gia tăng, ưu đãi tài chính giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các khoản tín dụngdựa trên hàm lượng nội địa ròng của đầu ra; cấp tín dụng thuế thu nhập dựa trên giátrị ròng thu được và
Trang 1PHẠM THỊ BÍCH LIÊN
PHÁP LUẬT ƯU ĐẤI TÀI CHÍNH ĐÓI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Vân
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2từ Giáo viên hướng dan là PGS.TS Nguyễn Thị Anh Vân Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong dé tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõtrong phan tài liệu tham khảo Ngoài ra, dé tài còn sử dụng một số nhận xét, đánhgid cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tô chức khác và cũng thể hiện trongphần tài liệu tham khảo Nếu phái hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm trước hội dong cũng như kết quả luận văn của mình
Ha Nội, ngày 5 thang 08 năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Bích LiênXÁC NHẬN CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DAN
Trang 32 Tình hình nghiên cứu đề tài 5-2-5 SE 3E E121 E1 EEerkrrkeg |
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2
5 Cac cau hỏi nghiên cứu của luận văn 3
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 3
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3
8 BO cục của luận văn c2 221221112 xện 3 PHAN NOI DUNG Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHAP LUAT UU DAI TÀI CHÍNH DOI VOI DAU TU TRỰC TIEP NƯỚC NGOÀII 5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp MUWOC NYOAL 2 ẰằẰẮ 5
1.1.1 Khái niệm wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2 Đặc điểm của wu đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp nước ngodi 12 1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam -c-.ccccc°: 15 1.2.1 Khái niệm pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài tại Viet ÏÏQIH HH ng HH nh kh Hy 15 1.2.2 Đặc điểm của pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước ngoài tại VIỆt dIH nh kh khe 16 1.2.3 Vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước
Chương 2: THỰC TRANG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE UU DAI TÀI CHÍNH DOI VỚI DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - Q1 22221111111 1151111 rên 26 2.1 Thực trạng pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam QQQQQ He 26 2.1.1 Những thành công của pháp luật wu đãi tài chính đối với đầu tư trực D7)Ề11718./111018./18//280\() NEETINặGẠẶa Ầ 26 2.1.2 Những bat cập của pháp luật wu đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ccQQQnnnnnnse 61
Trang 4đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp nước ngoài để tron thuế, chuyển giá 64Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁTHUC THI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE UU DAI TÀI CHÍNH DOIVỚI DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 683.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - c2 22c 683.2 Nguyên tắc hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi tài chính đốivới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 693.2.1 Quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hội nhậpKinh té Quoc té E0 n7Ẽn7878Ẽ7ẼẼ ha Ra 693.2.2 Hoàn thiện pháp luật về wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nướcngoài phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và các đạo luật khác 703.2.3 Đảm bảo pháp luật về wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam vừa thu hút đầu tư nước ngoài, vừa kích thích đầu tư sảnNUGL MONG NUOC 800n080708Ề7ồỀ n0 &šŸ£Ặ 703.3 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quảthực thi về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.713.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Việt N4I Q.2 TQ n HS TS n kg vn ru 713.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật wu đãi tài chính đốivới đầu tw trực tiép HƯỚC H0OÀÌ Q TT nH ST nnkn ke 83KET LUAN 000 cc ccc cecccceeccceeeccceeccseuecesauceseueseraeseseueesraeeesanenes 87DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
PHU LUC
Trang 5đại hóa, phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Cho đến nay, chiếnlược của Việt Nam có tác dụng tương đối tốt trong việc thu hút các dòng đầu tư trựctiếp nước ngoài quy mô lớn, mang lại cho đất nước nguồn vốn nước ngoài dồi dàocũng như bước đầu tiếp xúc với công nghệ và bí quyết mới, kỹ năng quản lý và tổchức, thông tin thị trường và tiếp cận thị trường Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạtđược những thành tựu quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế,thúc đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách nhànước Ké từ khi Luật đầu tư nước ngoài 1987 được ban hành, hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài ở Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau,song song với đó, các biện pháp ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoàicũng được thay đổi phù hợp dé đảm bảo đáp ứng các mục đích thu hút đầu tư, phục
vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế
Đề đạt được những thành tựu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trongthời gian qua, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đóngvai trò không nhỏ Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đãtạo khung pháp lý cơ bản, điều chỉnh hoạt động ưu đãi tài chính đối với đầu tư trựctiếp nước ngoài phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về mở cửa và hội nhậpkinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như ngày càng phù hợp với thông lệquốc tế, có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình thực thi,pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã lộ ra nhữngbất cập nhất định, đặt ra nhiệm vụ phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật ưu đãi tài chínhđối với đầu tư trực tiếp nước ngoai Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật ưuđãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” hiện nay mangtính cấp thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong thời gian qua, đã có một sô tác giả có các công trình nghiên cứu về đâu tư
Trang 6Định có Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2003 về “Hoàn thiện pháp luật về dau tư trựctiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thé hóa pháp luật về dau tư ở Việt Nam”, tácgiả Vũ Văn Cương có Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2003 về “Hoàn thiện pháp luậtthuế doi với hoạt động dau tư trực tiếp nước ngoài của nhà dau tư nước ngoài taiViệt Nam ”, tác giả Lương Thị Kim Dung có Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2004 về
“Hoan thiện pháp luật về khuyến khích dau tư nước ngoài khi Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thé giới”, tac giả Đỗ Phương Hiền có Luận văn Thạc sĩ Luật họcnăm 2014 về “Pháp luật hiện hành về dau tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện ” Tuy nhiên, những công trình này hoặc viết
đã lâu, hoặc chỉ đề cập đến pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về ưu đãi tài chính đối vớiđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian gần đây
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật tài chính, trong đó, “ưu đãi tài chính”trong luận văn này được hiểu chủ yếu là (1) các ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế xuất khâu, thuế nhập khẩu); bên cạnh đó là (2) một số ưu đãi tài chínhkhác (chuyền lỗ, khấu hao tài sản) Về thời gian, luận văn nghiên cứu những vấn đềpháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1975 đếnnay.
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệthống pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
từ khi hình thành và phát triển đến nay, đánh giá đúng thực trạng pháp luật, thựctiễn thi hành pháp luật và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quảthực thi các quy định pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước
Trang 7Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Pháp luật ưu đãitài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Thực trạng pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoàitại Việt Nam có những thành công và bất cập nào? Thực tiễn thi hành pháp luật ưuđãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
- Vì sao phải hoàn thiện pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam? Nguyên tắc hoàn thiện các quy định pháp luật này nhưthé nào? Có những giải pháp nào dé hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệuquả thực thi pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triếthọc Mác — Lê nin, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống,
so sánh pháp luật, dự báo dé nghiên cứu những van dé về pháp luật ưu đãi tài chínhđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Thông qua những kết quả nghiên cứu, những kiến nghị được đặt ra của luậnvăn, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển củakho tàng lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung vàpháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng Với việcđưa ra các số liệu chính xác, đề xuất các giải pháp cụ thé, tác giả hi vọng sẽ gópphần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đôi mới pháp luật ưu đãi tàichính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Vì vậy, luận văn có thêđược sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về ưu đãi tài chính đốivới dau tư trực tiêp nước ngoài tại Việt Nam.
8 Bô cục của luận văn:
Trang 8trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ưu đãi tàichính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quyđịnh pháp luật về ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trang 9MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHAP LUAT UU DAI TÀI CHÍNH
DOI VOI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và đặc điểm của ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếpnước ngoài
1.1.1 Khái niệm wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Dau tư trực tiếp nước ngoài và wu đãi dau tư trực tiếp nước ngoàiĐầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là một khái niệm mới Sự xuất hiệncủa thuật ngữ “đầu tư” lần đầu tiên có thể được tìm thấy ở Hiến chương Tổ chứcthương mại quốc tế ITO được thông qua tại Hội nghị thương mại và việc làm củaLiên hiệp quốc tại Havana năm 1948, nhưng Hiến chương này không đưa ra mộtđịnh nghĩa nào về đầu tư Trong Bản án liên quan đến Barcelona Traction, Light,and Power Company, Ltd vào ngày 5 thang 2 năm 1970, Toa án công lý quốc tế đã
sử dung thuật ngữ này ma không đưa ra định nghĩa Từ phán quyết của thâm phánGros xét xử vụ việc này, có thể hiểu “đầu tư” bao gồm một quyết định giao tài sảncho một hoạt động sản xuất diễn ra ở nước ngoài, qua đó chủ tài sản rất dễ bị tonthất khi tịch thu mà không được bồi thường"
Tuy vậy, thuật ngữ “đầu tư trực tiếp nước ngoài” không được sử dụng nhiềucho đến mãi thập kỷ 80 của thé kỷ XX, khi xu thé toàn cầu hóa các hoạt động kinh
tế - thương mại - đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ thì thuật ngữ “đầu tư trựctiếp nước ngoài” mới thực sự trở nên phô biến Luật đầu tư nước ngoài của Liênbang Nga ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1991 định nghĩa: “Đẩu tu trực tiếp nướcngoài là tat cả những hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh than mà người nướcngoài đâu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khácnhắm mục dich thu lợi nhuận” Định nghĩa này được một số chuyên gia pháp lý cho
là tương đối đầy đủ, nêu được bản chất của hoạt động đầu tư nước ngoài là vì mục
đích lợi nhuận nhưng lại có hạn chế khi coi công cụ đầu tư chỉ là “giá tri tài sản”,tức là, việc chuyển công nghệ, kỹ năng quản lý, nhãn hiệu, thương hiệu (các loại
! Todd Weiler (2005), International Investment Law and Arbitration: Leading Cases from the ICSID,
NAFTA, Bilateral Treaties and Customary International Law, Cameron May Publisher, London, page 48.
Trang 10in thứ 6 năm 2009 đã định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như một sự “dau tuqua biên giới”, trong đó một nhà đầu tư là “cu dan trong một nên kinh tế (có) kiểmsoát hoặc có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản ly của một doanhnghiệp là cư dân trong nên kinh tế khác” Hoạt động trực tiếp quản lý đầu tư củađầu tư trực tiếp nước ngoài là cách thức phân biệt với một hình thức hoạt động kháccủa đầu tư là đầu tư gián tiếp (không trực tiếp quản lý).
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì đầu tư trực tiếp nướcngoài “phản ánh mục tiêu thu về một lợi ích lâu dài của một thực thể trong một nênkinh tế (“nha dau tư trực tiếp”) vào một thực thé (“doanh nghiệp được dau tư trựctiếp”) trong nên kinh tế khác Sự quan tâm lâu dai ngụ ý sự tôn tại của một mốiquan hệ lâu dai giữa các nhà dau tư trực tiếp với các doanh nghiệp được dau tu và
có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quan lý của doanh nghiệp Đầu tư trựctiếp liên quan đến cả các giao dịch ban dau giữa hai thực thé và tat cả các giaodịch vốn tiếp theo giữa họ và giữa các doanh nghiệp trực thuộc ` 4
Như vậy, có thé thay, dưới góc độ kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoai là một
hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi sự dịch chuyền tài sản như vốn, côngnghệ, kỹ năng quản lý từ quốc gia này sang quốc gia khác dé sản xuất, kinh doanhnham thu lợi nhuận cao Dưới góc độ pháp lý, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạtđộng kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở quá trình di chuyển tư bản giữa các quốcgia, chủ yếu do pháp nhân và chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư.Trong pháp luật Việt Nam, Khoản 1 điều 3 Luật đầu tư 2005 quy định về việcđầu tư là “việc nhà đấu tu bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do phápluật quy định dé thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế,
xã hội khác” Có thê thay dinh nghia dau tu trong Luat dau tu 2005 kha rộng, baogom nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Luật đầu tư 2014 không định nghĩa về toàn
bộ hoạt động đầu tư mà chỉ đưa ra định nghĩa về hoạt động đầu tư kinh doanh TheoKhoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014: “Ddu tur kinh doanh là việc nhà đâu tr bỏ vốn
? Somphon Sathavone (2015), Các biện pháp khuyến khích dau tư theo Luật dau tu Việt Nam và kinh nghiệm
đôi với xây dung pháp luật của CHDCND Lào Luận văn Thạc sĩ Luật học, Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội,
trang 8.
3 https:/www.law.cornell.edu/wex/foreign_ direct_investment, truy cập ngày 20/06/2016.
* OECD Detailed Benchmark definition of foreign direct investment Third edition, reprinted 1999, trang 7
Trang 11đầu tư 2014, khái niệm đầu tư kinh doanh đã được quy định cụ thê, chỉ tiết và kháiquát được hết các nội hàm đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư 2014.Pháp luật đầu tư của Việt Nam hiện hành cũng không quy định thế nào là đầu tưnước ngoài mà chỉ quy định làm rõ thuật ngữ “nhà đầu tư nước ngoài” Theo đó,Luật đầu tư năm 2014 quy định: “Nhà dau tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịchnước ngoài, t6 chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động dau
tu kinh doanh tại Việt Nam.
Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý của nhà đầu tư vào đối tượng được gópvốn, đầu tư được chia ra hai cách thức đầu tư sau: đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham giaquản lý hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua
cô phan, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán vàthông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếptham gia quản lý hoạt động đầu tư” Căn cứ vào nguồn gốc vốn và quốc tịch của nhàđầu tư, đầu tư được chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
Từ khái niệm đầu tư và quy định về nhà đầu tư nước ngoài nêu trên, có thểhiểu: Đầu tu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là việc cả nhán có quốc tịch nướcngoài, tô chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn đâu
tư thông qua việc thành lập tô chức kinh tế; dau tư góp vốn, mua cổ phan, phan vốngóp của tổ chức kinh tế và tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh theo hìnhthức hợp đồng hoặc thực hiện dụ an đâu tư kinh doanh tại Việt Nam
Về “ưu đãi đầu tư”, cho đến nay, không có một văn bản pháp lý nào địnhnghĩa chính xác cụm từ này” Khái niệm “ưu đãi đầu tư” có thé rất rộng, bao trùmhầu hết những sự trợ giúp được cung cấp bởi một quốc gia cho các nhà đầu tư, hoặc
nó có thé hẹp hơn, chỉ bao gồm một số loại hỗ trợ cụ thê nhất định cho các nhà đầu
tư Tuy nhiên, các hiệp định thương mại hay đầu tư quốc tế đều có những địnhnghĩa khác nhau về thuật ngữ này Ví dụ, Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
Ÿ Somphon Sathavone (2015), Các biện pháp khuyến khích đầu tư theo Luật đầu tư Việt Nam và kinh nghiệm đối với xây dựng pháp luật của CHDCND Lào Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Ha Nội, Hà Nội
trang 8.
® UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 5
Trang 12Theo UNCTAD, ưu đãi dau tư là “Việc cấp một lợi ich cu thể phát sinh từ chitiêu công [một đóng góp tài chính} liên quan đến việc thành lập, mua lại, mở rộng,quản lý, hoạt động, hay hành vi của một khoản dau tư của các nước ký diéu ướchay không ký diéu ước trong lãnh thé của mình."”"
Ưu đãi đầu tư, theo tác giả Lê Thị Lệ Thu, có thé hiểu như là một công cụchính sách được luật hóa mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư Trong mối quan hệnày, Nhà nước chính là chủ thể đem lại các ưu đãi; nhà đầu tư là chủ thê được nhận
ưu đãi; khách thé của quan hệ này chính là các ưu đãi cụ thé như các khoản lợi vềthuế, tiền thuê đất Mục đích của việc cấp ưu đãi là Nhà nước mong muốn ngườiđược nhận ưu đãi — chính là các nhà đầu tư — đầu tư vào một số địa bàn và lĩnh vựcnhất định theo đúng nhu cầu hiện tại của Nhà nước”
Dưới một góc độ khác, có thể hiểu ưu đãi đầu tư là các chính sách của quốcgia về việc sẽ dành một số điều kiện, quyền lợi cho nhà đầu tư đặc biệt hơn so vớibình thường; các đặc quyền đó có thé thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo tình hìnhkinh tế - chính trị - xã hội cụ thé nhưng “lời hứa” mà Nhà nước dành cho Nhà đầu
tư là không bao giờ đổi thay theo sự thay đổi vốn di là rất thường tình của thời cuộcbởi nó được đảm bảo bằng một bản “hợp đồng” được ký kết giữa Nhà nước và nhàđầu tư, đó chính là các điều khoản quy định về ưu đãi tại Giấy chứng nhận đầu tư
mà Nhà nước câp cho các nhà đâu tư.
1.1.1.2 Uu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài
Nhắc đến khái niệm Ưu đãi đầu tư (Investment incentives), theo các tác giảMagnus Blomstrom & Ari Kokko, có ba dạng ưu đãi đầu tư: Ưu đãi tài chính(công), khuyến khích tài chính và những khoản ưu đãi khác”
Theo UNCTAD, chính phủ thường phân chia ba dang ưu đãi đầu tư dé thu hútvon đầu tư trực tiếp nước ngoài và để có lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngoài,bao gôm: khuyên khích tài chính như cho vay hoàn toàn và cho vay ở mức ưu đãi,
T UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 15
8 Lê Thị Lệ Thu (2006), Pháp luật về wu đãi dau tư ở Việt nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội, trang 9,10
? Magnus Blomstrom & Ari Kokko (2003), The economics of foreign direct investment incentives, Worrking
paper 168.
Trang 13trường '°.
Cu thé hon, khuyén khich tai chinh gom cac dang: Tai tro dau tu (“tro cap trựctiếp” dé trang trải (một phan) vốn, chi phí sản xuất, tiếp thị liên quan đến dự án đầutư), tín dụng trợ cấp và bảo lãnh tín dụng (cho vay trợ cấp/ khoản vay bảo đảm/ bảolãnh tín dụng xuất khẩu) và bảo hiểm của chính phủ với giá ưu đãi/ tài trợ công khaiđầu tư mạo hiểm tham gia vào các khoản đầu tư liên quan đến rủi ro thương mại cao(Bảo hiểm của chính phủ với giá ưu đãi, thường có san dé trang trải một số loại rủi
ro như biến động tỷ giá, đồng tiền mất giá, hoặc rủi ro phi thương mại như trưngdụng) và bất ồn chính trị (thường được cung cấp thông qua một cơ quan quốc tế)
Ưu đãi tài chính (công) được chia làm nhiều loại dựa trên các tiêu chí: Một là,dựa trên lợi nhuận, ưu đãi tài chính bao gồm giảm thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp theo tiêu chuẩn, miễn thuế Dựa trên sự đầu tư vốn, ưu đãi tài chính bao gồmkhấu hao nhanh, đầu tư và phụ cấp tái đầu tư là tiêu chí thứ hai Ba là, dựa trên laođộng bao gồm giảm đóng góp an sinh xã hội, khấu trừ từ thu nhập chịu thuế dựatrên số lượng nhân viên hoặc chi tiêu liên quan lao động khác Bốn là, dựa trên việckinh doanh, ưu đãi tài chính là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tongdoanh thu Thứ năm là dựa trên việc nhập khẩu, ưu đãi tài chính gồm các dạng miễnthuế đối với hàng hóa, thiết bị, nguyên liệu, phụ tùng và nguyên liệu đầu vào liênquan đến quá trình sản xuất; tín dụng thuế cho các nhiệm vụ chi trả đối với nguyênliệu, vật tư nhập khẩu Sáu là, dựa trên việc xuất khâu, ưu đãi tài chính là tổng thécủa miễn giảm thuế xuất khâu, giảm giá thuế phí vào nguyên liệu nhập khâu hoặccác nguyên liệu có thể đánh thuế tiêu thụ sử dụng trong sản xuất các mặt hàng xuấtkhẩu; ưu đãi thuế thu nhập từ xuất khẩu, giảm thuế thu nhập cho các hoạt độngngoại hối có thu nhập đặc biệt hoặc cho sản xuất xuất khẩu; các khoản tín dụng thuếbán hàng trong nước quay trở lại cho hoạt động xuất khẩu; các khoản tín dụng thuếthu nhập vào nội địa ròng hàng xuất khẩu; khấu trừ các khoản chi ở nước ngoài vàtrợ cấp vốn cho các ngành công nghiệp xuất khẩu Bay là, dựa trên các chi phí đặcthù khác, ưu đãi tài chính là khấu trừ dựa trên thuế thu nhập doanh nghiệp, ví dụ,chi phí liên quan đến tiếp thị và các hoạt động quảng cáo Tám là, dựa trên giá tri'° UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 5
Trang 14gia tăng, ưu đãi tài chính giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các khoản tín dụngdựa trên hàm lượng nội địa ròng của đầu ra; cấp tín dụng thuế thu nhập dựa trên giátrị ròng thu được và dựa trên việc giảm thuế cho người nước ngoài.
Những dang ưu đãi khác bao gồm: (i) Những quy định ưu đãi, trong đó có hathấp tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe, an toàn hoặc lao động; miễn tạm thời hoặcvĩnh viễn những tiêu chuẩn áp dụng phù hợp và điều khoản ổn định đảm bảo rằngcác quy định hiện hành sẽ không được sửa đổi dé gây thiệt hại cho nha đầu tư), (ii)
những dịch vụ được trợ cấp, là cơ sở hạ tầng được trợ cấp dành riêng: điện, nước,
viễn thông, vận tải hoặc giá rẻ hơn giá thương mại; hay dịch vụ trợ cấp, bao gồm hỗtrợ trong việc xác định nguồn tài chính, thực hiện và quản lý dự án, thực hiệnnghiên cứu dau tư trước, thông tin về thị trường, nguyên liệu vật liệu san có và cungcấp cơ sở hạ tầng, tư vẫn về quy trình sản xuất và các kỹ thuật tiếp thị, hỗ trợ đàotạo và đào tạo lại, phương tiện kỹ thuật để phát triển bí quyết hoặc cải thiện chấtlượng điều khiến, (iii) đặc quyền thị trường (hợp đồng ưu đãi của chính phủ, đóngcửa thị trường dé tránh hàng hóa nhập cảnh hay cung cấp độc quyền, bảo vệ khỏi sự
cạnh tranh nhập khâu) và (iv) đặc quyền ngoại hồi (là đối xử đặc biệt liên quan đến
ngoại hối, bao gồm cả tỷ giá trao đôi đặc biệt, tỷ giá chuyền đôi nợ đặc biệt trên vốnchủ sở hữu, loại bỏ các rủi ro trao đổi nợ nước ngoài, các nhượng bộ của các khoảntín dụng ngoại hối cho kim ngạch xuất khâu, và nhượng bộ đặc biệt về việc hồihương của thu nhập và vốn) `”
Như vậy, theo quan niệm của UNCTAD, nhắc đến ưu đãi tài chính, người ta
sẽ nghĩ đến hai dạng: khuyến khích tài chính (trong đó có việc nhà đầu tư đượcnhận khoản tiền trực tiếp từ chính phủ) và ưu đãi tài chính công (trong đó nhà đầu
tư sẽ được miễn, giảm, ưu đãi một phần tiền nào đó dựa trên những yếu tố xungquanh việc kinh doanh của nhà đầu tư)
Tuy nhiên, ở Việt Nam, quan điểm của các cơ quan chức năng khi nhắc đến cơchế chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại chỉ nhắcđến chính sách thuế và thu khác (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuấtkhâu, thuế nhập khẩu và chính sách tài chính về đất đai)” Sở dĩ không nhắc mộtkhái niệm nào liên quan đến khuyến khích tài chính như quan niệm của UNCTAD
là bởi lẽ, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, cân thu hút dau tư trực tiêp nước ngoài
'' UNCTAD series on Issues in international investment agreement, page 6, 7.
'2 Xem thêm: Bộ Kế hoạch dau tư (2013), Tham luận “Chính sách thuê và ưu đãi dau tư trong dau tư nước
ngoài tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị 25 năm dau tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Hà Nội, trang 51-65
Trang 15do thiếu vốn, cần thu hút nguồn vốn dau tu, nên các nhà đầu tu nước ngoài khôngthé nhận được khoản cho vay ưu đãi hay bảo lãnh từ chính phủ mà chỉ có thể nhậnđược khoản vay từ các t6 chức tín dụng.
Ưu đãi tài chính là một trong những công cụ phát triển và xúc tiến đầu tưchiến lược cho đất nước Theo các tác gia Rosario G Manasan and Danileen Parel,
ưu đãi tài chính được định nghĩa “ nhiw các ưu đãi, thường là dưới hình thức giảmthuế, cho các dự án đâu tư có tiềm lực năng lực Những người ủng hộ ưu đãi tàichính cho rằng những ưu đãi tài chính là rất quan trọng trong việc thúc đẩy giatăng dau tư, tạo ra việc làm mới và kết quả là lợi ích xã hội và kinh tế khác Một sốchuyên gia cũng cho răng các quốc gia cân khuyến khích tài chính để có thể cạnhtranh với các nước láng giêng của mình Trong trường hợp này, các ưu đãi tàichính như một thiết bị truyền tín hiệu, thông báo những tín hiệu ưu đãi đến cácphần còn lại của thế giới rằng đây là một môi trường kinh doanh tốt, lại mở cửacho đâu tư ”'” Các ưu đãi tài chính về cơ bản chỉ áp dụng trực tiếp đầu tư nướcngoài vì tác động của ưu đãi tài chính trong trường hợp đầu tư trong nước sẽ chỉ đểdịch chuyên sự đầu tư sang những khu vực/ngành được ưu tiên
Là một phần của ưu đãi đầu tư, nên có thé hiểu, ưu đãi tài chính là các quyđịnh về ưu đãi đầu tư liên quan trực tiếp đến van dé tài chính công, thể hiện mộtcách cụ thé cách thức mà Nhà nước dành những lợi ích nhất định cho các nhà đầu
tư, để thúc đây họ bỏ vốn, tài sản theo các cách thức và hình thức luật định dé thựchiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hộikhác theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
Đề hiểu rõ các dạng của ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài,cần có sự phân loại ưu đãi theo các tiêu chí Theo tiêu chí thời gian ưu đãi, ưu đãitài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm hai loại: ưu đãi tài chính có thờihạn ngắn (đến 5 năm) và ưu đãi tài chính có thời hạn dài (trên 5 năm) Theo tiêu chícác đối tượng được ưu đãi (theo quan niệm của UNCTAD đã nêu trên), ưu đãi tàichính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài gồm các loại: ưu đãi dựa trên lợi nhuận,
ưu đãi dựa trên sự đầu tư vốn, ưu đãi dựa trên lao động, ưu đãi dựa trên việc kinhdoanh, ưu đãi dựa trên việc nhập khẩu, ưu đãi dựa trên việc xuất khâu, ưu đãi dựatrên các chi phí đặc thù khác, ưu đãi dựa trên giá tri gia tang và ưu đãi dựa trên việc giảm thuê cho người nước ngoài Theo tiêu chí điêu kiện hưởng ưu đãi, ưu đãi tài
3 Rosario G Manasan & Danileen Parel, The need (or not) for fiscal incentives,
http://www.pids gov ph/files/outreach/Manasan-Fiscal%20incentivesb.pdf, truy cập ngày 20/06/2016
Trang 16chính gồm những ưu đãi có điều kiện (chỉ những dự án đủ điều kiện mới đượchưởng) và ưu đãi không có điều kiện (dự án đầu tư nào cũng được hưởng ưu đãi).Với đặc thù của nên kinh tế Việt Nam, ưu đãi tài chính được nhắc đến thườngbao gồm: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu và van đề chuyền lỗ ' Luận văn này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hai loại
ưu đãi tài chính: chủ yếu là (1) các ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu); bên cạnh đó là (2) một số ưu đãi tài chính khác (chuyển
lỗ, khâu hao tài sản)
1.1.2 Đặc điểm của wu đãi tài chính doi với đầu tư trực tiếp nước ngoài1.1.2.1 Ưu đãi tài chính không phải là yếu tô quan trọng nhất trong việc lựachọn địa điểm đấu tư của nhà đẩu tư nước ngoài
Về mặt lý luận, nhiều công trình khoa học đã chỉ ra rằng ưu đãi tài chínhkhông phải là nhân t6 quyết định trong việc thu hút vốn dau tư nước ngoài Theonhững công trình khoa học này, những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyếtđịnh đầu tư gồm cơ sở hạ tang tốt, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồnnhân lực dồi dào, chế độ chính trị, thủ tục cấp giấy phép đầu tư đơn giản, chính sáchbảo hộ đầu tư rõ ràng (không quốc hữu hóa, không xung công tài sản của nhà đầutư ) `
Thực tế đã chỉ ra rằng, những quốc gia có ưu đãi tài chính hấp dẫn không cónghĩa đó là một môi trường kinh doanh hấp dẫn Vi dụ, Philippines là quốc gia cungcấp các ưu đãi tài chính hào phóng nhất, nhưng quốc gia này không thực hiện tốt vềnăng lực cạnh tranh tổng thé nên không thu hút đầu tư bằng các nước lân cận trongkhu vực Điều này được minh họa trong biểu đồ sau, cho thấy lượng von đầu tư trựctiếp nước ngoài của Philippines thấp hon so với các nước láng giềng ké từ nhữngnăm 1960.
'* http://fia.mpi.gov.vn/trangtin/157/Uu-dai-dau-tu, truy cập ngày 20/06/2016
kề Nguyễn Thị Anh Vân (1998), “Ưu đãi về thuê và van đê thu hút đâu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí
luật học sô 6, trang 35-39
Trang 17Một môi trường đầu tư tong thé, trong đó bao gồm sự hiện diện của cơ sở hạ
tang, lao động giá rẻ, chính sách nhất quán và môi trường pháp lý ồn định được coi
là quan trọng hơn so với các quy định ưu đãi về tài chính Thêm vào đó, các ưu đãitài chính có thể không giải quyết các yếu tố bên ngoài và thất bại thị trường Khi ưuđãi tài chính thành công trong việc tác động phân bổ các khoản đầu tư trong nướcvào các lĩnh vực/ ngành ưu đãi, thiếu hiệu quả kinh tế tổng thể có thể xảy ra Cácyếu tô khác rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm các chế độchính sách thương mại, mở cửa thị trường quốc tế, chế độ chính sách đầu tư, và cácthể chế, thiết lập quản trị Tóm lại, không thé phu nhan vai tro cua wu dai tai chinhđối với việc quyết định lựa chon dau tư, song ưu đãi tai chính “néu có thi tốt, nhưng
không phải yếu to quyết định”'5,
1.1.2.2 Ưu đãi tài chính thường được nhiều chính phủ lựa chọn so với những
uu đãi dau tư khác
Mặc dù nói răng ưu đãi tài chính không được các nhà đầu tư coi là một yếu tốquan trọng dé thu hút đầu tư, tại sao được ưu đãi tài chính van được các chính phủlựa chọn để thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói
'© Paul Babour (2015), An Assessment of South Africa’s Investment Incentive Regime with a Focus on the
Manufacturing Sector, ESAU Working paper 14, Overseas Development Institue, London, trang 6.
https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/odi-assets/publications-opinion-files/2515.pdf, truy cập ngày 20/06/2016.
Trang 18riêng? Có ba câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này, đặc biệt thích hợp cho các nướcđang phát triển như sau'”:
Thứ nhất, ưu đãi tài chính là một cách dé dang dé bù đắp những trở ngại khác
do chính phủ tạo ra trong môi trường kinh doanh'Ÿ Nói cách khác, các ưu đãi tàichính như sự bù đắp của chính phủ cho thị trường đầu tư thua kém của mình Xahơn nữa, do các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rất nhiều những trở ngại như cơ sở
hạ tầng thấp, chi phí đầu tư quy định , nên cách tốt nhất là nên cho họ một sự ưu
đãi, an ủi ngay từ đầu
Thứ hai, ưu đãi tài chính không đòi hỏi một chi phí thực tế của quỹ hoặc trợcấp tiền mặt cho các nhà đầu tư Các ưu đãi tài chính này rất được lòng các cơ quanxúc tiễn đầu tư của chính phủ, bởi nó không trực tiếp lấy tiền từ ngân sách nhà nước
mà vẫn thu hút được đầu tư nước ngoài
Thứ ba, ưu đãi tài chính dé được cung cấp cho nhà dau tư hơn các quỹ tiềnmặt, bởi lẽ, ưu đãi tài chính được đặt ra bởi các nhà làm luật, lợi ích hay tác hại của
nó so với giá trị thật nhận được luôn là vấn đề gây tranh cãi Do vậy, các Chính phủ
có thé dé dang sử dụng các ưu đãi tài chính, mà không sợ bị nghi ngờ hay chỉ chích
về tính hiệu quả Còn các quỹ, với số tiền thật, với sự giám sát sẽ khó được sử dụnghơn, có nhiêu yêu câu kiêm soát hơn.
1.1.2.3 Uu đãi tài chính mang tính chất tạm thời, có thời hạn
Các ưu đãi tài chính thường mang tính tạm thời bởi vì, nếu giữ nguyên các ưuđãi tài chính trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia Một nền kinh tếmuốn hoạt động với đầy đủ việc làm và hết công suất thì phải thông qua chính sáchtiền tệ Trong khi đó, các ưu đãi tài chính sẽ không làm tăng sản lượng, chèn lấn cáchoạt động kinh tế khác khiến chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhăm kiềmchế lạm phát Sau một thời gian dài, nếu ưu đãi tài chính quá lâu, trong khi chi tiêucủa chính phủ vẫn tăng sẽ dẫn đến tình trạng mắt cân đối, làm giảm ngân sách quốcgia, kết quả đầu tư thấp hơn lợi nhuận thực tế thu được Lúc này, chính ưu đãi tàichính lại làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc gia trong tương lai
TOECD Detailed Benchmark definition offoreign direct investment Third edition, reprinted 1999, trang 5
http://www.oecd.org/mena/competitiveness/38758855.pdf, truy cập ngày 20/06/2016.
'3 Paul Babour (2015), An Assessment of South Africa’s Investment Incentive Regime with a Focus on the
Manufacturing Sector, ESAU Working paper 14, Overseas Development Institue, London, trang 7
https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/odi-assets/publications-opinion-files/2515.pdf, truy cập ngày 21/06/2016.
Trang 19Ngoài ra, thâm hụt ngân sách dự kiên lớn hơn có xu hướng tạo áp lực lớn lên lãi
suất, dẫn đến hạn chế dau tư và làm suy yêu xuất khẩu ròng Vì vậy, ưu đãi tài chính
có tính chất tạm thời, có thời hạn thường được ưu tiên lựa chọn hơn
1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối vớiđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
1.2.1 Khái niệm pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam
Do đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củanên kinh tế quốc gia, đặc biệt ở những nước chậm phát triển va dang phát triển, nênChính phủ ở các quốc gia này thường dùng nhiều biện pháp thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài Các biện pháp được sử dụng thường là biện pháp tình thế, nghĩa là cóthê thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu và đặc thù của nền kinh tếquốc gia ở từng giai đoạn Ưu đãi tài chính dé thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài làmột trong những biện pháp đó Tuy nhiên, cũng như việc sử dụng các biện pháp ưuđãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, ưu đãi tài chính đối với đầu tưtrực tiếp nước ngoài cũng cần phải được luật hóa Nói cách khác, các cơ quan nhànước có thầm quyên không thê tùy tiện trong ưu đãi tài chính đối với với đầu tư trựctiếp nước ngoài, mà chỉ được thực hiện việc ưu đãi trên cơ sở các quy định của phápluật Toàn bộ những quy định pháp luật đó tạo thành pháp luật ưu đãi tài chính đốivới đầu tư trực tiếp nước ngoài
Là một phần của mảng pháp luật về ưu đãi đầu tư, pháp luật ưu đãi tài chínhđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thé các quy phạm pháp luật do cơ quannhà nước của nhà nước Việt Nam ban hành hoặc từ các điều ước quốc tế songphương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên, cùng điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư ở góc độ tài chính công trênlãnh thé Việt Nam
Các quan hệ pháp luật chủ yếu do pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tưtrực tiếp nước ngoài điều chỉnh bao gồm:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật hình thành trong quá trình cơ quan nhà nước cóthâm quyền cấp phép đầu tư cùng những ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.Các cơ quan nhà nước là chủ thể đặc biệt tham gia quan hệ pháp luật ưu đãi tàichính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoai với những quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù.Bản chất của quan hệ này là sự bất bình đăng giữa các chủ thể, khi các cơ quan nhà
Trang 20nước — những co quan công quyền đứng ở vị thé cao hơn, co quyền cho phép nhàđầu tư được quyền đầu tư vào lĩnh vực ưu đãi.
Thứ hai, quan hệ hình thành giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với doanhnghiệp có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài được hưởng ưu đãi tài chính trong quatrình các doanh nghiệp này nhận ưu đãi tài chính Bản chất của quan hệ này là mốiquan hệ hành chính công, quản lý nhà nước Ở đây vừa có sự kiểm tra, giám sátcông từ phía các cơ quan nhà nước, vừa có sự thi hành, chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp có von đâu tư nước ngoài.
1.2.2 Đặc điểm của pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam
1.2.2.1 Pháp luật wu đãi tài chính doi với dau tư trực tiếp nước ngoài ra đờitrước khi hoạt động đâu tu nước ngoài diễn ra ở Việt Nam
Từ năm 1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất toàn vẹnlãnh thổ, cách mạng nước ta chuyên sang giai đoạn mới: giai đoạn cả nước độc lập,thống nhất và làm nhiệm Vụ chiến lược duy nhất là tiễn hành cách mạng xã hội chủnghĩa, tiễn nhanh, tiễn mạnh, tiễn vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” Tuy nhiên, thực
tế lúc bấy giờ, sau thời gian dài chiến tranh, nền kinh tế của nước ta đã bị tàn phánặng nề, chủ yếu là sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc Cơ cau kinh tếmang đặc trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu, mất cân đối nặng nè trên nhiềumặt, chưa tạo được tích lũy dự trữ, còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài, chủ yếu là cácnước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô Cơ chế quản lý, tập trung quan liêu bao
cấp dé lại nhiều hậu quả tiêu cực, nền kinh tế hoạt động với hiệu quả thấp.
Với thực trạng nền kinh tế xã hội như vậy, để thực hiện được nhiệm vụ khôiphục và phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Dang lần thứ IV năm 1976 đã khang định:
“Phát triển quan hệ kinh té với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủquyên và các bên cùng có lợi Thông qua các quan hệ quốc té mà tranh thủ kỹ thuậttiên tiến.” Thực hiện chủ trương này cua Dang, ngày 18 tháng 4 năm 1977, Hộiđồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115-CP kèm theo bản Điều lệ về đầu tưcủa nước ngoài ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là văn bản quy
p9 Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, ngày 20
tháng 12 năm 1976.
Trang 21phạm pháp luật đầu tiên quy định về khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Theo Điều | của Điều lệ đầu tư nước ngoài năm
1977, Chính phủ Việt Nam “hoan nghênh việc dau tư của nước ngoài ở Việt Namtrên nguyên tac tôn trọng độc lập, chủ quyên của Việt Nam và hai bên cùng có loi”,không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư Trong bản Điều lệ ngắn gọn chỉ gồm 27điều này, những ưu đãi tài chính đã được thể hiện rõ ràng tại Điều 10, Điều 11 vàĐiều 12:
“Điều 10.- Bên nước ngoài dau tư vào các xí nghiệp hoặc công ty hỗn hophoặc các xí nghiệp tr doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, được hưởng nhữngquyên lợi sau đây:
4 Được chuyển nhượng về nước hoặc chuyển ra nước ngoài:
- Lợi nhuận ròng hàng năm sau khi đã nộp thuế và trích lập các quỹ dự trữ.Các quỹ dự trữ này bằng 5% lợi nhuận hàng năm của xí nghiệp hoặc công ty vàkhông quá 25% tổng số vốn dau tư
- Von thu hồi trong trường hợp được phép chuyển nhượng, giải thể xi nghiệp,hoặc do Chính phủ nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mua lại.
5 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích việcđâu tư lại ở Việt Nam Von dau tư lại ở Việt Nam được miễm giảm thuế lợi tức, tùytheo mức độ đâu tư lại và tùy theo ngành đâu tư
Điều 11.- Ngoài các quyên lợi ghi trong diéu 10, bên nước ngoài dau tư vàocác xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp được hưởng thêm những quyên lợi sau đây:
1 Được miễn giảm thuế lợi tức trong một số năm đâu kinh doanh, tùy theo
ngành kinh té, tùy theo địa ban hoạt động va tùy theo số vốn bỏ ra Việc miễn hoặc
giảm thuế này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam quyết định từng trường hợp va được ghi trong giấy phép dau tư
2 Có thể được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu một lan hoặc nhiêu lan đối vớicác thiết bị máy móc, dung cụ, phụ tùng nhập khẩu dé trang bị cho xí nghiệp hỗnhợp và đối với các nguyên liệu, vật liệu, v.v cân thiết cho hoạt động sản xuất của
Trang 22Điều 12.- Ngoài các quyên lợi ghi trong diéu 10, bên nước ngoài đầu tr vào xinghiệp tư doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu còn được hưởng các quyền lợi sauđây :
3 Được hưởng chế độ nhập khẩu tạm thời, không phải nộp thuế đối với cácmáy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,V.V can thiếtcho hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp
4 Được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm của xí nghiệp bản ra nướcngoài ”
Mặc dù thực tế, ké từ khi Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 có hiệu lực chođến khi Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 ban hành, trong suốt 10 năm đó, nhànước ta không cấp được giấy phép đầu tư nào theo trình tự, thủ tục quy định trongĐiều lệ đầu tư năm 1977”, song có thé coi Điều lệ này là những quy định pháp luậtđầu tiên về ưu đãi tài chính đối với đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho việc xây dựngLuật đầu tư nước ngoài năm 1987 — Đạo luật đầu tiên về đầu tư nước ngoài ở nước
ta, mở đường cho sự thu hút vôn đâu tư nước ngoài.
1.2.2.2 Pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài là mộttrong những quy phạm pháp luật dau tiên ở Việt Nam hướng tới nên kinh tế thịtrường
Sự ra đời của Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 là một bước đột phá vàonên kinh tế thị trường, đó là văn bản pháp lý đầu tiên trong hệ thống pháp luật ViệtNam tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài Trong bối cảnh củanên kinh tế kế hoạch tập trung, Điều lệ đầu tư năm 1977 đã tạo ra một môi trườngpháp lý đặc thù của một nền kinh tế tự do đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam Tại thời điểm năm 1977, hai năm sau ngày giải phóng miền nam, Đảng
và nhà nước ta bắt tay vào công cuộc củng cô và phát triển kinh tế, đội ngũ cán bộlúc bấy giờ chưa có kinh nghiệm làm kinh tế cũng như quản lý kinh tế, cộng thêm
cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp, với một đường lỗi kinh tế chỉ công nhận hai thànhphần kinh tế, đó là thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế Hợp tác xã Hơn nữa thểchê chính trị nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc mạnh dạn đưa ra một
?° Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép ghi nhận từ năm
1988 Nguôn: https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392 &idmid=3 &ItemID=13 100, truy cập ngày
19/06/2016.
Trang 23khung pháp lý như vậy là một sự cô gắng rất cao, một “tầm nhìn xa trông rộng” hơnnhiều so với một số nước xã hội chủ nghĩa khác Điều này cho thấy, tuy chưa đượccông nhận trong các văn kiện của Đảng, nhưng trên thực tế với Điều lệ đầu tư năm
1977 đã phần nào minh chứng cho tư duy lúc đó chúng ta đã nghĩ tới việc tận dụng
tư bản nước ngoài trong một khuôn khổ pháp lý nhất định để khôi phục và pháttriển kinh tế Điều lệ đầu tư năm 1977 đã lường trước và đề cập đến mọi mặt củaquá trình kinh doanh, tạo ra được khung pháp lý ban đầu cho hoạt động đầu tư nướcngoài Đây là những tiền đề cho những ý tưởng và là cơ sở cho những bước cải cách
để sau này, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã chủ yếu được xây dựng và hoànthiện trên cơ sở Điều lệ đầu tư năm 1977 Trong điều lệ này, nhà nước đã khuyếnkhích, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế trừ những ngành
bị cắm Điều đó thể hiện chủ trương cởi mở, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư củanước ta Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng có một số quy định đi trước so vớiHiến pháp năm 1980 như không quốc hữu hóa, thừa nhận kinh tế tư bản, tư nhân
1.2.2.3 Pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài có sựgiao thoa với những lĩnh vực pháp luật khác
Có quan điểm cho rằng, pháp luật đầu tư nước ngoài không thuộc một ngànhluật nào Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động đầu tư nướcngoài có sự tham gia của nhiều ngành luật, trong đó các ngành luật như Luật kinh
tế, Luật tư pháp quốc tế, Luật dân sự, Luật lao động, Luật đất đai đóng vai trò rấtquan trọng Nói cách khác, pháp luật đầu tư nước ngoài là nơi giao thoa của nhiềungành luật khác nhau như Luật kinh tế, Tư pháp quốc tế, Luật dân sự, Luật laođộng, Luật dat đai ”'
Là một bộ phận của pháp luật đầu tư nước ngoài, pháp luật ưu đãi tài chính đốivới đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thừa hưởng đặc điểm này Trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, pháp luật ưu đãi tài chính đối với nhà đầu tư nước ngoàikhông thé ton tại độc lập lâu dài, vì ké từ khi Luật đầu tư 2005 và tiếp đó là Luậtđầu tư 2014 có hiệu lực, đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước ngày càng xích lạigần nhau, có mặt bằng pháp lý chung Pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trựctiêp nước ngoài không chỉ thuân túy năm trong pháp luật vê đâu tư, mà còn có trong
?! Đỗ Nhất Hoàng (2002), Sự hình thành và phát triển của luật dau tư nước ngoài trong hệ thong pháp luật
Việt Nam, Luận án Tiên sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Trang 24các quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, LuậtThuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.2.2.4 Nguồn của pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nướcngoài hết sức phong phú
Nguồn của pháp luật ưu đãi tài chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam khá đa dạng Ngoài các văn bản pháp luật quy định về đầu tư,còn có các văn bản pháp luật thuế, pháp luật về xuất khâu, nhập khâu chưa kénhững pháp luật chuyên ngành có liên quan đến ngành nghề được ưu đãi đầu tư.Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi tài chính có một bộ phận cau thành là một SỐ lượnglớn các điều ước quốc tế có liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngoài mà Việt Nam
kí kết hoặc gia nhập, như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, các Hiệpđịnh song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hailần, Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ Các thỏa thuận trong các điều ướcquốc tế mà nhà nước Việt Nam ký kết, tham gia hay thừa nhận đều thể hiện ý chícủa nhà nước và khi áp dụng đối với việc ưu đãi tài chính với các nhà đầu tư trựctiếp nước ngoài đều có giá trị bắt buộc thi hành như các quy phạm pháp luật trongnước Các ngành luật khác cũng có thể có bộ phận cau thành là các điều ước quốc
tế, song ít ngành có được số lượng nhiều và phổ biến như pháp luật đầu tư nướcngoài (trong đó có các quy định pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếpnước ngoài) Các nhà đầu tư nước ngoài coi các điều ước quốc tế này là cơ sở pháp
lý quan trọng dé đảm bảo trước tiên là thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ, sau đó
để chắc chắn rằng những ưu đãi họ được nhận sẽ được đảm bảo thực hiện chứkhông chỉ là lời hứa suông.
1.2.3 Vai trò của pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên tính thượng tônpháp luật rat được dé cao trong cuộc sông Pháp luật là phương tiện dé thế chế hóanhững đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thựchiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội Pháp luật là phương tiện dé nhà nướcquản lý mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhànước.
Trang 25Pháp luật về ưu đãi tài chính là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luậtViệt Nam, nên cũng có vai trò của pháp luật nói chung Bên cạnh đó, do những đặcđiểm của pháp luật về ưu đãi tài chính đã phân tích ở trên, mà pháp luật về ưu đãiđầu tư nói chung và ưu đãi tài chính nói riêng có những vị trí và vai trò quan trọngnhất định mà những ngành luật khác không có Pháp luật ưu đãi tài chính có vị tríkhác biệt như vậy, vừa do xuất phát từ nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lýcủa Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa do yêu cầu khi hội nhập kinh tếkhu vực, hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3.1 Pháp luật wu đãi tài chính góp phan thúc day việc thiết lập và pháttriển moi quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, dân tộc khác
Sở dĩ nói pháp luật ưu đãi đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính nóiriêng có vai trò quan trọng trong việc thiết lập và phát triển mỗi quan hệ hữu nghịgiữa các quốc gia, dân tộc, bởi lẽ, bản thân việc đầu tư trực tiếp nước ngoài đã gópphần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoàiđóng vai trò quan trọng trong việc gan kết giữa các quốc gia đầu tư và quốc gia tiếpnhận đầu tư Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài đã góp phần giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế với cácnước, tạo điều kiện thuận loi dé nước ta gia nhập vào các tô chức kinh tế khu vực vàtoàn cầu như: gia nhập ASEAN, ký hiệp định khung với Liên minh châu Âu, Hiệpđịnh thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốcgia/vùng lãnh thổ; Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản hay mới đây nhất
là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Thông qua hợp tác đầu tư nước
ngoài, Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển quan hệ
hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thé giới
Trong bối cảnh “thé giới phẳng” hiện nay, phạm vi các mối quan hệ hợp tácgiữa các quốc gia, khu vực ngày càng đa dạng cả về phạm vi, tính chất lẫn hìnhthức Dé có được sự hợp tác lâu dài giữa những quốc gia khác biệt về địa lý, théchế, tôn giáo, tất cả những mối quan hệ này phải được thiết lập dựa trên cơ sở phápluật, không chỉ pháp luật quốc tế mà còn pháp luật của mỗi quốc gia Chính vì vậy,
hệ thong pháp luật của mỗi quốc gia hiện nay không chỉ là những quy phạm phápluật quy định và điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến các chủ thể phápluật trong phạm vi lãnh thé minh, mà còn là những quy phạm pháp luật quy định vàđiêu chỉnh các quan hệ có liên quan đên các cá nhân, tô chức nước ngoài Pháp luật
Trang 26ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài điều chỉnh các quan hệ xã hội cóliên quan đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư tại Việt Nam Phápluật đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính nói riêng là công cụ quan trọngtạo ra môi trường pháp lý an toàn cho việc mở cửa nền kinh tế, tạo hành lang pháp
lý an toàn cho các tô chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam Pháp luật ưuđãi tài chính là “sự hứa hẹn” được ghi nhận công khai, minh bạch trên các văn bảnpháp luật mà nhà nước Việt Nam dành cho các nhà đầu tư, tạo ra niềm tin, là cơ sở
đê mở rộng môi quan hệ hữu nghị với các quôc gia, vùng lãnh thô khác.
1.2.3.2 Pháp luật ưu đãi tài chính góp phần quan trọng vào việc nâng caohiệu quả hoạt động đâu tư nước ngoài tại Việt Nam
Mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta chỉ có thể đi đúng hướngnếu pháp luật ưu đãi đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi tài chính nói riêng phảnánh đúng các quy luật kinh tế khách quan trong điều kiện mới của nên kinh tế nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước Pháp luật
ưu đãi tài chính có vai trò nhất định trong việc thúc đây nền kinh tế phát triển mộtcách đồng bộ, vững chắc trong những năm qua
Thứ nhất, pháp luật ưu đãi tài chính tạo cơ sở cho việc xác lập những nguyêntắc pháp lý cơ bản bảo đảm cho sự vận hành của hoạt động đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam có hiệu quả.
Có thể nói, đây là vai trò quan trọng, phản ánh những đòi hỏi khách quan của
sự phát triển các quan hệ đầu tư nước ngoài được thê chế hóa, hình thành nhữngnguyên tắc pháp lý xuyên suốt, chi phối sự vận hành của cơ chế quản lý đầu tư nướcngoài cũng như đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của các quan hệ đầu tư nướcngoài Mặc dù nền kinh tế thị trường có những nguyên tắc cơ bản như tự do kinh
doanh, khuyến khích cạnh tranh , song với vị thế là một đất nước đang cần thu hút
vốn đầu tư, sự ưu đãi nhất định đối với các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, saocho các bên cùng có lợi Một khi những nguyên tắc, ưu đãi này được thé chế hóathành những vấn đề pháp lý thì nó trở thành những tiêu chí cho sự lựa chọn hệthống các giải pháp, công vụ dé tác động lên hoạt động dau tư nước ngoài, làm cho
hoạt động này không thoát ly trật tự hình mẫu mà mình đang vươn tới và đem lại
những kết quả khả quan cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trang 27Thứ hai, pháp luật ưu đãi tài chính xác lập môi trường an toàn cho sự xuấthiện của các quan hệ đầu tư nước ngoài, đảm bảo các quan hệ đó được điều chỉnhtrong trật tự.
Moi sự hợp tác, các mối quan hệ chỉ có thé phát triển trong một môi trườngchính trị, kinh tế, xã hội ôn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau Các quy định về bảođảm đầu tư trong pháp luật đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo niềm tin cho các nhàđầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư an toàn, ôn định ở Việt Nam Bên cạnh việcquy định các hình thức đầu tư, phương thức đầu tư đa dạng, thông thoáng thì cácquy định về ưu đãi tài chính được thiết lập khá rõ ràng dé thu hút tôi da đầu tư nướcngoài vào Việt Nam.
Thứ ba, pháp luật ưu đãi tài chính là vũ khí cạnh tranh thu hút đầu tư nướcngoài.
Do thường được sử dụng trong việc thúc day các hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài nên pháp luật về ưu đãi tài chính là yếu tố quan trọng trong việc cạnhtranh nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của mỗi quốc gia Sự cung (cung cấpnguồn vốn của các nhà đầu tư) ít hơn so với sự cầu (nhu cầu được đầu tư của cácnước) Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, môi trường dau tư ở các nước luôn đượccải thiện Hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển hay các nước trongkhu vực như Thái Lan, Indonesia đều có sự b6 sung, sửa đổi nhiều quy định phápluật dé thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Do đó, pháp luật ưu đãi tài chính tại Việtnam cũng luôn phải vận động, hoàn thiện dé thu hút đầu tư nước ngoài, phát triểnkinh tế hơn nữa
1.2.3.3 Pháp luật uu đãi tài chính chuyển hóa các quy phạm điều ước quốc tếvào pháp luật quốc gia trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh té quốc tế của ViệtNam
Về nguyên tắc, các quy phạm điều ước quốc tế luôn luôn được tôn trọng khicác quy phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia chưa kịp chuyênhóa vào pháp luật quốc gia hay khi có sự xung đột pháp luật Khoản 3 Điều 2 Bộluật dân sự 2005 quy định: “5ô luật dan sự được ap dụng đối với quan hệ dân sự cóyếu tô nước ngoài, trừ trường hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên có quy định khác.” Hay Khoản 4 Điều 4 Bộ luật dân sự
2015 còn quy định rõ ràng hơn: “7zưởng hợp có sự khác nhau giữa quy định cua Bộ luật này và điểu ước quốc tê ma Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Trang 28về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.” Khoản 3 Điều 4Luật đầu tư 2014 cũng quy định: “7rường hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật nàythì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.” Quy định này được đặt ra trongtrường hợp Việt Nam đã tham gia, kí kết một điều ước nào đó nhưng chưa kịp sửađổi bố sung quy phạm pháp luật tương ứng Tuy nhiên, hầu như mỗi lần sửa đổi, bốsung pháp luật ở nước ta đều dựa trên tinh thần tương thích với các điều ước này.
1.2.3.4 Pháp luật ưu đãi tài chính góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước trong hoạt động đâu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Nhà nước ta thực hiện quyền quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài bằng pháp luật theo đường lối, chính sách của Đảng Pháp luật là phương tiệnquan trọng nhất, có khả năng triển khai những chủ trương này một cách nhanhchóng, đồng bộ trên quy mô rộng Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là quan hệhoàn toàn mang tính chất của nền kinh tế thị trường, nên nó không tránh khỏi nhữngyếu tố như chú trọng đến lợi nhuận tối đa, không chú ý tới lợi ích xã hội, khôngquan tâm đến định hướng phát triển kinh tế Việc xác lập những ưu đãi tài chínhđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động này
đòi hỏi sự hoạt động tích cực của các cơ quan có thâm quyền, nhăm tạo ra một cơ
chế đồng bộ thúc đây quá trình đầu tư nước ngoài phát triển đúng hướng của nềnkinh tế, mang lại hiệu quả cao Từ đó, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trựctiếp nước ngoài ra đời với yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội về ưu đãi tài chínhđối với đầu tư trực tiếp nước ngoải, đồng thời cũng tác động trở lại làm cho các ưuđãi tài chính phát sinh, phát triển theo hướng có lợi Pháp luật ưu đãi tài chính đốivới đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo cơ sở cho việc xác lập những nguyên tắc pháp lý
cơ bản đảm bảo việc ưu đãi tài chính cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
có hiệu quả Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài xác lập môi trường an toàn cho những ưu đãi tài chính, đảm bảo các ưu đãi tàichính được điều chỉnh trong trật tự Ngoài ra, pháp luật ưu đãi tài chính đối với đầu
tư trực tiếp nước ngoài góp phần điều chỉnh các quan hệ đầu tư trực tiếp nướcngoài, loại bỏ những yếu kém của cơ chế cũ Sự điều chỉnh này được thể hiện ở cảhai hướng, một mặt điều chỉnh các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khácbảo đảm các quan hệ đó phát triển Quá trình xây dựng pháp luật ưu đãi tài chínhđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra theo hai hướng: một mặt, khái quát hóa
Trang 29các quan hệ đầu tư cơ bản phát sinh trong hoạt động ưu đãi tài chính đối với nhàđầu tư nước ngoài, mặt khác phải dự báo những quan hệ tất yếu sẽ phát sinh để cóphương án điều chỉnh Do đó, pháp luật ưu đãi tài chính góp phần giúp Nhà nướcquản lý các hoạt động đầu tư, khai thác được các vai trò tích cực và hạn chế nhữngtiêu cực của quá trình di chuyên tư ban này.
Trang 30Chương 2
THUC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP
LUAT VE UU DAI TAI CHINH DOI VOI DAU TU TRUC TIEP
NUOC NGOAI TAI VIET NAM
2.1 Thực trạng pháp luật về wu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam
2.1.1 Những thành công của pháp luật wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam
2.1.1.1 Pháp luật hiện hành về wu đãi tài chính đối với đâu tư trực tiếp Hướcngoài tại Việt Nam góp phan xóa bỏ ranh giới ưu đãi giữa dau tư trong nước vàdau tu nước ngoài
Trước đây, nham thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Chính phủ nước taluôn dành cho nhà đầu tư nước ngoài những ưu đãi lớn hơn về cả phương diện đầu
tư nói chung và phương diện tài chính nói riêng so với nhà đầu tư trong nước.Trước khi Luật đầu tư 2005 ra đời, các ưu đãi tài chính đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài chủ yếu được quy định tại Luật đầu tư nước ngoài, vì vậy mức chênh lệchtrong ưu đãi áp dụng đối với hai loại chủ thé đầu tư nói trên thé hiện ngay trong cácquy định của Luật đầu tư nước ngoài Điều 26 Luật đầu tư nước ngoài 1987 quyđịnh: “Xí nghiệp có vốn dau tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanhtrên cơ sở hợp dong nop thuế loi tức từ 15% đến 25% lợi nhuận thu được ” Trên cơ
sở quy định này, Nghị định số 139-HĐBT ngày 5 tháng 9 năm 1988 của Hội đồng
bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phân ra bamức thuế lợi tức đối với xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nướcngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng như sau: Trườnghợp đặc biệt cần khuyên khích đầu tư áp dụng “ndp thuế lợi tức với thuế suất từ10% đến 14% lợi nhuận xí nghiệp thu duoc”, trường hợp ưu tiên nộp thuế lợi tứcvới thuế suất “tr 15% đến 20% lợi nhuận thu được” và trường hợp phô thông nộpthuế lợi tức với thuế suất “nr 21% đến 25% lợi nhuận thu được” Tuy thuộc vàolĩnh vực đầu tư, quy mô von đầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thờigian hoạt động, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thé miễn thuế lợitức cho xí nghiệp liên doanh trong một thời gian tối đa là hai năm, kể từ năm bắt
?? Điểm a Khoản | Điều 75 Nghị định số 139-HĐBT ngày 5 tháng 9 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng quy
định chi tiét viéc thi hanh Luat dau tu nước ngoài tại Việt Nam
°3 Điểm a,b Khoản 1 Điều 73 Nghị định số 139-HDBT
Trang 31đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 nămtiếp theo” Đối với những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư, xí nghiệpliên doanh được miễn thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm và giảm 50% thuếlợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo kể từ khi xí nghiệp bat đầu kinhdoanh có lãi” Trong khi đó, mức thuế lợi tức của doanh nghiệp có vốn đầu tư trongnước được quy định tại Điều 10 Luật thuế lợi tức 1990:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến, nộpthuế lợi tức theo thuế suất ồn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quy định sau đây:1- Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khi, hoá chat cơ bản,phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản, thuỷ sản;xây dựng, van tải: 30%.
2- Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác:40%.
3- Thương nghiệp, ăn uống, dich vụ các loại: 50% ”
Mức thuế suất chênh lệch giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp cóvon đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục, khi năm 1997, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
1997 ra đời, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanhtrong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%“ còn Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp ở mức 25% lợi nhuận thu được”
Về ưu đãi thuế, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vốn đầu tư trong nước mớithành lập được giảm 50% thuế lợi tức thêm từ một đến hai năm; riêng đầu tư vàovùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác, được miễnthuế lợi tức thêm từ một đến hai năm, giảm 50% thuế lợi tức thêm từ một đến nămnăm và giảm 50% thuế doanh thu thêm từ một đến hai năm Ÿ So sánh với đầu tưtrong nước, mức thuế lợi tức các doanh nghiệp trong nước phải đóng cao hơn so vớimức thuế lợi tức của những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Thậmchí, trong những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có sự phânbiệt ưu đãi tài chính khác nhau Trong Luật Đầu tư nước ngoài 1987 có sự phân biệt
? Điều 27 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
°° Điểm b Khoản 1 Điều 75 Nghị định số 139-HDBT
? Khoản 1 Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
? Điều 38 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
? Khoản 1 Điều 10 Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994
Trang 32chế độ ưu đãi giữa xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong
đó xí nghiệp liên doanh được hưởng ba ưu đãi tài chính mà xí nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài không được hưởng, đó là: được miễn, giảm thuế trong vài năm đầu(Điều 27, 28); trong trường hợp đặc biệt được hưởng khung thuế loi tức giảm tới10% lợi nhuận thu được (Điều 28), được chuyên lỗ của năm trước sang các năm sau(Điều 27) Sở dĩ có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp có von đầu tư nướcngoài này là bởi, mục đích chính của Nhà nước ta khi ban hành Luật đầu tư nướcngoài 1987 là khuyến khích việc thành lập hình thức xí nghiệp liên doanh (có phầnvốn góp của bên Việt Nam), qua đó có thé học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộngthị trường, đồng thời cũng thông qua bên Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh dégiám sát, kiểm tra hoạt động của xí nghiệp Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thờigian đầu thi hành pháp luật đầu tư nước ngoài, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốnthành lập xí nghiệp liên doanh vì chưa quen thị trường, muốn cùng bên Việt Namliên doanh để cùng chia sẻ rủi ro và lo các thủ tục hành chính Sau này, nhiều nhàđầu tư nước ngoài, nhất là những người đã quen thị trường Việt Nam lại có xuhướng thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài để tự do kinh doanh hơn Tuynhiên, nếu nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức thành lập xí nghiệp 100% vốnnước ngoài thì lại không được hưởng những ưu đãi tài chính như xí nghiệp liêndoanh, gây băn khoăn cho các nhà đầu tư nước ngoài Cho đến ngày 23 tháng 12năm 1992, Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam 1992 đã bổ sung vào cuối Điều 27 một đoạn theo tinh thần cho xí nghiệp100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi về thuế lợi tức như xí nghiệp liên doanh
Sự sửa đổi này có ý nghĩa, phải có mức độ ngang bằng nhất định về ưu đãi tài chínhgiữa các chủ thể đầu tư, loại hình đầu tư mới mang lại cảm giác an toàn cho nhà đầu
tư Sự đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được quy địnhtại các Luật khác nhau dẫn đến việc nhà đầu tư trong nước thường cho rằng nhà đầu
tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi hơn thông qua quy định về ưu đãi tài chính,ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài lại cho rằng các nhà đầu tư trong nước đượctrợ cấp nhiều hơn Phó giáo sư Kenko (Trường Đại học tổng hợp Hiroshima, NhậtBản) nhận xét, với cơ cau một bộ luật đầu tư duy nhất như của Campuchia,Singapore hoặc không có đạo luật riêng về đầu tư nước ngoài như của Thái Lan,Malaysia, Philippine thì gây ấn tượng tốt hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài về sựđối xử công bang so với cơ cấu luật đầu tư nước ngoài riêng rẽ của Việt Nam Mặc
dù luật Việt Nam trên thực tê đôi xử với người nước ngoài có những ưu đãi khuyên
Trang 33khích hơn đối với các nhà đầu tư trong nước nhưng Việt Nam đưa ra rất nhiều yêucầu thực hiện nghĩa vụ không hợp lý, ví dụ nghĩa vụ xuất khẩu ít nhất 80% sảnphẩm đề đổi lay mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi”, rõ rang đi ngược lại xuhướng tự do hóa của thế giới Hầu như các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khôngđược đầu tư vào những gì họ quan tâm, hoặc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam họ sẽthấy khó chịu đối với các chính sách tùy tiện của Chính phủ Do vậy, cần phải cómột luật đầu tư nước ngoài rõ ràng để xóa bỏ đi hình ảnh về rủi ro chính trị và đểgia nhập kỷ nguyên WTO””.
Nham cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sựthống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo một sân chơi bình đắng, khôngphân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiệnthuận lợi dé thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn dau tư; đáp ứng yêu cầu hộinhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư,năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Dau tư và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước Khác cơ bản với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, Luật Đầu tư
2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt độngđầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tô chức và hoạt động của doanhnghiệp thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuếchuyên sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các nội dung mang tínhchất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp luật chuyên nghành điều chỉnh Thời kỳ nàyđánh dấu cột mốc mọi ưu đãi tài chính áp dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoai
và đầu tư trong nước là như nhau Ví dụ, về thuế thu nhập doanh nghiệp Trước đây,những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoàituy khá lớn nhưng lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản khiến cho pháp luật về
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài phức tạp, khókhăn trong áp dụng, tạo cơ chế xin cho dẫn đến hiện tượng tiêu cực Trước nhữngbất cập này, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 được ban hành đã thống nhấtcác điều kiện và mức miễn giảm thuế cho cả đầu tư trong nước lẫn ngoài nước ởmột văn bản luật duy nhất Quy định này đã đảm bảo tính thống nhất, thuận tiện cho
? Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 18-CP của Chính phủ ngay 16 tháng 4 năm 1993 quy định chỉ tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
30 Luong Thi Kim Dung (2004), Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư nước ngoài khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thé giới, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, trang 15.
Trang 34áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong ưu đãi, miễn giảm thuế đồng thờinâng cao tính công bang giữa khu vực đầu tư có vốn nước ngoài và khu vực dau tưcủa nhà đầu tư trong nước trong quyền được hưởng những ưu đãi của nhà nước vềthuế Hơn nữa, quy định “Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng
uu đãi thuế, mức miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ dé đăng kỷ với cơ quan thuế vathực hiện khi quyết toán thuế.” (Điều 21 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003) đã
khắc phục được cơ chế “xin cho” trước đây, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước
ngoài phát huy quyền chủ động của mình khi thực hiện pháp luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp Có thé khang định, những quy định mới về ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 là một bước tiến lớn sovới các quy định của pháp luật trước đây, góp phần không nhỏ làm nên sức hấp dẫncủa thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư quốc tế
Tuy nhiên, sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực thi hành, một SỐ đạo luật liênquan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được ban hành hoặc sửa đôi (như LuậtChứng khoán, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thuế thunhập doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh batđộng sản ) Trong bối cảnh đó, Luật Đầu tu cần được xem xét sửa đôi dé xác định
rõ nguyên tắc áp dụng giữa các Luật nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thốngpháp luật về đầu tư, trong đó có các quy định liên quan đến ưu đãi tài chính đối vớihoạt động đầu tư Vì vậy, Luật đầu tư 2014 ra đời, tiếp nỗi những quy định của Luậtđầu tư 2005, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư bìnhđăng, thuận lợi và minh bạch hơn nữa để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trongnước và đầu tư nước ngoài Theo Điều 15 Luật Đầu tư 2014, có ba hình thức ápdụng ưu đãi đầu tư, áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nướcngoài là: Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuếsuất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khâu
dé tạo tài sản có định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Miễn,giảm tiền thuê dat, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất Cũng theo Điều 15, đối tượngđược hưởng ưu đãi đầu tư gồm: Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; Dự
án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồngtrở lên, thực hiện giải ngân tối thiêu 6.000 tỷ đồng trong thời han 3 năm kể từ ngàyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư; Dự
án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; Doanh nghiệp công
Trang 35nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ Ưu đãiđầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng Mức ưu đãi
cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật vềthuế và pháp luật về đất đai Điều 16 quy định cụ thé các ngành, nghề ưu đãi đầu tư
và địa bàn ưu đãi đầu tư gồm địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế Không chỉ Luật đầu tư 2014 mà Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng có những quy định rõ ràng về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp, chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể ưuđãi về thuế suất (Điều 13), ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế (Điều 14),Chuyên lỗ (Điều 16) Luật Thuế xuất khâu, nhập khẩu 2005 cũng có quy định cáctrường hợp được miễn thuế (Điều 16), giảm thuế (Điều 18), hoàn thuế (Điều 19).Luật Thuế xuất khẩu, nhập khâu 2016 vẫn giữ nguyên mục lục điều về ưu đãi nhưluật năm 2005, nhưng có sự tiếp cận sâu hon, chi tiết hơn những loại hàng hóa đượcmiễn thuế Tóm lại, Luật đầu tư 2014 và các luật liên quan như Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ hoàn thiện cơ chế ưu đãi đầu tưnói chung và ưu đãi tài chính nói riêng phù hợp với cam kết của Việt Nam về mởcửa thị trường và tự do hóa đầu tư theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kếthoặc công nhận Ông Đặng Xuân Quang, Cục phó Cục đầu tư nước ngoài — Bộ Kếhoạch và Đầu tư tại hội thảo “Uu đãi đâu tư với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp:nghiên cứu từ Diéu tra công nghiệp tại Việt Nam” tô chức tai Hà Nội ngày26/6/2014 đã nhận định, hệ thong ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự phát triểnngày càng phù hợp với hội nhập, phát triển theo hướng bình đăng giữa trong nước
3! Phương Anh (2014), “Chính sách ưu đãi đầu tư không nên “gánh” quá nhiều trách nhiệm”, Kinh tế va dự
báo, tại dia chỉ http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/92-6 1 1 trach-nhiem.html, truy cập ngày 20/06/2016
Trang 36-chinh-sach-uu-dai-dau-tu-khong-nen-ganh-qua-nhieu-động sản xuất kinh doanh giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.Các nhà đầu tư trong nước phải tự thay đổi cơ chế quản ly, chất lượng sản phẩm,dich vụ, thúc day đổi mới và chuyên giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất;phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao sức cạnh tranh, còn với các nhàđầu tư nước ngoài, các quy định pháp luật ưu đãi tài chính mang lại cho nhiều cơhội lựa chọn đê việc đâu tư có tính hiệu quả hơn.
2.1.1.2 Pháp luật về wu đãi tài chính đối với dau tư trực tiếp nước ngoài taiViệt Nam góp phan thực hiện mục tiêu của nhà nước trong thu hút vốn đầu tư nướcngoài
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015 cho biết: Khoảng nửa sốdoanh nghiệp có von đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước khi lựa chọn Việt Nam, đãtừng cân nhắc đầu tư vào nước khác (chủ yếu là Trung Quốc (27,9%), Thái Lan(21,2%) và Indonesia (12,6%)) Tỷ lệ cân nhắc các quốc gia này đều tăng so vớinăm 2014 và gần gấp đôi mức năm 2013 Trong số nhà đầu tư nước ngoài đang cânnhắc quốc gia đầu tư, 83% đã chọn Việt Nam thay vì chọn các quốc gia khác, trongkhi chỉ có 17% đầu tư vào Việt Nam như một phần của chiến lược đầu tư đa quốcgia Khi so sánh Việt Nam với các nước khác đang cân nhắc đầu tư, Việt Nam tiếptục được đánh giá tốt ở các lĩnh vực như: mức thuế suất thấp hơn, nguy cơ bị thuhồi tài sản thấp, khả năng tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách có ảnhhưởng trực tiếp tới họ cao hơn và bat 6n chính sách thấp hơn”
Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 chỉ ra rằng, cho tới nay, phầnnhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nhận được ưu đãi tài chính vàđược coi như nguồn không thể thiếu dé hoạt động tại quốc gia sở tại Một số ưu đãi
có thé ké đến bao gồm thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấpđầu tư hay điều chỉnh cho khấu hao nhanh và miễn thuế đặc biệt cho nhập khâu vacác loại thuế gián thu khác ” Bên cạnh những dữ liệu về tầm quan trọng của dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh và tần suất dich vụ được cung cấp cho các doanh nghiệp có vondau tư trực tiép nước ngoài, Báo cáo cũng cũng đưa ra các thông tin vê chat lượng
3 Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam- VCCI & Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID/ Việt Nam (2016), Chi số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015- Hồ sơ 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, trang 14-15,
tại địa chỉ http://pcivietnam.org/tailieu/Ho%20s0%2063%20tinh,%20thanh%20pho%20VN.pdf, truy cập
ngày 25/06/2016.
3 Báo cáo đâu tư công nghiệp Việt Nam 2011 — Tìm hiểu tác động của dau tư trực tiếp nước ngoài trong phat triển công nghiệp, trang 163
Trang 37những dịch vụ này theo cảm nhận của các doanh nghiệp có von đầu tư trực tiếpnước ngoài Nhìn chung doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao nhất chất lượngdịch vụ mảng thông tin về thuế và các ưu đãi, các thủ tục và quy định pháp lý,ngược lại, đứng cuối cùng là chất lượng dịch vụ nâng cấp còn thấp, tuy rằng vẫnhữu dụng Không có dich vụ nào bị đánh giá không hữu ích''.
437 412
5 2 3 4 , 13g
mz "5
Cấp vấn Uu đãi về Trợ cấp tiến thuê Cơ sở hạ tang Uu đãi khác
tải chính mướn và daotao chuyên dụng
nhân công
I Tiếnnhặn ưu đãi I Tam quan trạng
Hình 2: Tiếp nhận wu đãi và tam quan trọng của chúng theo phản hồi củadoanh nghiệp có von dau tư nước ngoài Báo cáo dau tu công nghiệp Việt Nam
2011 Hình 4.18, trang 165
3 Báo cáo dau tư công nghiệp Việt Nam 2011 — Tim hiểu tác động của dau tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, trang 170
Trang 38|Tạo thuận lợi trong việc xây dựng
|
Giai đoạn gia nhập thị trường Tạo thuận lợi cho việc dang ký doanh nghiệp, cấp phép
Thông tin về thủ tục và quy định pháp lý
|2.24
|
Thông tin và đối tác chiến lược tiếm nang
Thông tin về thuế doanh nghiệp và ưu đãi của chính phủ |2.39
Thông tin về việc sẵn cỏ cơ sở hạ tang hỗ trợ
Các chính sách ưu đãi tài chính đã được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và ngàycàng phù hợp hơn với quá trình đầu tư trong nước và xu hướng hội nhập quốc tế
Các ưu đãi miễn giảm cùng tính minh bạch rõ ràng, bình đăng, dễ hiểu, dễ thực hiện
đang góp phần hình thành nên một môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn, được thêhiện cụ thé qua từng loại ưu đãi tài chính như sau:
e Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong từng giai đoạn phát triển, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phantạo môi trường pháp lý công bằng, bình đăng giữa các đối tượng, phù hợp với thông
lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong vàngoài nước, phát huy tốt vai trò định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọngchuyền dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đây pháttriển sản xuất kinh doanh và thúc day tăng trưởng kinh tế, tao cơ sở vững chắc chonên kinh tế phát triển bền vững
Sau gần 30 năm thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh cảicách các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, việc Quốc hội Việt Namnhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp môitrường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nước trongkhu vực và trên thế giới Cụ thể, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 có thuế
Trang 39suất là 32%; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 điều chỉnh giảm từ 32% xuống28% áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp; Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp 2008 tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 28% xuống 25% và Luật Thuế thunhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 tiếp tục được giảm sâu theo lộ trình áp dụng
từ 1/1/2014 từ 25% xuống 22%, từ 1/1/2016 giảm tiếp từ 22% xuống 20% Cònthuế suất áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 1/1/2014 giảm từ 25% xuống20%, từ 1/1/2016 giảm tiếp từ 20% xuống 17%
Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004, với mục tiêu đây mạnh thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài đã dành mức ưu đãi cao hơn hăn cả thuế suất, thời gian miễn thuế,giảm thuế so với khu vực doanh nghiệp có vốn dau tư trong nước Từ năm 2004 đếnnay, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đăng nhưcác nhà đầu tư trong nước Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 là một trongnhững văn bản luật đầu tiên thiết lập chế độ đối xử bình đăng giữa các thành phầnkinh tế, đặc biệt xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trongnước, góp phan tạo lập cơ sở pháp ly đáp ứng điều kiện gia nhập WTO, tạo bướctiễn mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thúc đây cạnh tranh lành mạnh,
tạo lập môi trường đầu tư bình đăng, thuận lợi và hấp dẫn hơn Theo đó chính sách
thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 vàcác văn bản hướng dẫn đã quy định áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp và mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp Trước đây, những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu
tư nước ngoài tuy khá lớn, song lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản khiếnviệc áp dụng khó khăn, cơ chế “xin cho” tạo kẽ hở cho hiện tượng tiêu cực Việcthống nhất các điều kiện và mức miễn giảm về thuế cho cả nhà đầu tư trong nước vànước ngoài trong một văn bản luật duy nhất — Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2003 đã đảm bảo tính thong nhất, thuận tiện cho áp dụng, nâng cao tính công banggiữa khu vực đầu tư có vốn nước ngoài và khu vực đầu tư của nhà đầu tư trongnước trong quyền được hưởng những ưu đãi của nhà nước về thuế Hơn nữa, quyđịnh “ Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, mứcmiễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ dé đăng ký với cơ quan thuế và thực hiện khi quyếttoán thuế.” đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài phát huy quyền chủ động3” Điều 21 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003
Trang 40của mình khi thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng thời sau khiLuật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 có hiệu lực thi hành thì các quy định vềthuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đãđược bãi bỏ, điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việckhuyến khích đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Tiếp đó, việc cải cách chính sách ưu đãi thuế tại Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện từ 01/01/2009 đến nay đã tạo sựchuyên biến tích cực trong phân bố nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnhvực dé khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc dé phát triển các vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực côngnghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạtầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc lĩnh vực
xã hội hoá Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 tiếp tục b6 sungthêm những trường hợp được ưu đãi, thời hạn ưu đãi °
e Ưu đãi thuế xuất khâu, thuế nhập khâu
Nhà đầu tư nước ngoài khi mang vốn ra nước khác đầu tư trực tiếp, thường
nhằm mục đích tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng những tiềm năng sẵn
có của quốc gia tiếp nhận dé sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, chi phí
thấp, mang lợi thế cạnh tranh về giá để có thể xuất khâu ngược trở lại thị trường
quốc gia họ hoặc đưa ra lưu thông trên thị trường thế giới Mặt khác, trong quá trìnhdau tư, nhà đầu tư phải nhập máy móc thiết bị để tạo tài sản có định, đồng thời phảinhập khẩu nguyên vật liệu dé sản xuất Do đó, khi đến dau tư ở quốc gia khác, thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn là một trong những sắc thuế được các nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài quan tâm
Trong gần ba mươi năm qua, sự phát triển mạnh của khu vực doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một trong những thước đo đánh giá sức hấp dẫncủa môi trường đầu tư của Việt Nam Ngoài việc góp phần quan trọng vào tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam, việc gia tăng xuất khâu của khối các doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu sản phẩm côngnghiệp của khu vực này là rất đáng kể Theo Tổng cục thống kê, với chủ trươngkhuyên khích khu vực có von đâu tư trực tiép nước ngoài hướng về xuât khâu đã tạo
3 Xem thêm Phụ lục 1: So sánh ưu đãi thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2003 đến 2016