ngoài có thể được chấp thuận hay không? (Lưu ý: Trình bày cụ thể cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân Làm tròn giá trị hiện tại ròng và chi phí vốn đến phần nguyên, tức là không có chữ

số thập phân sau dấu phẩy)

c (1.0 điểm) Bạn có nhận xét gì về ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới dòng tiền mặt ròng chuyển về công ty mẹ Giải thích đánh giá của bạn với các số liệu cụ thể trong phương án bạn được giao Hãy xem xét tác động cả trong trường hợp đồng

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w