1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kì học phần quan hệ kinh tế quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NUOC NGOAI VA CAC CONG TY XUYEN QUOC GIA
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Quỳnh, Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thị Ngọc Thi
Người hướng dẫn VŨ QUỲNH HƯƠNG
Trường học TRUONG DAI HOC CONG NGHE TP. HO CHI MINH
Chuyên ngành QUAN HE QUOC TE
Thể loại TIEU LUAN GIUA KI
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HỌ CHI MINH
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 9,41 MB

Nội dung

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp bố sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý và thị trường của nước tiếp nhận đ

Trang 1

NGANH QUAN HE QUOC TE

TIEU LUAN GIUA KI HOC PHAN QUAN HE KINH TE QUOC TE

DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI VA CAC

CONG TY XUYEN QUOC GIA

Giảng viên hướng dẫn

VŨ QUỲNH HƯƠNG

Thành viên Hoàng Thị Ngọc Quỳnh

Nguyễn Ngọc Phương Thư Nguyễn Thị Ngọc Thi

TP HÒ CHÍ MINH - 06/2023

Trang 2

MỤC LỤC

0).9:8.,10/960)01150).0000077 ÔỎ 0.9:8./10/987.916521100007.:+ Ô 070):8)/1098:1)).0.0/.000044››344 ,., PHẢN MỞ ĐẦU - th HH HH HH HH HH H1 HH HH ngu 1 1:90 0908))001 021177 .Ầ ,ÔỎ 2 CHUONG 1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDD VÀ VAI TRÒ CỦA FDI 2 1.1 Khái niệm, đặc điểm và bản chất - - - + + SnSnSọ xxx vn H* 2H He 2

1.2 Vai trò của FDÌ nh TH Ho HT TH Tà TH cà Tự ch nh 4 1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - c ncn Street 9 1.4 Tình hình thu hút EDI của Việt Nam trong thời kỳ đối mới - -. -<c- 12

CHƯƠNG 2 CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIÁ (TNC) c5 5c ‡cerserererre 18

2.1 Khái niệm công ty xuyên quốc gia + cọ HH ngư 19 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia - 21 2.2.1 Sự hình thành của các công ty xuyên quỐc gÌ4 -.- 21 2.2.2 Sự phát triển của các CON ty XUYEN QUOC BIC ce cecseseecscscsececscecsesesesssvecscsesesesceceeeceseses 23 2.3 Chién luge cia cdc cong ty xUyén QUéc Gia ccc ccscesececetesssesescsesesescsescececseateneseees 26 2.4 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia +2 tt ThS 31 2.4.1 Vai trò của TNCS trong thương mại thỂ gÌỞi à on H HH HH HH 31 2.4.2 Vai trò của TNCS đổi với đẦU TW QHỐC TẾ SG cọ HH nen 34 2.4.3 Vai trò của TNCs đổi với hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ 35 2.4.4 Phát triển nguồn nhân lực Và lAO VIỆC ÏỒNH ẶQQ Ăn HH HH TK KH KH gu ch kh nh 37

CHUONG 3 KHU VUC KINH TE TỰ DO (EE/Z) - 5-52 S31 2E E21213 1121x111 gret 38

Trang 3

DANH MUC TU VIET TAT

Việt

ngoài

7 MNES Multinational Enterprises Các doanh nghiệp da

quốc gia

Trang 4

Special economic zone

Cooperation and Development Build - Transfer - Operate

Build - Operate -Transfer

Build — Transfer

Export Processing Zone

Free Trade Area

Research & Development

Xây dựng — Vận hành — Chuyên giao

Xây dựng — chuyển giao Khu chê xuât

Hiệp định thương mại tự

do

Nghiên cứu và phát triển

Trang 5

DANH MUC BANG BIEU

Bang 1 Những dự án FDI da céng bo: Dau tu méi, M&As xuyén bién 10

gidi va hop đồng tài trợ dự án quốc tế - theo nhóm kinh tế,

2020-2021

toàn câu trong sản xuât quốc tê (tý đô la Mỹ, giá tri theo ty gia

hiện hành)

truyền thống, MNEs công nghệ và top MNEs kỹ thuật số

Bảng 6| Các chỉ số quốc tế hóa của 100 MNEs lớn nhất, thể giới và từ 38

các nước đang phát triển

Biểu đồ 1 | Dòng vốn FDI vào, toàn cầu và nhóm kinh tế, 2008-2021 3

Biêu đồ 2 | Dong von FDI vao, 20 nên kinh tê chủ nha hang dau, 2020 và 6

Biểu đô 8 | Sự phát triên của MNEs công nghệ trong bảng xếp hạng 100 33

MNEs hang dau cua UNCTAD, 2016 - 2021

Biểu đồ 9 | Những công ty chỉ tiêu vào R&D nhiều nhất thê giới năm 2020 37

Trang 6

DANH MỤC HINH ANH

Số hiệu Tên hình Trang

Hinh 2 | Bản đô quốc gia theo lượng vốn FDI đâu tư vào, sô liệu năm 4

2017

Hình 7 | Mạng lưới thương mại của Công ty Đông An Ha Lan, thé ky 18 24

Hình 9 | Nhà máy sản xuất của Intel tại Việt Nam 27

Hình II | Starbucks chỉnh phục thành công thị trường Trung Quốc bằng các | 28 chiên lược địa phương hóa

chia sẻ ảnh) với giá | ty USD nam 2012, giúp Facebook loại bỏ

đôi thủ và tiệp cận lượng người dùng trẻ của Instagram

Hình 14 | LVMH (Pháp) - tập doan hang xa xi hang dau the giới mua lại 31 Tiffany & Co (trang surc cao cap, MY) vao 1/2021 với giá 15.8 ty

USD

Hình 16 | Ba đặc khu kinh tế của Việt Nam (Các khu kinh tế tự do ở Việt Nam) 44

Trang 7

PHẢN MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp nước ngoải (FDI) và các công ty xuyên quốc gia (TN€) là hai

khái niệm có liên quan mật thiết với nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Đầu tư

trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh

tế quốc tế, giúp bố sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý và thị trường của nước tiếp nhận đầu tư Các công ty xuyên quốc gia là một đơn vị kinh doanh quốc tế có thể phối hợp và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở nhiều quốc gia khác nhau TNC thường là những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn và có ảnh hưởng đáng

kế đến nền kinh tế thé giới

Đối với Việt Nam, kê từ khi mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm

1987, Việt Nam đã thu hút hàng chục tỷ USD vốn đầu tư từ nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có nhiều công ty xuyên quốc gia và các công ty xuyên quốc gia lớn có tên tuổi FDI đã góp phần bố sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, tạo việc làm, mở rộng thị trường xuất khẩu và cải thiện cơ sở hạ tang cho Viét Nam Tuy nhién, FDI cũng mang lại những thách thức và bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam như phụ thuộc vào vốn và công nghệ nước ngoài, cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước, xu hướng chuyên dịch của dòng vốn FDI, toàn cầu hóa và biến đôi khí hậu Vì vậy, việc nghiên cứu FDI và TNCs là rất cần thiết đề đánh giá vai trò, tác động và các vấn đề liên quan của chúng ở Việt Nam

Bài tiểu luận nay sẽ nghiên cứu khải niệm, đặc điểm, vai trò và tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và của các tập đoàn đa quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Đồng thời đánh giá những điểm mạnh và thách thức của Việt Nam trong thu hút và quản lý FDI và TNC Mục đích của bài viết này đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam và

đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI để phát triển bền vững tại Việt Nam Qua đó, phân tích tác động tích cực và tiêu cực của chúng đối với nên kinh tế Việt Nam thông qua các số liệu thống kê và vi du

Đài tiếu luận này có các chương cụ thể gồm:

- _ Chương I1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vai trò của FDI: Giới thiệu về khái niệm, đặc điểm và bản chất của FDI Từ đó rút ra được vai trò, hình thức phát triển và sự thu hút của FDI theo từng đối tượng

- _ Chương 2: Các công ty xuyên quốc gia (TNCs): Tìm hiểu về khái niệm, lịch sử

hình thành, chiến lược Từ đó, đánh giá vai trò và hoạt động của TNC tại Việt Nam và nước ngoải

- _ Chương 3: Khu vực kinh tế tự do (FEZ) Khái quát khái niệm về Khu vực kinh

tế tự do và nhận xét về các Khu kinh tế tự do trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Trang 8

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức chủ

đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vào các dự án, nhằm giành quyền

điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà học đã bỏ vốn

Hinh 1: Hinh minh hoa FDI

T6 chire Thuong mai Thé gidi (World Trade Organisation - WTO) dinh nghia vé FDI như sau:

"Dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đâu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tt) cùng với quyền quan lý tài sản đó ”

Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt EDI với các công cụ tài chính khác

Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài

là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi

là "công ty mẹ” và các tài sản được gọi là "công ty con” hay "chi nhánh công ty”.” Trong những năm gần đây, hình thức này chiếm vị trí chủ yếu trong đầu tư quốc

H A

te

Trang 9

* Bản chất của FDI

Là sự đi chuyên của một khối lượng nguồn vốn kinh doanh đài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản Do đi kèm với đầu tư vốn là công nghệ và tri thức kinh doanh, nên hình thức này thúc đây mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước nhận đầu tư Các nước công nghiệp phát triển và các công ty xuyên quốc gia giữ vai trò chủ yếu trong sự vận động của nguồn vốn FDI trên thế giới

* Đặc điểm của FDI

- Chi dau tu tr quyét định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, lãi

lỗ Là hình thức khả thi và có hiệu quả cao, không có ràng buộc về chính trị,

không dé lai ganh nang ng nan trực tiếp cho nền kinh tế

- Chu đầu tư trực tiếp điều hành hoặc điều hành dự án đầu tư theo ty lệ góp vốn

- _ Vốn FDI bao gồm vốn góp đề hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ

sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án

- _ Thông qua FDI, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận vốn có thê thu được công

nghệ, kỹ thuật tiên tiễn và kinh nghiệm quản lý hiện đại

Biéu dé 1: Dong vốn FDI vào, toàn cầu và nhóm kinh tế, 2008-2021

(Đơn vị: tỷ USD va phan tram)

Trang 10

1.2 Vai trò của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đặc trưng nỗi bật của nền kinh tế thế giới hiện

đại, một yêu tố quan trọng thúc đây toàn bộ quá trình toàn cầu hóa FDI mang lại lợi ích

và rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư

Đôi với nước chủ đầu tư:

-_ FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước thực chất hoạt động như là chí nhánh của các công

ty mẹ ở chính quốc Thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có giá trị "đầu cầu" để thâm nhập, mở rộng các thị trường có triển vọng), các chủ đầu tư mở

rộng được thị trường tiêu thụ sản phâm của công fy mẹ ở nước ngoải, đồng thời

còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như có thê thông qua ảnh hưởng về kinh tế dé tác động chỉ phối đời sống chính trị nước chủ nhà Nói cách khác, EDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường của bên nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng thị trường triển vọng cho họ

- _ Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyên, các chỉ phí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, rút ngắn thời

gian thu hồi vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của

vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước Trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công nghiệp mới đã chuyên những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để giảm chỉ phí sản xuất Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phâm ở các nước sở tại cũng giúp cho các chủ đầu tư tư giảm chỉ phí vận chuyên hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị,

Hình 2: Bản đồ quốc gia theo lượng vốn FDI đâu tư vào, số liệu năm 2017

4

Trang 11

- FDI gitip cho các chủ đầu tư nước ngoài đôi mới cơ cầu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Thông qua EDI, các chủ đầu tư đã di chuyên một bộ phận sản xuất công nghiệp phần lớn là máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khẩu hao vô hình nhanh (trong xu hướng phát triển và đổi mới công nghệ sản phẩm ngày càng rút ngắn) sang các nước kém phát triển hon dé tiép tuc su dung, kéo dai thém chu ky sống của sản phâm, hoặc đề khấu

hao mau, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi

nhuận

-_ FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật

liệu ổn định với giá cả phải chăng Nhiều nước nhận đầu tư có tải nguyên dồi

dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên

chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Thông qua việc đầu tư

khai thác tài nguyên (nhất là dau thô), các nước chủ đầu tư ôn định được nguồn

nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước họ

- _ Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước đầu

tư Do việc chuyền một phần lợi nhuận về nước nên nó có ảnh hưởng tích cực,

đo lưu động vốn ra bên ngoài nên nó có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời Trone năm

có đầu tư ra nước ngoài, chỉ tiêu bên ngoài của nước có đầu tư tăng lên và gây

ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán Vì vậy nó khiến cho một số

ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ Sự thâm hụt này dẫn được giảm

bớt nhờ việc xuất khâu tư bản và thiết bị, phy ting, may moc sau dé la dong

lợi nhuận tư bản khống lồ đỗ về nước Các chuyên gia ước tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình từ năm tới mười năm

- _ Một yếu tô ảnh hưởng khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao động không lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, điều này làm tăng

thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư Thêm vào

đó nước chủ nhà lại có thê xuất khâu Sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập

khẩu trước đây từ nước đầu tư, càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trằm

trọng Mặt khác, do sản xuất và việc làm tại nước chủ nhà tăng lên dẫn đến nhập khâu cũng tăng, trong đó có nhập khâu từ nước đầu tư Điều đó lại có tác động làm tăng việc làm cho công nhân lành nghẻ, cán bộ kỹ thuật và quản lý Bởi vậy

mà FDI đã làm thay đổi cơ cầu việc làm trong các nước đầu tư

Như vậy, tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư là rất lớn Tuy nhiên, nếu việc đầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thê làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển trong nước với những hậu quả dễ thấy của nó.Mặt khác, nêu không năm vững và

xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp

rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn

Trang 12

Đối với nước nhận đầu tư:

Từ thập kỷ 80 đến nay, FDI và các nước đang phát triển đã có những chuyền biến

về chất, xét cả về động cơ đầu tư cũng như mong muốn của nước chủ nhà Nền kinh tế

thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hóa, và các nước đều nhận thức được tính tất

yếu của sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế FDI trở thành một yếu tố quan trọng của

tăng trưởng và phát triên kinh tế của tất cả các quốc gia Tuy nhiên ảnh hưởng của FDI

đến các nước đang phát triển sẽ không theo một khuôn mẫu chung.Ảnh hưởng này vào

từng nước sẽ khác nhau, thậm chí từng ngành, từng doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau

Biểu đô 2: Dòng vốn FDI vào, 20 nên kinh tế chủ nhà hàng đâu, 2020 và 2021

(Don vi: Ty USD)

Các lợi thể cia FDI:

- - Thứ nhất, FDI là lực lượng cơ bản cho sự hội nhập nên kinh tế dân tộc vào nền

kinh tế thể giới

Hội nhập nền kinh tế thể giới có nghĩa là định hướng phát triển kinh tế từ thay thể

nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu Các nghiên cứu vẻ quá trình phát triển kinh tế của

các nước đang phát triển cho thấy, một trong những yếu tô đảm bảo cho chiến lược công

nghiệp hóa hướng về xuất khâu thành công là thu hút FDI Điều này, về mặt lý thuyết

là do FDI gắn bó chặt chẽ với thương mại, và về mặt thực tế là do các nước dang phat triển rất thiéu kinh nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài

Trang 13

Việc thu hút FDI cho phép nước tiếp nhận đầu tư tham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế (nhất là khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chỉ nhánh của các công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới) và trong nước (thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vệ tinh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Hơn nữa, bằng kinh nghiệm, công nghệ, vốn từ FDI, sẽ cho phép các nước tiếp nhận FDI tận dụng và phát huy được các lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lao động của họ Đặc biệt nhờ các kênh tiêu thụ sẵn có của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

nhờ sự cai tiễn chất lượng và danh mục hàng hóa xuất khẩu sản xuất trong nước, VỚI Sự

giúp sức và xúc tiền của FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp cận, mở mang thị trường quốc tẾ, cũng như mở rộng ngay thị trường nội địa

Ví dụ điện hình cho điều này là ngành sản xuất ô tô ở các nước Đông Nam A Cac

hãng sản xuất ô tô nỗi tiếng như Toyota, Honda, Mazda, Huyndai đều thực hiện chiến lược lập mạng lưới sản xuất xuyên biên giới, theo đó các điểm sản xuất và lắp ráp đều được đặt ở các nước khác nhau, và được gắn bó với nhau thông qua buôn bán nội bộ công ty Quá trình này được đây mạnh bởi sự tự do hóa thương mại trong khu vực

Có thê nói, EDI chính là một trong các phương cách hiệu quả nhất đề các nước, nhất là các nước đang phát triển, tiếp cận nhanh, rẻ các thành quả tiến bộ chung của thế giới, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội,

và đóng vai trò như một “cú huých” ban đầu tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế

Biểu đồ 3: Dòng vốn FDI vào, khu vực đang phát triển ở châu Á, 2020-2021

(Đơn vị: Tỷ USD)

Per cent

Dewloping Asa Em:

East Asia a South-East Asia 175 ia

South Asia fat, %2, West Asia [B=

Central Asia | 7

- Th hai, FDI thúc đây chuyền giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài

Đối với các nước phát triển, FDI góp phần bố sung và hoàn thiện công nghệ vốn

có của họ, còn đối với các nước đang phát triển với trình độ công nghệ lạc hậu, thấp kém thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu đề nhập công nghệ có trình độ cao hơn

từ bên ngoài vào bằng các con đường khác nhau

Trang 14

Hoặc, thông qua việc mua bằng sáng chế phát minh và cải tiến công nghệ nhập khâu thành công nghệ phù hợp Điều này giúp các nước kém phát triển tạo lập được nền tảng công nghệ riêng và giảm mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài

Hoặc, khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉ

chuyền vào đó vốn bằng tiền,mà còn chuyền cả vốn hiện vật như may moc, thiét bi, nguyên vật liệu (công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường (công nghệ mềm) cũng như đưa các chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực đó Điều này

cho phép các nước tiếp nhận đầu tư không chỉ nhập khâu công nghệ đơn thuần mà còn

năm vững cả kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ

Trong bối cảnh quốc tế hóa tư bản đang diễn ra mạnh mẽ, việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI cé vai tro to lớn trong việc kích thích các doanh nghiệp trong nước

tự nâng cao trình độ công nghệ, và thông qua chuyển giao công nghệ tạo nhiều sản phâm mới chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh của bản thân trên thị trường trong nước lẫn quốc tế

- Tht ba, FDI giúp thúc đây chuyên dịch cơ cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Ngày nay, FDI trở thành một yếu tố tạo ra sự chuyền biến cơ cầu kinh tế tích cực

ở các nước nhận đầu tư Bằng sự chuyên giao những công nghệ và lĩnh vực sản xuất

đã mắt sức cạnh tranh ở chính quốc, nhưng còn mới và khá hiện đại đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI góp phân cải thiện cơ cấu kinh tế nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và quốc tế hóa Mặc dù tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu

tư một số nước có thê không cao, nhưng nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư tài

san có định trong một số ngành của nên kinh tế

- Thi tw, FDI anh hwong tích cực đối với cán cân thanh toán

Sự tác động của FDI đối với cán cân thanh toán các nước đang phát triển vẫn còn đang được các nhà kinh tế bàn luận Nếu xét FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài khác như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA thì FDI cho phép các nước đang phât triển tránh được gánh nặng nợ nan, va do dé anh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong thời gian trước mắt Tuy nhiên về đài hạn, dé phân tích

ảnh hưởng của của FDI đến cán cân thanh toán như thé nào, thì cần phải xem xét trong

một thời kỳ nhất định với các thông số kiểm soát được Dù xem xét dưới góc độ nào, các nhà kinh tế đều có một kết luận là nhìn chung sự gia tăng dòng FDI có ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán của các nước đang phát triển, và điều quan trọng

hơn nữa là EFDI có hiệu ứng tích cực đối với toàn bộ hệ thong tài chính của nước nhận

đầu tư

-_ Thứ năm, FDI bỗ sung nguồn vốn cho sự phát triển, củng cô sức mạnh đồng bản

tệ, thúc đây sự phát triên thị trường tài chính trong nước

Trang 15

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích lũy nội bộ thấp, hoặc không có tích lũy nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bô sung cho vốn đầu tư phát triển Loại hình FDI không quy định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu, do vậy cho phép các nước sở tại khai thác được nguén vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế Nguôn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế -

xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà đầu tư nước ngoài “tự làm, tự chịu” nên có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững Hơn nữa, nhờ dòng ngoại tệ và các nguồn lực từ ngoài đưa vào làm gia tăng sức sản xuất trong nước, tạo cơ sở vật chất kinh tế để củng có sức mạnh đồng bản tệ

Cùng với việc bô sung thêm nguồn vốn từ nước ngoài, FDI còn có tác động tích

cực đến sự phát triển của thị trường tài chính nước nhận đầu tư, thể hiện qua nhu cầu

tăng huy động và tạo điều kiện thúc đây đầu tư từ nguồn vốn nội địa, cũng như thúc đây

và trợ giúp sự hình thành các thê chế tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán

- Thứ sáu, FDI giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp và giúp tăng thu nhập,

tạo phong cách và tư duy lao động mới ở các nước đang phát triển

Thông qua FDI, mục tiêu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia là thu lợi nhuận cao và tìm kiếm thị trường mới, củng có vị thế và năng lực cạnh tranh của các công ty trên thị trường quốc tế Các công ty này đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng các nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư Thông qua việc tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô các đơn vị hiện có, FDI đã tạo việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động, đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển nơi có nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu vốn đê khai thác và sử dụng Kinh nghiệm ở các nước cho thấy FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Song song với đó, FDI còn làm tăng thu nhập cho người lao động, bởi tiền lương trả từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, góp phần làm mặt bằng tiền lương trong nước tăng lên Thông qua FDI, một bộ phận dân cư có thể có mức thu nhập cao, và kéo theo đó là mức tiêu dùng và tiết kiệm cao

thúc đây các ngành kinh tế khác phát triển cũng như mở rộng hoạt động tái đầu tư

Như vậy, việc tiếp nhận vốn FDI mang lại những lợi ích to lớn cho nước tiếp nhận

đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Với những ưu điểm nỗi bật, việc thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc

gia Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai

trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, bởi về lâu dài, nên kinh tế của một quốc gia có hùng mạnh hay không cần xem xét nội lực kinh tế của quốc gia đó

1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Nhìn chung, có hai cách phân loại đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

%* Phan loại theo phương hướng thực hiện

9

Trang 16

Cho tới nay, FDI được thực hiện dưới hai hình thức chủ yêu là đầu # mới (greenfield

investment - GI) va mua lai hoặc sáp nhdp (mergers and acquisitions - M&A)

e Pdu tu mdi là việc các nhà đầu tư thành lập một doanh nghiệp mới ở nước nhận đầu tư sau đó trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp đó hoạt động Đây là

cách làm truyền thông và cũng là hình thức chủ yếu đề các nhà đầu tư ở các

nước kinh tế phát triển đầu tư vào các nước đang phat trién

e M&A la việc các nhà đầu tư chuyển vốn vào nước nhận đầu tư thông qua hình

thức mua lại một phần hoặc toàn bộ, và/hoặc sáp nhập các doanh nghiệp đang

hoạt động ở nước nhận đầu tư

Bang 1: Những dự án FDI đã công bỗ: Đầu tư mới, M&As xuyên biên giới và hợp đồng tài trợ dự án quốc tế - theo nhóm kinh tế, 2020-2021

%* Phân loại theo hình thức thực hiện

® Hợp đông hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư của nước chủ nhà, đề tiền hành hoạt động sản xuất

kinh đoanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết

quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới

Hình thức đầu tư trực tiếp này có đặc điểm:

- _ Cả hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên, về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ

- _ Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty nhỏ

- _ Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thỏa thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng

Vận để vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh

® Công ty hay xí nghiệp liên doanh

Công ty hay xí nghiệp liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên

của nước nhận đầu tư, và một bên là chủ đầu tư ở nước khác tham gia Một xí

nghiệp hay công ty liên doanh có thể gồm hai hay nhiều bên tham gia liên doanh

Đặc điểm của hình thức này là:

10

Trang 17

Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn

Thời gian hoạt động, cơ cầu tô chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn

® Công ty có vốn 100% nước ngoài

Đây là hình thức công ty hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của cá nhân nước ngoài

và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Đặc điểm của hình hình thức này là:

Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một

pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư

Hoạt động dưới sự chi phối của luật pháp nước nhận đầu tư

* Các hình thức khác:

BTO (Build Transfer Operate): theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ xây dựng sau đó chuyền giao quyền sở hữu công trình đó cho chính phủ nước

sở tại Chính phủ đó sẽ dành cho nhà đầu tư quyền tô chức kinh doanh từ

công trình đó trong một khoảng thời gian xác định trước, đề nhà đầu tư

nước ngoài có thể thu hỏi lại vốn đầu tư cùng một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý

BOT (Build Operate Transfer): Nhà đầu tư nước ngoài xây đựng, tô chức vận hành trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó chuyên giao lại cho chính phủ nước sở tại quản lý tiếp Thông thường thời gian vận hành

của nhà đầu tư được tính sao cho họ vừa đủ thu hồi vốn đầu tư và một tỷ

lệ lợi nhuận hợp lý từ vụ đầu tư đó, nên khi chuyền giao lại cho chính

quyền địa phương thì doanh nghiệp đó đã hết khẩu hao rồi

BT (Build Transfer): Nha dau tư nước ngoài xây dựng sau đó chuyền giao quyền sở hữu công trình đó cho chính phủ nước sở tại Chính phủ nước

sở tại sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư đó được thực hiện những dự án đầu

tư khác, nhằm thu hồi lại vốn đầu tư và một tý lệ lợi nhuận hợp lý

Hình thức khu chế xuất (Export Processing Zone): Là một khu vực lãnh thô được nhà nước quy hoạch riêng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào hoạt động đẻ chế biến ra hàng công nghiệp phục vụ xuất khẩu

Hình thức phát triển khu công nghiệp (Industrial Zone): theo Nghị định

số 192/CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/1994, khu công nghiệp tại Việt Nam được định nghĩa như sau: là khu do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực

hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống

11

Trang 18

1.4 Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Trong gần bốn thập kỷ (1986 - 2022), Việt Nam được xem là hình mẫu thành công

trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (EDI) nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn, nền tảng chính trị ôn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao Năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, vẫn xem Việt Nam là điểm đến hấp

dẫn với những lợi thế về địa lý, thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn

thiện

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực

hiện đạt kỷ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021 Đây là số vốn FDI

thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017-2022) Tính lũy kế trong giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam đã thu hút được gan 438,7 tỉ USD; trong đó, 274 tỉ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5% tông vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực

Bang 2: Tong von FDI vào Việt Nam năm 2022

% Về tốc độ thu hút vốn đầu tư

Năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ USD, trong đó số vốn FDI thực hiện là 428,5 triệu USD, đạt trên 20% vốn đăng ký

Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng dần ngay sau đó Đáng chú ý là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thể giới năm 2007 đã làm gia tăng mạnh mẽ vốn

EDI đăng ký vào Việt Nam từ 21,35 tỷ USD năm 2007 lên đến 71,73 tỷ USD chỉ riêng

năm 2008, điều này cho thấy, sự kỳ vọng là rất lớn

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ vào năm 2008, sau đó lan ra toàn cầu

đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng vốn FDI vào Việt Nam Xu hướng sụt giảm này

vẫn tiếp tục kéo dai cho đến năm 2012 Từ năm 2013 đến năm 2019, vốn FDI vào Việt

Nam duy trì được tốc độ tăng đều đặn cả về số dự án đăng ký mới, số vốn đăng ký và

số vốn thực hiện hàng năm Tốc độ tăng vốn FDI đăng ký và và thực hiện ở Việt Nam

trong những năm gần đây được đánh giá là do Việt Nam đang tích cực hội nhập tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do - FTA với các quốc gia trong khu vực và quốc

12

Trang 19

Biểu đồ 4: Xu hướng biến động FDI và Việt Nam, giai đoạn 1988-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

% Thu lut FDI theo quy mô vốn đầu tư

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987, trong 3 năm dau 1988-

1990, kết quả thu hút FDI còn hạn chế, chỉ có 211 dự án với tống vốn đăng ký đạt

1.603,5 triệu USD Đầu tư nước ngoài giai đoạn này chưa thực sự tác động đến tình hình kinh tế xã hội giai đoạn này

18

Trang 20

Biểu đô 5: FDI 8 tháng năm 2022

14

Trang 21

dự án, với tông số vốn đăng ký là 1§.379,1 triệu USD Đây có thể coi là thời kỳ bắt đầu

sự bùng nô FDI tại Việt Nam Giai đoạn nảy môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư, do chỉ phí đầu tư — kinh doanh thấp so với một số nước

trong khu vực; lực lượng lao động với giá nhân công rẻ có săn; nhiều thị trường tiềm

năng chưa được khai thác Bên cạnh đó, các yêu tô bên ngoài cũng đã đóng góp làm gia tăng FDI như: Làn sóng vốn FDI chảy dồn về các thị trường mới nôi trong đầu những năm 90; Dòng vốn nước ngoài vào các nên kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng vốn FDI hàng năm khá cao, nhiều năm đạt trên 50%,

đặc biệt là năm 1995 thu hút được 415 dự án, với tông số vốn đăng ký là 7.925,2 triệu USD, tăng trưởng 85,95% so với số vốn đăng ký năm 2014

Giai đoạn 1996-2000, EDI có sự sụt giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án

Tốc độ tăng trưởng vốn FDI đăng ký cao nhất giai đoạn này là năm 1996, tăng 21,58%

so với năm 1995, Trong 3 năm tiếp theo (1997-1999), tốc độ thu hút FDI đều giảm, năm

1997 giảm nhiều nhất 38,19%

Tiếp đó, trong giai đoạn 2001-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự

phục hồi nhưng tốc độ còn chậm Năm 2004 và 2005 có tốc độ tăng trưởng thu hút EDI

cao nhất (mức tăng trưởng tương ứng 42,94% và 50,86%) do có một số dự án cấp mới

với quy mô lớn như: Công ty liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (tổng vốn đầu tư 147 triệu USD), Công ty Đầu tư và phát triên Thành Công (tông vốn đầu tur 114,58 triệu USD), Công ty TNHH Shing Mark Vina (tổng số vốn dau tư hơn 50 triệu USD)

Giai đoạn 2006-2010, FDI có sự biến động thất thường Năm 2006, tổng số vốn

đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005 Năm 2007 và năm 2008, FDI đồ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành

thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư — kinh doanh trong nước ngày cảng được cải thiện, khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, nên nhiều làn song đầu tư lớn từ Han Quốc, Hoa Ky, Nhật Bản đồng loạt rót vốn vào Việt Nam Đến

năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vào

Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kê

FDI tăng không đáng kê trong giai đoạn 2011-2015 Năm 2011, có 1.186 dự án được cấp mới với tông số vốn đăng ký là 15.589 triệu USD (giảm 21,57% so với năm

2010) EDI giảm là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm sút

niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chị phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng

nhiều dự án gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, từ năm 2012 - 2015, số lượng dự án FDI

và tông số vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện

15

Trang 22

Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên Tính chung tông vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bố sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm

2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015 Điểm đáng lưu ý là vốn FDI

thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải

ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay

Năm 2017 đánh dau một mốc rất ý nghĩa - 30 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tính chung II tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng

ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cô phần đạt 33,09 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ 2016 Điểm nhắn là, vốn giải ngân đã đạt con số khoảng 16 tỷ USD và dự kiến đạt khoảng 17,5-18 tỷ USD trong cả năm, tăng 12-15% so với năm ngoái

Năm 2022, nhiều dự án được tăng vốn đầu tư từ đầu năm như dự án sản xuất, chế

tạo các sản phâm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn; Dự án Samsung

Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần: Tăng 920 triệu USD (lần L) và tăng 267 triệu USD (lần 2); Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD; Dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết

bị mạng và sản phâm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh (tăng 306 triệu USD), tại Nghệ An (tăng 260 triệu USD) và tại Hải Phòng (tăng 127 triệu USD)

% Thu hút FDI phân theo ngành kinh tế

Biểu đô 6: Cơ cầu vốn F.DI theo ngành năm 2021 Tính đến ngày 31/12/2016, ngành công nghiệp và xây dựng là ngành kinh tế thu

hút được nhiều vốn EDI nhất với 13.312 dự án và số vốn đăng ký là 199.781,8 triệu

USD, chiếm 68,2% tông lượng vốn FDI

16

Trang 23

Tiếp đó, ngành dịch vụ cũng đã thu hút được 8.760 dự án với tông vốn đăng ký là

90.344,8 triệu USD, chiếm 30,76% tông lượng vốn FDI Nguồn vốn FDI trong khu vực

này đã góp phần tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng, ngân hàng, bảo hiểm Các dịch vụ này đã góp phân tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Bên cạnh đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đã thu hút được 522 dự án với

tổng lượng vốn là 3.576,8 triệu USD (chiếm 1,22% tông vốn FDI đăng ký) Các dự án đầu tư khá đang dạng và đồng đều, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: trong trot, chan nuôi gia súc gia cằm, trồng và chế biến lâm sản, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu

giấy, sản xuất mía đường

Cho đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong

đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ

USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng kí năm 2022; ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tông vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ USD, chiếm 16,1% tống vốn đầu tư đăng

kí; tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện (với vốn đầu tư đăng kí 2,26

tỉ USD), hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt gần 1,29 tỉ

USD; còn lại là các ngành khác Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn và bán

lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút

được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt là 30%, 25,1% và 16,3% tống số dự án Năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam; trong đó,

Singapore dẫn đầu với tông vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với

gan 4,88 tỉ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tu dang ki hon 4,78 ti USD,

tiếp theo là Trung Quốc (2,52 tỉ USD), Hồng Kông (2.22 tỉ USD)

Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng nhự mở

rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cô phần nhiều nhất (chiếm 20,4% số dự án mới,

32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt góp vốn, mua cô phân)

%* Thu hut FDI theo vung va địa phương

Các nhà đầu tư nước ngoài đã dau tu vao 54 tinh, thanh phó trên cả nước trong

năm 2022 Thành phó Hồ Chi Minh dan dau voi tong von dau tu dang ki hon 3,94 tỉ

USD, chiếm 14,2% tông vốn đầu tư đăng kí và tăng 5,4% so với cùng kì năm 2021

Bình Dương đứng thứ hai với tông vốn đầu tư hơn 3,14 tỉ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kì năm 2021 Quảng Ninh xếp thứ ba với tông vốn đầu tư đăng

kí gần 2,37 tỉ USD, chiếm 8,5% tong von va tang gap hơn hai lần so với cùng ki năm

2021

Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều tại các thành

phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Thành phố

Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cô phân (67,6%)

và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội (18,6%)

17

Trang 24

Biểu đồ 7: 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất

Kế từ sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi ban hành Luật Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày cảng tăng lên Dự báo, trong thời gian tới, với việc các Hiệp định thương mại tự do (F TA) song phương

và đa phương của Việt Nam được ký kết và thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút

được nhiều vốn FDI Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vấn tồn tại nhiều rào cản với các nhà đầu tư nước ngoài

Những thách thức của môi trường kinh doanh Việt Nam bao gồm vấn đề khung pháp lý và các điều kiện kinh doanh còn chưa nhất quán, thiếu tính minh bạch, trách

nhiệm giải trình, chí phí hoạt động kinh doanh cao và nhất là khâu thực thi kém Thời

gian tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng và quyết liệt đối với Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện cắt giảm chỉ phí cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI

18

Trang 25

CHƯƠNG 2 CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC)

2.1 Khái niệm công ty xuyên quốc gia

Công ty xuyên quốc gia (TNCs) là một trong những chủ thể phi quốc gia quan

trọng nhất trong quan hệ quốc tế Các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một

số lĩnh vực chuyên doanh mà chuyên sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu

Do đó, thuật ngữ về công ty toàn cầu đã xuất hién: Mét cong ty trở thành doanh nghiệp toàn cầu khi nó hội nhập tắt cả các đơn vị cấu thành của nó và tập trung chiến lược marketing trên quy mô toàn câu

Hình 3: Các công ty xuyên quốc gia Các doanh nghiệp toàn cầu là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, không phải doanh nghiệp đa quốc gia hay xuyên quốc gia được tập trung trong khu vực Các công

ty này tiếp thị sản phâm thông qua việc sử dụng phối hợp cùng một hình ảnh hoặc thương hiệu trong tat cả các thị trường Công ty toàn cầu vẻ bản chat là công ty xuyên quốc gia hoạt động trên quy mô toàn cầu Thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNGs trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không

có sự khác biệt đáng kế

Trong các tài liệu về công ty toàn cầu hay đa quốc gia, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng như: “công íy quốc tế” (International Enterprise/Firm), “công ty da

Corporation/Enterprise/Firm), “công ty siéu quốc gia” Tuy nhiên, độ phố biến của các thuật ngữ này là khác nhau và nội dung của chúng cũng có phần khác nhan

Thứ nhất, Công ty đa quốc gia (Multinational Corporaton - MNC hoặc Multinational Enterprise - MNE): Theo các chuyên gia UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) thì MNC được định nghĩa như sau: “A⁄WC Id các công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia”

19

Ngày đăng: 08/11/2024, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w